Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ÔN tập thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.43 KB, 11 trang )

ÔN TẬP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Câu 1: TMĐT là gì theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng? Phân biệt TMĐT
và kinh doanh điện tử (e-business)
1.

2.

TMĐT theo nghĩa hẹp:
- Theo định nghĩa tại Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương
(1997), TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch
vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
- Theo EITO (1997), TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh
doanh có dẫn đến việc chuyển giao giá trị, thông qua các mạng
viễn thông.
- Theo cục thống kê Hoa kỳ (2000): TMĐT là việc hoàn thành bất
kỳ một giao dịch nào, thông quan một mạng máy tính làm trung
gian, có bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử
dụng hàng hóa hay dịch vụ.
- Như vậy, TMĐT theo nghĩa hẹp được hiểu là hoạt động thương
mại đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện
tử và Internet.
TMĐT theo nghĩa rộng
- TMĐT là việc sử dụng các phương tiện điện tử để triển khai các
hoạt động thương mại. Các quy trình cơ bản của một giao dịch
thương mại gồm tìm kiếm (mua gì, ở đâu...), đánh giá (có hợp
với mình không, giá cả và điều kiện ra sao,...), gioa hàng, thanh
toán và xác nhận. Các quy trình khác của một giao dịch thường
mại gồm diễn tả (mô tả hàng hóa, dịch vụ, các điều khoản của
hợp đồng), hợp thức hóa (làm cho thõa thuận là hợp pháp), uy
tín và giải quyết tranh chấp.
- Theo WTO, TMĐT bao gồm việc quảng cáo, bán hàng, phân


phối sản phẩm và thanh toán trên mạng Internet, được giao nhận
trực tiếp hay giao nhận qua Internet dưới dạng số hóa.
- Theo EU, TMĐT là toàn bộ các giao dịch thương mại thông
quan mạng viễn thông và các phương tiện tiện tử, bao gồm


3.

TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT gián
tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình).
- Theo UNCITRAL, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất
cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
- Tóm lại theo nghĩa rộng, TMĐT là toàn bộ quy trình và các hoạt
động kinh doanh sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ
xứ lý thông tin số hóa, liên quan đến các tổ chức hay cá nhân.
Phân biệt TMĐT và kinh doanh điện tử (e-business)
- TMĐT tập trung vào việc mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch
vụ, thông tin qua các mạng, các phương tiện điện tử và internet.
- KD điện tử (e-business) chỉ sự phối hợp các doanh nghiệp, đối
tác, khách hàng và tổ chức các hoạt động trong nội bổ doanh
nghiệp.
- E-business bao phủ các quá trình hoạt động trong doanh nghiệp
từ mua hàng qua mạng, quản lý dây chuyền cung cấp nguyên
vật liệu, xử lý đơn hàng bằng chương trình điện tử, phục vụ
khách hàng và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện
tử...cho đến chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận chức năng trong
doanh nghiệp.
- Trong một công ty, E-busness có thể gồm 1 hệ thống thông tin
có nhiều phần (module) sau

+ HRM (quản trị nhân sự): dành cho phòng Nhân sự
+ ERP (hoạch định tài nguyên doanh nghiệp), MRP (hoạch
định nhu cầu vật liệu): dành cho bộ phận sản xuất.
+ CRM (quản trị quan hệ khách hàng), cùng với Quản trị bán
hàng, dành cho bộ phận kinh doanh.
+ Quản trị thông tin: dùng cho các bộ phận để chia sẻ văn
bản chung quanh một CSDL chung với chương trình EIA
(tích hợp các ứng dụng trong doanh nghiệp)
- Tùy theo nhu cầu và khả năng, doanh nghiệp có thể ứng dụng
các module cho từng giai đoạn.


Câu 2: Hãy nêu các bước ứng dụng TMĐT đối với 1 doanh nghiệp
thương mại
Doanh nghiệp tận dụng TMĐT trong việc bán sỉ, bán lẻ qua mạng để
triển khai các công việc cần thiết:
- Thông qua website bán hàng DN tạo ra các kênh bán hàng mới
- Hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm sản phẩm, thông tin về sản
phẩm.
- Thanh toán qua mạng nếu bán lẻ.
- Thống kê: Website với chức năng CSDL cho phép ghi nhận, thống kê,
báo cáo về hành vi khách hàng, những mặt hàng nào nhiều người xem
nhất, những món hàng nào có nhiều người xem nhưng không chọn
mua...Tất cả những ý định thống kê này có thể được thực hiện bằng cách
lập trình CSDL web, và xuất ra được những báo cáo phục vụ việc ra
quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Marketing để thu hút người lần đầu đến với website của doanh nghiệp.
Đối với khách hàng có sẵn, doanh nghiệp nên tận dụng danh sách dữ
liệu khách hàng để liên lạc thường xuyên với họ, chủ yếu qua email.
Câu 3: Nội dung bản kế hoạch kinh doanh TMĐT

- Tóm tắt kế hoạch: Rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, cuốn hút các nhà
đầu tư và ngân hàng. Nêu bật những điểm mạnh và thành công, ưu thế
so với đối thủ cạnh tranh, những nguồn lực đặc biệt,...
- Mục tiêu: Xác định các mục tiêu dài hạn, trình bày rõ vì sao kinh
doanh TMĐT được sử dụng để đạt mục tiêu đó.
- Định hướng kinh doanh trên mạng: Những sản phẩm, dịch vụ, giải
pháp kinh doanh trên mạng, tại sao sẽ thành công.


- Các tiêu chuẩn đánh giá: Số khách tham quan website trong một
tháng , số trang được khách xem, tỷ lệ số khách quay lại trong tháng,
số giao dịch, số lượng đơn đặt hàng, lượng bán qua mạng,...
- Xúc tiến thương mại: Làm gì và làm thế nào để xúc tiến quảng bá
Website của mình.
- Phân tích thị trường:
Cơ hội thị trường cho kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp, làm
sai tạo lợi thế và chỗ đứng trong đó.
• Tình hình cạnh tranh
• Khách hàng đặc thù
• Nghiên cứu nhóm mẫu
Đánh giá rủi ro: Dữ liệu rủi ro về khu vực thị trường và kết quả
của doanh nghiệp trong ba hoặc năm năm tới
Chiến lược marketing: Xác định những nội dung nào phục vụ trực
tiếp và gián tiếp các hoạt động kinh doanh TMĐT.
• PR: Cần có chương trình phù hợp, logic, được bổ sung định kỳ.
Nên tạo các mảng tin điện tử, viết bài cho các báo và phương
tiện truyền thông, họp báo, hội nghị khách hàng, tổ chức thảo
luận trên mạng...
• Quảng cáo: Cần chú ý mọi yếu tố đã trở thành tiêu chuẩn quốc
tế

Chiến lược bán hàng:
• Kế hoạch sản xuất: Sản lượng ban đầu, nơi sản xuất...
• Chién lược giá: Thiết kế chi tiết chiến lược giá cho toàn bộ hoạt
động bán hàng, phân phối và mua bán trên mạng
• Xử lý đơn đặt hàng: Đ
ặt hàng, thanh toán được tiến hành như
thế nào (qua điện thoại, fax, thư, Internet,...)
• Phương thức phân phối: Xác định tất cả cách thức phân phối,
cách nhận và gửi các đơn hàng và chứng từ khác
• Chiến thuật bán hàng: Chỉ qua mạng hay kết hợp với các cách
bán hàng thông thường khác
• Quan hệ kinh doanh: Quan hệ đối tác, đại lý, quốc tế


-

-


-

Kế hoạch tài chính:
• Nêu cụ thể, thực tiễn, khiêm tốn
• Vốn đầu tư ban đầu. Nguồn vốn và việc sử dụng vốn. Kinh phí
cho 12 tháng đầu
• Tính toán dòng tiền mặt. Nêu bảng tính toán lỗ- lãi (Profit and
Loss Statement) 5 năm

Bảng cân đối. Sử dụng tài sản. Phân tích hòa vốn
-


Kết luận:
Phụ lục: Lý lịch tất cả những người chủ chốt tham gia thực hiện kế
hoạch này. Hồ sơ về các khách hàng chính và tiềm năng, các hợp
đồng quan trọng, số liệu điều tra thị trường, các bản vẽ, văn bản
pháp lý, các thõa thuận, các tính toán tài chính chi tiết,...

Câu 4: Cấu trúc cơ bản của một website
- Trang chủ (home page): Thường là trang đầu tiên khi chúng ta truy cập
một website, trang này là nơi liệt kê các liên kết đến các trang khác của
website, ở đây thường trình bày các thông tin mới nhất của cá nhân hay
doanh nghiệp, tóm tắt giới thiệu về cá nhân, doanh nghiệp, giới thiệu đối
tác, dịch vụ, sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, sự kiện, hội thảo,
các thế mạnh điển hình đặc trưng.
- Trang liên hệ (contact): Bao gồm các hình thức liên hệ với các nhân,
doanh nghiệp, thông qua địa chỉ email, số điện thoại, trực tiếp tại văn
phòng, trụ sở, qua các hệ thống trả lời trực tuyến… thường có form liên
hệ để người xem gửi yêu cầu ngay trên website.
- Trang giới thiệu thông tin (about us): Khi người xem muốn tìm hiểu về
nhà cung cấp thì cá nhân hay doanh nghiệp cần có một trang giới thiệu
về mình, nêu ra những kinh nghiệm, thế mạnh của mình so với những
doanh nghiệp khác.
- Trang giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ (products/services): Để các nhân
giới thiệu những gì mình quan tâm hay doanh nghiệp mô tả chi tiết về


các danh mục sản phẩm hình ảnh, thông tin về sản phẩm dịch vụ hoạt
động của doanh nghiệp mình.
- Trang hướng dẫn hoặc chính sách (policies): Đối với những website
thương mại thì trang này dùng để cung cấp thông tin cho người xem

trong những trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin
trong trang này thường hướng dẫn họ làm gì, chính sách của doanh
nghiệp như thế nào… Trang này giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công
sức trả lời câu hỏi “làm thế nào” của người xem.
-> Đó là một số chức năng cơ bản cần có cho một website. Ngoài ra, còn
phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, nghành nghề…
của mỗi cá nhân hay tổ chức để có thể tạo nên một website hiệu quả
nhất.
Câu 5: Các phương thức quảng bá cho một website TMĐT
- Tận dụng các search engine: Thông thường, người ta biết đến một
website là do được bạn bè giới thiệu, đọc được thông tin về địa chỉ
website đó từ một nguồn nào đó, và thông dụng nhất là tìm kiếm từ
search engine. Vì thế, cần quan têm đăng ký website của doanh nghiệp
với các search engine, kể cả trả tiền để được liệt kê ở những trang đầu.
- Tạo các chương trình kết nối (link):



Một cách miễn phí hoặc ít tốn kém khác để đưa mọi người đến với
website TMĐT của doanh nghiệp.
Có thể, sử dụng dạng kết nối tương hỗ (reciprocal link), tức là đàm
phán với các đối tác thương mại, tổ chức, văn phòng, chính quyền
địa phương... để doanh nghiệp cung cấp một kết nối đến site có
thông tin tốt về một nội dung đặc biệt, có thể sẽ hấp dẫn các site
kháctự động kết nối đến site của doanh nghiệp. Một phương pháp
khác là thông qua chương trình một hiệp hội.


- Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng: bao gồm tạp chí, truyền
thanh, truyền hình có các nỗ lực tiếp cận web, chuyển nhiều câu chuyện

trên web. Hiện nay có nhiều báo, tạp chí đưa các thông tin trên ấn bản
của họ vào các website.
- Quảng bá trên Internet: Hiện nay, tiêu đề (banner) là hình thức quảng
bá phổ biến trên web. Doanh nghiệp có thể mua chỗ từ khoảng trống tiêu
đề từ một cổng và trả phí dựa trên số người nhấp chuột vào trang trình
bày tiêu đề của mình.
- Phối hợp TMĐT với chương trình marketing hiện hành: Đưa các thông
tin về website vào tất cả chương trình marketing, bán hàng và hỗ trợ
khách hàng của doanh nghiệp; có thể bổ sung TMĐT vào các chươn
trình ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể phối hợp lĩnh
vực TMĐT với các kênh phân phối hiện hành...
Nói chung, để tìm ra một hình thức quảng cáo hiệu quả nhất cho
website, phải luôn đổi mới, chẳng hạn thực hiện các hình thức quảng cáo
cải tiến, áp dụng phương thức marketing mới, xem xét các hoạt động tài
trợ... và thường xuyên nghiên cứu các hình thức quảng cáo đó tác động
lên doanh thu của doanh nghiệp như thế nào.
Câu 6: Hãy trình bày 3 phương thức thanh toán điện tử phổ biến
1.

Thanh toán bằng ví điện tử:

- Ví điên tử MobiVi
-

-

Sản phẩm này cho phép người dùng có thể thanh toán các giao
dịch thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn,…Cũng cho phép
người dùng nạp tiền từ và rút tiền từ tài khoản ngân hàng.
Để sử dụng ví điện tử MobiVi, người dùng cần đăng ký tại các

ngân hàng đã triển khai sản phẩm này.

- Ví điện tử Payoo


-

-

Ví điện tử Payoo là một tài khoản điện tử trong thế giới Internet
nhằm hỗ trợ người dùng mua – bán – giao dịch tại các trang web
thương mại điện tử và tại các cộng đồng mạng có hoạt động thanh
toán hoặc trả phí.
Đối với doanh nghiệp: ví điện tử payoo đóng vai trò đơn vị trung
gian hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử.

- Ví điện tử VnMart
- Ví điện tử VnMart là một sản phẩm thanh toán/ chấp nhận thanh
toán trực tuyến của cộng đồng thương mại điện tử VnMart.




2.
-

-

-


- Có 2 loại Ví điện tử VnMart:
Ví điện tử cá nhân: Dùng để mua hàng hóa/ dịch vụ trực tuyến
trên website của các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng Ví
điện tử VnMart.
Ví điện tử doanh nghiệp: Dùng để quản lý việc bán hàng hóa/ dịch
vụ cho các khách hàng sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến
bằng Ví điện tử VnMart.
Thanh toán bằng điện thoại di động:
Khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo ví tiền vì
các khoản chi trả sẽ được thanh toán trực tuyến thông qua điện
thoại cầm tay.
Hiện nay, thanh toán qua tin nhắn chuyển khoản các hóa đơn tiêu
dùng hàng ngày như taxi, tiền điện thoại, hóa đơn nhà hàng....Hệ
thống thanh toán qua điện thoại xây dựng trên mô hình liên kết các
nhà cung cấp dịch vụ:
+ Ngân hàng
+ Các nhà cung cấp viễn thông: Viettel, Mobile, Vina,
Vietnammobile,..
+ Hệ thống tiêu dùng: siêu thị, shop, dịch vụ, thanh toán hàng
từ website...
+ Người tiêu dùng.
Một phương thức thanh toán đã trở nên phổ biến hiện nay Paypal,
cho phép người ta rút tiền từ các khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng


3.
-

-


-

-

của mình và gửi qua thư điiện tử. Cá nhân được sử dụng Paypal
miến phí, còn doanh nghiệp phải chịu một khoản phí nhất định.
Moneybookers (MB)
Là dịch vụ thanh toán trực tuyến, giúp gửi và nhận tiền online một
cách nhanh chóng qua địa chỉ email. Đây là một trong những nhà
cung cấp dịch vụ thanh toán online lớn nhất thế giới, thành lập năm
2002 tại London Anh Quốc. hiện MB đạt trên 7,4 triệu tài khoản
người dùng và cũng là một hình thức thanh toán online được chấp
nhận rộng rãi nhất.
Những tính năng chính của MB:
+ Thanh toán tại các wepsite/dịch vụ chấp nhận MB.
+ Nạp tiền và rút tiền từ các wepsite/ dịch vụ các cược, thể
thao, casino, poker…
+ Chuyển và nhận tiền vào tài khoản MB bằng thẻ tính dụng
hoặc thẻ ghi nợ (Visa Debit).
+ Rút tiền từ MB về tài khoản ngân hàng hoặc thẻ visa.
Chính sự tiện lợi, an toàn và nhanh chóng cho người sử dụng đã
khiến hình thức thanh toán này.
Không chỉ được ưa chuộng bởi người chơi, mà còn là phương thức
thanh toán được khuyên dùng bởi các nhà cái.
Những lợi ít khi dùng MoneyBookers:
+ An toàn: bạn không phải để lộ thông tin về thẻ credit/debit
mỗi khi mua hàng online.
+ Thuận tiện: bạn chỉ cần gửi chi trả đến địa chỉ email người
nhận.
+ Nhanh chóng: bạn có thể gửi và nhận thanh toán theo thời

gian thực.
+ Không biên giới: là một sản phẩm thanh toán quốc tế,
MoneyBookers là cách tốt nhất và rẻ nhất xuyên biên giới.
Câu 7: Các hình thức marketing trực tuyến
Marketing qua Email: là phương thức cung cấp thông tin về sản
phẩm, dịch vụ và thu thập phản hồi về sản phẩm, dịch vụ từ khách
hàng thông qua email. Địa chỉ email của khách hàng tiềm năng và


-

-

-

-

-

-

-

hiện tại có thể thu thập hoặc mua. Email marketing là một hình
thức của marketing trực tiếp qua thư tín.
Đặt banner (mẫu quảng cáo trên các trang web): là hình thức mua
các vị trí trên trang web bên ngoài công ty để đặt các mẫu quảng
cáo. Hình thức này phát triển từ phương pháp quảng cáo truyền
thống là đặt các mẫu quảng các trên báo và tạp chí.
Trao đổi link với các website khác hoặc trả tiền để được đặt link

trên các website khác.
Thông cáo báo chí trực tuyến: đó là việc viết và đăng bài viết về
những tin tức thời sự đáng chú ý của công ty trên hệ thống internet
(báo cáo điện tử, website, diễ đàn...)
Catalog điện tử: một trong những thay đổi so với marketing truyền
thống là khả năng của các công ty để đưa mẫu sản phẩm lên mạng.
Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm
kiếm, thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thước...thêm
vào đó, những phiếu thưởng trực tuyến và những chương trình xúc
tiến bán hàng khác sẽ tiết kiệm được chi phí cho các nhà marketing
trực tuyến khi giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.
Marketing qua Blog: là cách xây dựng blog và cùng chia sẻ những
nhận xét hoặc quan điểm cá nhân, tạo nên những chủ đề thảo luận
trên những diên đàn cũng như các hoạt động do chính blogger để
giới thiệu đường link đến trang web sản phẩm, dịch vụ trực tuyến.
ARTICLE marketing là hình thức xây dựng nội dung trang web và
biên tập bài viết liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp hoặc chia sẻ bài viết trên các trang web có liên quan. Xu
hướng này đang ngày càng mở rộng. Article marketing có thể
mang lại số lượng truy cập lớn cho các trang web.
Tối ưu hóa website để được lọt vào top 10, top 20, top 30 trong các
bộ tìm kiếm phổ biến trên thế giới như Google, Yahoo bằng các từ
khóa.
Đăng ký liệt kê trong càng nhiều web danh bạ càng tốt
Viral marketing (chiến lược lan truyền): Tận dụng người xem để
marketing cho những người khác chẳng hạn như yahoo hay hot


-


-

-

mail cho mọi người dùng email miễn phí nhưng trong thông điệp
email được gửi đi thì họ đính kèm các thông điệp quảng cáo ở phía
dưới. Khi người dùng gửi lá thư này đến 1 ai đó thì người này cũng
sẽ biết được thông tin quảng cáo và biết được website. Các website
về thiệp điện tử cũng dùng hinhd thức marketing này.
Cung cấp những thông tin, chức năng bổ ích để thu hút người
duyệt web và để họ qua trở lại duyệt web của mình.
Cho những chức năng tiện ích mà chỉ những thành viên của
website mới được dùng. Chẳng hạn bạn phải đăng kí tài khoản của
yahoo thì mới chat được trong yahoo Messenger.
Quyền lợi cho người giới thiệu: một số website trả tiền cho ai giới
thiệu thành viên mới vào website của họ hoặc sẽ cho quyền lợi ở
dưới dạng marketing đa cấp. Tức là, người giới thiệu sẽ được
hưởng lợi theo % những gì mà người giới thiệu kiếm được.
Trả tiền cho việc click vào link: 1 số website thực hiện chính sách
hoa hồng cho người giới thiệu. Tức là, website khác có thể liệt kê
link đến website đồng ý trả tiền này để được nhận tiền mỗi khi giới
thiệu người click sang.



×