Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài giảng thực hành môn sinh học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.48 KB, 11 trang )

BÀI SỐ 1: NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI
PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN HIỂN VI TẠM THỜI
QUAN SÁT MỘT SỐ LOẠI TẾ BÀO
I. Mục đích
- Sinh viên nhận biết được cấu tạo và chức năng của từng bộ phận của kính hiển vi
- Biết cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi
- Biết cách làm tiêu bản hiển vi tạm thời
- Biết cách làm tiêu bản hiển vi về tế bào động vật
- Quan sát và mô tả được: Hình thái, cấu tạo của một số loại tế bào và mô ở động
vật.
II. Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật
1. Dụng cụ:
- Kính hiển vi
- Lam kính, lamen, giấy lau, pipet, dao lam, kim mũi mác, dụng cụ mổ động vật
nhỏ, khay mổ, đĩa đồng hồ.
2. Hóa chất:
Dung dịch sinh lý động vật biến nhiệt (NaCl 0,65%), thuốc nhuộm tím gentia,
xanh metylen
3. Mẫu vật:
- Củ hành tím
- Ếch thả trong bình thủy tinh (chứa 500ml nước sạch trước thí nghiệm 1 ngày)
III. Nội dung
1. NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI
a. Kính hiển vi:
Cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều tế bào. Tuyệt đại đa số tế bào có kích
thước rất nhỏ chỉ có thể quan sát được nhờ kính hiển vi. Các kính hiển vi có thể khác
nhau về nhiều chi tiết nhưng về nguyên tắc bao giờ cũng được cấu tạo từ những bộ phận
sau:
Đế kính (chân kính) : thường nặng, phía dưới to và phẳng giữ cho kính đứng vững.
Trên kính có thể có gắn gương hoặc đèn điện để lấy ánh sáng.
Thân kính : Được cấu tạo chắc chắn, gắn trên đế kính, có vai trò giá đỡ của nhiều bộ


phận của kính hiển vi.

1


Ống kính : gồm đoạn khuỷu và đoạn ống thẳng mang thị kính. Bên trong đoạn ống
khuỷu có lăng kính làm cho hướng đi của chùm tia sáng lệch đi 45 0 so với phương thẳng
đứng. Nhờ vậy, chúng ta có thể dễ dàng quan sát trên kính hiển vi. Có kính hiển vi có một
ống kính thường gọi là kính hiển vi một mắt, nếu có hai ống kính gọi là kính hiển vi hai
mắt.
Mâm kính (bàn đặt tiêu bản) : thường hình vuông, ở giữa có một lỗ thủng tròn hoặc
hình bầu dục để ánh sáng đi qua lên mẫu vật được đặt trong tiêu bản (đặt trên mâm kính).
Trên mâm kính có thể có kẹp giữ mẫu hoặc bàn xa di mẫu (kẹp + thước) có tác dụng
di chuyển và giữ mẫu vật đặt trên bàn phẳng ở vị trí thích hợp để quan sát.

Trục quay

Thị kính

Ốc thứ cấp
Vật kính
Ốc vi cấp

Bàn kính
Bộ phận ngưng tụ
ánh sáng

Bộ phận điều chỉnh ánh
sáng


Bàn xoay : Dùng để lắp các vật kính với những độ phóng đại khác nhau. Nhờ bàn xoay
ta có thể dễ dàng thay đổi vật kính khi cần thay đổi độ phóng đại của hình ảnh cần quan
sát.
Ốc chuyển lớn : được gắn hai bên thân kính, dùng để tìm hình ảnh của mẫu vật.
Ốc chuyển nhỏ (ốc vi cấp) : có thể gắn ngay phía ngoài ốc chuyển lớn hoặc nằm riêng,
dùng để vi chỉnh - tìm hình ảnh của vật rõ nét nhất.
Gương : gắn ở chân kính, để lấy ánh sáng. Gương thường có một mặt lõm và một mặt
phẳng, có thể quay về mọi hướng để lấy ánh sáng. Gương có thể được thay thế bằng một
đèn hiển vi chuyên dụng.
Bộ tụ quang : thường được gắn phía dưới mâm kính. Tụ quang thường cấu tạo từ một
hệ thống các thấu kính ghép lại, có nhiệm vụ tập trung ánh sáng phản chiếu từ gương để
chiếu lên tiêu bản đặt trên mâm kính. Trên tụ quang có một cần gạt có tác dụng mở rộng
2


hay đóng bớt tụ quang nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng. Chúng có thể được nâng lên
hoặc hạ xuống nhờ ốc điều chỉnh. Thường tụ quang được nâng lên ở mức cao nhất. Khi
ánh sáng chói quá mới hạ tụ quang xuống.
Vật kính : được gắn trên bàn xoay. Độ phóng đại của vật kính thường được ghi ngay
trên thân vật kính, ngoài ra người ta còn dùng những vạch màu để ta dễ dàng nhận biết.
Độ phóng đại x4 vật kính thường có vạch màu đỏ, x10 có vạch màu vàng, x40 có vạch
màu xanh, còn vạch màu trắng có trên vật kính x90 hoặc x100. Vật kính x90 hoặc x100
được gọi là vật kính dầu, khi dùng ta phải nhỏ dầu soi kính để tăng độ chiết quang. Các
vật kính nhỏ khi dùng không cần sử dụng dầu soi kính gọi là vật kính thô.
Thị kính : được lắp trên ống kính, bên trong có hai thấu kính đặt cách nhau một
khoảng không đổi. Trên thân thị kính có ghi độ phóng đại của chúng. Độ phóng đại phổ
biến trên thị kính: x10, x15, x16.
Độ phóng đại của hình ảnh quan sát được trong kính hiển vi được tính bằng độ phóng
đại của thị kính nhân với độ phóng đại của vật kính. VD: sử dụng vật kính x10, thị kính
x10 ta thu được hình ảnh của vật có độ phóng đại 100 lần.

b. Phương pháp sử dụng kính hiển vi
Thực hiện lần lượt theo các bước sau :
- Đặt kính hiển vi vào nơi bằng phẳng, chắc chắn, cách mép bàn tối thiểu 5cm, thuận
lợi để lấy ánh sáng. Để kính hơi lệch về bên trái, bên phải là nơi đặt vở để vẽ, trước mặt
đặt dụng cụ, bút, mẫu vật,…
- Nhẹ nhàng xoay bàn xoay đưa vật kính x10 vào vị trí thẳng đứng khi nghe có tiếng
‘tách’ thì dựng lại (vật kính đã vào đúng vị trí quan sát).
Nếu kính hiển vi hai mắt thì dùng cả 2 mắt nhìn vào thị kính, điều chỉnh để hai thị
kính vừa với khoảng cách giữa 2 mắt. Nếu kính hiển vi một mắt ta dùng mắt trái nhìn vào
thị kính, cần tập thói quen không nheo mắt hoặc bịt mắt còn lại, cố gắng mở cả hai mắt
nhìn bình thường. Tay đồng thời xoay gương về phía nguồn sáng cho tới khi trong hiển vi
trường xuất hiện một đĩa sáng đồng đều tại mọi điểm. Khi ánh sáng đủ ta dùng gương
phẳng, ánh sáng yếu dùng gương lõm để lấy ánh sáng. Chỉ cầm vào cạnh gương để điều
chỉnh. Sau khi đã chỉnh được ánh sáng lưu ý không di chuyển vị trí của kính nữa.
- Đặt tiêu bản lên mâm kính, điều chỉnh sao cho mẫu quan sát vào vùng giữa của
trường quan sát.
- Mắt nhìn nghiêng tay điều chỉnh ốc chuyển lớn, nâng bàn phẳng mang tiêu bản dần
đến khi mặt trên của tiêu bản cách mặt dưới của vật kính khoảng 3-5cm thì dừng lại.

3


- Nhìn vào thị kính, tay đồng thời điều chỉnh ốc chuyển lớn hạ dần bàn phẳng xuống
cho tới khi nhìn rõ hình ảnh.
- Quan sát đồng thời vi chỉnh bằng ốc vi cấp trong phạm vi 1 vòng quanh vị trí, chỉnh
tụ quang tìm đến khi thấy hình ảnh của vật đẹp nhất. Điều chỉnh tiêu bản trên mâm kính
để quan sát toàn bộ mẫu vật, tìm vị trí đẹp nhất để quan sát và vẽ hình.
c. Nguyên tắc bảo quản kính hiển vi
- Luôn đặt kính tại vị trí chăc chắn, bằng phẳng, tránh vướng đổ.
- Tuyệt đối không tự ý tháo lắp, lau chùi kính.

- Khi di chuyển kính: kiểm tra toàn bộ hệ thống ốc xoáy trước khi di chuyển kính, tay
phải cầm thân kính, tay trái đỡ phía dưới chân kính, kính luôn được đi chuyển trong tư thế
thẳng.
- Khi dùng xong phải đưa kính về tư thế bảo quản: lấy tiêu bản ra khỏi kính, dùng giấy
lau lau sạch nước thừa hoặc hóa chất trên mâm kính (nếu có), đặt kính vào đúng vị trí quy
định trong phòng, xoay lệch vật kính khỏi vị trí thẳng đứng. Hạ thấp vật kính và mâm
kính xuống, dựng gương thẳng lên, úp chuông thủy tinh hoặc trùm túi nilon lên kính.
- Trong quá trình sử dụng nếu thấy kính hỏng hóc phải báo cho giáo viên hướng dẫn
hoặc nhân viên kỹ thuật của phòng thí nghiệm, không được tự ý sửa chữa.
2. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN HIỂN VI TẠM THỜI
2.1. Tế bào thực vật (Tế bào vảy hành tím)
Dùng dao lam rạch một ô vuông khoảng 0,5 cm/cạnh ở mặt trong vảy củ hành
còn tươi. Dùng kim mũi giáo, lột nhẹ một lớp mỏng biểu bì rồi cho vào giọt nước sẵn
trên lam kính Đậy lamen lại bằng cách nghiêng 450, rồi hạ từ từ xuống để tránh bọt
khí còn lại dưới tấm lamen.
Quan sát ở vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất các tế bào dài, vách mỏng. Chuyển
sang vật kính có độ phóng đại lớn hơn, vẽ 1 – 2 tế bào với đầy đủ thành phần của tế
bào (màng sinh chất, tế bào chất và nhân).
2.2. Tế bào động vật
2.2.2. Quan sát biểu bì da ếch
Quan sát nước trong bình đã nhốt ếch khoảng một ngày, thấy xuất hiện những
“bợn” nhỏ, mỏng và trong. Đó chính là lớp biểu bì da ếch bị bong ra trong khi ếch đang
hoạt động. Dùng kim mũi mác vớt vài bợn nhỏ rồi nhuộm bằng xanh metylen trong đĩa
kính đồng hồ khoảng 1-2 phút. Sau đó, trải đều các mãnh biểu bì đã nhuộm lên la kính đã
nhỏ sẵn một giọt nước cất rồi đậy lamen để quan sát.
2.2.3. Quan sát mô máu
4


Ếch đã mổ, chích nhẹ vào mõm tim, lấy bản kính chấm vào mõm tim để giọt máu

nằm chính giữa lam kính. Đặt cạnh của lamen chạm bờ của giọt máu và di chuyển theo
chiều ngang lam kính, sau đó đậy lamen dọc lam kính (Lamen nghiêng 45 0) để dàn mỏng
giọt máu, đậy lamen để quan sát.

BÀI NỘP
1. Vẽ hình tế bào biểu bì của củ hành khi quan sát ở vật kính có độ phóng lớn
2. Vẽ hình các tế bào biểu bì, tế bào máu của ếch

******************************

BÀI SỐ 2: QUAN SÁT MỘT SỐ DẠNG TẾ - BÀO QUAN – MÔ THỰC VẬT
I. Mục tiêu
- Sinh viên sử dụng thành thạo kính hiển vi và các phương pháp làm tiêu bản hiển
vi về tế bào thực vật
- Quan sát và mô tả được: Hình thái, cấu tạo của một số loại tế bào thực vật.
- Nhận biết được vị trí, hình dạng của một số bào quan trong tế bào thực vật
- Nhận biết được vị trí, hình dạng, thành phần cấu tạo và cách sắp xếp các loại mô
trong các cơ quan của thực vật.
II. Dụng cụ, hóa chất , mẫu vật
- Kính hiển vi, kim mũi mác, đĩa đồng hồ, lam kính, lamen, giấy thấm, dao lam, dao.
- Iôt, nước cất, Xanh metylen, glicerin.
- Cà chua chín, lá mồng tơi, ớt xanh, ớt chín, cà rốt, thân bí rợ non, rong đuôi chó,
khoai tây, đậu phộng.
III. Tiến hành thí nghiệm
3.1. Quan sát tế bào thực vật
3.1.1. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín
Tiến hành:
- Cắt đôi quả cà chua, dùng kim mũi mác cạo một ít thịt (càng ít càng tốt, nhiều khó
quan sát vì các tế bào chồng lấn lên nhau).
5



- Lấy lame có sẵn giọt nước cất, đưa đầu mũi mác vào sao cho các tế bào cà chua tan
đều trong nước rồi đậy lamen lại.
- Chọn vị trí quan sát được tế bào rõ nhất vẽ hình.
3.1.2. Quan sát tế bào biểu bì lá mồng tơi
Tiến hành: Dùng kim mũi giáo, lột nhẹ một lớp mỏng biểu bì ở bề mặt dưới của lá
rồi ngâm vào trong dung dịch Iốt khoảng 2 phút, vớt ra, rửa sạch bằng nước cất, sau đó
đặt lên giọt nước đã cho sẵn trên lame kính. Đậy lamen lại bằng cách nghiêng 450, hạ
từ từ xuống để tránh có bọt khí trong tiêu bản rồi dùng giấy thấm thấm bớt nước. Quan
sát ở vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất, sau đó chuyển sang vật kính có độ phóng đại
lớn hơn, vẽ 1 – 2 tế bào với đầy đủ thành phần của tế bào (màng sinh chất, tế bào chất
và nhân)
3.2. Quan sát một số bào quan trong tế bào
Lạp thể là loại bào quan chỉ có ở thực vật bậc cao, gồm có 3 loại: Lạp không màu (vô
sắc lạp), sắc lạp và lục lạp.
Thí nghiệm 1: Quan sát lục lạp
Dùng dao lam cắt ngang, vuông góc qua lá có màu xanh như lá bàng, dâm but, rong
đuôi chó… tạo ra những lát cắt mỏng. Đặt chúng lên giọt nước cất đã nhỏ sẵn trên lam
kính sạch, đậy lamen và đưa lên kính hiển vi quan sát ở vật kính 10 (có thể đưa lên x40
nếu hình ảnh cần tìm quá nhỏ).
Yêu cầu: Quan sát, vẽ hình, mô tả và nhận xét đặc điểm của lục lạp trên các mẫu vật
có trong bài. So sánh số lượng lục lạp ở mẫu lá già và lá trưởng thành. Nhận xét nhu cầu
ánh sáng của cây thông qua mật độ và kích thước của lục lạp trong tế bào.
Thí nghiệm 2: Quan sát vô sắc lạp
- Lạp bột: chứa tinh bột: VD ở khoai tây , khoai lang, củ đậu, hạt ngô, hạt gạo, hạt dẻ,

- Lạp dầu: chứa dầu: VD hạt lạc, hạt hướng dương, cùi dừa,…
Dùng dao lam cạo nhẹ lên miếng khoai tây, hạt… lạc. Cho phần bột vừa cạo vào
một giọt nước sẵn trên lame kính và đậy lamelle. Quan sát ở vật kính nhỏ nhất thấy

các hạt tinh bột như các bọt nước chuyển động. Chuyển sang vật kính lớn hơn để thấy
rõ các vân tăng trưởng và tâm.
Yêu cầu: Quan sát, vẽ hình, mô tả và nhận xét đặc điểm của các loại lạp trên các mẫu
vật có trong bài.
Thí nghiệm 3: Quan sát sắc lạp
Sắc lạp: chứa sắc tố thuộc nhóm carotenoit (caroten và xanthophyl).
6


Quan sát sắc lạp trên các mẫu củ cà rốt và một số loại quả chín.
Cách tiến hành: Dùng dao lam cắt ngang, vuông góc qua quả chín hoặc củ cà rốt,…
tạo ra những lát cắt mỏng. Đặt chúng lên giọt nước cất đã nhỏ sẵn trên lam kính sạch, đậy
lamen và đưa lên kính hiển vi quan sát ở vật kính 10 (có thể đưa lên x40 nếu hình ảnh cần
tìm quá nhỏ).
Yêu cầu: Quan sát, vẽ hình, mô tả và nhận xét đặc điểm của sắc lạp trên các mẫu vật
có trong bài.
- Cắt ngang thân bí rợ non và lá huệ ta thành lát mỏng. Nhuộm son phèn – lục iod.
Lên mẫu trong một giọt glicerin.
3.3. Quan sát mô thực vật
Cắt lát mỏng ngang thân cây bí rợ non, đem nhuộm Xanhmetylen khoảng 5 phút sau
đó rửa sạch bằng nước cất, lên kính với giọt glicerin và quan sát dưới kính hiển vi
3.3.1. Mô che chở:
- Mô che chở sơ cấp là biểu bì, bảo vệ mặt ngoài của các cơ quan còn non, gồm một
lớp tế bào nhu mô xếp khít nhau. Bên ngoài biểu bì có lớp cutin bao phủ, trên biểu bì có
nhiều khí khổng và lông che chở.
- Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào khổng có chứa lục lạp, xếp chừa ra một lỗ nhỏ gọi là
tiểu khổng, hai bên tế bào khổng là tế bào kèm, bên dưới tiểu khổng là phòng dưới khổng.
Khí khổng là cơ quan giúp trao đổi khí với môi trường bên ngoài.
3.3.2. Nhu mô (mô mềm)
- Nhu mô là mô cơ bản, gặp trong tất cả các cơ quan thực vật, gồm các tế bào sống

có vách cellulo mỏng, có màu hồng sau khi nhuộm son phèn. Tế bào nhu mô có thể có
hình đa giác, hình bản, hình nhiều cạnh gần tròn. Sắp xếp khít nhau hoặc chừa ra các đạo
hat khuyết.
- Khi nhu mô chứa lục lạp được gọi là lục mô hay nhu mô đồng hóa, chủ yếu gặp ở
lá.
3.3.3. Mô nâng đỡ:
- Thường gặp ở tất cả các cơ quan thực vật, nằm ngay dưới biểu bì.
Gồm có hai loại mô là giao mô và cương mô có nhiệm vụ chống đỡ cho cây
3.3.4. Mô dẫn truyền (Quan sát ở thân bí rợ non)
Gồm hai loại mô:
- Mô gỗ: gồm mạch gỗ và nhu mô gỗ.
- Mô libe: gồm ống sàng và mô libe

7


BÀI NỘP
Trình bày cách làm tiêu bản và vẽ hình có chú thích đầy đủ thành phần của tế bào
biểu bì là mồng tơi, tế bào thịt quả cà chua, hạt tinh bột khoai tây, hạt lục lạp, hạt sắc
lạp, các mô có trong tiêu bản thân cây bí rợ non.

*****************************

Bài 3: HIỆN TƯỢNG THẨM THẤU, SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC GIỮA TẾ BÀO
THỰC VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết về cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế
bào.
- Thiết lập được đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa sự tăng, giảm khối lượng của khoai
tây với nồng độ dung dịch.

II. Dụng cụ - Hóa chất – Mẫu vật
- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipet, kim mũi giáo, ống hút 10 ml, bóp
cao su, ống nghiệm, cân phân tích, đĩa petri
- Hóa chất: Nước cất, KNO3 1M, dung dịch Saccharose 1M
- Nguyên liệu: Củ hành tím, khoai tây
III. Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Hiện tượng thẩm thấu của màng tế bào
- Dùng dao lam tách một lớp mỏng biểu bì của củ hành tím và đặt mảnh biểu bì
vảy hành lên lame đã nhỏ sẵn 1 giọt nước, đậy lamelle lại và quan sát lần lượt ở vật
kính 4X, 10X. Vẽ hình.
- Sau đó, dùng giấy thấm thấm khô nước trên mẫu vật vừa mới quan sát và nhỏ
vào đó 1 giọt KNO3 1M, đậy lamelle lại và quan sát lần lượt ở vật kính 4X, 10X. Vẽ
hình, nhận xét và giải thích các tế bào vẩy hành khi quan sát trong giọt nước và trong
giọt KNO3 1M.
Thí nghiệm 2: Sự trao đổi nước giữa tế bào thực vật với môi trường
8


- Pha dung dịch Saccharose 1M. Từ dung dịch này pha thành các dung dịch lần
lượt có nồng độ như sau:
STT ống nghiệm 1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

Số ml dd đường 0

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

Số ml nước

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

0,1

0,2


0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

1

10

Nồng độ dd (M) 0

- Cắt mô khoai tây thành 11 thanh có kích thước tương đối bằng nhau và có
thể đặt lọt vào ống nghiệm. Cân từng thanh rồi ghi lại trọng lượng (Pđầu) theo thứ tự
rồi lần lượt cho vào 11 ống nghiệm đã chuẩn bị ở trên.
- Sau 60 phút, dùng kẹp gắp mô ra, lau sơ nước dính mặt ngoài rồi lần lượt
cân lại (Psau)
- Tính sai biệt trọng lượng ∆P = Psau – Pđầu
Sai biệt (+) khi Psau > Pđầu
Sai biệt (-) khi Psau < Pđầu
- Ghi kết quả vào bảng sau:
Nồng độ dd ngâm (M) 0


0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

1

P trước (g)
P sau (g)
∆P (g)
- Vẽ biểu đồ thể hiện sự sai biệt trọng lượng thay đổi theo nồng độ dung
dịch ngâm. Đường biểu diễn cắt trục hoành tại 1 điểm Cs ứng với nồng độ của
dung dịch đường không gây thay đổi trọng lượng mô.
BÀI NỘP
1. Vẽ hình tế bào vảy hành tím khi quan sát trong giọt nước và trong dung dịch
KNO3 1M. Giải thích hình dáng tế bào khi quan sát trong giọt nước và trong dung

dịch KNO3 1M?
9


2. Vẽ biểu đồ theo dõi sự tăng giảm khối lượng của thanh khoai tây trong
mỗi nồng độ đường và xác định nồng độ đường mà tại đó khối lượng thanh
khoai tây không đổi.

**********************************
BÀI 4: MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT TÍNH CỦA ENZIM
1. Mục tiêu
- Sinh viên thấy được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ pH và một số hóa chất đến hoạt
tính của enzim.
- Quan sát, mô tả và giải thích được hiện tượng xẩy ra ở các ống nghiệm.
II. Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, tủ ấm
- Hóa chất:
+ Dung dịch hồ tinh bột 1%
+ Dung dịch Lugol
+ Na2HPO4 0,2M
+ Axit citric 0,1M
+ NaCl 1%
+ CuSO41%
+ Nước bọt pha loãng, Nước cất, Nước đá
III. Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt lực của enzim amylaza
Lấy 4 ống nghiệm , đánh số thứ tự từ 1 – 4, cho vào ống 1,2 và 3 mỗi ống 2ml tinh
bột 1%.
- Ống 1: đặt vào nước đá
- Ống 2: đặt ở nhiệt độ phòng

- Ống 3: đặt vào tủ ấm (450C)
Sau 15 phút lấy ra, cho vào mỗi ống 1 ml nước bọt pha loãng 8 lần. Sau đó đặt lại
nhiệt độ ban đầu trong 15 phút, lấy ra cho vào mỗi ống 2 giọt thuốc thử Lugol.
Riêng ống 4 cho vào 1 ml nước bọt pha loãng và đun sôi dưới đền cồn, thêm vào đó
2 ml tinh bột 1% và đun sôi, để nguội rồi thêm vào 2 giọt thuốc thử Lugol.
10


Quan sát kết quả ở 4 ống, giải thích và kết luận.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính của amylaza
Lấy 7 ống nghiệm, đánh số từ 1 – 7, cho vào mỗi ống các chất theo bảng sau:

TT
1
2
3
4
5
6
7

Na2HPO4
0,2M
0,58ml
0,63ml
0,69ml
0,77ml
0,87ml
0,94ml
0,97ml


Axit citric
0,1M
0,42ml
0,37ml
0,31ml
0,23ml
0,13ml
0.06ml
0,03ml

Độ PH
5,6
6,0
6,1
6,8
7,2
7,6
8,0

Tinh bột
1%
1ml
1ml
1ml
1ml
1ml
1ml
1ml


Nước bọt pha loãng
1ml
1ml
1ml
1ml
1ml
1ml
1ml

Lắc đều tất cả các ống, để yên trong 5 phút, lấy 2 giọt ở ống 4 cho vào một ống
nghiệm sạch khác và cho vào đó 1 giọt thuốc thử Lugol, nếu thấy màu xanh thì sau 3 phút
thử lại một lần nữa cho đến khi nào thu được màu vàng thì cho ngay vào tất cả các ống
mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol, lắc đều. Quan sát kết quả và giải thích, xác định độ PH
thích hợp cho hoạt động của amylaza.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số chất hóa học lên hoạt tính của amylaza.
Lấy 3 ống nghiệm:
Ống 1: 10 giọt nước cất
Ống 2: 5 giọt nước cất + 5 giọt NaCl 1%.
Ống 3: 5 giọt nước cất + 5 giọt CuSO4.
Sau đó cho vào mỗi ống 10 giọt nước bọt pha loãng, lắc đều rồi cho vào mỗi ống 5
giọt tinh bột 1%, để yên trong 5 phút, sau đó cho vào mỗi ống một giọt thuốc thử Lugol.
Quan sát kết quả và giải thích.
BÀI NỘP
1. Kết quả ở các ống nghiệm và giải thích các hiện tượng xẩy ra.
2. Hiện tượng xẩy ra ở các ống nghiệm, giải thích, Xác định độ PH thích hợp cho
hoạt
3. Ảnh hưởng của một số chất hóa học lên hoạt tính của amylaza.

11




×