Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

Nội dung bài thơ Đây thôn vĩ dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 17 trang )

ĐÂY THÔN VĨ DẠ


TÁC GiẢ


Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.



Hồn thơ hết sức phức tạp,đầy bí ẩn nhưng vẫn thể hiện rõ
một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời.



Đem đến cho thơ mới những sáng tạo độc đáo,những hình
tượng,ngôn từ đầy ấn tượng,gợi cảm giác liên tưởng và suy
tương dồi dào.Cùng với bút pháp lãng mạn,nhà thơ còn sử
dụng cả bút pháp tượng trưng,yếu tố siêu thực.


TÁC PHẨM

1.XUẤT XỨ
-In trong tập THƠ ĐIÊN (Đau thương),sáng tác năm 1938.

2.NỘI DUNG

-Bức tranh phong cảnh thiên nhiên,con người,tình người xứ Huế.
-Nỗi buồn sâu kín trong dự cảm hạnh phúc chia xa và lòng thiết tha với cuộc đời của nhà thơ.



3.CẢM HỨNG

-Dòng hồi tưởng về cảnh đẹp xứ Huế,con người xứ Huế.
-Cảm xúc về mối tình với cô gái Hoàng Thị Kim Cúc– một cô gái Huế đài các, đoan trang, kín đáo đến bí ẩn.
-Sự mặc cảm về bản thân.

4.HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
-Hàn Mặc Tử có yêu thầm một cô gái quê ở Vỹ Dạ.Năm 1938,nhà thơ tặng cho thiếu nữ ấy tập thơ "Gái quê",sau đó,cô gái gửi cho
thi sĩ một bức ảnh phong cảnh Huế với lời hỏi thăm,động viên thi sĩ mau bình phục ==> Gợi cảm hứng cho thi sĩ làm thơ. Tình cảm
bí ẩn của Hoàng Cúc khiến HMT băn khoăn, xúc động. Tấm bưu thiếp phong cảnh sông nước đã đánh thức những kỉ niệm về thôn
Vỹ,vê xứ Huế,và cả mối tình đơn phương của thi sĩ đối với Hoàng Cúc.



PHÂN TÍCH

1. Khổ 1:
- Câu mở đầu:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

+ câu hỏi tu từ: Mang sắc thái tự nhiên, thân mật  vừa hỏi vừa trách nhẹ nhàng, vừa mời gọi tha
thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ.


“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

 Hình ảnh “nắng hàng cau – nắng mới lên”:

->> Gợi lên cái nắng ấm áp, rực rỡ, trong trrẻo, tinh khôi trong buổi

bình minh, làm bừng sáng cả không gian hồi tưởng.


“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

-Vườn ai mướt quá: như lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca
-Xanh như ngọc: hình ảnh so sánh mới lạ, đầy sức gợi


“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

-lá trúc: gợi sự thanh mảnh, mềm mại
-mặt chữ điền: một khuôn mặt khoẻ mạnh, chất phát, thuần hậu

Sự hài hòa kín đáo giữa cảnh và người -> một nét đẹp kín đáo, thâm trầm rất huế


2. Khổ 2:
Hình ảnh gió, mây chia lìa tan tác:
Gió
Lối gió

><

Mây
Đường mây

+ Dòng nước – buồn hiu: Dòng sông như bất động, không muốn trôi chảy, như đánh mất sự sống của mình
+ Hoa bắp lay: sự lay động rất nhẹ


->khổ thơ với biện pháp nhân hoá: không chỉ là cái buồn của cảnh mà còn là cái
buồn của lòng người


“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

-Hình ảnh sông trăng: dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng  Dòng sông của cõi mộng, cõi huyền ảo
-Con thuyền chở trăng  Con thuyền của mộng tưởng đang chở trăng về một nơi nào đó trong mơ.

->Toàn bộ khung cảnh khổ hai là một thế giới thực như ảo


3. Khổ 3:
- Tâm trí của nhà thơ hoàn toàn chìm trong cõi mộng:

“Mơ khách đường xa khách đường xa”

 điệp ngữ “khách đường xa”: nhấn mạnh nỗi xót xa của nhà thơ trước lời mời gọi của cô gái thôn Vĩ, mãi
chỉ là người khách xa xôi, người khách trong mơ mà thôi.


“Áo em trắng quá nhìn không ra”

Bóng người thấp thoáng, mờ ảo trong màu trắng của áo lẫn với màu trắng của
sương khói mịt mờ.

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”

Giữa cảnh và người có màn sương khói che ngăn, khiến cho người chỉ là cái bóng

ảnh nhạt nhoà  tất cả đều mờ ảo giữa cảnh và người


“Ai biết tình ai có đậm đà”

Đại từ phiếm chỉ “ai” và câu hỏi tu từ -> hoài nghi, băn khoăn:
-Tình cảm của người xứ Huế phương xa kia có đậm đà không, hay cũng mờ ảo, dễ tan như màu sương khói
-Cô gái Huế có biết được tình cảm nhớ thương đậm đà, da diết của nhà thơ?
-Ý thơ: thể hiện nỗi trống vắng, cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.


" Ai biết tình ai có đậm đà ? "

Điệp từ “ai”

Câu hỏi tu từ

Chút hoài nghi băn khoăn

Người xứ Huế có đậm đà ?

=> Càng dâng lên nỗi cô đơn, trống
vắng, khao khát yêu thương
Câu hỏi tu từ

Có biết lòng nhà thơ?


TỔNG KẾT


1. Giá trị nghệ thuật:

- Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng.
- Âm điệu, nhịp điệu thơ tinh tế, thiết tha.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống.

2.Nội dung

- Bài thơ là một bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ.
- Qua đó bộc lộ tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.




×