Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu phân loại chi nhài (jasminum l ) họ nhài (olecaeace hoffm link ) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.71 KB, 57 trang )

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

BI HNG QUANG

NGHIấN CU PHN LOI CHI NHI (JASMINUM L.)
H NHI (OLEACEAE Hoffm. & Link) VIT NAM

Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60. 42. 20

Luận văn thạc sĩ Sinh học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn văn d2. TS. Joongku lee

Hà Nội - 2012
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn




LỜI CẢM ƠN

Dưới sự nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ của TS. Nguyễn Văn Dư, TS. Joong Ku Lee, những
đóng góp quý báu của TS. Trần Thế Bách, TS Trần Phương Anh, TS Nguyễn Thị Thanh Hương, NCS
Vũ Tiến Chính, HS Lê Kim Chi và các Anh, Chị, bạn đồng nghiệp Phòng Thực Vật nơi tôi làm việc, để
tôi hoàn thành luận văn này. Nhân đây tôi cũng cám ơn các bạn đồng nghiệp đã cung cấp ảnh, cũng
như tài liệu. tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới: Đề tài; Tiền năng sinh học và nguyên liêu sinh học ở Việt


Nam (Hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc). Quĩ Môi trường Thiên nhiên Nagao (NEF), Quĩ Idea Wild
(USA), đã hỗ trợ kinh phí và các trang thiết bị cho nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo phòng thực vật, ban lãnh đạo viện, phụ
trách đào tạo sau đại học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, các thầy cô giáo giảng dạy lớp cao
học K14, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2012
Học viên
Bùi Hồng Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam với diện tích rừng tự nhiên khá lớn, tính đa dạng của hệ thực vật và
của các loài cao. Vì vậy việc nghiên cứu phân loại của từng bậc taxon thực vật là rất
cần thiết, là cơ sở khoa học cho các lĩnh vực khoa hoc khác nhƣ lâm nghiệp, y học,
hóa học, bảo tồn, …
Chi Nhài (Jasminum L.) thuộc họ Nhài (Oleaceae Hoffm. & Link) là chi có ý
nghĩa trong khoa học (đa dạng về nguồn gen, tính đặc hữu) cũng nhƣ giá trị tài
nguyên. Trên thế giới, chi Nhài đã đƣợc nhiều công trình đề cập đến ở các mức độ
khác nhau. Ở Việt Nam, nghiên cứu đầu tiên về chi Nhài phải kể đến J. Loureiro
(1790). Kể từ đó đến nay, nhiều tác giả khác đã có những công trình nghiên cứu sâu
về họ Nhài nói chung và chi Nhài nói riêng nhƣ F. Gagnepain (1933), Phạm Hoàng
Hộ (1970, 1992, 2000), Hà Thị Dụng (1984), Trần Đình Lý (2003) và một số tác giả
khác. Từ đó đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về mặt
phân loại học chi Nhài (Jasminum L.) cũng nhƣ họ Nhài (Oleaceae) ở Việt Nam.
Việc cần có một công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về họ Nhài (Oleacace) và
chi Nhài (Jasminum) là rất cần thiết, nhằm xây dựng cơ sở cho việc biên soạn thực

vật chí họ Nhài Olecaeace ở Việt Nam sau này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó,
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phân loại chi Nhài – Jasminum L. (Họ
Nhài - Olecaeace Hoffm. & Link ) ở Việt Nam”.
Mục đích của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau:
-

Xác định đặc điểm hình thái của chi Nhài (Jasminum L.) ở Việt Nam.

-

Lựa chọn hệ thống thích hợp để phân loại, xây dựng khóa phân loại cho các taxon
thuộc chi Nhài (Jasminu L.) ở Việt Nam.

-

Mô tả đặc điểm hình thái các loài thuộc chi Nhài ở Việt Nam.

-

Bổ sung dẫn liệu, cung cấp các danh pháp đúng, mẫu chuẩn, và một số dẫn liệu khác
nhƣ sinh học sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu chi Nhài (Jasminum L.) trên thế giới.

Trƣớc khi họ Nhài (Oleaceae Hoffm. & Link) đƣợc thành lập, chi Jasminum đã đƣợc C.
Linnaeus đặt tên và mô tả lần đầu trong cuốn “ Species plantarum” (1753) [56]. Tác giả đã xếp
chi Jasminum vào nhóm bộ nhụy 1 ô và dựa vào cấu tạo lá ông chia các loài thành 4 nhóm:
* nhóm lá kép lông chim mọc đối: J. vulgatius
* nhóm lá kép 3 lá chét mọc đối: J. azoricum
* nhóm lá kép 3 lá chét mọc cách, cành có cạnh: J. luteum
* nhóm lá 3 chét lông chim mọc cách: J. foliis, J. humile, J. indicum
Ông mô tả và công bố 6 loài, trong đó bốn loài có ở Ấn Độ (J. vulgatius, J. azoricum, J.
indicum và J. humile), 1 loài ở châu Âu, châu Úc (J. luteum). Thời gian này, ông cũng công bố
2 loài nhƣng lại xếp vào chi Nyctanthes (Nyctanthes sambac, N. undulate, sau này trở thành tên
đồng nghĩa của loài J. sambac). Cách chia nhóm của C. Linnaeus tuy chỉ là bƣớc khởi đầu về
cách phân chia các loài, nhƣng cũng chính là tiền đề cho các nhà nghiên cứu sau này, khi
nghiên cứu về chi Jasminum áp dụng và sắp xếp các loài của chi cho nghiên cứu của mình.
A. P. De Candolle, 1844 [55] trong nghiên cứu của mình đã xếp chi Jasminum vào tông
Jasminae cùng với 5 chi khác là Chondrospermum, Nyctanthes, Bolivaria, Menodora,
Balangue trong đó chi Jasminum đƣợc xếp gần với chi Chondrospermum và Nyctanthes.
Trong công trình của De Candolle chi Jasminum đƣợc mô tả khá kỹ các đặc điểm hình
thái: Lá đơn lá mọc đối hiếm khi cách, cuống lá có khớp ở giữa hay lá có 3-7 lá chét hoặc lá
kép lông chim. Cụm hoa dạng xim, hình chùm, nhiều hoa. Đài dạng chuông, 5-8 thùy có răng
ngắn hay hình dùi, hình ống, 5-8 thùy phẳng, xiên hay vặn xoắn. Tràng màu trắng hoặc vàng,
đôi khi pha tía. Nhị 2, đính trên ống tràng, không thò ra ngoài. Bầu 2 ô, vòi nhụy đơn giản, núm
nhụy 2 thùy. De Candolle đã dựa vào đặc điểm cách mọc lá, độ dài của thùy đài để chia các
loài thuộc chi Jasminum vào 4 nhánh (section) chính:
 Nhánh Unifoliolata: Bao gồm các loài lá đơn chủ yếu là mọc đối, hiếm khi mọc vòng,
cuống lá có khớp, gồm 1 lá chét. Trong nhánh này ông lại chia thành 2 nhóm nhỏ là
nhóm các loài có thùy đài hình dùi gồm 53 loài và nhóm các loài có thùy đài cụt hay có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





răng nhỏ, gồm 6 loài.
 Nhánh Trifoliolata: Bao gồm các loài lá kép 3 lá chét, lá mọc đối, đài có răng, hoa màu
trắng, gồm 17 loài.
 Nhánh Alternifolia: Bao gồm các loài lá kép lông chim, lá mọc cách, hoa màu vàng,
gồm 9 loài.
 Nhánh Pinnatifolia: Bao gồm các loài kép lông chim lẻ, lá mọc đối, hoa màu trắng, gồm
5 loài.
Nghiên cứu của De Candolle về chi Jasminum là cơ sở về cách phân chia các nhánh, sử
dụng đặc điểm cách mọc lá để sắp xếp các loài thành các nhóm. Công trình nghiên cứu của ông
về các loài thuộc chi Jasminum và họ Olaeceae có tính hệ thống trên thế giới, phần lớn các
nghiên cứu tiếp theo về chi Jasminum sau này đều dựa theo cách phân chia của ông.
C. B. Clarke, 1882 [20] khi nghiên cứu hệ thực vật Ấn Độ đã chia họ Oleaceae thành 4
tông (tribe):
 Tribe I: Jasmineae với đặc điểm thùy tràng xếp lợp, cây bụi trƣờn hay cây gỗ nhỏ, bao
gồm 2 chi: Jasminum có đặc điểm cây bụi trƣờn, quả mọng và chi Nyctanthes có đặc
điểm dây gỗ nhỏ, quả nang.
 Tribe II: Syringeae có đặc điểm cây gỗ nhỏ, quả nang, hay hạch gồm 2 chi Schrebera và
chi Syringa.
 Tribe III: Fraxineae với đặc điểm quả có cánh, tràng xếp van gồm 1 chi Fraxinus.
 Tribe IV: Oleineae có đặc điểm quả hạch hay quả mọng, tràng nhỏ gồm 5 chi, chia làm
2 nhóm, nhóm 1 có đặc điểm thùy tràng xếp lợp có chi Osmanthus. Nhóm thứ 2 đặc
điểm thùy tràng xếp van, bao gồm các chi Linociera, Olea, Ligustrum và Myxopyrum.
Theo cách sắp xếp này, chi Jasminum đƣợc xếp vào tông (tribe) Jasmineae và tác giả
không sắp xếp các loài vào các nhánh (section) theo quan điểm của De Candoll (1844), nhƣng
ông cũng đã dựa vào cách mọc lá và hình thái đài, chia 43 loài thuộc chi Jasminum thành 2
nhóm chính:
- Nhóm chính thứ 1: bao gồm tất cả các loài lá đơn: Nhóm lá đơn đƣợc chia thành 2 nhóm
nhỏ hơn: nhóm thứ nhất có đặc điểm là đài có lông (14 loài) và nhóm thứ 2 có đặc điểm đài
không lông (17 loài).

- Nhóm chính thứ 2: bao gồm tất cả các loài lá kép (13 loài).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




C. E. Kobuski (1932) [36] dựa trên nền tảng nghiên cứu của De Candolle (1844), sử
dụng đặc điểm cách mọc lá của các loài, chia các loài trong chi Jasminum ở Trung Quốc thành
4 loạt (series), xây dựng khóa phân loại cho các loạt và sắp xếp các loài vào các loạt theo thứ
tự:
 Loạt 1 (Alternifolia DC.): Lá kép 3 lá chét mọc cách gồm 4 loài là J. floridum, J.
giraldii, J. heterophyllum var. glabricorymbosum, J. heterophyllum var. subhumile, J.
humile.
 Loạt 2 (Trifoliolata DC.): Lá kép 3 lá chét mọc đối, gồm 9 loài J. mesnyi, J. nudiflorum,
J. aureum, J. nudiflorum var. pulvinatum, J. urophyllum, J. urophyllum var. wilsonii, J.
lanceolarium, J. lanceolarium var. puberulum và J. sinense.
 Loạt 3 (Pinnatifolia DC.): Lá kép 5 lá chét hay hơn, gồm 4 loài J. officinale, J.
stephanense, J. polyanthum và J. dispermum.
 Loạt 4 (Unifoliolata DC.): Lá đơn mọc đối, gồm 13 loài J. coffeinum, J. seguinii, J.
dumicolum, J. microcalyx, J. prainii, J. pentaneurum, J. beesianum, J. anastomosans, J.
nintooides, J. sambac, J, multiflorum, J. croactatum và J. amplexicaule.
Cách phân chia này cho thấy C. E. Kobuski chỉ coi các nhánh theo quan điểm của De
Candole (1844) [55] nhƣ là các loạt (series) và sắp xếp theo các loạt theo thứ tự từ 1 đến 4.
P. S. Green (1997) [25] đã nghiên cứu các loài trong chi Jasminum thuộc nhánh
Pinnatifolia theo quan điểm của De Candole (1844) [55] với những đặc điểm lá kép lông chim,
hoa màu trắng. Tuy nhiên theo nghiên cứu của P. S. Green, nhánh Pinnatifolia với những đặc
điểm lá đơn, lá kép 3 lá chét, chủ yếu là lá kép lông chim lẻ; cụm hoa dạng xim, hình ngù… là
những đặc điểm điển hình của chi Jasminum và ông đã đặt lại tên nhánh Pinatifolia thành tên
nhánh mới là Jasminum gồm 8 loài và 3 dƣới loài, đó là các loài J. officinale, J. stephanense, J.
grandiflorum subsp. grandiflorum, J. grandiflorum subsp. floribundum, J. polyanthum, J.

dispermum subsp. dispermum, J. dispermum subsp. forrestianum, J. kitchingii, J. quinatum, J.
beesianum. Loài J. officinale là loài type của nhánh Jasminum, trong đó loài J. beesianum
trƣớc đây thuộc nhánh Unifoliolata DC. theo quan điểm của De Candolle (1844) và C. E.
Kobuski (1932), đƣợc ông chuyển sang nhánh Jasminum và chuyển một taxon bậc loài thành
bậc dƣới loài J. forrestianum của C. E. Kobuski (1932) thành subsp. của loài. J. dispermum
subsp. forrestianum.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nhƣ vậy dựa trên cơ sở nghiên cứu của De Candolle (1844), P.S. Green đã đặt lại tên,
bổ sung các đặc điểm hình thái, công bố nhánh Jasminum có 8 loài, 3 dƣới loài.
P. S. Green (2001) [28] khi nghiên cứu về nhánh Trifoliolata thuộc chi Jasminum trên
các vùng bao gồm phía tây Australia, Đông Nam Á và Trung Quốc, đã công bố 6 loài và 2 thứ,
3 dƣới loài. Ông không đồng ý quan điểm với C.E. Kobiski (1932) và đã tách 2 loài và 1 thứ: J.
nudiflorum, J. mesnyi, J. nudiflorum var. pulvinatum của loạt Trifoliolata ra và công bố 1
nhánh mới là Primulina. Theo quan điểm của P. S. Green, những loài trong nhánh Primulina có
đặc điểm khác biệt quan trọng là hoa đơn độc mọc ở nách lá, hoa màu vàng, nhánh này gồm có
2 loài và 1 dạng. Trong khi các loài trong loạt Trifoliolata có đặc điểm cụm hoa từ 5 đến nhiều
hoa và hoa màu trắng. Trong nghiên cứu của mình tác giả chọn loài J. nudiflorum làm loài
chuẩn của nhánh Primulina và hạ 1 taxon bậc (var.) pulvinatum thành dạng (form.) pulvinatum.
Tiếp theo P. S. Green (2003) [29], nghiên cứu họ Oleaceae ở vùng lục địa Ấn Độ, ông
đã chia các loài trong chi Jasminum thành 4 nhánh, ông dựa vào đặc điểm hình thái lá, cụm
hoa, đài và tràng: để sắp xếp các loài ở Ấn Độ vào 4 nhánh sau:
 Nhánh I: Jasminum P.S. Green: Lá kép lông chim, mọc đối gồm 3 loài.
 Nhánh II: Alternifolia DC: Lá kép mọc cách, gồm 9 loài và 2 dƣới loài.
 Nhánh III: Trifoliolata DC: Lá kép 3 lá chét mọc đối, gồm 5 loài và 1 dƣới loài.
 Nhánh IV: Unifoliolata DC: Lá đơn mọc đối, gồm 30 loài, 5 thứ và 2 dƣới loài.
P. S. Green đã tiến hành nghiên cứu họ Oleaceae ở nhiều vùng trên thế giới. Riêng

những nghiên cứu về chi Jasminum có rất nhiều công trình đã công bố, trong đó có nhiều vùng
lân cận Việt Nam. Ông cũng đồng quan điểm với De Candolle (1844) dựa vào đặc điểm hình
thái, nhƣ cách mọc lá, để chia các nhánh, sử dụng các đặc điểm thùy đài, tràng để phân chia các
loài trong các nhánh. Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông đã công bố 1 nhánh mới
là Primulina và chuyển tên 1 nhánh (Pinnatifolia DC.) thành nhánh Jasminum P. S. Green.
Nhƣ vậy, theo ông các loài trong chi Jasminum trên thế giới đƣợc chia thành 5 nhánh (Bảng
1.1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Bảng 1.1: Tóm tắt các hệ thống phân chia các nhánh (section)
trong chi Nhài (Jasminum L.)
De Candol, 1844

C.B.Clarke,

C.E. Kobuski

P.S. Green

Vị

1882

1932

2001, 2003


phân loại

(1) Unifoliolata

(1) Nhóm lá (4)Unifoliolata

+ Thùy đài hình dùi

đơn:

(5) Unifoliolata

+ Đài nhẵn

(2) Trifoliolata

Nhóm lá kép

chi
Nhài

+ Thùy đài cụt hay + Đài có lông
có răng nhỏ

của

trí

(Jasminu

m
(2) Trifoliolata

(3) Trifoliolata
(4)Primulina P. S.
Green

(3) Alternifolia



(1)Alternifolia →

(2) Alternifolia

(4) Pinnatifolia



(3) Pinnatifolia →

(1) Jasminum P. S.
Green

L.)

trong họ
Oleaceae
.
L.

A.

S.

Johnson

(1957) [33] nghiên cứu họ Oleaceae, đã chia thành hai phân họ (subfamily) là:
* Phân họ thứ 1 Jasminoideae gồm 5 tông: Jasmineae (với 2 chi Menodora, Jasminum);
Fontanesieae (có 1 chi Fontanesia); Forsythieae (có 2 chi Abeliophyllum, Forsythia);
Schrebereae (có 3 chi Comorathus, Schrebera, Noldeanthus) và tông Myxopyreae (có 1 chi
Myxopyrum).
* Phân họ thứ 2 Oleoideae gồm 2 tông Fraxineae (có 1 chi Fraxinus và Oleeae (có 2 chi
Syringa, Ligustrum).
Nhƣ vậy theo quan điểm này, chi Jasminum cùng với chi Menodora thuộc tông
Jasmineae, họ Oleaceae.
Wallander E., V. A. Albert (2000) [49] khi nghiên cứu dữ liệu trình tự gen ADN của các
loài thuộc họ Oleaceae, và các loài thuộc họ khác có quan hệ gần gũi với họ Oleaceae, tác giả
đã xây dựng mối quan hệ phát sinh chủng loại của họ Oleaceae và công bố hệ thống. Theo tác
giả hệ thống mới của họ Oleaceae, gồm 5 tông đƣợc sắp xếp nhƣ sau (Sơ đồ 1.1).
- Tông Oleeae, có 4 phân tông (subtribe) là Oleinae (gồm 12 chi), Fraxiniaae (gồm 1 chi),
Schreberinae (gồm 2 chi) Ligustrinae (có 1 chi).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




- Tông Jasmineae, có 2 chi là Jasminum và Menodora.
- Tông Myxopyreae, có 3 chi Myxopyrum, Nyctanthes, Dimetra.
- Tông Frosythieae, có 2 chi Abeliophyllum, Forsythia.
- Tông Fontanesieae, có 1 chi Fontanesia.

Nhƣ vậy tác giả đã không sắp xếp họ Oleaceae theo hệ thống của Johnson (1957) mà
chia họ này thành 5 tông.Tuy nhiên dựa vào kết quả nghiên cứu sinh học phân tử ADN, tác giả
lại đồng quan điểm với Johnson (1957) công nhận 2 chi Jasminum và Menodora thuộc tông
Jasmineae.
Trong công trình này tác giả cũng công bố 3 phân tông mới thuộc tông Oleeae là
Oleinae, Fraxininae và Schreberinae.
Năm 2004, P. S. Green [30] nghiên cứu hệ thống họ Oleaceae, ông cũng đồng quan
điểm của Wallander E., V. A. Albert (2000) và trong nghiên cứu của mình ông cũng công nhận
3 phân tông mới theo hệ thống của Wallander E., V. A. Albert (2000).
Nhƣ vậy quan điểm của P. S. Green đƣợc khẳng định chắc chắn hơn qua các nghiên cứu
hình thái và sinh học phân tử của các tác giả đã sắp xếp chi Jasminum và chi Menodora thuộc
tông Jasmineae và họ Oleaceae.
Han-Lim Lee et al. (2007) [31] đã dựa trên trình tự gen các loài của 2 chi Jasminum,
Menodora xây dựng cây phát sinh chủng loại. Các tác giả cũng đồng quan điểm với Wallander
E., V. A. Albert (2000) và P. S. Green (2004) sắp xếp họ Oleaceae thành 5 tông, trong nghiên
cứu của mình nhóm tác giả cũng đã chấp nhận nhánh Primulia thuộc chi Jasminum, dựa vào
kết quả sinh học phân tử (Sơ đồ 1.2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1.2. Tình hình nghiên cứu chi Nhài (Jasminum L.) ở các vùng lân cận Việt Nam.
P. S. Green, 1995 [24] khi nghiên cứu chi Jasminum và các loài thuộc nhánh
Unifoliolata DC., ở Thái Lan, dựa trên mẫu tiêu bản thu ở Thái Lan trong đó có một số mẫu thu
ở Việt Nam đƣợc lƣu trữ ở các bảo tàng thực vật. Ông đã công bố 8 loài 5 dƣới loài và 1 thứ,
trong đó phát hiện 2 loài mới ở Thái Lan là, J. decipeins và J. perrisanthum và chuyển bậc
phân loại của 5 taxon, 4 taxon từ bậc loài thành dƣới loài và 1 taxon từ bậc loài thành bậc thứ,
J. annamnense subsp. glabrescens, J. annamnense subsp. kerrii, J. funale subsp. sootepense, J.

lanceolaria subsp. scortechinii, J. nobile subsp. rex, J. coarctaum var. vanprukii.
M. Chang et al. (1996) [19] nghiên cứu họ Oleaceae trong đó có chi Jasminum ở Trung
Quốc đã không chia 43 loài thuộc chi Jasminum vào các nhánh, tuy nhiên khi xây dựng khóa
phân loại các loài thuộc chi Jasminum, M. Chang et al. cũng đã dựa vào các nhóm đặc điểm về
lá để phân chia các nhóm.
Lá kép lông chim, gồm 7 loài, lá kép 3 lá chét, mọc đối hoa vàng, gồm 2 loài, lá kép 3 lá
chét mọc đối hoa trắng, gồm 5 loài, lá đơn mọc đối, gồm 29 loài.
Nhƣ vậy, dựa trên cách xây dựng khóa phân loại, các loài chi Jasminum của Trung Quốc
thuộc 5 nhánh: Jasminum, Alternifolia, Trifoliolata, Primulina và Unifoliolata.
P. S. Green (1999) [26] khi nghiên cứu chi Jasminum ở Lào đã công bố 1 loài mới thuộc
chi là J. vidalii, thuộc nhánh Unifoliolata.
P. S. Green (2000) [27] nghiên cứu hệ thực vật Thái Lan, ông công bố 31 loài 4 dƣới
loài và 1 thứ thuộc chi Jasminum. Ông đã dựa vào các đặc điểm các nhánh để phân chia các
loài xây dựng bản mô tả và lập khóa phân loại các loài trong chi Jasminum ở Thái Lan, theo
cách xây dựng khóa phân loại của ông thì các loài Jasminum ở Thái Lan thuộc 3 nhánh
(section) bao gồm nhánh Jasminum P. S. Green (có 3 loài); Trifoliolata DC. (2 loài) và nhánh
Unifoliolata DC. (26 loài). Ông cũng công nhận 2 (section) của De Candolle (1844) để xắp sếp
các loài ở Thái Lan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1.3. Tình hình nghiên cứu chi Nhài (Jasminum L.) ở Việt Nam
Loureio (1790) [57] ngƣời đầu tiên, nghiên cứu họ Oleaceae và chi Jasminum ở Việt
Nam, ông mô tả và công bố 1 loài mới J. nervosum, trong cuốn Flora Cochinchine. Loài này
thuộc nhánh lá đơn (Unifoliolata DC.).
F. Gagnepain (1933) [50] khi nghiên cứu hệ thực vật Đông Dƣơng, đã chia các loài
thuộc chi Jasminum thành các nhánh (section) ông mô tả và xây dựng khóa phân loại cho

nhánh
-

Section I: Lá kép, có lá chét tận cùng rất phát triển. Bao gồm 2 loài

-

Section II: Lá đơn, chiều dài thùy đài thƣờng dài ngắn hơn chiều rộng, hình tam giác.
Gồm 7 loài

-

Section III: Lá đơn, thùy dài dài hơn rộng nhiều, nhẵn. gồm 6 loài

-

Section IV: Lá đơn, thùy đài dài hơn rộng nhiều, có lông. gồm 16 loài
Dựa vào các đặc điểm của các nhánh, ông đã xây dựng khóa phân loại, mô tả và công bố

31 loài và 2 thứ có ở Đông Dƣơng và nghi nhận ở Việt Nam có 20 loài. Trong công trình này
ông công bố 9 loài mới ở Việt Nam, đó là các loài J. anodontum Gagnep., J. alongense
Gagnep., J. eberhardtii Gagnep., J. laxiflorum Gagnep., J. longisetum Gagnep., J.
pedunculatum Gagnep., J. pierreanum Gagnep., J. rufohirtum Gagnep. và J. tonkinense
Gagnep.
Trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã không dựa vào hệ thống phân loại của các
nhà nghiên cứu trƣớc, nhƣng ông cũng đã sử dụng các nhóm đặc điểm, cách mọc lá của các
loài, để chia các nhánh cách mà những ngƣời nghiên cứu trƣớc ông đã làm.
Mặc dù công trình nghiên cứu của F. Gagnepain đến thời điểm này đã gần 80 năm, hê
thống phân loại, số lƣợng các loài, danh pháp thực vật đã có sự thay đổi, nhƣng đến hiện tại
công trình của ông vẫn đựơc coi là nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh nhất về phân loại chi

Jasminum, cũng nhƣ họ Oleaceae ở Việt Nam.
Phạm Hoàng Hộ (1970) [5] nghiên cứu chi Jasminum L. ở Việt Nam, ông mô tả ngắn gọn
và có hình vẽ sơ bộ 17 loài thuộc chi phân bố ở miền nam Việt Nam. Năm 1992 và năm 2000
[6, 7], ông mô tả vắn tắt các đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và vẽ hình sơ bộ của 33 loài
và 1 thứ thuộc chi Jasminum L. ở Việt Nam. Mặc dù không phân chia thành các nhánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




(section) nhƣng ông cũng đã xếp 2 loài lá kép ba lá chét và nhóm lá đơn riêng rẽ. Nghiên cứu
của ông là 1 trong những tài liệu phân loại chi Jasminum L. rất có giá trị của ngƣời Việt Nam.
Hà Thị Dụng (1984) [4] nghiên cứu hệ thực vật Tây Nguyên đã thống kê danh lục có 9
loài thuộc chi Jasmnim L.
Trần Đình Lý (2003) [11] ông công bố danh lục, mô tả một số đặc điểm nhƣ sinh học,
sinh thái của 29 loài thuộc chi Jasminum L. trong hệ thực vật Việt Nam.
Ngoài các tác giả trên con có một số tác giả công bố về công dụng các loài thuộc chi Nhài
(Jasminum L.) Nhƣ Vũ Văn Chuyên, Võ Văn Chi, Đỗ Tất Lợi …, các tác giả đã cung cấp về
thông tin giá trị sử dụng của các loài.
1.4. Lựa chọn hệ thống phân loại chi Nhài (Jasminum L.) ở Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu các hệ thống phân loại chi Jasminum L. của một số tác giả trên thế
giới, chúng tôi thấy hệ thống phân loại của P. S. Green (2004) [30] đƣợc xem là hệ thống phân
loại toàn diện và có cơ sở khoa học, tác giả đã dựa vào những đặc điểm cơ bản của hình thái
các loài nhƣ đài, tràng… để phân tách các loài trong hệ thống phân loại của mình, tác giả đã có
những nghiên cứu trên nhiều vùng trên thế giới trong đó có những vùng lân cận Việt Nam. Hệ
thống phân loại của P. S. Green (2004) đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu công nhận và sử dụng
cho nghiên cứu của mình. Với những ƣu điểm nổi bật này, chúng tôi đã lựa chọn hệ thống phân
loại của P. S. Green (2004) cho việc sắp xếp các loài thuộc chi Jasminum L. ở Việt Nam (Bảng
1.2).


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu của P. S. Green và hệ thống phân loại các loài thuộc
chi Nhài (Jasminum L.) của P.S. Green (1995-2004)

Genus

Section
Jasminum

Species
J. officinale

(Lá đơn, lá kép 3 lá J. grandiflorum subsp. grandiflorum
Jasminum

chét, chủ yếu là lá kép J. grandiflorum subsp. floribundum
lông chim lẻ. Cụm hoa J. dispermum subsp. dispermum
dạng xim hay ngù)

J. dispermum subsp. forrstianum
J. polyanthum
J.x stephanense
J. beesianum
J. kitchingii
J. quinatum


Alternifolia

J. subhumile

(Lá kép mọc cách)

J. humile
J. parkeri
J. bignoniaceum subsp. bignoniaceum
J. bignoniaceum subsp. zeylanicum
J. leptophyllum

Trifoliolata

J. auriculatum

(Lá kép 3 lá chét mọc J. brevilobum
đối, đặc điểm cụm hoa J. wengeri
từ 5 đến nhiều hoa, hoa J. lanceolaria subsp. lanceolaria
trắng )

J. lanceolaria subsp. scortechinii
J.didymum subsp. didymum
J.didymum subsp. racemosum
J.didymum subsp. linearre
J. dallachii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





J. singuliflorum
J. degeneri
J. domatiigerrum var. domaitiigerum
J. domaitiigerum var. orgenes
J. calophyllum
J. flexile
J. andamanicum
J. caudatum
Primulina

J. nudiflorum

(Lá kép 3 lá chét, hoa J. mesnyi
đơn độc mọc ở nách lá, (form.) pulvinatum
hoa màu vàng)
Unifoliolata

J. sambac

(Lá đơn mọc đối)

J. sambac var. sambac
J. sambac var. heyneanum
J. listeri
J. matthewi
J. amabile
J. adenophyllum
J. trichotomum

J. kaulbackii
J. extensum
J. ritchiei
J. attenuatum
J. pericallianthum
J. malabaricum
J. multiflorum
J. elongatum
J. coarctatum

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




J. cordifolium
J. scandens
J. arborescens
J. syringifolium
J. nervosum
J. cuspidatum
J. nobile
J. lauriflolium
J. duclouxii
J. harmandianum
J. annamense
J. attennuatum
Trên cơ sở hệ thống phân loại P. S. Green (2004) và các nghiên cứu của ông trên nhiều
khu vực trên thế giới, chúng tôi xác định đƣợc các loài hiện biết thuộc chi Jasminum L. ở Việt
Nam thuộc 2 nhánh sau Trifoliolata DC. và Unifoliolata DC. và các loài thuộc chi đƣợc chúng

tôi sắp xếp nhƣ sau (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Hệ thống phân loại chi Nhài (Jasminum L.) ở Việt Nam
Section
Trifololata

Section

Species

Lá kép 3 lá chét mọc đối 1. J. brevilobum
- Đài có lông

2. J. lanceolaria

- Đài không lông

2a. J. lanceolaria subsp. lanceolaria
2b. J. lanceolaria subsp. scortechinii

Unifoliolata

Lá đơn mọc đối

3. J. arborescens
4. J. pentaneurum
5. J. longipetalum
6. J. adenophyllum
7. J. anodontum
8. J. laxiflorum


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9. J. annamense
9a. J. annamense subsp. annamense
9b. J. annamense subsp. glabrescens
10. J. multiflorum
11. J. sambac
12. J. scandens
13. J. alongense
14. J. simplicifolium
14a. J. simplicifolium subsp. funale
14b. J. simplicifolium subsp. sootepense
15. J. coffeinum
16. J. macrocarpum
17. J. eberhardtii
18. J. pedunculatum
19. J. coarctatum
20. J. rufohirtum
21. J. elongatum
22. J. acuminatum
23. J. nervosum
24. J. lang
25. J. laurifolium
26. J. nobile
27. J. microcalyx
28. J. duclouxii
39. J. pierreanum

30. J. harmandianum
31. J. extensum

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng cứu nghiên cứu là các bậc taxon dƣới chi thuộc chi Nhài (Jasminum L.) ở
Việt Nam, thông qua vật liệu nghiên cứu là các tiêu bản của các taxon thuộc chi đƣợc lƣu trữ
tại các phòng tiêu bản thực vật trong nƣớc nhƣ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Phòng
Thực vật (HN), Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên – Khoa Sinh học (HNU), Viện Sinh học
nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh (VNM), Viện Dƣợc liệu (HNPM), Viện Điều tra quy hoạch rừng
(VFM), và các mẫu vật chúng tôi thu thập trong nhƣng chuyến điều tra ngoài thực địa. Ngoài
những mẫu tiêu bản lƣu trữ ở các bảo tàng, phòng tiêu bản và tiêu bản tƣơi, chúng tôi nghiên
cứu các tài liệu chuyên khảo, các mẫu tiêu bản chuẩn của các loài thuộc chi Jasminum L. hiện
có ở Việt Nam nhƣng đang lƣu giữ ở các thƣ viện cũng nhƣ bảo tàng thực vật ở nƣớc ngoài.
Tổng số tiêu bản chúng tôi nghiên cứu trên 500 mẫu với khoảng 200 số hiệu thuộc chi
Jasminum L. ở Việt Nam
Mẫu dùng trong nghiên cứu sinh học phân tử là lá tƣơi từ các mẫu thu đƣợc của các loài
và đƣợc bảo quản trong (Silicagel) hút ẩm.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho việc sắp xếp các taxon thuộc chi Nhài. ở Việt Nam.
- Điều tra thu mẫu trên thực địa: thu thập các thông tin về phân bố, sinh học sinh thái, giá trị sử
dụng, thu mẫu (ADN).
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái chi Nhài, qua các đại diện của Việt Nam. Phân tích so sánh các
nhánh căn cứ vào đặc điểm hình thái, vị trí cụm hoa, hoa, đài, bộ nhị, quả, để chọn ra những

đặc điểm cần thiết cho việc xây dựng khóa phân loại cho các taxon thuộc chi Nhài ở Việt Nam.
- Việc phân loại các taxon thuộc chi Nhài ở Việt Nam bao gồm:
* Xây dựng khóa phân loại cho các taxon.
*Mô tả cho các taxon theo trình tự: Tên khoa học, tài liệu mô tả gốc, tài liệu liên quan đến tên
chính thức, tên đồng nghĩa (basionym, synonym), tên Việt Nam, mô tả tóm tắt các taxon, mẫu
chuẩn, nơi thu mẫu đầu tiên, đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu (nếu có,
ảnh, hình vẽ chi tiết, nếu có).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




- Đọc trình tự gen (ADN) của một số loài để tìm hiểu mối quan hệ gần gũi có thể.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Công tác phân loại dựa trên so sánh hình thái dựa vào các đặc điểm của cơ quan sinh
dƣỡng và sinh sản, trong đó đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản là cơ bản và quan trọng
nhất, vì cơ quan sinh sản ít bị biến đổi phụ thuộc vào điều kiện môi trƣờng bên ngoài.
Đây là phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới và ở Việt
Nam, nhƣng vẫn đảm bảo độ chính xác và phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới và nƣớc ta
hiện nay, dễ thực hiện không tốn kém.
Để hoàn thành tốt nội dung nghiên cứu, chúng tôi thực hiện công tác ngoại nghiệp (ngoài
thực địa) cũng nhƣ trong phòng thí nghiệm (nội nghiệp).
Công tác ngoại nghiệp:
 Chọn vùng nghiên cứu: chủ yếu là các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn trong cả nƣớc nhƣ,
VQG Hoàng Liên Sơn, Bái Tử Long, Bến En, Pù Mát..... Và các địa phƣơng khác nhƣ
Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Phƣớc, Đồng Nai, Kiên Giang, An
Giang.....
 Việc điều tra theo tuyến tại các vùng nghiên cứu, mẫu nghiên cứu đƣợc sử lý sơ bộ
trƣớc khi về phòng thí nghiệm.
Chúng tôi sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ, nhƣ máy ảnh kỹ thuật số có độ phân giải lớn,

kính lúp màn hình, ngoài ra chúng tôi bƣớc đầu nghiên cứu trình tự gen các taxon thuộc chi
nhài Jasminum L. ở Việt Nam để xác định mối quan hệ gẫn gũi có thể, đƣợc tiến hành theo
các bƣớc sau:
*Các mẫu lá tƣơi thu đƣợc của các loài thuộc chi Nhài (Jasminum) ở Việt Nam đƣợc
bảo quản trong (Silicagel) hút ẩm nhằm phục vụ trong nghiên cứu sinh học phân tử.
*Các bƣớc tiến hành tách ADN tổng số: lựa chọn sử dụng hóa chất, bộ Deasy Plant Mini
Kit (Qiagen)....
* Phƣơng pháp (PCR) và đọc trình tự các gen (ITS, matk) sử dụng bộ kit (Sol gent,
Daejeon, Korea) với các mồi (Primers) đƣợc cung cấp và thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu
tài nguyên sinh học quốc tế (International Biological Material Ressearch Center) thuộc Viện
nghiên cứu sinh học và công nghệ sinh học Hàn Quốc (Kribb).
* Sử dụng chƣơng trình dóng hàng các trình tự (Clustalx (Thompsom et all 1997).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




* Phƣơng pháp khoảng cách sử dụng chƣơng trình PAUP (ver. 4.0b10 (Swofford, 2002).
* Đặc điểm hình thái và xử lý dữ liệu tại các phòng tiêu bản, phòng Thực vật, Viện sinh
thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Sinh học nhiệt đới tp. Hồ Chí Minh (VNM)...
* Phân tích trình tự (ADN) và xây dựng cây quan hệ gần gũi có thể của các loài thuộc
chi Nhài (Jasminum L.) ở Việt Nam, tại Trung tâm nghiên cứu tài nguyên sinh học quốc tế
(International Biological Material Ressearch Center) thuộc Viện nghiên cứu sinh học và công
nghệ sinh học Hàn Quốc (Kribb).
Bên cạnh đó kế thừa các kết quả nghiên cứu về hệ thống, tài liệu liên quan đến họ
Oleaceae, cũng nhƣ chi Nhài (Jasminum L.) trên thế giới và của Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm hình thái của các loài thuộc chi Nhài (Jasminum L.) ở Việt Nam
3.1.1. Dạng sống: Các cây thuộc chi Nhài là cây trƣờn, tạo thành bụi, dài 1-5 (15) m, dạng
sống này khác biệt với phần lớn các chi thuộc họ Nhài (Oleaeace) ở Việt Nam. Các loài thuộc
chi khác trong họ chủ yếu là cây gỗ.
3.1.2. Thân: Thân của các loài Nhài là thân tròn hóa gỗ. (J. macrocarpum). Thân tròn có lông
nhiều lông (J. annamense subsp. annamense, J. brevilobum, J.elongatum, J. multiflorum, J.
rufohirtum) hay có lông thƣa (J. adenophyllum, J. alongense, J. eberhardtii, J. nervosum, J
pedunculatum J. scandens, J. coarctatum). thân không lông (J. annamense subsp. glabrescens,
J. anodontum, J. duclouxii, J. harmandianum, J. lang…) Chủ yếu thân của các loài thƣờng
mảnh không lớn hơn so với nhánh non, thƣờng tròn, hiếm khi có cạnh (J. coffeinum) (Ảnh 3.1).
3.1.3. Lá: Lá đơn mọc đối, hay lá kép 3 lá chét bằng nhau (J. lanceolaria subsp. lanceolaria, J.
lanceolaria subsp. scortechinii) lá kép 3 hai lá chét bên tiêu giảm (J. brevilobum). Các đại diện
loài còn lại là lá đơn mọc đối, tất cả các đại diện lá đơn thuộc chi Nhài ở Việt Nam, cuống lá
đều có khớp ở giữa. Phiến lá hình mác, bầu dục, hình thuôn, hình trứng, hình tim hay tam giác
(Hình 3.1, ảnh 3.2).
3.1.4. Cụm hoa. Cụm hoa mọc nách lá hay đầu cành, cơ bản dạng xim, tạo thành hình chùm,
hình chuỳ, hình ngù, hình đầu, hay tán dạng xim; lá bắc tồn tại, có hai dạng lá bắc, lá bắc cụm
hoa và lá bắc cụm hoa đơn vị (lá bắc nhánh) thƣờng có hình dùi hoặc hình sợi, hoặc dạng lá
thƣờng có hình trứng hay bầu dục hẹp (Hình 3.2, ảnh 3.3).
3.1.5. Hoa. Hoa của các loài thuộc chi Nhài là hoa lƣỡng tính, cánh hoa hợp thành ống, có từ 3
đến 20(30) hoa, thƣờng có mùi thơm, hoa có cuống ngắn, hay rất dài hoặc không cuống.
Đài: Đài của các loài chi Nhài là đài hợp, hình chuông, hình chén hay hình đấu, thùy đài hình
tam giác, hình mác thuôn hay hình sợi, có lông hoặc nhẵn, có từ 4- 9 thùy, hay không có thùy.
Đài hình đấu, không có thùy đài (J. anodontum); Đài hình chuông, có lông dầy, thùy đài hình
sợi nhiều lông (J. rufohirtum, J. annamense subsp. annamense, J. elongatum, J.
multiflorum….); Đài hình chén, thùy đài hình tam giác nhọn (J. extensum, J. coffeinum,

J. macrocarpum, J. pierreanum…..) Đài của một số loài khác thƣờng nhẵn, hay có lông thƣa ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




mép (Ảnh 3.4).
Tràng. Tràng dạng ống, thƣờng phình to dẹt ở gần họng (vị trí đính nhị và bao phấn); hình
khay, hay hình phễu, màu trắng, hiếm khi đỏ hoặc tím, hay hồng mặt ngoài, thuỳ tràng có từ 4
– 5(16) cánh, xếp lợp ở chồi, ở loài trồng đến 30 (J. sambac); cánh tràng thƣờng có hình bầu
dục, hình thuôn, có mũi hay tròn ở đầu (Hình 3.3, ảnh 3.5).
Bộ nhị. Nhị 2, đính ở dƣới, giữa ống, hay gần họng tràng, chỉ nhị ngắn, mảnh, nhẵn. Bao phấn
2 ô, mở bằng đƣờng nứt dọc, màu vàng, hình bầu dục, hình thuôn, đính lƣng, hƣớng trong, đầu
nhọn đáy tù, thƣờng có phần phụ rất ngắn ở đầu bao phấn (trung đới kéo dài). Bao phấn thƣờng
ở trong ống, gần họng tràng, hiếm khi thò khỏi tràng (Hình 3.4, ảnh 3.6).
Bộ nhụy. Bầu thƣợng gồm 2 lá noãn dính nhau tạo thành bầu 2 ô, bầu hình trống, hình chén
hay hình trứng. Vòi nhụy thƣờng hình trụ rất ngắn, hay thò khỏi họng tràng, núm nhụy thƣờng
hình dùi, dạng chỉ, dạng đầu hoặc chẻ đôi. (Hình 3.4, ảnh 3.7)
3.1.6. Quả. Quả mọng, mọc kép hoặc một nửa không phát triển, hiếm khi quả đơn phần vỏ và
thịt quả khi khô dính sát vào hạt, có màu xanh bóng, khi chín màu tím hay đen. Hạt có 1 hạt
thƣờng có dạng hình trứng, tròn hay bầu dục, không có nội nhũ (ảnh 3.8).
3.2. Mô tả chi Nhài (Jasminum L.) ở Việt Nam
JASMINUM L. __ NHÀI
L. 1753. Sp. Pl. 1: 7; Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 20; C. B. Clarle in Hook. f. 1882. Fl. Brit.
Ind. 3: 591; Kobuski. 1932. J. Arnold Arbor. 13: 145- 175; Gagnep. 1933. in Lecomte, Fl. Gen.
Indoch. 3: 1035; Gagnep. 1933. Bull. Soc. Bot. France, 80: 74; Kobuski. 1939. J. Arnold
Arbor. 20(4): 404; Backer & Bakh. f. 1965. Fl. Java. 2: 216; Wu Zhengyi, 1986. Flora
Yunnanica, 4: 602; Miao. 1992. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 61: 209; M. Chang et al. 1996. Fl.
China, 15: 315; Yang Yuen-po & Lu Sheng-You, 1998. Fl. Taiwan, 4: 143; Phamh. 2000.
Illustr. Fl. Vietn. 2: 891; P. S. Green, 2000. Fl. Thailand, 7(2); T. Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl. Sp.

Vietn. 2: 1162; M. Newman & al. 2008. Checkl. Vasc. Pl. Laos: 249.
- LÀI.
Bụi trƣờn hay dây trƣờn; nhánh hình trụ hay có góc hoặc có rãnh. Lá đơn, lá kép 3 lá
chét hay lá kép 3 hai lá chét bên tiêu giảm mọc đối hiếm khi mọc cách, cuống lá đều có khớp ở
giữa; phiến lá hình mác, bầu dục, hình thuôn, hình trứng, hình tim hay tam giác; gốc thƣờng
tròn, hình nêm hay hình tim hoặc bằng, chóp có mũi ngắn hay kéo dài hoặc tròn; gân bên 3 gân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




gốc, 5 gân gốc, 3-4 đôi đến 8-9 đôi hay gân mờ hiếm khi không gân, mặt dƣới lá thƣờng có 3-4
túm lông ở nách gân bên; cuống lá thƣờng có khớp nối, hình trụ hay có rãnh mặt trên nhẵn hay
có lông thƣa đến dầy đặc. Cụm hoa cơ bản dạng xim, mọc nách lá hay đầu nhánh, tạo thành
hình chùm, chuỳ, ngù, hình đầu hay tán dang xim; lá bắc hình dùi hoặc hình sợi, đôi khi dạng
lá thƣơng có hình trứng hay bầu dục hẹp. Hoa lƣỡng tính, cánh hoa hợp thành ống, đều, có 3
đến 20(30) hoa, thƣờng có mùi thơm; cuống hoa có cuống ngắn, hay dài hoặc không cuống,
hình chùy, hay hình dùi. Đài nhỏ, hình chuông, hình chén hay hình đấu, có từ 4 - 9 thùy, hay
không có thùy, thùy đài hình tam giác, mác thuôn hay hình sợi, có lông hoặc nhẵn. Tràng dạng
ống, hình khay, hay hình phễu, màu trắng, hiếm khi đỏ hoặc tím, hay hồng mặt ngoài, thuỳ
tràng hình bầu dục rộng, hình mác, hình thuôn có từ 4 - 5(16), (xếp lợp ở nụ). Nhị 2, chỉ nhị
thƣờng mảnh hình trụ, đính ở dƣới, giữa hay gần họng tràng, chỉ nhị ngắn, nhẵn. Bao phấn 2 ô,
hình bầu dục, hình tam giác, đính lƣng, hƣớng trong, đầu nhọn đáy tù, thƣờng có phần phụ rất
ngắn ở đầu bao phấn. Bầu thƣợng, gồm 2 lá noãn dính nhau tạo thành bầu 2 ô, bầu hình trống,
hình chén hay hình trứng. Vòi nhụy hình trụ rất ngắn, hay thò khỏi họng tràng, núm nhụy
thƣờng hình dùi, hình sợi, dạng đầu hoặc chẻ đôi. Quả mọng, mọc kép hoặc một nửa không
phát triển, hiếm khi quả đơn, phần vỏ và thịt quả khi khô dính sát vào hạt, có màu xanh bóng,
khi chín màu tím hay đen. Hạt có 1 hạt thƣờng có dạng hình trứng, tròn hay bầu dục, không có
nội nhũ.
Lectotypus: Jasminum officinale L (by Hitchcock, 1929).

Trên thế giới có khoảng 200 loài, phân bố ở châu Phi, châu Á, châu Úc, một loài ở vùng
Địa Trung Hải. Ở Việt Nam có 31 loài, 6 dƣới loài và 1 thứ. Trong đó có 5 loài đặc hữu ở Việt
Nam.
3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Nhài (Jasminum L.) ở Việt Nam
1A. Lá kép 3 lá chét (Sect. Trifoliolata DC.)
2A. Đài và bầu có lông; quả hình cầu .......................................... 1. J. brevilobum
2B. Đài và bầu nhẵn; quả hình bầu dục ........................................ 2. J. lanceolaria
3A. Ống tràng dài 17 - 25 mm; quả cỡ 8 – 9 x 7 mm ..........................................
. ................................................................2a. J. lanceolaria subsp. lanceolaria
3B. Ống tràng 10 - 15 mm; quả cỡ 20 x 12 mm. ...............................................
............................................................. 2b. J. lanceolaria subsp. scortechinii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1B. Lá đơn (Sect. Unifoliolata DC.)
4A. Lá hình tim ............................................................................ 3. J. arborescens
4B. Lá không hình tim
5A.Cụm hoa dạng xim, tạo thành hình đầu hay tán.
6A. Cụm hoa hình đầu, nhiều hoa ........................................ 4. J. pentaneurum
6B. Cụm hoa hình tán, 1-5 hoa.
7A. Thùy đài dài 2-3 mm; tràng 9-11 thùy.......................... 5. J. longipetalum
7B. Thùy đài dài 5-14 mm; tràng 8 thùy ........................... 6. J. adenophyllum
5B. Cụm hoa dạng xim, tạo thành hình ngù hay chùy.
8A. Đài không có thùy .............................................................. 7. J. anodontum
8B. Đài chia thùy.
9A. Đài có lông.
10A. Thùy đài dài gấp 3 lần ống đài hay hơn.
11A. Thùy tràng ngắn hơn 8 cm ......................................... 8. J. laxiflorum

11B. Thùy tràng dài hơn 8 cm.
12A. Lá bắc hình sợi, dài 9-13 mm ................................. 9. J. annamense
13A. Cành và phiến lá có lông .... 9a. J. annamense subsp. annamense
13B. Cành và phiến lá nhẵn ........ 9b. J. annamense subsp. glabrescens
12B. Lá bắc dạng lá, dài 15-20 mm ............................. 10. J. multiflorum
10B. Thùy đài không dài gấp 3 lần ống đài.
13A. Thùy đài 7-9.
14A. Thùy tràng 8-9 (20) ..................................................... 11. J. sambac
14B. Thùy tràng 7 .............................................................. 12. J. scandens
13B. Thùy đài ít hơn 7.
15A. Ống đài dài hơn 3 mm .............................................13. J. alongense
15B. Ống đài ngắn hơn 3 mm.
16A. Thùy đài ngắn hơn hoặc bằng ống đài.
17A Thùy đài dài 0,25-1 mm ............................... 14. J. simplicifolium
18A. Mặt dƣới lá có những túm lông ở nách gân ................................
............................................. 14a. J. simplicifolium subsp. funale
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18B. Mặt dƣới lá có lông nhung. .........................................................
J. simplicifolium subsp. sootepense
17B. Thùy đài dài 1-3 mm
19A. Thùy tràng 6-7, kích thƣớc 12-20 x 4-5 mm .... 15. J. coffeinum
19B. Thùy tràng 8-9, kích thƣớc 8-12 x 2-3 mm. ................................
16. J. macrocarpum
16B. Thùy đài dài hơn ống đài.
20A. Cụm hoa gồm 3 - 5 hoa.
21A. Kích thƣớc tràng 10-14 x 2,5-4 mm ............... 17. J. eberhardtii

21B. Kích thƣớc tràng 5-8 x 4-5 mm .................18. J. pedunculatum
20B. Cụm hoa gồm nhiều hoa (nhiều hơn 5 hoa).
22A. Lá bắc dạng lá, thùy tràng dài 12 mm ............ 19. J. coarctatum
22B. Lá bắc không dạng lá, thùy tràng ngắn hơn 12 mm.
23A. Thùy tràng 5, ống tràng dài 20-25 mm ........ 20. J. rufohirtum
23B. Thùy tràng 6-9, ống tràng dài 15-20 mm ...... 21. J. elongatum
9B. Đài không lông.
24A. Thùy đài 6-10 thùy.
25A. Lá gồm 2-5 gân gốc.
26A. Ống tràng dài 17-20 mm, tràng 6-8 thùy ........ 22. J. acuminatum
26B. Ống tràng dài 13-26 mm; tràng 8-10 thùy .......... 23. J. nervosum
25B. Lá không có gân gốc, gân lá lông chim gồm 7-11 đôi gân bên .......
................................................................................................. 24. J. lang
24B. Thùy đài 4-5 thùy.
27A. Gân gốc 2.
28A. Ống tràng dài 14-19 mm ....... 25. J. laurifolium var. laurifolum
28B. Ống tràng dài 25-35 mm ............................................ 26. J. nobile
27B. Không có gân gốc, gân lá lông chim
29A. Thùy đài 4-6 thùy.
30A. Thùy đài ngắn dài 0,5-1 mm
31A. Thùy tràng dài 4-5 mm ................................ 27. J. microcalyx
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14b.


31B. Thùy tràng dài 6-10 mm .................................. 28. J. duclouxii
30B. Thùy đài dài 1.5-2 m ..................................... 29. J. pierreanum

29B. Thùy đài 7-8 thùy
32A. Thùy đài dài 3-4 mm ...............................30. J. harmandianum
32B. Thùy đài dài,5-1 mm ......................................... 31. J. extensum
3.4. Mô tả các loài thuộc chi Nhài (Jasminum L.) ở Việt Nam
1. Jasminum brevilobum A. DC. __ Nhài thuỳ ngắn
A. DC. 1844. Prodr. 8: 307; Gagnep. in Lecomte, 1933. Fl. Gen. Indoch. 3: 1040; Phamh.
2000. Illustr. Fl. Vietn. 2(2): 891, fig. 7589; T. Đ. Ly, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1163.
Bụi trƣờn, dài 1- 5 m; thân mảnh, thân non có lông ngắn. Lá kép 3 lá chét; phiến lá chét
hình trứng hay hình mác, cỡ 6-10 x 2,5- 4,5 cm, gốc tù hay tròn hoặc bằng, đỉnh hơi có mũi
nhọn hay tù, mặt trên có lông thƣa, mặt dƣới có lông dầy ngắn; gân giữa nổi ở rõ mặt dƣới, gân
bên 4-5 đôi, kiểu gân lông chim; lá chét bên rất nhỏ, cỡ 8-10 x 5-6 mm, gốc tù, men không đều
dần xuống gốc; cuống dài 1- 2 cm, hiếm khi không cuống. Cụm hoa dạng xim mọc ở đầu cành,
dày đặc, có lông màu vàng; lá bắc cụm hoa, dạng lá dài 1-2 cm; lá bắc nhánh hình sợi, dài 1
mm. Hoa màu trắng, có từ 5-10 hoa, cuống dài 2 mm, hay gần nhƣ không cuống. Đài hình tháp
ngƣợc rộng, cỡ 5 x 5 mm, 5 thùy hơi tù, dài 0,5 mm, có lông. Tràng màu trắng hình khay,
phồng lên ở họng, ống 1,5-2 cm; 6 thùy, hình bầu dục cỡ 5-6 x 3-4 mm. Nhị ngắn, chỉ nhị hình
trụ dài 1mm; bao phấn 2 ô hình bầu dục thuôn, dài 4 mm. Bầu hình trứng ngƣợc, dài 1,5 mm,
có lông; Vòi nhụy hình trụ, dài 1-1,5 cm; núm nhụy 3,5 mm, cao ngang bằng bao phấn, hay thò
khỏi họng tràng; núm nhụy chẻ đôi, so le, dài 3-4 mm. Quả mọng, hình cầu, cỡ 5-6 mm. Hạt 1
(Hình 3.5, ảnh 3.9).
Loc.class.: India, Nilgiris. Typus: Perrottet s.n (HT: G; IT: K)
Phân bố: Đà Nẵng (Tourane), Gia Lai (MangYang), Ninh Thuận (Phan Rang). Còn có ở Ấn
Độ.
Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 6 -7, có quả 9-10. Mọc ven rừng, đƣờng, độ cao 200-800 m.
Mẫu nghiên cứu: GIA LAI, PTV 1018 (HN), VK 4426 (HN). – NINH THUẬN, B. H. Quang
52 (HN).
2. Jasminum lanceolaria Roxb. __ Nhài thon.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×