Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – Myanmar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
VIỆT NAM – MYANMAR

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Mã số sinh viên: 0951015791
Lớp: Anh 14
Khóa: 48
Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Đức Vinh

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày......tháng.......năm..............
Người hướng dẫn khoa học

ThS Nguyễn Đức Vinh


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
VIỆT NAM – MYANMAR ................................................................................... 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế .................. 4
1.1.1. Khái niệm quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế ........................................... 4
1.1.2. Các hình thức của quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế ............................... 5

1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế...................... 6
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế .............10
1.1.5. Vai trò của thương mại hàng hóa quốc tế ......................................................11
1.2. Tổng quan về đất nước và thị trường Myanmar ..........................................13
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội .................................................13
1.2.2. Chính sách ngoại thương của Myanmar ........................................................16
1.2.3. Lịch sử phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Myanmar..............18
1.3. Sự cần thiết phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam –
Myanmar ..............................................................................................................22
1.3.1. Tiếp cận một thị trường còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác ................22
1.3.2. Đón đầu cơ hội hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường mới .............23
1.3.3. Tiếp cận vị trí chiến lược trong thương mại với các cường quốc Châu Á ......23
1.3.4. Tạo lập thương mại và chuyển hướng thị trường ...........................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT
NAM - MYANMAR .............................................................................................26
2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam Myanmar giai đoạn 2003 – 2012 ..........................................................................26
2.2. Tình hình hoạt động thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Myanmar
giai đoạn 2003 - 2012 ............................................................................................28
2.2.1. Các phương thức thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Myanmar ............28
2.2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Myanmar giai


đoạn 2003 - 2012 ....................................................................................................29
2.2.3. Tình hình hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Myanmar giai
đoạn 2003 - 2012 ....................................................................................................36
2.3. Các chỉ tiêu thương mại phản ánh quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt
Nam và Myanmar .................................................................................................39
2.3.1. Quy mô xuất nhập khẩu giữa hai nước và thị phần ........................................39
2.3.2. Cán cân thương mại giữa hai nước ................................................................41
2.3.3. Lợi thế thương mại đối tác (PCA) .................................................................42

2.3.4. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) .........................................................43
2.3.5. Chỉ số bổ sung thương mại (TC) ...................................................................45
2.4. Đánh giá tổng quát ........................................................................................46
2.4.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân ...................................................46
2.4.2. Những khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân.................................................47
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM - MYANMAR ..............50
3.1. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – Myanmar
trong bối cảnh thế giới và khu vực ......................................................................50
3.1.1. Dự báo bối cảnh kinh tế quốc tế ....................................................................50
3.1.2. Xu hướng hình thành cộng đồng kinh tế chung ASEAN ...............................52
3.1.3. Cơ chế hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) .................53
3.1.4. Sự phát triển của các dự án xây dựng hành lang kinh tế ................................53
3.2. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – Myanmar
trong bối cảnh riêng giữa hai nước ......................................................................54
3.2.1. Những thuận lợi trong giao thương giữa Việt Nam và Myanmar ...................54
3.2.2. Định hướng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Myanmar trong giai đoạn 2012
– 2020 ....................................................................................................................57
3.2.3. Nhu cầu hàng hóa trong nước của Myanmar .................................................58
3.2.4. Định hướng xuất nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và Myanmar trong những năm tới ..................................................................60
3.3. Giải pháp khắc phục những khó khăn và phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam – Myanmar giai đoạn 2013 - 2020 .......................................................61


3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước ..........................................................................61
3.3.2. Giải pháp về phía Doanh nghiệp ...................................................................65
3.3. Kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của quan hệ thương mại hàng hóa
giữa Việt Nam và Myanmar giai đoạn 2012 – 2020 ............................................70
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ..........................................................................70

3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp ....................................................................72
KẾT LUẬN ...........................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................78
PHỤ LỤC ..............................................................................................................82


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ

Tên bảng biểu

Trang

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar
Bảng 2.1

so với kim ngạch của Việt Nam xuất sang ASEAN và thế giới

31

giai đoạn 2003 - 2012
Bảng 2.2
Bảng 2.4

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Biểu đồ
2.1
Biểu đồ
2.2

Biểu đồ
2.3
Biểu đồ
2.4.

Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang
Myanmar giai đoạn 2003 - 2012
Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chính của Myanmar vào
thị trường Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012
Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam –
Myanmar giai đoạn 2003 - 2012
Chỉ số chuyên môn hóa các mặt hàng chính Việt Nam xuất
khẩu vào thị trường Myanmar
Chỉ số thương mại bổ sung trong quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Myanmar giai đoạn 2003 - 2012
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường
Myanmar giai đoạn 2003 – 2012
Biểu đồ mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
vào thị trường Myanmar
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữaViệt Nam và Myanmar giai
đoạn 2003 – 2012
Thị phần xuất khẩu của Việt Nam vào Myanmar so với các
đối tác chính của thị trường Myanmar năm 2012

33

38

41


44

45

29

36

39

40


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ACFTA

Tiếng Việt
Hiệp định thương mại tự do
ASEAN – Trung Quốc

Tiếng Anh
ASEAN – China Free Trade Area

Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh Ayeyawady - Chao Phraya ACMECS

tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mekong Economic Cooperation
Mê Kông

ASEAN


AVIM
C/O
CEPT

ES

Strategy

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Association of Southeast Asia
Á

Nations

Hiệp hội các nhà đầu tư Việt

Association of Vietnam Investors

Nam ở Myanmar

into Myanmar

Giấy chứng nhận xuất xứ

Certificate of Origin

Hiệp định về Thuế quan ưu đãi

Common Effective Preferential


có hiệu lực chung

Tariff

Chỉ số chuyên môn hóa xuất
khẩu

Export Specification

EU

Liên minh Châu Âu

European Union

EWEC

Hành lang kinh tế Đông Tây

East – West Economist Corridor

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

GMS

Liên kết tiểu vùng sông Mê

Kông mở rộng

Greater Mekong Subregion

ITC

Trung tâm thương mại quốc tế

KNNK

Kim ngạch nhập khẩu

-

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

-

KNXNK

Kim ngạch xuất nhập khẩu

-

MOU

Biên bản ghi nhớ


NSEC

Hành lang kinh tế Bắc - Nam

PCA

Lợi thế thương mại đối tác

International Trade Center

Memorandum Of Understanding
North – South Economist
Corridor
Partnership Commercial
Advantage


RCA

Lợi thế so sánh biểu hiện

Revealled Comaritive Advantage

SEC

Hành lang kinh tế phía Nam

South Economist corridor

UNSD


Cơ quan thống kê Liên hợp quốc

United Nations Statistics Devision

USD

Đô – la Mỹ

United State Dollar

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới

World Trade Organization


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mua bán trao đổi hàng hóa từ lâu đã là một nhu cầu cơ bản và thiết yếu trong
đời sống chúng ta. Việc mua bán trao đổi ngày nay không còn bị bó hẹp trong phạm
vi quốc gia mà đã được nhân rộng ra phạm vi quốc tế, thành một xu hướng chung
của tất cả các quốc gia, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và hợp tác toàn diện giữa các
quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như vậy, các quốc gia buộc phải tự thay
đổi để thích nghi và bắt kịp với xu hướng chung của thế giới. Myanmar là một điển
hình trong số đó. Sau nhiều năm đóng cửa kinh tế, hiện nay Myanmar đang chuyển
mình mạnh mẽ để hòa nhập vào xu hướng chung. Sự thay đổi của Myanmar là cơ
hội tốt để Việt Nam phát triển quan hệ thương mại với quốc gia này.

Việt Nam luôn chú trọng thiết lập và phát triển các mối quan hệ hòa bình,
hữu nghị, hợp tác giao thương với bạn bè thế giới nói chung và các đối tác trong
khối ASEAN nói riêng. Trong đó, Myanmar trong những năm gần đây mới nổi lên
là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng. Đất nước chùa vàng Myanmar được
ví như một “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của Châu Á” với những bước chuyển
mình mạnh mẽ cả trong chính trị và chính sách kinh tế, thu hút sự chú ý của nhiều
quốc gia trên thế giới mong muốn đặt mối quan hệ giao thương. Kể từ khi thực hiện
cải cách, Myanmar liên tục đổi mới chính sách chính trị, ngoại giao, kinh tế và đẩy
mạnh quan hệ thương mại với bạn bè thế giới, và Myanmar cũng rất coi trọng mối
quan hệ với Việt Nam. Vì Myanmar hiện nay là một thị trường mới nổi, chưa được
quan tâm nghiên cứu và phát triển nên tác giả nhận thấy đây là mảng thị trường tiềm
năng cần được quan tâm khai thác nhiều hơn, phân tích và đúc kết một cái nhìn tổng
quan và những kiến thức thiết yếu về thị trường này, từ đó giúp các doanh nghiệp
Việt Nam hiểu rõ để dễ dàng thâm nhập và khai thác hiệu quả, tận dụng những
thuận lợi và khắc phục những khó khăn còn tồn tại.
Vì những lý do đã nêu, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về thị trường và
mối quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Myanmar và đề ra những giải
pháp thúc đẩy mối quan hệ này càng tiến xa hơn là một vấn đề thực sự cấp thiết.
Chính từ nhận định này, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Quan hệ thương mại hàng
hóa Việt Nam – Myanmar” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.


2
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề xoay quanh tình hình quan hệ thương mại hàng
hóa giữa Việt Nam và Myanmar nhằm xác định những thuận lợi và khó khăn hiện
tại của Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực để giải quyết khó khăn
còn tồn tại và các kiến nghị để thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước
phát triển ngày càng sâu rộng và bền vững.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam –
Myanmar.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình quan hệ thương mại hàng
hóa giữa Việt Nam và Myanmar giai đoạn 2003 – 2012, qua đó đưa ra các giải pháp
và kiến nghị cụ thể để thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai
nước giai đoạn 2013 – 2020. Vì quan hệ thương mại là một phạm trù khá rộng, nên
trong phạm vi đề tài này, khóa luận tập trung nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu
hàng hóa giữa hai nước và đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa thông qua các chỉ
tiêu cơ bản gồm: quy mô và thị phần xuất nhập khẩu, cán cân thương mại giữa hai
quốc gia, lợi thế thương mại đối tác PCA, chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu ES và
chỉ số bổ sung thương mại TC.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã thu thập và sử dụng các dữ liệu thứ cấp,
và ứng dụng các phương pháp phân tích số liệu, tổng hợp tư liệu, so sánh, phán
đoán, tư duy biện chứng, suy luận logic.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục các biểu đồ và bảng biểu, lời mở
đầu và phần kết luận, các danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu được chia
thành 3 (ba) chương chính như sau:
- Chương 1: Lý luận chung về quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam –
Myanmar
- Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Myanmar
- Chương 3: Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại
hàng hóa Việt Nam – Myanmar


3
Mặc dù tác giả đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện
đề tài một cách tốt nhất, nhưng chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót và
khiếm khuyết do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu. Tác giả rất mong

nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm và hướng
dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn là ThS Nguyễn Đức Vinh. Tác giả xin gửi đến
thầy lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời
cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức nền tảng vô cùng quý báu giúp tác giả hoàn
thiện dần kiến thức của bản thân và có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Thủy


4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA VIỆT NAM – MYANMAR
1.1. Những vấn đề cơ bản về quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế
1.1.1. Khái niệm quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì sự hình thành
và phát triển các mối quan hệ thương mại quốc tế là tất yếu khách quan. Điều này
bắt nguồn từ yêu cầu của quy luật về sự phân công lao động, sự phân bố tài nguyên
thiên nhiên và sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ kỹ thuật không đồng đều
giữa các quốc gia. Quan hệ hợp tác sẽ giúp các bên sử dụng hiệu quả và hợp lý
nguồn lực vốn có, phát huy được thế mạnh của quốc gia và tận dụng được những lợi
ích trong giao thương với các quốc gia khác.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa
học và công nghệ của một nền kinh tế với bên ngoài (ở đây được hiểu là các quốc
gia khác các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và các tập đoàn tư bản độc quyền đa
quốc gia) (Bùi Thị Lý, 2010, tr.6). Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại trên phạm vi toàn thế giới
Các quan hệ kinh tế thường diễn ra dưới hình thức nhất định, chủ yếu bao
gồm: quan hệ kinh tế trao đổi hàng hóa, quan hệ quốc tế về di chuyển vốn đầu tư,

quan hệ quốc tế về di chuyển sức lao động, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực khoa học
công nghệ và quan hệ tiền tệ quốc tế (Tô Xuân Dân, 1997, tr.8). Trong đó quan hệ
kinh tế quốc tế về trao đổi hàng hóa là một hình thức quan hệ kinh tế quốc tế chủ
yếu, thông qua việc di chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang các quốc gia khác.
Hàng hóa ở đây được phân ra thành hai nhóm: nhóm hàng hóa hữu hình và nhóm
hàng hóa vô hình (dịch vụ).
Quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế là quan hệ kinh tế trong đó chủ yếu là
việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi
ngang giá nhằm đem lại lợi ích cho các bên. Quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế
thực chất đã xuất hiện từ khi con người biết phân công lao động, tuy nhiên vai trò
của nó mới được chú trọng và bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong vài thập kỷ gần
đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế trở thành xu hướng
chung của tất cả các quốc gia trên thế giới.


5
1.1.2. Các hình thức của quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế
Có nhiều tiêu chí để phân loại hình thức quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế.
Nếu xét về mối quan hệ giữa các đối tác thì mối quan hệ thương mại giữa các nước
có thể chia thành quan hệ song phương và quan hệ đa phương. Quan hệ thương mại
song phương là quan hệ thương mại giữa hai nước với nhau. Quan hệ thương mại
đa phương là quan hệ thương mại giữa một nước với một tổ chức hay nhiều nước
khác trên thế giới.
Nếu xét về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu thì quan hệ thương mại được chia
làm hai nhóm chính là: quan hệ thương mại hàng hóa hữu hình và quan hệ thương
mại hàng hóa vô hình (thương mại dịch vụ). Thương mại hàng hóa hữu hình là việc
trao đổi, mua bán các hàng hóa dạng vật chất. Thương mại hàng hóa vô hình là việc
trao đổi mua bán các sản phẩm vô hình, phi vật chất thông qua các hành động của
con người như: dịch vụ tín dụng, du lịch, phần mềm công nghệ, dịch vụ tài chính, ...
Nếu xét về phương thức của hoạt động xuất nhập khẩu có thể chia thành

phương thức thương mại chính ngạch và phương thức thương mại tiểu ngạch.
Phương thức thương mại chính ngạch là hình thức thương mại mà hoạt động xuất
nhập khẩu giữa hai nước phải có giấy phép của Bộ Công Thương và lưu thông
chính thức qua các cửa khẩu quốc tế, chấp hành đúng quy định về thuế và các thủ
tục hải quan. Hình thức này thường được điều chỉnh bằng hợp đồng và luật thương
mại của các quốc gia hay các tổ chức quốc tế theo thỏa thuận trong hợp đồng của
các bên. Còn thương mại tiểu ngạch là mối quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa hợp
pháp nhưng diễn ra dưới hình thức trao đổi buôn bán của nhân dân sống ở vùng
biên giới, có hạn ngạch quy định. Vì thương mại tiểu ngạch không đòi hỏi hợp đồng
mua bán, được hưởng mức thuế thấp và thủ tục hải quan cũng đơn giản hơn nên giá
cả cũng cạnh tranh hơn. Tuy nhiên hình thức này không ổn định, lượng hàng hóa có
giới hạn vận chuyển qua biên giới nên không được khuyến khích nhiều, chỉ dùng
làm biện pháp thúc đẩy kinh tế dân cư vùng sâu và biên giới.
Trong quan hệ song phương cần chú trọng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
vì đây là hình thức tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế hai bên. Để đánh giá
quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước, kim ngạch xuất nhập khẩu và cơ cấu
mặt hàng là yếu tố chính để đi vào phân tích.


6
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế
1.1.3.1. Chỉ tiêu về quy mô và thị phần xuất nhập khẩu
Nhóm chỉ tiêu quy mô và thị phần thương mại cho thấy vị trí và vai trò của hai
nước đối với nhau trong mối quan hệ thương mại song phương và trong mối tương
quan với các quốc gia khác.
Quy mô xuất nhập khẩu
Quy mô là chỉ tiêu về mức độ, khối lượng, giá trị giao dịch thương mại, thể
hiện ở kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của một quốc gia với một đối tác nhất định.
Ưu điểm: Cho thấy độ lớn của hoạt động xuất nhập khẩu thông qua kim ngạch

và số lượng mặt hàng giao dịch.
Nhược điểm: Không có thang đo nhất định để đánh giá mức độ giao dịch giữa
hai quốc gia. Phải đặt trong tương quan với các đối thủ khác để đánh giá.
Thị phần xuất nhập khẩu
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm của nước đối tác mà quốc gia
xuất khẩu chiếm lĩnh. Thị phần của một quốc gia được tính bằng tỉ trọng kim ngạch
xuất khẩu của quốc gia đó trên tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia khác vào
cùng một thị trường.
Công thức:

Trong đó
Mik là thị phần của quốc gia i trong thị trường k so với đối thủ
Eik là tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i vào thị trường k
Ewk là tổng kim ngạch xuất khẩu của đối thủ vào thị trường k
Ý nghĩa: Thị phần càng lớn đồng nghĩa với việc quốc gia càng có vị trí quan
trọng trong thị trường của nước đối tác. Thị phần nhỏ đồng nghĩa với việc quốc gia
còn nhiều cơ hội thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường này.
Ưu điểm: Cho thấy phần thị trường mà quốc gia đang nắm giữ so với đối thủ
khác về mặt kim ngạch. Từ đó có thể xác định được vị trí và tầm quan trọng của
mình trong thị trường đích để đưa ra chiến lược phù hợp.


7
Nhược điểm: Thị phần không được xem xét trong mối tương quan về giá cả
và không tính đến thay đổi nhu cầu tiêu dùng của thị trường đích.
1.1.3.2. Chỉ tiêu về cán cân thương mại xuất nhập khẩu
Cán cân thương mại xuất nhập khẩu ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và
nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm)
cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
Công thức:


Trong đó:
Bik là cán cân thương mại
Eik là tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i đến thị trường k
Iik là tổng nhập khẩu của quốc gia i từ quốc gia k
Bik > 0

cán cân thương mại có thặng dư (xuất siêu)

Bik < 0

cân thương mại có thâm hụt (nhập siêu)

Bik = 0

cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng

Ý nghĩa: Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư
thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng (hay thặng dư
thương mại) mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu
ròng (hay thặng dư thương mại) mang giá trị âm.
Ưu điểm: Chỉ ra được một quốc gia đang xuất siêu hay nhập siêu từ một quốc
gia khác và mức độ chênh lệch về kim ngạch xuất – nhập khẩu.
Nhược điểm: Chỉ xét về mặt tổng kim ngạch mà không phản ánh được trong
mối tương quan với cơ cấu hàng hóa xuất nhập giữa hai nước.
1.1.3.3. Lợi thế thương mại đối tác (PCA)
Lợi thế thương mại của một quốc gia với đối tác, gọi tắt là lợi thế thương mại
đối tác PCA, được xác định căn cứ vào quan hệ tương quan của tỷ lệ giữa kim
ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của một quốc gia với đối tác trong một
thời kỳ với tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu của

quốc gia đó trong thời kỳ tương ứng. Lợi thế này chỉ được dùng để đo lường lợi thế
của quốc gia với đối tác về đầu tư hoặc các lĩnh vực khác.


8
Công thức:

Trong đó:
PCA: lợi thế thương mại đối tác của một quốc gia so với quốc gia đối tác p
trong một thời kỳ.
Ep: kim ngạch xuất khẩu của quốc gia sang nước đối tác p
Ip: kim ngạch nhập khẩu của quốc gia từ nước đối tác p
ER: tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia xem xét trong thời kỳ tương ứng
IR: tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia xem xét trong thời kỳ tương ứng
PCA < 1
1 ≤ PCA ≤ 2,5
2,5 < PCA ≤ 5
PCA > 5

quốc gia không có lợi thế thương mại đối tác
quốc gia có lợi thế thương mại đối tác
quốc gia có lợi thế thương mại đối tác cao
quốc gia có lợi thế thương mại đối tác rất cao

Ý nghĩa: PCA dùng để đo lường lợi thế thương mại tổng hợp của quốc gia với
đối tác thương mại mà không đo lường chi tiết lợi thế so sánh từng mặt hàng cụ thể.
Ưu điểm: phản ánh được lợi thế thương mại ở góc độ khái quát, bao gồm cả
những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh và những mặt hàng xuất khẩu không
có lợi thế so sánh nên đảm bảo được tính bao quát của các kết quả tính toán về lĩnh
vực thương mại. Bên cạnh đó còn có cơ sở để xác định ngưỡng hoặc giới hạn hợp lí

nhằm điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu để cải thiện thương mại đối với đối
tác và có những giải pháp thích hợp để đạt được lợi ích.
Nhược điểm: không xác định được nguồn lợi tiềm tàng trên cơ sở nguồn lực
có sẵn. Các đơn vị tính toán phụ thuộc nhiều vào đơn vị đo lường, đặc biệt là mức
độ ổn định của đồng tiền. PCA trong một số trường hợp chỉ mang tính chất tham
khảo vì nó không phản ảnh được sự ảnh hưởng của cầu thị trường.
1.1.3.4. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES)
Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu ES là phiên bản sửa đổi của hệ số lợi thế so
sánh biểu hiện RCA và được dùng để xác định đối tác thương mại tiềm năng.


9
Công thức:

Trong đó:
Xij:là giá trị xuất khẩu hàng hóa j của nước i
Xit: là tổng giá trị xuất khẩu của nước i
Mkj: tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng j tại thị trường K
Mkt: tổng giá trị nhập khẩu của thị trường k
ES > 1

Mặt hàng của nước i có lợi thế trên thị trường k

ES < 1

Mặt hàng của nước i không có lợi thế trên thị trường k

Ý nghĩa: ES rất hữu ích để xác định đối tác thương mại tiềm năng, nếu ES>1
cho thấy lợi thế thương mại trên thị trường k.
Ưu điểm: chỉ số ES giúp quốc gia có thể xác định được vị trí của sản phẩm

trên thị trường xuất khẩu, từ đó có những chính sách và biện pháp phù hợp để điều
chỉnh xuất khẩu hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Nhược điểm: chỉ số này chưa tính được mức biến động nhu cầu thị trường
nhập khẩu của các mặt hàng.
1.1.3.5. Chỉ số bổ sung thương mại (TC)
Chỉ số bổ sung thương mại (TC) cho thấy xuất khẩu của một nước có giống
nhập khẩu của nước đối tác không.
Công thức:
= 100 Trong đó:
xij: tỷ trọng xuất khẩu hàng i trên tổng xuất khẩu của nước j
mik: tỷ trọng nhập khẩu hàng i trên tổng nhập khẩu của nước k
TC = 0

Không có hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước

TC = 100

Xuất nhập khẩu của hai nước như nhau

Ý nghĩa: Chỉ số bổ sung thương mại càng cao thì càng tốt cho quan hệ thương


10
mại song phương, nghĩa là khi đó cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước
càng bổ sung cho nhau nhiều hơn.
Ưu điểm: Chỉ số TC giúp một số quốc gia biết được xuất khẩu của nước kia sẽ
bổ sung được bao nhiêu lượng thiếu hụt của nước này. Từ đó xác định được vai trò
và vị trí của mặt hàng nào đó đối với nước này.
Nhược điểm: Cũng như chỉ số ES, chỉ số TC không chỉ ra được lợi thế thương
mại giữa hai quốc gia.

1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế
Quan hệ thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu
tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất có thể kể đến như: chính trị, chính sách kinh tế đối
ngoại, chính sách tỉ giá, quan hệ hợp tác đầu tư và các thỏa thuận, hiệp định thương
mại đã kí kết giữa hai hay nhiều quốc gia. Cụ thể là:
Thứ nhất, về yếu tố chính trị: đây là yếu tố quan trọng cần được quan tâm bởi
nó tạo tiền đề cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Hiện nay các nước không
ngừng mở rộng quan hệ thân thiện với các nước trên thế giới để tìm kiếm lợi ích về
kinh tế và các sự ủng hộ quốc tế trong chính trị. Quan hệ kinh tế và quan hệ chính
trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính trị ổn định tạo môi trường thuận lợi
cho kinh tế phát triển, các quốc gia có quan hệ chính trị tốt với nhau sẽ tạo điều kiện
tốt để đẩy mạnh giao thương nhờ việc Chính phủ ban hành chính sách đối ngoại,
đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn và dành cho nhau nhiều ưu đãi
hơn trong hợp tác buôn bán trao đổi hàng hóa. Mặt khác, quan hệ kinh tế phát triển
mạnh sẽ tác động đến cơ chế chính trị cho phù hợp hơn và thuận lợi hơn trong giao
thương nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho các bên. Chính vì vậy, trong các mối
quan hệ ngoại thương, nhà nước và các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến kết
quả của quan hệ kinh tế mà còn quan tâm đến kết quả của quan hệ chính trị.
Thứ hai, về chính sách hoạt động xuất nhập khẩu: đây là yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động thương mại. Mỗi quốc gia có chính sách kinh tế đối ngoại
riêng. Việc tìm hiểu kĩ và nắm rõ các quy định trong chính sách kinh tế đối ngoại
của quốc gia đối tác giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào thị trường của
quốc gia đó. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, các quốc
gia có xu hướng thay đổi chính sách đối ngoại để thích nghi với bối cảnh của khu


11
vực và thế giới, vậy nên cần phải cập nhật thường xuyên và nghiên cứu kĩ những
thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của đối tác để tránh gặp phải những
vướng mắc trong quá trình thâm nhập thị trường và giao lưu buôn bán.

Thứ ba, về chính sách tỉ giá: Đây là một yếu tố không nhỏ trong quan hệ
thương mại hàng hóa quốc tế. Khi giá trị đồng tiền của một nước tăng thì nhập khẩu
tăng do giá cả hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn so với hàng hóa nội địa. Ngược lại khi giá
cả đồng tiền của một nước giảm thì xuất khẩu được đẩy mạnh và nhập khẩu giảm
sút. Để đạt được hiệu quả tối ưu trong thương mại, các quốc gia thường điều chỉnh
tỉ giá sao cho phù hợp với từng thời kì.
Thứ tư, về quan hệ hợp tác đầu tư: thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài
để phát triển kinh tế trong nước, quy mô sản xuất sẽ được mở rộng và chất lượng
sản phẩm được nâng cao nhờ tiếp thu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài. Sản xuất
phát triển vừa tạo ra nguồn sản phẩm xuất khẩu, vừa tạo ra nhu cầu nhập khẩu thêm
nguyên vật liệu cho sản xuất, từ đó đưa kinh tế quốc gia tiến sâu hơn vào hội nhập
kinh tế với thế giới. Quan hệ đầu tư góp phần thắt chặt quan hệ chính trị, hữu nghị
giữa hai nước, tạo điều kiện phát triển quan hệ thương mại.
Thứ năm, về việc kí kết các hiệp định: việc kí kết các hiệp định thương mại
song phương hay đa phương tạo môi trường để các nước có thể hợp tác mạnh mẽ
hơn khi có những thỏa thuận chung rõ ràng, thống nhất và có những ưu đãi đặc biệt
dành riêng cho nhau. Đây cũng là cơ sở cho việc điều chỉnh các chính sách thương
mại hay ban hành thêm các quy định mới của các quốc gia sao cho phù hợp với thỏa
thuận đã có và tạo điều kiện cho thương mại giữa các quốc gia với nhau có thể phát
triển toàn diện, mang về lợi ích tối ưu cho các bên.
1.1.5. Vai trò của thương mại hàng hóa quốc tế
1.1.5.1. Vai trò của thương mại hàng hóa quốc tế trong nền kinh tế quốc dân
Ngày nay, thương mại hàng hóa ngày càng giữ vai trò cực kì quan trọng trong
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn
ra mạnh mẽ. Thương mại quốc tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua việc sử
dụng lao động và tài nguyên hiệu quả, tăng giá trị ngày công lao động, tăng hiệu
quả sản xuất, giúp các quốc gia tiếp thu và cải tiến khoa học công nghệ, tạo ra nhiều
giá trị thặng dư trong sản xuất, kích thích đổi mới phương thức lao động, phát triển



12
lực lượng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm mang lại nhiều lựa chọn hơn cho người
tiêu dùng, giúp các quốc gia cùng nhau phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn
chế trong sản xuất.
Thương mại hàng hóa cũng là phương tiện góp phần mở rộng và thắt chặt hơn
các mối quan hệ đối ngoại của một quốc gia cả về kinh tế lẫn chính trị, văn hóa, xã
hội. Tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia mà thương mại quốc tế có tác động theo
những cách khác nhau:
- Đối với các quốc gia phát triển: Thương mại quốc tế giúp các nước này mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, kéo dài vòng đời của những sản phẩm công nghệ,
tranh thủ tận dụng nguồn nguyên vật liệu dồi dào, giá rẻ từ các quốc gia khác, đồng
thời nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế.
- Đối với các quốc gia đang phát triển: Thương mại quốc tế giúp tận dụng tối
đa về tài nguyên cũng như nguồn nhân lực dồi dào trong nước, có cơ hội tiếp thu
khoa học – kỹ thuật tiên tiến, từng bước tăng năng suất lao động và hiện đại hóa nền
kinh tế. Thương mại quốc tế giúp các quốc gia này mở rộng thị trường, phân tán rủi
ro và hạn chế sự phụ thuộc vào các đối tác lướn trên thế giới.
Việt Nam thuộc khối quốc gia đang phát triển, việc đẩy mạnh thương mại
quốc tế là rất cần thiết để Việt Nam có thể giải quyết các vấn đề về lao động, đầu ra
sản phẩm, tiếp thu công nghệ và cải thiện quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên
thế giới, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của mình.
1.1.5.2. Vai trò của thương mại hàng hóa quốc tế đối với doanh nghiệp
Thương mại hàng hóa nói chung đã hình thành từ rất lâu và trở thành một
thành phần thiết yếu của thương mại. Thương mại hàng hóa phát triển mạnh mà ko
bó hẹp ở phạm vi quốc gia mà dần lan tỏa ra phạm vi thế giới mang đến cho các
doanh nghiệp rất nhiều cơ hội để đạt được lợi nhuận và lợi ích trong kinh doanh.
Thông qua việc mở rộng thị trường và có thêm nhiều đối tác trong kinh doanh buôn
bán, các doanh nghiệp đạt được những lợi ích nhất định. Cụ thể như:
Thứ nhất, thương mại hàng hóa quốc tế giúp cho doanh nghiệp giải quyết
được lượng hàng dư thừa ở thị trường trong nước do lượng cung vượt quá cầu. Hơn

nữa, doanh nghiệp cũng sẽ tìm được thêm thị trường tiêu thụ nhiều chủng loại sản
phẩm thuộc các phân khúc chất lượng khác từ những đối tác có nhu cầu khác nhau.


13
Thứ hai, thương mại hàng hóa quốc tế giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản
xuất để có đủ lượng hàng cung ứng cho thị trường quốc tế. Khi sản xuất ở quy mô
lớn, doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô nhờ tận dụng được
nguyên vật liệu, nhiên liệu và khai thác triệt để công suất của máy móc, thiết bị sản
xuất, tăng lượng sản phẩm đầu ra.
Thứ ba, thương mại hàng hóa quốc tế giúp kéo dài vòng đời sản phẩm do nhu
cầu của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau không giống nhau và sự phát
triển của khoa học công nghệ của các quốc gia cũng khác nhau. Khi mặt hàng trong
nước đang ở giai đoạn chín muồi thì có thể ở thị trường khác mặt hàng này lại đang
trên đà phát triển, sự khác biệt này giúp doanh nghiệp đạt lợi ích trong kinh doanh.
Thứ tư, thương mại hàng hóa quốc tế giúp doanh nghiệp tìm được thêm nhiều
đối tác mới, phân tán các rủi ro trong kinh doanh, hạn chế sự phụ thuộc thương mại
vào một số đối tác nhất định. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể tìm được cho
mình những đối tác cung cấp nguồn nguyên vật liệu đa dạng, giá thành phù hợp để
mang về cho doanh nghiệp lợi nhuận cao hơn.
Thứ năm, thương mại hàng hóa quốc tế giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận
sản phẩm mới trên thị trường thế giới, trao đổi và tiếp thu kỹ thuật - công nghệ mới,
tiên tiến để áp dụng vào sản xuất ngày càng hiệu quả hơn với những mặt hàng đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nâng cao hàm lượng công nghệ
trong sản phẩm. Thông thường các doanh nghiệp có được những lợi ích này thông
qua các hợp đồng gia công thường được chuyển giao công nghệ và tài trợ máy
móc,... Ngoài ra, khi nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới, doanh nghiệp
cũng có động lực tự thay đổi để bắt kịp với xu hướng chung của thị trường.
1.2. Tổng quan về đất nước và thị trường Myanmar
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội

Myanmar là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với diện tích 676.578
kilomet vuông, tổng dân số là 55.167.330 người (ước tính đến 2013). Mật độ dân số
của Myanmar là 81,5 người/km² (CIA Factbook, 2013b).
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Myanmar là quốc gia có diện tích lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á.
Myanmar có đường biên giới dài nhất với Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc


14
về phía đông bắc với tổng chiều dài 2.185 km, giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở
phía đông nam. Đường bờ biển của Myanmar dài 1.930 km dọc theo Vịnh Bengal
và Biển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài
biên giới. Không chỉ có tiềm năng về kinh tế biển, với diện tích 676.577 km2 (gấp
đôi diện tích của Việt Nam) Myanmar còn là vùng đất có vị trí địa lý, chính trị quan
trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Quốc gia này được thiên nhiên ban tặng
những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, và nguồn tài nguyên phong
phú phục vụ công nghiệp khai khoáng. Myanmar hầu như quanh năm không có
thiên tai ở vùng đồng bằng. Chỉ có vùng ven biển có bị ảnh hưởng đôi chút từ phía
Ấn Độ Dương. Hiện nay môi trường và các hệ sinh thái Myanmar còn rất dồi dào và
trong sạch vì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Myanmar khá chậm. Rừng nhiệt đới với
loại gỗ Tếch có giá trị kinh tế cao ở vùng hạ Myanmar, bao phủ 49% diện tích đất
nước. Các loại cây khác mọc ở vùng này gồm cao su, cây keo, tre, lim, đước, dừa,
cọ. Trên những cao nguyên phía bắc có các loại cây như sồi, thông, và nhiều giống
đỗ quyên khác bao phủ đa phần diện tích. Những vùng đất dọc bờ biển có nhiều cây
ăn trái nhiệt đới. Ở những vùng khô, thực vật thưa thớt và còi cọc hơn. Bên cạnh đó,
Myanmar sở hữu trữ lượng dầu khí rất lớn xếp thứ 11 thế giới, tài nguyên khoáng
sản (ngọc, đá quý, đồng, niken, vonfram, granit, vàng, bạc...) cũng thuộc hàng lớn
nhất trên thế giới. (VCCI, 2013).
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
Về dân cư, dân số của Myanmar ước tính đến năm 2013 khoảng 55.167.330

người, đa dạng về chủng tộc dân cư. Tuy chính phủ chỉ mới chính thức công nhận
135 dân tộc khác nhau, nhưng trên thực tế còn nhiều dân tộc nhỏ lẻ khác chưa được
công nhận. Tỉ lệ người biết chữ trên 80%, việc học hành ở đây rất được chú trọng.
Doanh nhân Myanmar đa số dùng tiếng anh rất thông thạo và có phong thái làm
việc bị ảnh hưởng nhiều phong cách của nước Anh do lịch sử nhiều năm thuộc địa
của Anh. Những đặc điểm này cũng là điều kiện tốt để đẩy mạnh quan hệ thương
mại với các doanh nhân Myanmar.
Đất nước Myanmar sau một giai đoạn dài bị phương Tây cấm vận, chủ yếu sản
xuất tự cung tự cấp nên thu nhập bình quân đầu người của Myanmar rất thấp, hiện
GDP theo đầu người của Myanmar là 700 USD - thấp nhất trong số các nước Đông


15
Nam Á (CIA Factbook, 2013 A). Tuy nhiên, xúc tiến nhanh việc thực hiện công
cuộc đổi mới, Myanmar đặt mục tiêu thu hút đầu tư và đẩy mạnh thương mại quốc
tế để nâng GDP bình quân gấp 3 lần mức hiện tại. Với gần 60 triệu dân, sản xuất
trong nước còn hạn chế nên nhu tiêu dùng và sức mua rất cao, người tiêu dùng ở thị
trường này không yêu cầu hàng chất lượng cao, chỉ tiêu dùng hàng có chất lượng
vừa phải, trong khi phân khúc này lại là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.
Về chính trị, từ khi giành độc lập (năm 1948) đến năm 1962 Myanmar là nhà
nước liên bang theo chế độ dân chủ đại nghị. Từ năm 1962 đến năm 2009, tình hình
chính trị bất ổn do sự cạnh tranh của các đảng phái chính trị. Sự độc tài của chính
quyền đã khiến Mỹ và EU cấm vận quốc gia này từ năm 1988. Myanmar từ một
quốc gia giàu có bậc nhất khu vực Đông Nam Á dần chìm vào nền kinh tế nghèo
nàn, tụt hậu so với các nước trong khu vực do không có điều kiện giao lưu, buôn
bán với các nước phát triển, nền kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp. Đến năm 2009, Mỹ
và EU dần dần gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với nước này, tình hình chính trị giữa các
đảng phái cũng bớt căng thẳng hơn, Myanmar bắt đầu mở cửa để phát triển kinh tế
quốc gia và thoát khỏi giai đoạn cô lập trong gần nửa thế kỷ. năm 2010, sau cuộc
bầu cử dân chủ đầu tiên sau 20 năm bị cấm vận. Cuộc bầu cử này chứng tỏ quyết

tâm cải cách thực chất của chính quyền Myanmar, qua đó xóa bỏ mọi nghi ngại của
phương Tây để tiến tới nới lỏng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế áp đặt
lâu nay, giúp Myanmar đẩy nhanh mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển đất
nước. (Cục Đầu tư nước ngoài, 2012).
Về kinh tế, xã hội: Miến Điện (Myanmar cũ) từng là một trong những nước
giàu có nhất vùng Đông Nam Á. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là
nước cung cấp dầu khí thông qua Công ty Dầu khí Miến Điện. Quốc gia này cũng
có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Myanmar sản xuất
75% lượng gỗ Tếch của thế giới, và dân cư có tỷ lệ biết đọc biết viết cao (trên 80%
dân cư biết đọc biết viết, lượng người Myanmar nói tiếng Anh cũng khá cao).
Năm 1989, chính phủ Myanmar bắt đầu bãi bỏ kiểm soát tập trung hóa nền
kinh tế và tự do hóa một số lĩnh vực kinh tế. Các ngành công nghiệp mang lại lợi
nhuận như ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những
ngành này đã được một số tập đoàn nước ngoài liên doanh cùng chính phủ tham gia


16
khai thác. Những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển quan
hệ với chính phủ nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế, đầu tư nước ngoài vào
Myanmar chủ yếu từ các quốc gia chính như: Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc,
Ấn Độ và Thái Lan.
Myanmar là một nước giàu tài nguyên, đất đai phì nhiêu với tổng diện tích
trồng trọt khoảng 23 triệu hecta. Nông nghiệp chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu. Từ
năm 1988, Myanmar tiến hành cải cách nền kinh tế từ hành chính bao cấp sang nền
kinh tế thị trường, ban hành luật đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập lại các
doanh nghiệp tư nhân. Tăng trưởng GDP từ 1989 đến 1996 lần lượt được cải thiện.
Trong 5 năm (1996-2001), GDP của Myanmar phát triển trung bình 6%/năm. Chính
phủ đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế 10 năm từ 2001 – 2011 với mức tăng trưởng
GDP trung bình là 7,2%/năm (Quandl, 2013). Tăng trưởng kinh tế năm 2004 – 2005
đạt 4%, giai đoạn 2009 – 2011 đạt khoảng 5,5%. Đầu tư nước ngoài vào Myanmar

hiện có 374 dự án từ 25 nước và lãnh thổ, trong đó đầu tư từ các nước ASEAN là
3.844 tỷ USD, chiếm 51,64%. Tổng kim ngạch thương mại chính ngạch giữa
Myanmar với các nước năm 2005 – 2006 đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tuy nhiên, đến
giai năm 2011 đã tăng vọt, đạt đến mức 15,041 tỷ USD.
Nền công nghiệp của Myanmar còn yếu kém, chỉ đáp ứng được khoảng 15%
nhu cầu trong nước nên Myanmar thiếu hụt trầm trọng sản phẩm hàng hóa các loại,
đặc biệt là hàng tiêu dùng. Hàng năm Myanmar phải nhập 90% lượng hàng hóa
phục vụ tiêu dùng từ hơn 115 quốc gia khác trên thế giới, trong đó chủ yếu là nhập
khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Ở nhiều lĩnh vực như sản xuất máy móc,
vật liệu, lĩnh vực y tế, công nghiệp và các lĩnh vực sản xuất đòi hỏi công nghệ tiên
tiến hay hàm lượng kỹ thuật cao thì Myanmar vẫn chưa có điều kiện đầu tư để phát
triển (ASV Holding, 2012).
1.2.2. Chính sách ngoại thương của Myanmar
Myanmar đang ở bước đầu của quá trình cải cách mở cửa nên chính sách
thương mại của quốc gia này vẫn chưa hoàn thiện, các chính sách đang còn trong
quá trình được xem xét sửa đổi để khuyến khích kinh tế mở cửa hội nhập. Hiện tại,
chính sách thương mại quốc tế của Myanmar còn hạn chế nhiều mặt (Lãnh sự quán
Myanmar tại Việt Nam, 2012 A).


17
Thứ nhất, do thiếu hụt ngoại tệ nên Myanmar chỉ cho phép các doanh nghiệp
thực hiện hoạt động nhập khẩu bằng doanh thu từ xuất khẩu, nghĩa là “có xuất khẩu
mới được nhập khẩu” (export first, import second). Theo đó, Giấy phép nhập khẩu
có thể được cấp sau khi nhà nhập khẩu đưa ra được bằng chứng về doanh thu xuất
khẩu. Ngoài ra, Chính phủ Myanmar còn đánh thuế 7% vào hàng xuất khẩu nhằm
giảm thiếu hụt ngoại tệ. (giảm thuế từ 10% xuống còn 7% từ năm 2011).
Thứ hai, hiện nay các chính sách mậu dịch và các rào cản vẫn chưa ổn định,
tuy nhiên đối với Việt Nam cũng như các thành viên ASEAN, Myanmar vẫn chưa
áp dụng đầy đủ các quy tắc và các thỏa thuận chung của Hiệp hội. Cuối năm 2012,

Chính phủ Myanmar đã ban hành Luật xuất nhập khẩu mới thay thế cho Luật kiểm
soát nhằm tạo điều kiện cho mở của kinh tế và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Thứ ba, tình hình chính trị Myanmar giai đoạn gần đây vẫn đang trong quá
trình hoàn thiện, chưa thực sự ổn định nên việc giao dịch ngoại hối và thanh toán
quốc tế cũng bị ảnh hưởng nhiều, hiện chỉ có 3 ngân hàng thương mại nhà nước
thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế là: Ngân hàng Ngoại thương Myanmar
(Myanmar Foreign Trade Bank –MFTB), Ngân hàng Thương mại và Đầu tư
Myanmar (Myanmar Investment and Commercial và Ngân hàng Kinh tế Myanmar
(Myanmar Economic Bank –MEB).(Cổng thông tin thương mại Việt Nam 2011).
Về thuế, phí và việc cấp giấy phép trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Chính phủ Myanmar miễn thuế doanh thu và thuế nhập khẩu đối với một số
hàng hóa nhập khẩu như: phân bón, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông
nghiệp, thuốc trừ sâu, tân dược và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất...để khuyến
khích các doanh nghiệp Myanmar nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị
phục vụ công nghiệp, nguyên vật liệu và một số sản phẩm thiết yếu khác (Lãnh sự
quán Myanmar tại Việt Nam, 2012 B).
Thuế nhập khẩu: Myanmar là một thành viên của ASEAN và đã tham gia Khu
vực Mậu dịch Tự do Asean (AFTA, hiệu lực năm 2015) nên áp dụng thống nhất
chương trình Thuế quan Ưu đãi Có hiệu lực Chung (CEPT) theo lộ trình và chủng
loại hàng hóa giống Việt Nam, Lào, Campuchia. Biểu thuế CEPT của Myanmar bao
gồm 10.692 mặt hàng với thuế suất cao nhất là 5%, trừ những mặt hàng thuộc Danh
sách loại trừ (Exclusion List) và Danh sách Hàng nhạy cảm (Sensitive List). Thuế


×