Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.07 KB, 4 trang )

II. Thực trạng quy định của Pháp luật
1.





2.
3.

Chủ thể quan hệ pháp luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Quan hệ thuế tiêu thụ đặc biệt là quan hệ hình thành giữa một bên là cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền và bên kia là chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế, phát
sinh trong quá trình các chủ thể này thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt vào ngân sách Nhà nước. Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
này có thể được phân thành hai nhóm gồm: chủ thể quyền lực và chủ thể
mang nghĩa vụ.
Chủ thể quyền lực – cơ quan Nhà nước
Bộ tài chính và Tổng cục thuế có thẩm quyền xem xét, quyết định miễn hoặc
giảm thuế TTĐB. Cơ quan thu (cơ quan thuế, hải quan, cơ quan tài chính) có
thẩm quyền hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thu nộp thuế TTĐB và áp
dụng các chế tài khi cần thiết.
Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối tượng nộp thuế TTĐB, theo Điều 4 luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, là tổ
chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động
kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của
cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì
tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt.
Những hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 2 Luật


TTĐB 2008 và Điều 2 của Nghị định số 26/2009 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật thuế TTĐB và Điều 2 Thông tư số 64/2009/ TT-BTC
về thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối tượng chịu thuế TTĐB
Đội tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều
3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 70/2014/QH13 ngày 26 tháng
11 năm 2014 và theo Điều 3 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng
10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo quy định của Điều 3 luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 thì các loại hàng hóa,
hàng hóa nhập khẩu, phương tiện giao thông và một số loại hàng khác là đối tượng


không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực
tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu, bao gồm
hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài gồm cả
hàng hoá bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán
cho doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở
kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế; hàng hoá mang ra nước
ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng gồm hàng hóa nhập khẩu trong
các trường hợp: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà
biếu; hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam,
hàng hóa chuyển khẩu; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu
trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với

số hàng thực tái xuất khẩu; hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực
tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định;
đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo
quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu
chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước
ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam; hàng nhập khẩu để bán miễn
thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng gồm hàng hoá nhập
khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi
thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa
các khu phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: hàng hóa được đưa vào
khu được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng
rào cứng và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
Ngoài ra, tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng
hóa, hành khách, khách du lịch cũng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo
Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của
Chính phủ đã bổ sung vào đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng. Mục tiêu
điều tiết thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tàu bay, du thuyền là nhằm điều tiết vào tàu
bay, du thuyền cá nhân, sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Bởi vậy, Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 đã quy định tàu bay, du thuyền sử dụng cho vận
chuyển hàng hóa, hành khách thì không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc
bổ sung tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng vào diện
không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm đảm bảo đúng mục tiêu điều tiết của thuế


tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa, an ninh, quốc phòng là lĩnh vực Nhà nước đảm bảo
100% ngân sách nên về kỹ thuật, việc đưa vào diện không chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng giúp
giảm bớt các thủ tục thu, chi ngân sách.

Trường hợp tàu bay, du thuyền thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng
sau đó không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách,
kinh doanh du lịch và mục đích an ninh, quốc phòng thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền nhập khẩu chuyển đổi mục đích nêu trên
phải kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Căn cứ tính thuế TTĐB

4.1 Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch
vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng được quy định
như sau:
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế
không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm;
- Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia
công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm
bán hàng;
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương
thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả
chậm;
- Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Giá cung ứng dịch
vụ đối với một số trường hợp được quy định như sau:


Đối với kinh doanh gôn là giá bán thẻ hội viên, giá bán vé chơi gôn bao
gồm cả tiền phí chơi gôn và tiền ký quỹ (nếu có);





Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt
cược là doanh thu từ hoạt động này trừ số tiền đã trả thưởng cho khách;



Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các hoạt
động kinh doanh trong vũ trường, cơ sở kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho
là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương
tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định bao gồm cả khoản thu
thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Giá tính thuế được tính
bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải
quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát
sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

4.2 Thuế suất:
Để phù hợp, đồng bộ với việc sửa đổi thuế suất thuế GTGT, đảm bảo nguồn thu
Ngân sách Nhà nước không bị biến động lớn và phù hợp với cam kết Quốc tế mà
Việt Nam đã tham gia. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ
được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại điều 7 luật thuế
tiêu thụ đặc biệt năm 2008, từ đó có thể xác định số Thuế TTĐB phải nộp theo
công thức:
Số TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất




×