Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP PHỤC VỤ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BOLYKHAM XAY NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

KHAMPHILAVONG KHANTHALY

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ
ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP PHỤC VỤ
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BOLYKHAM XAY
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------

KHAMPHILAVONG KHANTHALY

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ
ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP PHỤC VỤ
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BOLYKHAM XAY


NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành: Điều tra và quy hoạch rừng
Mã số: 62.62.02.08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂMNGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Trần Hữu Viên
2. TS. Nguyễn Trọng Bình

HÀ NỘI - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả phân tích nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào. Những số liệu kế thừa đã được chỉ rõ nguồn và được sự cho phép
sử dụng của các tác giả.
Tác giả luận án

Khamphilavong Khanthaly


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam trong

khuôn khổ chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 20.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học;
Khoa Lâm học, Bộ môn Điều tra quy hoạch rừng Trường Đại học Lâm nghiệp, Sở
Nông lâm nghiệp, Sở Tài nguyên và môi trường, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Bolykhamxay đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suất
quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án.
Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình, chu đáo của thầy giáo hướng dẫn khoa học GS.TS. Trần Hữu Viên và TS.
Nguyễn Trọng Bình để thực hiện và hoàn thành luận án. Qua đây, tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn đến các thầy một cách sâu sắc nhất.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo tỉnh
Bolykhamxay, Nhân dân bản Thông Phan Kham đã giúp đỡ tác giả thu thập số liệu
hoàn thành luận án này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, người thân
trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để
tác giả có thêm nghị lực hoàn thành luận án này.
Với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng về trình độ và thời gian hạn chế nên
luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2015
Tác giả

Khamphilavong Khanthaly


iii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA


Trang

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ..i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... .ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................. ..vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... ..xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. .1
1. Tính cấp thiết của luận án ..................................................................................... .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. .2
3. Ý nghĩa của luận án ............................................................................................... .2
4. Đối tượng và phạm vi, giới hạn nghiên cứu.......................................................... .3
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. .3
4.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: ..................................................................... .3
5. Đóng góp mới của luận án .................................................................................... .3
6. Cấu trúc luận án .................................................................................................... .4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... .5
1.1. Nhận thức chung về phát triển lâm nghiệp bền vững ........................................ .5
1.2. Trên thế giới ....................................................................................................... .5
1.2.1.Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch lâm nghiệp ..................................... .5
1.2.2.Nghiên cứu về cấu trúc rừng ..................................................................... .8
1.2.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng................................................................... ..11
1.2.4. Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng và sản lượng rừng ................. ..13
1.2.5. Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên
là rừng sản xuất...................................................................................................... .16
1.2.6. Một số vấn đề về quản lý rừng bền vững ............................................... .17
1.3. Tại Việt Nam ................................................................................................... .22
1.3.1. Các chính sách có liên quan đến phát triển lâm nghiệp ....................... .22



iv

1.3.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng....................................................................25
1.3.3. Nghiên cứu về tăng trưởng rừn................................................................27
1.3.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng.....................................................................28
1.3.5.Về quản lý rừng bền vững (QLRBV)....................................................... .29
1.3.6. Tác động môi trường và đánh giá tác động môi trường............................31
1.3.7. Tác động xã hội và đánh giá tác động xã hội............................................32
1.4. Ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào).............................32
1.4.1. Thực trạng phát triển lâm nghiệp của nước CHDCND Lào:..................34
1.4.2. Một số nghiên cứu về phát triển lâm nghiệp............................................37
1.4.3. Các chính sách nhà nước Lào liên quan đến phát triển lâm nghiệp....40
1.4.4. Nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc mẫu và vấn đề quản lý rừng bền vững........42
1.5. Thảo luận...........................................................................................................44
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................46
2.1. Nội dung nghiên cứu: ...................................................................................... .46
2.1.1. Điều kiện sản xuất lâm nghiệp và hiện trạng ngành lâm nghiệp tỉnh
Bolykhamxay ......................................................................................................... .46
2.1.2. Đặc điểm hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Bolykhamxay...................... .46
2.1.3. Định hướng phát triển lâm nghiệp tỉnh Bolykhamxay .......................... .46
2.1.4.Đề xuất các giải pháp thực hiện .............................................................. .46
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. .46
2.2.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận nghiên cứu .................................. .46
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu..................................................................48
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý tài liệu .................................................... .57
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................68
3.1. Điều kiện sản xuất lâm nghiệp và thực trạng phát triển Lâm nghiệp của tỉnh
Bolykhamxay ......................................................................................................... 68
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội...........................................................68

3.1.2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừngcủa tỉnh Bolykhamxay ................... 75
3.1.3. Tình hình và kết quả các hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Bolykhamxay...78


v

3.1.4. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sản xuất
lâm nghiệp, những cơ hội và thách thức.......................................................................84
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc hiện trạng tài nguyên rừng.....................89
3.2.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao................................................................89
3.2.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh........................................................113
3.2.3. Tăng trưởng và trữ lượng rừng...............................................................121
3.3. Định hướng phát triển lâm nghiệp tỉnh Bolykhamxay.....................................123
3.3.1. Căn cứ định hướng phát triển lâm nghiệp tỉnh Bolykhamxay...............123
3.3.2. Quan điểm phát triển lâm nghiệp tỉnh Bolykhamxay.............................125
3.3.3. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp tỉnh Bolykhamxay đến năm 202-2030............137
3.3.4. Định hướng phát triển Lâm nghiệp tỉnh Bolykhamxay..........................127
3.3.5. Xác định các thông số kỹ thuật điều chế rừng tự nhiên để quản lý rừng
bền vững..................................................................................................................136
3.4. Đề xuất giải pháp thực hiện.............................................................................147
3.4.1. Giải pháp chính sách..............................................................................146
3.4.2. Giải pháp về tổ chức..............................................................................147
3.4.3. Giải pháp khoa học công nghệ...............................................................147
3.4.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực..........................................................147
3.4.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế:.................................................................148
3.4.6. Một số giải pháp khác:............................................................................148
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ...............................................................149
1. Kết luận...............................................................................................................149
2. Tồn tại.................................................................................................................151
3. Khuyến nghị........................................................................................................152

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN…………………………………………………..153
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................155
PHỤ LỤC...............................................................................................................163


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Viết tắt/ký hiệu
ADB
BVR
BCR
CITES
CHDCND Lào
CoC
CCD
CCR
ĐDSH
FAO
FSC
ITTO
ITTA
IRR
LSNG
NN & PTNT
NPV
NWG
OTC
ODB

PRA
QLRBV
QLBVR
QHSDĐ
QXTV
QLR
RRA
SUFORD
SWOT
TFAP
VN
VIFA
UNCED
WWF

Nội dung diễn giải
Ngân hàng phát triển Châu Á.
Bảo vệ rừng
Hệ số sinh lãi thực tế
Công ước buôn bán động vật hoang dã
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Chuỗi hành trình
Công ước về trống sa mạc hoá
Chứng chỉ rừng
Đa dạng sinh học
Tổ chức nông nghiệp và Lương thực thế giới
Chứng chỉ rừng
Tổ chức gỗ Nhiệt đới quốc tế
Hiệp ước quốc tế về gỗ nhiệt đới
Tỷ lệ thu hồi nội bộ

Lâm sản ngoài gỗ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Giá trị hiện tại thuần
Tổ công tác Quốc gia
Ô tiêu chuẩn
Ô dạng bản
Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
Quản lý rừng bền ững
Quản lý bảo vệ rừng
Quy hoạch sử dụng đất
Quần xã thực vật
Quản lý rừng
Đánh giá nhanh nông thôn
Quản lý rừng bền vững và phát triển nông thôn
Đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu và thách thức
Trương trình hành động rừng nhiệt đới
Việt nam
Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt nam
Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển
Trương trình bảo vệ Động vật thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang


1.1

Diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC trên thế giới

20

1.2

Số lượng chứng chỉ CoC của một số nướcChâu Á Thái Bình Dương

21

1.3

Diện tích 03 loại rừng của NCHDCND Lào

36

1.4

Diện tích rừng đã công nhận CCR của Lào từ năm 2005 đến hiện nay

44

2.1

Nhóm phỏng vấn và các nôi dung phỏng vấn

51


2.2

Bảng tổng hợp hệ thống OTC thiết lập tại các điểm nghiên cứu

54

2.3

Biểu điều tra tầng cây cao

55

2.4

Biểu điều tra cây tái sinh

56

2.5

Biểu điều tra cây bụi

56

3.1

Đặc điểm về dân số và lao động trong toàn tỉnh

71


3.2

Cơ cấu sử dụng đất đai tỉnh Bolykhamxay

75

3.3

Cơ cấu diện tích các trạng thái rừng

77

3.4

Kết quả sản xuất lâm nghiệp giai đoạn2010-2014

79

3.5

Kết quả trồng rừng kinh tế năm 2010 - 2015

81

3.6

Tình hình khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2010 - 2014

82


3.7

Cơ sở chế biết lâm sản trong tỉnh

84

3.8

Kết quả kiểm tra sự thuần nhất giữa các ODV

90

3.9

Kết quả tính toán công thức tổ thành theo IV% trạng thái rừng giàu

91

3.10 Kết quả tính toán công thức tổ thành theo IV% trạng thái rừng trung bình

92

3.11 Kết quả tính toán công thức tổ thành theo IV% Trạng thái rừng nghèo

93

3.12 Kết quả nắn phân bố N/D1,3 trạng thái rừng nghèo khu vực nghiên cứu

94


3.13 Kết quả nắn phân bố N/D1,3 trạng thái rừng trung bình khu vực nghiên cứu

95

3.14 Kết quả nắn phân bố N/D1,3 trạng thái rừng giàu khu vực nghiên cứu

96

3.15 Kết quả nắn phân bố N/Hvn trên trạng thái rừng nghèo khu vực nghiên cứu

98


viii

3.16 Kết quả nắn phân bố N/Hvn trạng thái rừng trung bình khu vực nghiên cứu

99

3.17 Kết quả phân bố N/Hvn trạng thái rừng giàu khu vực nghiên cứu

101

3.18 Một số chỉ tiêu định lượng bình quân trạng thái rừng nghèo khu vực

102

nghiên cứu
3.19 Một số chỉ tiêu định lượng bình quân rừng trung bình


103

3.20 Một số chỉ tiêu định lượng bình quân rừng giàu

105

3.21 Kết quả xây dựng tương quan HVN/D1,3 khu vực nghiên cứu

107

3.22 Kết quả xây dựng tương quan DT/D1.3 khu vực nghiên cứu

108

3.23 Kết quả tính toán mức độ đa dạng loài trong khu vực nghiên cứu

109

3.24 Phân bố trữ lượng theo tổ cấp kính trên trạng thái rừng nghèo và rừng

110

trung bình khu vực nghiên cứu
3.25 Phân bố trữ lượng theo tổ cấp kính trên trạng thái rừng giàu khu vực

110

nghiên cứu
3.26 Kết quả xác định công thức tổ thành tầng tái sinh trạng thái rừng nghèo


114

3.27 Kết quả xác định công thức tổ thành tầng tái sinh trạng thái rừng trung bình

115

3.28 Kết quả xác định công thức tổ thành tầng tái sinh trạng thái rừng giàu

115

3.29 Phân bố tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang khu vực nghiên cứu

116

3.30 Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng khu vực nghiên cứu

117

3.31 Phẩm chất và nguồn gốc tái sinh

118

3.32 Bảng phân bố tái sinh theo cấp chiều cao

119

3.33 Chỉ số mức độ tương đồng (QS) trên các trạng thái rừng khu vực nghiên cứu

120


3.34 Đặc điểm tăng trưởng và trữ lượng rừng

122

3.35 Định hướng quy hoạch ba loại rừng

128

3.36 Diện tích bảo vệ rừng

129

3.37 Diện tích khoanh nuôi phụ hồi rừng

130

3.38 Diện tích làm giàu rừng

131


ix

3.39 Diện tích nuôi dưỡng rừng

132

3.40 Diện tích trồng rừng


133

3.41 Tổng diện tích quy hoạch rừng của tỉnh (giai đoạn 2020-2030)

134

3.42 Sản lượng khai thác hàng năm của các loại hình điều chế rừng

136

3.43 Định hướng quy hoạchcơ sở chế biến lâm sản trong tỉnh

137

3.44 Dự tính sản lượng chặt theo cường độ (Trạng thái rừng giàu)

142

3.45 Dự tính sản lượng chặt theo cường độ (Trạng thái rừng trung bình)

143

3.46 Mật độ và số cây của trạng thái rừng nghèo

143

3.47 Điều chỉnh phân bố N/D theo mô hình rừng định hướng

145



x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

TT

Trang

Tỷ lệ diện tích rừng cấp chứng chỉ FSC một số nước trong khu
1.1

vực Châu Á Thái Bình Dương

20

2.1

Sơ đồ bố trí OTC thứ cấp, OTC dạng bản, OTC định vị

54

3.1

Bàn đồ phân bố các loại rừng tỉnh Bolykhamxay-Lào năm 2014

68

3.2


Bản đồ địa giới hành chính các huyện thuộc tỉnh Bolykhamxay

70

3.3

Phân cấp giàu nghèo tại khu vực nghiên cứu

73

3.4

Cơ cấu sử dụng các loại đất tại tỉnh Bolykhamxay

77

3.5

Biểu đồ phân bố N/D1,3 trạng thái rừng nghèo

94

3.6

Biểu đồ phân bố N/D1,3 trạng thái rừng trung bình

95

3.7


Biểu đồ phân bố N/D1.3trạng thái rừng giàu

97

3.8

Biểu đồ phân bố N/Hvn trạng thái rừng nghèo khu vực nghiên cứu

98

3.9

Biểu đồ thể hiên phân bố N/Hvn trạng thái rừng trung bình

100

3.10

Biểu đồ thể hiên phân bố N/Hvn trạng thái rừng giàu

101

3.11

Trắc đồ rừng OTC 5.1

103

3.12


Trắc đồ rừng OTC 1.3

105

3.13

Trắc đồ rừng OTC 3.1

106


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Diện tích rừng tự nhiên của nước Lào xấp xỉ 15.954.601ha, chiếm 47% diện
tích cả nước, trong đó phân chia thành 3 loại chính: Rừng đặc dụng có diện tích
4.705.809 ha, chiếm 29,49%; rừng phòng hộ 8.045.169ha, chiếm 50,43% và rừng
sản xuất 3.203.623ha, chiếm 20,08%. Để ngành lâm nghiệp có thể góp phần tích
cực vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, nhiệm vụ quan trọng của
ngành Lâm nghiệp là phải mau chóng ổn định các lâm phần rừng và quan trọng hơn
là phải nâng cao năng xuất của rừng, phát triển lâm nghiệp trên cơ sở quản lý rừng
bền vững.
Rừng tự nhiên luôn vận động phát triển, nếu nhận thức rõ được các quy luật
tự nhiên của rừng và sử dụng các thành tựu khoa học điều chỉnh sản lượng rừng hợp
lý kết hợp các quy luật kinh tế xã hội để xây dựng các phương án điều chế rừng
thích ứng thì chắc chắn rằng, với diện tích và trữ lượng rừng giàu và rừng trung
bình như hiện nay và tăng trưởng hàng năm của rừng thì sẽ cung cấp được một sản
lượng gỗ ổn định, đáp ứng các nhu cầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của

đất nước.
Cho đến nay những công trình nghiên cứu toàn diện dựa trên cơ sở khoa học
và thực tiễn sản xuất về phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước Lào nói chung và ở
tỉnh Bolykhamxay nói riêng còn chưa nhiều. Vì vậy, chúng ta vẫn chưa xây dựng
được những phương án phát triển lâm nghiệp bền vững có hiệu quả cao.
Bolykhamxay là một tỉnh nằm ở miền trung nước CHDCND Lào, Lâm
nghiệp là một ngành có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của tỉnh
và sự phát triển của ngành lâm nghiệp cả nước. Tuy nhiên, tỉnh chưa có chiến lược
phát triển lâm nghiệp, vì vậy sản xuất lâm nghiệp trong những năm qua còn nhiều
hạn chế, bất cập. Hiện nay, nhiều vùng rừng tự nhiên của tỉnh Bolykhanxay đã bị
mất. Những tác động liên tiếp của con người tới rừng như khai thác, chặt phá bừa
bãi, đốt rừng làm nương rẫy, du canh, du cư đã làm cho rừng bị suy thoái nhanh
chóng, diện tích rừng bị giảm đi rõ rệt, hậu quả xấu của nó để rất lớn: Lũ lụt, hạn


2

hán, sạt lở đất đai không ngừng xảy ra trong nhiều năm gần đây, đời sống của người
dân miền núi vẫn luẩn quẩn trong vòng nghèo đói. Đứng trước thực tế đó, vấn đề
đặt ra là cần thiết phải phát triển lâm nghiệp bền vững sao cho có hiệu quả, bảo vệ
lâu bền tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Để góp phần giải quyết những yêu cầu của thực tiễn nói trên, tác giả chọn
hướng nghiên cứu, phân tích hiện trạng và đề xuất phương án tác động hợp lý
cho việc phát triển lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu, nhằm quản lý bền vững
rừng trên cơ sở khai thác lâm sản hợp lý và ổn định vốn rừng, nâng cao sản
lượng, dẫn dắt các trạng thái rừng khác nhau ở thời điểm hiện tại đạt cấu trúc
hợp lý hơn, đem lại lợi ích ổn định hơn về kinh tế, xã hội và môi trường. Đây
chính là lý do luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề
xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại
tỉnh Bolykhamxay, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào” được thực hiện.

2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Xác lập được cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển Lâm nghiệp và
quản lý rừng bền vững tỉnh Bolykhamxay.
* Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá được thực trạng ngành lâm nghiệp tỉnh Bolykhamxay.
- Lựa chọn đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển lâm nghiệp bền
vững trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay.
3. Ý nghĩa của luận án
* Về mặt lý luận:
Cung cấp những thông tin về điều kiện sản xuất lâm nghiệp, các quy luật cấu
trúc, tái sinh và tăng trưởng của rừng tự nhiên, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất
các giải pháp nhằm định hướng phát triển lâm nghiệp bền vững tại tỉnh Bolykhamxay.


3

* Về mặt thực tiễn:
- Đánh giá được các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến phát triển
lâm nghiệp, hiện trạng tài nguyên rừng và các quy luật cấu trúc, tăng trưởng, tái
sinh rừng tại tỉnh Bolykhamxay.
- Đưa ra các giải pháp kỹ thuật lâm sinh khoa học để áp dụng vào thực tiễn
sản xuất tại khu vực nghiên cứu và những địa phương có điều kiện tương tự.
- Đưa ra một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững
như: Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp về quản lý bảo vệ rừng sau khi chặt
nuôi dưỡng; giải pháp ứng dụng khoa học; công nghệ… góp phần bảo vệ rừng, phát
triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay.
4. Đối tƣợng và phạm vi, giới hạn nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động phát triển lâm nghiệp, hiện trạng sử

dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nhân văn và các chính
sách liên quan.
4.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa bàn đất lâm nghiệp
tỉnh Bolykhamxay, nước CHDCND Lào. (Chia thành 3 loài rừng: rừng sản xuất,
đặc dụng và phòng hộ) với diện tích 1.223.101ha chiếm 77,53 % trong đó có đầy đủ
các trạng thái rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo... Luận án được thực hiện
với số liệu trên các OTC ở rừng sản xuất, góp phần cung cấp các cơ sở khoa học và
thực tiễn cho việc triển khai phương án QLRBV với rừng tự nhiên là rừng sản xuất,
phát huy đồng thời các tác dụng của rừng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Giới hạn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, các hoạt
động sản xuất lâm nghiệp, hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất định hướng phát
triển sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bolykhamxay, nước CHDCND Lào.
5. Đóng góp mới của luận án
- Phân tích, đánh giá được các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến
phát triển lâm nghiệp, hiện trạng tài nguyên rừng và các quy luật cấu trúc, tăng


4

trưởng, tái sinh rừng làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp tỉnh
Bolykhamxay.
- nghiên cứu để xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tác động
vào từng loại rừng với các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật điều chế rừng cụ thể nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý rừng bền vững..
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện định hướng phát triển lâm
nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay có cơ sở khoa học và thực tiễn.
6. Cấu trúc luận án
Luận án chính dài 153 trang đánh máy A4 được cấu trúc thành 3 chương
(ngoài phần mở đầu và kết luận) như sau:

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Để minh chứng các nội dung nghiên cứu, tác giả lựa chọn 56 bảng, 15 hình vẽ
sơ đồ, biểu đồ và bản đồ minh họa. Tham khảo 100 tài liệu, trong đó 23 tài liệu tiếng
Lào (dịch sang tiếng Việt Nam) và 77 tài liệu tiếng nước Ngoài và, có liên quan đến
chủ đề nghiên cứu và phần phụ lục gồm các bảng biểu minh họa kết quả điều tra và
tính toán.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức chung về phát triển lâm nghiệp bền vững
Phát triển lâm nghiệp bền vững là khoa học về tổ chức sản xuất lâm nghiệp
nhằm quản lý rừng bền vững một cách khoa học, chặt chẽ, cụ thể và có hiệu quả
cao. Nó dựa trên cơ sở quy luật phát triển sinh học của quần thể rừng để tác động
vào rừng giúp cho rừng phát huy tác dụng cao nhất về các mặt cung cấp lâm sản,
phòng hộ, bảo tồn nguồn gen, cải tạo môi trường và các tác dụng khác. Phương án
phát triển lâm nghiệp bền vững là sự thể hiện một quá trình hoạt động về tổ chức
phát triển lâm nghiệp theo kế hoạch nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể đã được
ấn định trước trong một khoảng thời gian nhất định.
Quy hoạch lâm nông nghiệp được xác nhận như là một chuyên ngành bắt đầu
bằng các quy hoạch vùng ngay từ thế kỷ XVII. Theo Olschowy vào thời gian này
quy hoạch quản lý rừng và lâm sinh ở Châu Âu được xem như là một lĩnh vực phát
triển ở mức cao trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất.
Vào thế kỷ XIX, có các giả thuyết về “Vùng đồng nhất” từ đó hình thành lý
thuyết về “Phép vi phân không gian địa lý” để tạo các nhân tố kinh tế trong quy
hoạch. Vào đầu thế kỷ XX, lý thuyết về “Phép vi phân không gian địa lý” được sử

dụng giao đất cho khu công nghiệp. Lần đầu tiên các nhân tố địa thế được Weber đề
cập cho quy hoạch vào năm 1909 [93]. Thêm vào đó Christaller năm 1933 đã xây
dựng khung khái niệm về “Các khu vực trung tâm” cho quy hoạch vùng. Có thể cho
rằng những ý tưởng của Weber năm 1921 trong tác phẩm “Hình thành các Bang
hợp lý” bằng lý thuyết tổ chức với các khái niệm “Lập địa hợp lý” và “Năng suất sử
dụng” mở đầu thời kỳ quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Theo lý thuyết trên thì việc
phân chia đất đai theo địa lý với vùng sản xuất là nền tảng của quy hoạch vùng cho
sản xuất lâm nghiệp.
1.2. Trên thế giới
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch lâm nghiệp
1.2.1.1. Quy hoạch sử dụng đất.
Năm 1985 một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế về quy hoạch sử dụng đất
được tổ chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình quy hoạch sử dụng đất


6

đai. Theo Purnell năm 1988, mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất được các chuyên
gia xác định là “Thiết lập các kế hoạch thực tiễn có khả năng sử dụng tốt nhất các
loại đất đai nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau để tăng sản xuất quốc gia, cải
thiện đời sống, bảo vệ môi trường, đạt các lợi ích xã hội và giải trí”. 4 câu hỏi nền
tảng của quy hoạch đất đai là: Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu quy hoạch là
gì? có các phương án sử dụng đất nào? phương án nào là tốt nhất? có thể vận dụng
vào thực tế như thế nào?.
Wilkingson năm 1985 nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất theo khía cạnh luật
pháp. Ông đề nghị một hệ thống luật pháp thích hợp cần được phát triển nhằm mục
đích: cung cấp chính sách và mục tiêu rõ ràng của nhà nước về đất đai, thiết lập các
tổ chức sử dụng đất phù hợp, yêu cầu sử dụng theo quy trình kế hoạch và kỹ thuật,
tăng cường sự thông hiểu về sử dụng đất và khuyến khích xây dựng cơ chế giám sát
và cưỡng chế [94].

Năm 1988 Dent và nhiều tác giả nghiên cứu sâu về quy trình quy hoạch. Ông
khái quát quy hoạch sử dụng đất trên 3 cấp khác nhau và mối quan hệ của các cấp:
Kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng (tỉnh, huyện) cấp cộng đồng (xã, thôn)
[73]. Ông còn đề xuất quá trình quy hoạch gồm 4 giai đoạn và 10 bước.
Trong khi xây dựng khung đánh giá đất đai, lần đầu tiên tổ chức FAO năm
1976 đã đề xuất cấu trúc khung quy hoạch sử dụng đất với 10 điểm chính [73].
Trong đó phân loại đánh giá và đề xuất các kiểu và dạng sử dụng đất được xét như
là các bước chính trong quá trình quy hoạch. Năm 1980 Buchwald đề xuất quá trình
quy hoạch 8 bước, trong đó những nghiên cứu đánh giá về sinh thái và kinh tế xã
hội được đề cập tách biệt ở các bước khác nhau. Điểm hạn chế này tạo nên sự thiếu
tính liên ngành trong quy hoạch. Maydell năm 1984 cho rằng 4 điểm chính trong
quá trình quy hoạch nông lâm nghiệp tại các nước nhiệt đới là [84]: phân tích xu
hướng nghĩa là phân tích hiện trạng và phát triển, xác định mục tiêu và nhiệm vụ,
phân tích phương pháp và tiến hành đánh giá.
Tại Đức, tác giả Haber năm 1972 đã xuất bản tài liệu “Khái niệm về sử dụng
đất khác nhau”. Đây được coi là lý thuyết sinh thái về quy hoạch sử dụng đất dựa


7

trên quan điểm về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh thái cũng như
sự ổn định của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh [78]. từ năm 1976 Hội
đồng Nông nghiệp Châu Âu đã phối hợp với tổ chức FAO tổ chức nhiều hội nghị về
phát triển nông thôn và quy hoạch sử dụng đất. Các hội nghị đều khẳng định rằng
quy hoạch các nghành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến
loại nhỏ... phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai [72]. Năm 1971-1972 các chuyên
gia tư vấn họp tại Rome (Italia) và Geneve (Thụy Sỹ) để thoả luận về phương pháp
luận quy hoạch nông thôn.
1.2.1.2. Quy hoạch lâm nghiệp.
Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế Tư

bản chủ nghĩa. Từ thế kỳ XIX, khi nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa bắt đầu phát triển
với tốc độ nhanh chóng theo các ngành kinh tế thì nhu cầu về gỗ bao gồm cả về khối
lượng và chất lượng ngày càng tăng. Vì vậy sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa
phương của chế độ phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hóa Tư bản chủ
nghĩa. Thực tế này đòi hỏi sản xuất lâm nghiệp không thể bó hẹp trong việc sản xuất
gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo lợi ích
tối đa cho các chủ rừng đồng thời bảo vệ môi trường hướng nền lâm nghiệp phát triển
theo hướng bền vững. Vì những yêu cầu khách quan đó mà những lý luận về quy
hoạch lâm nghiệp đã được hình thành và phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu thực tế
khách quan của xã hội loại người. Thời kỳ này đã có những công trình nghiên cứu về
quy hoạch nông lâm nghiệp nói chung và quy hoạch lâm nghiệp nói riêng.
Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, hệ thống quản lý rừng
thường mang tính tập trung cao ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển. Trong thời kỳ này, vai trò sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng
không được chú ý. Mặc dù trong các quy định pháp luật thì rừng là tài sản của toàn
dân. Song, trên thực tế người dân không hề được hưởng lợi từ rừng và vì vậy người
dân cũng không hề quan tâm đến vấn đề xây dựng và bảo vệ vốn rừng. Họ chỉ biết
khai thác rừng để lấy lâm sản và lấy đất canh tác phục vụ cho nhu cầu sống của
chính họ. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu lâm


8

sản ngày càng tăng lên nên tình trạng khai thác qúa mức đối với tài nguyên rừng
trong giai đoạn này cũng trở thành nguyên nhân quan trọng của tình trạng suy thái
tài nguyên rừng.
1.2.2.Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.2.2.1. Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mô tả định
tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học, trong đó việc

mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng đã
được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu trúc không gian và thời
gian của rừng được các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều nhất.
Công trình định lượng cấu trúc rừng đầu tiên phải kể đến là công trình
nghiên cứu của Meyer (1934), ông đã mô tả phân bố N/D1.3 bằng phương trình toán
học, mà dạng của nó là một hàm toán học có dạng giảm liên tục. Tiếp đó nhiều tác
giả đã dùng phương pháp giải tích để tìm phương trình của đường cong phân bố.
Loetch F, Zohrer F, Haller K. E (1973)đã dùng hàm Beta để nắn các phân bố thực
nghiệm; Balley D (1973) [66] đã mô hình hoá cấu trúc thân cây với phân bố N/D1.3
bằng hàm Weibull; J.L.F Batista và H.T.Z Docouto (1990) [81] khi nghiên cứu
rừng nhiệt đới ở Marannhoo, Brazin đã dùng hàm Weibull để mô phỏng phân bố
N/D1.3. Rollet B (1972) [91] đã biểu diễn các quan hệ Hvn/D1.3, Dt/D1.3 bằng các
hàm hồi quy, quan hệ Dt/D1.3 dưới dạng các phân bố xác suất. Qua nghiên cứu
nhiều tác giả đã mô phỏng quan hệ Dt/D1.3 bằng các dạng phương trình khác nhau,
nhưng phổ biến nhất là dạng phương trình đường thẳng: Dt=a+bD1.3 (Ilvessalo; Yrjo
(1950) [79], Willing. J.W (1956) [98], Zieger; Erich (1928) [100]. Ngoài ra, từ các
kết quả nghiên cứu định lượng cấu trúc, Bruce E.B và Ray A.S (1987) [81], David
Lenhart J (1987) [83] đã xây dựng các mô hình cấu trúc rừng dựa vào phân bố
N/D1.3 làm cơ sở khoa học cho công tác kinh doanh rừng.
Balley (1973) đã dùng hàm Weibull để mô hình hóa đường kính với số cây
N/D1,3. Nhiều tác giả khác cũng sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá quy luật phân
bố đường kính loài Thông theo mô hình của Schumacher và Coil (Belly, 1973).


9

Các tác giả Marc Palahi, Timo Pukkala và Antoni Trasobares (1996) đã xây
dựng mô hình dự báo giới hạn cho phân bố đường kính các loài Thông Pinus
sylvestris L., Pinus nigra Arn. và Pinus halepensis Mill. ở Catalonia được xây dựng
với việc sử dụng hàm Weibull rút ngắn như là phân bố giả định.

Khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng đứng, phần lớn các tác
giả đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao. Phương pháp kinh điển nghiên cứu
cấu trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ các phẫu đồ đứng với các kích thước khác nhau
tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Các phẫu đồ đã mang lại hình ảnh khái quát về cấu
trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thẳng đứng. Từ đó rút ra các nhận xét và đề
xuất ứng dụng thực tế. Phương pháp này được nhiều nhà nghiên cứu rừng nhiệt đới
áp dụng mà điển hình là các công trình của Richards (1950) [89].
B. Rollet (1971) đã dùng các hàm hồi quy để biểu diễn các quan hệ giữa
chiều cao-đường kính ngang ngực; đường kính tán - đường kính ngang ngực; các
phân bố đường kính tán, đường kính thân cây dưới dạng phân bố xác suất (dẫn
theo Bảo Huy, 1993).
Mahadev Sharma and John Parton (2007) đã nghiên cứu quan hệ giữa đường
kính (D) và chiều cao (H) dựa trên đặc điểm quần thụ (số cây/ha, tiết diện ngang,
chiều cao tầng trội) cho các loài Thông, Vân Sam. Nghiên cứu đã xác định phương
trình bội số Chapman-Richards với các tham số đặc trưng của quần thụ là phù hợp
để xác định mô hình dự đoán về chiều cao quần thụ.
Như vậy, những công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên trên thế giới
là rất phong phú và đa dạng. Trên đây mới điểm qua một số nghiên cứu về cơ sở
sinh thái rừng, về mô tả hình thái cấu trúc rừng, về phân loại rừng phục vụ mục đích
kinh doanh rừng, về quan niệm cấu trúc rừng chuẩn, rừng ổn định hay rừng định
hướng, về nghiên cứu định lượng giữa các nhân tố cấu trúc rừng có liên quan đến đề
tài. Các kiến thức về cấu trúc không gian và thời gian là cơ sở để phân loại rừng,
xây dựng mô hình cấu trúc mẫu và đề xuất các giải pháp xử lý lâm sinh, hướng rừng
đến cấu trúc rừng mong muốn.


10

1.2.2.2. Nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc rừng định hướng
Cấu trúc rừng chuẩn được giới hạn là cấu trúc N/D1,3 tuân theo một hàm

hoặc phân bố lý thuyết thích hợp như hàm một cấp số nhân giảm... Mô hình có cấu
trúc N/D1,3 chuẩn được coi là mô hình rừng chuẩn (Ballay D, 1973) [66]. Một số
quan niệm khác cho rằng, lâm phần có quy luật phân phối thể tích của ba lớp theo tỷ
lệ: dự trữ-kế cận-thành thục =1/3/5 được coi là lâm phần phát triển bình thường, hay
lâm phần chuẩn (Chandra Bahadur Rai và cộng sự 2000) [71], David Lenhart J
(1987) [71], Pekka Ollonqvist (March 2006) [88].
Để xây dựng các mô hình rừng chuẩn có tính định hướng, xu hướng nghiên
cứu cấu trúc rừng trên thế giới trong những thập niên gần đây đã chuyển dần từ
hướng nghiên cứu định tính dựa vào kinh nghiệm của chuyên gia sang nghiên cứu
định lượng, các mô hình toán học ngày càng được nhiều tác giả sử dụng để mô
phỏng cấu trúc và mối quan hệ giữa các đại lượng cấu trúc rừng. Henry Biolley đã
sử dụng phương pháp chuẩn hoá tăng trưởng vốn sản xuất để xây dựng cấu trúc
chuẩn. Cách thức của phương pháp này là sử dụng các ô định vị có diện tích lớn
trong rừng và tiến hành khai thác trong 3-4 giai đoạn (mỗi giai đoạn 6-7 năm), đo
đếm xác định lượng tăng trưởng rừng đạt lớn nhất tương ứng với một trữ lượng và
một cấu trúc đường kính nào đó và coi trữ lượng, cấu trúc đó là trữ lượng và cấu
trúc chuẩn (Richards P.W (1959, 1968, 1970) [89], Chandra Bahadur Rai và cộng
sự (2000) [70].
Một điểm chung được công nhận là cấu trúc bền vững của mô hình rừng,
một cách toàn diện phải bao gồm cả ba yếu tố là bền vững về cấu trúc sinh thái, bền
vững về cấu trúc hình thái và bền vững về cấu trúc thời gian. Tuy nhiên, việc đạt
được sự bền vững của cả ba hợp phần cấu trúc tạo nên quần xã thực vật rừng là cả
một thách thức. Do vậy, xu hướng phổ biến trên thế giới là: ”nghiên cứu một số đặc
điểm cấu trúc rừng và xác định những chuẩn mực nhất định của cấu trúc cần đạt
được của mô hình rừng bền vữn”g để làm đích dẫn dắt các trạng thái rừng hiện có
đạt được những chuẩn mực này. Trong từng giai đoạn khác nhau, tương ứng với sự


11


thay đổi và cải biến liên tục của các mục tiêu quản lý rừng, cách tiếp cận nghiên cứu
cấu trúc rừng để quản lý rừng bền vững cũng rất đa dạng.
1.2.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ
ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau
khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế
hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành
phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác
định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân
bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939;
Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz,
1960; Baur, 1964; Rollet, 1969). Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong
đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài
cây có ý nghĩa nhất định.
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được
nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa thường
chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị
biến đổi. Van steenis (1956) [95] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái
sinh vệt của các loài cây ưa sáng.
Nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, A.Obrevin (1938) nhận thấy
cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa là rất hiếm. A.Obrevin đã khái quát
hoá các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết nên lý luận bức
khảm tái sinh, nhưng phần lý giải các hiện tượng đó còn bị hạn chế. Vì vậy lý luận
của ông còn ít sức thuyết phục, chưa giúp ích cho thực tiễn sản xuất các biện pháp
kỹ thuật điều khiển tái sinh rừng theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.



12

Tuy nhiên, những kết quả quan sát của David và P.W Richards (1933) [89],
Baur (1946), Sun (1960), Role (1969) ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ lại khác hẳn với
nhận định của A.Obrevin. Đó là hiện tượng tái sinh tại chỗ và liên tục của các loài
cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi trong một thời gian dài.
H. Lamprecht (1989) [77] căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây
trong suốt quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa sáng,
nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Kết cấu của quần thụ lâm phần có
ảnh hưởng đến tái sinh rừng. I.D. Yurkevich (1960) đã chứng minh độ tàn che tối
ưu cho sự phát triển bình thường của đa số các loài cây gỗ là 0,6 - 0,7.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng
chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952), Bernard Rollet (1974),
tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét:
trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1,5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân
bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Ở châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập
Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới
thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngược lại, các tác giả
nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới châu Á như Budowski (1956), Bava
(1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số
lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để
bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (dẫn theo Nguyễn Duy
Chuyên, 1996) [30].
Baur G.N. (1962) [25] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát
triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hưởng
này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng của
cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng
chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh.
Độ khép tán của quần thụ ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và sức sống của

cây con. Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần thụ,
V.G.Karpov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh


13

dưỡng khoáng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần nhất của quan hệ
qua lại giữa các thực vật tuỳ thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái
của quần thể thực vật (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002) [57].
Tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy được một số tác giả
nghiên cứu. Saldarriaga (1991) nghiên cứu tại rừng nhiệt đới ở Colombia và
Venezuela nhận xét: Sau khi bỏ hoá số lượng loài thực vật tăng dần từ ban đầu đến
rừng thành thục. Thành phần của các loài cây trưởng thành phụ thuộc vào tỷ lệ các
loài nguyên thuỷ mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quá trình tái sinh, thời
gian phục hồi khác nhau phụ thuộc vào mức độ, tần số canh tác của khu vực đó (dẫn
theo Phạm Hồng Ban) [24]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Lambertetal (1989),
Warner (1991), Rouw (1991) đều cho thấy quá trình diễn thế sau nương rẫy như
sau: đầu tiên đám nương rẫy được các loài cỏ xâm chiếm, nhưng sau một năm loài
cây gỗ tiên phong được gieo giống từ vùng lân cận hỗ trợ cho việc hình thành quần
thụ các loài cây gỗ, tạo ra tiểu hoàn cảnh thích hợp cho việc sinh trưởng của cây
con. Những loài cây gỗ tiên phong chết đi sau 5-10 năm và được thay thế dần bằng
các loài cây rừng mọc chậm, ước tính cần phải mất hàng trăm năm thì nương rẫy cũ
mới chuyển thành loại hình rừng gần với dạng nguyên sinh ban đầu (dẫn theo
Nguyễn Văn Hoàn, 2011) [34].
Như vậy, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên
thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh
tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh để
xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý tài nguyên rừng bền vững.
1.2.4. Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng và sản lượng rừng
Tăng tr


ng: là sự tăng lên về kích th

lâm phần với khoảng thời gian cho tr
Wenk, G., 1990;...). Thông th

c của một hoặc nhiều cá thể trong

c (Vanclay, J.K., 1999; Avery, T.E.,1975;

ng chỉ tiêu này

c xác định theo đơn vị thời gian

là năm (ZD: cm/năm; ZH: m/năm; ZM: m3/ha/năm) (dẫn theo Vũ Tiến Hinh) [36].


×