Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm linh kiện xe gắn máy tại công ty TNHH công nghiệp DEZEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.2 KB, 44 trang )

Khoa Thương Mại Quốc Tế
Trường Đại Học Thương Mại
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ...........................................................................................................v
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU SẢN PHẨM
LINH KIỆN XE GẮN MÁY TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP DEZEN........................................................2
1.3Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................4
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................4
1.5 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................4
1.6 Kết cấu khóa luận......................................................................................................................5
CHƯƠNG2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN VỚI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU............................................................................................................................................6
2.1 Một số khái niệm cơ bản..............................................................................................................6
2.1.1 Khái niệm nhập khẩu, hợp đồng thương mại quốc tế............................................................6
2.1.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu..............................................................................6
2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu.......................................................................................................6
2.2.2. Mở thư tín dụng (L/C)...........................................................................................................7
2.2.3. Thuê phương tiện vận tải......................................................................................................8
2.2.4. Mua bảo hiểm.......................................................................................................................8
2.2.5. Làm thủ tục hải quan............................................................................................................9
2.2.6. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa........................................................................................10
2.2.7. Thanh toán..........................................................................................................................10
2.2.8. Khiếu nại và xử lý hợp đồng................................................................................................11
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.....................................12
2.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp...........................................................................................12
2.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp...........................................................................................12
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN XE GẮN MÁY TẠI CÔNG


TY TNHH DEZEN............................................................................................................................14
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH công nghiệp DEZEN.........................................................................14
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty.................................................................................................14
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty..................................................................................................15

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

i
GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế
Trường Đại Học Thương Mại
3.1.3 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị..........................................................16
3.2. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện xe gắn máy của công ty TNHH công nghiệp
DEZEN...............................................................................................................................................18
3.2.1 Phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện xe gắn máy của
công ty TNHH công nghiệp DEZEN................................................................................................18
3.2.2 Nhận xét,đánh giá thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa xe gắn
máy của công ty TNHH công nghiệp DEZEN..................................................................................22
4.1 Một số định hướng nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng linh
kiện xe gắn máy tại công ty TNHH công nghiệp DEZEN.....................................................................28
4.2 Đề xuất và kiến nghị....................................................................................................................30
4.2.1 Đề xuất.................................................................................................................................30
4.2.2 Kiến nghị..............................................................................................................................31
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN XE GẮN MÁY
CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP DEZEN............................................................................................2

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa


ii
GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế
Trường Đại Học Thương Mại

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt
STT
1
2
3
4
5

Từ viết tắt tiếng Việt
CBNV
TNHH
ĐVT
DEZEN
TC-KT

Nghĩa đầy đủ
Cán bộ nhân viên
Trách nhiệm hữu hạn
Đơn vị tính
Công ty TNHH công nghiệp DEZEN
Tài chính- kế toán


6
7
8
9
10
11

CSKH
HC-NS
XNK
WTO
VNĐ
NK

Chăm sóc khách hàng
Hành chính- nhân sự
Xuất nhập khẩu
Tổ chức Thương Mại Thế giới
Việt Nam đồng
Nhập Khẩu

2. Danh mục từ viết tắt tiếng nước ngoài
Từ viết tắt
WTO
B/L
W/B
C/O
EXW
FCA
FAS

FOB
CFR
CIF
CPT
CIP
DAF
DES
DEQ
DDU
DDP
D/O
L/C

Nghĩa tiếng Anh
Word Trade Organization
Bill of lading
Waybill
Certificate of Origin
Ex Works
Free Carrier
Free alongside-ship
Free on Board
Cost and freight
Cost,insurance and freight
Carriage paid to
Carriage and Insurance paid to
Delivered at frontier
Delivered ex ship
Delivered ex quay
Delivered duty unpaid

Delivered duty paid
Delivery Order
Letter of Credit

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

Nghĩa tiếng Việt
Tổ chức Thương mại Thế giới
Vận đơn đường sắt
Vận đơn đường không
Giấy chứng nhận xuất xứ
Giao tại xưởng
Giao cho người chuyên chở
Giao dọc mạn tàu
Giao lên tàu
Tiền hàng và cước
Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước
Cước phí trả tới đích
Cước và bảo hiểm trả tới đích
Giao tại biên giới
Giao tại tàu
Giao tại cầu cảng
Giao hàng chưa nộp thuế
Giao hàng đã nộp thuế
Lệnh giao hàng
Thư tín dụng

iii
GVHD: ThS. Trương Quang Minh



Khoa Thương Mại Quốc Tế
Trường Đại Học Thương Mại

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

iv
GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế
Trường Đại Học Thương Mại
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tổ chức của công ty
Bảng 3.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp DEZEN
giai đoạn 2012-2015
Bảng 3.2 : Bảng kết quả khảo sát quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện xe
gắn máy của công ty TNHH công nghiệp DEZEN từ năm 2012-2015
Bảng 3.3 : Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH công nghiệp DEZEN từ
năm 2012-2015

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

v
GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế


Trường Đại Học Thương Mại
LỜI CẢM ƠN

Công ty TNHH công nghiệp DEZEN là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối
linh kiện xe gắn máy trên thị trường Việt Nam. Hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp với đề
tài “Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm linh kiện xe gắn máy tại công
ty TNHH công nghiệp DEZEN ”, ngoài sự cố gắng của bản thân em đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô giáo bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế,
Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại và các cô chú, anh chị trong công ty
TNHH công nghiệp DEZEN. Em xin chân thành cảm ơn:
- Các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn
Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với
môi trường kinh doanh thực tế, vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành khóa
luận của mình trong thời gian quy định
- Công ty TNHH công nghiệp DEZEN, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong
phòng Xuất nhập khẩu – nơi em thực tập đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều
kiện cho em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu thực tế các nghiệp vụ thực hiện hợp
đồng nhập khẩu sản phẩm linh kiện xe gắn máy tại công ty.
- Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo – Thạc sĩ Trương
Quang Minh đã tận tình chỉ dẫn, sửa chữa, bổ sung, và đưa ra những lời khuyên giúp
em hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành khóa luận này nhưng do hạn chế về thời
gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản thân nên sản phẩm này khó tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp, chỉ bảo từ phía thầy
cô giáo và các bạn để em có thể hoàn thiện hơn bài khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

1


GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU SẢN PHẨM LINH KIỆN XE GẮN MÁY TẠI CÔNG
TY TNHH CÔNG NGHIỆP DEZEN
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Một trong những đặc trưng cơ bản của sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay là
quá trình hội nhập mạnh mẽ kinh tế quốc tế.Không một quốc gia nào thực hiện chính
sách đóng cửa mà có thể đem lại sự phát triển cho đất nước mình. Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu thế chung đó. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam,
hoạt động thương mại quốc tế đóng vai trò là nguồn tích lũy vốn quan trọng trong giai
đoạn đầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế từ đó thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia về mặt địa lý cũng như khoảng
cách về trình độ khoa học công nghệ, giúp thông tin được truyền tải và nắm bắt một
cách nhanh chóng trên toàn cầu.
Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO
mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội tích cực. Ngày càng nhiều hợp đồng được ký kết
với đối tác nước ngoài, đa số là các hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng mà nước ta có
lợi thế như: nông sản, thủy sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ…và hợp đồng nhập khẩu
máy móc, thiết bị và những mặt hàng không phải lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
Trong đó, các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức… là một trong
thị trường nhập khẩu quan trọng. Đây là những thị trường khá khó tính, yêu cầu sự
chặt chẽ, cụ thể trong từng điều khoản của hợp đồng TMQT, đòi hỏi các doanh nghiệp

Việt Nam phải có hiểu biết thấu đáo về các quy định cũng như văn hóa, tập quán kinh
doanh của các quốc gia đó.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH công nghiệp DEZEN, em nhận thấy
công ty chủ yếu nhập khẩu các loại nguyên liệu từ Trung Quốc và Đài Loan về nước
sản xuất sản phẩm linh kiện xe gắn máy mà tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Bên
cạnh những thành công và thuận lợi mà Công ty TNHH công nghiệp DEZEN đạt được
trong công tác tổ chức thực hiện hợp đồng, công ty vẫn phải đối mặt với nhiều khó
khăn và tồn tại (như việc sai sót trong một số khâu của quy trình thực hiện hợp đồng,
những tình huống phát sinh do sự biến động của thị trường, biến động tỷ giá hối
đoái…) cần giải quyết để hoạt động nhập khẩu ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả
hơn. Do vậy, vấn đề đặt ra với công ty TNHH công nghiệp DEZEN nói chung và ban
lãnh đạo công ty nói riêng là phải hoàn thiện và quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

2

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

nhập khẩu một cách có hiệu quả, để việc thực hiện hợp đồng diễn ra suôn sẻ, đáp ứng
tốt yêu cầu của đối tác và khách hàng, nâng cao uy tín và lợi nhuận cho công ty.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Đề tài “Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm linh kiện xe gắn máy
của công ty TNHH công nghiệp DEZEN ” tập trung nghiên cứu đi sâu vào quy trình
thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH công nghiệp DEZEN. Bên cạnh

những thành tựu công ty đạt được, đề tài cũng phản ánh những tồn tại trong công tác
thực hiện quy trình nhập khẩu của công ty, từ đó đưa ra nguyên nhân của những tồn tại
đó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục tồn tại và đưa ra các kiến nghị
với công ty, với Nhà nước và các cơ quan bộ ngành có liên quan nhằm hoàn thiện hơn
công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty.
Trước đây, đã có không ít luận văn viết về đề tài này như:
- “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu đối với thực phẩm chức năng
- thuốc bổ cho trẻ em từ thị trường Mỹ tại công ty TNHH USNATURE Việt Nam” của
sinh viênTrần Thị Anh Ngọc do ThS.Phan Thu Giang hướng dẫn năm 2015.
-“ Quy trình thực hiện hợp đồng tạm nhập tái xuất tại Công ty TNHH Xuất-Nhập
khẩu Đa Biên” của sinh viên Nguyễn Văn An do ThS. Nguyễn Bích Thủy hướng dẫn
năm 2013.
-“Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng bột giấy từ thị trường Mỹ tại
công ty cổ phần in Hà Nội” của sinh viên Hoàng Văn Hiếudo Ths.Nguyễn Bích Thủy
hướng dẫn năm 2015.
Các đề tài trên về cơ bản đã góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về hợp đồng
nhập khẩu cũng như quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu; đưa ra một số
định hướng phát triển cho hoạt động xuất nhập khẩu tại các công ty; các đề xuất, kiến
nghị đối với các công ty mà đề tài nghiên cứu cũng như đối với các cơ quan Nhà nước
để quản trị tốt quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Tuy nhiên, mỗi luận văn nghiên cứu một đối tượng khác nhau, phạm vi khác
nhau tạo nên sự khác biệt cho mỗi nghiên cứu. Bên cạnh đó qua quá tình thực tập, căn
cứ vào thực trạng của công ty em thấy đây là một đề tài phù hợp, kết hợp với việc
trước đây chưa từng có một luận văn nào nghiên cứu về đề tài này tại công ty TNHH
công nghiệp DEZEN tạo nên tính mới mẻ trong đề tài này.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

3

GVHD: ThS. Trương Quang Minh



Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu.
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện quy trình thủ tục
hải quan nhập khẩu cụ thể tại công ty.
- Nghiên cứu, phân tích và làm rõ về thực trạng thực hiện quy trình nhập khẩu
linh kiện xe gắn máy của công ty TNHH công nghiệp DEZEN
- Từ việc nghiên cứu thực trạng, tìm ra những hạn chế, tồn tại và tìm ra được
những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt
hàng linh kiện xe gắn máy của công ty TNHH công nghiệp DEZEN.
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài hướng đến là:
Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu sản phẩm linh kiện xe gắn máy tại công ty
TNHH công nghiệp DEZEN
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH công nghiệp
DEZEN
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2011 – 2015
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình thủ tục hải quan đối
với hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể nghiên cứu quy trình thủ tục hải quan đối với nhập
khẩu sản phẩm linh kiện xe gắn máy tại công ty TNHH công nghiệp DEZEN.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu sơ cấp thu thập được có vai
trò rất lớn. Những dữ liệu này chỉ tìm được thông qua cách quan sát, đặt câu hỏi trực

tiếp với các nhân viên trong công ty, đặc biệt với nhân viên trong phòng kế toán, bộ
phận xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

4

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

• Nguồn dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp
Nguồn dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp gồm có : Báo cáo tài chính từ năm 2012
đến năm 2015, sổ lưu hợp đồng, các văn bản và các quyết định của công ty, từ
đó đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và các mục tiêu
phát triển trong tương lai.
• Nguồn dữ liệu bên ngoài
Ngoài việc thu thập thông tin bằng các phương pháp trên, em còn thu thập
thông tin từcacs bài khóa liaanj và luận văn tốt nghiệp của các khoa trước: tạp
chí, sách báo, sách giáo trình “Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế” của
trường Đại học Thương Mại.
1.6 Kết cấu khóa luận
Ngoài các phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ và
danh mục từ viết tắt, bài khóa luận có:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu
Chương 3: Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện xe gắn máy tại

công ty TNHH công nghiệp DEZEN
Chương 4: Định hướng phát triển hoàn thiện thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản
phẩm linh kiện xe gắn máy tại công ty TNHH công nghiệp DEZEN

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

5

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

CHƯƠNG2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN VỚI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm nhập khẩu, hợp đồng thương mại quốc tế
Nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói
cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ
cho người cư trú trong nước.chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là
nhập khẩu còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.
Hợp đồng thương mại quốc tế (còn gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc
hợp đồng xuất nhập khẩu) là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở
các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên mua (bên nhập khẩu) có nghĩa vụ
nhận quyền sở hữu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa do một bên khác gọi là bên
bán (hay bên xuất khẩu) cung cấp và thanh toán tiền hàng cho bên bán.
Nguồn: Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế - PGS Nguyễn Văn
Luyện

2.1.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm các bước cơ bản như sau:
-

Xin giấy phép nhập khẩu.
Mở L/C ( nếu thanh toán bằng L/C ).
Thuê phương tiện vận tải
Mua bảo hiểm.
Làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Giao nhận và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu.
Thanh toán cho người xuất khẩu.
Khiếu nại và xử lý hợp đồn

2.2. Nội dung quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp rất quan trọng để nhà nước quản lý hoạt
động nhập khẩu, vì thế ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp cần phải xin giấy
phép nhập khẩu để có thể thực hiện được hợp đồng đó.Với những doanh nghiệp lần
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

6

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại


đầu hoạt động thương mại quốc tế sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu trên Bộ Công
Thương và những lần NK sau sẽ không phải xin nữa.
Để xin được giấy phép nhập khẩu doanh nghiệp cần phải xuất trình được bộ hồ
sơ xin giấy phép nhập khẩu bao gồm:
+ Hợp đồng nhập khẩu
+ Hồ sơ pháp lý của công ty
2.2.2. Mở thư tín dụng (L/C)
Thư tín dụng ( Letter of credit- L/C ) là một loại văn bản pháp lý tron đó ngân
hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng
từ thanh toán hợp lệ và phù hợp với nội dung của L/C. Thanh toán tiền hàng bằng L/C
là phương thức thanh toán đảm bảo, hợp lý, thuận tiện, an toàn, hạn chế rủi ro cho cả
hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Khi trong hợp đồng nhập khẩu quy định phương thức thanh toán là L/C thì việc
đầu tiên cần làm mà bên nhập khẩu phải làm đó là mở L/C.
-Về thời gian mở L/C: Thông thường L/C được mở trước thời hạn giao hàng
khoảng từ 20-25 ngày nếu như hợp đồng không có quy định cụ thể.
-Căn cứ để mở L/C: Là điều khoản của hợp đồng nhập khẩu, công ty nhập khẩu
cần căn cứ vào điều này để điền vào phiếu in sẵn của ngân hàng mở L/C.
-Cách thức mở L/C: Để mở được L/C các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần
phải tiến hành các công việc như sau:
+Nộp hồ sơ và lập đơn xin mở L/C.
+Ký quỹ để mở tài khoản thư tín dụng.
+Thanh toán phí mở L/C.
Khi được ngân hàng thông báo đã mở L/C, nhà nhập khẩu liên hệ với ngân
hàng để kiểm tra các chi tiết của L/C rồi nhờ ngân hàng chuyển đến cho nhà xuất
khẩu. Nếu có gì chưa thỏa đáng thì làm đơn yêu cầu ngân hàng tu chỉnh L/C.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

7


GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

2.2.3. Thuê phương tiện vận tải
Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở có ý nghĩa quan trọng
đối với tác nghiệp củaquy trình thực hiện hợp đồng.Ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ
giao hàng, sự an toàn của hàng hóa, đồng thời dựa trên các điều kiện cơ sở gia hàng để
phân định người NK hay người XK chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải. Hầu hết
hiện nay các doanh nghiệp đều sử dụng các điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa theo
điều kiện INCOTERMS 2010. Nếu các điều kiện thuộc nhóm C,D : CPT,DAT,DAP,
DDP, CFR, CIP thì người XK thuê phương tiện vận tải, nhóm E,F : EXW, FCA, FAS,
FOB người NK thuê phương tiện vận tải, ngoài ra dựa vào khối lượng hàng hóa, lộ
trình để thuê phương tiện vận tải phù hợp.
Đối với nhà nhập khẩu nhiệm vụ thuê tàu chỉ phát sinh khi hợp đồng mua bán
theo điều kiện giao hàng nhóm F và EXW.
Nhà nhập khẩu thuê tàu dựa trên các căn cứ sau:
-

Những điều khoản của hợp .
Đặc điểm của hàng hóa mua bán.
Điều kiện vận tải.
Hiện nay trên thế giới có các phương thức thuê tàu như sau:

-


-

Phương thức thuê tàu chợ: là chủ hàng thông qua môi giới yêu cầu chủ tàu cho
thuê một phần hoặc toàn bộ chiếc tàu để chở hàng từ cảng này qua cảng khác.
Phương thức thuê tàu chuyến: là chủ tàu cho thuê toàn bộ hay một phần chiếc
tàu chạy rông để chuyên chở hàng hóa từ một hay vài cảng này đến một hay vài
cảng khác.
Phương thức thuê tàu định hạn: thuê tàu định hạn là chủ tàu cho người thuê tàu
sử dụng con tàu vào mục đích chuyên chở hàng hóa hoặc cho thuê lại trong thời
gian nhất định, chủ tàu có trách nhiệm giao quyền sử dụng cho người thuê tàu
và đảm bảo khả năng đi biển của con tàu trong suốt thời gian thuê. Còn người
đi thuê có trách nhiệm trả phí thuê tàu, chịu trách nhiệm vê việc kinh doanh,
khai thác tàu, sau thời gian thuê phải trả lại cho chủ tàu chiếc tàu trong tình
trạng như ban đầu trong thời gian quy định.

2.2.4. Mua bảo hiểm.
Do đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu là hàng hóa phải vận chuyển trên quãng
đường dài từ nước này sang nước khác trong thời gian khá dài. Do đó hàng hóa thường
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

8

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Để đảm bảo cho sự an toàn của hàng hóa các nhà xuất, nhập

khẩu cần mua bảo hiểm cho hàng hóa đó.
Nhà nhập khẩu chỉ phải mua bảo hiểm khi nhập khẩu hàng hóa theo các điều
kiện như sau: các điều kiện thương mại theo nhóm E, F và nhóm C ( trừ CIF và CIP ).
Nhà nhập khẩu mua bảo hiểm theo trình tự sau:
-

Chọn điều kiện thích hợp để mua bảo hiểm.
Làm giấy yêu cầu bảo hiểm.
Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm.

2.2.5. Làm thủ tục hải quan.
Làm thủ tục hải quan là điều mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu nào cũng cần thực hiện.Hiện nay hầu như các doanh nghiệp đều sử dụng hải quan
điện tử để rút ngắn bớt thời gian và thuận tiện.Theo ban hành tại Quyết định 1011/QĐBTC ngày 15/5/2014 quy trình làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước chủ yếu sau:
Bước 1: Trước khi tiến hành khai hải quan, người khai hải quan phải đăng ký
với cơ quan hải quan các thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu
thông tin (trên màn hình EDA) quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC



Thông tin đăng ký trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa
là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.
Người khai hải quan được tự sửa chữa các thông tin đã đăng ký trước trên Hệ
thống và không giới hạn số lần sửa chữa.

Bước 2: Khai hải quan. Khai hải quan được thực hiện trên cơ sở thông tin phản
hồi từ hệ thống về thông tin hàng hóa nhập khẩu đã được người khai hải quan đăng ký
trước. Người khai hải quan tự kiểm tra nội dung thông tin phản hồi từ hệ thống và chịu
trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng thông tin phản hồi từ hệ thống để khai hải
quan và bấm nút “Gửi” đến hệ thống. Chính sách quản lý nhập khẩu và chính sách

thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm cơ quan Hải quan
chấp nhận đăng ký thông tin khai hải quan của người khai hải quan.
Bước 3: Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải
quan và phản hồi cho người khai hải quan.
Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

9

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện
thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Sau khi hoàn tất công tác kiểm tra cần thiết theo quy định, cơ quan hải quan sẽ
ra các quyết định như:





Thông quan ( cho hàng qua biên giới )
Cho hàng qua biên giới có điều kiện ( ví dụ: phải bao bì lại, phải sửa chữa, khắc
phục khuyết tật )
Cho hàng qua biên giới sau khi chủ hàng đã nộp thuế nhập khẩu.
Không cho phép nhập khẩu.


Khi có các quyết định này thì nghĩa vụ của người nhập khẩu là phải nghiêm túc
thực hiện các quyết định đó, nếu vi phạm sẽ thuộc vào tội hình sự.
2.2.6. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa
2.2.6.1 Nhận hàng
Khi hàng tới cửa khẩu quốc tế nhập khẩu, người NK phải mang chứng từ và các
giấy tờ liên quan tới làm thủ tục giao nhận hàng hóa. Tại đó căn cư vào các giấy tờ các
điều khoản trong hợp đồng người mua tiến hành kiểm tra hàng hóa và các điều kiện
khác sau đó tiến hành nhận hàng
2.2.6.2 Kiểm tra hàng hóa
Khi hàng tới của khẩu quốc tế, căn cứ vào hợp đồng và bảng kể khai hàng hóa
người NK sẽ kiểm tra hàng hóa về số lượng và chất lượng của hàng hóa, sau đó giao
chứng từ nhận hàng cho người chuyên chở. Khi hàng hóa được làm thủ tục hải quan
NK người
2.2.7. Thanh toán.
Thanh toán là nhiệm vụ của người nhập khẩu, trong quá trình nhập khẩu của
mình. Có 3 phương thức thanh toán như sau:
-Nhờ thu.
-Chuyển tiền.
-Tín dụng chứng từ ( L/C )
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

10

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại


Nếu hợp đồng thanh toán bằng L/C thì khi bộ chúng từ gốc từ nước người xuất
khẩu về đến ngân hàng thì doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành kiểm tra chứng
từ.Nếu thấy hợp lệ thì làm thủ tục trả tiền hoặc ký nhận sẽ thanh toán để có được bộ
chứng từ để nhận hàng.
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì
chỉ sau khi nhận chứng từ ở ngân hàng ngoại thương, doanh nghiệp nhập khẩu phải
kiểm tra chứng từ có phù hợp với hợp đồng thì chấp nhận trả tiền hoặc trả tiền để lấy
chứng từ nhận hàng. Trong trường hợp nhờ thu kèm, phiếu trơn thì sau khi nhận hối
phiếu đòi tiền của ngân hàng, nhà nhập khẩu có thể trả tiền hoặc từ chối trả tiền cho
người bán. Trường hợp này người bán sẽ bị bất lợi vì phải phụ thuộc vào ý muốn của
người mua.
Nếu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền thì khi nhận được hàng do bên
xuất khẩu gửi và chứng từ từ ngân hàng chuyển về, đến thời hạn thì nhà nhập khẩu cần
viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho nhà xuất
khẩu.
2.2.8. Khiếu nại và xử lý hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu phát hiện ra
hàng bị tổn thất, thiếu sót, sai với hợp đồng hay có gì bất thường thì phải lập hồ sơ
khiếu nại trong thời gian quy định. Hồ sơ khiếu nại bao gồm: đơn khiếu nại và các
chứng từ kèm theo làm bằng chứng khiếu nại, hợp đồng mua bán, vận đơn, các biên
bản giám định của các cơ quan có thẩm quyền...
Bộ hồ sơ hoàn tất cần phải gửi ngay cho đối tượng bị khiếu nại. Tùy theo tính
chất của tổn thất mà đối tượng bị khiếu nại có thể là bên bán, hãng tàu hoặc hãng bảo
hiểm.
Trường hợp nhà nhập khẩu bị khiếu nại do chậm chễ nhận hàng hóa, chậm
thanh toán...thì nhà nhập khẩu cần giải quyết các khiếu nại đó. Trong trường hợp này
nhà nhập khẩu cần chứng minh mình không có lỗi hoặc lỗi thuộc về bên thứ ba. Nếu
không chứng minh được thì nhà nhập khẩu sẽ phải có thái độ nghiêm túc, hợp tác, thận
trọng xem xét các yêu cầu của bên kia để có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý hậu

quả do lỗi của mình gây ra đồng thời đưa ra các biện pháp bồi thường thích hợp.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

11

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Nhập khẩu là một hoạt động diễn ra trên phạm vi quốc tế vì vậy nó chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Do đó muốn hoạt động hiệu quả các nhà nhập
khẩu cần quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động
nhập khẩu.
2.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
• Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp nhập khẩu chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế- văn hóachính trị- xã hội nhất định.Nó đòi hỏi phải có sự chọn lọc cẩn thận, nhập khẩu phải
thỏa mãn nhu cầu trong nước và phải góp phần xây dựng đât nước. Các nhân tố chủ
yêu tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố đến từ
các môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ...
• Chính sách và công cụ quản lý nhập khẩu của nhà nước.
Nhà nước sử dụng các công cụ và chính sách để điều tiết nền kinh tế, điều tiết
các chủ thể tham gia vào nền kinh tế ấy. Trong đó các chính sách và công cụ quản lý
nhập khẩu mà nhà nước ban hành để điều tiết hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Những biện pháp quản lý nhập
khẩu chủ yếu là:

-Thuế nhập khẩu.
-Hạn ngạch nhập khẩu.
-Tỷ giá và chính sách có liên quan.
• Luật pháp quốc tế.
Do việc nhập khẩu là mua hàng hóa từ nước ngoài nên nó cũng chịu sự điều tiết của
các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế, tiền lệ án và thương mại.

-

Các nhân tố khác bao gồm:
Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Sự phát triển của ngành bảo hiểm.
Hệ thống tài chính ngân hàng.

2.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp.
• Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

12

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

Yếu tố con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định
đến sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt
động thương mại quốc tế. Bởi vậy để kinh doanh, làm ăn hiệu quả được với các doanh

nghiệp nước ngoài Công ty cần có một đội ngũ cán bộ công nhân viên am hiểu trình
độ chuyên môn, được đào tạo bài bản và có tinh thần hăng say khi làm việc.
Để có được đội ngũ nhân lực giỏi, đồng thời thu hút được thêm nhân tài từ các
công ty khác, từ bên ngoài vào cống hiến hết mình cho công ty thì công ty cần có các
chính sách đào tạo, huấn luận nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân. Nhất là khi công ty
kinh doanh quốc tế thì cần đào tạo kỹ năng cho các nhân viên xuất nhập khẩu.
Mặt khác khi có được đội ngũ nhân lực giỏi, Công ty cần có các chính sách thúc
đẩy, tạo động lực cho các nhân viên của mình hăng say lao động, cống hiến hết mình
vì công việc như các chính sách liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, các chính sách
quan tâm đến đời sống cán bộ nhân viên, tạo môi trường làm việc dân chủ, thúc đẩy
tính chủ động , sáng tạo của nhân viên.
• Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là yếu tố tác động vô cùng to lớn đến hoạt động nhập khẩu của
doanh nghiệp. Nếu cơ sở vật chất, kỹ thuật được cải tiến sẽ tạo điều kiện để doanh
nghiệp nắm bắt được thời cơ từ thị trường trong nước và nước ngoài, các đối tác kinh
doanh...

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

13

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU LINH
KIỆN XE GẮN MÁY TẠI CÔNG TY TNHH DEZEN

3.1 Giới thiệu về công ty TNHH công nghiệp DEZEN
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty











Tên giao dịch: DEZEN industrial Co.,Ltd ,
Tên viết tắt : DEZEN
Mã số thuế : 2500216138 - Ngày cấp: 20/06/2002
Điện thoại : 02113844222 / 223
Fax: 02113.844.211
Địa chỉ : lô số 5, CN 7, Khu công Nghiệp Khai Quang, Thành Phố Vĩnh Yên,
Tỉnh Vĩnh Phúc
Email: -
Giám đốc: HUANG CHING HSI
Vốn điều lệ : 2.013.000 USD
Nghành kinh doanh : Sản xuất linh kiện xe gắn máy xuất bán trong nước.

Công ty TNHH công nghiệp Dezen là một doanh nghiệp cổ phần, hạch toán
kinh tế độc lập, trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý.. Quá trình hình thành và
phát triển của công ty gắn liền với sự chuyển đổi cơ chế của đất nước.Công ty TNHH
công nghiệp DEZEN được cấp chứng chỉ kinh doanh vào ngày 20/06/2002 theo quyết
định số 21/GP-VH của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và chính thức đi vào hoạt động ngày

01/07/2003 và với 100% số vốn đầu tư từ nước Đài Loan. Công ty bắt đầu đi vào hoạt
động với số vốn điều lệ là 2.013.000 USD .Ông Huang Ching Hsi là Tổng giám đốc
của công ty, là người đứng đầu và quản lý mọi hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán
của công ty. Giấy phép hoạt động được thay đổi lần 3 vào ngày 05/01/2015 và thời
gian hoạt động la 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư. Tổng
diện tích mặt bằng của công ty là 1,6 ha với diện tích nhà xưởng là 0,4 ha.
Do mới thành lập nên mọi thứ đều khó khăn. Ban đầu công ty chỉ có ba xưởng
sản xuất đó là xưởng sản xuất dây điều khiển, xưởng in lưới và xưởng ép nhựa. Công
ty sản xuất tất cả các loại dây điều khiển gắn trên xe gắn máy như: Dây phanh, dây
phanh trức, dây phanh sau, dây công tơ mét, dây ga, dây le, dây khóa yên, dây khóa
mũ,..và xuất bán thị trường trong địa bàn trong tỉnh và các vùng trên cả nước. Ban đầu
công ty chỉ xuất bán được cho những khách hàng là những công ty nhỏ trong tỉnh
nhưng sau hai năm hoạt động thì công ty Dezen đã chính thức trở thành nhà cung cấp
chính các loại dây điều khiển cho công ty YAMAHA.Với sự nỗ lực của lãnh đạo, các
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

14

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

ban nghành, toàn bộ công nhân của công ty và để đáp ứng đủ cho thị trường tiêu dùng
trong nước, sau một thời gian hoạt động công ty đã mở rông thêm xưởng in lưới và
xưởng ép nhựa vào năm 2006. Sản phẩm được cung cấp cho các công ty lắp ráp xe
máy có uy tín tại Việt Nam như: VMEP, YAMAHA, DETECH và thị trường thay thế
trong cả nước. Từ năm 2009-2016, công ty hoạt động tốt, tạo được công ăn việc làm

cho gần 300 công nhân viên và tạo nguồn thu lớn cho doanh nghiệp.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty

Ban giám đốc

Bộ phận
Quản lý

Bộ phận
Thị trường

Bộ phận
Kỹ thuật

Bộ phận
sản xuất

Bộ phận
Tài chínhKế toán

Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự công ty TNHH công nghiệp DEZEN
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty
-Ban giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, chịu mọi trách nhiệm về hoạt động
của công ty.
-Bộ phận quản lý : quản lý, theo dõi và thực hiện công tác tổ chức, đào tạo nhân
sự, phù hợp với việc phân công của công ty
-Bộ phận thị trường : hợp tác chặt chẽ hiệu quả với các bộ phận khác cũng như
khách hàng để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm của công ty theo đúng định hướng,
quy định và tuân theo các yêu cầu pháp luật.

-Bộ phận tài chính kế toán : Thực hiện các hoạt động tài chính, kế toán, thống kê,
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

15

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

tài vụ, vốn, tài sản trong công ty đảm bảo theo đúng chính sách chế độ của nhà nước
và phù hợp với hoạt động tổ chức kinh doanh của công ty. Bao gồm phòng kế toán, thủ
quỹ và xuất nhập khẩu.
-Bộ phận sản xuất : Thực hiện điều hàng mọi hoạt động sản xuất. Triển khai thực
hiện kế hoạch sản xuất và điều chỉnh năng suất sản xuất theo năng lực thực tế của
xưởng. Thực hiện quản lý nguyên vật liệu, thành phẩm theo quy định của công ty. Bao
gồm các bộ phận : Phòng kế hoạch quản lý sản xuất, xưởng sản xuất, kho.
-Bộ phận kỹ thuật : Tham mưu với Tổng Giám Đốc về cải tiến lỹ thuật, hợp lý
hóa sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực hiện các công việc liên quan
đến khai thác và phát triển sản phẩm mới. Thực hiện mọi hoạt động kiểm tra chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
3.1.3 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
3.1.3.1 Sản phẩm kinh doanh
Công ty Dezen là công ty có quy mô vừa, có hoạt động kinh doanh, chuyên sản
xuất, lắp ráp và kinh doanh xuất nhập khẩu các loại linh kiện, phụ tùng, khuôn phục vụ
sản xuất các loại dây điều khiển cho xe gắn máy.
Doanh nghiệp sản xuất tất cả các loại dây điều khiển trên xe gắn máy như: Dây
phanh, Dây công tơ mét, Dây ga, Dây le, Dây khóa yên,.. Ngoài ra, doanh nghiệp có

xưởng in lưới chuyên in mặt số các loại và các ổ khóa trên xe máy, sản phẩm này
chuyên cung cấp cho Công ty CHIU YI Việt Nam, TAFACO,..
Công ty có xưởng ép nhựa và hệ thống máy ép nhựa đa dạng như: D60, D75,
D90, D95, D150, D155...Chuyên sản xuất các linh kiện nhựa cho xe gắn máy bằng các
vật liệu nhưa như: ABS, PMMA, HDPE, POM, PA6, PA66, PVC, PC, PBT... Xưởng
sửa chữa và gia công khuôn gá của công ty Dezen có đầy đủ thiết bị gia công khuôn
như: máy tiện, máy phay, máy mài, máy xung, máy cắt sắt bằng dây, máy hàn. Xưởng
này chuyên bảo dưỡng, gia công, sữa chữa khuôn gá và dưỡng kiểm tra các loại.
3.1.3.2 Đối tác kinh doanh
Công ty TNHH công nghiệp Dezen chuyên sản xuất các linh kiện xe máy và xuất
bán trong nước, chủ yếu là trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội và một số tỉnh khu vực
Phía Bắc. Sản phẩm được cung cấp cho các công ty lắp ráp xe máy có uy tín tại Việt
Nam như: VMEP, YAMAHA, DETECH, HONDA và thị trường thay thế trong cả
nước.
Hiện nay công ty chuyên cung cấp các sản phẩm nhựa cho các công ty: CHIU YI
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

16

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

Việt Nam, ASAHI DENSO Việt Nam, TAFACO... Ngoài ra, doanh nghiệp có xưởng
in lưới chuyên in mặt số các loại và các ổ khóa trên xe máy, sản phẩm này chuyên
cung cấp cho Công ty CHIU YI Việt Nam, TAFACO,..Và công ty cũng cung cấp các
khuôn gá cho công ty HHCN GEO GEAR Vĩnh Phúc,..

3.1.3.3 Kết quả kinh doanh của công ty
Từ khi hoạt động đến nay hoạt động kinh doanh chính của công ty là nhập khẩu
các nguyên liệu từ nước ngoài về sản xuất và bán cho các công ty doanh nghiệp trên cả
nước. Trong đó hoạt động nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu các nguyên liệu như sắt,
thép, nhựa, đồng,…từ Trung Quốc, Đài Loan để sản xuất linh kiện xe gắn máy cung
cấp cho các công ty trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng như trên cả nước.
Dưới đây là bảng tổng hợp doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH công
nghiệp DEZEN từ năm 2012 đến năm 2015.
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2015
Chỉ tiêu
Số lượng
sản xuất
Doanh thu
Thu nhập
bình quân
Vốn kinh
doanh
Lợi nhuận

ĐVT
Sản
phẩm
Triệu
đồng
Triệu
đồng
Triệu
đồng
Triệu
đồng


Năm
2012
685.000

Năm
2013
872.000

Năm
2014
1.052.000

Năm
2015
1.206.000

59.055

68.975

81.820

100.120

3.880

4.120

4.350


4.550

25.150

28.750

30.375

32.240

20.120

23.423

27.411

30.654

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty TNHH công nghiệp Dezen
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Sản lượng sản xuất của công ty:
• Năm 2013 tăng 116.000 sản phẩm so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng
10.3%.
• Năm 2014 tăng 180.000 sản phẩm so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng
14,06%.
• Năm 2015 tăng 154.000 sản phẩm so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ tăng
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

17


GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

10,18%
- Doanh thu của công ty:
• Năm 2013 tăng 9.920 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tăng 7,63%.
• Năm 2014 tăng 12.845 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng với tăng 11,8%.
• Năm 2015 tăng 18.300 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng với tăng 14,40%
- Thu nhập bình quân
• Năm 2013 tăng 240.000 đồng so với năm 2012, tương ứng với tăng 5,83%.
• Năm 2014 tăng 230.000 đồng so với năm 2013, tương ứng với tăng 5,29 %.
• Năm 2015 tăng 200.000 đồng so với năm 2014, tương ứng với tăng 4,40%
- Vốn kinh doanh:
• Năm 2013 tăng 3.600.000 đồng so với năm 2012, tương ứng với tăng 12,52%.
• Năm 2014 tăng 1.625.000 đồng so với năm 2013, tương ứng với tăng 5,65%.
• Năm 2015 tăng 1.865.000 đồng so với năm 2014, tương ứng với tăng 5,78%
- Lợi nhuận:
• Năm 2013 tăng 3.030 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tăng 6.09%.
• Năm 2014 tăng 3.988 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng với 9.34%.
• Năm 2015 tăng 3.243 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng với 8,9%
Qua báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong các năm qua cho thấy doanh
thu, lợi nhuận của Công ty liên tục tăng trong từng năm. Năm 2012, lợi nhuận đạt
20.120.000.000 đồng, năm 2013 là 23.243.000.000 triệu đồng, tăng 3.030.000.000
triệu đồng. Năm 2014 tăng hơn 200 triệu so với năm 2013, đạt 465 triệu đồng. Năm
2015 tăng 343.000.000 triệu đồng so với năm 2014. Năm 2013, mặc dù tình hình kinh

tế đang trong giai đoạn khó khăn nhưng lợi nhuận của công ty TNHH công nghiệp
Dezen vẫn có chiều hướng tăng.Có được sự phát triển vượt bậc trên là sự nỗ lực, đoàn
kết của toàn bộ công nhân viên cũng như sự tín nhiệm của các bạn hàng dành cho
Công ty. Kết quả cho thấy Công ty đã hoạt động hết sức hiệu quả và phát triển ổn
định.
3.2. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện xe gắn máy của công ty
TNHH công nghiệp DEZEN
3.2.1 Phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện xe
gắn máy của công ty TNHH công nghiệp DEZEN
3.2.1.1 Xin giấy phép nhập khẩu
Công ty TNHH công nghiệp DEZEN bắt đầu đi vào hoạt động năm 2002, hoạt
động chính của công ty là nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về sản xuất hàng hóa
xuất bán trong nước. Công ty có tham gia hoạt động thương mại quốc tế chính vì vậy
trước khi muốn nhập khẩu hàng hóa bên Trung Quốc và Đài Loan, công ty DEZEN
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

18

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

phải mang giấy tờ pháp lý và hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của công ty lên Sở Công
Thương tỉnh Vĩnh Phúc để xin giấy phép nhập khẩu. Sau khi được Sở Công Thương
xét duyệt và đồng ý thì công ty DEZEN được phép nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng
đã kê khai với Sở Công Thương.
3.2.1.2 Mở thư tín dụng (L/C)

Khi hai bên nước nhập khẩu và nước xuất khẩu đàm phán về hợp đồng mua bán
hàng hóa thì sẽ đàm phán về vấn đề thanh toán. Hầu như các doanh nghiệp hiện nay
đều sử dụng hình thức thanh toán bằng L/C để vừa thanh toán nhanh nhất và an toàn
nhất. Và công ty TNHH công nghiệp DEZEN cũng sử dụng phương thức thanh toán
bằng L/C. Thực tế thì khi nhận được yêu cầu mở L/C của bên đối tác công ty bên
Trung Quốc và Đài Loan thì thường trong vòng 03 ngày thì công ty DEZEN đến ngân
hàng Vietcombank tại Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc để xin mở L/C. Trình tự mở L/C gồm viết
đơn xin mở L/C không hủy ngang (có kèm chứng từ) sau đó nộp bản sao hợp đồng,
các chứng từ liên quan như: Hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa và bản
cam kết sẽ thanh toán của công ty nhập khẩu là công ty DEZEN và nộp lại cho nhân
viên ngân hàng. Đối với những công ty lần đầu tiên đi mở L/C thì phải mang hồ sơ
pháp lý của công ty cũng như giấy bổ nhiệm chức Tổng giám đốc,Kế toán trưởng đến
ngân hàng xin mở L/C còn những lần sau không cần phải mang theo nữa. Sau khi nộp
đơn mở L/C, nhân viên ngân hàng sẽ xem xét yêu cầu của công ty sau đó tiến hành
làm nghiệp vụ ngân hàng, làm thủ tục khai mở L/C và yêu cầu công ty nộp tiền quỹ và
các lệ phí khác. Thông thường công ty DEZEN phải nộp tiền ký cược tại ngân hàng
Vietcombank là 10% giá trị hợp đồng. Sau đó, sau 15 ngày sau khi hàng đã được giao
đến công ty DEZEN, công ty sẽ đến ngân hàng thanh toán tiền hàng cho bên đối tác
xuất khẩu các mặt hàng thép, nhựa, dây đồng,…Vấn đề trong khâu mở L/C mà các
nhân viên tại công ty hay mắc phải đó chính là nhân viên khai sai hoặc nhầm thông tin
về hàng hóa, địa điểm giao hàng, cảng đi cảng đến, số tiền bằng chữ. Đôi khi nhân
viên chứng từ đi mở L/C mang thiếu một số chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng
khiến thời gian làm thủ tục mở L/C kéo dài hơn dự định mong muốn.
3.2.1.3 Thuê phương tiện vận tải
Công ty DEZEN là công ty nhập khẩu bên Trung Quốc, Đài Loan nên khi đàm
phán hợp đồng giữa hai bên thì DEZEN thường chọn điều kiện mua hàng CIF Hải
Phòng . Mua hàng theo điều kiện CIF Hải Phòng thì công ty đối tác bên Trung Quốc,
Đài Loan phải chủ động thuê tàu giao hàng cho công ty DEZEN. Ngoài ra, mua hàng
theo điều kiện CIF công ty nhập khẩu không phải mua bảo hiểm cho hàng hóa mà bảo
hiểm do công ty bán phải mua. Sau khi ký kết hợp đồng, thông thường đối với đường

Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

19

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


Khoa Thương Mại Quốc Tế

Trường Đại Học Thương Mại

biển công ty sẽ lựa chọn giá CIF ở cảng đến là cảng Hải Phòng rồi tiến hành kiểm
định chất lượng hàng hóa sau đó hàng hóa sẽ được chuyển từ cảng NingBo Trung
Quốc và cảng Taichung từ Đài Loan về cảng Hải Phòng. Sau đó công ty sẽ thuê xe
container chuyển hàng từ cảng Hải Phòng về Vĩnh Phúc. Vấn đề thường gặp phải
trong khâu thuê phương tiện vận tải của công ty DEZEN đó là vấn đề về lưu kho bãi,
khi đặt booking công ty DEZEN luôn hỏi về thời gian lưu kho miễn phí để xin trước
khi đặt booking. Nhưng công ty vẫn mắc phải một số lỗi như không hỏi kĩ về thời hạn
lưu kho tối đa miễn phí. Ví dụ như lô hàng mà công ty nhập khẩu hồi tháng 9/2015 dự
kiến giao hàng trong 45 ngày nhưng đối tác bên Trung Quốc giao hàng sớm hơn dự
kiến 11 ngày nên hàng hóa của công ty phải để ở kho, nhưng khi đặt booking công ty
chỉ xin 5DEM,5DETcó nghĩa là sau khi hàng đến thì được phép lưu lại cảng trong 05
ngày miễn phí, sau đó sẽ còn 05 ngày để dỡ hàng ở kho và trả container rỗng lại cho
hãng tàu, nên công ty phải bỏ thêm chi phí để thuê kho, điều đó đã khiến công ty phải
bỏ ra một khoản chi phí để thuê kho lưu bãi thêm 01 ngày.
3.2.1.4 Mua bảo hiểm
Đối với mua bảo hiểm cho hàng hóa từ Trung Quốc,Đài Loan về Việt Nam,
thông thường thì công ty DEZEN mua hàng theo điều kiện CIF nên công ty xuất khẩu
bên các nước Trung Quốc, Đài Loan phải mua bảo hiểm cho hàng hóa trước khi vận
chuyển về cảng Hải Phòng để tránh các vấn đề rủi ro. Công ty xuất khẩu hay mua bảo

hiểm loại B (bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng) và cách tính giá bảo hiểm được
hai bên thống nhất tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng nhập khẩu như sau:
• Giá mua BH = Tổng giá trị hợp đồng ×(tỷ suất BH)% + Chi phí phát sinh
• Giá đền bù BH = Tổng giá trị hợp đồng ×50% (tỷ suất BH cố định) + Các tổn
thất riêng
Các tổn thất riêng của BH gồm: tổn thất do bị thấm nước, tổn thất do vận
chuyển nên gãy nứt,mất mát và các tổn thất khác do đàm phán của hai bên
Do vị trí địa lý giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan gần nhau nên việc vận
chuyển khá thuận lợi. Đôi khi doanh nghiệp sử dụng điều kiện mua hàng FOB và chủ
quan đối với hàng hóa của mình nên không mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình.Tuy
nhiên các hợp đồng này cũng không gặp rủi ro. Đối với khâu này doanh nghiệp ít xảy
ra sơ xuất nhất trong quá trình làm hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.
3.2.1.5 Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Sau 02 ngày kể từ khi nhận đươc thông báo giao hàng từ phía doanh nghiệp xuất
khẩu, doanh nghiệp sẽ đến cảng Hải Phòng để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Đầu
tiên là doanh nghiệp nhận các chứng từ, giấy kiểm dịch và giấy chứng nhận C/O do
Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa

20

GVHD: ThS. Trương Quang Minh


×