Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

thuyết minh đề tài tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.34 KB, 10 trang )

I. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài:
Như chúng ta đã biết thì huy động vốn là một trong những hoạt động chủ
yếu và được diễn ra thường xuyên của các NHTM. Chính vì vậy việc nghiên cứu
hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại 1 NHTM được rất nhiều các cá nhân,
tổ chức và doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu. Có thể kể đến một vài nghiên cứu nổi
bật sau:
- Báo cáo tốt nghiệp :”Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại
ngân hàng Á Châu Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng” của SV trường ĐH Kinh Tế
Đà Nẵng , được thực hiện vào tháng 4 năm 2009.
(tailieu.vn)
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp : “Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Nai” của SV: Nguyễn
Ngọc Thuận trường đại học Lạc Hồng và thời gian thực hiện vào năm 2010.
(ebook.ringring.vn)
- “Gửi tiết kiệm: kiểu nào lãi nhất” với nội dung chủ yếu là đưa ra đánh giá về
các dịch vụ ưu đãi gửi tiền tiết kiệm của các NHTM trong thời gian gần đây.
Theo SGGP của web: vietbao.vn đăng vào ngày 1/4/2010
- “Các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh huy động tiền gửi” đề cập chủ yếu đến
hiệu quả huy động vốn khi thực hiện các biện pháp ưu đãi khách hang gửi
tiền tiết kiệm tại các NHTM.
(baomoi.com đăng ngày 02/09/2012)
……
Các bài báo cáo trên đây chủ yếu sử dụng các phương pháp quen thuộc:
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Phương pháp lịch sử.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm…



Thông qua các phương pháp để thu thập và xử lí số liệu nhằm đánh giá được
một cách cụ thể và rõ ràng được nội dung đề tài nghiên cứu và việc đánh giá này
hoàn toàn theo phương pháp định lượng.
Chính vì vậy mà để có được nguồn vốn lớn NH cần phải tiến hành các hoạt
động huy động vốn, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm một vai trò đặc
biệt quan trọng trọng hoạt động này. Việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình huy động
tiền gửi tiết kiệm, tìm hiểu quá trình kinh doanh để có những phương án huy động
tiền gửi tiết kiệm linh hoạt, mang tính cạnh tranh là hết sức cần thiết.
II. Tính cấp thiết của đề tài
1. Vai trò của tiền gửi tiết kiệm đối với hoạt động của các NHTM
Hiện nay ở nước ta thị truờng tài chính chưa phải là kênh phân bổ vốn một
cách có hiệu quả, do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho nền
kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Với vai trò
một trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, các Ngân hàng thương
mại (NHTM) đã trở thành kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Sự thịnh
vượng và phát triển của một NHTM căn cứ vào đâu? Không thể là gì khác ngoài
Tiền gửi. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó, nó là nguồn gốc
sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng. Khả năng huy động vốn với
mức lãi suất hợp lý cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu xin vay là những chỉ số
đánh giá tình hiệu quả trong quản lý ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng, bắt buộc các ngân hàng
phải huy động thêm vốn từ bên ngoài. Trong đó nguồn vốn tiền gửi thường chiếm
tỷ trọng trên 53% trong nguồn vốn huy động của NHTM.Vốn tiền gửi tiết kiệm
góp phần tạo nên nguồn vốn lớn của NHTM, và nó là nguồn huy động truyền
thống, cơ bản của NHTM. Nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của Ngân
hàng. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định tạo điều kiện chủ động trong hoạt
động kinh doanh của NHTM, là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của mỗi


NHTM. Vốn tiền gửi tiết kiệm trong NHTM lớn thể hiện uy tín và lòng tin đối với

dân chúng của ngân hàng đó trên thị trường.
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của dân cư và là nguồn
vốn luôn chiếm tỷ trọng đáng chú ý trong tổng vốn huy động của NHTM. Chính vì
vậy đề tài nghiên cứu về huy động tiền gửi tiết kiệm trong 1 NHTM là 1 đề tài rất
thực tế, đi sâu vào 1 mảng trong hoạt động huy động vốn của NHTM. Mặc dù đây
không phải là vấn đề mới song khá hấp dẫn ảnh hưởng nhiều trong hoạt động của
NHTM, gắn liền với sự phát triển – thịnh vượng của ngân hàng.
2. Thực tiễn hoạt động huy động vốn của BIDV
Bất cứ 1 ngân hàng nào, cũng chú ý tới công tác huy động vốn của mình.
Nguồn vốn khẳng định khả năng của 1 ngân hàng trong cơ chế thị trường thực hiện
phương chân “đi vay để cho vay” và tập trung vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã
hội. Vì huy động vốn nhằm giải quyết “đầu vào” cho hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Tuy nhiên việc huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng hiện nay
gặp rất nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác trong nền
kinh tế cũng tiến hành hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm: các ngân hàng khác,
các công ty bảo hiểm, bưu điện…
Và BIDV – 1 ngân hàng đã có lịch sử phát triển hơn 55 năm, đóng góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước – đã khẳng định được vị
thế to lớn của mình đối với nền kinh tế trong nước nói chung và ngành ngân hàng
nói riêng. Tình hình huy động vốn của BIDV qua một số năm:
- Năm 2009, huy động vốn đạt 216.400 tỷ đồng, tăng 7,9%; dư nợ tín dụng
(bao gồm cả ADB và biến động tỷ giá) 193.100 tỷ đồng, tăng 29,2% so
-

2008.
Năm 2010, huy động vốn tăng 23,5%, dư nợ tín dụng tăng bình quân

-

25%/năm.

Trong năm 2011, huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng này đạt 286.000 tỷ
đồng, tăng 20.000 tỷ đồng so với năm 2010; dư nợ tín dụng tăng trưởng dưới
20%, đạt trên 274.000 tỷ đồng. Cụ thể, huy động vốn từ dân của của BIDV


năm 2011 đã tăng tới 28% so với năm 2010, gấp 1,8 lần so với năm 2009,
đưa tỷ trọng huy động vốn dân cư trên tổng vốn huy động từ 37% năm 2010
lên tới 49%.
- Tính đến 31/12/2012, huy động vốn của BIDV tăng 26%, đạt 360.167 tỷ
đồng. Đây là mức tăng trưởng đứng thứ hai trong hệ thống NHTM Việt Nam
(chỉ sau Agribank), cao hơn mức tăng trưởng huy động vốn của toàn ngành
ngân hàng (khoảng 16%). Mức tăng trưởng này đã giúp BIDV gia tăng thị
phần huy động vốn từ 9,29% năm 2011 lên 10,12% năm 2012. Trong đó,
huy động vốn dân cư có mức tăng trưởng lớn nhất đạt 38.6%, góp phần
chuyển dịch cơ cấu, ổn định nền vốn.
- Năm 2013, khối ngân hàng thương mại của BIDV đặt mục tiêu huy động
vốn tăng 16,5% so năm 2012. Tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả, sử
dụng vốn huy động để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, góp phần kiềm chế lạm
phát, ổn định vĩ mô và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ
thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ.
Nhận thấy được vai trò hết sức quan trọng của vốn tiền gửi tiết kiệm trong hoạt
động của NHTM nói chung và của BIDV nói riêng trong hoạt động sản xuất- kinh
doanh, phát triển kinh tế - xã hội . Nhóm 12 quyết định lựa chọn đề tài: Huy động
vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV.
III. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Mục tiêu tổng quát:
Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn luôn chiểm tỷ trọng đáng chú ý trong tổng số vốn
huy động của NHTM, đây là nguồn vốn hình thành từ những khoản tiền nhàn rỗi
trong dân cư. Vì vậy mục tiên tổng quát mà chúng ta cần nêu lên được trong đề tài
này là nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng

thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV,
2. Mục tiêu cụ thể:


Phân tích hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại đầu
tư và phát triển Việt Nam BIDV trong 3 năm 2010-2012, phân tích những yếu tố
bên trong ngân hàng, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng để có thể
đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến hoat động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại
Ngân hàng thương mại đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại BIDV, và
những yếu tố bên ngoài và nội tại bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến chiến lược
huy động tiền gửi tiết kiệm, từ đó đề ra chiến lược huy động tiền gửi tiết kiệm cho
phù hợp.
2. Phạm vi nghiên cứu:
a. Nội dung:
Nghiên cứu tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại
cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV
b. Thời gian:
Đề tài tập trung phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV và một số vấn đề liên
quan với số liệu trong 3 năm ( 2010-2012).
c. Không gian:
Đề tài nghiên cứu tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm, tìm ra điểm mạnh,
điểm yếu bên trong BIDV và nghiên cứu cơ hội, thách thức từ môi trường bên
ngoài.
V. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng các phương pháp luận truyền thống: duy vật biện chứng hay
duy vật lịch sử, trong đề tài này cũng sử dụng một số phương pháp và công cụ

nghiên cứu dưới đây
1. PP phân tích và tổng hợp lý thuyết


- PP phân tích lý thuyết là PP nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau
vềmột chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu
chúng mộtcách toàn diện. Nó còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những
trường phái nghiên cứucủa từng tác giả, từ đó lựa chọn những thông tin quan
trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứucủa mình.
- PP tổng hợp lý thuyết là PP liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã
thuthập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên
cứu.
2. PP phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- Phân loại là PP sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt
chẽtheo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có chung dấu
hiệu bản chất hoặccùng hướng phát triển.
- Hệ thống hóa là PP sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một
môhình lý thuyết làm cho sự hiểu biết của ta về đối tượng được toàn diện và sâu
sắc hơn.
3. PP lịch sử:
Là PP nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển
và biếnhóa của đối tượng để phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng.
4. Phương pháp quan sát khoa học:
Là PP thu thập thông tin về đối tượng bằng cách tri giác một cách hệ thống
đốitượng và các nhân tố có liên quan
- Tiến hành quan sát : thận trọng, theo dõi được mọi diễn biến dù là nhỏ nhất, kể
cảnhững tác động khác từ bên ngoài đến đối tượng. Cần ghi chép đầy đủ, chính
xác nhữngđiều quan sát được.
- Xử lý tài liệu: Phân loại, hệ thống hóa, tính toán một cách khoa học các thông
sốnếu cần.

- Kiểm tra các kết quả quan sát bằng việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ (đàm
thoại,chuyên gia, quan sát lại,…). Việc xem xét kết quả quan sát, cần lưu ý đến
một số khía cạnhnhư: ai quan sát, độ chuẩn xác của các máy móc dùng vào


quan sát; các quy luật của trigiác; đối tượng khi bị quan sát ở trong trạng thái
thế nào (bình thường hay không?)
5. Phương pháp điều tra:
Là PP khảo sát 1 nhóm đối tượng trên 1 diện rộng nhất định nhằm phát hiện
nhữngquy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về định tính và định
lượng của các đốitượng cần nghiên cứu.
- Xử lý tài liệu: Các tài liệu thu thập được có thể được phân loại bằng thủ công
hoặcxử lý bằng các công thức toán học thống kê và máy tính để cho ta kết quả
khách quan.
- Kiểm tra lại kết quả nghiên cứu bằng cách điều tra lại hoặc sử dụng các PP hỗ
trợkhác.
6. PP phân tích và tổng kết kinh nghiệm:
Là PP NCKH trong đó nhà nghiên cứu dùng lý luận để xem xét lại những
thànhquả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho
thực tiễn vàkhoa học.
7. PP chuyên gia:
Là PP NCKH trong đó người nghiên cứu sử dụng trí tuệ của đội ngũ
nhữngngười có trình độ cao, am hiểu sâu về lĩnh vực mà người nghiên cứu quan
tâm, xin ý kiếnđánh giá, nhận xét của họ về vấn đề nghiên cứu hoặc định hướng
cho người nghiên cứu.
IV. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện
1. Nội dung nghiên cứu:
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. LÝ THUYẾT
I-Ngân hàng thương mại

1-Khái niệm về NHTM
2-Các hoạt động cơ bản của NHTM
a-Hoạt động huy động vốn
b-Hoạt động sử dụng vốn
c-Các hoạt động khác
II-Vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM
1-Khái niệm về nguồn vốn huy động của NHTM
2-Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM


a-Tiền gửi (ký thác)
b-Phát hành chứng từ
c-Đi vay
3-Sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đối với hoạt động kinh
doanh của NHTM
III-Huy động tiên gửi tiết kiệm của NHTM
1-Khái niệm và ý nghĩa tiền gửi tiết kiệm
2-Phân loại tiền gửi tiết kiệm
a-Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
b-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
c-Tiền gửi tiết kiệm khác
IV-Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt động
huy động tiền gửi tiết kiệm
1-Nhóm nhân tố môi trường
2-Nhóm nhân tố thuộc chính sách nhà nước
3-Nhóm nhân tố thuộc khách hang
4-Nhóm nhân tố thuộc ngân hang
V-Một số quy định về huy động tiền gửi tiết kiệm
1-Các thể thức tiết kiệm
2-Đối tượng phạm vi áp dụng

3-Quy chế bảo hiểm tiền gửi
C. LIÊN HỆ THỰC TIỄN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV
I-Khái quát về Ngân hàng BIDV
1-Lịch sử hình thành và phát triển
2-Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động
II-Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV (Tình hình về nguồn vốn và
sử dụng vốn)
1-Tình hình chung về nguồn vốn
2-Tình hình huy động vốn
3-Tình hình chung về hoạt động tín dụng
III-Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại BIDV
1-Huy động tiền gửi dân cư tại ngân hàng
2-Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng
a-Hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng
b-Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng


3-Đánh giá công tác huy động tiền gửi tiết kiệm
a-Những kết ủa đạt được
b-Một số hạn chế ngân hàng còn gặp phải trong công tác huy
động vốn
c-Những khó khăn và thuận lợi của BIDV trong việc huy động
nguồn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng
d-Những khó khăn mà BIDV còn vướng mắc
D. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TĂNG CƯỜNG HUY
ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI BIDV
1-Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng, nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng

2-Tiếp tục đẩy mạnh công tác marketing
3-Tích cực tìm kiếm nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ công chúng
4-Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân
hàng
5-Cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng
6-Tăng cường công tác tư vấn để giúp người dân thay đổi thói quen cất
giữ tiền tại nhà
7-Đa dạng hóa các hình thức tiền gửi tiết kiệm trong dân
8-Một số kiến nghị
a-Đối với NHNN
b-Đối với BIDV
E. KẾT LUẬN
2. Tiến độ thực hiện
Nội dung
Người thực hiện
A. Lời mở đầu
B. Lý thuyết
C. Liên hệ thực tiễn: Phân tích tình hình huy động
vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng BIDV
I. Khái quát về ngân hàng BIDV
II. Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV
III. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại
BIDV
D. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng cường huy
động vốn tiền gửi tiết kiệm tại BIDV
E. Kết luận





×