Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Đánh giá hiệu quả xử lý của một số công trình cấp nước sinh hoạt vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.03 MB, 95 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................4
1. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH HIỆN NAY
Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN......................................................................4
1.1.Nguồn nước.........................................................................................4
1.2. Hiện trạng cấp nước hợp vệ sinh........................................................5
2. CHIẾN LƯỢC CẤP NƯỚC SẠCH CỦA VIỆT NAM ĐẾN 2020..........8
3. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN
.....................................................................................................................12
3.1. Mục tiêu ...........................................................................................13
3.1.1. Về cấp nước...............................................................................13
3.1.2.Về vệ sinh môi trường................................................................13
3.2. Khối lượng công viêc( 2011-2015):.................................................13
3.2.1. Công nghệ cấp nước và chất lượng nước..................................14
3.3. Các loại hình công nghệ cấp nước đảm bảo chất lượng nước..........17
3.4. Hiện trạng sử dụng nước trong sinh hoạt hiện nay ở các vùng nông
thôn..........................................................................................................19
4. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC Ở NÔNG THÔN..................................21
4.1. Các loại hình công nghệ xử lý nước đang được áp dụng hóa chất.
.................................................................................................................21
4.1.1.Công nghệ xử lý nước mặt.........................................................21
4.1.2. Công nghệ xử lý nước ngầm.....................................................23
4.2. Lựa chọn hóa chất và vật liệu xử lý nước........................................25
4.2.1. Hóa chất keo tụ xử lý nước.......................................................25
4.2.2. Hóa chất để kiềm hóa, nâng pH của nước.................................26
4.2.3. Hóa chất khử trùng nước:..........................................................27


4.2.4. Vật liệu lọc và vật liệu trao đổi ion...........................................28
4.3. Kết quả khảo sát và đánh giá về công nghệ xử lý nước...................30


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................37
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................37
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................37
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................38
3.1. Phương pháp kế thừa........................................................................38
3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa...........................................38
3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu...........................................39
3.4. Phương pháp tham vấn cộng đồng...................................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................41
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU............................................................................................................41
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Minh Tân...........................41
1.1.1. Điều kiện tự nhiên: ...................................................................41
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................43
1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Đồng Gia...........................46
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................46
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:.........................................................47
1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Gia Xuân...........................50
1.3.1. Điều kiện tự nhiên:...................................................................50
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................50
1.4. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Đại Thắng..........................53
1.4.1. Điều kiện Tự nhiên: ..................................................................53
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................54


2. QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC CỦA CÁC TRẠM CẤP NƯỚC NGHIÊN
CỨU............................................................................................................57
2.1. Nguồn cấp nước...............................................................................57
2.1.1. Công trình xã Minh Tân............................................................57

2.1.2. Công trình xã Đồng Gia............................................................57
2.1.3. Công trình xã Gia Xuân.............................................................58
2.1.4. Công trình xã Đại Thắng...........................................................59
2.2. Quy mô và Quy trình xử lý công trình cấp nước............................60
2.2.1. Quy mô 04 công trình cấp nước................................................60
2.2.2. Quy trình xử lý........................................................................61
3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC
CỦA CÁC CÔNG TRÌNH..........................................................................63
3.1. Công trình cấp nước xã Minh Tân....................................................63
3.2. Công trình cấp nước xã Đồng Gia....................................................67
3.3. Công trình cấp nước xã Gia Xuân....................................................70
3.4. Công trình cấp nước xã Đại Thắng..................................................74
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC NÔNG THÔN......................................81
4.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền: .............................81
4.2. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục-truyền thông:.......................81
4.3. Quản lý công trình sau đầu tư:.............................................................82
4.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:......................................................82
4.5. Xã hội hóa công tác cấp nước và VSMT: ...........................................83
4.6. Tăng cường giám sát, đầu tư vận hành công trình có hiệu quả:...........83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................84
KẾT LUẬN.................................................................................................84
KIẾN NGHỊ................................................................................................85


TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................86


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


NS&VSMTNT

Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

HVS

Hợp vệ sinh

NTP 1

Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi

trường nông thôn giai đoạn( 1999-2005)
NTP 2

Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi

trường nông thôn giai đoạn( 2006-2010)
ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt Bộ Y Tế
QCVN 08: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................6
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................4
1. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH HIỆN NAY
Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN......................................................................4
1.1.Nguồn nước.........................................................................................4
1.2. Hiện trạng cấp nước hợp vệ sinh........................................................5
2. CHIẾN LƯỢC CẤP NƯỚC SẠCH CỦA VIỆT NAM ĐẾN 2020..........8
3. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN
.....................................................................................................................12
3.1. Mục tiêu ...........................................................................................13
3.1.1. Về cấp nước...............................................................................13
3.1.2.Về vệ sinh môi trường................................................................13
3.2. Khối lượng công viêc( 2011-2015):.................................................13
3.2.1. Công nghệ cấp nước và chất lượng nước..................................14
3.3. Các loại hình công nghệ cấp nước đảm bảo chất lượng nước..........17
3.4. Hiện trạng sử dụng nước trong sinh hoạt hiện nay ở các vùng nông
thôn..........................................................................................................19
4. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC Ở NÔNG THÔN..................................21
4.1. Các loại hình công nghệ xử lý nước đang được áp dụng hóa chất.
.................................................................................................................21
4.1.1.Công nghệ xử lý nước mặt.........................................................21
4.1.2. Công nghệ xử lý nước ngầm.....................................................23
4.2. Lựa chọn hóa chất và vật liệu xử lý nước........................................25


4.2.1. Hóa chất keo tụ xử lý nước.......................................................25

4.2.2. Hóa chất để kiềm hóa, nâng pH của nước.................................26
4.2.3. Hóa chất khử trùng nước:..........................................................27
4.2.4. Vật liệu lọc và vật liệu trao đổi ion...........................................28
4.3. Kết quả khảo sát và đánh giá về công nghệ xử lý nước...................30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................37
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................37
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................37
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................38
3.1. Phương pháp kế thừa........................................................................38
3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa...........................................38
3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu...........................................39
3.4. Phương pháp tham vấn cộng đồng...................................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................41
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU............................................................................................................41
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Minh Tân...........................41
1.1.1. Điều kiện tự nhiên: ...................................................................41
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................43
1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Đồng Gia...........................46
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................46
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:.........................................................47
1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Gia Xuân...........................50
1.3.1. Điều kiện tự nhiên:...................................................................50
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................50


1.4. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Đại Thắng..........................53
1.4.1. Điều kiện Tự nhiên: ..................................................................53
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................54

2. QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC CỦA CÁC TRẠM CẤP NƯỚC NGHIÊN
CỨU............................................................................................................57
2.1. Nguồn cấp nước...............................................................................57
2.1.1. Công trình xã Minh Tân............................................................57
2.1.2. Công trình xã Đồng Gia............................................................57
2.1.3. Công trình xã Gia Xuân.............................................................58
2.1.4. Công trình xã Đại Thắng...........................................................59
2.2. Quy mô và Quy trình xử lý công trình cấp nước............................60
2.2.1. Quy mô 04 công trình cấp nước................................................60
2.2.2. Quy trình xử lý........................................................................61
3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC
CỦA CÁC CÔNG TRÌNH..........................................................................63
3.1. Công trình cấp nước xã Minh Tân....................................................63
3.2. Công trình cấp nước xã Đồng Gia....................................................67
3.3. Công trình cấp nước xã Gia Xuân....................................................70
3.4. Công trình cấp nước xã Đại Thắng..................................................74
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC NÔNG THÔN......................................81
4.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền: .............................81
4.2. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục-truyền thông:.......................81
4.3. Quản lý công trình sau đầu tư:.............................................................82
4.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:......................................................82
4.5. Xã hội hóa công tác cấp nước và VSMT: ...........................................83
4.6. Tăng cường giám sát, đầu tư vận hành công trình có hiệu quả:...........83


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................84
KẾT LUẬN.................................................................................................84
KIẾN NGHỊ................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................86



ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước sạch và Vệ sinh môi trường (NS - VSMT) là một nhu cầu cơ bản trong
đời sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc
bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo thống kê của WHO thì 80% các bệnh tật của con người có liên quan
đến nguồn nước và vệ sinh môi trường (VSMT), 50% số bệnh nhân trên thế giới
phải nhập viện và 25000 người chết hàng ngày do các bệnh liên quan tới nguồn
nước.
Tại Việt Nam, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tỷ lệ dân cư nông thôn
được sử dụng nước sạch vẫn còn thấp. Nhiều vùng nông thôn còn rất khó khăn về
nước uống và nước sinh hoạt. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân
dân, có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội, của công
cuộc xoá đói giảm nghèo và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, Bộ Y tế, có đến 88%
trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường kém, khoảng một
nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh liên quan đến nước
sạch và vệ sinh môi trường. Điều này cho thấy cần phải tập trung hơn nữa cho việc
cải thiện các điều kiện cấp nước và vệ sinh như là một trong các giải pháp đồng bộ
nhằm từng bước khống chế và giảm tỷ lệ mắc của các bệnh dịch này.
Thật vậy, việc đảm bảo nguồn nước sinh hoạt ở nông thôn từ lâu đã và đang
là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Điều này đã được cụ thể hóa
qua nhiều chính sách, chương trình cụ thể như Chỉ thị số 200/TTg ngày 29/4/1994
của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường Việt Nam;
Nghị quyết 06/NQTƯ của Bộ Chính trị về phát triển nông thôn trong đó khẳng định
cần đảm bảo nước sinh hoạt cho nông thôn. Ngày 25/8/2000, Chính phủ đã ban
hành quyết định số 104/2000/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp


1


nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Theo chiến lược này, đến năm 2010
có 85% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60lit/người/ngày
và đến năm 2020 con số này sẽ là 100%.
Để thực hiện chiến lược, nhiều chương trình, dự án cấp nước sinh hoạt đã
được triển khai như "Chương trình mục tiêu Quốc gia về cấp nước sinh hoạt và vệ
sinh nông thôn tại các vùng nông thôn". Tháng 8 năm 2006, với vốn vay ưu đãi của
Ngân hàng Thế giới, Chính Phủ đã cho phép tiến hành dự án cấp nước sạch và vệ
sinh nông thôn Đồng bằng sông Hồng( ĐBSH). Mục tiêu của dự án là đến năm
2013 sẽ có khoảng 2,3 triệu người dân nông thôn thuộc 12 tỉnh đồng bằng sông
Hồng sẽ được sử dụng nước sạch và vệ sinh của dự án. Tính đến nay, đã có nhiều
công trình cấp nước đã đi vào vận hành và cấp nước sinh hoạt cho nhiều người dân
nông thôn. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả xử lý cũng như chất lượng nguồn
nước sau khi qua xử lý của các công trình này chưa được quan tâm và nghiên cứu
nhiều.
Vì vậy đề tài "Đánh giá hiệu quả xử lý của một số công trình cấp nước sinh
hoạt vùng đồng bằng sông Hồng" được đặt ra và thực hiện với các mục tiêu:
1. Đánh giá hiện trạng cấp nước sinh hoạt ở nông thôn VN
2. Đánh giá chất lượng các nguồn nước cấp và nước sau khi xử lý tại các
công trình cấp nước nghiên cứu
3.Đánh giá hiện trạng và hiệu quả xử lý nước của một số công trình cấp nước
thuộc dự án WB
4. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững và giảm thiểu những tác
động tiêu cực có thể nảy sinh từ các công trình cấp nước
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các công trình xử lý nước tại các
xã Gia Xuân (Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Ninh Bình), xã Minh Tân (Huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình), xã Đại Thắng (Huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) và xã Đồng
Gia (Huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương). Đây là những công trình cấp nước mới

được xây dựng trong năm 2007 - 2008. Trong đó:
- Công trình cấp nước tại xã Gia Xuân lấy nguồn nước mặt từ sông Đáy

2


- Công trình cấp nước tại xã Minh Tân lấy nguồn nước mặt từ sông Hồng
- Công trình cấp nước tại xã Đại Thắng lấy nguồn nước mặt từ sông Đào
- Công trình cấp nước tại xã Đồng Gia lấy nguồn nước mặt từ sông An Kim
Hải (sông nội đồng)

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH HIỆN NAY
Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN
1.1.Nguồn nước
Theo báo cáo điều tra vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn toàn quốc năm
2006 thì nguồn nước giếng khoan, giếng khơi chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu
nguồn nước ăn uống sinh hoạt chính ở nông thôn Việt Nam (33,1% và 31,2%) . Các
nguồn nước khác chiếm tỷ lệ thấp hơn, trong đó nước máy chỉ chiếm 11,7%, suối
đầu nguồn là 7,5% và sông, ao hồ là 11% ( bảng 1.1).
Bảng 1.1. Cơ cấu nguồn nước ăn uống, nước sinh hoạt chính vùng
nông thôn Việt Nam
Các nguồn nước
Tỷ lệ ( % )
Giếng khơi
31,2
Giếng khoan

33,1
Sông, ao hồ
11,0
Suối đầu nguồn
7,5
Nước mưa
1,6
Nước máy
11,7
Nước khác
3,7
Nguồn : Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, 2007
Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các nguồn nước mặt và nước
ngầm trở nên khan hiếm, ở miền núi, vùng núi đá vôi castơ diện tích rừng bị thu
hẹp, nguồn sinh thủy cạn kiệt, ở các vùng đồng bằng,nguồn nước mặt bị ô nhiễm do
rác thải vứt bừa bãi dọc theo sông,chất thải chưa qua xử lý, do sản xuất nông
nghiệp, các khu công nghiệp, các làng nghề, việc nước biển dâng cao đã gây ra hiện
tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn ở hầu hết các con sông ở Đồng bằng sông Cửu
Long, nước ngầm thường chứa nhiều sắt (Fe2+), mùi tanh không thuận lợi cho sử
dụng,một số nơi nhiễm thạch tín (As),đòi hỏi phải xử lý.

4


Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên do địa hình cao, người dân lại phụ thuộc vào nguồn nước từ sông suối, ao
hồ nên vào mùa khô thường thiếu nước dùng. Thói quen sử dụng nước sông, suối,
ao hồ vẫn chưa thể xoá bỏ được trong sinh hoạt của người dân vùng nông thôn.
Các biện pháp xử lý nước được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất là lọc
nước (20,8%), tiếp theo là để lắng ( 18,6%), đánh phèn ( 8,4%). Biện pháp sử dụng

hoá chất và các biện pháp khác được sử dụng rất ít. Loại nguồn nước được người
dân quan tâm xử lý nhiều nhất trước khi đưa vào sử dụng là nước sông, ao hồ
(74,7%), nước mưa 60,4% và nước giếng khoan (50,1%).
Hầu hết giếng khơi không được xử lý trước khi đưa vào sử dụng, tuy nguồn
nước này được coi là sạch nhưng vẫn có nguy cơ ô nhiễm vi sinh, đặc biệt đối với
những giếng được xây dựng gần nguồn gây ô nhiễm như nhà tiêu, chuồng gia súc,
hoặc không có thành chắn hoặc có vũng nước đọng quanh giếng.
Theo kết quả điều tra chất lượng nước sinh hoạt nông thôn năm 2006 thì chỉ
có 15,6% hộ gia đình được tiếp cận với nguồn nước ăn uống sinh hoạt đạt tiêu
chuẩn vệ sinh cả về vi sinh và hoá lý theo Quyết định 09/2005/QĐ-BYT. Kết quả
điều tra cũng cho thấy,tỷ lệ nguồn nước nông thôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh chung cả
hoá lý và vi sinh trên toàn quốc còn rất thấp (bảng 1. 2 ).
Bảng 1.2. Tỷ lệ nguồn nước nông thôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh trên toàn quốc
Tiêu chuẩn đạt vệ sinh
Hoá lý
Vi sinh
Chung cả hoá lý và vi sinh

Tỷ lệ ( %)
56,5
29,0
15,5

Rõ ràng, ngoài việc tăng cường cung cấp nguồn nước sạch về số lượng cần
phải quan tâm hơn tới chất lượng của nguồn nước.
1.2. Hiện trạng cấp nước hợp vệ sinh
Nước sạch được xác định là “loại hàng hóa đặc biệt”, việc tăng tỷ lệ cấp
nước và vệ sinh nông thôn là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Chương trình mục
tiêu quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn là một trong 7 Chương trình mục


5


tiêu quốc gia thuộc giai đoạn 1 (2001-2005), và là một trong 10 Chương trình mục
tiêu quốc gia thuộc giai đoạn 2 (2006-2010) mà chính phủ xây dựng để phục vụ
những lĩnh vực được xem là cấp bách, có tính chất liên ngành và quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Phạm vi áp dụng của Chiến lược bao gồm
tất cả các vùng nông thôn trong cả nước, nhằm:
a) Tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn bằng cách giảm thiểu các
bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh nhờ cải thiện việc cấp nước sạch, nhà vệ sinh
và nâng cao thực hành vệ sinh của dân chúng.
b) Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua việc xây
dựng và sử dụng các công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS), làm giảm
bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn.
c) Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do phân người và phân gia súc chưa
được xử lý, làm ô nhiễm môi trường (MT),cũng như giảm ô nhiễm các chất hữu cơ
tới các nguồn nước. Sau 10 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ
sinh nông thôn,Việt Nam đã có những tiến bộ lớn,bộ mặt nông thôn đã thay đổi, tạo
điều kiện tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống của người dân nông thôn. So với
năm 1998, thời kỳ 1999-2005 đã tăng thêm 23 triệu người dân sống ở nông thôn
được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân của chỉ tiêu
này là 4,3%/năm. Một mặt khác, chất lượng nước cũng như khối lượng nước phục
vụ cho sinh hoạt ngày một tốt hơn và ở một số nơi đã đáp ứng tốt được nhu cầu,đời
sống người dân. Có thể tóm tắt những hiệu quả to lớn đó như sau:
+ Chuyển biến của chính quyền,của Đảng về nhận thức trách nhiệm và tầm
quan trọng của NS&VSNT được nâng cao rất nhiều;
+ Nhận thức và ý thức người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường đã
được nâng lên rõ rệt. Điều này thể hiện ở việc triển khai thực hiện các dự án cấp
nước, người dân nhiệt tình tham gia và đóng góp tài chính;
+ Tình hình ô nhiễm môi trường nông thôn đã được giảm thiểu, mức sống

nhân đân được cải thiện rõ rệt, số hộ nghèo giảm dần;

6


+ Thúc đẩy bình đẳng giới bằng việc cải thiện điều kiện tiếp cận nguồn nước
sạch đã giúp giảm bớt gánh nặng đi lấy nước cho phụ nữ. Điều kiện vệ sinh an toàn
cũng có nghĩa là phụ nữ và trẻ em ít bị lây nhiễm bệnh và bệnh tật giảm nhiều.Hiện
trạng cấp nước hợp vệ sinh( HVS) nông thôn từ 2005-2010 được thể hiện ở bảng
1.3.
Bảng 1.3. Hiện trạng cấp nước HVS nông thôn từ 2005-2010
Vùng KT- ST

2005
Số dân được

2010
Số dân được

cấp nước

Tỷ lệ

HVS

(%)

Toàn quốc
Miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ

(người)
39.912.732
5.559.506
9.742.835
5.707.670

62
56
66
61

52.122.468
7.469.696
12.054.903
7.299.170

83
78
85
83

Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

3.923.530
1.593.730
3.259.129


57
52
68

5.171.268
2.931.662
5.161.992

81
74
89

Đồng bằng sông Cửu Long

10.126.332

66

12.033.777

84

cấp nước HVS
( người)

Tỷ lệ
(%)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 2011

Trong 7 vùng KT-ST,vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh (HVS) đạt 89% cao hơn trung bình cả nước 6%, thấp
nhất là vùng Tây Nguyên mới đạt 74%, thấp hơn trung bình cả nước 9%.
Giữa các tỉnh cũng có sự chênh lệch,có 10/63 tỉnh đã đạt tỷ lệ số dân nông thôn
được sử dụng nước sinh hoạt rất cao (trên 90%) như: Hà Nội (93%); Hải Phòng
(92%); Bắc Ninh (92%); Đồng Nai (90%); Bà Rịa-Vũng Tàu (98%); Tp.HCM
(97%); Tiền Giang (96%); Trà Vinh ( 90%); Sóc Trăng (90%); Kiên Giang (90%);
20/63 tỉnh đã đạt tỷ lệ ở mức cao (từ 83-90%); 20/63 tỉnh đạt tỷ lệ trung bình ( 75-

7


83%); 13/63 tỉnh đạt tỷ lệ bao phủ thấp ( dưới 75%). Tuy nhiên, tỷ lệ người dân
nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/2009/BYT gồm 22 chỉ tiêu
mới đạt 42%.
2. CHIẾN LƯỢC CẤP NƯỚC SẠCH CỦA VIỆT NAM ĐẾN 2020
Chiến lược cấp nước và vệ sinh nông thôn đảm bảo nguyên tắc là phát triển
bền vững gắn liền với Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo
của Chính phủ nhằm đạt được sự tăng trưởng bền vững và công bằng, cải thiện môi
trường xã hội và điều kiện sống của dân cư nông thôn, nhất là người nghèo, vùng
nghèo. Người sử dụng sẽ chi trả toàn bộ các chi phí xây dựng, vận hành, duy tu, bảo
dưỡng các công trình cấp NS&VSMTNT. Tuy nhiên, nhà nước sẽ tạo điều kiện để
các hộ gia đình, các tổ chức có nhu cầu được vay vốn xây dựng hoặc nâng cấp các
công trình cấp NS&VSMTNT; đồng thời ưu tiên trợ cấp một phần cho vùng nghèo,
hộ nghèo, hộ rất nghèo, các gia đình chính sách có khó khăn về đời sống, các
trường hợp đặc biệt khác cần được quan tâm. Ngoài ra, nhà nước cũng sẽ dành một
phần ngân sách để trợ cấp phát triển các hệ thống cấp nước tập trung, đầu tư nghiên
cứu phát triển công nghệ, xây dựng mô hình thí điểm.
Mục tiêu cụ thể của chiến lược Quốc gia về Cấp nước sạch và Vệ sinh nông
thôn đến năm 2020 được đặt ra là:

• Mục tiêu đến năm 2010:
- 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60
lít/người.ngày
- 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện
tốt vệ sinh cá nhân.
- 70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.
- Tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các công trình
công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề
chế biến lương thực, thực phẩm.
• Mục tiêu đến năm 2020:

8


Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số
lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân,
giữ vệ sinh môi trường làng xã.
Các văn bản chính sách nói trên, nói chung rất có ý nghĩa, trên nguyên tắc
nước là một hàng hoá kinh tế và xã hội. Các cách tiếp cận dựa trên nhu cầu, quản lý
phi tập trung, các phương thức nhiều bên tham gia, và tầm quan trọng của các đề
xuất tương đương trong cấp nước, vệ sinh, sự thay đổi hành vi thông qua nhận thức
về vệ sinh, nâng cao năng lực, tất cả đều đáng nhận được sự hỗ trợ cao nhất.
Theo Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn
đến năm 2020, dân cư nông thôn, cũng như tại các khu đô thị, sẽ phải trả chi phí
nước sạch và vệ sinh “theo cách của họ”. Tuy nhiên, Chiến lược CN&VS 2020
cũng nhận thấy, tại thời điểm này không thể thực hiện được hoàn toàn do có một bộ
phận dân cư nông thôn còn quá nghèo. Vì vậy, dự tính khoảng 25% vốn đầu tư hiện
nay thuộc diện trợ cấp cho các đối tượng là các hộ nghèo nhất. Chi phí vận hành và
bảo dưỡng hoàn toàn do người sử dụng chi trả, công nghệ và mức độ dịch vụ cần

phải được lựa chọn để đảm bảo cách làm nói trên mang tính thực thi.
Thông qua các tài trợ song phương, đa phương các nhà tài trợ đã hỗ trợ cho
Chiến lược cấp nước và Vệ sinh nông thôn của Việt Nam nhằm đạt được các chỉ
tiêu mà chiến lược đưa ra dưới các hình thức xây dựng những chương trình, dự án
cụ thể đối với từng vùng, tỉnh trong cả nước. Một bước quan trọng trong việc hỗ trợ
chiến lược ngành là việc ký kết văn bản thỏa thuận đối tác giữa 14 nhà tài trợ và đại
diện cơ quan chính phủ là Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Qua đó các nhà tài
trợ cam kết sẽ tập trung nguồn lực, cung cấp chuyên gia và các hoạt động hỗ trợ
khác nhằm nâng cao hiệu quả tài trợ cho lĩnh vực này.
Để triển khai, các Chương trình Mục tiêu Quốc gia đã được xây dựng và
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đó là:
Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông
thôn giai đoạn 1999 – 2005 (NTP1) được phê duyệt theo Quyết định số
237/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03 tháng 12 năm 1998;

9


Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn
giai đoạn 2006 – 2010 (NTP2) được phê duyệt theo Quyết định số 277/2006/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 12 năm 2006.
Các Chương trình mục tiêu Quốc gia được xây dựng nhằm cụ thể hóa các
mục tiêu của Chiến lược cũng như đưa ra một cơ chế thực hiện rõ ràng cho các tỉnh.
Có thể nói đây là công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu mà Chiến lược Quốc gia
đề ra. Qua một thời gian triển khai và thực hiện, các Chương trình mục tiêu quốc
gia vẫn là những phương tiện hiệu quả để đưa Chiến lược Quốc gia vào thực tế và
để tập trung hỗ trợ vào các vùng nghèo hơn.
Những khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược:
Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng trên đây nhưng thực tế việc cấp
NS&VSMTNT ở nước ta vẫn còn khá nhiều khó khăn và thách thức, đó là:
 Chất lượng nước (kể cả chất lượng xây dựng các công trình cấp nước) nhìn

chung còn thấp, chưa đạt các yêu cầu đặt ra. Đến nay vẫn còn 38% dân số nông
thôn chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong số 62% dân số nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh thì chỉ có khoảng 30% được tiếp cận với
nguồn nước đạt Tiêu chuẩn TC(09). Nhiều vùng đang diễn ra tình trạng ô nhiễm
nguồn nước do xâm nhập mặn, chất thải chăn nuôi, làng nghề, hoá chất sử dụng
trong nông nghiệp… ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức
khoẻ của nhân dân. Bên cạnh đó, nhiều khu vực ở các vùng đồng bằng đã phát hiện
hàm lượng Asen có trong nước ngầm khá cao so với tiêu chuẩn cho phép, đang là
một trong những thách thức lớn đối với công nghệ xử lý và nguồn lực đầu tư.
 Việc cấp nước sạch chưa đồng đều ở các vùng, trong 7 vùng kinh tế sinh
thái, thì 4 vùng có số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt với tỷ lệ trên 60%, 3
vùng còn lại chưa đến 50%. Nhiều vùng ở miền núi, ven biển và vùng khó khăn về
nguồn nước, người dân chỉ được sử dụng bình quân dưới 20 lít/người/ngày, nhiều
nơi tình trạng khan hiếm nước diễn ra từ 5 đến 6 tháng trong năm như nam Trung
bộ, Tây Nguyên...

10


 Tính bền vững của các thành quả đã đạt được về cấp nước chưa cao. Số
lượng và chất lượng nước cung cấp ở nhiều nơi hiện đang bị giảm sút, việc giám sát
và kiểm tra chất lượng nước chưa đúng quy định đặc biệt là đối với các công trình
cấp nước nhỏ lẻ. Việc quản lý khai thác hiệu quả và bền vững công trình cấp nước
tập trung còn yếu, hầu hết không đủ kinh phí đảm bảo quản lý vận hành, duy tu bảo
dưỡng và sửa chữa dẫn đến công trình bị xuống cấp, thậm chí ngừng hoạt động.
Một số công trình do tư nhân hoặc HTX nước sạch đầu tư và quản lý khai thác, tuy
có khá hơn nhưng cũng chỉ đảm bảo tái sản xuất giản đơn.
 Phương pháp, công nghệ xử lý rác thải, nước thải tập trung ở nông thôn,
đặc biệt là vùng làng nghề đang là vấn đề bức xúc, chưa có giải pháp hữu hiệu.
Chương trình giai đoạn 1999 – 2005 mới chỉ tập trung giải quyết nước sinh hoạt cho

người dân, chưa quan tâm đầy đủ đến vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, rác thải,
chất thải chuồng trại chăn nuôi và làng nghề. Đây có thể là một trong những nguyên
nhân cản trở sự phát triển của các làng nghề và phát triển chăn nuôi ở nông thôn.
 Vấn đề vệ sinh ở nông thôn đã có nhiều tiến bộ so với trước khi thực hiện
Chương trình và từng bước được cải thiện, nhưng vẫn chưa được chú trọng như cấp
nước. Tính đến nay, cả nước vẫn còn 50% số hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ
sinh, đang phải sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh (như nhà tiêu cầu, nhà
tiêu đào, nhà tiêu - ao cá...) hiện là nguy cơ cao gây nhiễm bẩn các nguồn nước mặt
phục vụ sinh hoạt của cộng đồng. Trong khi đó, nhận thức của các cấp chính quyền
và người dân vẫn còn hạn chế, coi trọng vấn đề cấp nước hơn vệ sinh.
 Tổng vốn đầu tư huy động của Chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu,
cơ cấu phân bổ vốn đầu tư chưa thực sự hợp lý. Mặc dù vẫn được ưu tiên phân bổ
vốn năm sau cao hơn năm trước nhưng tổng ngân sách Trung ương cấp cho Chương
trình còn rất khiêm tốn so với nhu cầu đề ra (chỉ bằng 22% tổng toàn bộ nguồn vốn
huy động được). Ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung hỗ trợ cho các vùng khó
khăn, các hộ gia đình chính sách, các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít
người và xây mới các công trình, ít đầu tư cho truyền thông và đào tạo nâng cao
năng lực, nâng cấp và sửa chữa công trình.

11


 Thị trường NS&VSMTNT chưa hình thành rõ ràng, các chính sách khuyến
khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham gia của các
thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực tư nhân.
 Theo báo cáo thống kê năm 2003 về các bệnh truyền nhiễm đã có 10/26
bệnh gây dịch được giám sát có tỷ lệ mắc bệnh (trên 100.000 dân) cao nhất theo thứ
tự là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amib,
HIV/AIDS, viêm gan virus, thuỷ đậu...Như vậy, khoảng một nửa các bệnh truyền
nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh có liên quan tới nước và VSMT. Điều

này cho thấy cần phải tập trung hơn nữa cho việc cải thiện các điều kiện cấp nước
và vệ sinh nhằm từng bước khống chế và giảm tỷ lệ mắc của các bệnh dịch này.
 Các công trình cấp NS&VSMTNT trong các trường học, trạm y tế và các
cơ sở công cộng khác ở nông thôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt
được vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Nhiều trường học còn thiếu các
công trình cấp nước và vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu. Nhiều
cơ sở công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục xây dựng
công trình cấp nước và vệ sinh.
3. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng
ngày của con người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe
và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cải thiện tỷ lệ người dân tiếp cận với nước sạch
và các điều kiện vệ sinh thiết yếu khác cũng là một trong những mục tiêu thiên niên
kỷ mà các nước trên thế giới đang phấn đấu đạt được. Khu vực nông thôn Việt Nam
chiếm 73% dân số cả nước và nông nghiệp luôn là bộ phận quan trọng nhất trong
nền kinh tế quốc dân. Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam trong 10 năm tới, nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam vẫn
đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Chính phủ dành sự
quan tâm, ưu tiên cho việc phát triển Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn, đã quyết
định đưa việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trở thành một

12


trong những chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất. Nhiều dự án xây dựng
công trình Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn do Nhà nước và quốc tế hỗ trợ kỹ
thuật, tài chính, và chia sẻ kinh nghiệm như chương trình UNICEF, WB, ADB,
DANIDA, Ausaid, Hà Lan, Jica, Dfid...và nhiều tổ chức phi chính phủ như Đông
Tây hội ngộ, Childfun, Oxfam.... Số lượng các công trình do nhân dân tự xây dựng

còn lớn hơn nhiều, nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cấp nước sạch và
vệ sinh của toàn dân.
3.1. Mục tiêu
Đến hết năm 2015, những mục tiêu cụ thể sau sẽ đạt được:
3.1.1. Về cấp nước.
- 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó
45% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60
lít/người/ngày.
3.1.2.Về vệ sinh môi trường.
- 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh;
- 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh;- Hầu hết các
trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch, nhà tiêu
hợp vệ sinh và được quản lý, sử dụng
3.2. Khối lượng công viêc( 2011-2015):

Bảng 1.4. Dự kiến số lượng công trình nước sạch cần xây dựng giai đoạn 2011 - 2015

TT

Toàn quốc

Đơn vị: Công trình
Cấp nước tập trung (Tự chẩy,

Cấp

Tổng số

bơm dẫn, Hồ chứa, hồ treo


nước nhỏ
lẻ

công trình

Tổng số

vách đá)
Xây mới

Nâng cấp

250.234

3.172

2.669

503

13

247.062


1

Miền núi phía bắc

38.420


486

430

56

37.934

2

Đồng bằng Sông Hồng

65.748

730

645

85

65.018

3

Bắc trung bộ

36.323

440


386

53

35.883

4

Duyên Hải miền Trung

25.231

301

268

33

24.930

5

Tây Nguyên

14.853

194

170


24

14.658

6

Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu

14.940

325

157

167

14.616

54.719

696

612

84

54.022


7

Long

3.2.1. Công nghệ cấp nước và chất lượng nước
Kỹ thuật, công nghệ cấp nước sạch phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước,
có tương quan giữa giá trị công trình, nước sạch thành phẩm và khả năng chi trả
của người dân, đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững ; là chìa khóa của
việc phát huy hiệu quả khai thác, sử dụng công trình cấp nước, quyết định nguồn
lực tài chính cho đầu tư, quản lý, vận hành bảo dưỡng, đảm bảo chất lượng nước;
do vậy giải pháp công nghệ kỹ thuật phù hợp được lựa chọn là hết sức quan trọng;
cần được đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cấp
nước sạch, phù hợp với tiến trình phát triển nông thôn mới.
1. Phương thức tiếp cận
Tập trung tìm những giải pháp công nghệ kỹ thuật phù hợp, hiệu quả, trọng
tâm ở các vùng đặc biệt khó khăn, hạn hán, lũ lụt, nhiễm phèn, nhiễm mặn, vùng đá
vôi. Phương pháp tiếp cận về công nghệ cấp nước và chất lượng nước là:
Đa dạng hóa các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý
và nâng cao chất lượng nước phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của
từng vùng, đảm bảo nguyên tắc bền vững. Ưu tiên tìm kiếm và tận dụng các nguồn
nước ổn định đối với các vùng đặc biệt khó khăn (như vùng thường xuyên hạn hán,
lũ lụt, vùng núi cao, hải đảo...); cấp nước tập trung cho những vùng dân cư đông và
tập trung; nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước hiện có, đảm bảo chất lượng

14


nước. Khai thác và sử dụng các nguồn nước hợp lý bằng các loại hình công nghệ
phù hợp nâng cao chất lượng nước bằng việc áp dụng và chuyển giao công nghệ
mới...

2. Các giải pháp chủ yếu
a. Sử dụng khai thác tối ưu nguồn tài nguyên nước hợp lý, đảm bảo cân bằng
nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu tòan cầu. Cần có biện pháp hữu hiệu
trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý, giữa việc khai thác sử dụng
nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm,…đảm bảo giữ cân bằng nguồn nước ; giữa
việc sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt với việc sử dụng cho các mục đích khác như
nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường…đảm bảo hợp lý, tiết
kiệm trong điều kiện biến đổi khí hậu tòan cầu. Tận dụng khai thác hợp lý nguồn
nước của các hệ thống thuỷ lợi - thuỷ điện, đặc biệt là các hồ chứa.
b. Đa dạng các loại hình công nghệ thích hợp, ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, duy trì công nghệ truyền thống phù hợp từng vùng sinh thái. Phát
triển công trình cấp nước tập trung sử dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo chất lượng
nước, giá thành thấp, mở rộng tối đa cấp nước đến hộ gia đình, trong đó ưu tiên xây
dưng công trình cấp nước tập trung có quy mô trung bình, lớn, đặc biệt là ở vùng
ĐBSH, ĐBSCL. Chú trọng các biện pháp xử lý nước với quy trình khác nhau đảm
bảo nâng cao chất lượng nước đặc biệt là các vùng khó khăn như: núi cao; nhiễm
phèn mặn; ngập lụt, hạn hán; bị ô nhiễm nặng ...Đặc biệt là ở vùng núi cao, núi đá
vôi, khó khăn các nguồn nước ngầm, nước mặt, ngoài việc xây dựng các công trình,
phương tiện chứa nước, dự trữ nước, cần quan tâm đến việc xây dựng các công
trình cấp nước công cộng như: hồ chứa, hồ treo vách đá,… thu nước và dự trữ nước
cấp cho một cụm dân cư, thôn bản,…đủ trong mùa khô hạn.
Đối với cấp nước nhỏ lẻ tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước cấp, cần chú ý
sử dụng công nghệ kỹ thuật, phương tiện thiết bị phù hợp, như lắng sơ bộ, lọc
thô,..xử dụng các loại vật liệu, hóa chất làm sạch nước và xử lý vi sinh ; song cần
lựa chọn công nghệ, phương tiện, thiết bị phù hợp đảm bảo dự trữ nước đủ cho sinh
hoạt, đặc biệt trong mùa khô hạn: như sử dụng các bồn chứa nước bằng kim loại,

15



compozit,…dung tich lớn, thay thế các bể chứa bằng gạch đá, xi măng ; xây dựng
các hồ chứa, hồ thu nước quy mô vừa và nhỏ trữ nước đủ cho sinh hoạt vào mùa
khô.
c. Phục hồi, nâng cấp, cải tạo và mở rộng các công trình cấp nước hiện có.
Có kế hoạch kiểm kê, đánh giá, phân loại các giếng khoan đường kính nhỏ theo
kiểu Unicef ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long để đề xuất biện pháp
sử dụng thích hợp. Trước mắt, sử dụng các giếng còn đảm bảo chất lượng (bao gồm
chất lượng xây dựng và chất lượng nước) nối mạng bơm dẫn đến trạm xử lý làm
sạch nước và phân phối bằng đường ống phục vụ cho các cụm dân cư từ 10 – 50 hộ
hoặc nhiều hơn phù hợp với khả năng khai thác cho phép. Đối với các công trình
cấp nước đã được xây dựng trước đây, nhất là các công trình cấp nước tập trung,
thường với quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, chất lượng nước không đảm bảo, cần
kiểm tra, đánh giá đầy đủ hiệu quả sử dụng, từ đó có kế hoạch cụ thể cải tạo, mở
rộng, nâng cấp (hoặc thay đổi) bằng công nghệ kỹ thuật tiên tiến , nhằm phát huy
tối đa công suất thiết kế công trình và năng cao chất lượng nước.
d. Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng và xây dựng các mô hình cấp nước thí
điểm, tổ chức đánh giá và nhân rộng ở những vùng có điều kiện tương tự trên toàn
quốc. Tuỳ theo yêu cầu mục đích của thí điểm (thí điểm về quản lý, thí điểm về
công nghệ kỹ thuật…) cần có phương án tổ chức xây dựng và quản lý cụ thể đảm
bảo nguyên tắc:
Có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cơ quan thực
hiện, các nhà khoa học (chủ nhiệm dự án) và các địa phương (hưởng thụ dự án)
Việc thí điểm cần gắn với việc sử dụng, khai thác các công trình thí điểm
hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình.
Cần có sự phân công theo dõi, tổ chức dánh giá kết quả, có kế hoạch phổ
biến nhân rộng.
Trong giai đoạn 2011-2015 cần tập trung vào một số công việc sau:
+ Rà soát, tổng kết, phổ biến nhân rộng các mô hình, dự án có hiệu quả đã
được ứng dụng thí điểm trong giai đoạn 2006-2010


16


×