ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 9 HK II
CÂU 1: Em hãy cho biết những hoạt động của NGUYỄN ÁI QUỐC ở nước
ngoài ( tại Pháp, Liên Xô, Trung Quốc)từ 1919->1925
TRẢ LỜI:
*NGUYỄN ÁI QUỐC ở Pháp(1919->1923)
+Tháng6/1919 NAQ gửi bản Yêu sách đòi chính phủ Pháp các quyền tự do,
dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc VN
+tháng 7/1920 NAQ đọc sơ khảo luận cương về vấn đề LÊ NIN tìm thấy con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản
+tháng 12/1920 NAQ tham gia sang lập Đảng cộng sản Pháp
+năm 1921 thành lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và thường xuyên
viết báo tố cáo tội ác thực dân
*NAQ ở Liên Xô (1923->1924)
+tháng 6/1923 NAQ sang LX và dự hội nghị Quốc tế Nông dân . Người làm
việc như viết báo, học tập, nghiên cứu ….
+năm 1924 NAQ dự đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và trình bày nhiều
tham luận quan trọng cách mạng các nước thuộc địa
*NAQ ở TQ (1924->1925)
+cuối 1924 NAQ về Quảng Châu, tại đây Người thành lập hội VN cách mạng
thanh niên, nòng cốt là cộng sản Đoàn (6/1925)
+mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ
+xuất bản thanh niên và in cuốn đường Kách Mệnh (1927)
+Năm 1928 hội VN cách mạng thanh niên có chủ trương “vô sản hóa” để
hội viên rèn luyện truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tổ chức lãnh đạo công
nhân đấu tranh
CÂU 2: Ba tổ chức cộng sản VN được thành lập ở VN cuối năm 1929 diễn
ra ntn? Vì sao phải thống nhất ba tổ chức lại với nhau?
TRẢ LỜI :
*Hoàn cảnh : cuối 1928 đầu 1929 phong trào dân tộc dân chủ và đặc biệt là
phong trào công nhân phát triển theo con đường cách mạng vô sản mạnh
mẽ. Yêu cầu đặt ra là phải có một Đảng Cộng sản để tổ chức lãnh đạo
*Sự thành lập:
+6/1929 : Đông Dương cộng sản Đảng thành lập ở Bắc Kì
+7/1929 : An Nam cộng sản Đảng thành lập ở Nam Kì
+9/1929 :Đông Dương cộng sản liên đoàn thành lập ở Trung Kì
Phải thống nhất ba tổ chức lại với nhau vì:
Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng lẽ, tranh giành ảnh
hưởng lẫn nhau có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu cấp bách là phải
có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước
CÂU 3:Vì sao nói sự thành lập Đảng là một bước ngoặc vĩ đại trong ls cách
mạng VN?
TRẢ LỜI :
+Đảng cộng sản VN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp
ở VN là sản phẩm của sự kết hợp giữa vnchủ nghĩa Mác-Lê Nin với phong
trào công nhann và phong trào yêu nước ở VN
+Là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử CM VN khẳng định giai cấp công nhân
VN đã đủ sức lãnh đạo CM chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh
đạo CM
+từ đây CM VN là một bộ CM phận thế giới
+Là sự chuẩn bị có tính tất yếu quyết định những bước phát triển nhảy vọt
về sau của CM VN
CÂU 4: Sự lãnh đạo sáng suốt kịp thời của Đảng trong CM T8 được thể
hiện ở những điểm nào?
TRẢ LỜI :
+Khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hang, ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được
thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy
+Hội nghị toàn quốc của Đảng ngày 14-15/8/1945 ở Tân Trào (Tuyên
Quang) quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi
quân đồng minh vào nước ta
+Tiếp đó Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16-8) tán thành quyết định tổng
khởi nghĩa của đảng lập ra 1 ủy ban giải phóng . chủ tịch HCM đã gửi thư
kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy tổng khởi nghĩa
CÂU 5: Nguyên nhân thành công và ý nghĩa ls cách mạng t8 năm 1945?
TRẢ LỜI :
- Nguyên nhân ch ủ quan:
+ Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
+ Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo cuả Đảng cộng sản Đông Dương đứng
đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Đã xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp quần
chúng rộng rãi, biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính
trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi đó là Hồng quân Liên Xô và phe
đồng minh đánh bại phe phát xít Nhật tạo nên thời cơ "ngàn năm có một" để
nhân dân ta vùng dậy giành độc lập.
* Đối với dân tộc.
– Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó đã
đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và lật nhào chế độ phong kiến.
– Đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân
dân ta từ thân phận nô lệ thành người làm chủ nước nhà, Đảng ta trở thành
Đảng cầm quyền.
– Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
* Đối với quốc tế
– Là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của dân tộc nhược tiểu trên con
đường đấu tranh tự giải phóng mình khỏi ách đế quốc – thực dân.
– Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và
nửa thuộc địa trên thế giới.
CÂU 6 : Em hãy cm sau CMT8 đất nước ta rơi vào tình thế ‘ngàn cân
treo sợi tóc”
Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay
sai thuộc các tổ chức phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân
dân ta đã giành được.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn
đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.
- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống
phá cách mạng.
- Chính quyền cách mạng non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.
- Nạn đói còn tiếp diễn, tiếp đó nan lụt lớn, ruộng đất không canh tác
được. Nhiều nhà máy còn trong tay tư bản Pháp, hàng hoá khan hiếm,
giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân khó khăn.
- Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số
mù chữ.
- Ngân sách nhà nước trống rỗng, chính quyền chưa quản lí được
Ngân hàng Đông Dương.
=> Ngay sau CM tháng 8/1945, nước ta đứng trước tình thế hiểm
nghèo như“ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu 7 : Nội dung và phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của
đảng ta sau CMT8? Trong đó ta tập trung và hai nội dung cơ bản nào?
TRẢ LỜI :
*Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta sau CMT8
-Toàn dân, toàn diên, trường kì tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của
quốc tế
Nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong các
văn kiện: “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch HCM ; chỉ thị
toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng và tác phẩm
“Kháng chiến nhất định thắng lợi” của tổng bí thư Trường Chinh (9/1947)
* phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của đảng ta sau CMT8
-Toàn dân: bất kì đàn ông, đàn bà, không chia đảng phái , dân tộc, bất kì
người già, người trẻ. Hễ là người VN phải đứng lên chống thực dân Pháp
-Toàn diện: nó diễn ra không chỉ trên mặt trận quân sự mà cả trên mặt trận
chính trị, kinh tế. văn hóa, ngoại giao
-Trường kì: kháng chiến lâu dài, vừa đánh giặc vừa xây dựng, phát triển lực
lượng
-tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế : dựa vào sức người sức của
của chúng ta không trông chờ ỷ lại bên ngoài nhưng tranh thủ sự ủng hộ của
quốc tế
Trong đó ta tập trung vào hai nội dung cơ bản:
-Kháng chiến toàn dân: tất cả mọi người tham gia kháng chiến
-Kháng chiến toàn diện:trên tất cả mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao…
CÂU 8: Vì sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta là
chính nghĩa và có tính nhân dân?
-tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến:
+Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc
-tính nhân dân:
Toàn dân tham gia kháng chiến, mỗi người dân là một chiến sĩ, chiến đấu
bằng mọi thứ vũ khí có trong tay
CÂU 9: Nội dung của kế hoạch Na-Va ? Ý nghĩa chiến thắng Điện Biên
Phủ năm 1954?
TRẢ LỜI :
-Nội dung:
7/5/1953, tướng Na-va được cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông
Dương và vạch ra kế hoạch Na-va thực hiện trong vòng 18 tháng chia làm
hai bước:
B1: Thu Đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc
và thực hiện chiến lược tiến công ở miền Trung và miền Nam Đông Dương
B2: Thu Đông 1954 thực hiện chiến công chiến lược ở miền Bắc giành thắng
lợi và quyết định kết thúc chiến tranh
-thực hiện kế hoạch Na-va xin tang them viện trợ của Mĩ, tăng them quân ở
Đông Dương tập trung quân ở Đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn
Ý nghĩa:
-phá hủy hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ
chấm dứt chiến tranh, lặp lại hòa bình ở ĐD
CÂU 10: nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp(1945-1954)
*nguyên nhân:
-có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta với đường lối kháng chiến đúng đắn
sáng tạo.
-có chính quyền dân chủ nhân dân,có lực lượng vũ trang 3 thời quân không
ngừng mở rộng,có hậu phương vững chắc.
-tinh thần đoàn kết lien minh chiến đấu Việt-Miên-Lào,sự giúp đỡ của các
nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ khác
*ý nghĩa:
-chấm dứt chiến tranh xâm lược và cách thống trị của thực dân Pháp trên đất
nước ta trong gần một thế kỉ. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng chuyển sang
CM xã hội chủ nghĩa, tạo đk để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
-giáng một đòn nặng nề về thâm vọng xâm lược nô dịch của chủ ghĩa đế
quốc góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cỗ vũ mạnh mẽ phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới
CÂU 11: Âm mưu và hành động của Mĩ trong “chiến tranh đặc
biệt”(CTĐB)
Âm mưu:
-Là một loại chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng
quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ dựa vào vũ khí,
trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại lực lượng
CM và nhân dân ta
Hành động:
-Tăng cường lực lượng ngụy quân
-hành quân, càn quét tiêu diệt lực CM
-Dồn dân, lập ấp chiến lược nhằm tách lực lượng CM khỏi nhân dân
-Bắn phá miền Bắc, phong tỏa biên giới vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi
viện của miền Bắc đv miền Nam
CÂU 12 :Âm mưu và hành động của Mĩ trong “chiến tranh cục
bộ”(CTCB)
Âm mưu:
Sau khi chiến lược “CTĐB” thất bại, Mĩ chuyển sang chiến lược
“CTCB”(1965-1968). Chiến lược CTCB được tiến hành bằng quân Mĩ, quân
đồng quân của Mĩ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất gần 1,5 triệu quân
Hành động:
Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào
căn cứ quân giải phóng ở Vạn Tường (Quãng Ngãi), tiếp đó là 2 cuộc phản
công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng các cuộc hành quân “tìm diệt”
và “bình định”
CÂU 13: Âm mưu và hành động của Mĩ trong “chiến lược VN hóa chiến
tranh”(VNHCT) và ĐD hóa chiến tranh”(ĐDHCT)
Sau khi chiến lược “CTCB” thất bại, Mĩ chuyển sang chiến lược
“VNHCT”,ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn ĐD
Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với
hỏa lực, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ
Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích trong các cuộc
hành quân mở rộng xâm lược CPC(1970) và Lào (1971), thực hiện âm mưu
“dùng người ĐD đánh người ĐD”
CÂU 14 : so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa CTĐB và CTCB
*giống: đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới
*khác:
+CTĐB đươc tiến hành bằng quân đội tay sai ở miền nam, dưới sự chỉ huy và
hệ thống cố vấn của Mĩ. CTCB được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng quân
của Mĩ và quân đội Sài Gòn, trong đó quân đội Mĩ giữ vai trò quan trọng
+CTĐB chỉ tiến hành ở miền nam, CTCB được tiến hành ở miền nam và mở
rộng chiến tranh phá hoại miền bắc
+CTCB có quy mô lớn ác liệt hơn so với CTĐB:quân đông, vũ khí hiện đại
CÂU 15 : từ năm 1961-1973 Mĩ đã thực hiện các kiểu chiến tranh nào ở MB
và MN của VN?
*MB: -chiến tranh phá hoại lần thứ nhất(1965-1968)
- chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1969-1973)
*MN –chiến tranh một phía (1954-1960)
-CTĐB (1961-1965)
-CTCB (1965-1968)
-VNHCT (1969-1973)
CÂU 16:nội dung và ý nghĩa ls hiệp định pa ri
Nội dung:
– Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
– Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy
bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc
can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam
– Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của
họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước
ngoài.
– Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền,
hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
– Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
– Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở
Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi
với Việt Nam.
Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại
giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân
dân ta trên cả 2 miền đất nước.
- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi
để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
CÂU 17:chủ trương của Đảng ta trong việc thực hiện kế hoạch giải phóng
MN?
:Nhận định đúng thời cơ, tranh thủ thời cơ đánh nhanh, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế,
công trình văn hóa... linh hoạt trong khi thực hiện chủ trương, kế hoạch. Kế
hoạch giải phóng đề ra là hai năm, nhưng nếu thời cơ đến thì giải phóng sớm
trong năm 1975.
CÂU 18: nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước
1. Ý nghĩa lịch sử :
a. đối với dân tộc
– Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm l ượ c và ách thống trị th ực dân của Pháp trong
gần một thế kỷ trên đất n ướ c ta;
– Miền Bắc đượ c giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa, tạo c ơ s ở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
b. đối với thế giới
– Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm l ượ c, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc
sau Chiến tranh thế gi ới th ứ hai.
– Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng
dân tộc trên thế gi ới ở Á, Phi, Mỹ Latinh.
2. Nguyên nhân thắng l ợi :
-Quan trọng nhất là có s ự lãnh đạo sáng suốt của đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí v ới đườ ng lối chính trị, quân s ự và đườ ng lối kháng chiến đúng đắn, sáng
tạo.
– Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất
.
– Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả n ước, có mặt trận dân tộc
thống nhất, có l ực l ượ ng vũ trang s ớm xây d ựng và không ng ừng l ớn mạnh, có
hậu phươ ng rộng l ớn, v ững chắc về mọi mặt.
– Việt Nam, Lào và Campuchia liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung.
– Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các n ước dân chủ
nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài ng ười tiến bộ.