Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Điều tra và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ loài Bọ lá xanh tím bộ cánh cứng ăn lá keo tại huyện Phú lương tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC

MÃ SỐ: ĐH2012 – TN03 – 08

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT PHÒNG TRỪ LOÀI BỌ LÁ XANH TÍM ĂN LÁ KEO
TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: TS. ĐÀM VĂN VINH

THÁI NGUYÊN, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ĐẠI HỌC

MÃ SỐ: ĐH2012 - TN03 - 08
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
PHÒNG TRỪ LOÀI BỌ LÁ XANH TÍM ĂN LÁ KEO TẠI HUYỆN
PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN



Chủ trì đề tài: TS Đàm Văn Vinh
Những người tham gia:
1. TS. Đặng Kim Tuyến
2. ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn
3. KS. Nguyễn Vũ Hoàng
Thời gian thực hiện: Tháng 3/2012 - 12/2013
Địa điểm nghiên cứu: Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN, 2014


Danh mục các từ, cụm từ viết tắt

Từ, cụm từ viết tắt

Chú giải

Cs

Cộng sự

ĐC

Đối chứng

NXb

Nhà xuất bản


STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TN

Thí nghiệm

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả điều tra tình hình phân bố Bọ lá xanh tím tại khu vực nghiên cứu.... 31
Bảng 3.2: Kết quả điều tra đánh giá mức độ hại lá

của Bọ lá xanh tím

ăn lá Keo tại khu vực nghiên cứu ........................................................... 31
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến thời gian phát triển của Bọ lá


xanh tím................................................................................................ 38
Bảng 3.4: Tỷ lệ chết của vòng đời Bọ lá xanh tím ăn lá Keo năm 2012 tại
Phú Lương, Thái Nguyên.................................................................... 39
Bảng 3.5: Mức độ gây hại ở các phần trên tán lá cây tại rừng trồng Keo 2

tuổi huyện Phú Lương – Thái Nguyên ............................................... 40
Bảng 3.6: Sự khác nhau về tỷ lệ cây có sâu và mật độ Bọ lá xanh tím theo
hướng phơi (rừng keo tuổi 3).............................................................. 42
Bảng 3.7: Kết quả điều tra mức độ hại do Bọ lá xanh tím, thí nghiệm biện pháp kỹ
thuật lâm sinh ........................................................................................ 43
Bảng 3.8: Tỷ lệ tăng (+) giảm (-) mức độ hại của Bọ lá xanh tím ở OĐC và OTN 43
Bảng 3.9: Kiểm tra sự sai khác giữa OĐC và OTN .............................................. 44
Bảng 3.10: Kết

quả

điều

tra

mức

độ

hại

do

Bọ lá


xanh

tím,

thí nghiệm biện pháp cơ giới.................................................................. 46
Bảng 3.11. Tỷ lệ tăng, giảm mức độ hại của Bọ lá xanh tím ở OĐC và OTN ........ 46
Bảng 3.12: Kiểm tra sự sai khác giữa OĐC và OTN biện pháp cơ giới, vật lý....... 47
Bảng 3.13: Kết quả điều tra mức độ hại của Bọ lá xanh tím trước
và sau khi phun thuốc ............................................................................ 48
Bảng 3.14. Tỷ lệ tăng, giảm mức độ hại của Bọ lá xanh tím ở OĐC và OTN ........ 49
Bảng 3.15: Kiểm tra sự sai khác giữa OĐC và OTN trong biện pháp hóa học ....... 49
Bảng 3.16: Kết quả điều tra mức độ hại của Bọ lá xanh tím trước
và sau khi phun thuốc ............................................................................ 51
Bảng 3.17: Biến động mật độ Bọ lá xanh tím qua các lần điều tra trước và sau
phòng trừ ............................................................................................. 52
Bảng 3.18. Kết quả điều tra tỷ lệ cây có trứng trên OTC ....................................... 53
Bảng 3.19: Kết quả điều tra số lượng cành có trứng trên cây................................. 54


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Ảnh Bọ lá xanh tím trưởng thành .......................................................... 33
Hình 3.2: Ảnh mẫu nuôi Bọ lá xanh tím................................................................ 33
Hình 3.3: Ảnh ngọn Keo và lá Keo bị Bọ lá xanh tím ăn hại ................................. 33
Hình 3.4: Ảnh Bọ lá xanh tím trong lúc đang giao phối......................................... 35
Hình 3.5: Sâu non Bọ lá xanh tím và cành keo bị sâu non hại................................ 37
Hình 3.6: Ảnh trước và sau khi phát dọn thực bì ................................................... 43
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện mức độ hại của Bọ lá xanh tím trước và sau thử nghiệm
biện pháp kỹ thuật lâm sinh ................................................................... 45

Hình 3.8: Ảnh bắt sâu bằng vượt........................................................................... 45
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện mức độ hại của Bọ lá xanh tím trước và sau thử nghiệm
biện pháp cơ giới ................................................................................... 47
Hình 3.10: Ảnh các loại thuốc và pha thuốc hóa học để phùn trừ Bọ lá ................ 48
Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện mức độ hại của Bọ lá xanh tím ở các OTC trước và
sau thử nghiệm biện pháp hóa học ......................................................... 50
Hình 3.12: Ảnh mật độ của Bọ lá xanh tím........................................................... 52


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 4
Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 5
Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 5
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 6
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu............................................................. 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................................. 7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................. 7
1.2.2. Những nghiên cứu trong nước ......................................................................11
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu .......................................................................16
1.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ....................................................................16
1.3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội...............................................................17
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................20
2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................20
2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................20
2.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................20
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................20

2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc......................................................20
2.4.2. Phương pháp RRA .......................................................................................21
2.4.3. Phương pháp điều tra quan sát ngoài thực địa...............................................21
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm..........................................................25
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................29
3.1. Kết quả điều tra sơ bộ đối với rừng Keo trên địa bàn nghiên cứu ....................29
3.1.1. Tình hình quản lý rừng trồng và sinh trưởng phát triển của rừng trồng Keo ......29


3.1.2. Kết quả điều tra phỏng vấn...........................................................................30
3.1.3. Kết quả điều tra sơ bộ tình hình gây hại của Bọ lá xanh tím đối với rừng
trồng Keo.....................................................................................................30
3.2. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Bọ lá xanh tím ăn lá Keo ...............................32
3.2.1. Đặc điểm sinh vật học. .................................................................................32
3.2.2. Đặc điểm sinh thái học .................................................................................38
3.3. Kết quả điều thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ loài Bọ lá xanh
tím ăn lá keo ................................................................................................42
3.3.1. Đánh giá mức độ hại lá Keo do Bọ lá xanh tím và thử nghiệm một số biện
pháp kỹ thuật phòng trừ . .............................................................................42
3.3.2. Kết quả điều tra mật độ Bọ lá xanh tím ăn lá Keo trước và sau khi áp dụng
các biện pháp phòng trừ ...............................................................................51
3.4. Đề xuất biện pháp phòng trừ bọ lá xanh tím hại Keo tại địa bàn nghiên cứu
góp phần tăng năng suất và chất lượng rừng Keo. ........................................54
3.4.1. Biện pháp lâm sinh.......................................................................................54
3.4.2. Biện pháp cơ giới, vật lý...............................................................................55
3.4.3. Biện pháp hoá học........................................................................................56
3.4.4. Biện pháp sinh học .......................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................58
Kết luận .................................................................................................................61

Đề nghị ..................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................63


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

Tên đề tài: “Điều tra và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ
loài Bọ lá xanh tím bộ cánh cứng ăn lá keo tại huyện Phú lương, tỉnh
Thái Nguyên”.

Mã số:

ĐH2012 - TN03 - 08

Chủ nhiệm đề tài: TS Đàm Văn Vinh, Tel: 0280 3 851427.
Email:
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên
Cơ quan phối hợp thực hiện: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú
Lương, Thái Nguyên.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2012 - 3/2013
Mục tiêu đề tài:
- Đánh giá được mức độ hại lá Keo của Bọ lá xanh tím tại rừng trồng
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ loài Bọ lá xanh tím hại lá Keo
góp phần bảo vệ rừng trồng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Nội dung chính của đề tài
- Khảo sát địa bàn, điều tra sơ bộ tình hình dịch gây hại của Bọ lá
xanh tím ăn lá Keo tại địa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tập tính sinh sống của Bọ lá

xanh tím.
- Đánh giá mức độ gây hại của Bọ lá xanh tím đối với rừng trồng Keo
và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ sâu hại.


Kết quả đạt được:
Kết quả điều tra sơ bộ:
Rừng Keo tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên sinh trưởng phát triển
tương đối tốt, một số khu rừng có Bọ lá xanh tím phân bố. Tại khu vực điều tra sâu
hại đã phân bố đều với tỷ cây có sâu là 46,12%. Mức độ hại lá là nhẹ 23,35%.

Đặc điểm sinh vật học loài Bọ lá xanh tím
- Sâu trưởng thành con cái thân dài 6,0- 7,0mm, rộng 4,0- 4,2mm, con
đực nhỏ và thon hơn con cái, toàn thân màu xanh đen ánh tím. Miệng gặm
nhai. Râu đầu hình sợi chỉ dài 3,5mm. Thời gian sống của sâu trưởng thành từ
45- 75 ngày. Trứng có dạng hình thoi một đầu nhọn, dài 2 mm, rộng 0,5mm, màu
trắng sữa. Thời gian phát triển của trứng từ 50- 60 ngày. Sâu non thành thục dài
từ 7- 8mm rộng 3mm toàn thân màu trắng nhạt, mảnh lưng ngực trước màu
nâu đen, miệng gặm nhai, 3 đôi chân ngực phát triển. Thời gian phát triển của
sâu non từ 75- 90 ngày. Nhộng trần, màu trắng sữa, nằm trong đường đục của sâu
non tại ngọn Keo non, thời gian phát triển từ 145- 164 ngày.
Đặc tính sinh thái học loài Bọ lá xanh tím
Loài Bọ lá xanh tím (Ambrostoma sp) ăn lá Keo 1 năm có 1 vòng
đời. Các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, ẩm độ, mưa, gió trực tiếp tác động đến
từng giai đoạn của sâu, tỷ lệ chết của cả vòng đời là 50,32%. Nhân tố thức
ăn ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể sâu hại. Mức độ hại trung bình, nặng
nhất là Keo tai tượng (48,12%) xếp vào mức hại vừa, sau đó là Keo lá tràm
18,19% xếp vào mức hại nhẹ và thấp nhất là Keo lai 9,44% xếp vào mức hại
nhẹ. Thời gian gây hại nặng và có thể xảy ra dịch là từ cuối tháng 4- giữa
tháng 5. Một số loài thiên địch chủ yếu gồm: Kiến vống, Kiến đen cong

đuôi, các loài kiến lá… ăn trứng, sâu non và nhộng, một số loài ong ký sinh
trứng. Hướng phơi cũng có tác động tương đối rõ nét tới tỷ lệ cây có sâu và


mật độ sâu. Sâu hại thường phân bố tập trung nhiều ở hướng Đông Nam,
hướng Tây Bắc ít hơn.
- Mức độ gây hại trung bình của Bọ lá xanh tím, trong thử nghiệm biện
pháp kỹ thuật lâm sinh:
• OĐC: 30,14 % hại vừa
• OTN: 23,61 % hại nhẹ
- Mức độ gây hại trung bình của Bọ lá xanh tím trong thử nghiệm biện
pháp cơ giới:
• OĐC: 31,31 % hại vừa
• OTN: 24,02 % hại nhẹ
- Mức độ gây hại trung bình của Bọ lá xanh tím trong thử nghiệm biện
pháp hóa học.
- Hiệu lực sử dụng của 3 loại thuốc:
• PounceR50ec: 66, 35 %
• BP DyganR5.4ec: 62, 51 %
• Địch bách trùngR90sp: 80, 19 %
- Mật độ trung bình qua các lần điều tra của 4 OTC: 8,25 con/cây
- Tỷ lệ trung bình cây có trứng trong OTC: 6,23 %
- Tỷ lệ trung bình cành có trứng trung bình trên cây trong OTC:
29,41%.
Đề xuất một số biện pháp phòng trừ Bọ lá xanh tím
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Đối với các lâm phần phần Keo mật độ quá dày hoặc đã giao tán có thể
dùng biện pháp tỉa thưa để tạo không gian dinh dưỡng cho cây phát triển, đồng
thời hạn chế Bọ lá trưởng thành bay sang.
Trồng rừng hỗn giao giữa Keo với các loài cây rừng khác theo dải

rộng để hạn chế Bọ lá xanh tím lây lan.


Không nên trồng rừng Keo gần rừng luồng hoặc rừng tre nứa hạn chế
Bọ lá xanh tím trú ngụ, dễ tạo nên các ổ dịch.
Biện pháp cơ giới, vật lý
Dùng vợt mắt lưới nhỏ vợt nhẹ trên mặt tán cây có sâu, để sâu trưởng thành
rơi vào túi vợt, rồi gom lại và mang đi đốt.
Vào cuối tháng 6 khi thấy các cành không có lá ở giữa tán có các vết
sước đó là các cành mà sâu trưởng thành đã đẻ trứng, có thể dùng dao cắt
thu gom lại thành đống rồi đốt đi.
Biện pháp hoá học
Khi sâu vũ hoá nhiều tập trung hàng trăm con trên 1 cây thì vào đầu tháng 4
có thể dùng các loại thuốc như Pouncer50ce, BP Dyganr5.4ec, Địch bách
trùngr90sp… để phun đẫm vào lá trên toàn bộ diện tích có sâu hại.
Biện pháp sinh học
Tích cực bảo vệ các loài thiên địch hiện có trong rừng keo, đặc biệt
các tổ kiến trên cây. Mặt khác cần tập trung nhân lực thu bắt các tổ kiến từ
rừng tự nhiên mang về buộc chặt vào cây Keo tại các khu rừng thường có
các ổ dịch, ở rừng keo tai tượng thuần loài, mỗi hecta cần buộc từ 4 - 5 tổ
rải đều trên diện tích, vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 để kiến hạn chế sâu
ngay từ đầu, tránh dịch sâu xảy ra vào tháng 4- tháng 5. Khi dịch sâu có thể
bùng phát không nên sử dụng các loại thuốc hóa học ngay mà nên sử dụng
các chế phẩm sinh học để bảo vệ các loài thiên địch và môi trường sinh thái,
đồng thời cũng là để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.


SUMMARY

Project title: "To study biological characteristics and test biological

control measures of blue-and- purple leaf beetle (Ambrostoma sp) on
Accacia forests in Phu Luong district – Thai Nguyen"

Code number:

ĐH2012 – TN03 – 08

Coordinator: Dam Van Vinh, Ph.D, Tel: 0280 3 851427
Email:
Implementing institution: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry
Cooperating institution(s): Agriculture and Rural development department
of Phu Luong, Thai Nguyen
Duration: From 3/2012 to 12/2013
Objectives:
- Assess the damage level of leaf blue-purple beetle in plantation forests of
Accacia in Phu Luong District, Thai Nguyen
- To propose measures to control the Beetle for sustainable management of
the Forests
The main contents of the Project
- Preliminary investigation of the damage situation of the beetle in the
study area..
- To study some ecological characteristics and habit of living of the Beetle.
- Assess the level of damage and testing some control measures and
proposal some measures to management the beetle.in the study area


Results
Morphological and biological characteristics of the Beetle.
In period of adult, the size of the female body is 6,0-7,0 mm long, 4,04,2 mm wide, the male is smaller


wwith

blue dark and purple lustre,

chewing mouth antenna has thread shape with 3.5 mm long, the length of
life of adult is about 45 – 75 days. The eeggs have a diamond-shaped tip, 2
mm long, 0.5 mm wide with white milk color. The egg growth in 50 - 60
days. The mature larvae length is 7 - 8mm and 3mm wide, white light color,
piece of back at chest is dark brown, chewing mouth , 3 chest feet is
development. The growth length of larvae about 75-90 days. Nymphs is
nake, white milk, located in the bore tunnel at the tops of acacia young
branches, The growth length about145-164 days.
The beetle ( Ambrostoma sp ) has a life cycle in a year . The weather
factors such as temperature , humidity , rain , wind impacts directly to all
stages , the death rate is 50.32 % in a lifecycle . The food affect directly to
the population of the beetle. The average level of damage of Acacia
Mangium is hghest 48.12 % ( at average ranking), then A. auriculiformis
18.19 % ( at light ranking), and the lowest is on breeding acacia (9.44 %)
ranked to the light . The time which the forests to be higest damage or may
occur epidemics is

at the end of April to middle of May . Some main

predators consisting of round Ants , Black curved-tail Ants , the ants eat
eggs, larvae and pupae , some species of parasitic wasp eggs . Exposure
direction of the forest is also impact clearly on the rate of trees to be
damage and and density of the beetle, the beetle is presence in Southeast
direction higher than the Northwest .
The average damage level in the experients

- The Syviculture techniques
• Control plots: 30,14 %, ranked medium level
• Treatment plots: 23,61 %, ranked light level


- In the manpower measures
• Control plots: 31,31 %, ranked medium level
• Treatment plots: 24,02 %, ranked light level
The effectiveness of 3 insecticides to be experimented
• PounceR50ec: 66, 35 %, • BP DyganR5.4ec: 62, 51 %, Dich bach
trungR90sp: 80, 19 %
The average density of the Beetle of suvey times in 4 standard plots: 8,25
per tree. The average rate of trees presence beetle in a standard plot 6,23 % and
the average rate of branches presence eggs of the trees presence beetle in a
standard plot : 29,41%.
The proposal measures of the Beetle control
The measures of Sylviculture techniques
In the too hight density or cross crown forests of Accacia,the forests
shoud be thined in order to create space for tree growth and to limit the Beetle
adults to travel,
Plant mix Accacia with other species in wide strip to limit the spread of
the Beetle
Do not plant Acacia near streams or bamboo to limit shelter of the adult
Manpower measures
Using a hand net with slightly mesh net to capture beetles,
In the end of June, the branches have scratches ( they may be laid eggs by
adults) need to removed
Chemical measure
In case the density of Beetle adults reach to a hundred per tree in the
begin of April should use insecticide such as Pouncer 50ce, BP Dyganr5.4ec,

Dichbachtrungr90sp…


Biological control measures
Protection of existing natural enemies in the forests, especially ant
nests on trees. On the other hand needs to collecting ant nests from natural
forests to acacia forest which usually appear epidemics, in pure Acacia
mangium forests need about 4-5 ant nets in the end of February to begin of
March that will limit beetle epidemic in April and May. When the epidemic
outbreaks, should use the Bio-insecticide in initial of the epidmic in oder
protect natural enemies and environment, as well as to protect people health


MỤC LỤC
Mục lục

Trang

Mở đầu

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

Mục đích nghiên cứu của đề tài

3


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

4

Ý nghĩa của đề tài

4

Đối tượng nghiên cứu

5

Phạm vi nghiên cứu

5

Chương 1. Tổng quan tài liệu

6

1.1. Cơ sở khoa học

6

1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

6

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới


6

1.2.2. Những nghiên cứu trong nước

11

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

15

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

15

1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

17

Chương 2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu

17

2.1. Địa điểm nghiên cứu

19

2.2. Thời gian nghiên cứu

19


2.3. Nội dung nghiên cứu

19

2.4. Phương pháp nghiên cứu

19

2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc

19

2.4.2. Phương pháp RRA

20

2.4.3. Phương pháp điều tra quan sát ngoài thực địa
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

20
22
23
27


3.1. Kết quả điều tra sơ bộ dối với rừng trồng Keo trên địa bàn nghiên

27


cứu
3.1.1. Tình hình quản lý rừng trồng và sinh trưởng của rừng trồng Keo

27

3.1.2. Kết quả điều tra phỏng vấn

28

3.2. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Bọ lá xanh tím ăn lá Keo

29

3.2.1. Đặc điểm sinh vật học

29

3.2.2. Đặc điểm sinh thái học

36

3.3. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ loài Bọ

40

lá xanh tím ăn lá Keo.
3.3.1. Đánh giá mức độ hại lá Keo do Bọ lá xanh tím và thử nghiệm một

40


số biện pháp kỹ thuật phòng trừ
3.3.2. Kết quả điều tra mật độ và trứng Bọ lá xanh tím ăn lá Keo trước

49

và sau khi áp các biện pháp phòng trừ
3.3.3. Kết quả nghiên cứu khả năng tiêu diệt SHC của 2 loài Bọ ngựa

40

3.4. Đề xuất biện pháp phòng trừ Bọ lá xanh tím hại Keo tại địa bàn
nghiên cứu góp phần tăng năng suất và chất lượng rừng Keo

52

3.4.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

53

3.4.2. Biện pháp cơ giới vật lý

53

3.4.3. Biện pháp hoá học

53

3.4.4. Biện pháp sinh học


54

Kết luận và kiến nghị

56

4.1. Kết luận

56

4.2. Đề nghị

59

Tài liệu tham khảo

60

Phần phụ lục

62


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng
và quý giá đối với sự sống của nhân loại. Rừng không chỉ cung cấp cho con
người gỗ, củi đốt mà còn cung cấp nhiều loài lâm đặc sản khác ngoài gỗ như

tinh dầu, hoa, quả, dược liệu… Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế rừng
còn mang lại các lợi ích về mặt môi trường sinh thái, văn hóa, xã hội… Rừng
được ví như là “Lá phổi xanh” của nhân loại, một cái bể chứa nước khổng lồ
của trái đất. Rừng tạo ra sự cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu, hạn chế các
thiên tai của tự nhiên, là nơi bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm…
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới với khí hậu nóng
ẩm nên có diện tích rừng rất lớn với 2/3 diện tích đất đai của cả nước là rừng
và đất rừng. Tuy nhiên cho đến nay diện tích và chất lượng rừng nước ta suy
giảm nhanh chóng, theo số liệu thống kê năm 1943 diện tích rừng nước ta là
14,3 triệu ha (tương đương với độ che phủ là 43%), đến năm 1999 diện tích
rừng còn 10,9 triệu ha (tương đương độ che phủ là 33.2%), đến năm 2009
diện tích rừng nước ta là 13.258,843ha (tương đương độ che phủ là 39,1%)
tính đến ngày 31/12/2009. Theo tài liệu của Bộ NN và PTNT, tính đến năm
2000 trong tổng số 19 triệu ha đất sản xuất lâm nghiệp chỉ có 9,3 triệu ha đất
có rừng, trữ lượng gỗ bình quân rất thấp, khoảng 63 m3 gỗ/ ha, chủ yếu là gỗ
nhóm V đến nhóm VIII, những loại gỗ thuộc nhóm I, II rất ít hoặc hiếm.
Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng cả về số lượng cũng như chất
lượng có rất nhiều song chủ yếu là do sự can thiệp vô ý thức của con người
như chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng trái phép và quá mức, tập quán đốt
nương làm rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số sống trong hoặc gần rừng,


2

nạn săn bắt động vật rừng bừa bãi, kinh doanh rừng không hợp lí. Bên cạnh
đó có một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là công tác quản lý
bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, nạn cháy rừng vẫn liên tiếp xảy ra, sâu bệnh
hại thường xuyên gây dịch lớn ở nhiều nơi, công tác phòng cháy chữa cháy
rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng chưa được triệt để và chưa có biện pháp
phòng trừ hữu hiệu.

Một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển Lâm
nghiệp Việt Nam 2006 – 2020 [1] là thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử
dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho Lâm nghiệp, nâng tỷ lệ
đất có rừng lên 47% năm 2020. Để đạt được mục tiêu trên thì công tác trồng
rừng đóng vai trò rất quan trọng, trong đó việc chọn loài cây trồng phù hợp
với mục đích kinh doanh rừng. Hiện nay trong các chương trình, dự án trồng
rừng được triển khai ở nước ta, cây trồng phổ biến và rộng rãi là các loài
thuộc chi Keo như Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn), Keo tai tượng
(Acacia mangium Willd) và Keo lai (A.auriculifiormis x A.mangium). Keo là
cây đa tác dụng, gỗ được dùng nhiều để làm nguyên liệu trong công nghiệp
chế biến giấy, ván dăm, làm đồ gia dụng, xây dựng… Ngoài ra chúng cung
cấp một lượng củi lớn cho người dân. Bên cạnh đó Keo là loài cây họ đậu nên
rễ của chúng có khả năng cố định đạm, cải tạo đất, chu kỳ kinh doanh ngắn (
6 - 7 năm) nên khả năng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn rất
hiệu quả, đặc biệt Keo thích ứng trên nhiều loại lập địa, có thể trồng và sinh
trưởng tốt ở những nơi đất dốc, xấu, nghèo kiệt .
Ngày nay Keo được trồng chủ yếu theo hướng thuần loài, vô hình
chung chúng trở thành một khối lượng thức ăn khổng lồ cho các loài sâu hại,
đặc biệt các loài sâu ăn lá. Mặc dù trong rừng Keo tai tượng có thể có tới 30
loài sâu ăn lá khác nhau nhưng nguồn thức ăn quá dồi dào nên tác dụng của


3

các quan hệ cạnh tranh không được thể hiện và do đó một số loài sâu hại có
khả năng thích ứng cao có thể phát triển thành dịch, ví dụ như Sâu nâu
(Anomis fulvida Guenée), Sâu vạch xám (Speiredonia retorta Linnaeus), Sâu
túi nhỏ (Acanthopsyche sp) ăn lá Keo (Nguyễn Thế Nhã, 2000) [8].
Gần đây trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, nhiều khu
rừng Keo thường xuất hiện một loài Bọ lá xanh tím ăn lá Keo với mức độ

gây hại nghiêm trọng. Theo tài liệu quản lý sâu bệnh hại rừng năm 2010
của Hạt Kiểm lâm Phú Lương [10] đã thống kê được diện tích gây hại tại
huyện Phú Lương trong những năm qua như sau: Năm 1999: 15ha, năm
2000: 10ha, năm 2001: 50ha, năm 2002: 3ha, năm 2009: 7ha và năm
2010: 12ha. Trong thời gian xuất hiện của sâu một số diện tích nhỏ có tới
100% số cây bị hại, sâu ăn hết các lá có trên cây, một số cây bị chết. Nhưng
hiện tại người dân địa phương cũng chưa có biện pháp phòng trừ nào ngoài
việc phun thuốc hóa học, nhưng hiệu quả không ổn định, chỉ sau một thời
gian ngắn, dịch sâu hại lại tái phát, gây nên những tổn thất cho việc kinh
doanh rừng Keo tại địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên, để giúp cho rừng trồng Keo huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên sinh trưởng phát triển tốt, giảm thiểu được sự
những thiệt hại do loài Bọ cánh cứng này gây ra chúng chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ gây hại và thử nghiệm một
số biện pháp phòng trừ loài Bọ lá xanh tím (Ambrostoma sp) ăn lá Keo
tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.”
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Điều tra, đánh giá mức độ hại của Bọ lá xanh tím hại Keo ở rừng
trồng, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp phòng trừ loài sâu hại này góp


4

phần tăng năng suất và chất lượng rừng trồng Keo tại huyện Phú Lương
tỉnh Thái Nguyên.
Mục tiêu nghiên cứu cứu của đề tài
- Đánh giá được mức độ hại lá Keo do Bọ lá xanh tím gây nên tại
rừng trồng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên và thử nghệm một số biện
pháp phòng trừ.
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ loài Bọ lá xanh tím hại lá

Keo góp phần bảo vệ rừng trồng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Bổ sung thêm về những kiến thức khoa học trong lĩnh vực nghiên
cứu côn trùng học về đặc điểm sinh học, sinh thái của của một loài sâu
hại mới ăn lá cây Keo làm cơ sở quan trọng cho việc đề xuất một số biện
pháp phòng trừ sâu hại hợp lý, góp phần quản lý sâu hại rừng nói chung
và Bọ lá xanh tím ăn lá Keo nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá giá trị
trong việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý sâu hại một cách
hợp lý, góp phần kinh doanh rừng bền vững.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ giúp người dân địa phương và cán bộ
quản lý sâu hại rừng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên có biện pháp
nhằm dự tính dự báo, ngăn chặn và phòng trừ kịp thời loài Bọ lá xanh tím
đang gây hại tại các rừng Keo góp phần tăng năng suất và chất lượng
rừng trồng.


5

Áp dụng các biện pháp đề xuất của đề tài vào việc phòng trừ loài
Bọ lá xanh tím hại Keo tại địa bàn nghiên cứu nói riêng và các vùng lân
cận thuộc tỉnh Thái Nguyên nói chung giúp cho rừng Keo sinh trưởng
phát triển tốt hơn.
Đối tượng nghiên cứu
Bọ lá xanh tím (Ambrostoma sp) hại Keo thuộc Họ Bọ lá
(Chrysomelidae), Bộ Cánh cứng (Coleoptera).
Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung điều tra, đánh giá mức độ hại của Bọ lá xanh tím
ăn lá Keo và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ ở rừng trồng của
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Đề tài đã chọn 5 xã thường có dịch
để nghiên cứu đó là: Phủ Lý, Phú Đô, Động đạt, Yên Ninh, Yên Trạch.


6

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Côn trùng là lớp phong phú nhất trong giới động vật, hơn 1,2 triệu
loài động vật mà con người biết đến thì côn trùng đã chiếm hơn 1 triệu loài
và chiếm đến 1/2 tổng số các loài sinh vật cư ngụ trên hành tinh của chúng
ta. Côn trùng phân bố trên khắp trái đất, có thể thấy côn trùng trong không
khí ở độ cao 15km, trong ngững tảng băng lạnh ở vùng Bắc cực, ở các
mạch nước nóng, trong đất, trong nước, trong các rễ cây, trong quả, trong
thân cây và lá cây.
Việc nghiên cứu các đặc điểm hình thái khác nhau của côn trùng là
cơ sở để nhận biết, phân loại côn trùng giúp cho công tác điều tra chính
xác và đế xuất các biện pháp phòng trừ chúng một cách hiệu quả (Trần
Công Loanh và Cs, 1982) [6]. Tùy theo điều kiện sống mà cơ thể côn
trùng có sự thay đổi để thích nghi vì vậy lớp côn trùng được phân ra
thành nhiều bộ, họ, chi, loài, loài chính, loài phụ. Việc phân loại côn
trùng còn giúp chúng ta phân biệt được các loài côn trùng có lợi và có hại
từ đó đưa ra được phương hướng phòng trừ côn trùng có hại và lợi dụng
côn trùng có lợi (Đặng Kim Tuyến và Cs, 2008) [12].
Bên cạnh những loài côn trùng có ích thì côn trùng có hại đã gây ra
nhiều tác hại rất lớn. Theo thống kê của tổ chức Nông nghiệp và Lương
thực Liên hiệp quốc ( FAO), hàng năm nông nghiệp của toàn thế giới bị
thất thu do sâu bệnh và cỏ dại lên đến 33 triệu tấn ngũ cốc. Số lượng

lương thực đó đủ nuôi sống 150 triệu người (Đặng Kim Tuyến, 2005)
[11].
1.2. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới


7

Ngay từ khi loài người mới xuất hiện, đặc biệt là từ lúc con người
bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi, họ đã gặp phải sự phá hoại nhiều mặt
của côn trùng. Do đó con người phải bắt tay vào tìm hiểu và nghiên cứu
về côn trùng.
Những tài liệu nghiên cứu về côn trùng rất nhiều và phong phú.
Trong một cuốn sách cổ của Syria viết vào năm 3000 TCN đã nói tới
những cuộc bay khổng lồ và sự phá hoại khủng khiếp của những đàn
Châu chấu sa mạc đã gây nạn đói, giết hại 800.000 người miền Bắc Châu
Phi
Những cuộc du hành của các nhà nghiên cứu côn trùng Nga như
Potarin (1899- 1976), Provorovski (1895- 1979), Kozlov (1883 - 1921) đã
xuất bản những tài liệu về côn trùng ở trung tâm Châu Á, Mông Cổ và
miền Tây Trung Quốc. Đến thế kỉ XIX đã xuất bản nhiều tài liệu về côn
trùng ở Châu Âu, Châu Mỹ (gồm 40 tập) ở Ma-đa-gat-xca (gồm 6 tập)
quần đảo Hawai, Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới (Apnondi K.V,
1950 ) [18].
Năm 1965 Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất bản 11 tập phân
loại côn trùng phần thuộc Châu Âu, trong đó có tập thứ 5 chuyên về phân
loại Bộ Cánh cứng (Coleoptera) trong tập này đã xây dựng bảng tra 1350
giống thuộc Họ Bọ lá (Chrysomelidae).
Năm 1965 và năm 1975 N.N Padi, A.N Boronxop đã viết giáo
trình “Côn trùng rừng”. Trong các tác phẩm này đã đề cập đến nhiều loài

côn trùng Bộ Cánh cứng hại rừng như: Mọt, Xén tóc, Sâu đinh và Bọ lá…
Họ bọ lá được chia thành nhiều họ phụ nhưng chủ yếu là 9 họ phụ sau
đây:
1. Họ phụ Chrysomelinae


8

Phần lớn các loài có hình trái xoan đến hình tròn, cơ thể có dạng
lồi. Màu sắc sáng sủa, đầu bị che kín một phần bởi mảnh lưng ngực trước
cho đến gần mắt kép. Hai râu đầu có chân nằm cách khá xa nhau. Mảnh
lưng ngực trước có viền ở hai bên mép. Phần lớn các loài ăn cỏ dại, ít gây
hại về kinh tế. Riêng loài Sâu ăn lá Khoai tây (Leptino decemlineata Say)
là loài có trong danh sách Kiểm dịch thực vật Việt Nam.
2. Họ phụ Eumolpinae
Trưởng thành hình trái xoan, có lưng nhô cong giống như họ phụ
Chrysomelinae nhưng nó có điểm khác là: Đốt chậu chân trước tròn, đốt
bàn chân thứ 3 có 2 thuỳ nằm thấp hơn so với bàn chân. Có nhiều loài
thường có màu xanh ánh kim hoặc màu vàng có các đốm chấm nhỏ.
3. Họ phụ Cassidinae
Thân thể hình trái xoan rộng hoặc gần tròn, thân bè ra hoặc bẹt
giống như bọ rùa. Đầu thò hẳn ra ngoài hoặc bị che kín hoàn toàn bởi
mảnh lưng ngực trước. Sâu non hình trái xoan bẹt, có nhiều gai và có một
cái u chẻ gạc ở cuối thân thể dùng để gạt bỏ phân và mảnh vụn. Đặc điểm
khác bọ rùa: Bàn chân của Cassidinae nhìn rõ 4 đốt, ở bọ rùa chỉ nhìn rõ
3 đốt.
4. Họ phụ Hispinae
Thân thể dài từ 4 - 7mm, thường có màu nâu, trên cánh trước có
các dải nhô lên, hai bên chúng thường có các hàng chấm. Các hàng chấm
này chạy song song hoặc hơi toả ra ở phía trước. Mảnh lưng ngực trước

hẹp hơn gốc cánh cứng. Phần lớn sâu non đục vào lá.
5. Họ phụ Clytrinae + Cryptocephalinae + Chlamisinae
Các loài của họ phụ này nhỏ, thân thể thường chỉ dài 6mm hoặc
nhỏ hơn. Thân thể hình trụ, đầu bị che bởi mảnh lưng ngực trước gần tới


×