Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Nghiên cứu tình hình tiêu thụ nông sản của các trang trại trên địa bàn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.51 KB, 98 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở các nước có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, hình thức tổ chức sản
xuất theo kiểu trang trại đã tồn tại từ lâu và rất phổ biến. Nhưng ở nước ta,
kinh tế trang trại là một loại hình tương đối mới và chỉ phát triển mạnh mẽ
trong những năm gần đây. Tuy nhiên nó đã và đang khẳng định vai trò và vị
trí của mình trong nền kinh tế thị trường, góp phần vào quá trình chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa,
tạo ra được nhiều vùng sản xuất tập trung, chuyên canh lớn, làm tiền đề cho
công nghiệp chế biến nông sản phát triển, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có
giá trị cao, đồng thời huy động khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu
tư vào sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương.
Kinh tế trang trại là quy luật phát triển tất yếu của sản xuất nông nghiệp
hàng hóa. Bởi, nó có tính ưu việt hơn hẳn so với các hình thức tổ chức sản
xuất khác trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, đó là sử dụng có hiệu quả
nguồn lực đất đai, lao động và nguồn vốn. Nó không bị bó hẹp bởi quy mô
sản xuất nhỏ, cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường, và
tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Nam Đàn là một huyện bán sơn địa, nên có nhiều điều kiện thuận lợi
cho trang trại phát triển với nhiều loại hình khác nhau. Thực tế, trong mấy
năm gần đây với sự quan tâm, khuyến khích của chính quyền địa phương về
vấn đề phát triển kinh tế trang trại, số lượng và qui mô các trang trại tăng lên
một cách rõ rệt.
Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng của các trang trại đã
tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp huyện nói
riêng. Các trang trại đã góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc

1



làm ổn định cho một lượng lớn lao động, nâng cao thu nhập, đem lại cuộc
sống ấm no cho nhiều gia đình, từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội
nông thôn trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Tuy nhiên cùng với sự tăng lên về số lượng trang trại là sự biến động
về thị trường nông sản ngày càng lớn do tình trạng cung vượt cầu, ứ đọng
hàng hóa, dẫn đến các trang trại rơi vào tình trạng khó tiêu thụ, giá cả không
ổn định. Đặc biệt trong mấy năm gần đây thị trường nông sản thế giới và
trong nước có nhiều biến động phức tạp, giá cả lúc lên, lúc xuống quá thấp
ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và tiêu thụ của các trang trại, đã buộc
các chủ trại và chính quyền phải tìm cách giải quyết vấn đề hết sức khó khăn
là làm thế nào để tiêu thụ được một khối lượng lớn nông sản với giá cả phù
hợp và ổn định mà các trang trại sẽ tạo ra ngày một tăng?
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình tiêu thụ nông sản của các trang trại trên địa bàn
huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Trên cơ sở khảo sát tình hình tiêu thụ nông sản của
các trang trại, phát hiện và phân tích những thuận lợi, khó khăn, tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ nông sản của các trang trại, từ đó đề
xuất những biện pháp để nâng cao kết quả tiêu thụ nông sản của các trang trại
* Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận va thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm trên địa
bàn huyện Nam Đàn, Nghệ An.
- Đánh giá thực trạng tiêu thụ nông sản của các trang trại trên địa bàn
huyện Nam Đàn, Nghệ An.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ nông sản của các
trang trại.

2



- Đề xuất những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả tiêu thụ
nông sản cho các trang trại.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tiêu thụ nông sản và các vấn đề
liên quan đến tiêu thụ của các trang trại trên địa bàn huyện Nam Đàn – tỉnh
Nghệ An.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi không gian: huyện Nam Đàn –
tỉnh Nghệ An.
-Quá trình nghiên cứu trong phạm vi thời gian: từ ngày 20/1/2010 đến
ngày 22/5/2010.
Số liệu điều tra chủ yếu trong ba năm (2007 – 2009).
- Phạm vi nội dung: Tình hình tiêu thụ nông sản của các trang trại và
các vấn đề liên quan đến tiêu thụ nông sản của các trang trại.

3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
* Khái niệm về trang trại
Một số tác giả khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế
trang trại gia đình trên thế giới cho rằng, các trang trại được hình thành từ cơ
sở các hộ tiểu nông sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cung tự cấp khép kín,
vươn lên sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh
tranh. Trong thời gian qua những vấn đề lý luận trang trại được các nhà khoa

học và các nhà hoạt động thực tiễn nghiên cứu, trao đổi trên các diễn đàn và
các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay Nghị Quyết Trung Ương số
06/NQ-TW ngày 10/11/1998 đã xác định: “…Trang trại gia đình, thực chất
là kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, sử dụng lao động, tiền vốn
của gia đình để sản xuất kinh doanh có hiệu quả”.
Như vậy kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế nông lâm,
ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất
hàng hóa rõ rệt có sự tập trung tích tụ cao hơn về các yếu tố sản xuất, có nhu
cầu cao hơn về thị trường, về khoa học công nghệ, có giá trị, tỷ suất hàng hóa
và thu nhập cao hơn so với mức bình quân của các hộ gia đình trong vùng.
Người chủ đầu tư vào trang trại với mục đích sản xuất hàng hóa là chủ yếu, là
để cung ứng cho thị trường chứ không phải để tiêu dùng.
Trước đây hai cụm từ “Trang trại” và “Kinh tế trang trại” thường được
dùng thay thế cho nhau, có khi một số người còn đồng nhất “Trang trại” và
“Kinh tế trang trại” coi chúng như là những cụm từ đồng nghĩa, như là một.
Nhưng hiện nay cần phân biệt rõ giữa khái niệm “Trang trại” và “Kinh tế
trang trại”.

4


* Khái niệm về kinh tế trang trại
Nghị Quyết số 03/2000/NQ – CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ: “Kinh
tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp,
nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng
cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm,
thủy sản” (Pháp luật về KTTT).
Theo TS Lê Trọng (Phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh tế thị
trường – Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1993): Kinh tế trang trại (hay kinh tế

nông trại, lâm trại, ngư trại…) là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền
sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hiệp tác và phân công lao động xã hội, bao
gồm một số người lao động nhất định, được chủ trại tổ chức trang bị những
tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu
cầu của nền kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ.
Từ những khái niệm trên ta thấy có sự phân biệt rõ giữa khái niệm
trang trại và kinh tế trang trại: trang trại là cơ sở sản xuất kinh doanh có vị trí
tồn tại trên một địa bàn nhất định, có cơ sở vật chất, tư liệu sản xuất nhất định
và được nhà nước công nhận có sự tồn tại của nó. Còn kinh tế trang trại là
một hình thức tổ chức kinh tế. Khi nói đến “Kinh tế trang trại” là đề cập đến
tổng thể những mối quan hệ kinh tế - xã hội, môi trường nảy sinh trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại: quan hệ giữa các trang
trại với nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với nhà nước,
với thị trường, với môi trường sinh thái tự nhiên…
* Những đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại
Một là, chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa dịch vụ theo
nhu cầu của thị trường, có lợi nhuận cao.
Đây là một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại so với kinh tế nông
hộ. Trong đó, giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực tiếp

5


đánh giá về quy mô trang trại nhỏ, vừa và lớn. Quy mô trang trại thường lớn
hơn nhiều lần so với quy mô của kinh tế nông hộ và có tỷ suất nông sản hàng
hóa trên 85%. Ngoài ra còn có những chỉ tiêu gián tiếp như ruộng đất, vốn,
lao động…
Hai là, về thị trường đã sản xuất hàng hóa thì hàng hóa thì hàng hóa
luôn luôn gắn với thị trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là
nhân tố có tính chất quyết định chiến lược phát triển sản xuất sản phẩm hàng

hóa cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của trang trại. Vì vậy,
trong quản lý trang trại, vấn đề tiếp cận thị trường, tổ chức thông tin thị
trường đối với kinh doanh của trang trại nhân tố quyết định nhất.
Ba là, có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật hơn, tốt hơn kinh tế
nông hộ vì trang trại có vốn, có lãi nhiều hơn. Ngoài những công cụ thường
và sức kéo trâu bò, trang trại còn trang bị và áp dụng nhiều loại máy móc,
nhiều quy trình công nghệ mới vào sản xuất.
Bốn là, về lao động, các trang trại ngoài sử dụng nguồn lao động vốn
có của gia đình, họ còn thuê mướn lao động làm quanh năm, hoặc trong từng
thời vụ, với số lượng ít nhiều khác nhau.
Năm là, các chủ trại là những người có ý chí làm giàu, có phương pháp
và nghệ thuật biết làm giàu và có những kinh nghiệm nhất định để tạo lập
trang trại.
* Tiêu chí nhận dạng trang trại ở nước ta
Căn cứ vào kinh nghiệm của các nước và thực tế ở Việt Nam hiện nay,
Nhà nước đưa ra một số tiêu chí trong thông tư số 74/2003/TT – BNN của bộ
Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn như sau:
Về định tính căn cứ vào 3 đặc trưng:
- Mục đích sản xuất của trang trại là hàng hóa với quy mô lớn.

6


- Mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa các điều kiện và các yếu tố
sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thế hiện ở quy mô sản
xuất: như đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị sản phẩm hàng hóa…
- Chủ trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết
áp dụng khoa học kĩ thuật, tiếp cận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất,
sử dụng lao động gia đình, sản xuất có hiệu quả cao, thu nhập vượt trội so với
kinh tế hộ

Về định lượng căn cứ vào các tiêu chí sau:
- Có quy mô sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế
hộ tại địa phương, tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể như trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Cụ thể:
+ Đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung thì giá trị sản
lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm là từ 40 triệu đồng trở lên.
+ Đối với trang trại trồng các loại cây hàng năm là chủ yếu thì ở miền
Bắc và miền Trung phải có diện tích từ 2 ha canh tác trở lên, còn ở các tỉnh
Nam Bộ phải có diện tích từ 3 ha trở lên.
+ Đối với trang trại trồng các loại cây lâu năm và cây ăn quả thì ở các
tỉnh miền Bắc và miền Trung phải có diện tích từ 3 ha trở lên, ở các tỉnh Nam
Bộ phải có diện tích từ 5 ha trở lên.
+ Đối với trang trại lâm nghiệp diện đất sản xuất phải từ 10 ha trở lên
+ Đối với trang trại chăn nuôi đại gia súc (như trâu, bò…) sinh sản, lấy
sữa thường xuyên phải có từ 10 con trở lên, lấy thịt phải có từ 50 con trở lên.
Chăn nuôi gia súc (như lợn, dê…) sinh sản phải có thường xuyên hơn 20 con trở
lên, lấy thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên, gia cầm từ 2000 con trở lên.
+ Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản diện tích mặt nước để nuôi
trồng thủy sản phải từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công
nghiệp có diện tích 1 ha trở lên).

7


+ Đối với trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp phải là những trang
trại có từ hai hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
khác nhau trở lên và mỗi hoạt động đều đạt về qui mô hoặc mức giá trị hàng
hoá và dịch vụ như quy định cho trang trại.
Qua các tiêu chí xác định kinh tế trang trại nêu trên ta có thế phân biệt
những điểm khác nhau giữa kinh tế trang trại và kinh tế hộ bằng bảng sau:

Bảng 2.1: So sánh kinh tế trang trại và kinh tế hộ
Tiêu chí

Kinh tế trang trại

Kinh tế hộ

Mục tiêu

Sản xuất hàng hoá

Sản xuất tự túc

Lao động

Có thuê lao động

Lao động gia đình

Có quản lý, có hạch toán, có tích luỹ
Chế độ gia trưởng
Diện tích lớn, vốn lớn, hàng hoá tập
Quy mô
Quy mô sản xuất nhỏ
trung
Chế độ canh tác Cơ giới hoá, hiện đại hoá
Thủ công
Phù hợp với nền kinh tế sản xuất phát Phù hợp với sản xuất
Quản lý


Kết luận

triển cao

nhỏ

Nguồn: Tư liệu về kinh tế trang trại(2000)
* Khái niệm về thị trường
Hiện nay, có nhiều khái niệm về thị trường được diễn đạt theo cách
hiểu rộng, hẹp khác nhau, nhưng về cơ bản là không có mâu thuẫn với nhau.
Ở đây xin nêu một số khái niệm chủ yếu:
- Thị trường là một hình thức biểu hiện sự phân công lao động xã hội;
và do đó, nó có thể phát triển vô cùng tận. Ở đâu và khi nào có sự phân công
lao động xã hội thì ở đó có và khi ấy có thị trường.
- Thị trường là nơi, là điểm diễn ra các hoạt động chuyển nhượng, trao
đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ.
- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu.
- Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động
mua bán.

8


Theo góc độ Marketing thì: thị trường bao gồm tất cả những khách
hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả
năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Nhưng, điều quan trọng để hiểu được thực chất của thị trường là ở chỗ,
thị trường không phải chỉ đơn thuần là lĩnh vực trao đổi, di chuyển hàng hóa,
dịch vụ từ người sản xuất sang người tiêu dùng, bởi vì không phải trao đổi có
thể được tổ chức theo các cách khác nhau, mà là trao đổi được tổ chức theo

các quy luật của lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ…Vì thế, thị trường
có thể hiểu là một quá trình, trong đó người bán và người mua một hàng hóa
nào đó tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng, chất lượng
hàng hóa và dịch vụ, hay có thể nói là một quá trình cung cầu hợp thành giá
cả thị trường. Thêm vào đó, cần phải hiểu rằng, trong nền kinh tế hàng hóa có
một hệ thống quy luật kinh tế vốn có tác động như quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh. Các quy luật đó biểu
hiện sự tác động của mình thông qua thị trường, thông qua toàn bộ những mối
quan hệ kinh tế trong lĩnh vực trao đổi. Nhờ những mối quan hệ đó hàng hóa
được thực hiện. Toàn bộ những mối quan hệ như vậy là bản chất của thị trường.
Nhờ vận động của thị trường mà diễn ra sự thích ứng tự phát giữa cơ cấu của sản
xuất hàng hóa với khối lượng và cơ cấu nhu cầu hàng hóa của xã hội.
* Khái niệm về tiêu thụ
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, đối với bất kỳ một doanh
nghiệp hoặc cơ sở sản xuất hàng hóa nào thì quá trình tiêu thụ sản phẩm là
một điều kiện sống còn và quyết định tới kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp hay của cơ sở sản xuất hàng hóa đó, đó chính là quá trình thực
hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Thông qua quá trình này, hàng
hóa được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu
chuyển vốn được hình thành.

9


Tiêu thụ sản phẩm diễn ra trên thị trường, cơ chế thị trường chi phối
toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình tiêu thụ. Do đó, tiêu thụ sản phẩm quyết định tới quá trình
sản xuất, tới vòng quay vốn lưu động và sự tiết kiệm vốn.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, của

cơ sở sản xuất. Thông thường hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành
bởi các yếu tố:
- Các chủ thể kinh tế tham gia là người mua và người bán.
- Đối tượng tiêu thụ là sản phẩm hàng hóa và tiền tệ.
- Thị trường tiêu thụ là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán.
* Vị trí của thị trường tiêu thụ nông sản
Có th nói r ng th tr n g tiêu th nông s n chi m m t v trí vô cùng quan
tr ng trong s n xu t nông nghi p. Ngay c các n c phát tri n c ng coi v n
tiêu th là m t trong nh ng m t xích quan tr ng, s n xu t mà không tiêu th
c thì th t vô ngha i v i n n kinh t hàng hóa. Hi n nay, v n
s n xu t
không còn là m t v n
l n trong nông nghi p, v i khoa h c k thu t tiên ti n,
công ngh sinh h c phát tri n m nh m thì ch trong m t th i gian ng n ta có th
s n xu t ra c m t kh i l n g l n s n ph m v i ch t l n g t t. V n
là tiêu
th c nông s n ó nh th nào, tiêu th
âu, trong th i gian nào là phù h p.
Trong n n kinh t th tr n g nó l i càng quan tr ng vì có r t nhi u ng i s n
xu t ra cùng m t lo i s n ph m, song th tr n g tiêu th l i có h n, ai chi m
c lòng tin c a ng i tiêu dùng tr c và duy trì c lòng tin ó thì ng i ó
th ng. Chính vì th , v trí c a th tr n g tiêu th nông s n óng vai trò quy t
nh n s phát tri n c a m t n n s n xu t nông nghi p hàng hóa nói riêng và
n n kinh t hàng hóa nói chung. c bi t, n c ta ang th c hi n CNH – H H
nông nghi p nông thôn thì v trí c a th tr n g tiêu th nông s n l i càng có ý
ngha quan tr ng h n lúc nào h t, vì nó quy t nh n s thành công c a quá
trình CNH – H H nông nghi p nông thôn n c ta trong th i gian t i ây.
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản
2.1.2.1 Đặc điểm của nông sản hàng hóa


10


Nông sản hàng hóa có những đặc điểm khác biệt so với các sản phẩm
của các ngành sản xuất khác:
- Đối với nông sản hàng hóa là sản phẩm cuối cùng: đó là sản phẩm tiêu
dùng cuối cùng, nó được bán cho người mua nhằm để thỏa mãn nhu cầu lợi ích cá
nhân của họ. Đối với loại sản phẩm này có những đặc điểm chính sau:
+ Đa dạng về loại sản phẩm, đa dạng về phẩm cấp để đáp ứng nhu cầu
khác nhau của người tiêu dùng.
+ Nhiều sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau trong quá trình tiêu dùng.
+ Thị trường phân bố rộng, ở đâu có người là ở đó có nhu cầu tiêu dùng.
+ Sản phẩm ít co giãn.
+ Một bộ phận lớn nông sản được tiêu dùng dưới dạng tươi sống như
rau quả, trứng, sữa…liên quan đến vận chuyển, bảo quản..
+ Các nông sản chủ yếu là tiêu dùng cho con người, do vậy vấn đề chất
lượng an toàn sản phẩm phải tuân thủ những quy định chặt chẽ về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
+ Sản phẩm nông sản có tính thời vụ.
- Nông sản hàng hóa là sản phẩm tiêu dùng trung gian: là nông sản tiêu
dùng qua chế biến hoặc một số dịch vụ của tổ chức trung gian. Loại này có
một số đặc điểm sau:
+ Độ đồng đều về chất lượng sản phẩm cao
+ Giá cả tương đối ổn định.
+ Giá trị nông sản được tăng thêm do bổ sung các dịch vụ vào trong
sản phẩm.
+ Thị trường tập trung hơn so với nông sản tiêu dùng cuối cùng.
+ Các sản phẩm thường có sự khác biệt để định vị trên thị trường.
- Nông sản hàng hóa là tư liệu sản xuất (hạt giống, con giống…): là loại
sản phẩm được đưa quay lại vào quá trình tái sản xuất. Chúng có đặc điểm:


11


+ Nông sản đòi hỏi những tiêu chuẩn chất lượng cao.
+ Quyết định đến kết quả của quá trình tái sản xuất. Thích nghi với
điều kiện của từng vùng sinh thái.
+ Nhu cầu của nó thường là nhu cầu dãn suất.
+ Luôn luôn chịu áp lực thay thế của sản phẩm mới.
+ Cơ hội thành công và rủi ro lớn trong kinh doanh.
2.1.2.2 Đặc trưng của thị trường nông sản hàng hóa
Do nông sản hàng hóa có những đặc điểm riêng khác biệt so với các
sản phẩm của các ngành sản xuất khác nên nó cũng tạo nên những đặc trưng
riêng cho thị trường nông sản hàng hóa. Đó là :
+ Thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua. Sản phẩm nông
sản trên thị trường thường do nhiều nông dân sản xuất và cùng bán trên thị
trường với số lượng nhỏ. Do đó thị trường nông sản có một đặc trưng cơ bản
nhất là là mang tính cạnh tranh hoàn hảo cao, vì vậy bất kỳ một chủ thể tham
gia vào thị trường nông sản cũng không thể điều khiển được thị trường.
+ Thị trường nông sản có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng về số
lượng, thay đổi về cơ cấu liên tục do vậy mức tiêu dùng sản phẩm nông
nghiệp thường xuyên thay đổi theo.
+ Sự thay đổi về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa và sở
thích đã tạo nên tính đa dạng về nhu cầu và mong muốn của họ trong việc sử
dụng nông sản hàng hóa.
+ Thị trường nông sản thường mang tính muộn, chậm biến đổi. Cung
nông sản của vụ này là do kết quả của các quyết định từ những vụ trước, năm
trước, trong khi đó cầu về nông sản hàng hóa thường không co giãn hay co
giãn thấp, ít thay đổi hoặc thay đổi rất chậm.


12


+ Nhu cầu về nông sản trên thị trường của người tiêu dùng thường diễn
ra đều đặn, thường xuyên trong năm. Vì thế cần phải đảm bảo lượng cung
nông sản đầy đủ, thường xuyên ra thị trường.
+ Là loại thị trường có nhiều chủng loại sản phẩm với phẩm cấp khác
nhau. Điều có lợi ở đây là sự phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đa dạng cho nhiều
mục đích khác nhau của các tầng lớp dân cư khác nhau, nhưng mặt khác rất
khó khăn khi phân biệt giá cả với những sản phẩm có chất lượng khác nhau và
thực hiện điều đó thường là không thỏa đáng. Vì vậy thái độ của người mua và
người bán hàng thường ảnh hưởng lớn đến sự phân bổ lợi ích của người sản
xuất và người tiêu dùng đối với sản phẩm có phẩm cấp khác nhau.
2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản
Tiêu thụ nông sản của trang trại chịu tác động của rất nhiều yếu tố
nhưng nhìn chung có năm yếu tố chính chính sau ảnh hưởng đến việc tiêu thụ
nông sản phẩm:
* Nhóm yếu tố thị trường:
Bao gồm nhu cầu thị trường, lượng cung ứng và giá cả của nông sản
phẩm. Nhu cầu của thị trường phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng và
cơ cấu dân cư của từng vùng, từng khu vực. Thông thường thu nhập tăng tỷ lệ
thuận với tăng nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên với đối với sản phẩm nông
nghiệp đáp ứng nhu cầu thiết yếu có xu hướng giảm, ngược lại sản phẩm cao
cấp, được chế biến lại tăng mạnh.
* Nhóm yếu tố về công nghệ chế biến:
Công nghệ chế biến tiên tiến sẽ tăng giá trị sản phẩm, nâng cao chất
lượng sản phẩm và từ đó sẽ nâng cao giá cả bán ra. Ngoài ra cơ sở vật chất kỹ
thuật như hệ thống giao thông, phương tiện thông tin, vận chuyển, kho tàng
bến bãi… tốt sẽ đảm bảo lưu thông nông sản nhanh chóng và kịp thời.
* Nhóm yếu tố về trình độ tiếp cận thị trường và tổ chức tiêu thụ của chủ trại:


13


Nhóm yếu tố này được thể hiện ở trình độ của chủ trại trong việc phối
hợp với các cá nhân, tổ chức khác trong việc đưa nông sản từ trang trại đến
người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra trình độ của chủ trại trong việc nắm bắt
thông tin thị trường, kiến thức Marketing và tổ chức hệ thống tiêu thụ sản
phẩm sẽ ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ và giảm bớt rủi ro trong sản xuất
nông nghiệp.
* Nhóm yếu tố về sản xuất:
Việc lựa chọn sản xuất cây trồng, vật nuôi sẽ ảnh hưởng lớn đến mức
độ tiêu thụ nhanh hay chậm, nếu sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường thì
vấn đề tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn, và quá trình tiêu thụ sẽ diễn ra nhanh chóng, ít
bị rụi ro do thị trường tác động.
Bên cạnh đó số lượng, chất lượng nông sản và giá thành sản xuất sẽ ảnh
hưởng đến giá trị sản phẩm và giá nông phẩm bán ra.
* Nhóm yếu tố về chính sách:
Các chính sách của nhà nước và chủ trương của chính quyến địa
phương sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của trang trại.
Một số chính sách và chủ trương tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thông
thị trường, ảnh hưởng tốt đến tiêu thụ nhưng ngược lại một số chính sách lại
gây cản trở cho quá trình tiêu thụ nông sản.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay đã góp phần dịch chuyển cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp
chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn.
Ở nước ta loại hình kinh tế như trang trại đã hình thành và phát triển từ
rất sớm nhưng loại hình kinh tế trang trại thì mới chỉ phát triển mạnh mẽ

trong những năm gần đây. Đặc biệt là sau khi có chủ trương đổi mới cơ chế
quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,

14


Đảng và Nhà Nước ta đã có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển nên
số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu
thành phần chủ trại cũng càng ngày càng đa dạng.
Theo số liệu Tổng Cục Thống Kê, đến nay cả nước có khoảng 120.000
trang trại, bình quân mỗi năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng
trên 900.000 ha, đa số trang trại là quy mô nhỏ. Các trang trại chuyên trồng
cây nông nghiệp chiếm 55.3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10.3%, lâm
nghiệp chiếm 2.2%, nuôi trồng thủy sản chiếm 27.3% và sản xuất kinh doanh
tổng hợp chiếm 4.9%. Hàng năm các trang trại tạo khoảng 30 vạn việc làm
thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời vụ, đóng góp cho nền kinh
tế trên 12.000 tỷ đồng giá trị sản lượng. Việc phát triển nhanh cả về số lượng
lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn.
Các nghiên cứu gần đây về trang trại ở Việt Nam đều có xu hướng đề
nghị tạo điều kiện gia tăng quy mô của trang trại cả về diện tích lẫn giá trị sản
xuất nhằm tạo ra lợi thế về quy mô lớn trong cạnh tranh đang diễn ra ở quy
mô toàn cầu. Điều này hứa hẹn trong thời gian tới các trang trại sẽ có cơ hội
tăng tích tụ về ruộng đất và tăng quy mô vốn cho quá trình sản xuất kinh
doanh của mình. Trong thời gian tương lai kinh tế trang trại sẽ là lực lượng
chủ lực cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong cả nước.
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở địa phương
Kinh tế trang trại ở Nghệ An trong thời gian qua trong thời gian qua đã
phát triển với nhiều loại hình. Theo số liệu của chi cục hợp tác xã đến cuối năm
2006 toàn tỉnh có 1.29 trang trại. Trong đó 385 trang trại trồng trọt nông nghiệp,

289 trang trại chăn nuôi, 119 trang trại lâm nghiệp, 105 trang trại nuôi trồng thủy
sản, 631 trang trại tổng hợp. Các loại hình trang trại trên đang chuyển dịch theo
hướng tăng tỉ trọng trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp

15


Tổng số diện tích đất đai của các trang trại là 10.22 ha, bình quân
7ha/trang trại, với tổng vốn đầu tư 158.775.910.000 đồng, bình quân
103.842.976 đồng. nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn tự có chiếm 80%.
Thực tế, phát triển kinh tế trang trại những năm qua đã chứng minh
rẳng kinh tế trang trại là một mô hình cần được khuyến khích phát triển, bởi
lẽ kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực
hiện có, nhất là nguồn lực lao động và đất đai. Hiện lao động thường xuyên
của các trang trại từ 5400 – 5600 người. Năm 2006 giá trị hàng hóa dịch vụ
của các trang trại đạt: 147.174.498.000 đồng, bình quân 96.255.394
đồng/1trang trại. Bình quân giá trị sản lượng/ha canh tác của trang trại đạt từ
35 – 50 triệu đồng
( />m=171&act=view&id=90&p=25).
Ở huyện Nam Đàn từ khi ban hành NQ 06 – NQ/HU của ban chấp hành
huyện ủy Nam Đàn, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phát triển khá nhanh
cả về số lượng, quy mô lẫn chất lượng. Nhiều mô hình trang trại sản xuất,
kinh doanh trồng trọt, chăn nuôi, và dịch vụ tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế
cao, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông nghiệp.
Đến nay trên địa bàn huyện đã xây dựng được 567 trang trại và loại
hình như trang trại với tổng diện tích 768 ha (trong đó có 217 trang trại
đạt tiêu chuẩn theo quy định). Vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, thu hút 1350 lao
động thường xuyên và 1250 lao động thời vụ, lợi nhuận năm 2009 đạt
12,2 tỷ đồng.


2.2.3 Tình hình tiêu thụ nông sản của các trang trại trong nước
Việt Nam gia nhập WTO, đã tạo điều kiện thuận lợi và tăng thêm cơ
hội cho sản phẩm nông sản nước ta tiêu thụ dễ dàng hơn, thị trường nông sản

16


nước ta ngày càng được mở rộng. Cùng với đó là thị trường nông thôn cũng
đã và đang được phát triển trong nhiều vùng của cả nước cùng với sự hoàn
thiện về giao thông, thông tin liên lạc và các cơ sở hạ tầng khác.
Tuy nhiên có một thực tế đang làm cho các chủ trang trại lo ngại, chưa
dám mạnh dạn đầu tư theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao tỷ suất hàng
hóa, đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chưa được mở rộng, sức mua
còn hạn chế, các cơ sở chế biến công nghệ còn lạc hậu không dung nạp hết
lượng nông sản mà nông dân sản xuất ra. Một nghịch lý lâu nay vẫn tồn tạ là
người nông dân làm ra nông sản nhưng họ không trực tiếp bán sản phẩm ra thị
trường mà phải thông qua một trung gian là lái buôn. Do đó sản phẩm do
nông dân sản xuất ra khi đem đi tiêu thụ đều bị lực lượng lái buôn này ép cấp,
ép giá, đôi khi giá bán thấp hơn giá thành nhưng vẫn phải bán để đảm cuộc
sống và tái sản xuất.
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Tại huyện Nam Đàn cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào
viết về kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn một cách đầy đủ, có cơ sở khoa
học và thực tiễn, sâu sắc và có hệ thống, nhất là về vấn đề tiêu thụ sản phẩm
cho các trang trại của huyện Nam Đàn thì chưa có một công trình nghiên cứu
nào. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu tình hình tiêu thụ nông sản của các trang trại
trên địa bàn huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An” của chúng tôi dựa trên những
cơ sở lý luận có tính kế thừa vận dụng vào tình hình thực tiễn để phân tích,
đánh giá đúng thực trạng tình hình tiêu thụ của các trang trại hiện đang phát
triển mạnh trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm

góp phần cho sự phát triển của loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
và ngành nông nghiệp huyện nói chung.

PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

17


3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Nam Đàn là huyện nửa đồng bằng nửa đồi núi, có diện tích tự nhiên
gần 30000 ha, có chiều rộng 10Km từ Tây sang Đông, chiều dài 30Km từ Bắc
xuống Nam. Trung tâm huyện cách thành phố Vinh 20Km. Tọa độ địa lý: từ
18030’ đến 18047’ vĩ độ Bắc. Và từ 105025’ đến 105025’ kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính của huyện như sau:
Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc
Phía Nam giáp huyện Đức Thọ và huyện Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh
Phía Tây giáp huyện Thanh Chương
Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên
3.1.1.2 Địa hình
Nam Đàn có địa hình đa dạng, nằm kẹp giữa 2 dãy núi Thiên Nhẫn ở
phía Tây và dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc tạo ra thung lũng, đồng bằng tam
giác; có con sông Lam chảy dọc theo hướng từ Tây sang Đông chia huyện
thành 2 vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Lam.
Địa hình đồng bằng: bị chia cắt bởi sông Lam, sông Đào và có những
quả đồi bát úp thấp và độc lập tạo nên những long chảo cục bộ nhỏ hẹp. Mặt
đất cao thấp không đồng đều gây khó khăn trong quá trình sản xuất nông

nghiệp của người dân nơi đây, cũng như cho việc cải tạo xây dựng hệ thống
thủy lợi nội đồng.
Địa hình đồi núi: Gồm khu vực sườn núi nam dãy núi Đại Huệ và khu
vực sườn núi Đông – Bắc dãy núi Thiên Nhẫn. Địa hình bị chia cắt mạnh, có
độ dốc lớn. Khu vực sườn nam dãy núi Đại Huệ có độ cao từ 200m – 455m,
độ dốc trên 180 thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả
và trồng rừng.

18


3.1.1.3 Khí hậu và thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp, mang đặc tính mùa đông lạnh
của khí hậu miền Bắc, vừa mang đặc tính nóng của khí hậu miền Nam.
Nam Đàn thuộc vùng khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu miền
Trung nhiệt đới. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa lạnh từ tháng 10
đến tháng 4 năm sau.
a, Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,9 0C. Tháng nóng
nhất từ tháng 5 đến tháng 7 với nhiệt độ trung bình 28-29 0C, nhiệt độ cao nhất
tuyệt đối 40,90C. Trong những tháng nóng có sự tăng nhiệt độ do ảnh hưởng
của áp thấp nóng phía Tây. Mùa lạnh được bắt đầu cùng với hoạt động của
gió mùa Đông Bắc, thường có nhiệt độ trung bình dưới 20 0C. Lạnh nhất từ
tháng 1 đến tháng 3. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 5,40C.
Biến trình nhiệt độ tăng đều từ tháng 1 đến tháng 7, sau đó giảm dần
đến tháng 12. Quá trình tăng nhiệt độ từ tháng 1 đến tháng 3 tương đối đều,
tháng 3 đến tháng 4 có sự thay đổi nhanh. Từ tháng 4 trở đi, nhiệt độ tăng dần
và đạt cực đại vào tháng 7, sau đó giảm dần đến tháng 12. Tổng tích ôn cả
năm 87290C.
Nhìn chung Nam Đàn có nền nhiệt độ cao, đảm bảo tiêu chuẩn nhiệt
đới, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Song cần né tránh bất lợi do nhiệt độ

tối cao tuyệt đối và tối thấp tuyệt đối.
b, Bức xạ
Trong 1 năm, Nam Đàn có khoảng 1680-1700 giờ nắng, hầu như quanh
năm tháng nào cũng có trên 50 giờ nắng. Tháng 5 đến tháng 7 có giờ nắng
cao nhất và thường đạt 190-200 giờ. Tháng 2 trời âm u, nhiều mây, số giờ
nắng chỉ khoảng 50-60 giờ.
Tiềm năng bức xạ dồi dào. Sự phân phối bức xạ khá rõ rệt. Từ tháng 5
trở đi có số lượng bức xạ trên 10Kclo/cm 2/tháng. Thông thường đạt trị số cao
nhất là 35,1Kclo/cm2. Tháng 2 âm u, nhiều mây nên bức xạ tổng cộng thấp

19


nhất trong năm và chỉ đạt 3,7Kclo/cm2. Bức xạ tổng cộng trong năm trung
bình hàng năm khoảng 106-110Kclo/cm2. Với cường độ chiếu sang khá
mạnh, Nam Đàn có điều kiện phát triển đa dạng cây trồng vật nuôi và nâng hệ
số sử dụng đất đai. Tuy nhiên cần né tránh thời gian có số giờ nắng và bức xạ
nhiệt cao hoặc số giờ nắng và bức xạ nhiệt thấp.
c, Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm phổ biến từ 84-86%. Ngay trong
những tháng mùa hè khô nóng, độ ẩm không khí trung bình cũng lớn hơn
74%. Trong thời kỳ mưa phùn, gió Bấc tháng 2, tháng 3 độ ẩm không khí
trung bình 86-92%. Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối 15%, thường xảy ra
vào thàng 10.
Nhìn chung tại Nam Đàn, độ ẩm không khí tương đối cao, thuận lợi cho
cây trồng phát triển, nhưng khó khăn cho việc cất giữ nông sản, thực phẩm.
d, Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1944,3 mm, lớn
nhất khoảng 2600 mm và nhỏ nhất 1100 mm. Lượng mưa phân bổ không đều
mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa thấp nhất
từ tháng 1 đến tháng 4.

Chế độ mưa trong năm phân bố không đều nên thường gây ngập lụt
hoặc hạn hán, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật
nuôi và tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
e, Chế độ gió: Nam Đàn chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc và
gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường gắn với không khí lạnh, bắt
đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trung bình mỗi năm có khoảng 28
đến 30 đợt và ở vào khoảng cấp 3 đến cấp 5. Tháng có nhiều nhất là tháng 1,
trung bình 3,9 đợt. Gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp nhiệt độ trung bình xuống
4-60C, có khi từ 8 đến 100C. Vào thời điểm tháng 1 đến tháng 3 có lúc nhiệt
độ không khí xuống dưới 160C và dẫn đến xuất hiện rét đậm, rét hại ảnh
hưởng có hại đến sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

20


Gió mùa Tây Nam thường gây ra khô nóng, bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 8 và thịnh hành trong các tháng 5, 6, 7. Trung bình hàng năm có 30-40
ngày có gió khô nóng, tháng 7 nhiều và có khoảng 5-10 ngày. Do ảnh hưởng
của gió mùa Tây Nam nên lượng bốc hơi tăng, nên thường xảy ra hạn hán ảnh
hưởng tới quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Bão ở Nam Đàn bắt đầu xuất hiện vào tháng 8 đến tháng 10, bình quân
hang năm có từ 2-4 cơn, thường ở mức cấp 8- cấp 10, có năm xuất hiện bão
cấp 14 (năm 1982). Bão vào thường kéo theo mưa to gây lũ lụt, ngập úng
nhiều nơi trong huyện, ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
a, Tài nguyên đất: Đất đai huyện Nam Đàn có thể chia thành các nhóm
chính sau:
+ Đất cát ven sông, cồn cát giữa sông: Diện tích 459,9 ha chiếm 1,69%
phân bố thuộc các xã vùng bãi ven sông Lam.
+ Đất phù sa được bồi đắp của hệ thống sông Lam: diện tích 2448,9 ha

chiếm 9,02% được phân bố dọc 2 bờ sông Lam.
+ Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm: diện tích 10238,4 ha
chiếm 37,69% tổng diện tích các loại đất, tập trung chủ yếu vào các xã
chuyên canh cây lúa như: Hùng Tiến, Kim Liên, Nam Cát, Xuân Lâm, Hồng
Long, Xuân Hòa…
+ Đất phù sax en đồi núi: diện tích 421,8 ha chiếm 1,55% diện tích các
loại đất. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc cát pha, đất chua, độ phì kém
(nghèo NPK).
+ Đất bạc màu trên phù sa cũ có sản phẩm feralit: diện tích 1847,7 ha
chiếm 6,8% diện tích các loại đất. Phân bố tập trung ở các xã nằm ven dãy núi
Đại Huệ như Nam Lĩnh, Nam Anh, Nam Nghĩa, Nam Thái và một phần ở
Nam Giang. Đất thường có địa hình cao, chua, thành phần cơ giới lớp đất mặt
là cát pha, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng.

21


+ Đất dốc tụ: diện tích 241,2 ha chiếm 0,89% tổng diện tích các loại đất,
phân bố chủ yếu ở xã Nam Thanh và một phần nhỏ thuộc xã Khánh Sơn. Đất có
thành phần cơ giới nhẹ (chủ yếu là cát pha) có sản phẩm feralit ở lớp đất sa.
+ Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 1235,9 ha chiếm
4,88% diện tích các loại đất, phân bố tập trung tại các chân núi đồi thoải.
+ Đất feralit xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 10179,9 ha chiếm 37,47%
tổng diện tích các loại đất phân bố dọc theo 2 dãy núi Đại Huệ và Thiên
Nhẫn, đất có tầng dày < 30 cm, lẫn nhiều đá sỏi (20-50g) tỷ lệ mùn thấp, độ
dốc lớn (chủ yếu > 25%).
b, Tài nguyên rừng: Nam Đàn hiện có khoảng 7531,77 ha rừng trồng chiếm
25,02% tổng diện tích tự nhiên. Rừng trồng chủ yếu bởi 3 loại cây: Thông,
Bạch Đàn, Tràm lá keo.
Rừng trồng được chia thành 3 loại sau:

+ Rừng phòng hộ: có diện tích 3654,54 ha chủ yếu là thông, độ che phủ
> 30%, tập trung ở khu vực đầu nguồn, địa hình dốc thuộc dãy núi Đại Huệ,
Thiên Nhẫn.
+ Rừng sản xuất: có diện tích 300,2 ha được trồng chủ yếu là Bạch Đàn.
+ Rừng đặc dụng: có diện tích là 501,3 ha ở 2 khu vực là khu lăng mộ
Thân Mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu di tích núi chung được nhà nước đầu
tư, tôn tạo và bảo vệ với nhiều chủng loại cây phong phú.
3.1.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi: với đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên như trên huyện Nam Đàn có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế xã hội.
- Là huyện chỉ cách thành phố Vinh 20 km có đường quốc lộ 46 và
đường 15A đi qua đã tạo cho Nam Đàn nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu
kinh tế, trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Có điều kiện để tiếp thu những thành
tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế đa dạng và phong phú.

22


- Một số điều kiện tự nhiên như số giờ nắng, nguồn nước dồi dào, chất
lượng tốt là điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển.
- Lượng đất phù sa ở vùng đồng bằng do con sông Lam quanh bồi đắp
hàng năm là tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp của huyện.
* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn, hạn
chế mà huyện phải gánh chịu.
- Chế độ khí hậu khắc nghiệt và phức tạp, đất đai có địa hình dốc
(20,8% có độ dốc > 250) là nguyên nhân gây nên thiên tai như: lụt, bão, hạn
hán, ngập úng…
- Với 37,47% diện tích đất trơ sỏi đá, độ phì thấp, độ dốc lớn là trở ngại
lớn cho việc phát triển trồng rừng. Ngoài ra vẫn còn 15,82% loại đất khác: đất

cát ven sông, đất phù sa xen đồi núi…địa hình mấp mô không thuận tiện cho
sản xuất nông nghiệp.
- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào
những tháng mùa mưa, gây ngập úng. Mùa khô thì gây ra hạn hán lại kèm
theo gió lào Tây nam khô nóng ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai
Nam Đàn là một huyện có diện tích khá rộng trong tỉnh với tổng diện
tích đất tự nhiên năm 2007 là 29377,74 ha, năm 2008 và 2009 là 29399,38 ha.
Trong đó diện tích đất nông lâm nghiệp năm 2007 là 19978,53 chiếm 68,01%,
năm 2008 là 20029,84 ha chiếm 68,13%, năm 2009 là 19784,54 ha chiếm
67,29%. Diện tích đất nông lâm nghiệp năm 2008 tăng 0,12% so với năm
2007 là do tổng diện tích đất tự nhiên tăng lên, còn năm 2009 có xu hướng
giảm cả về số lượng và cơ cấu. cụ thể về diện tích giảm 245,3 ha, cơ cấu giảm
đi 0,84%, tốc độ giảm

23


Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Đàn qua 3 năm (2007 – 2009)
2007
chỉ tiêu

Tổng DT đất tự nhiên

DT (ha)

2008
CC
(%)


DT (ha)

2009
CC
(%)

DT (ha)

So sánh (%)
CC
(%)

29,377.74 100.00 29,399.38 100.00 29,399.38 100.00

08/07

09/08

BQ

100.07

100.00

100.0
4

20,029.8
4


68.13 19,784.54

67.30

100.26

98.78

99.51

59.67 11,489.31

58.07

99.22

96.13

97.66

I. Đất nông lâm nghiệp

19,978.53

68.01

1. Đất SX nông nghiệp

12,046.34


60.30 11,952.23

10,124.44

84.05

10,047.7
7

84.07

9,578.19

83.37

99.24

95.33

97.26

1,921.90

15.95

1,904.46

15.93


1,911.12

16.63

99.09

100.35

99.72

100.09

100.0
4

đất trồng cây hàng năm
đất trồng cây lâu năm
2. đất lâm nghiệp
3. đất NTTS
4. đất khác
II. đất phi nông nghiệp
1. đất ở

7,351.77

36.80

7,350.91

500.72


2.51

637.78

36.70
3.18

7,357.29

37.19

99.99

980.36

4.96

127.37

153.71 139.93
140.6
1

79.70

0.40

88.92


0.44

157.58

0.80

111.57

177.22

5,972.22

20.33

6,021.45

20.48

6,325.48

21.52

100.82

105.05 102.92

109.66

101.38


105.4
4

759.76

12.72

833.16

13.84

844.69

13.35

2. đất chuyên dùng

3,135.30

52.50

3,157.51

52.44

3,445.58

54.47

100.71


109.12

104.8
3

3. đất khác

2,077.16

34.78

2,030.78

33.73

2,035.21

32.17

97.77

100.22

98.99

24


III. đất chưa sử dụng


3,426.99

11.67

3,348.09

11.39

3,289.36

11.19

97.70

98.25

97.97

99.69

98.75

99.22

105.95

103.6
1


IV. Một số chỉ tiêu BQ
BQ đất NN/hộ

0.54

BQ đất NN/khẩu

0.54

0.12

0.53

0.13

0.13

101.32

(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Nam Đàn)
Biểu 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2007 – 2009)
2007
Chỉ tiêu
I. Tổng số hộ
1. Hộ NN
2. Hộ kiêm
3. Hộ phi NN
II. Tổng số nhân khẩu
1. Nhân khẩu NN
2. Nhân khẩu phi NN

III. Tổng số lao động
1. Lao động NN
2. Lao động kiêm
3. Lao động phi NN
IV. Chỉ tiêu BQ

ĐVT
Hộ
"
"
"
Người
"
"
Người
"
"
"
"

SL
36866
32168
1270
3428
159958
133716
26242
98988
59765

21777
17446

CC
(%)
100
87.257
3.4449
9.2985
100
83.594
16.406
100
60.38
22.00
17.62

2008
SL
37177
31972
1575
3630
160063
133308
26755
99426
59326
21922
18178


25

CC
(%)
100
85.999
4.2365
9.7641
100
83.28
16.72
100
59.67
22.05
18.28

2009
SL
37925
32216
1823
3886
160676
133034
27642
100116
58697
22798
18621


CC
(%)
100
84.947
4.8069
10.247
100
82.80
17.20
100
58.63
22.77
18.58

So sánh (%)
08/07

09/08

BQ

100.84
99.391
124.02
105.89
100.07
99.69
101.95
100.44

99.27
100.67
104.20

102.01
100.76
115.75
107.05
100.38
99.79
103.32
100.79
98.94
104.00
102.44

101.43
100.07
119.81
106.47
100.22
99.74
102.63
107.42
99.10
102.54
103.31



×