Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

BỆNH học XQUANG PHỔI DR HIẾU NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 34 trang )

BỆNH HỌC XQUANG PHỔI-DR HIẾU NGHĨA
5 Tháng Năm, 2016 Radiologist Quân Xquang 0

I/ Viêm phế quản
-Hình ảnh dày thành phế quản dạng đường ray (En rail) ở vùng quanh rốn phổi và
hai đáy
-Xoá mờ các mạch máu phổi
-Đôi khi nhiều bóng mờ khu trú bờ không rõ hoặc xẹp phổi hình đĩa (En plaque)
Viêm phế quản mãn : Đường ray rõ với dày thành phế quản, bờ không đều, phản
ứng viêm mô kẻ quanh phế quản – mạch máu.


Dãn phế quản ( DDB): sau nhiễm trùng đường hô hấp nhiều lần hoặc bẩm sinh
hoặc dị vật đường thở hoặc viêm phổi hít.
Hình ảnh x quang có dạng hình trụ hoặc hình chuổi, túi à mờ dạng lưới hoặc dạng
tổ ong vùng đáy phổi. Có khẩu kính lớn hơn mạch máu đi kèm.
Dãn phế quản khu trú thường biểu hiện bệnh phổi tái phát nhiều lần.
Dãn phế quản dược chẩn đoán xác định trên chụp cắt lớp điện toán phổi.

Thể tích phổi tăng nhẹ hai bên, phản ứng viêm quanh hai rốn phổi với hình ảnh
xoá mờ ranh giới giữa các mạch máu và có hình ảnh dày thành phế quản.
Tuyến ức lớn thùy (P).


II/ Viêm tiểu phế quản (Bron chiolite)



Thường < 3 tuổi, do VRS
Tăng rộng hai phế trường và quá sáng do tăng thông khí, nhất là khi có hình


ảnh quá sáng từng vùng à vòm hoành dẹt, tăng đường kính trước sau lồng ngực.
Không thay đổi hình ảnh trên phim thở ra, không có bóng mờ bất thường.


Biến chứng có thể đi đến viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hoặc bội nhiểm vi

trùng thuờng à xuất hiện hình ảnh động đặc phế nang phổ

Thể tích phổi bung rộng, quá sáng 2 phế trường kèm hội chứng phế quản.
III/ Viêm phổi kẻ:


Mờ dạng lưới, sơi hay nốt à mờ quanh hai rốn phổi, bờ sắc, không tập trung,
không có hình ảnh khí quản đồ, không liên quan mạch máu và phế quản, tiến triển
chậm. Thông thường do: lao, nấm, bệnh lý tự miễn, histiocytose X, di căn,
lymphangiome carcinomateuse.

Tổn thương mô kẽ quanh hai rốn phổi và hội chứng phế nang kèm hình ảnh khí
quản đồ nàm sau bóng tim (T).

IV/ Viêm phổi phế nang do virus:


Dạng viêm phổi phế nang, với nhiều nốt mờ, không hệ thống, thường ở hai đáy
phổi, diễn tiến trên x quang chậm hơn lâm sàng, thường sau 21 ngày. Thường do
adenovirus. Đôi khi, có dạng phù lan tỏa tương tự phù phổi cấp.


V/ Lao :
1/. Lao sơ nhiểm: Có các dạng



Hình ảnh X quang phổi bình thường.



Hạch rốn phổi 1 hoặc 2 bên hoặc cả hai hoặc hạch vùng cạnh (P) khí quản.



Phức hợp lao sơ nhiểm = đám mờ thâm nhiểm chủ mô phổi + dãi mờ nối

lền với hạch rốn phổi (dạng hình quả tạ ).


Tràn dịch màng phổi đơn thuần, nhất là phổi (T).


Tràn dịch màng phổi (T).

Viêm phổi thùy
2/. Viêm phổi lao:

Đông đặc thuỳ dưới (T)

Tổn thương dạng hạt nốt lan toả



Thường ở thùy trên, thùy giữa và phân thùy Nelson(Fowler ).




Tổn thương dạng đông đặc thùy và diễn tiến hang hoá khi khạc chất bả đậu.

Tổn th




Có thể kèm tràn dịch màng phổi hoặc hạch trung thất.

Đông đặc thuỳ- phân thùy

Hang hoá và hạch rốn phổi

Đông đặc phân thùy
3/. Lao kê:
– Là biến chứng sau lao sơ nhiểm hoặc lao hoạt tính lan theo đường máu.

Tổn thư


– Tổn thương mô kẽ dạng hạt đều 2 phế trường, có thể kèm hạch rốn phổi.
– Có khả năng kèm theo viêm màng não.

4/. U lao: Khối u thường to, khá đồng nhất và có thể có vôi hoá bên trong.

U hạt lao ( tuberculoma)
VI / Viêm phổi thùy:



– Hội chứng phế nang chiếm toàn bộ phân thùy hoặc toàn bộ thùy, bờ là rãnh liên
thùy.
– Khí quản đồ [Bronchogramme ] (+) hoặc phế nang đồ [Alvéologramme] (+)
– Streptococcus pneumoniae ( Pneumococcus) : thông thường nhất, trẻ > 5 tuổi,
thường 1 thùy ( giữa, trên, dưới), ít khi hang hoá, hiếm tràn dịch màng phổi.

– Streptococcus pyogènes : thường ở trẻ sơ sinh, thường ở thùy đưới, luôn luôn kết
hợp vơi tràn dịch màng phổi.


Viêm phổi do Beta hemolytic Streptococcus và có tràn mũ vách hoá màng phổi.


Viêm phổi thuỳ trên (P) và tràn dịch màng phổi (P) do Beta Hemolytic
Streptococcus
– Klebsiella pneumoniae : thông thường nhiều thùy, tăng thể tích thùy hoặc phân
thùy à phồng rãnh liên thùy, hang hóa .


Viêm phổi thùy và tràn dịch màng phổi do Klebsiella
– Staphylococcus aureus : áp xe hoá nhanh chóng, 40% – 60% à pneumotocèle,
thường tràn mủ tràn khí màng phổi. Diễn tiến nhanh sau vài giờ. Nhiều ổ abcès
nhỏ rãi rác 2 phế trường nếu lây nhiễm theo đường máu và viêm phổi thùy nếu
theo đường hô hấp


Viêm phổi tụ cầu có tràn khí tràn mủ màng phổi.
VII/ Viêm phổi khác:

– Mycoplasma: trung gian giữa virus và vi trùng thường 6-16tuổi. X quang không
đặc hiệu : nhiều bóng mờ đặc hai đáy phổi, tràn dịch màng phổi ít, thâm nhiễm
quanh hai rốn phốn.


Viêm phổi thùy trên (T) do Mycoplasma


Viêm phổi thùy dưới (P) do Mycoplasma.
VIII/. Ap xe phổi:


Trước khi khạc mũ : hình ảnh mờ đông đặc, bờ không rõ



Sau khạc mủ : mức định khí dịch, thành hơn dày, mặt trong đều

Abcès phổi không nguyên nhân à nội so tìm nguyên nhân.


Abscess thuỳ giữa (P) trên phim chụp tư thế chếch
IX/ Viêm phổi hít : Mendelson: Mờ dạng phế nang hai đáy phổi.


Viêm phổi hít diễn tiến dần dần sau 24 giờ
X/. Tràn dịch màng phổi


Lượng ít : mờ góc sườn hoành




Lượng vừa – nhiều : mờ đặc, đường cong Damorseau, đẩy trung thất sang

bên đối diện, dãn rộng cung sườn.


Khu trú :

Rãnh liên thùy: dạng hình thoi.

Dưới phổi : mức dịch nằm

ngang trên hoành, tăng chiều cao giữa hai vòm hoành hoặc tăng chiều cao giữa
hoành và bóng hơi dạ dày.


XI/. Tràn khí màng phổi.


Dãy quá sáng dọc thành ngực, không thấy cấu trúc chủ mô phổi, thấy rõ thì

thở ra, tăng sâu góc sườn hoành.


Đẩy trung thất và hoành.




Dãn rộng cung sườn.

XII/ Xẹp phổi:


Mờ đồng nhất hoặc không.



Co kéo xung quanh.



Nguyên nhân do tắc phế quản hoặc thiểu sản phổi hoặc bất sản phổi

XIII/. Di vật đường thở:


Viêm phổi tái phát.



Suy hố hấp cấp.



Xẹp thùy – phân thùy phổi hoặc khí phế thủng.




Chụp hai thì hô hấp để so sánh.

XIV/. Bệnh lý đặc hiệu.
1/ Viêm phổi hít phân su: bệnh phổi trần trọng, sớm và tái phátà suy hô hấp –
thường kèm tắc một phân su
Xquang : –

căng lồng ngực




Bất thường phế quản: đường rày xe lữa, mờ dạng lưới hay dạng nốt, hay

dãn phế quản.


Xẹp thùy hoặc phân thùy.



Tràn khí lồng ngực (±).

Viêm phổi hít phân su
XV/. Bệnh lý màng trong : ( Membrane hyaline)
Hạt nhỏ lan tỏa hai phổi, khí quản đồ (+), che mờ bóng tim và vòm hoành. Luôn
luôn kèm tim to.


XVI/.SUY HÔ HẤP SƠ SINH

A:Thông thường suy hô hấp sơ sinh được xếp theo các cơ chế sau:
1/ Sự nghẽn tắc thông khí của đường hô hấp trên, gây ra khó thở cao.
2/ Những rối loạn cơ học của bộ máy hô hấp, kết hợp với bất thường hệ điều hành
thần kinh hay cơ hô hấp do rối loạn xuất phát từ thần kinh trung ương hay ngoại
biên.
3/ Những trở ngại gây khó khăn cho sự giãn nở của phổi do chèn ép bên trong lồng
ngực:tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, phù mô kẽ chèn
ép, khí phế thủng lớn, kén khí lớn hay thoát vị hoành,… Trong vài trường hợp,
chèn ép phổi do nguyên nhân dưới hoành như u bụng, dịch ổ bụng, ruột chướng
hơi…
4/ Bệnh lý chủ mô phổi :
– Xẹp phế nang do bệnh lý màng trong.
– Nghẽn tắc và tràn dịch trong phổi do hít nước ối.


– Suy hô hấp thoáng qua.
– Viêm phổi.
– Xuất huyết phổi.
– Bệnh Wilson và Wikity
– Bệnh do giúp thở.
5/ Một số bệnh lý tim mạch : Đăc biệt do tăng áp suất tĩnh mạch phổi như bất
thường tĩnh mạch trở về tim. Các bệnh lý khác như giãn mạch bạch huyết phổi
(Lymphangiectasia ) hoặc thiếu máu trầm trọng trong giai đoạn cuối.=
B: PHÂN TÍCH TRIỆU CHỨNG X QUANG :
1/ Đánh giá tuổi, bên (P), (T), và vị trí các sonde nếu có.
2/ Đánh giá hình ảnh ổ bụng:
– Hình ảnh và vi trí hơi trong ruột. Chú ý khi thở oxy 100% thì có thể
không thấy hơi trong ruột.
– Trong trường hợp khác nếu mờ hoàn toàn ổ bụng có thể do:
+ Teo thực quản bẩm sinh không có dò.

+ Thoát vị hoành với sự di chuyển của ống tiêu hóa vào trong lồng
ngực.


Hình 2: Hình chụp sau sinh 24 giờ.
Hình 1: Suy hô hấp với tổn thương:

Suy hố hấp trung bình. Quá sáng phổi hai

mờ dạng phế nang lan tỏa tương ứng với bên với mờ phế nang kín đáo. Không có khí
nhiễm Listeriose. Bụng hoàn toàn mờ vì

trong bụng cho phép chẩn đoán hẹp thực

hình ảnh chụp lúc 30 phút sau sinh.

quản không có dò đoạn dưới. Các bất thường

Không có nuốt khí.

phổi chỉ là fausses routes.

3/ Đánh giá lồng ngực : Tìm:
– Bất thường xương sườn : xương sườn ngắn, hay thiếu xương sườn.
– Sự mảnh khảnh (Gracilité) xương sườn: Gây ra loạn sản lồng ngực.


– Biến dạng lồng ngực: Rất quan trọng. Lồng ngực hẹp trên và phình dưới
gây ra hậu quả chức năng hoạt động của cơ.
– Dày của các phần mềm: Phải được xem xét, dày đối xứng được gây ra bởi

một quá tải “ ứ dịch “, ví dụ mẹ bị tiểu đường.
– Quan sát đánh giá cột sống, xương đòn, xương cánh tay.
4/ Đánh giá bên trong lồng ngực: Được hệ thống theo 5 tính năng:
a/ Mờ toàn lồng ngực: Không có hơi trong lồng ngực, trừ khí quản và phế quản
gốc. Thường xảy ra đối với:
– Tràn dịch màng phổi hai bên .
– Xẹp phổi hai bên: Xẹp phế nang thường do:
+ Nghẽn tắc đường hô hấp trên hay khí quản là trường hợp cấp cứu
khẩn cấp.
+ Bệnh lý màng trong state IV, cần thiết thở dưới áp lực dương.
+ Hít phân su lượng nhiều, ít gặp.
+ Thông thường nhất, dạng này được thấy ở trẻ sơ sinh thở oxy toàn
phần, oxy được hấp thu hoàn toàn và không làm giãn chủ mô phổi.
Thở máy áp lực dương thường cho phép đạt được sự trong sáng chủ mô
phổi, tạo sự tương phản khi phân tích triệu chứng tốt hơn.


Hình 4: Suy hô hấp với di lệch trung
thất.Trục của khí quản và ống thông dạ dày
Hình 3: Phim chụp 12 giờ sau sinh. Suy

bị đẩy lệch qua phải, bóng tim nằm nửa lống

hô hấp được điều trị với thở máy oxy toàn ngực bên phải, nhưng vòm hoành bên (P)
phần. Có ống thông dạ dày, ống nội khí

vẫn thấy rõ và còn một phần nhu mô phổi có

quản, cathéter tĩnh mạch rốn đúng vị trí.


thông khí ở góc sườn hoành (P). Thấy một ít

Hoàn toàn không có khí trong lống ngực

hình ảnh mờ mạch máu phổi sau bóng tim.

loại trừ khí quản và phế quản chính. Bệnh Lồng ngực bên (T) tăng thể tích và tăng
nhân bị bệnh màng trong giai đoạn IV.

thông khí chứng tỏ có tổn thương expansive.

b/ Di lệch trung thất:
Đánh giá sự di lệch ở trẻ sơ sinh có suy hô hấp rất quan trọng vì hầu hết suy
hô hấp kèm di lệch trung thất là hình ảnh cần điều trị cấp cứu để dẫn lưu dịch
màng phổi hoặc cần sự can thiệp ngoại khoa.


×