Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Quản lý chất lượng công trình xây dựng-Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng số 4A – Nghị định 209/2004/NĐ-CP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.31 KB, 79 trang )

Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng số 4A –
Nghị định 209/2004/NĐ-CP
Câu hỏi:
Công dân Trần Minh, địa chỉ Email () hỏi: “Tôi có
xem phần trả lời qua thư điện tử của Cục giám định Nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng chất lượng cho hòm thư bạn đọc về việc biên
bản nghiệm thu công việc xây dựng kèm theo phụ lục khối lượng công việc. Về
việc này tôi không đồng ý với ý kiến của Cục giám định "Việc đưa nghiệm thu khối
lượng vào Biên bản nghiệm thu công việc theo mẫu Phụ lục 4A của Nghị định
209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng là trái
với quy định" vì những lý do sau:
1. Trong quá trình thi công thực tế tại hiện trường, việc tính toán khối lượng chính
xác để nghiệm thu thanh toán khi lập biên bản 4A là rất khó thực hiện vì vậy Nghị
định 209/2004/NĐ-CP không bắt buộc phải có phụ lục khối lượng đi kèm, tuy nhiên
việc nhà thầu và Chủ đầu tư vẫn có thể lập phụ lục khối lượng này phù hợp với
bản vẽ hoàn công chi tiết công việc thực hiện. Việc kèm theo phụ lục khối lượng
nghiệm thu tại biên bản số 4A là không bắt buộc chứ không phải hoàn toàn trái với
quy định.
2. Trong trường hợp Hợp đồng thực hiện theo hình thức Chỉ định thầu có giá điều
chỉnh theo thời điểm nghiệm thu thanh toán thì việc xác định khối lượng hoàn
thành tại thời điểm nghiệm thu là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện hợp đồng,
tránh tình trạng thời điểm nghiệm thu đã diễn ra ở giai đoạn trước khá lâu mới lập
hồ sơ thanh toán giai đoạn và xác định khối lượng thanh toán tại thời điểm thanh
toán. Trong tình huống này rất có thể đẩy giá trị công trình lên rất lớn do điều chỉnh
chế độ chính sách của Nhà nước và tình hình biến động giá lớn như hiện nay”.
Trả lời:
1. Biên bản nghiệm thu công việc được lập theo mẫu Phụ lục 4A của Nghị định
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng nhằm “đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt
thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật - điểm c


khoản 2 Điều 24 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP”. Như đã trả lời công dân, địa chỉ
Email () “Để thanh toán khối lượng thì kèm theo mỗi biên bản
nghiệm thu công việc là phải có bản vẽ hoàn công công việc - khoản 6 mục B của
phụ lục 3 Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựngướng dẫn
một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực
của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng). Dựa vào bản vẽ hoàn công nhà
thầu thi công có thể tính toán khối lượng để thanh toán”.
Chính vì vậy mà trong Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng không có nội dung
nghiệm thu khối lượng. Đây là mẫu của Nghị định do Chính phủ ban hành bởi vậy
“Việc đưa nghiệm thu khối lượng vào Biên bản nghiệm thu công việc theo mẫu
Phụ lục 4A của Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng là trái với quy định”.
Nghị định 209/2004/NĐ-CP cũng không quy định phải có Phụ lục khối lượng kèm


theo Biên bản nghiệm thu. Bởi vậy “việc nhà thầu và Chủ đầu tư vẫn có thể lập
phụ lục khối lượng này phù hợp với bản vẽ hoàn công chi tiết công việc thực hiện”
là việc thỏa thuận giữa nhà thầu thi công xây dựng với chủ đầu tư trong hợp đồng
thi công xây dựng.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm nghiệm thu kịp thời khi có Phiếu yêu cầu nghiệm thu
của Nhà thầu thi công xây dựng. Theo quy định tại Thông tư 130/2007/TT-BTC
ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính “Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số
27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh
toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách
nhà nước” thì:
“Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều
kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho
bạc nhà nước, bao gồm:
- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (Quy định
tại phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ

Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng hoặc văn bản bổ
sung thay thế, nếu có);
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Chứng từ chuyển tiền.
Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng xác định giá trị
khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng (Quy định tại phụ lục số 4 kèm theo Thông tư
số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng
trong hoạt động xây dựng hoặc văn bản bổ sung thay thế, nếu có).
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
03/01/2008

Nghiệm thu một phần công trình xây dựng
Câu hỏi:
Công dân Jimmy Han, địa chỉ Email () hỏi: “Công ty chúng
tôi là M.E.I Engineers Pte. Ltd. - Singapore (nhà thầu nước ngoài) hiện là nhà thầu
EPC cho dự án Mở rộng Trạm phân phối chế phẩm hóa dầu của công ty AP
(Singapore) tại địa bàn xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Dự án
bao gồm 03 cụm bồn chứa hóa chất họat động độc lập (mỗi cụm có 9-10 bồn)
cung cấp sản phẩm cho xe tải, xe bồn và tàu có tải trọng từ 1000DWT 15000DWT. Hiện nay, công ty chúng tôi đang gấp rút thi công nhằm đuổi kịp tiến
độ (chậm 03 tháng). Tuy nhiên, phía Chủ đầu tư muốn chúng tôi tìm hiểu xem có
quy định nào cho phép công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng một phần
hay không? Nếu được, chúng tôi xin phép nghiệm thu cụm bồn thứ nhất và hệ
thống ống dẫn để kịp cung cấp cho tàu dầu vào khoảng tháng 4/2008, sau đó khi
hoàn thành toàn bộ phần còn lại của dự án (dự kiến vào tháng 07/2007), chúng tôi
sẽ làm thủ tục nghiệm thu cuối cùng. Đề nghị quý Bộ hướng dẫn thực hiện”.
Trả lời:
1. Công trình mở rộng Trạm phân phối chế phẩm hóa dầu của công ty AP có


khoảng 30 bồn chứa hóa chất (30 hạng mục công trình) được chia làm 03 cụm

hoạt động độc lập. Việc nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng
được thực hiện như sau:
a) Nghiệm thu từng hạng mục công trình hoàn thành;
b) Nghiệm thu từng cụm bồn độc lập hoàn thành;
c) Nghiệm thu công trình (gồm cả 3 cụm) hoàn thành.
2. Quý Công ty có thể đề nghị Chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu theo như kế hoạch
đã nêu. Tuy nhiên, cụm bồn thứ nhất và hệ thống ống dẫn phải bảo đảm các điều
kiện an toàn chịu lực, an toàn vận hành, sử dụng và an toàn phòng chống cháy nổ
theo các quy định hiện hành.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
03/01/2008
Công tác nghiệm thu trong thi công xây dựng
Câu hỏi:
Công dân Nguyễn Thị Mai Khanh, địa chỉ Email () hỏi:
"Công ty chúng tôi đang thi công công trình phục vụ đóng tàu tại Cần Thơ. Chủ
đầu tư và Nhà thầu giám sát thi công xây dựng yêu cầu chúng tôi phải thực hiện
việc nghiệm thu công tác xây dựng (kể cả các mẫu Biên bản nghiệm thu) theo
TCXDVN 371-2006 Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng. Xin cho biết
những vấn đề:
1. Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng đang hiệu lực thì chúng tôi phải áp dụng theo Nghị định
này hay TCXDCN 371-2006 để thực hiện nghiệm thu?
2. Yêu cầu của Chủ đầu tư và Nhà thầu giám sát thi công xây dựng có hợp lý
không?
3. Chúng tôi có phải áp dụng theo quy định tại 4.4.4.10 của TCXDVN 371-2006 cụ
thể là "Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tới cấp có thẩm
quyền để xin phép được bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử
dụng. Thời hạn xem xét và chấp thuận không quá 10 ngày làm việc sau khi đã
nhận đủ hồ sơ hoàn thành hạng mục, công trình theo qui định" hay không?.
Trả lời:

1. Khoản 2 Điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định “Trong
trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một
vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Nghị định 209/2004/NĐCP về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN
371 : 2006 "Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng" được Bộ Xây
dựng ban hành theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BXD ngày 29/12/2006 đều quy
định về công tác nghiệm thu công trình xây dựng nhưng do Nghị định là văn bản
có hiệu lực pháp lý cao hơn nên cho đến thời điểm này vẫn phải áp dụng Nghị
định để thực hiện nghiệm thu.
2. Tiêu chuẩn TCXDVN 371:2006 qui định nội dung và trình tự tiến hành công tác
nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (xây
dựng mới và cải tạo) đã hoàn thành. Công trình mà Quý Công ty thi công phục vụ


đóng tàu nõu là bến, ụ nâng tầu, âu thuyền là công trình giao thông th yêu cầu của
Chủ đầu tư và Nhà thầu gim st thi công xây dựng là không hợp lý.
3. Do lý do đã nêu ở khoản 1 nên Quý Công ty không phải áp dụng theo quy định
tại 4.4.4.10 của TCXDVN 371-2006.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
08/01/2008
Công tác nghiệm thu và bản vẽ hoàn công
Câu hỏi:
Công ty Cổ phần Xây lắp Miền trung, địa chỉ Email ()
hỏi: “Công ty CP Xây lắp Miền Trung là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây
lắp, trong quá trình hoàn thành hồ sơ hoàn công các công trình xây dựng có một
số vấn đề tranh cãi chưa thống nhất xin được giải đáp:
- Biên bản nghiệm thu Công việc xây dựng và nghiệm thu Giai đoạn thi công xây
dựng của nội bộ Nhà thầu sẽ do những ai ký? (Theo chúng tôi là do Trưởng, phó
phòng kỹ thuật hoặc do một trưởng (có chuyên môn) bộ phận chuyên phụ trách
giám sát các công trình xây dựng của Nhà thầu ký cùng với phụ trách kỹ thuật thi
công trực tiếp của nhà thầu, nhưng một số Chủ đầu tư lại yêu cầu phải là Giám

đốc Cty ký cùng CNCT, chúng tôi không nhất trí vì cho rằng nếu Giám đốc đi công
tác xa, hoặc công trình ở nơi xa cty và Giám đốc không biết về kỹ thuật thì làm sao
mà ký nghiệm thu được).
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng do ai ký?
- Bản vẽ hoàn công trong nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định là do Tư vấn giám
sát, kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu và Người đại diện theo pháp luật của
Nhà thầu. Trong trường hợp này khung tên của bản vẽ hoàn công ngoài những
người như trên có Chữ ký và dấu của Lãnh đạo bên Chủ đầu tư hay của đơn vị tư
vấn giám sát không?”.
Trả lời:
1. Về việc nghiệm thu nội bộ:
Đây là thủ tục của Nhà thầu để tự khẳng định chất lượng trước khi yêu cầu Chủ
đầu tư nghiệm thu. Việc quy định người ký là trách nhiệm của Nhà thầu. Nghiệm
thu nội bộ các công việc xây dựng, bộ phận công trình và giai đoạn thi công xây
dựng thì không cần phải người ký là Giám đốc. Trường hợp nghiệm thu nội bộ
hoàn thành hạng mục công trình và hoàn thành công trình thì người ký phải là
Người đại diện pháp luật của Nhà thầu (Giám đốc) hoặc được Người đại diện
pháp luật của Nhà thầu uỷ quyền.
2. Về Phiếu yêu cầu nghiệm thu:
Chủ nhiệm công trình là người ký Phiếu yêu cầu nghiệm thu bộ phận công trình
xây dựng cũng như hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng.
3. Về Bản vẽ hoàn công:
Bản vẽ hoàn công công trình theo quy định tại Điều 27 của NĐ 209/2004/NĐ-CP,
ngoài họ tên & chữ ký của Kỹ thuật thi công (người lập bản vẽ hoàn công) và chữ


ký (có đóng dấu) của Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây
dựng chỉ cần có chữ ký xác nhận của người giám sát thi công xây dựng của Chủ
đầu tư.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

11/01/2008
Công tác bảo hành đối với công trình sửa chữa
Câu hỏi:
Công
dân
Phạm
Thị
Bích
Khuyên,
địa
chỉ
Email
() hỏi: "Tại điều 29 Nghị định 209/NĐ-CP/2004
quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại.

Xin Quý cơ quan cơ quan cho biết đối với công trình sửa chữa vừa và nhỏ
cầu đường bộ thì công tác bảo hành được áp dụng như thế nào? Nếu áp
dụng theo Nghị định 209 thì có nhiều hạng mục không thể đáp ứng được
như công trình xây dựng mới".
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi đã quy định tại khoản 1.5, mục 1, phần II của Thông t ư số
08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 về Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây
dựng cụ thể là:
Thời hạn bảo hành công tác bảo trì được tính từ ngày chủ sở hữu, chủ quản lý sử
dụng ký biên bản nghiệm thu công tác bảo trì để đưa vào sử dụng và được quy
định thời gian như sau:
- Không ít hơn 06 tháng đối với mọi loại công trình được thực hiện bảo trì cấp duy
tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ;

- Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình được thực hiện bảo trì cấp sửa
chữa vừa, sửa chữa lớn.
Như vậy, đối với trường hợp công trình sửa chữa vừa và nhỏ cầu đường bộ của
bạn hỏi, tuỳ thoả thuận trong hợp đồng nhưng thời gian bảo hành không ít hơn 06
tháng.
Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
11/01/2008
Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình và hoạt động của Hội
đồng Nghiệm thu nhà nước
Câu hỏi:
Công dân Lê Quang Mỹ, địa chỉ Email () hỏi: "Trong Luật
Xây dựng không quy định về chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình và


hoạt động của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước. Vì sao Nghị định 209/2004/NĐ-CP
lại quy định về chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình? Hội đồng
Nghiệm thu Nhà nước dựa vào đâu để được thành lập và hoạt động?".
Trả lời:
Trong Luật Xây dựng tại khoản 3 Điều 4 quy định: “Bảo đảm chất lượng, tiến độ,
an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh
môi trường” và tại điểm b khoản 2 Điều 80 quy định: “Bảo đảm an toàn trong vận
hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng”. Vì vậy, đối với những công trình
nếu để xảy ra sự cố do kém chất lượng có thể gây ra thảm hoạ về người và tài
sản, môi trường, Nghị định 209 đã quy định phải thực hiện kiểm tra và cấp chứng
nhận sự phù hợp về chất lượng công trình cho các đối tượng công trình này trước
khi đưa công trình vào sử dụng. Việc chứng nhận chất lượng nhằm nâng cao công
tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thông qua sự kiểm tra
của đơn vị chuyên môn độc lập với nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu TVGS để
đánh giá sự hoàn tất các yêu cầu về an toàn nhằm phòng ngừa sự cố xảy ra đối
với các công trình vì lợi ích chung cho cộng đồng. Ngoài ra, với những quy định

này cũng tạo điều kiện cho bên thứ ba áp dụng trong các trường hợp thuê mua bất
động sản, bảo hiểm cho công trình xây dựng..., từng bước hội nhập với các thông
lệ quốc tế.
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng là do Thủ tướng Chính
phủ thành lập để giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm soát tình hình chất lượng các
công trình xây dựng quan trọng thông qua các hoạt động kiểm tra và nghiệm thu
của Hội đồng. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đang hoạt động được thành lập
bằng Quyết định số 68/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
11/01/2008
Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình xây dựng
Câu hỏi:
Công dân Nguyễn Ngọc Dương, địa chỉ Email () hỏi:
“Nhà Thầu thiết kế xây dựng công trình lập quy trình bảo trì từng loại công trình
xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật nào? Ý nghĩa của cụm từ "Tiêu chuẩn
kỹ thuật bảo trì công trình xây dựng tương ứng" (trích từ Điều 33 Nghị định
209/2004/NĐ-CP)”.
Trả lời:
1. Việc lập quy trình bảo trì công trình do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập.
Hiện nay, phần lớn các loại thiết bị công trình và thiết bị công nghệ trong công trình
dân dụng, công nghiệp… đều có quy trình bảo trì theo quy định của nhà sản xuất,
chế tạo hoặc nhà thầu lắp đặt. Các bộ có công trình xây dựng chuyên ngành đều
có ban hành các tiêu chuẩn quy định bảo trì công trình chuyên ngành giao thông,
thuỷ lợi… Các tiêu chuẩn bảo trì đang đợc hoàn thiện và bổ sung đầy đủ cho các
các loại công trình và lĩnh vực. Một trong các tiêu chuẩn quan trọng về bảo trì mà


bạn có thể tham khảo là TCXDVN 318 : 2004 hướng dẫn công tác bảo trì kết cấu
bê tông và bê tông cốt thép ban hành theo Quyết định số 18/2004/QĐ-BXD ngày
29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

2. “Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình xây dựng tương ứng” (Điều 33 Nghị định
209/2004/NĐ-CP) có nghĩa là tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì đối với bộ phận công trình
hoặc loại công trình cần phải bảo trì.
Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
11/01/2008
Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
Câu hỏi:
Công
dân
Dương
Chí
Trung,
địa
chỉ
Email
() hỏi: “Đối với hạng mục Hệ thống
khí y tế của công trình Bệnh viện đa khoa, tư vấn giám sát Hệ thống khí y tế phải
là ai? Chứng chỉ này do cơ quan nào cấp?”.
Trả lời:
Người giám sát hạng mục lắp đặt hệ thống khí y tế trong công trình xây dựng Bệnh
viện đa khoa phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng chuyên
ngành về cơ khí hoặc chuyên ngành liên quan đến hệ thống khí theo Quy chế cấp
chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hành theo Quyết
định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng.
Vụ Xây lắp
11/01/2008
Thiết kế cọc bê tông
Câu hỏi:
Công dân Văn Hoa, địa chỉ Email () hỏi: “Một công trình
xây dựng khoan khảo sát thiết kế sâu 20.0m. Khi thiết kế móng công trình xây

dựng dùng phương pháp nội suy để thiết kế cọc bê tông dài 37.5 m trên nền đất
đó, như vậy đúng hay sai?”.
Trả lời:
Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205:1998 “Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế”, trong
giai đoạn khảo sát kỹ thuật:
- Độ sâu thăm dò khi thiết kế cọc ma sát không nhỏ hơn một trong các giá trị sau:
06m phía dưới mũi cọc và 10 lần đường kính phía dưới mũi cọc.
- Độ sâu thăm dò khi thiết kế cọc chống vào đá không nhỏ hơn một trong các giá
trị sau: 06m trong đá và 3 lần đường kính trong đá.
Theo nội dung câu hỏi của bạn thì công trình của bạn dự kiến sử dụng cọc ma sát,
vì vậy nếu chiều sâu thăm dò 20m thì cần tăng thêm cho phù hợp với chiều sâu


cọc dự kiến 37,5m.
Vụ Khảo sát, Thiết kế XD
16/01/2008
Tiêu chuẩn xây dựng
Câu hỏi:
Công dân Dinh Kha, địa chỉ Email () hỏi:
“1. Theo quyết định 09/2005/QĐ-BXD ngày 07/4/2005 và quyết định 35/2006/QĐBXD ngày 22/11/2006, có phải Tiêu chuẩn XD của tất cả các nước đều được phép
sử dụng? Có phải có văn bản chấp thuận của Bộ không?
2. Trong các công trình xây dựng (chung cư, các công trình công cộng, ...), Có quy
định nào quy định chiều cao tầng 1 (có tẩng lửng) và phần trăm diện tích tầng lửng
so với tầng 1 không?”.
Trả lời:
1. Tại Điều 1. “Phạm vi điều chỉnh” của “Quy chế áp dụng tiêu chuẩn xây dựng
nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định
số 09/2005/QĐ-BXD ngày 7/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã quy định:
“Quy chế này quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng cấp quốc gia của các
nước trên thế giới, của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức tiêu chuẩn khu vực

(sau đây gọi chung là tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài) trong hoạt động xây dựng
trên lãnh thổ Việt Nam”.
2. Thẩm quyền chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài đã được quy
định cụ thể tại Điều 6 của Quy chế trên.
3. Hiện nay chưa có quy định nào về chiều cao tầng 1 có tầng lửng và tỉ lệ diện
tích của tầng lửng so với tầng 1.
Vụ khoa học công nghệ
17/01/2008
Nhiệm vụ của giám sát tác giả
Câu hỏi:
Công dân Trần Quốc Trung, địa chỉ Email ()
hỏi: ”Xin cho biết rõ về "quyền và nghĩa vụ" của giám sát tác giả. Trong trường hợp
đơn vị tư vấn thiết kế không cử cán bộ xuống công trình để giám sát tác giả thì có
được không? Chủ đầu tư có quyền yêu cầu bắt buộc phải giám sát tác giả
không?”.
Trả lời:
1. Nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ được theo
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 77 của Luật Xây dựng. Cũng theo quy định tại
khoản 28 Điều 3 của Luật Xây dựng thì “Giám sát tác giả là hoạt động giám sát
của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc


thi công xây dựng theo đúng thiết kế”, bởi vậy nhà thầu thiết kế không được thuê
tổ chức thiết kế khác không trực tiếp thiết kế để thực hiện giám sát tác giả.
2. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 của Luật Xây dựng thì khi nhà thầu
thiết kế không thực hiện nghĩa vụ giám sát tác giả thì chủ đầu tư có quyền “Yêu
cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết”. Nếu nhà thầu thiết kế
cũng vẫn không thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư thì căn cứ điểm d khoản 2
Điều 58 của Luật Xây dựng mà chủ đầu tư có thể xử lý: hủy bỏ hợp đồng, khởi
kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) do không giám sát tác giả...

3. Nhà thầu thiết kế có những quyền hạn và nghĩa vụ khi thực hiện giám sát tác
giả được quy định tại Điều 77 của Luật Xây dựng và Điều 22 của Nghị định
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng và khoản 3.5 mục III của thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của
Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây
dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng”.
Việc giám sát tác giả không lập báo cáo nhưng kết quả việc thực hiện phải được
ghi trong số nhật ký thi công xây dựng để làm cơ sở để cơ quan kho bạc, tài chính
thanh toán cho chí phí giám sát tác giả. Và điều cần lưu ý là “Người được nhà thầu
thiết kế cử thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về những hành vi vi phạm của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giám
sát tác giả và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra ”.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
13/02/2008
Vấn đề liên quan đến việc thẩm định thiết kế cơ sở
Câu hỏi:
Công dân Phan Đình Hải, địa chỉ Email () hỏi: “Khi thẩm định
thiết kế cơ sở, cơ quan thẩm định yêu cầu cung cấp các hồ sơ để chứng minh
năng lực của chủ nhiệm, các chủ trì thiết kế là đúng hay sai? Nếu cơ quan thẩm
định không được yêu cầu cầu cung cấp các hồ sơ để chứng minh năng lực của
chủ nhiệm, các chủ trì thiết kế thì ai sẽ chịu trách nhiệm kiếm tra các nội dung
này?”.
Trả lời:
Điểm 2 Khoản 6 Điều 1 Nghị định 112/CP quy định “Điều kiện năng lực hoạt
động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của các cá nhân lập
thiết kế cơ sở theo quy định” là một trong các nội dung thẩm định thiết kế cơ sở
của cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 1, 2, 3 Điều 48 Nghị định 16/CP quy định các tổ chức, cá nhân hoạt
động tư vấn xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án; loại,
cấp công trình và công việc quy định tại các Điều 59, 60, 61 của Nghị định. Cá

nhân đảm nhiệm chủ nhiệm thiết kế và chủ trì thiết kế phải có chứng chỉ hành
nghề theo quy định.
Vì vậy, khi thẩm định thiết kế cơ sở, cơ quan thẩm định được quyền yêu cầu tổ


chức tư vấn lập thiết kế cơ sở cung cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ
chức, chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm thiết kế và chủ trì thiết kế; quyết
định của tổ chức tư vấn giao nhiệm vụ chủ trì, chủ nhiệm thiết kế.
Khi lựa chọn tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở, chủ đầu tư phải kiểm tra điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của
các cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định tại Nghị định 16/CP và phải chịu
trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.
Việc cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của các cá nhân lập thiết kế
cơ sở khi thẩm định thiết kế cơ sở không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư
đối với việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở và không làm giảm trách
nhiệm của tổ chức tư vấn đối với việc giao nhiệm vụ chủ trì, chủ nhiệm thiết kế.
Vụ Khảo sát, Thiết kế xây dựng
05/03/2008
Nội dung liên quan đến việc phân cấp nhà ở
Câu hỏi:
Công dân Lê Nam, địa chỉ Email () hỏi: "Xin cho
biết nhà cấp IV, cấp III, cấp II, cấp I là dựa vào tiêu chuẩn nào. Tham khảo tài liệu
nào?".
Trả lời:
Hiện nay, việc đánh giá, phân cấp nhà ở được quy định như sau:
1. Việc đánh giá chất lượng nhà ở được quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐCP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng.
2. Việc phân cấp nhà ở được quy định tại Thông tư số 05/BXD-ĐT ngày 09 tháng
02 năm 1993 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định diện tích sử

dụng và phân cấp nhà ở.
Cục Quản lý nhà
27/03/2008

Một số vấn đề liên quan đến Nghị định 209/2004/NĐ-CP
Câu hỏi:
Công dân Hùng Cường, địa chỉ Email () hỏi:
”Theo điểm b khoản 1 điều 19 và điểm c khoản 1 điều 21 của Nghị định
209/2004/NĐ-CP quy định: trước khi vật tư, vật liệu đưa vào công trình thì nhà
thầu thi công phải cung cấp cho chủ đầu tư giấy chứng nhận chất lượng vật tư, vật
liệu của nhà sản xuất và kết quả thí nghiệm của các phòng hợp chuẩn (LAS) đối


với vật tư, vật liệu, cấu kiện đó. Vậy:
- Khi Nhà thầu thi công đã có đủ giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất và
kết quả thí nghiệm đối với vật tư, vật liệu, cấu kiện thì Tư vấn giám sát có phải tiến
hành nghiệm thu vật tư, vật liệu, cấu kiện đó không, nghiệm thu thì theo mẫu nào
của NĐ 209/2004/NĐ-CP.
- Ví dụ gói thầu xây lắp theo tuyến dài. Khi thi công nhà thầu tiến hành tập kết vật
liệu từ mỏ tới vị trí từng hạng mục dọc theo tuyến của gói thầu trên theo tiến độ thi
công (ngày thứ nhất 02 xe cát, 03 xe đá để thi công; hết vật liệu tiếp tục tập kết 03
xe cát, 04 xe ....). Nếu tiến hành nghiệm thu vật tư, vật liệu đối với của gói thầu
trên thì tiến hành như thế nào?
- Khi nhà thầu tiến hành kiểm định chất lượng vật tư, vật liệu tại phòng thí nghiệm
đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì nhà thầu có phải trình chủ đầu tư
phê duyệt phòng thí nghiệm mà nhà thầu đó dự kiến làm không?”. Sau khi nghiên
cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như
sau:
- Khi chủ đầu tư kiểm tra, nhà thầu có đủ giấy chứng nhận chất lượng của nhà
sản xuất và kết quả thí nghiệm đối với vật liệu, cấu kiện được thực hiện bởi

phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo đúng các quy trình, tiêu chuẩn áp dụng cho
công trình thì chủ đầu tư cho phép nhà thầu được đưa các vật liệu, cấu kiện
vào sử dụng, không phải lập biên bản. Trường hợp trong quá trình kiểm tra,
nếu chủ đầu tư phát hiện hoặc thấy nghi ngờ vật tư, cấu kiện đưa vào sử dụng
không đảm bảo chất lượng thì chủ đầu tư có thể yêu cầu thử nghiệm lại.
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP không yêu cầu chủ đầu tư phải lập biên bản nghiệm
thu các loại vật liệu. Chất lượng vật liệu đưa vào sử dụng trong công trình phải
được kiểm tra, thử nghiệm theo tiêu chuẩn như quy định tại điều 19, điều 21 của
Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng của nhà thầu và giám sát chất
lượng của chủ đầu tư. Tần suất lấy mẫu và các chỉ tiêu phải thí nghiệm đối với
từng loại vật liệu tuân theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho
công trình.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
03/04/2008

Hướng dẫn ghi nhật ký thi công công trình xây dựng
Câu hỏi:
Công dân Nguyễn Cường, địa chỉ Email () hỏi: “Tôi công
tác ở Ban quản lý dự án, trong quá trình thực hiện ghi nhật ký thi công công trình


chúng tôi đã thực hiện ghi nhật ký thi công theo hướng dẫn được quy định tại Điểm
3.4, khoản 3, phần II của Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây
dựng. Nhưng Nhật ký chung cho công trình có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến
cho rằng ghi theo hướng dẫn tại phụ lục I của TCVN ISO 4055 : 1985”.
Trả lời:
Theo hướng dẫn tại điểm 3.4 và điểm 3.5 khoản 3 mục II của Thông tư 12/2005/TTBXD ngày 15/7/2008 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt
động xây dựng” sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được lập thành 1 quyển
trong đó chia làm hai phần: phần của nhà thầu thi công xây dựng công trình và phần

của Chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư và giám sát tác
giả thiết kế. Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu
giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi vào Phần thứ nhất của nhật ký thi công xây
dựng công trình các nội dung: danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tham gia xây
dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người); diễn biến tình hình thi công
hàng ngày, tình hình thi công từng loại công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện;
mô tả vắn tắt phương pháp thi công; tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sử dụng;
những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp
sửa chữa; nội dung bàn giao của ca thi công trước đối với ca thi công sau; nhận xét
của bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công xây dựng.
Phần nhật ký của nhà thầu thi công xây dựng có thể lập theo mẫu Phụ lục 1 của
“TCVN 4055-1985-Tổ chức thi công”.
Chủ đầu tư và nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả
thiết kế ghi vào Phần thứ hai của sổ nhật ký thi công xây dựng theo các nội dung:
danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát; kết quả kiểm tra và giám sát
thi công xây dựng tại hiện trường; những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thi công
xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng; những
thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
07/04/2008

Thành phần cấp phối của lớp dăm sạn đệm
Câu hỏi:
Công dân, địa chỉ Email () hỏi: ”Xin cho biết thành phần cấp
phối của lớp dăm sạn đệm? Các tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu của
nó?”.


Trả lời:

Lớp dăm sạn đệm có thể hiểu là lớp lót móng của công trình, có thể hiểu là một
phần của các lớp cấu tạo nên đường giao thông.
Nếu là lớp lót móng của công trình, trước kia thường dùng bê tông gạch vỡ để lót
móng, nay thường dùng bê tông nghèo mác 100 dầy 100mm để lót móng. Có thể
không lót móng, khi đó trong tiêu chuẩn quy định phải tăng lớp bảo vệ của thép
móng lên 70mm. Vì lớp này chỉ có chức năng lót móng, làm phẳng mặt nền, nên
không có tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu, chỉ cần hàm lượng ximăng
đảm bảo mác bê tông 100 theo quy định trong tiêu chuẩn.
Nếu là một thành phần của các lớp cấu tạo đường, thì xác định theo tiêu chuẩn
thiết kế đường: từ tải trọng xe trên mặt đường, xác định mô đun đàn hồi E yêu cầu
của đường và xác định chiều dầy các lớp.
Vụ Khảo sát, thiết kế Xây dựng
07/04/2008
Thực hiện thí nghiệm kiểm tra vật liệu và năng lực của nhà thầu thi công xây
dựng
Câu hỏi:
Công dân Doãn Hoài Nam, địa chỉ Email () hỏi:
“1. Nhà thầu thi công xây dựng có thể tự thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật
tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công
trình do mình thi công hay không. Trường hợp thành lập xí nghiệp có chức năng
thí nghiệm mà hạch toán phụ thuộc thì có được làm thí nghiệm cho các công trình
của Công ty đang thi công hay không?
2. Có thể vận dụng để giảm bớt các điều kiện về hạng doanh nghiệp cho phù hợp
với điều kiện của từng địa phương được không? Làm như vậy có bị xem là vi phạm
pháp luật và thông đồng để chọn đơn vị trúng thầu hay không?”.
Trả lời:
1. Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện tại
Phòng thí nghiệm được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận của bản thân nhà thầu
hoặc thuê. Phòng thí nghiệm được công nhận phải đáp ứng được các điều kiện
được qui định tại tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003 - Tiêu chuẩn Phòng thí nghiệm

chuyên ngành xây dựng.
Nếu Xí nghiệp có Phòng thí nghiệm được công nhận thì được làm thí nghiệm cho
các công trình của Công ty đang thi công.
Riêng việc kiểm định chất lượng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ phải do các
tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận mới được thực hiện.
2. Năng lực của nhà thầu thi công xây dựng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng
công trình. Bởi vậy không thể “vận dụng để giảm bớt các điều kiện về hạng doanh
nghiệp cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương”... Theo quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 64 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về


quản lý dự án đầu tư xây dựng đã nêu rõ “Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để
xếp hạng được thi công công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ
đồng, nhà ở riêng lẻ”.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 48 Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì “Khi lựa chọn nhà
thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ
vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện
năng lực phù hợp với công việc”... Bởi vậy việc giảm bớt các điều kiện về hạng
doanh
nghiệp

vi
phạm
pháp
luật.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
17/04/2008
Thiết kế cơ sở dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn
Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Công, địa chỉ Email () hỏi:
1. Trong bản vẽ thiết kế 2 bước: Thì thiết kế cơ sở có phải là thiết kế kỹ thuật hay
không? Hay chỉ là mang tính sơ sài? (nếu sơ sài thì chúng tôi rất khó trong việc
tiên lượng và làm hồ sơ mời thầu).
2. Các bản vẽ ngoài mang tính kiến trúc ra có cần thể hiện phần kết cấu có thể
hiện rõ kết cấu thép hay không?
3. Trong thiết kế mạng đường ống cấp nước (Đây là cấp nước nông thôn) có được
áp dụng Quy phạm 33/2006 hay không?
+ Độ dốc tuyến ống: Theo TCXD33/2006 “Khi địa hình bằng phẳng thì độ dốc
đặt ống cho phép giảm đến 0,0005”. Như vậy, 1km dài là chênh cao 0,5m.
Trong khi đó chúng tôi dùng bơm áp lực thì có cần thiết phải đưa độ dốc vào
hay không?
+ Hào chôn ống: Theo TCXD33/2006 độ sâu chôn ống:
* Với D<300mm thì độ sâu chôn ống tối thiểu là 0,5 m so với đỉnh ống.
* Với D>300mm thì độ sâu chôn ống tối thiểu là 0,7 m so với đỉnh ống.
Như vậy, với các đường kính khác nhau thì độ sâu cụ thể như thế nào, với địa hình
là nông thôn thì phạm vi đường dong ngõ xóm là rất nhỏ và rất sát với móng nhà,
tường dậu nên hạn chế cho việc đào sâu và rộng gây ảnh hưởng tới công trình
của nhà dân. Vậy, chúng tôi có thể tự định ra độ sâu trung bình và bề rộng của
hào chôn ống sao cho phù hợp với tình hình của địa phương hay không?.
Trả lời:
1. Trong bản vẽ thiết kế 2 bước, thiết kế cơ sở không phải là thiết kế kỹ thuật, nội
dung bản vẽ thiết kế cơ sở của thiết kế 2 bước hay 3 bước đều phải thực hiện đầy
đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 1, điểm 3, mục 3 của Nghị định số
112/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,


đảm bảo đủ điều kiện để làm căn cứ xác định tổng mức đầu tư dự án và triển khai
các bước thiết kế tiếp theo.
2. Các bản vẽ thiết kế cơ sở ngoài mang tính kiến trúc phải thể hiện được các kết

cấu chịu lực chính của công trình, không thể hiện chi tiết bố trí cốt thép của kết cấu
công trình.
3. - Theo chỉ dẫn của tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 thì tiêu chuẩn áp dụng để thiết
kế mới hoặc cải tạo mở rộng các hệ thống cấp nước đô thị; các điểm dân cư nông
thôn và các khu công nghiệp, vì vậy trong thiết kế mạng đường ống cấp nước đối
với cấp nước nông thôn cũng được áp dụng tiêu chuẩn trên.
- Trong tuyến ống dùng bơm áp lực vẫn phải đảm bảo độ dốc theo tiêu chuẩn quy
định.
- Tiêu chuẩn chuyên ngành xây dựng (ký hiệu TCXD) là tiêu chuẩn thuộc loại tự
nguyện áp dụng, phạm vi áp dụng tiêu chuẩn theo sự lựa chọn của chủ đầu tư
công trình xây dựng thông qua hợp đồng kinh tế. Vì vậy nếu trong hợp đồng ký kết
giữa chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế quy định áp dụng theo tiêu chuẩn TCXDVN
33:2006 thì khi thiết kế độ sâu chôn ống phải tuân thủ theo quy định trong tiêu
chuẩn. Khi triển khai xây dựng phải nghiên cứu để có giải pháp thiết kế và biện
pháp thi công phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi xây dựng công trình đảm bảo
các yêu cầu của tiêu chuẩn, an toàn công trình và các công trình lân cận.
Vụ Quản lý Hoạt động XD
21/04/2008
Vấn đề liên quan đến việc lập biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Câu hỏi:
Công dân Nguyễn Xuân Hùng, địa chỉ Email () hỏi: “Hiện
nay đơn vị chúng tôi đang sử dụng mẫu biểu nghiệm thu công việc thi công với đầy
đủ các thông tin như trong mẫu nghiệm thu công việc xây dựng (phụ lục 4A) trong
nghị định 209/2004/NĐ-CP, nhưng cách trình bày có khác so với mẫu trong phụ
lục 4A của nghị định 209/2004/NĐ-CP. Do đó, đơn vị Tư vấn QLDA không chấp
nhận ký xác nhận thanh toán và yêu cầu chúng tôi lập lại biên bản nghiệm thu theo
đúng như mẫu 4A trong NĐ 209/2004/NĐ-CP. Vậy Biên bản nghiệm thu như đơn
vị chúng tôi đang sử dụng có được chấp thuận như mẫu trong NĐ 209/2004/NĐCP không, hay phải lập theo đúng như cách trình bày của mẫu trong NĐ
209/2004/NĐ-CP?”.
Trả lời:

1. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 do Chính phủ ban hành hướng
dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng áp dụng
đối với chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác
khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công
trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi vậy, công tác nghiệm thu công việc xây
dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình
đều áp dụng mẫu được quy định tại các Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Ngày 18/4/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi,


bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Tại Nghị định 49/2008/NĐCP, Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 12, 16, 17, 24, 25, 26 liên quan đến nghiệm
thu công trình. Sau khi Nghị định 49/2008/NĐ-CP có hiệu lực, chủ đầu tư có thể tự
soạn hoặc chấp thuận các mẫu biên bản nghiệm thu được quy định trong các tiêu
chuẩn thi công và nghiệm thu do nhà thầu giám sát thi công xây dựng đề nghị
nhưng phải bảo đảm các nội dung của biên bản nghiệm thu được quy định tại Nghị
định này.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
25/04/2008
Xác định cấp công trình xây dựng
Câu hỏi:
Công dân Hồ Văn Thiện, địa chỉ Email () hỏi:
“Hiện tôi đang thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện Đa Khoa cấp tỉnh (hạng 2) có
quy mô:
+ Tổng diện tích sàn: 36.100m2
+ Tổng mức 620 tỷ đồng (bao gồm trang thiết bị)
+ Chiều cao tối đa: 7 tầng
+ Dự án gồm nhiều tòa nhà trên cùng một mặt bằng và có liên kết bằng nhà cấu
nối. Trong đó khối lớn nhất là 900 m2 cao 7 tầng.
Hiện nay chúng tôi đang tiến hành lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát địa chất
phục vụ công tác thiết kế kĩ thuật nhưng chưa xác định được cấp công trình để lựa

chọn nhà thầu đủ năng lực. Có hai ý kiến liên quan đến vấn đề như sau:
- Ý kiến 1 cho rằng dự án này thuộc cấp đặc biệt vì có tổng diện tích sàn >=
15000m2
- Ý kiến 2 cho rằng dự án này thuộc cấp II vì nó gồm nhiều khối nhà trong đó khối
nhà lớn nhất cao < 9 tầng và diện tích sàn < 10.000 m2”.
Trả lời:
Tại phụ lục 1 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chớnh phủ
về quản lý CLCTXD đã quy định cụ thể về việc phân loại và cấp cho các công trình
công cộng, trong đó có công trình y tế. Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa cấp
tỉnh được đề cập có tổng diện tích sàn 36.100 m 2, tuy nhiên Dự án gồm nhiều toà
nhà liên kết bằng nhà cầu, trong đó khối nhà lớn nhất chỉ cao 7 tầng và có diện
tích sàn 900 m2. Chiểu theo quy định tại phụ lục này thì cấp công trình của Dự án
nói trên thuộc cấp III.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
12/05/2008
Cấp chứng chỉ thiết kế công trình Viễn thông-Thông tin liên lạc
Câu hỏi:
Công dân Nguyễn Đức Minh Hoàng, địa chỉ Email () hỏi:


“Đơn vị của tôi có chức năng Khảo sát - Thiết kế các công trình về Viễn thông và
thông tin liên lạc như: Thiết kế mạng ngoại vi (cáp quang, cáp đồng, hệ thống cống
bể v.v…); Thiết kế hệ thống Anten, nhà trạm, v.v… Tuy nhiên việc triển khai chức
năng nói trên gặp nhiều khó khăn do chưa có chứng chỉ hành nghề Thiết kế công
trình Viễn thông - Thông tin liên lạc. Theo quy định tại Quyết định số: 15/2005/QĐBXD ngày 25/4/2005 tôi đã lập hồ sơ xin cấp phép chuyển đến Sở Xây Dựng tỉnh
Thừa Thiên Huế, nhưng Sở xây dựng trả lời việc này không thuộc thẩm quyền của
Sở. Vậy kính mong Bộ Xây Dựng xem xét, hướng dẫn để tôi có thể đăng ký hồ sơ
cấp chứng chỉ Thiết kế công trình Viễn thông-thông tin liên lạc”.
Trả lời:
Theo quy định của Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xây

dựng, nếu bạn có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành được đào
tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề, có thời gian ít nhất 5 năm kinh
nghiệm về thiết kế, tham gia thiết kế ít nhất 5 công trình thì được xem xét cấp
chứng chỉ hành nghề kỹ sư với nội dung phù hợp với chuyên môn được đào tạo
và kinh nghiệm hoạt động thuộc lĩnh vực đó. Nếu bạn có đủ các điều kiện theo quy
định này thì bạn nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng để được xem xét cấp chứng chỉ hành
nghề.
Vụ Xây lắp
11/01/2008
Thẩm định thiết kế cơ sở
Câu hỏi:
Công dân Lâm Tứ Toàn, địa chỉ Email () hỏi: “Hiện
nay Sở Xây dựng ĐắkLắk đang tiến hành thẩm định thiết kế cơ sở một số công
trình. Tuy nhiên việc xác định tài liệu điạ chất làm cơ sở cho thiết kế cơ sở còn
lúng túng. Vì vậy, Sở đề nghị hồ sơ tài liệu đất chất kèm theo thiết kế cơ sở như
sau có hợp lệ không: Để giảm thời gian cho công tác chuẩn bị đầu tư, trong hồ sơ
thiết kế cơ sở chỉ cần tham khảo tài liệu địa chất cuả các công trình lân cận để làm
căn cứ lập hồ sơ thiết kế cơ sở. Khi triển khai lập thiết kế bản vẽ thi công chủ đầu
tư mới tiến hành khảo sát địa chất như vậy có được không?”.
Trả lời:
Hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về xây dựng không quy
định trong hồ sơ thiết kế cơ sở phải có hồ sơ khảo sát địa chất.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 58 Luật Xây dựng: “nhà thầu thiết kế chịu trách
nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận”, tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số
112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình quy định thiết kế cơ sở: ”… là căn cứ để xác định
tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo” và tại Tiết 3.3 Khoản 3
Mục III Thông tư 06/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 10/11/2006 về việc
hướng dẫn khảo sát Địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng

công trình có quy định đối với nhà thầu thiết kế: “chỉ thực hiện thiết kế xây dựng
công trình trên cơ sở báo cáo kết quả khảo sát đã được chủ đầu tư nghiệm thu


theo quy định”.
Như vậy, việc sử dụng tài liệu khảo sát địa chất nào để phục vụ thiết kế xây dựng
công trình do nhà thầu thiết kế đề xuất và phải được chủ đầu tư chấp thuận
(nghiệm thu), cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế
cơ sở không quy định nội dung này. Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ đảm bảo
với chủ đầu tư về chất lượng của hồ sơ thiết kế để làm căn cứ xác định
tổng mức đầu tư của dự án và triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Vụ Khảo sát, Thiết kế XD
23/01/2008
Một số vấn đề liên quan đến Nghị định 209/2004/NĐ-CP
Câu hỏi:
Công dân Phạm Văn Thế, địa chỉ Email () hỏi: “Đề
cương nhiệm vụ khảo sát thiết kế bước đề xuất dự án và lập dự án do nhà đầu tư
hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt? Theo nghị định 209/2004/NĐCP thì chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ khảo sát TK, vậy chủ đầu tư ở đây
được hiểu là nhà đầu tư hay là cơ quan nhà nước có thẩm quyền?”.
Trả lời:
Theo điều 6 khoản 1 Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng thì: Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết
kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt.
Như vậy trường hợp bạn hỏi thì chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ
khảo sát. Chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng là người sở hữu vốn hoặc
là người được giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
24/01/2008
Trình duyệt thiết kế cơ sở
Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Thanh Phương, địa chỉ Email ()
hỏi: "Đối với dự án đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất gạch men có cần phải trình
duyệt thiết kế cơ sở không? Thủ tục trình duyệt thiết kế cơ sở? Cơ quan nào sẽ
thẩm định phê duyệt thiết kế cơ sở?".
Trả lời:
Khoản 17, Điều 3 Luật Xây dựng giải thích: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các
đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo
những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định”.
Như vậy, dự án đầu tư xây dựng mở rộng, nâng công suất Nhà máy sản xuất gạch


men của Quý Công ty bao gồm thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở. Nếu dự án
thuộc nhóm A thì thiết kế cơ sở do Bộ Xây dựng thẩm định; nếu dự án thuộc nhóm
B, C thì thiết kế cơ sở do Sở Xây dựng thẩm định./.
Vụ Khảo sát, Thiết kế xây dựng
13/02/2008

Tính toán khối lượng khi nghiệm thu
Câu hỏi:
Công dân Đặng Đức Tín, địa chỉ Email () hỏi:
“1. Đơn vị tôi đang thi công hạng mục móng cấp phối đá dăm thuộc tuyến đường
A, khi tiến hành kiểm tra nghiệm thu hoàn thành hạng mục trên chủ đầu tư có đào
kiểm tra bề dày kết cấu, kết quả như sau:
+ Tại mặt cắt C1: 29,5 cm
+ Tại mặt cắt C2: 30,5 cm
+ Tại mặt cắt C3: 29,5 cm
+ Tại mặt cắt C4: 30,5 cm ... (chiều dày thiết kế là 30 cm)
Căn cứ theo quy trình thi công và nghiệm thu 22TCN 252-98 (có quy định sai số
cho phép về chiều dày là + 5mm) thì việc thi công như trên là đạt yêu cầu. Khi tính

toán khối lượng chủ đầu tư lấy chiều dày tại các mặt cắt trên như sau:
+ Tại mặt cắt C1: 29,5 cm
+ Tại mặt cắt C2: 30,0 cm
+ Tại mặt cắt C3: 29,5 cm
+ Tại mặt cắt C4: 30,0 cm ...
(Tức là phần +5mm so với chiều dày thiết kế không được tính).
Ví dụ: chiều dài đoạn trên là 200m, rộng 6m thì khối lượng chủ đầu tư tính là:
(0,295+0,30+0,295+0,30)/4*200*6. Xin hỏi quý Bộ cách tính trên có hợp lý không?
Hay phải lấy chiều dày theo sai số cho phép (tức lấy cả phần +5mm:
(0,295+0,305+0,295+0,305)/4*20*6)?
2. Trong hầu hết các quy trình thi công và nghiệm thu đều có quy định các sai số
cho phép trong quá trình thi công và làm căn cứ để nghiệm thu. Vậy nếu một hạng
mục công trình được thi công đúng yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế và đảm
bảo các sai số cho phép theo quy trình thì khối lượng hạng mục đó có được
nghiệm thu hết theo hồ sơ thiết kế không hay phải tính lại như trên?”.
Trả lời:
Đối với nghiệm thu công trình xây dựng, nếu công tác thi công đảm bảo tuân thủ
đúng quy trình thi công được áp dụng cho công trình, tuân thủ đúng thiết kế được
duyệt và được tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu thì khối lượng được nghiệm
thu là khối lượng được tính theo bản vẽ hoàn công của công trình được tư vấn


giám sát xác nhận.
Việc lập bản vẽ hoàn công thực hiện theo quy định tại điều 27 Nghị định
209/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
24/01/2008

Một số vấn đề liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật
Câu hỏi:

Công dân Ha Can, địa chỉ Email () hỏi:
“1. Tại điều 24,25 thì thành phần trực tiếp NT gồm 2 bên, trong đó có "bộ phận
giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư" và "người phụ trách kỹ
thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình": Vậy cần phải
hiểu nội dung "bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư" là
như thế nào?
a. Nếu hiểu "bộ phận giám sát thi công XDCT của Chủ đầu tư" là bộ phận chịu
trách nhiệm theo dõi dự án bên phía Chủ đầu tư - thì trong điều 24,25 đều không
có mặt nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình. Trong khi đó, theo
quy định thì nhà thầu giám sát thi công XDCT đều phải ký xác nhận vào các biên
bản nghiệm thu công việc XD, bộ phận XD và công trình XD (tuỳ từng nội dung mà
người ký nhận là giám sát viên, giám sát trưởng hay người đại diện theo pháp luật
của nhà thầu giám sát thi công)
b. Nếu hiểu "bộ phận giám sát thi công XDCT của Chủ đầu tư" là nhà thầu TVGS
của Chủ đầu tư thì mâu thuẫn với điều 26 vì thành phần tham gia NT tại điều 26 lại
bao gồm cả "bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư" và
"bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây
dựng công trình".
2. Vai trò của đơn vị Tư vấn quản lý dự án trong các công tác nghiệm thu trên”.
Trả lời:
1. Trước hết cụm từ “bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu
tư” chỉ sử dụng tại Điều 25 và Điều 26 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Theo quy định tại các khoản 11, 12, 13 Điều 1 của Nghị định số 112/2006/NĐCP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì Người quyết
định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để
giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Bộ phận giám sát thi công xây dựng
công trình của chủ đầu tư được hiểu đối với hai trường hợp cụ thể như sau:
- Ban quản lý dự án chỉ thực hiện giám sát thi công xây dựng khi có đủ điều kiện

năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định


16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng. Đối với trường hợp này thì Bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình
của chủ đầu tư chính là Ban quản lý dự án. Người ký Biên bản nghiệm thu theo
mẫu Phụ lục 5A và Phụ lục 7 là Trưởng phòng giám sát thi công xây dựng hoặc
Trưởng phòng quản lý chất lượng (QA/QC) của Ban quản lý dự án.
- Khi Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây
dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 thì
phải thuê nhà thầu giám sát thi công xây dựng. Đối với trường hợp này thì Bộ
phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư chính là Nhà thầu giám
sát thi công xây dựng. Người ký Biên bản nghiệm thu theo mẫu Phụ lục 5A là
Trưởng đoàn tư vấn giám sát hoặc Đội trưởng đội giám sát hoặc tổ trưởng tổ giám
sát của nhà thầu giám sát thi công xây dựng (người được Nhà thầu giám sát thi
công xây dựng ủy quyền quản lý toàn bộ nhân lực giám sát tại hiện trường).
Theo các quy định đã dẫn thì Chủ đầu tư không được khoán trắng công tác quản
lý chất lượng cho Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án đặc biệt khi Ban
quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án thuê tư vấn quản lý, giám sát mà Chủ
đầu tư “có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án” và “vẫn phải sử dụng các đơn vị
chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi
việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án”. Chính vì vậy mà khi nghiệm
thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng thì ngoài nhà thầu giám sát thi công
xây dựng thì phải có bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu
tư . Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của Chủ đầu tư ký Biên
bản nghiệm thu theo mẫu Phụ lục 7 khi này là Giám đốc Ban quản lý dự án hoặc
Giám đốc quản lý dự án.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
12/02/2008

Phân loại - cấp công trình xây dựng
Câu hỏi:
Bà Huỳnh Thị Thục Oanh, địa chỉ Email () hỏi:
“Công trình được xây dựng trong khu đất khu công nghiệp có diện tích 14.950 m 2
với các hạng mục chính sau: (01 tầng trệt và 01 tầng lầu với diện tích đất xây dựng
khoảng 3.500 m2).
- Diện tích sàn sử dụng Khối chính:
. Hầm :

4.837 m2

. Trệt :

5.104 m2

. Lầu :

4.829 m2

Cộng

14.770 m2

- Diện tích sử dụng khối phụ: 833,4 m2
(Nhà bảo vệ + Khu kỹ thuật + Trạm kiểm định + Nhà xe nhân viên). Vậy xin hỏi
công trình này thuộc loại công trình dân dụng cấp I hay là thuộc loại - cấp công


trình nào?”.
Trả lời:

1. Điều 14 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình đã nêu: “Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều
loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghị
định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công
trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theo một
bước, hai bước hoặc ba bước”.
Khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật Xây dựng đã quy định “Mỗi loại công trình
được chia thành năm cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ
thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng”. Tại Nghị định
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng đã quy định việc phân cấp công trình chủ yếu dựa vào qui mô, tính phức
tạp về kỹ thuật của công trình để phân cấp cho mỗi loại công trình. Như vậy, đối
tượng phân cấp là công trình chưa không phải “dự án”.
Điều cần nhấn mạnh rằng, việc xác định cấp công trình là dựa theo quy mô của
từng công trình thuộc dự án chứ không xác định theo quy mô của dự án. Theo quy
mô và tính chất thì dự án đã được phân thành: dự án quan trọng quốc gia, các dự
án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C.
2. Do nội dung câu hỏi chưa rõ ràng nên không thể xác định được cấp công trình
cho từng hạng mục công trình (công trình thành phần của Dự án). Bởi vậy, đề nghị
Bà Oanh cần dựa vào các thông số của từng hạng mục công trình trong từng khối
để có cơ sở xác định cấp công trình bao gồm: loại công trình (nhà thí nghiệm,
xưởng sản xuất, nhà bảo vệ, trạm kiểm định, nhà để xe …), số tầng, tổng diện tích
sàn, kích thước nhịp. Việc xác định cấp công trình theo tổng diện tích sàn của khối
chính (14.770 m2) và khối phụ (833,4 m 2) là không phù hợp với các quy định đã
nêu tại khoản 1 của văn bản này.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
12/02/2008
Các văn bản pháp lý cần thiết khi nộp hồ sơ thẩm định thiết kế cơ sở của
dự án

Câu hỏi:
Công dân Trần Văn Trọng, địa chỉ Email () hỏi:
”Theo quy định của nghị định 16/2005 và nghị định 112/2006 về QLDA đầu tư xây
dựng công trình thì dự án nhóm A (công trình dân dụng > 20 tầng, công trình của
công ty chúng tôi là cao ốc Văn phòng 30 tầng) thì phải do Bộ Xây dựng thẩm định
thiết kế cơ sở. Vậy có thể cho biết các văn bản pháp lý của hồ sơ nộp để xin thẩm
định thiết kế cơ sở gồm có những gì? (Vì hiện nay quy định về hồ sơ xin thẩm định
thiết kế cơ sở ở mỗi các sở xây dựng ở mỗi nơi khác nhau rất nhiều, cụ thể tại sở
XD thành phố HCM thì yêu cầu hồ sơ nộp xin phép thẩm định thiết kế phải kèm với
"văn bản thẩm duyệt PCCC của cơ quan có thẩm quyền")”.


Trả lời:
Điểm 3, Mục III, Phần I Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 hướng dẫn:
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập và gửi hồ sơ dự án tới đơn vị đầu mối thẩm
định dự án để tổ chức thẩm định trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ
đầu tư và gửi tới các đơn vị có liên quan để lấy ý kiến, đồng thời gửi hồ sơ để lấy ý
kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở
quy định tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP.
Nội dung hồ sơ dự án được quy định tại Điều 37 Luật Xây dựng, trong đó phần
thiết kế cơ sở được quy định cụ thể hơn tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số
112/2006/NĐ-CP. Như vậy hồ sơ trình thẩm định thiết kế cơ sở gồm:
- Văn bản xin ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của đơn vị đầu mối thẩm định dự án
đầu tư xây dựng.
- Thuyết minh và bản vẽ thiết kế cơ sở quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số
112/2006/NĐ-CP.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệt (hoặc tổng mặt bằng tỷ lệ
1/500 được phê duyệt đối với trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ
lệ 1/500 được phê duyệt).

- Chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà thầu lập thiết kế cơ sở; chứng chỉ hành
nghề của chủ nhiệm và các chủ trì thiết kế.
- Chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà thầu khảo sát xây dựng; chứng chỉ
hành nghề của chủ nhiệm khảo sát xây dựng (nếu có tài liệu khảo sát xây dựng
trong hồ sơ thiết kế cơ sở).
-

Văn

bản

của

các



quan



liên

quan

đến

dự

án…


Vụ Khảo sát, Thiết kế xây dựng
13/02/2008
Áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng
Câu hỏi:
Công dân Đỗ Hữu Thắng, địa chỉ Email () hỏi: "Trong
quá trình thiết kế công trình theo hợp đồng và hai bên đã thoả thuận danh mục tiêu
chuẩn áp dụng, nhưng do nhà nước ban hành tiêu chuẩn mới sau thời điểm mà
hai bên đã thoả thuận vậy bên thuê có quyền buộc bên thiết kế phải chỉnh sửa lại
hồ sơ cho phù hợp với tiêu chuẩn mới không?”
Trả lời:
Theo các quy định hiện hành của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng
Việt Nam hoặc tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài là tự nguyện. Người quyết định
đầu tư xem xét và quyết định áp dụng tiêu chuẩn xây dựng phù hợp.


Nếu có sự thay đổi về tiêu chuẩn xây dựng thì việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng
mới do người quyết định đầu tư xem xét và quyết định. Về các phát sinh, chủ đầu
tư tự thương thảo với các bên có liên quan.
Vụ khoa học công nghệ
21/02/2008
Vấn đề liên quan đến việc giám sát thi công xây dựng
Câu hỏi:
Công dân Nguyễn Nghĩa Thông, địa chỉ Email () hỏi:
“Công ty thực hiện gói thầu Tư vấn giám sát công trình thuộc dự án nhóm C.
Trong gói thầu này, Công ty chúng tôi có thành lập 01 tổ giám sát gồm 03 thành
viên, trong đó Người phụ trách tổ giám sát (Giám sát trưởng) có trình độ Đại học
chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ hành nghề giám sát do Bộ xây dựng cấp,
02 thành viên còn lại (Giám sát hiện trường) có trình độ Đại học chuyên ngành

phù hợp và có chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát. Trong tổ
giám sát có phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên, Giám sát trưởng
chịu trách nhiệm điều hành chung và ký các biên bản nghiệm thu bộ phận công
trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng..., các giám sát hiện trường trực tiếp
theo dõi quá trình thi công hằng ngày, ghi chép nhật ký công trình và ký các biên
bản nghiệm thu công việc xây dựng như quy định của Nghị định 209/2004/NĐCP. Như vậy chúng tôi có vi phạm các quy định về quản lý chất lượng công trình
xây dựng, cũng như vi phạm Nghị định 16/2005/NĐ-CP về hành nghề giám sát
không?”.
Trả lời:
Theo quy định tại mục 3 điều 48 nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ “ Cá
nhân đảm nhận chức danh giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành
nghề theo quy định”. Như vậy, về nguyên tắc, người thực hiện công việc giám sát
thi công xây dựng chịu trách nhiệm ký các biên bản nghiệm thu theo quy định tại
các điều 24,25,26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP phải có chứng chỉ hành nghề
giám sát thi công xây dựng. Việc công ty thành lập tổ giám sát trong đó có những
cá nhân có trình độ Đại học chuyên ngành phù hợp, đã học qua lớp bồi dưỡng tư
vấn giám sát thì những cá nhân này chỉ được tham gia công việc với tư cách là
người giúp việc cho giám sát viên, không có quyền ký biên bản nghiệm thu công
theo quy định tại các điều 24, điều 25, điều 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Các biên bản nghiệm thu này phải do người giám sát thi công xây dựng có chứng
chỉ hành nghề ký và chịu trách nhiệm.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
29/02/2008
Cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình
Câu hỏi:
Công dân Nguyễn Anh Dũng, địa chỉ Email () hỏi: ”Tôi
được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình Giao thông cách đây hơn 05


năm và đã được đổi chứng chỉ này lần 2 cách đây vài tháng. Vừa rồi tôi làm hồ sơ

để xin được cấp chứng chỉ khảo sát Địa hình, nhưng sở Xây Dựng của tỉnh tôi
không chịu nhận hồ sơ, với lý do là tôi vừa đuợc cấp lại chứng chỉ hành nghề thiết
kế nên tạm thời chưa nhận hồ sơ cấp chứng chỉ khảo sát cho tôi. Qua nghiên cứu
các văn bản quy định về cấp chứng chỉ hành nghề của Bộ Xây Dựng ban hành,
tôi chưa thấy có quy định như trên. Vậy trường hợp tôi có được cấp chứng chỉ
hành nghề khảo sát Địa hình không?”.
Trả lời:
Nếu bạn có trình độ đại học thuộc chuyên ngành khảo sát và có đủ các điều kiện
để xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động khảo sát xây dựng theo quy
định tại Điều 7 Quy chế cấp chứng chỉ hành kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây
dựng ban hành theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xây
dựng thì bạn nộp hồ sơ tới Sở Xây dựng địa phương để được cấp chứng chỉ. Sở
Xây dựng từ chối không nhận hồ sơ với lý do là mới cấp chứng chỉ hành nghề
thiết kế công trình giao thông cũng có thể đúng, nếu bạn không đáp ứng điều kiện
nêu trên.
Vụ Xây lắp
04/03/2008
Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình dân
dụng và công nghiệp
Câu hỏi:
Công dân Trần Quang Khánh, địa chỉ Email () hỏi: “Trước
đây tôi đã tốt nghiệp đại học Tổng hợp nghành Hóa, sau đó tôi tham gia khóa học
chuyển đổi chương trình đào tạo kỹ thuật môi trường, được cấp giấy chứng nhận,
ngoài ra tôi có bằng kỹ sư kinh tế của Đại học Bách khoa Hà nội. Tôi đã làm đơn
và được Sở Xây dựng TPHCM cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công
trình xử lý chất thải. Sau đó tôi có tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giám
sát thi công xây dựng công trình và được giấy chứng nhận. Hiện tại tôi có liên hệ
sở Xây dựng để xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công
trình dân dụng và công nghiệp, lĩnh vực chuyên môn giám sát: lắp đặt thiết bị công
trình và thiết bị công nghệ, chủ yếu thiết bị công nghệ xử lý chất thải, nhưng Sở

Xây dựng TPHCM từ chối. Nay tôi gửi những thông tin này đến Vụ xây lắp về
trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề giám sát của tôi.”
Trả lời:
Trường hợp nếu bạn đã được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư thiết kế xây dựng
công trình xử lý chất thải, theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế cấp chứng chỉ
hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hành theo Quyết định số
12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng thì bạn chỉ cần có thêm chứng
nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình do cơ sở đào tạo
được Bộ Xây dựng công nhận và nộp hồ sơ tới Sở Xây dựng để xem xét cụ thể.
Vụ Xây lắp
04/03/2008


×