Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TIẾNG VIỆT HUYỀN DIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.29 KB, 8 trang )

TIẾNG VIỆT HUYỀN DIỆU - CHÚA GIÊSU BIẾT NÓI TIẾNG VIỆT
Thứ ba 12/05/2009 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: BS Nguyễn Xuân Quang
Nguồn: www.vietnamreview.com (20-12-2007)
Gần hai ngàn năm không một ai hiểu lời nói cuối cùng của Chúa. Cho mãi tới
khoảng thập niên ba mươi, James Churchward, một nhà khảo cổ rất nổi tiếng
mới hiểu được ý nghĩa của câu nói cuối cùng của Chúa. Trong cuốn The Symbols
of Mu, ông cho đây là tiếng nói của vùng Đông Á châu mà ông gọi là Naga-Maya,
một tiếng nói thuần túy của vùng Đất Mẹ “Mother Mu”. Theo ông, tiếng NagaMaya-Đông Á châu là một ngôn ngữ cổ nhất của loài người. Cũng theo ông câu
nói này đã được phát âm và đánh vần sai trong Tân Ước. Thật ra phải đánh vần,
đọc và phát âm như sau: “ Hele, hele, lamat zabac ta ni”. Ông dịch qua Anh ngữ:
“Hele- I faint (Ta xỉu)- Hele-I faint (Ta ngất); lamat zabac ta ni - darkness is
coming over my face” (bóng tối đang phủ xuống mặt ta) (It is the pure tongue
of the Motherland, badly pronounced and spelt in New Testament. It should have
been spelt, read and pronounced: “Hele, hele, lamat zabac ta ni” Translation:
Hele-I faint. Hele-I faint; lamat zabac ta ni-: darkness is coming over my face”,
p. 54).
James Churchward gọi vùng đất Mu là Motherland, một vùng đất ở biển Đông
ngày xa xưa còn có các cầu đất nối liền với Đông Nam Á, thuộc địa bàn của văn
hóa Hòa Bình trong đó có cổ Việt.
Ngày nay vùng đất Mẹ “Mu” này đã chìm xuống biển. Cũng theo James
Churchward, vùng đất Mẹ Mu này có một nền văn minh rất huy hoàng và là
nguồn gốc của văn minh loài người. Cũng nên biết là gần đây (1998) một bác sĩ
Nhi Khoa tên là Stephen Oppenheimer, trong quyển Địa Đàng ở Phương Đông
hay Lục Địa đã Chìm Đắm ở Đông Nam Á (The Eden in the East, The Drowned
Continent in Southeast Asia) cũng chứng minh rằng ở vùng biển Đông Nam Á
trước đây có một lục địa gọi là Sundaland về sau bị nước biển dâng lên nhận
chìm xuống. Stephen Oppenheimer cũng cho rằng Sundaland có một nền văn
minh rất huy hoàng. Đất Mẹ Mu của James Churchward chính là Sundaland của
Stephen Oppenheimer.


Giống ngưới homo sapiens-sapiens di chuyển từ Đông Phi Châu theo sự
nghiên cứu DNA (The migration of homo sapiens-sapiens from East of
Africa based on DNA study, The Cambridge Encyclopedia of Human
Evolution).
James Churward cũng cho biết ông không phải là người duy nhất đã tìm cách
dịch câu nói cuối cùng của chúa Jesus khi bị đóng đinh trên thánh giá mà Don
Antonio Batres Jaurequi, một học giả uyên bác về Maya của Guatemala, trong


quyển “History of Central America”, đã viết “Những từ cuối cùng của Chúa Jesus
trên Thánh giá là tiếng Maya, một thứ ngôn ngữ cổ nhất hiện biết đến. Lời chúa
nói phải đọc như sau: “Hele, Hele, lamah sabac ta ni”. Dịch sang Anh ngữ ”Bây
giờ Ta đang ngất xỉu; bóng tối bao phủ mặt ta” (“The last words of Jesus on the
Cross were in Maya, the oldest known language”. He says they should read
“Hele, Hele, lamah sabac ta ni”. Put in English: “Now I am fainting; the darkness
covers my face”). James Churward cho rằng ông phát âm lamat và zabac còn
Jaurequi phát âm lamah và sabac là do ông dựa theo ngôn ngữ Naga-Maya ở
Đông Á châu, còn Jaurequi dựa vào ngôn ngữ Maya hiện nay ở Trung Mỹ. Hai
dòng ngôn ngữ lấy từ hai vùng cách xa nghìn trùng của quả đất nhưng đồng
thuận với nhau về mọi điểm trọng yếu (Jaurequi spells the word “lamah”. I spell
it “lamat”. He spells the word “sabac”. I spell it “zabac”. This difference is
brought about by the translation coming from two different lines of colonization.
Mine comes from the Naga-Maya of Eastern Asia; Jaurequi’s comes from the
Modern Maya of the Central America. The two, taken from vastly distant parts of
the earth, agree in all material points’, p. 54-55). Nói một cách khác chúng là hai
ngôn ngữ chị em của cùng một ngôn ngữ Motherland, của cùng một ngôn ngữ
nhưng nói theo hai phương âm khác nhau như ngôn ngữ Việt Nam nói ở miền
Bắc và ở miền Trung-Nam .
Bây giờ, tôi là người thứ ba xin chuyển câu nói cuối cùng này của Chúa Jesus
qua tiếng Việt. Tôi sẽ chứng minh câu nói này là tiếng Việt, một trăm phần trăm

tiếng Việt.
-Eli, Hele
Eli, hele là những tán thán từ (exclamation) . Eli là một cổ ngữ Anh liên hệ với từ
Anh ngữ hiện kim Alas và biến âm với tiếng Việt hiện kim Ế a, Ối a và Hele là cổ
ngữ Anh liên hệ với Pháp ngữ hiện kim Hélas và liên hệ với cổ ngữ Việt Hĩ ôi!
(Alexandre de Rhodes, Từ Điển Việt Bồ La) và với tiếng Việt hiện kim Hỡi a!, Hỡi
ơi!, Hỡi ôi!
-lama, lamat, lamah
.Nếu coi từ lama hay lamah là hai từ riêng rẽ: la và ma (mah)
./ la biến âm với lù (lù mù), lờ (lờ mờ), với lòa (mù lòa, chói lòa), lóa (lóa mắt,
chói lóa). Lòa, lóa, chóa là đui mù, làm tối mắt, không nhìn thấy liên hệ với Pháp
ngữ noir (/noa/), đen, tối. La cũng biến âm với làn. Từ làn là lớp che như một làn
sương khói, một làn khói bốc lên (la, làn liện hệ với Anh ngữ “layer”). Theo l=m
như lờ = mờ, lu, lù = mù, mờ; lạch = mạch (nước), ta có làn = màn, một làn
sương mù = một màn sương mù .
./ ma là mà, mù, mờ, mây như mù mà mù mờ, làm cho không thấy, che mắt
như ta thường nghe nói các nhà ảo thuật mà con mắt người xem (ma tương
đương với một nghĩa của ma thuật, liên hệ với magic).
Lama là lờ mờ, lù mù, lóa mất , làn mây mù, lớp mây mù.
.Nếu coi lama chỉ là một từ


Lama có lam- biến âm với lấm (bẩn), lầm (vẩn đục như lầm than, cát vẩn bụi
lầm), lem (lem luốc, lem nhem, lâ1m lem). Lấm, lầm, lem ngoài nghĩa bẩn còn
hàm nghĩa đen đủi, rõ nhất là từ lem như thấy qua từ đôi lọ lem. Ta có lem = lọ
(lọ, nhọ có nghĩa là đen như lọ nồi, nhọ nồi). Theo l=đ, lam- = đậm = đêm (tối),
theo l=th, lam- = thâm. Đậm, đêm và thâm cũng hàm nghĩa đen như đậm đen,
đêm đen, thâm đen (chiếc áo the thâm). Vậy lam- liên hệ với Việt ngữ lấm, lầm,
lem, đậm, đêm, thâm hàm nghĩa đen, tối.
Mặt khác lam- liên hệ với Hán Việt lam là khí núi như lam chướng, sơn lam

chướng khí. Khí núi là một thứ mù sương, sương mù, sương mờ trông như mây
mù, khói mù . Thường cho lam chướng là một thứ khí độc (miasma).
Như thế lama là tối đen (darknes hay làn mây mù, lờ mờ, lù mù .
Như đã biết Việt ngữ liên hệ với tiếng Nam Đảo (Austronesian language). Ta có
thể dùng tiếng Nam Đảo để kiểm chứng lại nghĩa ngữ của từ lama để thuyết
phục thêm những người có đầu óc đa nghi. Tôi mò tìm trong ngôn ngữ Nam Đảo
và đã tìm thấy trong Ngôn ngữ Nam Dương tộc Torah có từ lama có nghĩa là dew
(sương), mist (mù) (Tae, Zuid Toradjasch WMP; van der Veen 1940) và ngôn
ngữ ở đảo Salomon có từ lama có nghĩa là spread over, cover over (lan tỏa, che
phủ)
(OC, Sa’a, S.E. Salomon, W.G, Ivens, 1929) (Robert Blust, Austronesian
Etymologies, Oceanic Languistics, Vol. XIX, No 1 and 2, 1980. tr. 101).
Mã Lai ngữ kelam là dark (tối, đen, đậm, thâm), obscure (tối tăm, mờ mịt),
malam là night (đêm), the darkness of night (tối đêm, đêm đen) và silam là
darkness, nightfall (“màn” đêm rơi xuống). Tất cả đều có gốc –lam liên hệ với
Việt ngữ lấm, lầm, lem, đậm, đêm, thâm nói ở trên.
Tóm lại rõ như hai năm là mười là lama là làn mây mù, lớp lam mù, l ù mù, lờ
mờ, lóa mắt, bóng tối, tối tăm và từ lama viết trong Tân Ước gần cận với ngôn
ngữ Nam Á và Nam Đảo hơn là hai từ của hai tác giả trên là lamat, lamah.
-sabac, zabac
Theo sự biến âm lịch sử trong Việt ngữ, âm b là âm cổ ví dụ các cụ chúng ta nói
bồ hôi = chúng ta ngày nay thích nói mồ hôi, các cụ nói bồ hóng = chúng ta nói
mồ hóng, các cụ nói thuốc bồi = chúng ta nói thuốc mồi... như thế ta có sabac là
dạng cổ của Việt ngữ samac. Khoảng hai ngàn năm trước, Chúa nói sabac,
chúng ta ngày nay nói samac.
.Nếu coi samac là hai từ riêng rẽ là sa và mac
-sa, sà là rơi xuống, đổ xuống như sa xuống, sà xuống.
-mac là mặt (cũng nên biết là người Trung Nam ngày nay cũng thường phát âm c
thay cho t, viết chính tả hay lầm c với t).
Samac là sa, sà xuống mặt.



.Nếu coi samac chỉ là một từ
Samac có sam- là sâm, sẩm, xẩm, sầm hàm nghĩa tối, đen như sâm sẩm tối, lúc
xẩm tối, tối sầm lại. Sâm, xâm, xẩm cũng có nghĩa là bị tối mắt lại tức bị xỉu,
ngất như bị xây xẩm cả mặt mày, bị xâm (faint). Xẩm là mù, không thấy như
thấy qua từ hát xẩm.
Như thế, samac có thể hiểu là tối đen đổ xuống mặt, bị xỉu, ngất. Vắn tắt sabac
là samac là sa, sà (xuống), sa sầm (bóng tối đổ xuống) xuống mặt, mắt, bị sâm,
xây xẩm.
-ta ni
Ta ni chính là Việt ngữ ta ni, ta nì, ta này, ta nầy, ta nè. Ta ni trăm phần trăm là
tiếng Việt, một ngàn phần trăm là tiếng Việt, một triệu phần trăm là tiếng Việt.
Ta ni là tiếng Việt đứt đuôi con nòng nọc. Khoảng hai ngàn năm hai từ ta ni
không thay đổi trong tiếng Việt. Khoảng hai ngàn năm trước Chúa nói ta ni và
ngày nay chúng ta cũng vẫn nói là ta ni.
Tóm lại, toàn câu nói “Hele, hele, lama sabac ta ni” = “Hỡi ơi! Hỡi ôi! làn mây
mù sà xuống mặt ta nì” hay “Hỡi ơi! Hỡi ôi! làn mây mù sà xuống tối mặt ta nì”
hay dịch thoát nghĩa là “Hỡi ơi! Hỡi ôi! ta đang bị xây xẩm, màn bóng tối che
mặt ta nì”. Tổng quát, nghĩa của câu tiếng Việt rất ăn khớp với nghĩa của James
Churchward và Don Antonio Batres Jaurequi đã dịch: “I am fainting, the
darkness covers my face”. Nhưng tất cả mọi người phải công nhận với tôi là câu
tiếng Việt chính thống và đúng nghĩa nhất.
Theo Việt ngữ hiện kim thì câu nói cuối cùng của Chúa Jesus trên thánh giá phải
viết như sau “ Hoioi, hoioi, lanmay samat ta ni”.
Như thế rõ ràng Chúa Jesus đã nói tiếng Việt! Bây giờ, một câu hỏi lớn được đặt
ra là Chúa đã học thứ ngoại ngữ này ở đâu?
Giáo sử của Thiên chúa giáo có ghi lại rằng Chúa Jesus đã “vắng bóng” một
khoảng thời gian mà các tín đồ không rõ ngài đi đâu. Một tài liệu gần đây nói
rằng Chúa đã viếng thăm vùng phía bắc Ấn Độ. James Churchward cũng xác

nhận điểm này. Ông là một nhà khảo cổ học uyên bác đã từng lặn lội đến những
vùng đất có những nền văn minh huy hoàng cổ nhất của nhân loại để nghiên
cứu. Ông đã từng đến những vùng bắc Ấn, Hy Mã Lạp Sơn, Tây Tạng... để tìm tòi
nghiên cứu về nguồn gốc văn minh loài người. Trong quyển Symbols of Mu ông
đã viết:
“Một dịp, một lão tu Ấn Độ Rishi bảo cho tôi biết rằng truyền thuyết của ngôi đền
có ghi rằng ‘Chúa Jesus, trong khi lưu lại ở một tu viện ở Himalaya, ngài đã
nghiên cứu thứ tiếng thiêng liêng Sacred Inspired Writings, ngôn ngữ, chữ viết
và và Vũ Trụ luận của vùng Đất Mẹ”. Đây là lý do James Churchward đã cho rằng
câu nói cuối cùng của Chúa là thứ ngôn ngữ của vùng Đất Mẹ.
Như thế Chúa đã nói một thứ ngôn ngữ cổ vùng Đông Á mà địa bàn của cổ Việt
là ở vùng Đông Á liên hệ với vùng Hy Mã Lạp Sơn thì hiển nhiên Chúa nói tiếng
cổ Việt.


Tôi xin chứng minh có sự liên hệ giữa tiếng Việt và tiếng Naga-Maya
Đông Á của James Churchward. Ở đây chỉ xin so sánh tiếng Việt với vài
ba từ Naga-Maya Đông Á trong nhóm tự vựng của James Churchward.
-Ngôn ngữ Naga-Maya Đông Á có từ naga là rắn nước (nag- là nác, nước), một
thứ rồng nước. Theo truyền thuyết chúng ta là dòng dõi Lạc Long Quân. Lạc
Long là Rồng Nác, Rồng Nước là Naga, như thế dân Lạc Việt có gốc rồng nước
liên hệ với Naga-Maya Đông Á châu của J. Churchward. Lạc Long Việt và NagaMaya Đông Á cùng một dòng Naga-Rồng Rắn Nước, dòng nước, Mặt trời nước,
dòng vũ trụ nòng (âm). Tiếng cổ Việt là tiếng Naga-Maya Đông Á hay liên hệ vời
tiếng này.
-Từ Naga-Maya Đông Á châu keh có nghĩa là con hươu, người đầu tiên trên mặt
đất (Keh ruột thịt với Pháp ngữ cerf là con hươu; với gốc Hy lạp ker-, sừng như
keratitis, sưng màng sừng ở mắt). Keh chính là Việt ngữ kẻ (người như kẻ nào
đó? vùng, đất cao, núi nổng. Kẻ nguyên thủy chỉ người tộc Hươu, người ở vùng
đất cao, tộc núi như Kẻ Sặt, Kẻ Mau, Kẻ Trọng), ruột thịt với Hán Việt Kì là cây,
sừng, vùng đất, con hươu nọc. Vua đầu tiên của chúng ta là Kì Dương Vương có

Kì là Kẻ ruột thịt với Naga-Maya kek, con hươu, người đầu tiên. Kì Dương Vương
là người đầu tiên của tộc Việt và của cả loài người đã lập ra nước đầu tiên của
tộc Việt là Xích Quỉ cũng có tên mẹ đẻ là con hươu đực Lộc Tục (Khai Quật Kho
Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
-Từ Naga-Maya Đông Á châu Mu là Me ruột thịt với Việt ngữ Mụ, Mẹ, Mệ, Mợ...
-Từ Maya Đông Á Menen (người) chính là Việt ngữ Man, Mán, Mường, Môn
(người),
Như thế chỉ qua vài ba từ, ta thấy ngôn ngữ, truyền thuyết, cổ sử của Việt Nam
liên hệ khắng khít ruột thịt với Naga-Maya ngữ.
Vậy Chúa nói tiếng Naga-Maya Đông Á thì Chúa cũng có thể nói tiếng Việt.
Như trên ta đã biết tiếng Naga-Maya Đông Á và tiếng Maya Trung Mỹ là hai ngôn
ngữ chị em. Vậy tiếng Naga-Maya Đông Á liên hệ với Việt ngữ thì Việt ngữ cũng
phải liên hệ với tiếng Maya Trung Mỹ. Tôi xin chứng minh. Có ít nhâ hai tác giả
Việt Nam cho rằng có sự liên hệ giữa Việt Nam và Maya Trung Mỹ:
-Bình Nguyên Lộc trong “Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt Nam” cho rằng
Maya ngữ Trung Mỹ châu là tiếng Mã Lai đợt II. Có nhiều tác giả trong đó có Bình
Nguyên Lộc đã chứng minh rằng có sự liên hệ giữa Việt ngữ và tiếng Mã Lai nằm
trong nhóm ngôn ngữ Nam Đảo. Vậy thì tiếng Việt liên hệ với tiếng Maya Trung
Mỹ.
-Triết gia Kim Định trong Việt Lý Tố Nguyên cho rằng Maya liên hệ với Bộc Việt.
Bộc là Bọc là túi, nang. Bộc Việt là Nòng Việt, dòng âm, ngoại, dòng Vũ trụ, Hư
Không âm.
-Tôi cũng nhận thấy giữa Maya và Việt Nam có một sự liên hệ mật thiết về văn
hóa, cổ sử và ngôn ngữ. Họ là tộc thờ mặt trời thuộc dòng Nòng (tức Bọc, Bộc),
dòng Vũ trụ Hư Không âm, dòng nước, dòng Mẹ Mặt trời. Hãy lấy một vài ví dụ
để soi sáng.
-Từ Maya


Trước hết hãy tìm hiểu xem Maya nghĩa là gì? Theo các nhà nghiên cứu Maya Tây

phương ngày nay, Maya có nghĩa là 'not many': “The name Mayapán, given to
Maya New Empire which endured from A.D. 987 to 1697 means the 'Standard of
the Not Many', from Maya (not many) and pán (standard). It was sometimes
called Ichpa meanning 'within the closure', an exactly parallel idea on the
Nahuaque as Lord of the Ring" (Irene Nicholson, Mexican and Central American
Mythology, tr.123) (Tên Mayapán, đặt cho Tân Đế Quốc Maya kéo dài từ 987 đến
1697 sau công nguyên có nghĩa là "Tiêu chuẩn Không nhiều", do Maya là 'Không
nhiều' và pán 'tiêu chuẩn'. Đôi khi cũng được gọi là Ichpa có nghĩa là "trong
vòng kín", chính là ý nghĩa song song với Nahuaque, "Chúa Vòng"). Câu cắt
nghĩa này thật là tối nghĩa và gần như là ngớ ngẩn. Đây là cách giải nghĩa đã đi
lệch ra ngoài. Bây giờ ta thử dùng Việt ngữ và chữ nòng nọc để tìm nghĩa đích
thực của tên tộc Maya xem sao. Đối chiếu với Việt ngữ ta thấy Maya (không
nhiều) quả thật có nghĩa là Mấy (mấy cũng có nghĩa là không nhiều như sức
mấy, mấy hơi, mấy kẻ... Mấy liên hệ với mỡ, mậu, mụ, mô có nghĩa là không có
gì, xem dưới). Do đó Maya chính là Mấy, Không. Pán chính là Việt ngữ bản, buôn,
mường chỉ người, chỗ ở, đất nước. Bản về sau cũng có nghĩa là căn bản, đơn vị
gốc dùng làm tiêu chuẩn, các nhà nghiên cứu Maya hiện nay đã hiểu theo nghĩa
standard là tiêu chuẩn này. Mayapán là Bản Mấy, Bản Không, Mường Mấy, Mường
Không. Không có nghĩa là hư không, là Khôn, Nòng. Vì thế mà từ Mayapán có
nghĩa đi đôi với Ichpa có nghĩa là "within the closure", là "quây kín", "Ring",
"Vòng". "Lord of the Ring" là "Chúa Vòng". Ở đây ta phải hiểu theo chữ nòng
nọc, theo vũ trụ giáo. Theo v=n, víu = níu, Vòng = Nòng. Vòng là Nòng, là Khôn
tức ngành âm. Rõ như ban ngày là Maya là Mấy, Không mang ý nghĩa Vòng,
Nòng, Khôn, Hư Không. Maya là một tộc thuộc ngành Nòng, Khôn âm, Nước
trong vũ trụ taẹo sinh. Vì thế hình hai vòng tròn đồng tâm mang ý nghĩa hai
nòng O là hai âm, thái âm, nước là biểu tượng chính của Maya như thấy ở các
hình rắn cuộn tròn (rắn mang một ý nghĩa biểu tượng cho nước) và thấy rất
nhiều ở các kiến trúc.
Kiến trúc hình hai vòng tròn đồng tâm và con Rắn-Lông Chim Kuckucan cuộn
tròn thành hình hai vòng tròn đồng tâm ở sân chơi “bóng người” (Chichén Itzá,

Cancun, Mexico, 2006).
Điều này cũng thấy rất rõ là nét nổi bật nhất của Maya là mặt trời của Maya là
mặt trời âm và có cả mặt trời cõi âm và có biểu tượng là con báo (báo thuộc họ
mèo biểu tượng cho dòng âm, nữ).
Theo duy dương Maya là một thứ Lạc Việt, theo duy âm là một thứ Âu Việt thuộc
ngành nòng ở Mỹ châu (nên nhớ Thổ Dân Mỹ châu xuất phát từ vùng duyên hải
Nam Á, xem dưới).
- Trong Maya ngữ, Maya ngữ có Ma- có nghĩa là Mẹ, chính là Việt ngữ Má, Mạ,
Me, Mẹ, Mợ, Mụ. Nếu Ma đứng đầu từ tức là tiền tố thì Ma- có khi mang nghĩa
phủ định (negation) có nghĩa là không, không có, chớ có (James Churchward,
Land of Mu). Điểm này cũng giống như trong Việt ngữ có các cổ ngữ mựa, mỡ có
nghĩa phủ định như thấy trong thơ Lê Thánh Tôn, thế kỷ 15:
Mỡ ểu áo vàng chẳng có việc.


Mỡ ểu có nghĩa là chớ có kêu ca (giải thích của Bùi Đức Tịnh, Văn Phạm Việt
Nam, Xuân Thu, tr.237), mỡ là không; tiếng Huế mô (mô có = không có), Quảng
Đông ngữ mụ, mậu (không), ểu biến âm với e (sợ), eo (sèo), mỡ ểu là chớ có e
sợ, chớ có eo sèo.
.Maya có vật tổ là Kucucan là Rắn Lông Chim có Kucu- là chim cúc-cu (tú hú,
biểu tượng cho gió), -can là chăn, trăn, rắn. Kucucan là Rắn-Chim, Rắn-Lông
Chim, Rắn Gió (Thần Gió) tức là Rắn bay được tức là một loại naga, long, thuồng
luồng, rồng. Hiển nhiên qua vật tổ này ta thấy rất rõ Maya Trung Mỹ cũng thuộc
dòng âm Naga. Họ là Naga-Maya ổ Trung Mỹ. James Churchward đã chứng minh
đúng.
.Maya ngữ ou (ếch) biến âm với oa, ếch.
.Ở trên ta đã biết Maya có nghĩa là Không, Vòng Kín, Chúa Vòng thuộc dòng
Khôn âm nên họ có con số zero có hình con sò có hai răng mang hình ảnh Nữ Oa
là “con ốc có hai ngà” (Kim Định, Việt Lý Tố Nguyên). Theo truyền thuyết Nữ Oa
có đuôi rắn là dòng nước, Nòng Khôn âmlà người đăn bà đầu tiên của nhân loại.

Maya Trung Mỹ thuộc dòng Nòng, Không, Khôn âm đã lấy hình ảnh con ốc có hai
ngà của Nữ Oa làm con số không zero. Như thế họ ruột thịt với Nữ Oa (điều này
cũng cho thấy Nữ Oa không phải là của Trung Hoa, xem Khai Quật Kho Tàng Cổ
Sử Hừng Việt).
......
Cuối cùng một bằng chứng vững chắc và đáng tin cậy nhất là nghiên cứu di
truyền học dựa trên DNA. Sự khảo cứu dựa trên DNA của Tiến sĩ J.Y. Chu chứng
minh rằng con người Homo sapiens sapiens phát xuất từ đông châu Phi tới vùng
Lưỡng Hà rồi đến Đông Nam Á. Ở đây, họ chia ra làm hai nhánh. Một nhánh đi
lên phía Bắc tức Trung Hoa rồi vượt qua eo biển Bering qua Mỹ châu. Nhánh thứ
hai đi xuống Nam Đảo ở Thái Bình Dương.
Khảo cứu này cung cấp một bằng chứng kiên cố là thổ dân Mỹ châu nói chung và
Maya Trung Mỹ nói riêng phát gốc từ Đông Nam Á. Hiển nhiên Maya Trung Mỹ
liên hệ với cổ Việt.
Như thế câu nói cuối cùng của chúa Jesus theo James Churward là tiếng NagaMaya Đông Á châu và ta đã thấy rõ có liên hệ với tiếng cổ Việt. Theo James
Churward tiếng Naga-Maya Đông Á châu và tiếng Maya Trung Mỹ là hai dòng
“thuộc địa” của Đất Mẹ Mu mặc dù xa cách ngàn trùng nhưng tương thuận với
nhau về mọi điểm (4). Như thế Việt ngữ ruột thịt với Maya ngữ Trung Mỹ. Mặt
khác, theo Jaurequi câu nói cuối cùng của Chúa Jesus là tiếng Maya Trung Mỹ và
ta đã thấy Maya là một thứ Bộc Việt, một thứ Việt dòng âm và sự khảo cứu của
tôi cũng đã cho thấy câu nói của Chúa là tiếng Việt. Như thế thì rõ ràng như “con
cua tám cẳng hai càng, một mai hai mắt rõ ràng con cua” là câu nói cuối cùng
của Chúa Jesus là tiếng cổ Việt.
Nhìn tổng quát, tóm tắt lại, ta có thể làm một cái tam đọan luận đơn giản là:
-theo J. Churchward, Chúa Jesus nói tiếng cổ Đông Á (trong đó có tiếng Việ t hay
tiếng Việt liên hệ với). Mặt khác tiếng cổ Đông Á liên hệ với tiếng Nam Đảo và
tiếng Maya Trung Mỹ châu.
-theo Jaurequi, Chúa nói tiếng Maya Trung Mỹ châu và tiếng này liên hệ với tiếng



Nam Đảo và tiếng Việt (Bình Nguyên Lộc).
Như thế chúa nói tiếng Việt là chuyện tất nhiên.
Kết Luận
Tóm lại câu nói cuối cùng của Chúa Jesus trên thánh giá là câu nói bằng một
ngôn ngữ tối cổ của loài người, có thể hiểu qua ngôn ngữ Maya Đông Á châu của
James Churward, qua ngôn ngữ Maya Trung Mỹ của Jaurequi và qua ngôn ngữ
Việt của tôi. Chúa nói tiếng Việt. Dù gì thì qua câu nói này ta rút ra được một
điều chắc chắn là tiếng Việt là một thứ ngôn ngữ nằm trong nhóm ngôn ngữ cổ
nhất hay liên hệ với một thứ ngôn ngữ cổ nhất của loài người. Rõ ràng James
Churchward cho tiếng Naga-Maya là “tiếng tối cổ”, Jaurequi cho tiếng Maya
Trung Mỹ là “tiếng cổ nhất hiện biết đến” thì hiển nhiên Việt ngữ liên hệ với hai
ngôn ngữ đó cũng phải là một ngôn ngữ tối cổ. Ta có thể so sánh tiếng Việt với
bất cứ ngôn ngữ nào của loài người. Ta có thể dùng tiếng Việt để nghiên cứu bất
kỳ một ngôn ngữ nào của loài người và ngược lại có thể dùng bất cứ một ngôn
ngữ nào của loài người để nghiên cứu tiếng Việt.
Ta có thể dùng tiếng Việt để tìm ra nguồn gốc ngôn ngữ loài người (xem Việt
Ngữ và Nguồn Gốc Ngôn Ngữ Loài Người trong Tiếng Việt Huyền Diệu).
===============================
Tài Liệu Tham Khảo
.James Churchward:
-The Lost Continent of Mu, 1969 Paperback Library Edition, Coronet
Communications Inc.;
-The Childen of Mu, 1959 Compton Printing Works Ltd, London.
-The Sacred Symbols of Mu, Neville Spearman, London.
.Don Antonio Batres Jaurequi, History of Central America.
.Oppenheimer, Stephen, Eden in the East: the Drowned Continent of Southeast
Asia, Phoenix, London, 1998.
.Irene Nicholson, Mexican and Central American Mythology.
.Robert Blust, Austronesian Etymologies, Oceanic Languistics, Vol. XIX, No 1 and
2, 1980.

.Bình Nguyên Lộc, Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam, Xuân Thu xuất bản.
.Kim Định, Việt Lý Tố Nguyên, An Tiêm xuất bản 1970.
.Nguyễn Xuân Quang:
-Tiếng Việt Huyền Diệu.
-Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt Y Học Thường Thức xuất bản, 1999.
-Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa dân Việt, 2002.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×