Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Bài giảng nhập môn các loại hình báo chí truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.28 KB, 42 trang )

NHẬP MÔN CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ
TRUYỀN HÌNH
Trình bày: GV. Nguyễn Thị Quỳnh Đông
Biên soạn: ThS. Phan Văn Tú


TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Trần Bảo Khánh, Sản xuất chương trình truyền
hình, Nxb VHTT, 2003
– Trần Lâm, Truyền hình Việt Nam, một phần tư thế
kỷ, Nxb CTQG, 1995
– Lê Hồng Quang, Một ngày thời sự truyền hình,
Hội Nhà báo Việt Nam
– Nhật An, Đường vào nghề Phát thanh - Truyền
hình, Nxb Trẻ, 2006
– Neil Everton, Làm tin – Phóng sự truyền hình, Quĩ
Reuters


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm:
- Thuật ngữ truyền hình (television) có nguồn gốc
từ tiếng Latinh. “tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn
“vision” là ''thấy được'‘. Television nghĩa là xem
được từ xa.
- Truyền hình là một loại hình truyền thông đại
chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và
âm thanh đi xa qua sóng điện từ, qua hệ thống cáp,
qua mạng internet, qua vệ tinh
- Truyền hình là một loại hình báo chí xuất hiện sau
báo in và phát thanh (đầu thế kỷ XX) nhưng có tốc


độ phát triển cực nhanh nhờ những tiến bộ của
khoa học – kỹ thuật


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
2. Phân loại:
+ Xét dưới góc độ quản lý, có truyền hình công cộng (public TV) và
truyền hình thương mại (commercial TV).
+ Xét theo tiêu chí mục đích nội dung: truyền hình giáo dục, truyền
hình giải trí, truyền hình thông tấn...
+ Xét theo góc độ kỹ thuật sản xuất và phát sóng: truyền hình tương
tự (analog TV) và truyền hình số (digital TV)
+ Xét theo góc độ dịch vụ: truyền hình trả tiền và truyền hình miễn
phí
+ Xét theo phương tiện kỹ thuật truyền tải: truyền hình sóng (wireless
TV); truyền hình cáp (CATV); truyền hình internet (IPtv).


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
3. Nguyên lý truyền hình


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
3. Nguyên lý truyền hình
+ Để xây dựng hệ thống truyền hình màu, người ta dựa trên nguyên
lý ba màu cơ bản. Theo đó, mọi hình ảnh đều có thể phân chia thành
ba thành phần màu cơ bản là màu đỏ (R), màu xanh (B) và màu lục
(G). Hay nói cách khác, bất kỳ một màu sắc nào có trong tự nhiên
cũng đều có thể tạo ra được bằng cách kết hợp ba màu đỏ, xanh
dương và xanh lục theo những tỷ lệ thích hợp.



PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
3. Nguyên lý truyền hình

Mắt có độ nhạy cao nhất với màu lục


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
4. Một số khái niệm:
+ Truyền hình analog (tương tự)
Là công nghệ truyền hình phổ biến từ khi ra đời đến nay. Truyền hình
analog còn gọi là truyền hình tương tự vì tín hiệu của nó phát đi, khi
TV nhận được, giải điều chế sẽ chuyển ra kết quả là tín hiệu tương tự
như tín hiệu gốc của âm thanh và hình ảnh.
Tín hiệu gốc được điều chế theo kiểu biến thiên của dòng điện.
Hạn chế: Tín hiệu bị ảnh hưởng của môi trường, dẫn đến sự sai lệch
so với tín hiệu gốc: nhòe hình, nhiều hạt..., lãng phí tài nguyên tần số,
chất lượng hình ảnh trung bình.


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
4. Một số khái niệm:
+ Truyền hình digital (số)
Thông tin trước khi truyền đi đã được mã hóa thành tín hiệu số (0 - 1)
(không còn là tín hiệu hình sin như truyền hình analog). Tín hiệu số 0
- 1 này sau đó được điều chế lên thành sóng cao tần phát đi. Truyền
hình số vệ tinh thì phát tín hiệu qua vệ tinh, truyền hình số mặt đất
phát tín hiệu từ mặt đất.
Do các máy thu hình hiện nay là máy thu hình analog nên phải có bộ

giải mã.
Công nghệ DTH: Đài truyền hình phát sóng lên vệ tinh, từ vệ tinh tín
hiệu được truyền về anten parabol của người xem.
Ưu điểm: Chất lượng hình ảnh, âm thanh hoàn hảo (cũng bị ảnh
hưởng của thời tiết do truyền trong không khí) và có thể đến với
vùng sâu, vùng xa


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
4. Một số khái niệm:
+ Truyền hình internet (IPtv)
Tín hiệu được truyền đi trên mạng thông tin toàn cầu internet qua
giao thức IP. Truyền hình internet hiện có nhiều hình thức. Hình thức
truyền thống và hình thức dịch vụ sử dụng băng thông rộng.
Truyền hình internet có thế mạnh tương tác, thế mạnh tùy chọn, và
có nhiều kênh truyền hình miễn phí.
Chất lượng đường truyền internet ở Việt Nam chưa ổn định nên loại
hình này chưa phát triển mạnh ở Việt Nam


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
4. Một số khái niệm:
+ Truyền hình cáp:
Còn gọi là truyền hình hữu tuyến, sử dụng cáp quang, cáp đồng trục
để truyền tải tín hiệu đến người sử dụng (thuê bao).
Ưu điểm: chất lượng kỹ thuật tốt, số lượng kênh phong phú, tạo mỹ
quan cho đô thị, khu dân cư, tính toán được các thống kê về khán
giả, thu lệ phí, thông tin được 2 chiều.
Nhưng không phải nơi nào cũng có thể phát triển truyền hình cáp,
đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng núi. Tín hiệu truyền trực tiếp

qua dây dẫn nên - trên lý thuyết - không bị ảnh hưởng của thời tiết.
Nhưng trên thực tế, nhiều kênh nước ngoài được đài của VN đang
tiếp sóng qua vệ tinh và nén theo chuẩn của riêng mình nên cũng bị
ảnh hưởng


PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH
1. Đặc trưng ngôn ngữ của truyền hình:
+ Hiểu thế nào là ngôn ngữ báo chí?
- Ngôn ngữ là hệ thống những ký hiệu (động tác, lời nói, âm
thanh, hình ảnh, biểu tượng v.v… để nhận thức, tư duy, trao đổi.
- Ngôn ngữ báo chí là hệ thống những ký hiệu mà các loại hình
báo chí dùng để truyền đạt thông tin
+ Đặc trưng báo chí truyền hình thể hiện rõ nét ở đặc điểm ngôn ngữ
báo chí của nó. Hay nói cách khác, đặc trưng báo chí truyền hình thể
hiện rõ nét ở hệ thống ký hiệu thông tin riêng biệt của loại hình này.


PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH
1. Đặc trưng ngôn ngữ của truyền hình:
+ Báo in chủ yếu sử dụng ngôn ngữ viết (sau này thêm ngôn ngữ ảnh
và đồ họa, trình bày), phát thanh sử dụng ngôn ngữ âm thanh (lời
nói, tiếng động hiện trường, âm nhạc…) thì truyền hình có lợi thế là
ngôn ngữ hình ảnh (động)
+ Tất nhiên, truyền hình không chỉ có ngôn ngữ hình ảnh động mà
còn có ngôn ngữ văn bản và các hình thức ngôn ngữ đồ họa khác.
Nhưng đặc điểm riêng biệt của truyền hình xuất phát từ ngôn ngữ
chủ yếu mà nó sử dụng.
+ Ngôn ngữ truyền hình là dạng ký hiệu thông tin mang tính trực
quan, sinh động, đơn chất. Ngôn ngữ truyền hình ít có sự khác biệt

giữa ký hiệu thông tin và bản chất sự kiện.


PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH
2. Đặc trưng truyền đạt và tiếp nhận thông tin:
+ Khán giả truyền hình tiếp cận tác phẩm bằng cả thị giác và thính
giác, trong đó, thị giác chiếm ưu thế chủ đạo.
+Chính vì có ngôn ngữ hình ảnh động, truyền hình có thể giúp khán
giả dõi theo các chuyển động, hành động một các liên tục, nên
truyền hình có ưu thế về sức thuyết phục hơn hẳn các loại hình báo
chí ra đời trước nó.
Nhiều nghiên cứu cho thấy 70% lượng thông tin con người thu được
là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền hình trở thành
một phương tiện cung cấp thông tin có hiệu quả thông điệp cao.


PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH
2. Đặc trưng truyền đạt và tiếp nhận thông tin:
+ Người xem thực sự như được trực tiếp chứng kiến sự kiện đó, và
hiệu quả cảm xúc đạt được là rất cao.
+ “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung cấp
những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem.
Đây là lợi thế lớn của truyền hình.
+ Do hình ảnh động và âm thanh có thể tác động trực tiếp và “dễ
hiểu” nên truyền hình dễ dàng đến được với nhiều người, ở mọi tầng
lớp, mọi trình độ. Nếu đại chúng là thuộc tính của ngôn ngữ báo chí
nói chung, thì ngôn ngữ truyền hình là đại chúng hơn cả.


PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH

2. Đặc trưng truyền đạt và tiếp nhận thông tin:
+ Truyền hình có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so
với báo in. Người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận
qua truyền hình trực tiếp. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục
24/24h trong ngày. Đây là ưu thế của truyền hình so với một số loại
hình báo chí khác.
+ Truyền hình cũng đến được với lượng công chúng lớn hơn nhiều
lần so với báo in.
+ Với các tính năng kỹ thuật, truyền hình cho phép truyền tải thông
tin theo quá trình, diễn tiến nên có sức thuyết phục cao.


PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH
3. Đặc trưng sản xuất của truyền hình:
+ Là đứa con tinh thần của cả một tập thể.
+ Không chỉ mang đến cho người xem tin tức, truyền hình còn là
phương tiện chuyển tải nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều chương
trình giải trí. Do đó, truyền hình trở thành một nhà hát tổng hợp, một
phương tiện giải trí toàn năng.


PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH
4. Hạn chế của truyền hình:
+ Chuyển tải thông tin theo tuyến thời gian.
+ Hạn chế lượng thông tin lý luận và tư duy trừu tượng.
+ Hạn chế về điều kiện tiếp thu
+ Hạn chế về đối tượng


PHẦN V: Ê KÍP SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH

1. Hệ thống chương trình truyền hình:
+ Chương trình thời sự
+ Chương trình chuyên đề
+ Chương trình khoa học – giáo dục
+ Chương trình thể thao
+ Chương trình thiếu nhi
+ Chương trình văn nghệ
+ Chương trình ca nhạc (sân khấu, tạp kỹ)
+ Chương trình phim truyện
+ Chương trình trò chơi truyền hình
+ Chương trình phim tài liệu / phim khoa học


PHẦN VI: Ê KÍP SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
2. Ê-kíp sản xuất chương trình truyền hình:
Tùy theo mức độ phức tạp của chương trình mà các chức danh
trong ê kíp thực hiện chương trình có ít nhiều khác nhau. Cơ bản có
thể chia làm hai loại:
1. Với các chương trình sản xuất có hậu kỳ, có các chức danh: biên
tập viên, người ghi hình, đạo diễn, kỹ thuật viên dựng hình…
2. Với các chương trình sản xuất theo kiểu lưu động hoặc ghi phối
hợp (như giao lưu, tọa đàm, trò chơi, cầu truyền hình), êkíp có nhiều
chức danh như: giám đốc sản xuất, đạo diễn, đạo diễn hình, biên tập,
ghi hình (3-4 người), người dẫn chương trình, trợ lý, chủ nhiệm, tổ
chức sản xuất, kỹ thuật viên ánh sáng, âm thanh, mỹ thuật, kỹ thuật
viên xe màu, kỹ thuật viên dựng hình…


PHẦN VI: Ê KÍP SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
2. Ê-kíp sản xuất chương trình truyền hình:

Vai trò, nhiệm vụ của các chức danh trong êkíp sản xuất chương
trình:
+ Giám đốc sản xuất
+ Đạo diễn (tổng đạo diễn)
+ Biên tập viên
+ Đạo diễn hình
+ Người ghi hình (quay phim)
+ Dẫn chương trình (MC)
+ Kỹ thuật viên âm thanh
+ Kỹ thuật viên ánh sáng
+ Kỹ thuật viên dựng phim
+ Tổ chức sản xuất
+ Chủ nhiệm
Một số chức danh có thể kiêm nhiệm hoặc thay đổi tùy từng chương
trình cụ thể: trợ lý, chủ nhiệm, tổ chức sản xuất..


PHẦN VII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH
1. Hệ thống thể loại:
+ Ở một số nước, các nhà nghiên cứu đã xếp các thể loại truyền hình
thành 5 loại cơ bản:
- Loại thuyết trình (Lecture)
- Loại phỏng vấn (Interview)
- Loại thảo luận (Panel Discusion)
- Loại kịch bản (Dramatization)
- Loại sản xuất trực tiếp (Live programme)


PHẦN VII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH
1. Hệ thống thể loại:

+ Hiện nay cũng có một số nhà nghiên cứu phân chia các nhóm thể
loại báo chí truyền hình thành:
- Nhóm Giao lưu - gặp gỡ ( một số tác giả định danh là nhóm
hội thoại hoặc nhóm giao tiếp)
- Nhóm Tạo hình (một số tác giả còn gọi là nhóm Điện ảnh)
- Nhóm Tạp kỹ và trò chơi truyền hình


PHẦN VII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH
2. Một vài thể loại truyền hình có tần suất xuất hiện cao
Tin, ghi nhanh, tường thuật
Phỏng vấn, vox-pop
Phóng sự
Đối thoại, giao lưu, tọa đàm…
Phim tài liệu, ký sự
Điều tra
3. Một vài dạng thức thể loại/chương trình truyền hình khác:
Trò chơi truyền hình (game show)
Cầu truyền hình
Tạp chí truyền hình
Các series chương trình giải trí khác


PHẦN VII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH
+ Tin truyền hình
Là thể loại báo chí thuộc nhóm thông tấn, phản ánh những sự
kiện, sự việc có thật mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra, hoặc
mới phát hiện, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đến xã
hội, bằng hình thức ngắn gọn, cô đọng, nhanh chóng, kịp thời
nhất, được truyền đi hình ảnh động, kết hợp với tiếng nói hoặc

chữ viết, đồ họa
+ Phóng sự
Phóng sự truyền hình là một thể loại thuộc nhóm thông tấn báo
chí. Phóng sự truyền hình phản ánh sự kiện một cách khách
quan bằng một ngôn ngữ tổng hợp, trong đó, hình ảnh động là
chính văn.


×