Họ và tên:
Lớp:
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: TIẾNG VIỆT ( ĐỌC) LỚP 2
Ngày thi:
Thời gian: 25 phút
(không tính thời gian phát đề)
Điểm
Phần đọc thầm và làm bài tập : (4 điểm)
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ
kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.
Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất
thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá,
gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa
cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước năng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh
chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
1/ Từ ngữ nào trong bài cho biết cây đa sống từ rất lâu ?
a, Nghìn năm
b, Có từ lâu đời
c, Sống rất lâu đời
2/ Bộ phận in đậm trong câu: "Chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát" trả lời cho câu
hỏi nào?
a, Vì sao ?
b, Để làm gì ?
c, Như thế nào ?
3/ Ngồi dưới gốc đa tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
a, Lúa vàng gợn sóng.
b, Đàn trâu ra về.
c, Cả hai ý trên.
4/ Các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa ?
a, Lững thững - Nặng nề
b, Cao chót vót - Thấp lè tè
c, Kéo dài - yên lặng
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: TIẾNG VIỆT ( VIẾT) LỚP 2
Ngày thi:
Thời gian: 50 phút
(không tính thời gian phát đề)
I/ CHÍNH TẢ : GV đọc bài chính tả (Nghe viết )cho HS viết trong thời gian 15
phút ( 5 điểm )
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả ( nghe- viết): 5 điểm
Viết bài" Lá cờ " (Sách TV lớp 2- Tập2- trang 128)
Đoạn từ: " Cờ mọc trước cửa... trên sóng"
Cờ mọc trước cửa mỗi nhà. Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay
những người đang lũ lượt đổ về chợ. Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là
xuồng với những lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ. Xuồng nối nhau, san
sát, kết thành một chiếc bè đầy kề, bập bềnh trên sóng.
II/. TẬP LÀM VĂN – 35 phút (5 điểm)
Đề bài : Em hãy viết một văn từ 3-5 câu về ảnh Bác Hồ.
Câu hỏi gợi ý:
a) Ảnh Bác được treo ở đâu?
b) Trông Bác như thế nào (râu tóc, vầng trán, đôi mắt,...) ?
c) Em muốn hứa với Bác điều gì?
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC
Họ và tên:
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Điểm
Lớp:
Môn: TOÁN LỚP 2
Ngày thi:
Thời gian: 40 phút
(không tính thời gian phát đề)
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước ý đúng trong mỗi câu sau: ( 3 điểm)
a. Giá trị của biểu thức 20 : 2 – 5 là:
A. 7
B. 4
C. 5
b. Giá trị của x trong biểu thức x : 3 = 4 là:
A. 6
B. 12
C. 7
c. Có 25 quyển vở chia đều cho 5 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy quyển vở?
A. 5 quyển vở
B. 6 quyển vở
C.4 quyển vở
d. Một phép nhân có tích là 21, thừa số thứ nhất là 3, thừa số thứ hai là:
A. 24
B. 18
C. 7
Bài 2: Điền dấu >, <, = tương ứng: ( 1 điểm)
457 …….. 467
650………650
299……... 399
401……... 397
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm ( 1.5điểm)
1m = …....dm
100cm = ……..m
1m =…….cm
10dm = ………m
Bài 4: Đặt tính rồi tính( 3 điểm)
738 + 241
846 – 734
148 + 37
192 – 19
………….
………….
………..
…………
…………..
…………..
………..
………..
……………
…………..
………..
………..
Bài 5: Đội một trồng được 350 cây, đội hai trồng được nhiều hơn đội một 120 cây.
Hỏi đội hai trồng được bao nhiêu cây? ( 1.5 điểm)
Bài giải:
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TOÁN LỚP 2
Năm học: 2015-2016
Ngày thi:
Thời gian : 40 phút
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng : ( 3 đ )
Câu
a
b
c
d
Đáp án
C
B
A
C
0.75 đ
0.75 đ
0.75 đ
0.75 đ
Điểm
Bài 2: ( 1 điểm)
457 < 467 (0.25 điểm)
650 = 650 (0.25 điểm)
299 < 399 (0.25 điểm)
401 > 397 (0.25 điểm)
Bài 3: ( 1.5 điểm )
1m = 10dm (0.25 điểm) 100cm = 1m (0.5 điểm)
1m = 100cm (0.25 điểm) 10dm = 1m (0.5 điểm)
Bài 4: ( 3 điểm) Học sinh đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0.75 điểm
+ 9kg
35 - 18kg
979
112
185
173 26kg
kk
Bài 5. (1.5 điểm) Học sinh có thể giải như sau:
1
11
a.
Số cây đội hai trồng được là :
350 + 120 = 370 ( cây)
Đáp số: 370 cây
(0,5 điểm)
( 0.75 điểm)
(0,25 điểm)
Chiều rộng
mảnh đất
hình chữ
nhật : (0.25
Họ và tên:……………………..
Lớp:…………..
Điểm
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: TIẾNG VIỆT ( VIẾT) LỚP 2
Ngày thi:
Thời gian: 50 phút
(không tính thời gian phát đề)
I. Chính tả ( nghe- viết):
II/. TẬP LÀM VĂN – 35 phút (5 điểm)
Đề bài : Em hãy viết một văn từ 3-5 câu về ảnh Bác Hồ.
Câu hỏi gợi ý:
a) Ảnh Bác được treo ở đâu?
b) Trông Bác như thế nào (râu tóc, vầng trán, đôi mắt,...) ?
c) Em muốn hứa với Bác điều gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KTĐK CUỐI NĂM - NĂM HỌC : 2014-2015
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 2
Ngàythi : 18/05/2015
A.TIẾNG VIỆT ĐỌC:
I.ĐỌC THÀNH TIẾNG:
1/ Giáo viên cho học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn và trả lời một câu hỏi của
một trong các bài tập đọc sau:
Bài 1: Thư Trung thu (SGK Tiếng Việt 2 – tập 2 – trang 9-10)
F Câu hỏi:
Đoạn 1: Mỗi tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai?
Đoạn 2: Bác khuyên các em làm những điều gì?
Bài 2: Chiếc rễ đa tròn (SGK Tiếng Việt 2 – tập 2 – trang 107-108)
F Câu hỏi:
Đoạn 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?
Đoạn 2,3: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ?
Hãy nói một câu: Về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.
Bài 3: Chuyện quả bầu (SGK Tiếng Việt 2 – tập 2 – trang 116-117)
F Câu hỏi:
Đoạn 1: Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
Đoạn 2: Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
Đoạn 3: Hãy kể thêm tên của một số dân tộc trên đất nước ta ?
2/ Tiêu chuẩn chấm điểm đọc:
a) Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm
- Đọc sai từ 1 – 2 tiếng: 2,5 điểm.
- Đọc sai từ 3 – 4 tiếng: 2,0 điểm.
- Đọc sai từ 5 – 6 tiếng: 1,5 điểm.
- Đọc sai từ 7 – 8 tiếng: 1,0 điểm.
- Đọc sai từ 9 – 10 tiếng: 0,5 điểm.
- Đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm.
b) Ngắt, nghỉ hơi đúng các dấu câu: 1 điểm
- Không ngắt, nghỉ hơi đúng từ 3 – 4 dấu câu: 0,5 điểm.
- Không ngắt, nghỉ hơi đúng từ 5 dấu câu trở lên: 0 điểm.
c) Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc quá 1 – 2 phút: 0,5 điểm.
- Đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm hoặc đọc lí nhí: 0 điểm.
d) Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm
- Chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm.
- Không trả lời được hoặc câu trả lời sai: 0 điểm.
II.PHẦN ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Yêu cầu HS đọc hiểu và khoanh vào chữ đặt trước ý đúng của mỗi câu. Mỗi câu
làm đúng được 1 điểm. Nếu HS nào chọn 2 đáp án trong 1 câu thì không được điểm
câu đó.
Câu
Đáp án
1
A
2
B
3
C
4
B
Điểm
1điểm
1điểm
1điểm
1điểm
** ĐIỂM PHẦN ĐỌC : Là tổng điểm phần đọc thành tiếng , phần đọc thầm và
làm bài tập , cho lẻ đến 0.5 điểm
B. TIẾNG VIỆT VIẾT : (5 điểm)
I/ Chính tả :
-Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng , trình bày đúng đoạn văn được
5 điểm .
-Mỗi lỗi chính tả trong bài viết chưa chính xác( phụ âm đầu hoặc vần, thanh),
không viết hoa đúng qui định trừ 0.5 điểm .
-Thiếu hoặc thừa một chữ trừ 0,5 điểm
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu
chữ hoặc trình bày chưa đẹp , ... bị trừ 0.5 điểm toàn bài..
II/ TẬP LÀM VĂN : (5 điểm)
1. Yêu cầu chung:
Học sinh dựa vào các câu hỏi gợi ý để trả lời và viết thành một đoạn văn như
trong đề bài đã yêu cầu với nội dung kể về ảnh Bác Hồ. Cách dùng từ, đặt câu
đúng ngữ pháp và rõ ý, nội dung mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có tình cảm chân
thật, đúng đắn, chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ , đúng chính tả.
2. Hình thức : Bài làm trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng ít lỗi chính tả.
3. Nội dung:
a.Biểu điểm:
+Điểm 5,0 : Bài viết được một đoạn văn từ 3 đến 5 câu thể hiện đầy đủ các ý cơ
bản một cách cụ thể sinh động, liên kết câu mạch lạc, diễn đạt có tình cảm chân
thật ,đúng đắn.
+Điểm 4-4,5: bài viết được một đoạn văn từ 3- 5 câu thể hiên đầy đủ các ý cơ bản
một cách cụ thể.
+Điểm 3-3,5 làm bài thể hiện đầy đủ các ý cơ bản, bài làm diễn đạt khá trôi chảy
có tình cảm chân thật
+Điểm 1,5-2,5 bài làm thể hiện đầy đủ các ý cơ bản nhưng diễn đạt còn rời rạc.
+Điểm 0.5-1 bài làm thể hiện chưa đi vào trọng tâm, diễn đạt lủng củng, ý, câu
lan man.
Lưu ý: Căn cứ vào các mức điểm trên, tùy tình hình thực tế bài làm của học
sinh, có thể cho điểm lẻ đến 0.5 điểm.
b. Hình thức:
Trừ 0.5 điểm : Những bài làm có chữ viết và trình bày chưa đep, chưa rõ ràng,
hoặc những bài làm mắc tổng số trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
4.Cách cho điểm:
Cho điểm phần nội dung trước rồi căn cứ vào mức độ trừ điểm ở phần hình
thức mà trừ đi kết quả là điểm của bài tập làm văn.