Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề cương Lập kế hoạch giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.68 KB, 20 trang )

Câu 1: Khái niệm, vai trò lập kế hoạch trong giáo dục đào tạo
1. Khái niệm:
- Lập kế hoạch là đưa ra các mục tiêu, các chỉ tiêu, các hoạt động và nguồn kinh phí để thực hiện
các hoạt động đó và các giải pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu, các chỉ tiêu đã đề ra trong kỳ kế
hoạch.
- Lập KH GD: là sự xác định một cách có căn cứ KH những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ (thời hạn,
tốc độ, tỉ lên cân đối) về sự phát triển của một nhà trường và định ra những phương tiện cơ bản để
thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đó. Nói đơn giản lập kế hoạc giáo dục là
quyết định trước xem sẽ phải làm cái gì trong và ngoài nhà trường, làm thế nào, khi nào làm và ai
sẽ làm cái đó.
2. Vai trò
- Trong quản lý các tổ chức xã hội, bất kỳ một hoạt động quản lý nào cũng đều phải xuất phát từ xây
dựng kế hoạch. Để đạt được kết quả và có hiệu quả trong quản lý, người quản lý (người lãnh đạo)
phải tiến hành kế hoạch hóa các hoạt động quản lý.
+ Phối hợp với các hoạt động trong tổ chức (trường học).
+ Tập trung vào thực hiện các mục tiêu của tổ chức
+ Khẳng định sự phát triển của tổ chức trong tương lai
+ Đảm bảo cơ sở pháp lý chỏ hoạt động của tổ chức và tạo khả năng thực hiện các hoạt động đó
một cách có kinh tế
+ Kế hoạch có tác dụng kiểm tra nên nó được xem như là một công cụ quản lý
+ Kế hoạch tạo điều kiện cho người kiểm tả đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân
và tập thể trong tổ chức
Câu 2: Khái niệm KHCL, Sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn
a. Kế hoạch chiến lược
- Là những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh, hiện thực trong tương lai mà ngành GD&ĐT/ Nhà
trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại.
b. Sứ mệnh
- Sứ mệnh khẳng định mục đích, lý do tồn tại của Nhà trường; các lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách
thức phục vụ nhà trường sẽ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu giáo dục học sinh.
c. Giá trị:
- Là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có lien quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi


của các thành viên trong nhà trường.
d. Tầm nhìn:
- Là ý tưởng về tương lai của nhà trường có thể đạt được, thể hiện mong muốn của nhà trường và
cộng đồng. Tầm nhìn chỉ rõ quang cảnh hiện thực, tin cậy và hấp dẫn tương lai. Tầm nhìn là mục
tiêu vẫy gọi, nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại đến tương lai.
Câu 3: Các công việc cơ bản trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học.
• Các công việc cơ bản trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học:
- Việc xây dựng kế hoạch một cách tốt phải đồng thời đi đôi với việc tổ chức thực hiện tốt, sáng tạo.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đó chính là giai đoạn thực hiện hoá những ý tởng đã đợc nêu trong kế
hoạch để đa nhà trờng từng bớc đi lên; Đó chính là sự sắp đặt một cách khoa học những con ngời,
những công việc một cách hợp lý để mỗi ngời đều thấy hài lòng và hào hứng làm cho công việc
diễn ra một cách trôi chảy. Các công việc cơ bản của phần này bao gồm:
+ Truyền đạt, giải thích nhiệm vụ cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện kế hoạch, phân công
thực hiện, bố trí xắp xếp các bộ phận và các cá nhân cho đúng ngời đúng việc, qui định chức


-

năng, quyền hạn cho từng bộ phận có tính đến năng lực từng ngời cũng nh khó khăn họ có thể
gặp phải.
+ Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch. Cần chú ý các hoạt
động có tính u tiên (hoạt động dạy và học; giáo dục đạo đức).
+ Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên; thiết lập mối quan hệ quản lý
cơ chế thông tin.
+ Lập chơng trình hoạt động, tức là kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện các việc đa nêu trong
kế hoạch, ở đây có thể sử dụng các sơ đồ Gant, Pert để vạch kế hoạch thực hiện.
Ra các quyết định thực hiện kế hoạch

Câu 4: Phân biệt giữa kế hoạch, kế hoạch hóa, kế hoạch hóa giáo dục?
Nội

dung

Kế hoạch

Khái
niệm

Kế hoạch là việc xác định
các mục tiêu cụ thể và
chính xác, là sự tiên đoán
những sụ kiện cụ thể chi
tiết của trạng thái tương
lai.

Cấu
trúc

1. Phân tích tình hình.
2. Định hướng.
3. Mục tiêu.
4. Giải pháp.
5. Tổ chức thực hiện.

Kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa giáo dục

Kế hoạch hóa là làm cho sự
vật sự việc phát triển một
cách có kế hoạch.


Kế hoạch hóa trong GD là sự áp dụng
phân tích hệ thống và hợp lý các quá
trình phát triển GD với mục đích là làm
cho GD đạt được các kết quả và có
hiệu quả phù hợp với những yêu cầu
và nhiệm vụ của người học và xã hội
đặt ra.

1. Xây dựng kế hoạch.
2. Tổ chức thực hiện.
3. Đánh giá việc thực hiện.
4. Tái kế hoạch.

1. Lập bản kế hoạch giáo dục.
2.Tổ chức thực hiện kế hoạch GD.
3.Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
GD.
4. Tái kế hoạch giáo dục

Câu 5: Phân biệt các mục tiêu chiến lược, mục tiêu trung hạn, mục tiêu năm học
Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu trung hạn

Mục tiêu năm học

Có 2 loại:
+ Mục tiêu chung:
- Phù hợp với pháp luật khi xác

định xứ mệnh, tầm nhìn
- Phản ánh vấn đề chiến lược của
nhà trường
- Định rõ cho hành động
- Mang tính chất lâu dài
+ Mục tiêu cụ thể:
- Chú trọng đến kết quả cuối
cùng cần đạt được
- Có thể đo lường được
+ Thời gian: >= 5 năm

Gồm 3 khía cạnh sau:
- Tiếp cận giáo dục
- Chất lượng giáo dục
- Quản lí giáo dục
Cách xác định:
- Mục tiêu phải đề ra cho một
thời gian nhất định
- Không nên đặt quá nhiều mục
tiêu
- Mục tiêu phải được sắp xếp
theo thứ tự
- Mục tiêu phải thực tế
+ Thời gian: 3-5 năm

Có 2 loại:
+ Mục tiêu tổng quát:
- Phù hợp với pháp luật
- Phản ánh nhiệm vụ chung của
nhà trường

- Không có tính lâu dài mà chỉ tồn
tại trong thời hạn là 1 năm học
+ Mục tiêu cụ thể:
- Phân chia cho từng bộ phận
- Có từng cá nhân phụ trách
- Có thể định lượng được
+ Thời gian: 1 năm

Câu 6: Phân biệt mục tiêu, chỉ tiêu. Thế nào là mục tiêu, chỉ tiêu được thể hiện tốt?
a. Phân biệt


Mục tiêu
- Là một phát biểu chung về những gì mong muốn
đạt được.
- Là kết quả cần đạt của kế hoạch.
- Là những thay đổi trong đời sống người hưởng
lợi hoặc hoạt động của ngành giáo dục.

-

-

Chỉ tiêu
Là thành phần cụ thể của mục tiêu biểu hiện bằng con
số.
Chỉ tiêu được rút ra từ mục tiêu.
Chi tiết hơn mục tiêu.
Phải có tình khả thi trong một thời gian nhất định
Định hướng hoạt động thông qua sử dụng các nguồn

lực.

b. Mục tiêu được coi là thể hiện tốt khi xây dựng cần đáp ứng nguyên tắc SMART
 S: Specific: Cụ thể.
 M: Mesureable: Đo được.
 A:Attainable : Có thể đạt được.
 R: Result- Oriented: Định hướng kết quả.
 T: Time- bound: giới hạn thời gian.
c. Chỉ tiêu được coi là thể hiện tốt:
Các chỉ tiêu phải đo lường được, nêu lên được số lượng, thời gian thực hiện và các chỉ số thành
công.
Các chỉ tiêu đưa ra phải có liên quan mật thiết với nhau và phải đảm bảo sự thống nhất với mục
tiêu.

Câu 7: Yêu cầu về đổi mới trong lập KHGD và đào tạo?
a. Định hướng đổi mới:
- Đổi mới công tác kế hoạch là chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đã triển khai thực hiện từ trung ƣơng đến
cấp Tỉnh, huyện, phòng giáo dục (Công văn số 3571/BGDĐT-KHTC, ngày 22/6/2010 về việc xây
dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011 và 5 năm 2011 – 2015). Cụ thể:
+ KH phải thể hiện tầm nhìn về sự phát triển của đơn vị trong thời gian tối thiểu 3-5 năm; Xây
dựng KH năm học căn cứ vào KH chiến lƣợc/KH trung hạn. Từng năm có rà soát, điều chỉnh KH
theo khả năng thực hiện cũng như yêu cầu, nhiệm vụ mới.
+ KH do cơ sở chủ động xây dựng theo chủ trương, hướng dẫn của cấp trên, cơ sở cùng cấp trên
thảo luận, quyết định.
+ Kế hoạch có sự tham gia của giáo viên, nhân viên, phụ huynh, chính quyền đoàn thể, cộng đồng,
doanh nghiệp…
+ Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn hàng năm rõ ràng; gắn với kế hoạch hành động cụ
thể, kèm theo các chỉ tiêu, chỉ số để theo dõi, đánh giá kết quả đạt được .
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, số liệu, thông tin có thể thu thập, xử lý qua các phần mềm ứng
dụng, đảm bảo chính xác, kịp thời.

b. So sánh 1 số nội dung cơ bản về đổi mới KHGD:
Hiện nay
- Có tính chiến lược/KHTH.
- Có tầm nhìn về sự phát triển của đvị trong thời
gian tối thiểu 3-5 năm.
- XD KH năm học căn cứ vào KHCL/KHTH. Từng
năm có rà soát, điều chỉnh theo khả năng thực
hiện cũng như yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Phương - Do cấp trên giao xuống, cơ sở bị động thực - Cơ sở chủ động XD theo chủ trương, hướng dẫn
pháp
hiện theo y/cầu cấp trên.
của cấp trên, cơ sở cùng cấp trên thảo luận,
quyết định.
Nội
dung

Trước đây
- Chỉ có KN năm học, k có KHCL, KHTH
- K có tầm nhìn dài, chỉ cho từng năm học.


Sự tham - Chủ yếu là Hiệu trưởng, thiếu sự tham gia của - Có sự tham gia của GV, nhân viên, phụ huynh,
gia
nhân viên/ GV, các bên liên quan.
chính quyền đoàn thể, cộng đồng…
Nguồn - KH chưa cân đối đầy đủ các đk thực hiện.
- KH xây dựng căn cứ vào k/quả cân đối đk thực
lực
hiện cao hơn
Trình - Trình bày nhiều về phần đánh giá thực trạng; - KH xđ mục tiêu dài hạn, TH, hàng năm roc ràng;

bày
cân đối nguồn lực, giải pháp chủ yếu.
gắn vs KH hành động cụ thể, kèm theo các chỉ
tiêu, chỉ số để theo dõi, đ/giá kết quả đạt đc.
Công cụ - Công cụ thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu - Ứng dụng CNTT, số liệu, thông tin có thể thu
thiếu, số liệu, thông tin không đầy đủ kịp
thập, xử lý qua các phần mềm ứng dụng, đảm
thời
bảo chính xác, kịp thời

Câu 8: Các loại kế hoạch trong trường phổ thông? Mối liên hệ giữa các loại kế hoạch?
1. Các loại kế hoạch trong trường phổ thông:
• Kế hoạch chiến lược: Là bản kế hoạch trong đó có những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện
thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được
trên cơ sở khả năng hiện tại, đảm bảo cho nhà trường có sự phát triển vượt bậc. KH này được xây
dựng trên 5 năm.
• Kế hoạch trung hạn: Là cụ thể hóa KH chiến lược, đưa ra các mục tiêu và chương trình hành
động quan trọng trong giai đoạn kế hoạch của ngành GD ĐT, nhà trường. KH này đc xây dựng từ 3
– 5 năm.
• Kế hoạch năm học: Xác định mục tiêu, chỉ tiêu các hoạt động, nguồn lực thực hiện của nhà
trường trong 1 năm học.
• Kế hoạch hoạt động (tác nghiệp):
- Là kế hoạch được lập cho một thời kỳ ngắn, thường dưới 1 năm. Là các kế hoạch được xác lập
trước khi tiến hành một hoạt động (hoặc một phạm vi hoạt động mang tính chuyên đề) để triển
khai nhiệm vụ cho kế hoạch năm học.
- Là kế hoạch về các mặt hoạt động cụ thể để triển khai kế hoạch năm học cuả của nhà trường.
• Kế hoạch của tổ chuyên môn: là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ
chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và
nhà trường.
• Kế hoạch cá nhân: là bản dự kiến của giáo viên về những công việc sẽ làm trong năm học, với

mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành cụ thể, nhằm thực hiện những ý đồ phát triển cá
nhân phù hợp với mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trường.
• Kế hoạch học kỳ, kế hoạch hàng tháng là sự cụ thể hóa của kế hoạch năm học cho từng khoảng
thời gian nhất định.
2. Mối quan hệ giữa các loại kế hoạch: Quan hệ phân cấp.
- Mỗi bản KH sau lại là sự chi tiết cụ thể hóa của KH trước lớn hơn
- Kế hoạch sau phải được xây dựng trên cơ sở kết quả đạt được của kì kế hoạch trước đó, phát triển
ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn.
Câu 9: Những vấn đề thường mắc trong lập kế hoạch trường phổ thông và cách khắc phục
a. Vấn đề
- Thiếu thông tin về nhân sự, tài chính.
- Kế hoạch chưa gắn với điều kiện nguồn lực (nhân lực, tài chính..)
- Trường mới chỉ xây dựng kế hoạch năm học.
- Kế hoạch năm học tách rời với quy hoạch, kế hoạch trung hạn.
- Các thành tựu vấn đề đượcc liệt kê dài dòng, không rõ cái nào là quan trọng, cần quan tâm, vấn đề
nào sẽ được ưu tiên.
2. Cách khắc phục những vấn đề này


-

-

Trong quá trình soạn thảo kế hoạch nên tuân thủ theo cấu trúc bản kế hoạch mẫu đã được hướng
dẫn; Đảm bảo được sự liên kết chặt chẽ giữa các nội dung trong từng phần và giữa các phần trong
một bản kế hoạch.
Các cách để đảm bảo được sự liên kết chặc chẽ giữa các phần trong một kế hoạch, đó là:
+ Phân cấp các mục tiêu, trong đó có mục tiêu được chia thành từng nhóm nhỏ và có liên quan
chặt chẽ tới mục tiêu ở mức độ cao hơn.
+ Sử dụng ma trận để biểu diễn mối liên hệ giữa các mục, các ý kiến khác nhau.

Hai cách thể hiện các gắn kết nội tại trong KH
+ Thể hiện bằng cây vấn đề (Gắn kết theo cấp độ: mục tiêu, hoạt động…)
+ Thể hiện bằng khung logic (Gắn kết theo thời gian đạt được mục tiêu)
Xây dựng khung kế hoạch hoạt động cho các mục tiêu, chỉ tiêu Câu hỏi cần trả lời:
+ Tương ứng với từng mục tiêu phải xác định các chỉ tiêu và hoạt động cụ thể nào?
+ Những hoạt động cần được thực hiện là gì?
+ Trong các hoạt động được xác định, hoạt động nào có thể làm trước?
+ Sắp xếp quá nhiều hoạt động bị trùng lặp thì cân đối và ưu tiên những hoạt động có thể giải
quyết được nhiều vấn đề/nhu cầu. Đó là những hoạt động nào?
+ Sử dụng nguồn lực nào?
+ Trách nhiệm thực hiện chính là ai?

Câu 10: Cách viết mục tiêu , chỉ tiêu kế hoạch trung hạn.
1. Về tiếp cận GD
Mục tiêu 1: ………………………………….
Chỉ tiêu 1.1:……………………………….
Chỉ tiêu 1.2:………………………………
Mục tiêu 2:…………………………………..
Chỉ tiêu 2.1:………………………………..
Chỉ tiêu 2.2:………………………………….
2. Về chất lượng GD
Mục tiêu 3:……………………………………
Chỉ tiêu 3.1:……………………………………
Mục tiêu 4:…………………………………..
Chỉ tiêu 4.1:……………………………….
3. Về QLGD
Mục tiêu 5:…………………………………….
Chỉ tiêu 5.1:…………………………………
Câu 11: Cách viết mục tiêu, chỉ tiêu, hoạt động trong KHNH
Mục tiêu 1:……………………………………..

Chỉ tiêu 1.1:…………………………………….
+ Các hoạt động:………………………………
+Người chịu trách nhiệm:………………………….
+ Kinh phí:………………………………….
- Mục tiêu 2:………………………………..
Chỉ tiêu 2.1:………………………………..
+ Các hoạt động:…………………………
+ Người chịu trách nhiệm:………………..
+ Kinh phí:…………………………….


Câu 12. Giải pháp chiến lược, những câu hỏi cần trả lời khi xác định các giải pháp chiến lược.
- Giải pháp CL: là những hành động/động thái chính phải đc tiến hành để đạt đc mục tiêu CL.
- Những câu hỏi cần trả lời
+ Cần làm gì để đạt tới mục tiêu?
+ Cần làm như thế nào?
+ Các nguồn lực cần thiết đề thực hiện giải pháp là gì?
• Các giải pháp chiến lược thường liên quan tới: (có thể ko cần)
- Quá trình dạy học
- Phát triển đội ngũ
- Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ
- Nguồn lực tài chính
- Hệ thống thông tin
- Quan hệ với cộng đồng
- Lãnh đạo và quản lý
Chú ý:
Khi xây dựng giải pháp cần phải:
- Đưa ra các phương án chiến lược
- Các tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn
- Lựa chọn phương án tốt nhất.

Câu 13. Sự giống và khác nhau của các loại kế hoạch trong giáo dục
1. Giống nhau: Tất cả các loại kế hoạch đều là một tập hợp những hoạt động, công việc và cách thức
thực hiện được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.
2. Khác nhau:
Các loại
KH

Khái
niệm

Cấu
trúc/Nội
dung
chính

Thời gian
Người
xây dựng

KH chiến lược

KH trung hạn và
KH năm học
Là cụ thể hóa kế
hoạch chiến lược, đưa
ra các mục tiêu,
chương trình hành
động quan trọng
trong giai đoạn kế
hoạch của ngành

GD&ĐT/nhà trường.
Từ 3 – 5 năm

KH năm học

KH hoạt động

Xác định mục tiêu, chỉ
tiêu, các hoạt động,
nguồn lực thực hiện
của
ngành
GD&ĐT/nhà trường
trong một năm học

Là kế hoạch về các
mặt hoạt động cụ thể
để triển khai kế
hoạch năm học của
ngành GD&ĐT/nhà
trường.

1. Phân tích tình hình.
2. Mục tiêu/chỉ tiêu
năm học
3. Hoạt động.
4. Tổ chức thực hiện

1. Mục tiêu
2. Các hoạt động.

3. Kết quả cần đạt
4. Thời gian
5. Người phụ trách
6.Nguồn lực/kinh
phí.

5 năm trở lên

1. Phân tích tình hình.
2. Mục tiêu/chỉ tiêu
trung hạn.
3. Mục tiêu/chỉ tiêu
KH năm học.
4. Hoạt động
5. Nguồn tài chính
6. Tổ chức thực hiện
3-5 năm

1 năm

Thủ trưởng cơ
quan/ĐV(Chủ trì)

Thủ trưởng cơ
quan/ĐV(Chủ trì)

Thủ trưởng cơ
quan/ĐV(Chủ trì)

Dưới 1 năm (quý,

tháng, tuần, ngày)
Thủ trưởng cơ
quan/ĐV(chủ trì)

Là những định hướng
lớn, thể hiện hình ảnh
hiện thực trong tương
lai

ngành
GD&ĐT/nhà trường
mong muốn đạt tới và
các giải pháp chiến
lược để đạt được trên
cơ sở khả năng hiện
tại. Đc xây dựng vs
thời gian trên 5 năm
1. Phân tích tình hình
2. Định hướng chiến
lược
3. Mục tiêu chiến lược.
4. Giải pháp chiến
lược.
5. Tổ chức thực hiện.


KH

GV
CMHS

UBND Tỉnh/huyện
Sở GD&ĐT(duyệt)

GV
CMHS
UBND Tỉnh/huyện
Sở GD&ĐT(duyệt)

GV
CMHS Sở/phòng
GD&ĐT
UBND
Tỉnh/Quận/Huyện
UBND
tỉnh/huyện(duyệt)

CB,VC

Câu 14. Các giai đoạn trong tiến trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. Hãy
phân tích giai đoạn xây dựng KH chính thức
A - Các giai đoạn xây dựng kế hoạch năm học:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch
Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch
Bước 3: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá
Xây dựng KH
- Tiền kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch sơ đồ
- Xây dựng kế hoạch chính thức
Kiểm tra đánh giá

Tái KH
Tổ chức thực hiện KH
Chỉ đạo thực hiện KH


B - Giai đoạn xây dựng kế hoạch chính thức:
Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ, tiến hành xây dựng kế hoạch chính thức. Có thể chọn một phương
án tổng hợp các phương án đã nêu ra ở bước xây dựng kế hoạch sơ bộ.
Cho thảo luận tập thể (cán bộ, toàn thể cán bộ nhân viên, giáo viên của trường, có thể thông qua
đại hội cán bộ công chức đầu năm học hiện nay đã được qui định tại Nghị quyết 71/NĐ của Chính phủ
về dân chủ hoá các hoạt động trong cơ quan hành chính sự nghiệp, qui chế hoạt động dân chủ trong
trường học
Bản kế hoạch chính thức phải được trình xét duyệt cấp trên. Sau khi đã được duyệt, tổ chức thực
hiện kế hoạch.
Hiện nay trên thực tế, trong các trường Trung học phổ thông có ba cách thức xây dựng kế hoạch
năm học khác nhau: Cách thứ nhất là Hiệu trưởng làm toàn bộ, cách thứ hai là Hiệu trưởng xây dựng
kế hoạch có tham khảo ý kiến một số người có trách nhiệm (phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổ
trưởng chuyên môn...); Cách thứ ba là Hiệu trưởng thành lập một nhóm xây dựng kế hoạch do Hiệu
trưởng phụ trách để giúp mình trong xây dựng kế hoạch năm học.
Rõ ràng cách làm thứ ba tốt hơn cả, bởi vì với việc lập “tổ xây dựng kế hoạch”, Hiệu trưởng sẽ
có thêm lực lượng để suy nghĩ, thực thi công việc. Sẽ tập hợp được trí tuệ tập thể một cách có định
hướng, có tổ chức. thể hiện được nguyên tắc tập trung dân chủ.
Khi thành lập một tổ xây dựng kế hoạch (gồm một số người có năng lực và có kinh nghiệm làm
kế hoạch, có vị trí và điều kiện làm kế hoạch) thì tổ xây dựng kế hoạch sẽ thực hiện các công việc của
khâu chuẩn bị cho kế hoạch: Tập hợp các thông tin (bên trong và ngoài trường) cần thiết cho kế hoạch:
Phân tích tình hình về mọi mặt nhằm đánh giá thực trạng của nhà trường; xác định các mục tiêu, tính
toán các chỉ tiêu của kỳ kế hoạch. Tổ xây dựng kế hoạch còn giúp Hiệu trưởng phổ biến cách thức tiến
hành xây dựng kế hoạch của nhà trường tới các đơn viọ công tác trong trường, tiến hành tập hợp các kế
hoạch của các đơn vị trong trường và cùng Hiệu trưởng hình thành bản kế hoạch sơ bộ, chuẩn bị cho
Đại hội cán bộ công chức đầu năm học. Sau đó tổ xây dựng kế hoạch giúp Hiệu trưởng xây dựng bản

kế hoạch hoàn chỉnh của trường. Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ ở hình 3.
Giai đoạn xây dựng kế hoạch, kế hoạch chính thức rất quan trọng vì trên cơ sở phân tích ở giai
đoạn trên, căn cứ vào những tiềm năng đã có và những khả năng sẽ có mà xác định rõ hệ thống mục
tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn của nhà trường khi kết
thúc năm học. Kết quả của giai đoạn này là cần đạt được sự thống nhất cao trong nhà trường về bản kế
hoạch năm học.
Sơ đồ 5: Quan hệ trong tổ chức xây dựng kế hoạch năm học
Căn cứ vào bản kế hoạch chính thức (mục tiêu, nội dung các hoạt động, thời hạn và các biện pháp) đã
được duyệt tiến hành tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
(Vẽ sơ đồ)


Câu 15. Xác định MT, CT trong lập KH trung hạn giáo dục
a. Xác định mục tiêu:
- Sau khi thực hiện phân tích tình hình là bước xđ các MT, CT cho kỳ kế hoạch tói, Các mục tiêu và
chỉ tiêu trong bản KH cần đề cập đến 3 khía cạnh sau:
+ Tiếp cận GD
+ Chất lượng GD
+ QLGD
- Chú ý:
+ MT phải đc đề ra cho 1 thời gian nhất định,
+ MT phải đc thể hiện bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu.
+ K nên đặt quá nhiều mục tiêu.
+ MT phải đc sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
+ Cần lưu ý các mục tiêu về đi học và hoàn thành THCS của trẻ em, em gái,….
b. Xác định chỉ tiêu
- Các CT của 1 MT là sự phân nhỏ mục tiêu đó thành các thành phần, đạt đc các MT thành phần
tương đương vs việc đạt đc MT. Các chỉ tiêu phải đo lường đc, nêu lên đc số lượng, thời gian cần
thực hiện và các chỉ số thành công.
- Để tạo ĐK thuận lợi cho việc lập KH và đạt đc các MT và CT, mỗi MT nền gồm k quá 5 chỉ tiêu.

Câu 16. Sự giống và khác nhau giữa KH chiến lược và kế hoạch trung hạn, năm học
Giống nhau :
Đều là bản kế hoạch, về những công việc thực hiện trong một thời gian nhất định với cách thức và
trình tự, thời gian để đưa nhà trường phát triển thêm một bước nữa.
Khác nhau : (Câu 13)
Câu 17. Sự giống và khác nhau giữa KH trung hạn, năm học, tác nghiệp.
• Giống
- Đều xác định các mục tiêu cụ thể, chính xác, tiên đóan những sự kiện cụ thể chi tiết của trạng thái
tương lai, họat động của 1 tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nào đó
- Đều phải tôn trọng và thực hiện các quy tắc, nguyên tắc để đảm bảo sự chính xác, tính khả thi và
khoa học (Tính đảng, tính khoa học, tính pháp lệnh, nguyên tắc SMART…)
- Đều phải có căn cứ và cơ sở pháp lý nền tảng
• Khác nhau (Câu 13)
Câu 18. Cách thể hiện các hoạt động để đạt được chỉ tiêu trong kế hoạch trung hạn
Các hoạt động:
1.1.1
1.1.2
Người chịu trách nhiệm:
Kinh phí
1.
2.
3.
4.
5.
6.

• Vì vậy, cần thể hiện các họat động như thế nào để đạt được các chỉ tiêu trung hạn?
Mô tả họat động cần thực hiện với nguồn nhân lực, vật lực, tài chính cần thiết để thực hiện thành
công họat động đó
Chỉ định cán bộ phụ trách hay chịu trách nhiệm thực hiện

Kiểm tra xem người chịu trách nhiệm có đủ quyền hạn để thực hiện họat động không
Thời hạn hòan thành
Tập hợp các chỉ số theo dõi và đánh giá
Chế độ báo cáo rõ ràng ( có tên cơ quan được báo cáo và kết quả họat động).


Câu 19: Phân biệt giữa lập KHCL, lập KH trung hạn, năm học, tác nghiệp?
Các
Lập KH chiến lược
kiểu lập
KH
Khái
Là đưa ra những định
niệm
hướng lớn, thể hiện
hình ảnh hiện thực
trong tương lai mà
ngành GD&ĐT/ nhà
trường mong muốn đạt
tới và các giải pháp
chiến lược để đạt
được trên cơ sở khả
năng hiện tại
Các
Bước 1: Phân tích môi
bước
trường (SWOT)
thực
Bước 2: Xác định định
hiện

hướng chiến lược
Bước 3: Xác định mục
tiêu chiến lược
Bước 4: Xác định giải
pháp chiến lược
Bước 5: Xây dựng các
đề xuất tổ chức thực
hiện
Bước 6: Viết văn bản
và phê chuẩn văn bản
KHCL
Thời
5 năm
gian

Lập KH trung hạn

Lập KH năm học

Lập KH tác nghiệp

Là đưa ra các mục
tiêu, chương trình,
hành động quan
trọng trong giai đoạn
KH
của
ngành
GD&ĐT/nhà trường,
cụ thể hóa KHCL


Xác định mục tiêu,
chỉ tiêu, các hoạt
động, nguồn lực
thực
hiện
của
ngành GD&ĐT/nhà
trường trong một
năm học.

Là xây dựng các mặt
hoạt động cụ thể để
triển khai kế hoạch
năm học của ngành
GD&ĐT/nhà trường.

Bước 1: Phân tích
tình hình
Bước 2: Xác định
mục tiêu, chỉ tiêu
trung hạn
Bước 3: Xác định
mục tiêu, chỉ tiêu, KH
hoạt động của năm
học tới (xây dựng KH
hoạt động)
Bước 4: Xác định tài
chính
Bước 5: Trình bày

kế hoạch
3 – 5 năm

Bước 1: Xây dựng
kế hoạch
Bước 2: Tổ chức
thực hiện kế hoạch
Bước 3: Chỉ đạo
thực hiện kế hoạch
Bước 4: Kiểm tra,
đánh giá

Bước 1: Xác định
mục tiêu
Bước 2: Xác định
các hoạt động
Bước 3: Đưa ra kết
quả cần đạt
Bước 4: Xác định
thời gian
Bước 5: Phân công
người phụ trách
Bước 6: Xác định
nguồn lực/ kinh phí

1 năm

Dưới 1 năm
(Quý, tháng, tuần,
ngày)


Câu 20: Sự khác nhau cơ bản trong phần đặc điểm tình hình của kế hoạch chiến lược, trung hạn,
năm học.
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu
bên trong nhà trường
Phân tích cơ hội thuận lợi và
các khó khan, thách thức từ
bên ngoài nhà trường

KẾ HOẠCH TRUNG HẠN
Phân tích tình hình cả bên trong
và bên ngoài nhưng cần đề cập
đến 3 khía cạnh:
- Tiếp cận giáo dục
- Chất lượng giáo dục
- Quản lý giáo dục

KẾ HOẠCH NĂM HỌC
Phân tích tình hình cả bên trong (điểm
mạnh và điểm yếu) và bên ngoài (thời cơ
và thách thức)
Nêu thành tích nhà trường trong những
năm qua.

Câu 21: Phân biệt giữa sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn?
Khái
niệm

Sứ mệnh

Khẳng định mục đích, lý do tồn tại
của nhà trường.Các lĩnh vực phục vụ
ưu tiên và cách thức phục vụ của nhà
trường sẽ thực hiện để thỏa mãn
nhu cầu giáo dục của học sinh.

Giá trị
Là điều mà nhà trường cam
kết thực hiện cho các bên có
liên quan, các nguyên tắc chỉ
đạo hành vi của các thành
viên trong nhà trường.

Tầm nhìn
Là ý tưởng về tương lai của
nhà trường có thể đạt được,
thể hiện mong muốn của nhà
trường và cộng đồng.nTầm
nhìn chỉ rõ quang cảnh hiện
thực tin cậy và hấp dẫn của
tương lai. Tầm nhìn là mục


Yêu
cầu
cần
đạt

Khi xây dựng sứ mệnh cần trả lời các
câu hỏi:

+ Ai đang được phục vụ
+ Các nhu cầu cần được đáp ứng
+ Tại sao việc đáp ứng các nhu cầu
này là quan trọng.
+ Làm thế nào để tổ chức có thể đáp
ứng nhu cầu này.

Giá trị trường học thường
được diễn đạt bao gồm:
+ Thái độ của cán bộ, giáo
viên, học sinh.
+ Các tiêu chuẩn đạo đức
nghề nghiệp.
+ Các chính sách tạo cơ hội
công bằng
+ Chất lượng dịch vụ.

tiêu vẫy gọi chỉ ra cầu nối từ
hiện tại tới tương lai.
Khi xây dựng tầm nhìn cần:
+ Phải được chia sẻ với các
thành viên trong nhà trường.
+ Tầm nhìn có thể được xây
dựng theo nhiều cách khác
nhau.
+ Phải chú trọng đến tương
lai, quan tâm đến mức độ
thành công và mức ổn định
của nhà trường trong một
thời gian nhất định.

+ Phải tập trung vào mục
đích cuối cùng chứ không
chứ không phải con đường
đi đến mục đích đó

Câu 22: Thế nào là một sứ mệnh được thể hiện tốt ? Nêu cụ thể điều kiện, yêu cầu để tuyên bố
được một sứ mệnh tốt.
1. Phù hợp với điều kiện tình hình nhà trường.
2. Phải trả lời được 4 câu hỏi:
- Ai đang được phục vụ?
- Các nhu cầu nào cần được đáp ứng?
- Tại sao việc đáp ứng các nhu cầu này lại là quan trọng?
- Làm thế nào để tổ chức có thể đáp ứng những nhu cầu này?
3. Phải đáp đứng được 10 tiêu chí:
- Rõ ràng và tất cả giáo viên, nhân viên, ngay cả những người bình thương nhất đều có thể thực hiện
được.
- Ngắn gọn để nhiều người có thể nhớ được.
- Cụ thể hóa rõ ràng công việc nhà trường phải làm? Làm gì? Ai làm? Làm thế nào? Tại sao?
- Xác định hướng đi để đạt được tầm nhàn của nhà trường.
- Thể hiện năng lực riêng, khác biệt của nhà trường.
- Phạm vi đủ rộng để linh hoạt khi thực hiện nhưng không quá rộng mà bỏ qua trọng tâm.
- Định dạng được cách thức ra quyết định để sử dụng.
- Có thể thực hiện được không? Có thực tế không?
- Lời lẽ tuyên bố của sứ mạng có thể hiện quyết tâm?
- Có sức mạng tập hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên không?
4. Phải đáp ứng 2 yêu cầu:
- Sứ mạng phải thể hiện vị trí, vai trò, trách nhiệm của cơ sở đối với cộng đồng.
- Sứ mệnh là cách thức, con đường cần thực hiện và là lý do tồn tại và phát triển của cơ sở giáo dục.
Câu 23: Phân biệt tầm nhìn, mục tiêu, chỉ tiêu ? Nguyên tắc xác định mục tiêu, chỉ tiêu ? Căn cứ
xác định mục tiêu ?

1. Phân biệt tầm nhìn, mục tiêu, chỉ tiêu:
Tầm nhìn
Mục tiêu
Chỉ tiêu
Khái Là ý tưởng về tương lai của nhà Là một phát biểu chung về Là thành phần cụ thể của


niệm

Tính
chất

Cấu
trúc

Mối
liên
hệ

trường có thể đạt được, thể hiện
mong muốn của nhà trường và
cộng đồng.
Tầm nhìn chỉ rõ quang cảnh hiện
thực, tin cậy và hấp dẫn của
tưởng lai.
Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi,
nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới
tương lại

những gì mong muốn đạt

được.
Là kết quả cần đạt của kế
hoạch, là những thay đổi
trong đời sống người
hưởng lợi hoặc hoạt động
ngành giáo dục

mục tiêu, nó được rút ra từ
mục tiêu. Nó là số liệu tiêu
chuẩn, số liệu chuẩn mực
nào đó cần hay phải đạt
được của 1 mục tiêu

Mang tính định tính
Mang tính định tính
Mang tính định lượng với
Không được gắn với thời gian cụ Không đc gắn với thời số lượng cụ thể, có sự
thể
gian cụ thể
lượng hóa
Được gắn với tgian cụ thể
-Nêu rõ viễn cảnh tương lai trên
cơ sở những định hướng, phân
tích, dự báo, hệ thống giá trị
đáng tin cậy
-Tầm nhìn tập trung vào mục
đích cuối cùng chứ không phải
con đường đi tới mục đích đó
Tầm nhìn là mục đích, mục tiêu
cuối cùng cần đạt được.


Cấu trúc của mục tiêu sẽ
gồm một động từ chỉ
hướng hành động và một
danh từ (hoặc đoạn văn)
mô tả đối tượng can thiệp.

(1) tên chỉ tiêu; (2) con số
định lượng; (3) không gian
phản ánh; (4) đối tượng
phản ánh; và (5) thời gian
đo lường

Mục tiêu thể hiện những gì Chỉ tiêu được rút ra từ mục
cần đạt được để đạt được tiêu, 1 mục tiêu có thể có 1
cái lớn hơn là tầm nhìn.
hay nhiều chỉ tiêu (không
nên quá 5), chỉ tiêu chi tiết
hơn mục tiêu, nó định
hướng hoạt động thông qua
việc sử dung nguồn nhân
lực, vật lực và tài chính

2. Nguyên tắc xác định mục tiêu:
Khi xây dựng MT cần chú ý nguyên tắc : S_M_A_R_T
S – Specific: cụ thể, dễ hiểu
M – Mesureable: đo lường được
A – Attainable: có thể đạt được
R – Result – Oriented: định hướng kết quả
T – Timebound: giới hạn thời gian



3. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu:
Chỉ tiêu phải đo lường được, nêu lên được số lượng, thời gian cần thực hiện, và các chỉ số thành
công.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu, mỗi mục tiêu
nên gồm không quá 5 chỉ tiêu.
4. Căn cứ để xác định mục tiêu: (Xem câu 25)
-

Câu 24: Nêu cấu trúc nội dung bản kế hoạch trung hạn, trình bày cụ thể phần đặc điểm tình
hình.
1. Cấu trúc nội dung của bản kế hoạch trung hạn:
Phần 1: Phân tích tình hình
Phần 2: Các kết quả đạt được và các khó khăn, thách thức
Phần 3: Các mục tiêu và chỉ tiêu trung hạn
Phần 4: Các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hoạt động trong năm học tới
Phần 5: Thông tin tài chính/ huy động nguồn lực
2. Cụ thể:
Cấu trúc có thể như sau:
- Xác định vai trò của trường trong sự phát triển chung của tỉnh/ huyện
- Các mục tiêu chính được đề ra trong kế hoạch kỳ trước
- Báo cáo các kết quả đạt được liên quan đến các mục tiêu chính của kỳ kế trước, báo cáo các mức
độ hoàn thành kế hoạch hoạt động và nêu lên các chỉ số giám sát đã xác định kỳ trước.
- Mô tả các vấn đề cần ưu tiên giải quyết, nguyên nhân
- Nêu lên các thách thức và nhu cầu trong tương lai.
Quy trình lập:
Phân tích bên trong và bên ngoài. Phân tích bên trong cần đề cập 3 khía cạnh:
 Tiếp cận giáo dục:
- Phổ cập giáo dục

- Tài liệu học tập
- Điều kiện nhân lực, vật lực cơ bản
- Ngăn ngừa học sinh bỏ học
- Bình đẳng giới, dân tộc...
 Chất lượng giáo dục:
- Thực hiện chương trình
- Tài liệu dạy và học
- Đào tạo bồi dương chuyên môn cho giáo viên
- Phát triển đội ngũ giáo viên, CBQLGD
 Quản lý giáo dục:
- Lập kế hoạch
- Thông tin
- Xây dựng quan hệ với các bên liên quan
- Tài chính
- Theo dõi, giám sát
- Đánh giá
Câu 25: Các căn cứ để lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch trung hạn, kế hoạch năm học.
• Những cơ sở pháp lý
- Các loại chỉ thị từ các cấp lãnh đạo và quản lý, các chỉ thị từ chính phủ đến các cấp chính quyền,
các chỉ thị năm học của ngành dọc từ BGD và ĐT đến các cơ quan quản lý GD và ĐT khác, nghị
quyết đại hội, chi bộ và nghị quyết hội nghị cán bộ công chức nhà trường.




Các mục tiêu, chỉ tiêu cần thực hiện
Hệ thống chỉ tiêu cơ bản trong GD:
- Chỉ tiêu sự nghiệp: Số HS có mặt đầu năm, số HS tuyển mới, tỷ lệ HS tốt nghiệp, lên lớp, lưu ban,
bỏ học, chuyển cấp, vào ĐHCH.
- Chỉ tiêu nhân lực: Tổng số GV, CB, nhân viên chia theo các diện biên chế-hợp đồng dài hạn- ngắn

hạn- theo vụ việc.
- Chỉ tiêu ngân sách và CSVC:
+ Tổng chi ngân sách NN: chi sự nghiệp thường xuyên, chi đào tạo bồi dưỡng, chi xây dựng cơ
bản.
+ Kế hoạch về CSVC- kỹ thuật
+ Nguồn vốn: Ngân sách NN, xã hội hóa, viện trợ, các nguồn huy động khác.
• Các đk nội lực của nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu)
- Đội ngũ CBGV, cán bộ quản lý
- CSVC và thiết bị
- Các thành tích về GD&ĐT, nghiên cứu khoa học của nhà trường và các kết quả thực hiện kế hoạch
năm trước.
• Các đk ngoại lực (thời cơ, thách thức)
- Sự quan tâm của XH, các chủ trương chính sách về GD
- Sự phát triển của KTXH
- Nhu cầu của XH, của phát triển KT đối với GD
- Sự phát triển dân số
- Mặt bằng dân trí, truyền thống văn hóa
- Các ảnh hưởng tiêu cực của môi trường tác động vào GD
- Các cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn đối với nhà trường
Câu 26. Tiến trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học ở trường THPT
Ta có thể mô tả quỏ trình kế hoạch hoá gồm 4 bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch
Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch
Bước 3: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá
Bước 1: Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch bao gồm các giai đoạn: Tiền kế hoạch, xây dựng kế hoạch sơ bộ, xây dựng
kế hoạch chính thức.
a. Tiền kế hoạch (giai đoạn chuẩn bị kế hoạch hoá): Căn cứ những cơ sở pháp lý và thực
tiễn đó nờu ở trờn, giai đoạn tiền kế hoạch cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:

• Xác định nhu cầu và thu nhập thông tin
- Xác định thủ tục xây dựng kế hoạch.
- Thành lập nhóm xây dựng kế hoạch. Nhóm này có thể khởi thảo hoặc tập hợp kế hoạch của các
bộ phận trong trường
- Thu nhập, phân tớch và xử lý thông tin phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch. Các thông tin chủ
yếu như: Các loại chỉ thị, Nghị quyết của các cấp Đảng và Chính quyền, thành tích của nhà
trường; kết quả thực hiện các chỉ tiêu của năm học trước.
• Dự báo, chẩn đoán
- Phân tích, đánh giá thực trạng nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực); phân tích tình
hình môi trường, xã hội để biết được các cơ hội cần tận dụng và các nguy cơ các thách thức
cần tránh, từ đó Xác định trạng thái xuất phát và những phân tích sư phạm về trạng thái đó.
- Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế và những phân tớch sư phạm về trạng thái đó.


-

Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội , chỉ tiêu phát triển dân số của địa phương nơi
trường đóng và của khu vực (xã, huyện, tỉnh).
- Dự đoán chiều hướng phát triển về các chỉ tiêu cần có trong kế hoạch (chỉ tiêu trí dục, đức dục
ở các khối, lớp, chỉ tiêu học sinh tốt nghiệp, chỉ tiêu về xây dựng cơ sở vật chất...)
- Dự báo các hoạt động của nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiờu phát triển kinh tế – xã
hội của địa phương.
b. Xây dựng kế hoạch sơ bộ:
- Xây dựng hệ thống mục tiờu, chỉ tiêu cần đạt được
- Xây dựng các điều kiện cần thiết (nhân lực, phương tiện, thiết bị, tài chính) cho kế hoạch.
- Dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch.
Trong kế hoạch sơ bộ ta có thể đề xuất nhiều phương án khác nhau để lựa chọn.
c. Xây dựng kế hoạch chính thức.
- Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ, tiến hành xây dựng kế hoạch chính thức. Có thể chọn một
phương án tổng hợp các phương án đó nờu ra ở bước xây dựng kế hoạch sơ bộ.

- Cho thảo luận tập thể (cán bộ, toàn thể cán bộ nhân viên, giáo viên của trường, có thể thông
qua đại hội cán bộ công chức đầu năm học hiện nay đó được qui định tại Nghị quyết 71/NĐ
của Chính phủ về dân chủ hoá các hoạt động trong cơ quan hành chính sự nghiệp, qui chế hoạt
động dân chủ trong trường học)
- Bản kế hoạch chính thức phải được trình xét duyệt cấp trên. Sau khi đó được duyệt, tổ chức
thực hiện kế hoạch.
- Hiện nay trên thực tế, trong các trường Trung học phổ thông có ba cách thức xây dựng kế
hoạch năm học khác nhau: Cách thứ nhất là Hiệu trưởng làm toàn bộ, cách thứ hai là Hiệu
trưởng xây dựng kế hoạch có tham khảo ý kiến một số người có trách nhiệm (phó Hiệu trưởng,
Chủ tịch công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn...); Cách thứ ba là Hiệu trưởng thành lập một
nhóm xây dựng kế hoạch do Hiệu trưởng phụ trách để gióp mình trong xây dựng kế hoạch năm
học.
- Rừ ràng cách làm thứ ba tốt hơn cả, bởi vì với việc lập “tổ xây dựng kế hoạch”, Hiệu trưởng sẽ
có thêm lực lượng để suy nghĩ, thực thi công việc. Sẽ tập hợp được trớ tuệ tập thể một cách có
định hướng, có tổ chức. thể hiện được nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Khi thành lập một tổ xây dựng kế hoạch (gồm một số người có năng lực và có kinh nghiệm
làm kế hoạch, có vị trớ và điều kiện làm kế hoạch) thì tổ xây dựng kế hoạch sẽ thực hiện các
công việc của khâu chuẩn bị cho kế hoạch: Tập hợp các thông tin (bên trong và ngoài trường)
cần thiết cho kế hoạch: Phân tích tình hình về mọi mặt nhằm đánh giá thực trạng của nhà
trường; xác định các mục tiêu, tính toán các chỉ tiêu của kỳ kế hoạch. Tổ chức xây dựng kế
hoạch cũng giúp Hiệu trưởng phổ biến cách thức tiến hành xây dựng kế hoạch của nhà trường
tới các đơn vị công tác trong trường, tiến hành tập hợp các kế hoạch của các đơn vị trong
trường và cùng Hiệu trưởng hoàn thành bản kế hoạch sơ bộ, chuẩn bị cho Đại hội cán bộ công
chức đầu năm học. Sau đó tổ xây dựng kế hoạch giúp Hiệu trưởng xây dựng bản kế hoạch hoàn
chỉnh của trường..
- Giai đoạn xây dựng kế hoạch, kế hoạch chính thức rất quan trọng và trên cơ sở phân tích giai
đoạn trên, căn cứ vào những tiềm năng đã có và những khả năng sẽ có mà xác định ra hệ thống
mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ ra trạng thái mong muốn của nhà
trường khi kết thúc năm học. Kết quả của giai đoạn này là cần đạt được sự thống nhất cao
trong nhà trường về bản kế hoạch năm học.

Bước hai: Tổ chức thực hiện kế hoạch
- Việc xây dựng kế hoạch một cách tốt phải đồng thời đi đôi với việc tổ chức thực hiện tốt, sáng
tạo.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đó chính là giai đoạn thực hiện hoá những ý tưởng đã được nêu
trong kế hoạch để đưa nhà trường từng bước đi lên; Đó chính là sự sắp đặt một cách khoa học


những con người, những công việc một cách hợp lý để mỗi người đều thấy hài lòng và hào
hứng làm cho công việc diễn ra một cách trôi chảy. Các công việc cơ bản của phần này bao
gồm:
+ Truyền đạt, giải thích nhiệm vụ cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện kế hoạch, phân công
thực hiện, bố trí xắp xếp các bộ phận và các cá nhân cho đúng người đúng việc, qui định chức
năng , quyền hạn cho từng bộ phận có tính đến năng lực từng người cũng như khó khăn họ có
thể gặp phải.
+ Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch. Cần chú ý các hoạt
động có tính ưu tiên (hoạt động dạy và học; giáo dục đạo đức).
+ Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên; thiết lập mối quan hệ quản lý
cơ chế thông tin.
+ Lập chương trình hoạt động, tức là kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện các việc đa nêu trong
kế hoạch, ở đây có thể sử dụng các sơ đồ Gant, Pert để vạch kế hoạch thực hiện.
+ Ra các quyết định thực hiện kế hoạch
Câu 27: Quy trình lập 1 bản KH chiến lược
Câu hỏi cần trả lời
Chúng ta đang ở đâu?

Các bước thực hiện
Bước 1: Phân tích môi trường
(SWOT)

Chúng ta muốn đến đâu?


Bước 2: Xác định định hướng + Tuyên bố sứ mệnh của nhà trường.
CL (sứ mạng, tầm nhìn, giá trị) + Các giá trị cơ bản để thực hiện sứ mệnh.
+ Xác định hình ảnh tương lại về nhà
trường (tầm nhìn)

Chúng ta đến được vị trí mong
muốn ntn?
Làm gì? Làm thế nào? Bằng gì?

Kết quả cần đạt
+ Xác định điểm manh/ điểm yếu của nhà
trường.
+ Xác định cơ hội/ thách thức từ môi
trường bên ngoài.

Bước 3: Xác định mục tiêu CL

+ Mục tiêu chung
+ MT cụ thể
+ Các chỉ tiêu cần đạt

Bước 4: Xác định các giải pháp
CL

+ Đưa ra các phương án CL.
+ Lựa chọn phương án tốt nhất.
+ Khẳng định các chương trình MT.

Thực thi CL ntn?

Bước 5: Xác định các đề xuất
Làm thế nào đánh giá sự tiến tổ chức thực hiện
bộ?

+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức.
+ Chỉ đạo thực hiện
+ Tiêu chí đánh giá
+ Hệ thống thông tin phản hồi
+ Phương thức đánh giá sự tiến bộ

Trình bày VB và thể chế hoá
KHCL ntn?

+ VB KHCL
+ Ban hành KHCL

Bước 6: Viết VB và phê chuẩn
VB KHCL

Câu 29: Cấu trúc 1 bản KHCL trong GD và nêu rõ yêu cầu nội dung phân tích môi trường.
a. Cấu trúc chung bản kế hoạch chiến lược trong giáo dục:
1. Tên KHCL
2. Giới thiệu nhà trường
3. Phân tích môi trường( sử dụng SWOT)
4. Định hướng chiến lược (Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị)


5.
6.
7.

8.

Mục tiêu chiến lược, các ưu tiên
Giải pháp chiến lược
Đề xuất tổ chức thực hiện
Kết luận và kiến nghị
b. Yêu cầu nội dung phân tích môi trường
Các câu hỏi cần trả lời khi phân tích MT:
- Điểm mạnh bên trong nhà trường là gì? Xếp hạng
- Điểm yếu bên trong nhà trường là gì? Xếp hạng
- Các cơ hội thuận lợi từ bên ngoài nhà trường là gì? Xếp hạng
- Các khó khăn, thách thức từ bên ngoài nhà trường là gì? Xếp hạng
- Những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của
nhà trường? Những ưu tiên trong giai đoạn chiến lược sắp tới là gì?
Các câu hỏi cân trả lời khi xác định các vấn đề chiến lược:
- Cài gì là vấn đề?
- Vì sao lại có vấn đề?
- Vấn đề của ai?
- Có thể làm gì để giải quyết vấn đề?
- Có thể gặp hậu quả gì nếu bỏ sót vấn đề này?
Câu 30: Cấu trúc 1 bản KHCL trong GD và nêu rõ yêu cầu nội dung xác định mục tiêu chiến
lược.
a. Cấu trúc chung bản kế hoạch chiến lược trong giáo dục
1. Tên KHCL
2. Giới thiệu nhà trường
3. Phân tích môi trường( sử dụng SWOT)
4. Định hướng chiến lược (Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị)
5. Mục tiêu chiến lược, các ưu tiên
6. Giải pháp chiến lược
7. Đề xuất tổ chức thực hiện

8. Kết luận và kiến nghị
b. Yêu cầu nội dung xác định mục tiêu chiến lược
Mục tiêu là kết quản cần đạt của kế hoạch, là những thay đổi trong đời sống người hưởng lợi
hoặc hoạt động của nhà trường.
Các câu hỏi cần trả lời khi xác định mục tiêu chung:
- Các mục tiêu này có phù hợp với các quy luật về luật pháp, các tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh và
giá trị của tổ chức hay không?
- Các mục tiêu này có phản ánh các vần đề chiến lược và các ưu tiên của nhà trường hay không?
- Các mục tiêu chúng có định hướng rõ cho hành động hay không?
- Các mục tiêu chung mang tính lâu dài hay không?
+ Mục tiêu cụ thể: chú trọng tới kết quả cuối cung, cụ thể cần đạt, có thể đo lường được thông qua
các chỉ tiêu cụ thể.
Câu 34: Trong xây dựng KHCL cần làm gì để xác định vấn đề ưu tiên?
Để xác định vấn đề ưu tiên cần phân tích môi trường của ngành GD&ĐT/nhà trường. Các câu hỏi
cần trả lời khi phân tích môi trường:
- Điểm mạnh bên trong nhà trường là gì ? Xếp hạng ?
- Điểm yếu bên trong nhà trường là gì ? Xếp hạng ?
- Các cơ hội thuận lời từ bên ngoài nhà trường là gì ? Xếp hạng ?
- Các khó khăn, thách thức từ bên ngoài nhà trường là gì ? Xếp hạng ?


-

Những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của
nhà trường ? Những ưu tiên trong giai đoạn chiến lược sắp tới là gì ?
Khi phân tích tình hình phải chỉ ra được các nguyên nhân khiến cho nhà trường yếu kém về
một số chỉ số cụ thể nào đó để từ đó đưa ra giải pháp, tập trung ưu tiên giải quyết nhằm có được
một mặt bằng chất lượng giáo dục tương đối đồng đều trong nhà trường.
Các câu hỏi cần trả lời khi xác định các vấn đề chiến lược:
- Cái gì là vấn đề ?

- Vì sao lại có vấn đề ?
- Vấn đề của ai ?
- Có thể làm gì để giải quyết vấn đề ?
- Có thể gặp hậu quả gì nếu bỏ sót vấn đề này ?
Câu 35: Trong xây dựng KHNH cần xác định mục tiêu, chỉ tiêu hoạt động cho những mặt công
tác của nhà trường. Ví dụ cụ thể cho 1 công tác.
1.Công tác dạy – học và giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. Xây dựng đội ngũ và bồi dưỡng giáo viên.
3. Công tác thi đua
4. Hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hướng nghiệp .
5. Hoạt động ngoài giờ, hoạt động xã hội
6. Xây dựng cơ sở vật chất, thư viện, sách giáo khoa và các xơ sở vật chất khác phục vụ cho giáo dục.
7.Xã hội hóa công tác giáo dục
8. Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra nội bộ
VD: Cho công tác 2
 Mục tiêu 1: Tuyển đủ số lượng GV, nâng cao kết quả hoạt động chuyên môn của đội ngũ
GV.
 Chỉ tiêu 1.1: Tuyển thêm 02 GV môn địa, 01 GV môn toán.
 Các hoạt động:
- Thông báo tuyển GV
- Tổ chức thi tuyển
 Chỉ tiêu 1.2: 45%GV dạy giỏi cấp tỉnh
 Các hoạt động:
- Thực hiện khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho các GV tham gia thi đua giảng dạy.
- Tổ chức các cuộc thi GV dạy giỏi.
- Tiến hành các buổi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy
 Người chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng, tổ trưởng tổ bộ môn
 Mục tiêu 2: Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ GV
 Chỉ tiêu 1.1: Cử 5 Gv đi học các lớp bồi dưỡng trình độ sau đại học.
 Các hoạt động:

- Chọn, cử 5 GV đi học
- Hỗ trợ 1 phần KT
 Chỉ tiêu 1.2: 100% cán bộ GV có kế hoạch tự bồi dưỡng và kế hoạch bồi dưỡng thường
xuyên theo quy định.
 Các hoạt động:
- Phổ biến để tất cả CBGV tự lên kế hoạch bồi dưỡng
- Khuyến khích mọi người tham gia kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
 Người chịu trách nhiệm: Phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ bộ môn.
Câu 36: Cấu trúc 1 bản KHCL trong GD, nêu rõ yêu cầu của ND xác định giải pháp/ chương
trình hành động CL. Ví dụ


1. Cấu trúc chung bản kế hoạch chiến lược trong giáo dục:
1. Tên KHCL
2. Giới thiệu nhà trường
3. Phân tích môi trường
4. Xác định sứ mạng, tầm nhìn, giá trị
5. Xác định mục tiêu chiến lược, các ưu tiên
6. Xác định các giải pháp chiến lược
7. Đề xuất tổ chức thực hiện
8. Kết luận và kiến nghị
2. Yêu cầu nội dung xác định giải pháp/chương trình hành động CL:
Giải pháp chiến lược là những động thái/ hành động chính phải được tiến hành để đạt được mục
tiêu chiến lược.
+ Cần trả lời câu hỏi:
• Cần làm gì để đạt tới mục tiêu?
• Cần làm như thế nào?
• Các nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp là gì?
+ Các giải pháp chiến lược thường liên quan tới:
• Quá trình dạy học.

• Phát triển đội ngũ.
• CSVC, thiết bị, công nghệ.
• Nguồn lực tài chính.
• Hệ thống thông tin.
• Quan hệ với cộng đồng.
• Lãnh đạo và quản lý.
+ Chú ý: Khi xây dựng giải pháp cần phải:
• Đưa ra các phương án chiến lược
• Các tiêu chuẩn/tiêu chí lựa chọn
• Lựa chọn phương án tốt nhất
Câu 37: Để tuyên bố đc 1 sứ mệnh đúng, phù hợp với nhà trường cần căn cứ vào đâu và phải
đảm bảo yêu cầu gì? Nêu cụ thể những căn cứ, yêu cầu đó. Cho ví dụ minh họa
1. Khái niệm
- Sứ mệnh: sứ mệnh khẳng định mục đích, lý do tồn tại của nhà trường; các lĩnh vực phục vụ mục
đích ưu tiên và cách thức phục vụ của nhà trường sẽ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu giáo dục học
sinh.
2. Cần đảm bảo các căn cứ và yêu cầu sau:
- Phù hợp với điều kiện tình hình nhà trường.
- Phải trả lời được 4 câu hỏi:
+ Ai đang được phục vụ?
+ Các nhu cầu nào cần được đáp ứng?
+ Tại sao việc đáp ứng các nhu cầu này lại là quan trọng?
+ Làm thế nào để tổ chức có thể đáp ứng những nhu cầu này?
 Các tiêu chí xác định 1 sứ mệnh tốt
1) Rõ ràng và tất cả giáo viên, nhân viên, ngay cả những người bình thường nhất đều có thể hiểu
được.
2) Ngắn gọn để nhiều người có thể nhớ được.
3) Cụ thể hoá rõ ràng công việc nhà trường phải làm? Làm gì? Ai làm? Làm thế nào? Tại sao?



4)
5)
6)
7)
8)
9)
10)
-

Xác định được hướng đi để đạt được tầm nhìn của nhà trường.
Thể hiện năng lực riêng, khác biệt của nhà trường.
Phạm vi đủ rộng để linh hoạt khi thực hiện nhưng không quá rộng mà bỏ qua trọng tâm.
Định dạng được cách thức ra quyết định để sử dụng.
Có thể thực hiện được không? Có thực tế không?
Lời lẽ tuyên bố của sứ mệnh có thể hiện quyết tâm?
Có sức mạnh tập hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên không?
 Các yêu cầu khác:
Phải thể hiện vai trò, vị trí trách nhiệm của nhà trường với cộng đồng
Phải thể hiện đc những lý do cơ bản của sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
Phải đc xây dựng trên cơ sở định hướng khách hàng, ở đây là HS các đối tượng tham gia GD.
Cho thấy ý nghĩ, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của nhà trường đối với khách hàng.
Các câu hỏi tự làm

28. Phân tích đặc điểm tình hình trường THPT A (cho phép giả định các dữ kiện) => xác định
định hướng chiến lược cho A (5 năm).
31. Lập bản KH tác nghiệp về 1 nội dung hoạt động trong năm học THPT A
32. Lập tóm tắt KH năm học trường THPT X
33. Phân tích đặc điểm tình hình THPT A. Xác định mục tiêu cho giai đoạn trung hạn
38. Lập tóm tắt KH năm học ở trường MN X, các dữ liệu cho phép giả định
39. Lập tóm tắt KH năm học ở trường PT, sở giáo dục X. Dữ liệu cho giả định.




×