Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thu hút FDI vào phát triển công nghiệp thép ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.78 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay , sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều liên
hệ và phụ thuộc vào quốc gia khác.Sự gắn bó giữa các quốc gia thể hiện qua
nhiều hình thức khác nhau.Một trong những hình thức đó là các bên chuyển
vốn đầu tư và các bên nhận vốn đầu tư.Nghành thépvới công nghệ cũ kỹ lạc
hậu , thiếu đầu tư vào chiều sâu chỉ sản xuất được những sản phẩm đơn giản
phục vụ cho tiêu dùng trong nước chưa có những mặt hàng có chất lượng tốt
để có thể xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực.Nguyên nhân cơ bản
là do thiếu nguồn vốn để có thể trang bị những máy móc mới, Thiết bị công
nghệ chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của các nước trên thế giới do vậy
nghành thép vẫn còn giậm chân tại chỗ ở những quy mô nhỏ và vừa.Vậy đâu
là bài toán cho nghành công nghiệp thép tìm lối thoát về vốn cho mình? Từ
những vấn đó tôi chọn đề tài “ Thu hút FDI vào phát triển nghành công
nghiệp thép ở Việt Nam” là chuyên đề phân tích của mình.Qua những thông
tin tôi đọc được tôi sẽ cố gắng làm rõ vấn đề đó ở quy mô nghành công
nghiệp thép ở trong đề tài của mình
Phạm vi nghiên cứu: Nghành công nghiệp thép
Kết cấu đề tài:
Tên đề tài: Thu hút FDI vào phát triển công nghiệp thép ở Việt nam
Chương 1: Thu hút vốn FDI vào phát triển công nghiệp ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp thép ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI vào
phát triển công nghiệp thép ở Việt Nam


CHƯƠNG 1: THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về FDI và các hình thức thu hút FDI
1.1.1. Khái niệm về FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài( Foreign direct investment-FDI) là loại
hình đầu tư dài hạn mà trong đó chủ đầu tư là người nước ngoài đưa vốn vào


tròng một nước khai thác và tham gia trực tiếp vào việc quản lý sử dụng vốn
theo quy định của luật đầu tư nước sở tại, nhằm mục tiêu thu lợi nhuận cao
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư
với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà
đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền
kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng
trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó Hội nghị Liên
Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một doanh nghiệp về
FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc
thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận
được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cở phần, thu nhập tái
đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người
sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác.
Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước
ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm
quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam
chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí
nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định
của luật này”
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có
tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu
thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ
định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các QG



nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những
trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn
10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi
nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là
việc nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào
vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát
một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình
(máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp đòng và
giáy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh
nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy
ghi nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố
nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong
phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào
hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư.
1.1.2. Các hình thức thu hút vốn FDI Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình
thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới
từ trước đến nay. Nó công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một
cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Khái niệm liên
doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ
những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật
pháp và bản sắc văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về
vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro
có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất
kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt đọng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu
triển khai.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư;
Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản
phẩm, đổi mới Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao
động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài.
Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến
dự án đầu tư, thường xuất hiện mâu thuẫn trong quản lý điều hành doanh
nghiệp; đối tác nước ngoài thường quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi


lúc liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác. thay đổi nhân sự ở
công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh.
Đối với nhà dầu tư nước ngoài:
Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở
tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm
hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm
nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời
gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan
hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư
Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác,
mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định
giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong
nước, không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội
kinh doanh khó giải quyết khác biệt vè tập quán, văn hoá.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh
trong hoạt động đầu tư quốc tế.
Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh
doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ
đầu tư và nước sở tại.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản
lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về
môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh
tế luật pháp văn hoá mức độ cạnh tranh…
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể
pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đối với nước tiếp nhận:
Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù DN bị
lỗ, giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư, tập trung
thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những linh vực khuyến khích
xuất khẩu, tiếp cận được thị trường nước ngoài.
Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài đê
nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài


Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện
được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được
quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
triển chung của tập đoàn.
Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư, phải chi
phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới, không xâm nhập được
vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ
với các cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại
Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và
phân hia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà
không thành lập pháp nhân mới
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giứa đại diện có

thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ
việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.
Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong qúa trình
kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi,
giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh
doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà
phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận
giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà
nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh
hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở
tại. quyền lợ và nghĩa vụ của các bên hơp doanh được ghi trong hợp đồng hợp
tác kinh doanh
Đối với nước tiếp nhận:
Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu cnghệ, tạo ra thị
trường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền
đièu hành dự án
Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít
lĩnh vực dễ sinh lời
Đối với nước đầu tư:
Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở
tại vào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trường
truyền thống của nước chủ nhà, không mất thời gian và chi phí cho việc
nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ, không bị tác động


lớn do khác biệt về văn hoá, chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác
với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại.
Đầu tư theo hợp đồng BOT:
BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số

mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhan để thực hiện xây dựng cơ sở
hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây
dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành
một công trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thể là
nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh
nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ. Ngoài hợp
đồng BOT còn có BTO, BT.
Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ
quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng (kể cả mở rộng, nâgn cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh
trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó
chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng
chuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm
khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư
nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ
nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một
thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công
trình đã xây dựng và chuyển giao.
Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà
thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã
bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí.
Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đòng BOT, BTO, BT mặc
dù hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đòng là các cơ quan
quản lí nhà nước ở nước sở tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp
FDI khác, chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được
hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn sơ với các hình thức đầu tư khác và điểm
đặc biệt là khi hết hạn hoạt đọng, phải chuyển giao không bồi hoàn công trình

cơ sở hạn tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở tại


Đối với nước chủ nhà:
Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án có cơ sở hạ tầng đòi
hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng
thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi
dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế.
Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công
trình. Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của
nhà đầu tư.
Đối với đầu tư nước ngoài:
Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lí, điều
hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, hông bị chia sẻ và được nhà nước sở tại
đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát.
Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thương gặp nhiều
khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company):
Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa nhận
rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức
đủ để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gây
ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị.
Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới
hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám
sát hoạt động quản lí của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền
kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều
thuận lợi:
Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư
khác nhau mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ

trợ các công ty trực thuộc trong việc tiêps thị, tiệu thụ hàng hoá, điều tiết chi
phí thu nhập và các nghiệp vụ tài chính.
Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể
thống nhất và chịu trách nhiệm về vịec ra quyết định và lập kế hoạch chiến
lược điều phối các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty.
Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh
mục đầu tư. Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho
các công ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này.
Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đối
ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D)…


Hình thức công ty cổ phần:
Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn)là doanh nghiệp
trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần các
cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp cổ đông có thể là tổ chức
cá nhân với số lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số
cổ đông tối thiểu. Đặc trưng của công ty cổ phần là nó có quyền phát hành
chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác
Cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần phải có đại hội cổ đông, hội đồng quản
trị và giám đốc. Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, cổ đông hoặc nhóm
cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phiếu thường có quyền tham gia gimá sát quản
lý hoạt dộng của cty cổ phần. Đại hôi cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền
biểu quyết là co quan quyết định cao nhất của cty cổ phần
Ở một số nước khác, cty cổ phần hữu hạn có vốn đầu nước ngoài được
thành lập theo cách: thành lập mới, cổ phần hoá doanh nghiệp FDI (doanh
nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt động,
mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong nước cổ phần hoá.

Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài:
Hình thức này được phân biệt với hình thức cty con 100% vốn nước ngoài
ở chỗ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi cty con
thường là một pháp nhân độc lập. Trách nhiệm của cty con thường giới hạn
trong phạm vi tài sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiệm của chi nhánh theo
quy định của 1 số nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh,
mà còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài.
Chi nhánh được phép khấu trừ các khoản lỗ ở nước sở tại và các khoản chi
phí thành lập ban đầu vào các khoản thu nhập của công ty mẹ tại nước ngoài.
Ngoài ra chi nhánh còn được khấu trừ một phần các chi phí qunả lý của công
ty mẹ ở nước ngoài vào phàn thu nhập chịu thuế ở nước sở tại
Việc thành lập chi nhánh thường đơn giản hơn so với việc thành lập công ty
con. Do không thành lập 1 pháp nhân độc lập, việc thành lập chi nhánh không
phải tuân thủ theo các quy định về thành lập công ty, thường chỉ thông qua
việc đăng kí tại các cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà
Hình thức công ty hợp danh:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp
danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành


viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp
và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công
ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát
hành bất kì loại chứng khoán nào. Các thành viên hợp danh có quyền ngang
nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty, còn thành viên góp vốn có
quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định tại điều lệ công ty nhưng không
được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
Khác với doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
hình thức đầu tư này mang đặc trưng của công ty đối nhân tiền về thân nhân

trách nhiệm vô hạn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Hình thức đầu tư này trước hết
rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì có những ưu điểm rõ rêt nên
cũng được các doanh nghiệp lớn quan tâm.
Việc cho ra đời hình thức cty hợp danh ỏ các nước nhăm tao thêm cơ hội
cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp với yều cầu, lợi ích của
họ. Thực tế cho thấy một số loại hình dịch vụ như tư vấn pháp luật, khám
chữa bệnh, thiết kế kiến trúc.. đã và đang phát triển nhanh chóng. Đó là những
dịch vụ mà người tiêu dùng không thể kiểm tra được chất lượng cung ứng
trước khi sử dụng, nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng và tài sản
của người tiêu dùng khi sử dụng. Việc thành lập công ty hợp danh là hình
thức thức đầu tư phù hợp trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ nêu
trên. Trong đó những người có vốn đóng vai trò là thành viên góp vốn và chịu
trách nhiệm hữu hạn còn các nhà chuyên môn là thàn viên hợp danh tổ chức
điều hành, cung ứng dịch vụ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản
của họ.
Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A- mergers and acquisitions):
Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các tập đoàn lớn nhỏ ,tập trung
vào các lĩnh vự công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các
nước phát triển.
Mục đích chủ yếu:
Khai thác lợi thế của thị trương mới mà hoạt động thương mại quốc tế
hay đầu tư mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi.
Hoạt động M&A tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động
ra thị trường nước ngoài.
Bằng con đường M&A, các tập đoàn lớn nhỏ có thể sáp nhập các công ty
của mình với nhau hình thành một công ty khổng lồ hoạt độg trong nhiều lĩnh


vực hay các công ty khác nhau cùng hoạt động trông một lĩnh vực có thể sáp
nhập lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu của tập đoàn

Các công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm muốn lấp chỗ trống trong hệ
thống phân phối của họ trên thị trường thế giới
Thông qua cong đường M&A các ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông.
M&A tao điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp
và cơ cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia.
Hoạt động phân làm 3 loại:
M&A theo chiều ngang xảy ra khi 2 công ty hoạt động trong cùng 1 lĩnh
vực sản xuất kinh doanh muốn hình thành 1 công ty lớn hơn để tăng khả năng
cạnh tranh, mở rộng thị trường của cùng 1 loại mặt mà trước đó 2 công ty
cùng sản xuất.
M&A theo chiều dọc diễn ra khi 2 công ty hoạt động ở 2 lĩnh vự khác
nhau nhưng cùng chịu sự chi phối của 1 công ty mẹ, loại hình MA này thường
xảy ra ở các công ty xuyên quốc gia.
M&A theo hướng đa dạng hoá hay kết hợp thường xảy ra khi các ty lớn
tiến hành sáp nhập với nhau với mục tiêu tối thiểu hoá rủi ro và tránh thiệt hại
khi 1 công ty tự thâm nhập thị trường.
So với đầu tư truyền thống, từ quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư.Về
bổ sung vốn đầu tư trong khi hình thức đầu tư truyền thống bổ ngày một
lượng vốn FDI nhất định cho đầu tư phát triển thì hình thức M&A chủ yếu
chuyển sở hữu từ các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước chủ nhà cho các công
ty nước ngoài. Tuy nhiên, về dài hạn, hình thức này cũng thu hút mạnh được
nguồn vốn từ bên ngoài cho nước chủ nhà nhờ mở rộng quy mô hoạt động
của doanh nghiệp.
Về tạo việc làm, hình thức đầu tư truyền thống tạo ngay được việc làm
cho nước chủ nhà, trong khi hình thức M&A không những không tạo được việc
làm ngay mà còn có thể làm tăng thêm tình trạng căng thẳng về việc làm (tăng
thất nghiệp) cho nước chủ nhà. Tuy nhiên về lâu dài, tình trạng này có thể được
cải thiện khi các doanh nghiệp mở rông quy mô sản xuất.

Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đầu tư truền thống tác động trực
tiếp dến thay dổi cơ cấu kinh tế thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới
trong khi đó M&A không có tác động trong giai đoạn ngắn hạn
Về cạnh tranh và an ninh quốc gia, trong khi đầu tư truyền thống thúc đẩy cạnh


tranh thì M&A không tác động đáng kể đến tình trạng cạnh tranh về mặt ngắn
hạn nhưng về dài hạn có thể làm tăng canh tranh độc quyền. Mặt khác, M&A
có thể ảnh hưởng đến an ninh của nước chủ nhà nhiều hơn hình thức đư truyền
thống vởi vì tài sản của nước chủ nhà được chuyển cho người nước ngoài.
1.2:Sự cần thiết và những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
1.2.1: Sự cần thiết của FDI
1.2.1.1: Nhu cầu vốn FDI cho nghành công nghiệp
Những năm qua thực sự là nghành công nghiệp vẫn còn rất nhiều những
khó khăn về vốn, để có thể mạnh dạn đầu tư lớn vào chuyên sâu cho nghành ,
thiếu vốn doanh nghiệp không dám mở rộng quy mô sản xuất cũng như mở
rộng thị trường kinh doanh, mà chỉ bó hẹp ở những quy mô nhỏ và vừa, sản
phẩm thì đơn giản , vì thiếu vốn nên có những doanh nghiệp công nghiệp chỉ
dám tận dụng những công nghê cũ kỹ sẵn , không có vốn để mua máy móc
thiết bị mới cho doanh nghiệp của mình.Nói như thế để thấy rắng FDI thực sự
quan trọng với nghành công nghiệp nói riêng và các nghành khác của Việt
Nam nói riêng
1.2.1.2:Vai trò FDI trong phát triển công nghiệp
FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp
với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp công nghiệp nước ngoài sẽ xây
dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ
năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại
hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước
tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư hay không.

FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước
đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có
tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong
nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI.
FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các
doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì
FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép
kín theo kiểu tự cấp tự túc.
FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng
quản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng
như ý thức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.


1.2.2:Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI trong
công nghiệp
Có 2 quan điểm trong thu hút FDI vào Việt Nam. Quan điểm thứ nhất
cho rằng tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài về mặt số lượng, bất kể vào
lĩnh vực nào quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư, quan điểm thứ hai cho rằng đã
đến lúc chúng ta phải tăng thu hút FDI về mặt chất lượng, ưu đãi đối với
những lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, những lĩnh vực sản xuất tư liệu sản
xuất. Quan điểm thứ nhất hiện nay là phổ biến, hầu như các tỉnh, thành phố
đều tập trung mọi cố gắng thu hút FDI vào địa bàn của mình bất kể ngành
nào, sản phẩm gì, vì vậy FDI quá tập trung vào các ngành chế biến lương thực
- thực phẩm: rượu, bia, nước giải khát, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng,
chưa có sự đầu tư thích đáng vào ngành sản xuất tư liêu sản xuất, chỉ đầu tư
lắp ráp cơ khí điện tử.
Cần chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, song điều
đó không có nghĩa là không chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành
sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp nặng để đảm bảo sản xuất hiệu quả,

nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Bài học quan trọng nhất của các nước NIC trong những năm qua là phải xây
dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý, một cơ cấu sản phẩm phải tự sản
xuất các tư liệu sản xuất cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế, tập trung thu hút
FDI vào các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, vốn cao do các sản phẩm công
nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động mất khả năng cạnh tranh quốc tế, sức lao
động không còn là lợi thế nữa.
Cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng tỉnh và khu công
nghiệp mà vừa qua chúng ta còn chưa có. Trước hết cần coi trọng và nâng cao
hiệu quả đầu tư nước ngoài dựa trên lợi thế của từng tỉnh và khu công nghiệp.
Đối với một số vùng cần nêu bật định hướng thu hút FDI vào một số ngành,
các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp có hàm lượng
khoa học và vốn cao, các ngành hỗ trợ và liên quan.
Thứ hai: Chính sách nội địa hóa chưa thỏa đáng. Đáng lẽ cần phải tăng
cường nội địa hóa thì chính sách của Việt Nam còn chưa chú trọng, chính vì
lẽ đó đã làm cho sản phẩm của FDI ở Việt Nam đắt hơn ở Thái Lan và các
nước khác. Ví dụ chính sách nội địa hóa của ta đối với ngành công nghiệp ô
tô xe máy ít tham vọng hơn các quốc gia khác trong ASEAN như Thái Lan,
Malaysia,… Đối với việc lắp ráp hoàn tất, Việt Nam đòi hỏi 5% vào năm thứ
5, là 30% vào năm thứ 10, Thái Lan đòi hỏi 60% vào năm thứ 5. Chính sách


đó ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển các ngành liên quan và hỗ trợ, các
ngành này phát triển rất ít và rất chậm trong thời gian qua và phải nhập phụ
tùng linh kiện từ bên ngoài, do đó làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả
năng cạnh tranh.
Chính sách nội địa hóa của ta cần phải tích cực hơn và phải được giải
quyết từ đầu từ gốc, thể hiện khi duyệt các dự án đầu tư nước ngoài và quy
định thời gian nội địa hóa ngắn. Vừa qua Bộ tài chính đưa ra chính sách tỷ lệ
nội địa hóa càng cao, thuế suất càng giảm. Tỷ lệ nội địa hóa trên 65-80% thì

thuế nhập khẩu phụ tùng chỉ còn 5-7% và trên 80% thì thuế nhập khẩu chỉ còn
3-5%, 40% thì thuế nhập khẩu linh kiện là 15%. Khuyến khích nội địa hóa
trong khi chính sách nội địa hóa đối với FDI đưa ra tỷ lệ thấp, mặt khác năng
lực sản xuất phụ tùng, máy móc để lắp ráp xe máy của doanh nghiệp trong
nước còn yếu, giá thành cao thì cũng vẫn chỉ tiếp tục làm nẩy sinh gian lận.
Thứ ba: VN không có chính sách chuyển giao công nghệ như các nước
Trung Quốc , Hàn Quốc… Vì vậy sau 10 năm nước ta có nhiều hãng ô tô nổi
tiếng thế giới đầu tư nhưng các chuyên gia kêu rằng có lẽ VN vĩnh viễn sẽ
không có ngành công nghiệp ô tô. Để có ngành CN ôtô phải đạt tỷ lệ nội địa
hóa 40%, giá thành của ô tô sản xuất trong nước cao hơn khu vực khá lớn là
do tỷ lệ nội địa hóa quá thấp, đến nay tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp ô
tô từ 2-10%. Tham gia WTO năm 2005 nếu không đạt tỷ lệ nội địa hóa thấp
nhất là 20% thì công nghiệp ô tô VN sẽ khó có.
Cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ đối với các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài, nếu không chúng ta sẽ chỉ là một thị trường tiêu thụ
khổng lồ với dân số 80 triệu dân cho các nước.
Thứ tư : Chính sách giá chưa hợp lý, chi phí đầu tư vào VN còn quá cao,
làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm VN, làm nản lòng các nhà đầu
tư. Theo JETRO Nhật bản cho biết cước phí viễn thông, chi phí lưu thông
giao nhận, điện.. hiện nay tại VN quá cao. Cước điện thoại quốc tế của VN
cao gấp khoảng 7 lần so với Singapore, gần 6 lần so với Malaysia, 4 lần so
với Jakarta, khoảng 3 lần so với Bangkok và gần 2 lần so với Trung Quốc.
Chi phí lưu thông giao nhận nếu gửi hàng container thì cao gần gấp 3 lần so
với Singapore, khoảng 2,5 lần so với Kuala Lumpur, khoảng 2 lần Jakarta,
Thượng Hải. Các chi phí và lệ phí liên quan đến giao nhận tại các cảng biển
và sân bay quá cao. Có 12 loại phí và lệ phí bất hợp lý mà doanh nghiệp phải
nộp như phí lưu kho sân bay 1.200 đ/kg, phí an ninh 230 đ/kg, phí lao vụ 0,06
USD/kg, phụ phí xăng dầu 30 USD/container 20 feet, 60 USD/container 40



feet, hàng lẻ 2,5 USD/m3, phí nâng hạ 300.000-360.000 đ/container 20 feet,
thu phí đường bộ 80.000 đồng/ lượt đối với xe tải 18 tấn trở lên. Giá điện cao
hơn 50%, giá nước cao hơn 71% so với ASEAN, Trung Quốc.
Để giảm chi phí đầu vào, mà hiện nay chủ yếu là do các doanh nghiệp
nhà nước nắm, cần ngăn chặn việc biến độc quyền nhà nước thành độc quyền
doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhà nước. Cần xây dựng Luật cạnh
tranh và nhanh chóng thông qua.
Thứ năm : Chi phí cho đất đai ngày càng tăng. Từ năm 1996 trở lại đây
thị trường kinh doanh đất sôi động. Đất đai ngày càng giá cao. Giá đất lớn,
giá đền bù lớn, giá san lấp mặt bằng lớn. Giá cả đất đai của thành phố VN cao
hơn so với các nước trong khu vực, giá thuê đất TP.HCM gấp 4-6 lần Trung
Quốc, 6 lần Thái Lan. Tình hình này ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Chính phủ cần kiểm soát chặt thị trường bất động sản do thị trường bất
động sản là một thị trường không hoàn hảo, dễ dẫn đến những độc quyền
trong cạnh tranh, tạo nên cơn sốt giá, nâng giá đất giả tạo, làm cho chi phí đầu
tư của FDI nước ta cao hơn so với các nước trong khu vực.
Thứ sáu: Ngoài ra quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu
kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói chính phủ
VN chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất
không nhất quán. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho thu hút FDI
của ta giảm. Bài học Trung Quốc là trước cho, sau lấy có tính làm ăn lâu dài
là những kinh nghiệm trong thu hút FDI.
Tóm lại nguyên nhân chủ yếu khiến môi trường đầu tư VN giảm thu hút
đầu tư nước ngoài là do giá đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu còn
cao, chi phí cơ sở hạ tầng như cước viễn thông quốc tế, tiền thuê đất, chi phí
lưu thông hàng hóa cao, thuế thu nhập của người nước ngoài cao nhất tại khu
vực ASEAN. Ngoài ra môi trường đầu tư VN thiếu hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh, không nhất quán và không minh bạch ª
1.3:Xu hướng đầu tư và những kinh nghiệm thu hút vốn FDI của

một số nước
1.3.1: Những xu hướng đầu tư trực tiếp trên thế giới
Xét tổng thể, các nước đang phát triển vẫn là những địa chỉ hút vốn đầu
tư nhiều nhất, nhưng đồng thời các nhà đầu tư cũng đang hướng đầu tư vào
các nước và khu vực giàu tài nguyên, như châu Phi, Mỹ Latinh và Caribê.
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế cảnh báo chiều hướng hạn chế FDI ở nhiều nước


có thể cản trở đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự phục hồi của các thị
trường vốn trên thế giới.
Các nhà phân tích nhận định rằng, các nước đang phát triển đang thu hút
nhiều vốn FDI hơn bao giờ hết. Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cho hay
kể từ năm 2000, luồng vốn FDI vào các nước đang phát triển đã tăng mạnh từ
165,5 tỷ USD lên 470,8 tỷ USD năm 2008, chiếm trên 1/4 tổng luồng vốn
FDI toàn cầu, khoảng 1.700 tỷ USD. Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và
Nam Phi chiếm 50-60% luồng vốn FDI vào các nước đang phát triển.
Theo WB, trong số các nước đang phát triển thì Trung Quốc vẫn là nước tiếp
nhận luồng vốn FDI lớn nhất với 84 tỷ USD trong năm 2008. Tuy vậy, tỷ trọng
FDI của Trung Quốc lại đang giảm tương đối so với các nước khác, với FDI chỉ
chiếm 18% tổng số FDI vào các đang phát triển, thấp hơn mức 30% 5 năm trước.
Đứng sau sau Trung Quốc về mặt hút vốn FDI là Nga, Brazil, Mêxicô,
Ấn Độ, Chilê và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhu cầu cũng như cơn sốt giá năng lượng tăng
bùng nổ khiến cho các luồng vốn đầu tư đang đua nhau đổ vào Nga bất chấp
các quy định cản trở đầu tư nước ngoài ở nước này đang gia tăng. Mêhicô là
địa chỉ thu hút đầu tư lớn thứ tư trong số các nước đang phát triển, tiếp nhận
23,2 tỷ USD năm 2008.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, FDI từ các nước
OECD đã tăng 50% lên mức cao kỷ lục 1.820 tỷ USD trong năm 2008, so với
1.200 tỷ USD năm 2007, nhưng dự báo sẽ giảm mạnh trong năm 2008. Nếu
tình hình mua bán và sáp nhập (M&A) chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2008

tiếp tục tiếp diễn thì luồng vốn FDI từ tổ chức này cả năm có thể giảm xuống
1.140 tỷ USD. Đồng thời, FDI vào các nước OECD năm 2008 ước đoán sẽ
giảm xuống 1.035 tỷ USD, sau khi đã đạt mức cao 1.370 tỷ USD năm 2008.
FDI từ các nước OECD giảm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nước đang
phát triển. Dựa trên mối liên hệ truyền thống giữa luồng vốn FDI chảy vào
các nước đang phát triển và FDI từ OECD, dự báo việc FDI từ OECD giảm
30% sẽ dẫn đến sự sụt giảm khoảng 40% FDI vào các nước đang phát triển,
xuống còn 276 tỷ USD trong năm 2008.
Theo OECD, Mỹ vẫn là nhà đầu tư số một, đồng thời là nước thụ hưởng
đầu tư hàng đầu của OECD, với số vốn đầu tư ra nước ngoài và số vốn đầu tư
tiếp nhận theo thứ tự lên tới 333 tỷ USD và 238 tỷ USD. Sau Mỹ là Anh,
Pháp, Tây Ban Nha và Nhật Bản.
Theo các nhà kinh tế, đang xuất hiện hai xu hướng của dòng vốn FDI:


đầu tư vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhiều nước bắt đầu hạn chế
vốn FDI do những hệ lụy từ nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế đất nước.
Không thể phụ nhận việc giá hàng hóa thế giới (nông sản, khoáng sản...)
không ngừng tăng mạnh và hệ quả của nó là mang lại đà tăng trưởng khả quan
cho nền kinh tế cũng như lợi nhuận công ty của các nước giàu tài nguyên ở
châu Phi, Mỹ Latinh và Caribê đang góp phần biến những nơi này trở thành
điểm nóng đầu tư.
FDI vào châu Phi giàu tài nguyên năm 2007 đứng ở mức cao chưa từng
có, 36 tỷ USD và triển vọng năm 2008 vẫn khả quan với sự hỗ trợ của các thị
trường hàng hóa toàn cầu tiếp tục tăng bùng nổ. Các hoạt động mua bán và
sáp nhập trong ngành khai thác, ngành dịch vụ liên quan, và ngành ngân hàng
ở châu Phi cũng là nguồn đóng góp đáng kể vào FDI của châu lục này. Trong
khi đó, Mỹ Latinh và Caribê thu hút được lượng FDI cao kỷ lục, lần đầu tiên
vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2007.
Một chiều hướng đang được nhắc tới là nhiều nước trên thế giới đang

tìm cách hạn chế FDI. Những nước này đã thông qua hoặc đang cân nhắc
nghiêm túc luật hạn chế đầu tư nước ngoài hay giám sát chặt chẽ hơn bằng
các quy định của chính phủ. Trong số những nước kể trên có 11 nước - trong
đó có Mỹ, Nga, Canađa, Trung Quốc và Đức - hiện tiếp nhận tới 40% FDI
của thế giới.
Trong khi đó, các nhà kinh tế vẫn khẳng định “tự do hóa đầu tư” là động
lực lớn nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Ngược lại, xu
hướng tăng cường bảo hộ có thể khiến cho cuộc khủng hoảng trên các thị
trường vốn toàn cầu trầm trọng thêm và làm giảm đà tăng trưởng kinh tế toàn
cầu trong những năm tới. Hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến tổn thất đáng
kể cho hệ thống kinh tế toàn cầu, làm giảm lợi ích của các nhà đầu tư, “nước
đầu tư và cả “nước tiếp nhận”
1.3.2: Những kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển
công nghiệp của một số nước trong khu vực
Thái Lan:
Từ một nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, Thái Lan đã trở thành
một nước công nghiệp mới nhờ vai trò quan trọng của chính sách thu hút vốn
nước ngoài thích hợp và hiệu quả trong giai đoạn đầu.
Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành vào
năm1954, đến năm 1972 ban hành luật đầu tư nước ngoài và sau đó sửa đổi
vào năm 1986, 1989. Luật đầu tư nước ngoài không cho phép người nước


ngoài đầu tư vào nghành trồng lúa, nghề khai thác muối (muối mỏ), buôn bán
nông sản trong nước, buôn bán bất động sản, xây dựng…
Thời kỳ 1961-1971: là thời kỳ nền kinh tế thiếu cả vốn lẫn kỹ thuật để
phát triển kinh tế trong nước. Vì thế trong giai đoạn này chính sách đầu tư tập
trung khuyến khích phát triển các liên doanh với nước ngoài.
Thời kỳ 1972-1986: là thời kỳ thực thi chính sách giảm nhập khẩu, chỉ
cho phép nhập khẩu chủ yếu là máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu

chưa sản xuât được trong nước. Trong giai đoạn này, chính sách đầu tư tập
trung vào khuyến khích các dự án làm hàng xuất khẩu, các dự án phải tạo ra
80% sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Thời kỳ 1987-1997: là thời kỳ khuyến khích mạnh mẽ các dự án sản xuất
hàng xuất khẩu. Những công ty có 50% sản phẩm làm ra để xuất khẩu thì các
nhà đầu tư nước ngoài có thể chiếm phầm lớn cổ phần, còn các công ty có
100% sản phẩm phục vụ xuất khẩu thì có quyền bỏ 100% vốn để mua cổ phần
công ty đó. Giảm bớt các dự án tập trung ở Bangkok, đồng thời cũng cho
phép các nhà tư bản Thái Lan đầu tư ra nước ngoài. Năm 1989, đầu tư ra
nước ngoài của Thái Lan đạt 492 triệu USD và con số đó ngày một gia tăng.
Indonesia:
Là một nước công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại thiếu
vốn để khai thác, do đó đường lối phát triể kinh tế của nước này cũng phải
đưa vào nguồn vốn nước ngoài. Năm 1991, nợ nứoc ngoài của nước này đã
lên đến 57,5 tỷ USD. Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1967, trong đó điều
đáng chú ý là:
Thời gian hoạt động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể lên
đến 30 năm;
Khuyến khích hình thức liên doanh, trong đó phần góp vốn của các chủ
đầu tư trong nước tối thiểu là 20% vốn pháp định vào thời điểm thành lập
công ty và trong vòng 15 năm sau khi hoạt động được phép tăng vốn ít nhất
tới 51%;
Được miễn thuế nhập khẩu và thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu
dùng cho mục đích góp vốn đầu tư.
Malaysia:


Trong các nước đang phát triển, Malaysia được đánh giá là nước thành công
trong thu hút FDI để thực hiện công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp
lạc hậu, đa sắc tộc, tích luỹ nội địa thấp, Malaysia luôn coi trọng nguồn vốn

FDI đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước vì coi đây là yếu tố then chốt
đẻ thực thiện công nghiệp hóa. Do quan điểm như vậy. Malaysia đã luôn tích
cực cải thiện môi trường đầu tư của mình để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhờ
đó, dòng FDI đổ vào Malaysia ngày càng tăng và đã đóng góp to lớn tạo ra sự
tăng trưởng “thần kỳ” cả nền kinh tế nước này trong nhiều năm qua.
Nhờ vào chính sách đầu tư thông thoáng, đầu tư nước ngoài của Malaysia
năm1991 đạt 6,4 tỷ USD và đến năm 1996 chiếm hơn ½ tổng số vốn đầu tư
trong cả nước. Các nước đầu tư lớn nhất vào Malaysia là Nhật Bản, Đoài
Loan, tương ứng đạt 7,02 tỷ USD và 2,29 tỷ USD.
Mới 20 năm trước đây, Malaysia vẫn còn là nước xuất khẩu dầu thô, đầu
thực vật, cao su, chì, gỗ và các nguyên liệu khác, tỷ lệ của hàng công nghiệp
trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 22% vào những năm 1980. Nhưng từ
năm 1996, tỷ lệ đó đã lên 80 % và hiện nay Malaysia là một trong những
trung tâm sản xuất điện tử cao cấp trên thế giới.
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Malaysia chủ yếu tập trung vào:
Xây dựng hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc;
Hệ thống giáo dục vững mạnh;
Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại;
Có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng;
Có chương trình khuyến khích đầu tư tích cực cho cả người đầu tư trong
và ngoài nước
Tóm lại, Việt Nam là nước đi sau trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài nên chúng ta có cơ hội tiếp cận bài học kinh nghiệm của những
nước đi trước, đặc biệt là những nước Đông Nam Á, vì có những điểm tương
tự với nước ta. Từ đó, có thể học cái hay từ những chính sách của họ và tránh
đi những sai lầm mà các nước này đã mắc phải để có thể thu hút và quản lý có
hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP THÉP Ở VIỆT NAM
2.1:Tình hình phát triển công nghiệp thép ở Việt Nam( kể từ khi có
luật đầu tư nước ngoài ra đời)
Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam được Nhà nước ta ban hành từ năm
1987 nhưng cho đến hết năm 1988 nghành công nghiệp thép mới thu hút
được 12 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), vào loại trung
bình trong cả nước tại thời điểm đó. Thế nhưng, chỉ 3 năm sau, đến cuối năm
1990 nghành đã tổng số 20 dự án cho cả giai đoạn 1988-1990 có tổng vốn
FDI đăng ký là 27 triệu USD, trong đó ngay từ năm 1988-1989 đã là tỉnh đầu
tiên trong cả nước tiếp nhận 05 dự án FDI...
Từ đó đến nay, càng những năm gần đây tình hình thu hút các nguồn vốn
FDI Đặc biệt, mới đây nhất là chỉ trong 3 tháng quí I /2008 nghành thép đã
thu hút được hơn 2,1 tỷ USD vốn FDI, gần bằng cả năm 2006 (2,2 tỷ USD) và
đã vượt xa so với năm 2007 (1,4 tỷ USD).
Thực trạng đó cho thấy đã có sự tăng trưởng rất nhanh của lượng vốn
FDI đã thu hút được qua từng năm. Sự tăng trưởng rất nhanh này không chỉ
thể hiện ở tổng lượng vốn đã thu được mà còn thể hiện ở cả số lượng các dự
án, và một điều nữa là càng ngày càng có thêm nhiều dự án có quy mô lớn và
rất lớn về tổng số vốn đăng ký. Ở những nét khái quát nhất về thực trạng đó,
có thể nêu ra một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về tổng số các dự án FDI (tính đến hết quý I/2008) nghành
thép đã có 207 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư trên 9,7 tỷ USD.
Trong đó, chỉ tính riêng hai năm gần đây 2007 và 2008, có thể nói rằng
nghành đã ‘bội thu” vốn FDI, đã thu được tới 3,69 tỷ USD đặc biệt nhất như
đã nêu trên chỉ trong 3 tháng đầu năm nay nghành thép đã thu hút được
lượng vốn FDI rất lớn, hơn 2,1 tỷ USD, còn hơn cả năm 2007 và gần bằng
năm 2008 là năm đã đạt “kỷ lục” đứng đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu
tư nước ngoài.
Thứ hai, về khả năng thực hiện các dự án, tính đến hết quý I/ 2008, đã
có khoảng 61% trong tổng số 207 dự án đã đăng ký và còn hiệu lực đã triển

khai góp vốn thực hiện, đạt 3,52 tỷ USD, chiếm khoảng 36,1% so với tông
số vốn đầu tư đã đăng ký là 9,75 tỷ USD. Nhìn chung, tiến độ giải ngân vốn
đầu tư thực hiện tăng cao qua hàng năm, nhất là từ năm 2000 đến nay (năm
2000: 25 triệu USD; năm 2002: 716 triệu US; năm 2007: 420 triệu USD; quý
I năm nay: khoảng 110 triệu USD.


Thứ ba, về động thái thu hút FDI trong nghành thép đã có đặc điểm là
càng những năm gần đây càng diễn ra sôi động và khả quan hơn. Đặc biệt
nghành thép đã thực sự là điểm sáng nổi bật trong cả nước kể từ năm 2006
đến nay. Năm 2006 nghành thép đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước
ngoài nhiều nhất so với hàng năm trước đó và đã trở thành nghành đứng đầu
cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài , với tổng số vốn đầu tư đăng ký
năm đó là hơn 2,2 tỷ USD. Năm 2007 với lượng vốn đầu tư nước ngoài hơn
1,4 tỷ USD thu hút được tuy không còn ở vị trí thứ nhất, song vẫn nằm trong
Top 5 hàng đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài của năm đó.
Bước sang năm 2008, tính đến hết quý I vừa qua, tình hình đã rất sôi
động, khả quan hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Đã có thêm 14 dự án
mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn lên tới trên 2,1 tỷ (gần
bằng cả năm 2006 là năm nghành thép đứng thứ nhất về thu hút vốn FDI như
đã biết).
2.2:Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp thép ở
nước ta
Sau hơn 21 năm đổi mới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp
phần bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực kinh tế để
khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu
khí, điện...Tính từ năm 1988 đến hết năm 2003, trên phạm vi cả nước, đã có
trên 4.500 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 46 tỷ USD. Đến nay,
Việt Nam đã thu hút được vốn đầu tư từ trên 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỷ
trọng đóng góp của FDI vào GDP có xu hướng tăng lên qua các năm: năm

1992 là 2%, năm 1996 là 7,6% thì năm 1999 là 10,3%, năm 2000 chiếm
13,3% GDP, năm 2002 chiếm 13,5%, năm 2003 khoảng 14%. Nguồn vốn này
cũng góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,... hình thành các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, góp phần thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá các khu vực phát triển, hình thành các
khu dân cư mới, tạo việc làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương.
Những vấn đề trên cho thấy tác dụng và ảnh hưởng quan trọng của FDI đối
với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trong các năm qua, FDI tại Việt Nam có tăng lên, song mức tăng được
đánh giá là khá khiêm tốn so với một số nước trong khu vực. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để thu hút nguồn lực quan trọng này để phục vụ phát triển kinh tế
đất nước.


Cần phải khẳng định rằng, FDI là nguồn vốn quan trọng đối với sự phát
triển của kinh tế Việt Nam, song việc quản lý FDI tại Việt Nam còn nhiều hạn
chế như: công tác thu hút, quản lý và thực hiện đầu tư chưa tốt, dẫn đến FDI tăng
giảm không theo dự báo và dẫn đến nhiều khó khăn trong quản lý FDI cũng như
xảy ra các tiêu cực, khiến cho những nhà đầu tư không muốn tiếp tục đầu tư...
Trong giai đoạn từ 1988 đến 1990, FDI chưa ảnh hưởng mạnh đến tình
hình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Trong 3 năm, FDI chỉ đạt được
hơn 1,79 tỷ USD vốn đăng ký. Lượng FDI vào Việt Nam thấp trong giai đoạn
này là do có quá nhiều thủ tục phiền hà khi các doanh nghiệp đầu tư vào thị
trường Việt Nam. Mặt khác, tâm lý e dè của các doanh nghiệp nước ngoài về
tình hình chính trị và đảm bảo đầu tư ở Việt Nam còn khá nặng nề, do thiếu
thông tin cần thiết trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế.
Giai đoạn 1991 đến 1997, trong 7 năm liên tục, FDI đã tăng trưởng khá
nhanh, đạt 29,8 tỷ USD, vốn thực hiện là 13,2 tỷ USD, vốn đăng ký là 29,8
tỷ, mức thực hiện so với đăng ký là 44,3%. Riêng trong 4 năm 1994 – 1997,

lượng FDI vào Việt Nam đạt rất cao, thu hút được 23,4 tỷ USD; trong đó năm
1995 đạt là 6,53 tỷ USD và năm 1996 đạt mức kỷ lục là 8,49 tỷ.
Giai đoạn 1998 – 2000, FDI vào Việt Nam giảm mạnh. Việc giảm sút về
FDI bắt đầu từ năm 1998 do ảnh hưởng từ nhiều nhân tố, trong đó có sự biến
động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Năm 1998, vốn đăng ký là 3,897
tỷ USD, năm 1999 giảm xuống chỉ còn 40,2%, ở mức 1,568 tỷ USD, năm
2000 là 1,973 tỷ USD chỉ bằng 49,7% so với năm 1998. Trong 3 năm, mức
FDI đạt được đã giảm rõ rệt, năm 1998 là 2,4 tỷ, năm 1999 đạt 2,2 tỷ và năm
2000 đạt khoảng 2,22 tỷ USD.
Kể từ năm 2001 đến nay, FDI đã tăng rõ rệt. Lượng FDI đăng ký năm
2001 là 2,5 tỷ USD, tăng 26,8%, vốn thực hiện là 2,3 tỷ USD, tăng 3,6% so
với năm 2000. Năm 2002, vốn đăng ký gần 1,4 tỷ USD và thực hiện đạt 2,35
tỷ USD. Tính cả năm 2003, có 620 dự án được cấp phép đầu tư mới với tổng
số vốn đăng ký đạt 1,55 tỷ, giảm 18,5% số dự án và tăng 7,14% về vốn đăng
ký so với 2002. Cũng trong năm 2003, có 345 lượt dự án tăng vốn với tổng số
vốn tăng thêm là 1,15 tỷ USD, tăng 9,2% về số dự án và 1,2% về vốn so với
năm 2002. Như vậy, riêng trong năm 2003, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm
đạt khoảng 2,7 tỷ USD, tăng 4,9% so với năm 2002. Với kết quả này, lũy kế
đến nay, cả nước có 4.266 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký
trên 46 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt trên 27,3 tỷ USD, mức thực hiện so
với đăng ký là 59,34%.


2.3:Đáng giá chung về thực trạng thu hút vốn FDI vào phát triển
công nghiệp thép ở nước ta
Hai năm liên tiếp 2007 - 2008, ngành thép thu hút được nhiều dự án đầu
tư lớn của nước ngoài với những dự án lên tới hàng tỷ USD như dự án khai
thác mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh, dự án thép Cà Ná ở Ninh Thuận... Tuy
nhiên, hiện ngành thép rơi vào tình trạng khó khăn chồng chất.
Trước hết, cũng cần ghi nhận sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài

vào các dự án lớn về thép mà nếu thành công, có thể thúc đẩy hơn nữa sự phát
triển của ngành thép. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là chúng ta đã lựa chọn
đúng nhà đầu tư hay chưa?
Theo khảo sát của các chuyên gia ngành thép trong nước và quốc tế,
những tập đoàn đầu tư vào ngành thép ở nước ta thực tế không phải là những
nhà luyện kim có uy tín và kinh nghiệm trên thế giới, thậm chí có tập đoàn
không chứng minh được năng lực tài chính hùng mạnh. Theo phân tích của
các chuyên gia luyện kim, để có thể hoàn thành các dự án luyện thép quy mô
cỡ liên hợp thì không phải chỉ nhiều tiền là được. Các nhà đầu tư cần xác định
được công nghệ phải đầu tư, phương án đầu tư, giải pháp quản lý hiệu quả và
cả sự an toàn về môi trường trong quá trình sản xuất.
Với những yêu cầu như vậy, các tập đoàn luyện kim có uy tín có thể giải
quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả, còn doanh nghiệp không chuyên
nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Đó là chưa kể, việc đầu tư những
khu liên hợp thép nhiều triệu USD có phần đi ngược lại xu thế chung của thế
giới đang ít dần những dự án đầu tư mới khu liên hợp thép quy mô lớn, có giá
trị đầu tư từ 15 triệu USD trở lên.
Cũng có những ý kiến cho rằng, thu hút được đầu tư với số vốn lớn là
tốt, còn hiệu quả đầu tư ra sao nhà đầu tư tự chịu. Nhưng cách nghĩ “đánh
trống bỏ dùi” này không thể coi là tốt, vì nếu đầu tư không thành công, chính
quyền và nhân dân địa phương, đặc biệt là môi trường sinh thái đất nước, sẽ
chịu thiệt hại nặng nề. Chưa biết hiệu quả đầu tư sẽ ra sao, nhưng trước mắt,
sự xuất hiện của 2 dự án lớn đầu tư khu liên hợp thép đang tạo nên một sức ép
rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.
Theo Hiệp hội Thép, hiện nước ta đang phải nhập khẩu 3,5 triệu tấn thép
tấm/năm. Dự tính đến năm 2010, nước ta sẽ cần khoảng 10 triệu tấn thép các
loại, tới 2015 là 15 triệu tấn và tới 2020 là 20 triệu tấn/năm. Nhu cầu này đủ
điều kiện cho việc sản xuất thép quy mô cỡ liên hiệp, nhưng việc bùng nổ đầu
tư các dự án thép cũng đang báo hiệu sự dư thừa công suất lớn. Theo tính



toán, với 4 dự án lớn nhất hiện nay thì đến 2015 sản xuất thép đã có công suất
trên 15 triệu tấn, đấy là chưa kể công suất thép cả nước hiện tại có 6 triệu tấn.
Trong khi đó, năm nay thị trường thép cũng bộc lộ những diễn biến bất
thường. Từ thực tế ngành thép thêm một lần nữa khẳng định: các ngành công
nghiệp của ta đều hoạt động manh mún, tự phát, thiếu hẳn quy hoạch. Điều
này có thể thấy rõ qua công tác dự báo thị trường của các doanh nghiệp thép
đi chệch hướng ngay từ đầu năm nên mới có chuyện phôi thép nhập ồ ạt rồi
phải xuất khẩu lỗ. Tiếp đó là tình trạng sốt giá thép đột biến do các doanh
nghiệp không kiểm soát được mạng lưới phân phối của mình. Còn bây giờ là
thực trạng giá thép dù đã giảm rất nhiều nhưng tiêu thụ vẫn rất chậm, và Hiệp
hội Thép tiếp tục kiến nghị Chính phủ tăng thuế nhập khẩu thép để cứu ngành
sản xuất trong nước…
Cứu sản xuất trong nước là điều nên làm, nhưng liệu ngành thép đã làm
được phần việc hỗ trợ Chính phủ bình ổn giá trong những tháng đầu năm
chưa, khi thép nằm trong diện mặt hàng bình ổn giá, mà giá bán có thời điểm
lên tới 21.000 đồng/kg, trong khi giá xuất xưởng của doanh nghiệp chỉ 17.000
- 18.000 đồng/kg? Đó là chưa kể, từ lâu nay, mỗi khi có biến động trên thị
trường, các doanh nghiệp thép lại làm đơn kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó
khăn bằng tăng thuế, còn khi buôn bán thuận lợi thì các doanh nghiệp lại thả
nổi cho nhà kinh doanh quyết định giá thép. Vậy mới có chuyện, giá công bố
17.000 đồng/kg nhưng giá thực tế người tiêu dùng phải mua là 21.000
đồng/kg.
Nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế, liệu những cách “cầu cứu” thụ động
kiểu “quý tử” như vậy có còn phù hợp không? Và bầu sữa ngân sách và cách
quản lý bao cấp của Nhà nước có còn phù hợp trong cơ chế thị trường?
Ở thời điểm hiện tại, ngành thép đang đứng trong một thị trường ảm
đạm. Sự ảm đạm ấy không hẳn chỉ diễn ra với riêng ngành thép, mà còn do
ảnh hưởng chung của giảm phát toàn bộ nền kinh tế. Nhưng đây cũng là một
dịp để sàng lọc, thẩm tra năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thép, khi

bước tới một thị trường ngày càng rộng mở và nhiều thách thức./.
2.3.1: Những thành tựu và những tác động của FDI tới phát triền
công nghiệp thép ở Việt Nam Kết quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam thời
gian qua
Từ năm 1988 - 2004, hoạt động FDI trải qua các trạng thái khác nhau.
Từ năm 1988 đến 1990: là 3 năm đầu triển khai Luật, được coi là một
thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm nên kết quả đạt được không nhiều, FDI chưa có


tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Vào lúc này, ngoài
việc có được Luật Đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn và môi trường khá tự do
trong đầu tư và kinh doanh, thì các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa
phương chưa có được kinh nghiệm cần thiết đối với hoạt động FDI. Các nhà
đầu tư nước ngoài coi Việt Nam như "một vùng đất mới" cần phải thận trọng
trong hoạt động đầu tư.
Cả 3 năm cộng lại, cả nước thu hút được 214 dự án với số vốn đăng ký
1,5823 tỷ USD và vốn pháp định 1,0074 tỷ USD, còn vốn thực hiện thì không
đáng kể, bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm
nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam. Bình quân 1 dự án
có 7,4 triệu USD vốn đăng ký và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các lĩnh vực
thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công
nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng.
Từ năm 1991 đến 1997: là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh, đạt kết quả
cao nhất trong 17 năm và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện
hiện kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 thu hút được 16,24
tỷ USD vốn FDI đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao; Vốn đăng ký
năm 1991 là 1,275 tỷ USD thì năm 1995 là 6,6 tỷ USD, gấp 5,2 lần. Vốn thực
hiện trong cả 5 năm (1991 - 1995) là 7,153 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội. Đã có khoảng 20 vạn người làm việc trong các doanh nghiệp
FDI. Trong hai năm tiếp theo, 1996 - 1997, FDI tiếp tục tăng trưởng nhanh,

thu hút thêm 13,28 tỷ USD vốn đăng ký và 6,14 tỷ USD vốn thực hiện.
Tính chung thời kỳ này, cả nước đã thu hút 1.784 dự án (chỉ tính các sự
án còn hiệu lực) với số vốn đăng ký lên tới 25,464 tỷ USD, vốn pháp định đạt
11,886 tỷ USD. Bình quân 1 dự án có 14,27 triệu USD vốn đăng ký và 6,7
triệu USD vốn pháp định. Năm 1996 có số vốn đăng ký đầu tư nhiều nhất
8,979 tỷ USD với 380 dự án; quy mô bình quân 1 dự án là 23,6 triệu USD
vốn đăng ký và 8,63 triệu USD vốn pháp định. Bên cạnh các dự án đầu tư
mới, thời gian này còn có 222 dự án bổ sung thêm vốn đầu tư với số vốn đăng
ký là 2,099 tỷ USD.
Đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sôi động, hàng nghìn đoàn khách quốc
tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, hàng trăm dự án mới chờ thẩm định,
hàng chục nhà máy được khởi công cùng một lúc, bản đồ FDI thay đổi từng
ngày ở Việt Nam.
Giai đoạn 1998 - 2000, là thời kỳ suy thoái của dòng vốn FDI vào Việt
Nam. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1998 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp


theo. Năm 1998 vốn đăng ký là 3,897 tỷ USD, thì năm 1999 chỉ bằng 40,5%,
còn 1,568 tỷ USD; năm 2000 là 2,018 tỷ USD (giảm 48,2% so với năm
1998). Sau khi đã đạt được kỷ lục về vốn thực hiện vào năm 1997 là 3,218 tỷ
USD, thì vốn thực hiện của các năm tiếp theo đã giảm rõ rệt, năm 1998 là
2,375 tỷ USD, năm 1999 là 2,537 tỷ USD, năm 2000 là 2,420 tỷ USD. Nếu
như các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 20 vạn người
trong 5 năm 1991 - 1995, thì trong 5 năm 1996 - 2000 chỉ có thêm 149 nghìn
người có việc làm trong khu vực FDI. Tính chung cả thời kỳ này, cả nước chỉ
thu hút được 1.343 dự án với số vốn đăng ký 12.618 triệu USD và 6.698 triệu
USD vốn pháp định. Số vốn đăng ký bình quân 1 dự án chỉ có 9,39 triệu USD
so với 14,27 triệu USD của thời kỳ 1991 - 1997.
Tình hình giảm sút FDI vào Việt Nam từ sau năm 1997 có nguyên nhân
khách quan gắn với cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và tiếp đó là sự

suy giảm kinh tế của thế giới, nhất là của Mỹ, EU và Nhật Bản đã tác động
tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trước hết là xuất nhập khẩu, làm giảm rõ
rệt lợi thế do sánh của Việt Nam trong đầu tư và thương mại quốc tế.
Tuy vây, cũng không thể phủ nhận một hiện thực "đáng buồn" đối với
Việt Nam. Đó là khi cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực xảy ra, mặc dù
nằm ngoài "tâm bão" nhưng Việt Nam lại là một trong số nước có FDI giảm
sút mạnh nhất. Trong 5 nước trực tiếp xảy ra khủng hoảng kinh tế, chỉ có
Indonesia, nước có cả bất ổn về chính trị là có tỷ lệ giảm FDI nhiều hơn Việt
Nam. Còn Thái Lan, Philippin, và Hàn Quốc sau khủng hoảng, FDI đều tăng
hơn trước. Malaysia thì giữ được mức tăng FDI xấp xỉ trước khủng hoảng. Do
vậy, tình hình giảm sút FDI trong những năm gần đây ở Việt Nam chủ yếu là
do nguyên nhân chủ quan từ hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, nhất quán,
cho đến việc thực thi pháp luật không nghiêm minh, thủ tục hành chính phiền
hà, chi phí đầu tư và kinh doanh tương đối cao, đã làm cho môi trường đầu tư
ở Việt Nam kém hấp dẫn hơn trước.
Từ năm 2006đến 2008 là thời kỳ phục hồi chậm của hoạt động FDI. Vốn
đăng ký năm 2006là 2,592 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2004(2,018 tỷ
USD). Vốn thực hiện của năm 2006là 2,45 tỷ USD, xấp xỉ năm 2000 (2,42 tỷ
USD). Vốn đăng ký năm 2002 là 1,62 tỷ USD và năm 2003 là 1,914 tỷ USD;
đều thấp hơn năm 2006 Vốn thực hiện của hai năm đó lần lượt là 2,59 tỷ USD
và 2,65 tỷ USD, tuy có cao hơn năm 2006nhưng không nhiều lắm.
Tính đến cuối năm 2003, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt Nam là 44,725 tỷ
USD và vốn thực hiện là 28,297 tỷ USD; trong đó vốn của các nhà đầu tư
nước ngoài là 25,217 tỷ USD.


×