Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thủ Tục Hải Quan, Kiểm Tra Giám Sát Hải Quan Đối Với Hàng Đầu Tư Nhập Khẩu Tạo Tài Sản Cố Định Được Miễn Thuế Nhập Khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.13 KB, 48 trang )

Báo cáo chuyên đề thực tập
Sinh viên: Vũ Văn Trọng
Lớp: K43/0501 Khoa Thuế- Hải quan
Trường: Học viện tài chính
Đề tài thực tập: Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với
hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu

Lời Mở Đầu
Cùng với sự phát triển của thế giới, tăng cường hội nhập kinh tế thế giới,
Việt Nam đã có những chính sách phát triển kinh tế và đang thực hiện lộ trình
cam kết khi tham gia WTO. Xét trong một quốc gia hay trên toàn thế giới
muốn sản xuất, phát triển chúng ta cần đầu tư. Tùy vào trình độ phát triển của
mỗi quốc gia mà nhu cầu đầu tư, dây truyền công nghệ, trình độ quản lý là
khác nhau. Đầu tư giữ vai trò không thể thiếu trong mọi thời kỳ phát triển của
nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Trong thời kỳ hiện
nay, Nhà nước ta luôn có những chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút đầu tư của
mọi thành phần kinh tế tạo thế mạnh tổng hợp phát triển đất nước.
Đầu năm 2009 tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng nhưng không vì
thế mà hoạt động đầu tư bị trì trệ, tuy có phần hơi giảm. Có những doanh
nghiệp không thể trụ vững, có những doanh nghiệp thu hẹp hoặc mở rộng quy
mô sản xuất, thay đổi trang thiết bị, dây truyền công nghệ nhằm thực hiện
những bước đi mới, các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm những cơ hội mới tại
thị trường Việt Nam.
Những quy định chính sách mới của Nhà nước về quản lý hoạt động đầu
tư, hàng hóa xuất nhập khẩu của hoạt động đầu tư ra vào trong nước luôn đòi
1


hỏi các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức nắm bắt kịp thời để thực
hiện tốt vai trò, nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt định hướng quản lý của nhà
nước. Hải quan là một trong những lực lượng tham gia vào quản lý hoạt động


đầu tư thông qua việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện đầu tư. Để tìm hiểu hoạt động hải quan
đối với tất cả hàng hóa đầu tư là rất rộng, do vậy, trên cơ sở những kiến thức
được trang bị ở trường, tìm hiểu qua các kênh thông tin, và chi cục Hải quan
được giới thiệu để thực tập tôi xin chọn đề tài: “ Thủ tục hải quan, kiểm tra
giám sát hải quan đối với hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản cố định được
miễn thuế nhập khẩu” nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động hải quan, những khó
khăn vướng mắc và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
hải quan với hàng hóa nhập khẩu đầu tư tạo tài sản cố định. Do giới hạn về
thời gian thực tập, hiểu biết cá nhân còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, chỉnh sửa của Thầy cô.
Với đề tài thực tập này nhằm đạt một số mục tiêu :
- Tìm hiểu tình hình hoạt động tại Chi cục hải quan Gia Thụy
- Thực tế làm việc giữa doanh nghiệp và hải quan tại chi cục có những
khó khăn vướng mắc gì về thủ tục, trong kiểm tra giám sát hải quan
- Đánh giá thực trạng hoạt động tại Chi cục
- Giải pháp của Chi cục hải quan Gia Thụy và một số kiến nghị cá nhân
nhằm giải quyết những khó khăn trên, tăng cường hiệu quả hoạt động hải
quan; trong quản lý rủi ro; quá trình hiện đại hóa hải quan
Đề tài đã chọn được tìm hiểu thông qua một số phương pháp: phép biện
chứng duy vật. thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, suy luận…trên cơ sở
phạm vi tìm hiểu là tại Chi cục hải quan Gia Thụy và đề cập tới những vấn đề
được coi là cơ bản liên quan đến hàng hóa đầu tư nhập khẩu tạo tài sản cố
định được miễn thuế nhập khẩu.
2


CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG
I. Lý luận chung về hàng đầu tư nhập khẩu và hàng đầu tư nhập

khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu
1. Lý luận chung về hàng đầu tư nhập khẩu:
K/n:
Hàng đầu tư nhập khẩu là hàng hóa được các cơ sở sản xuất kinh doanh
được phép nhập khẩu để thực hiện hoạt động đầu tư
Đặc điểm:
- Hàng đầu tư nhập khẩu có hai thuộc tính: giá trị ( là sự kết tinh lao động
trong hàng hóa, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, và là cơ sở cuat giá trị
trao đổi) và giá trị sử dụng( là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người)
- Mang tính mục đích: để nhà đầu tư tham gia quản lý hoạt động đầu tư,
hoặc mục đích khác, nói chung là thường mang mục đích sinh lời.
2. Lý luận chung về hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản cố định được
miễn thuế nhập khẩu
2.1. Khái niệm
Hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nhạp khẩu là
hàng đầu tư nhập khẩu gồm: Căn cứ điểm 1.6 mục I phần D của Thông tư
59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính quy định việc miễn thuế
nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án
khuyến khích đầu tư như sau :
Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu
tư quy định tại Danh mục A hoặc B Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm
theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định
3


chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, dự án đầu tư bằng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):
- Thiết bị, máy móc.
- Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ

Khoa học và Công nghệ xác nhận; Phương tiện vận chuyển đưa đón công
nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy.
- Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện
đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc,
phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại 02 mục trên.
- Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây
chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá
lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ
với thiết bị, máy móc quy định tại điểm 1.6.1 Mục này.
- Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được
2.2. Đặc điểm
Ngoài những đặc điểm của hàng đầu tư nhập khẩu là giá trị, giá trị sử
dụng, tính mục đích thì hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản cố định còn phải
thỏa mãn một số tiêu chí riêng:
- Theo chuẩn mực kế toán số 03, 04 ban hành theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số
165/2002/QĐ-BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC: Chắc chắn thu được lợi
ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải
được xác định một cách tin cậy; Có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên; Có trị
giá từ 10.000.000 đồng trở lên.
- Khi nhập khẩu về thì những hàng hóa này phải được sử dụng đúng mục
đích trực tiếp làm tài sản cố định hoặc trải qua quá trình lắp ráp, chế tạo tạo
tài sản cố định.
4


- Nếu là hàng hóa tạo tài sản cố đinh được miễn thuế nhập khẩu thì
những hàng hóa này phải nằm trong danh mục đăng ký hàng nhập khẩu tạo tài
sản cố định miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp, dự án đầu tư với cơ quan
hải quan

- Hàng đầu tư tạo tài sản cố định có loại thuộc đối tượng miễn thuế nhập
khẩu, có loại được miễn thuế nhập khẩu, có loại chịu thuế GTGT có loại
không.
II. Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng đầu tư
nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu
1 .Thủ tục hải quan
Theo công văn 5112/TCHQ-GSQL ngày 06/09/2007 thủ tục hải quan
với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định):
1.1. Thủ tục hải đăng ký danh mục hang hóa nhập khẩu tạo tài sản
cố định được miễn thuế nhập khẩu lần đầu cho dự án đầu tư:
1.1.1. Trước khi làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản
cố định được miễn thuế nhập khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký danh mục
hàng hóa nhập khẩu miễn thuế này cho cả dự án đầu tư hoặc từng giai đoạn
thực hiện dự án từng hạng mục công trình của dự án với cơ quan hải quan
theo mẫu

5


Số tờ …
Tờ số …
DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠO TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐƯỢC MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU
Số … …. ; ngày đăng ký… ……………………………………
1- Tên doanh nghiệp: ………………; Mã số doanh nghiệp……………...
2- Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp……………………………………………
3- Tên dự án đầu tư ……………………………………………………....
4- Địa điểm xây dựng dự án………………………………………………
5- Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số……..Ngày cấp…..
6- Đăng ký tại Cục Hải quan……………………………………………..

Số TT

Tên hàng hóa

Quycách phẩm

Đơn vị

chất
1

2

Lượng

Trị giá

Ghi

tính

3

4

Ngày…tháng…năm…

chú
5


6

7

Ngày …tháng…năm…..

Giám đốc doanh nghiệp

Hải quan làm thủ tục đăng ký

6


1.1.2. Địa điểm và thủ tục đăng ký danh mục được thực hiện:
Trước khi làm thủ tục hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, người
nộp thuế tự kê khai, đăng ký Danh mục cho Cục Hải quan địa phương: 02 bản
chính.
Người nộp thuế căn cứ vào Danh mục vật tư xây dựng; Danh mục vật tư
cần thiết cho hoạt động dầu khí; Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành
phẩm phục vụ cho việc đóng tàu; Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực
tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm; Danh mục máy móc, thiết
bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt
động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục nguyên liệu,
vật tư, bán thành phẩm mà trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư ban hành để xác định hàng hóa nào trong nước chưa sản xuất được; và
văn bản hướng dẫn phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện do
Bộ Thương mại ban hành để xây dựng danh mục hàng hoá miễn thuế xuất
khẩu, nhập khẩu.
Riêng hàng hoá là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền
công nghệ, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí

phải có xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trang thiết bị y tế và thuốc
cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi phải có xác nhận của
Bộ Y tế.
Cục Hải quan địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký vào sổ
công văn và đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá miễn thuế do
người nộp thuế lập, lưu 01 bản, trả người nộp thuế 01 bản. Đồng thời lập
phiếu theo dõi trừ lùi thành 02 bản chính (lưu 01 bản, giao cho người nộp
thuế 01 bản).
Trường hợp Cục hải quan địa phương ủy quyền cho Chi cục hải quan
đăng ký danh mục hang hóa nhập khẩu miễn thuế thì phải ký thừa ủy quyền
7


và phải đóng dấu Cục hải quan như quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định
số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004
1.1.3. Hồ sơ đăng ký:
- Công văn kèm theo danh mục hàng miễn thuế của doanh nghiệp đề
nghị đăng ký danh mục hàng nhập khẩu tạo tài sản xố định miễn thuế nhập
khẩu của dự án đầu tư, cam kết sử dụng đúng mục đích
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận
ưu đãi đầu tư( bản sao); xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư( bản sao); xuất trình bản
chính để đối chiếu. Tuy nhiên theo quy định mới hiện nay thì doanh nghiệp
không phải nộp loại giấy tờ này đê đảm bảo bí mật kinh doanh
1.2. Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định miễn
thuế nhập khẩu
1.2.1. Nơi làm thủ tục hải quan:
Doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan nơi có
hàng nhập khẩu hoặc tại Chi cục hải quan nơi xây dựng dự án đầu tư
1.2.2. Thủ tục hải quan:

Thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn đối với hàng hóa nhập khẩu
thương mại tại mục 1, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005
và Quyết định 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006
* Hồ sơ cơ bản gồm:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính
- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương
đương hợp đồng: 01 bản sao
- Hóa đơn thương mại (nếu có ): 01 bản chính, và 01 bản sao;
- Vận tải đơn (nếu có ): 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của
các bản vận tải đơn có ghi chữ copy;
8


* Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm
các chứng từ sau:
- Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng
nhất Bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính và 01 bản sao;
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về
chất lượng: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc
Giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cấp 01 bản chính;
- Trường hợp hàng hoá được giải phóng hàng trên cơ sở kết quả giám
định: Chứng thư giám định: 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hoá thuộc diện phải khai Tờ khai trị giá: Tờ khai trị
giá hàng nhập khẩu: 01 bản chính;
- Trường hợp hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của
pháp luật: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền: 01 bản (là bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập
khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu);
Nếu hàng hoá nhập khẩu có tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá

200 USD thì không phải nộp hoặc xuất trình C/O;
- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01
bản chính.”
* Hồ sơ miễn thuế và trình tự, thủ tục giải quyết miễn thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư thực hiện theo hướng dẫn
tại điểm 2, điểm 3, Mục I, Phần D Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày
14/7/2007
* Khi doanh nghiệp nhập khẩu hết lượng hàng hóa ghi trên danh mục
9


hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký, Chi cục hải qua làm thủ tục nhập
khẩu cho lô hàng cuối cùng xác nhận” đã nhập khẩu hết hàng hóa” lên phiếu
theo dõi trừ lùi ( bản do doanh nghiệp xuất trình); doanh nghiệp gửi 01 bản
sao phiếu này cho Cục hải quan nơi đăng ký danh mục và cấp phiếu theo dõi
trừ lùi để theo dõi
Số tờ …
Tờ số …
PHIẾU THEO DÕI TRỪ LÙI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
TẠO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DƯ ÁN ĐẦU TƯ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU
1-Kèm theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định dự án đầu tư được
miễn thuế nhập khẩu số…... , ngày… tháng…năm…
2-Tên doanh nghiệp………; Mã số doanh nghiệp……
3- Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp ………………………………………….
4-Tên dự án đầu tư………………………………………………………
Số
TT

Số, ký
hiêu,ngày

tờ khai hải
quan

Tên hàng

Quy
cách
phẩm
chất

Đơn
vị
tính

1

2

3

4

5

Hàng hóa nhập
khẩu theo tờ khai
hải quan
Lượng
Trị giá


6

7

Hàng hóa còn
lại chưa nhập
khẩu
Lượng Trị giá

8

9

Công chức
hải quan
thống kê, trừ
lùi ký tên,
đóng dấu
công chức
10

Hải quan cấp Phiếu theo dõi, trừ lùi

10


2. Kiểm tra, giám sát hải quan
2.1. Kiểm tra sơ bộ để thực hiện đăng ký hồ sơ hải quan
- Kiểm tra các giấy tờ cần thiết của các bộ ngành, cơ quan chuyên môn
nếu hàng hóa thuộc quản lý riêng của từng bộ ngành

- Kiểm tra loại hàng hóa nhập khẩu xem có phù hợp với ngành nghề lĩnh
vực hoạt động của doanh nghiệp không
- Kiểm tra xem hàng hóa nhập khẩu của từng giai đoạn của dự án đã
được đăng ký danh mục hàng miễn thuế nhập khẩu chưa, nếu chưa thì phải
xác định mã số để xử lý thuế
- Kiểm tra quyền nhập khẩu hàng miễn thuế của nhà thầu chính, nhà thầu
phụ
2.2. Kiểm tra trong quá trình thông quan hàng hóa
- Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hoá
- Kiểm tra về lượng hàng hoá
- Kiểm tra xuất xứ hàng hoá
- Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế ( nếu có thuế GTGT, TTDB)
- Đối chiếu danh mục hàng hóa trong nước sản xuất được, chưa sản xuất
được
- Đối chiếu danh mục đăng ký hàng hóa nhập khẩu miễn thuế về số
lượng, chủng loại
- Kiểm tra thực tế hàng hoá:
+ Các trường hợp kiểm tra thực tế hàng hoá
+ Mức độ, hình thức kiểm tra
+ Lựa chọn lô hàng, container để kiểm tra
Thu thuế, thu lệ phí hải quan, đóng dấu” đã làm thủ tục hải quan” và trả
11


tờ khai cho người khai, thông quan hàng hoá
Ghi xác nhận của công chức hải quan lên phiếu theo dõi trừ lùi của
doanh nghiệp
Thu thuế, thu lệ phí hải quan, đóng dấu” đã làm thủ tục hải quan” và trả
tờ khai cho người khai
Thông quan hàng hóa

Phúc tập hồ sơ hải quan

12


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG
I. Giới thiệu cơ cấu tổ chức của Cục hải quan Hà nội và lịch sử hình
thành, cơ cấu tổ chức của Chi cục hải quan Gia Thụy

1. Cơ cấu tổ chức của Cục hải quan Hà nội
Cục Hải quan thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan,
có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan và các
quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội và
các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình... Với cơ cấu tổ
chức như sau:
Lãnh đạo Cục
Cục trưởng: Nguyễn Công Đạt
5 phó cục trưởng
Khối cơ quan Cục gồm: 11 Phòng và tương đương
1. Văn phòng
2. Phòng Tổ chức Cán bộ - Đào tạo
3. Phòng Tài vụ - Quản trị
4. Phòng Nghiệp vụ
5. Phòng Tham mưu xử lý vi phạm và thu thập, xử lý thông tin nghiệp
vụ hải quan
6. Phòng Trị giá tính thuế
7. Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông ti
8. Phòng Kiểm tra - Thanh Tra
9. Đội kiểm soát hải quan

10. Đội kiểm soát phòng chống ma túy
11. Chi cục Kiểm tra sau thông quan
13


Khối Các đơn vị Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương gồm
Các Chi cục Hải quan đóng trên địa bàn Tp Hà Nội:
1. Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài
2. Chi cục Hải quan Bưu điện TP Hà Nội
3. Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
4. Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công
5. Chi cục Hải quan Gia Lâm
6. Chi cục Hải quan Gia Thụy (ICD Gia Thụy)
7. Chi cục Hải quan ga Đường sắt quốc tế Yên Viên
8. Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
9. Chi cục Hải quan Hà Tây
Các Chi cục hải quan đóng trên địa bàn của các tỉnh gồm:
1. Chi cục Hải quan Phú Thọ (ICD Thụy Vân)
2. Chi cục Hải quan Bắc Ninh
3. Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc
2. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Gia
Thụy
2.1. Lịch sử hình thành
Chi cục Hải quan Gia Thụy được thành lập theo yêu cầu phát triển của
nền kinh tế nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ
của phương thức vận tải quốc tế.
Chi cục Hải quan Gia Thụy là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội,
được thành lập theo quyết định số 312/QĐ/TCHQ- TCCB ngày 04/04/1996.
Khi mới thành lập có tên là: Hải quan Gia Thụy. Đơn vị hoạt động tại khu vực
Cảng ICD( cảng có diện tích 9920 m2, bãi container) thuộc địa bàn xã Gia

Thụy- Gia Lâm- Hà Nội nay thuộc Phường Phúc Đồng- Quận Long Biên- Hà
Nội.
14


Kể từ ngày 01/01/2002, Hải quan Gia Thụy được đổi tên là Chi cục Hải
quan Gia Thụy theo quyết định 4364/QĐ/TCHQ-TCCB ngày 16/12/2001. Chi
cục hải quan Gia Thụy hoạt động theo đặc thù của Cảng biển và có đặc điểm
riêng là quản lý mộ số doanh nghiệp trong khu vực Sài Đồng.
Chức năng nhiệm vụ: Quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa
XNK qua cảng ICD và một số doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sài Đồng.
2.2. Tổ chức bộ máy
Lãnh đạo Chi cục:
1 Chi cục trưởng : Nguyễn Thế Bằng
3 Phó Chi cục trưởng:
- Lê Đàn
- Nguyễn Thái Bình
- Nguyễn Thị Bích
03 Đội công tác:
Đội Tổng hợp( 10 người)
Đội Nghiệp vụ ( 15 người)
Đội Quản lý thuế( 8 người)
Hiện nay biên chế của đơn vị gồm: 37 người( trong đó có 32 CBCC, 01
quản trị mạng, 01 lái xe, 02 hợp đồng 68, 01 hợp đồng có thời hạn)
3. Khái quát về hoạt động hải quan tại Chi cục hải quan Gia Thụy
3.1. Loại hình và mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu
3.1.1. Các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu:
Xuất nhập khẩu hàng hóa có vận đơn ghi cảng đích ICD Gia Thụy;
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị để đầu tư tạo tài sản cố
định;

Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất
khẩu, hàng kinh doanh nội địa;
15


Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để gia công, chế xuất;
3.1.2. Các mặt hàng chủ yếu:
Nhập khẩu: linh kiện ôtô, linh kiện xe máy, linh kiện máy ảnh, linh kiện
sản xuất quạt điện, linh kiện sản xuất đèn hình màu, hàng tiêu dùng, ôtô,
nguyên liệu may, da giày, máy móc thiết bị phương tiện vận tải tạo tài sản cố
định v.v.
Xuất khẩu: Đèn hình màu, giày da thể thao, máy ảnh, hàng thủ công mỹ
nghệ.
3.2. Kết quả hoạt động năm các 2006, 2007, 2008, đầu năm 2009
* Năm 2006:
Bối cảnh:
Nước ta tổ chức thành công hội nghị APEC, chuẩn bị trở thành thành
viên chính thức của WTO, áp dụng luật Hải quan sửa đổi bổ sung, luật thuế
xuất nhập khẩu
Công tác quản lý:
Phổ biến, thực hiện nghiêm túc các văn bản mới, thông báo công khai tịa
nơi tiếp nhận hồ sơ để doanh nghiệp cùng có trách nhiệm chấp hành
Giám sát cổng cảng, kho bãi an toàn chặt chẽ
Bố trí nguồn nhân lực tốt tại các bộ phận
Phân loại doanh nghiệp chấp hành tốt, chưa tốt pháp luật để có đề nghị
ưu tiên làm thủ tục
Tổng hợp kết quả số tờ khai đã đăng ký( từ ngày 01/01/2006 đến ngày
15/12/2006):
- Tổng số tờ khai XNK: 11.891


Trị giá: 606.748.490 USD

Trong đó XK: 4.703

Trị giá: 163.565.338 USD

NK: 7.188

Trị giá: 443.183.152 USD

( Số lượng tăng 5,8 % , Trị giá tăng 32 % so với cùng kỳ năm 2005)
16


- Phân luồng hàng hóa: Tổng số TK 11.891
- Luồng xanh: 6.602 TK = 56 %
- Luồng vàng: 3.728 TK = 31 %
- Luồng đỏ: 1.561 = 13 %
Công tác kiểm tra thu thuế XNK, phúc tập hồ sơ:
- Chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán, quản lý an toàn tiền mặt, nộp
tiền vào kho bạc Nhà nước đúng quy định
- Tổng số tiền thu nộp ngân sách đến ngày 15/12/206 được 585 tỷ 280
triệu đồng đạt 70% so chỉ tiêu được giao 2006.

Kết quả
Tổng thu
XNK,
khác
VAT


Trong năm (Trd)

So với năm

585..280.983.76

trước(%)
- 0,69 %

năm
585.280.983.76

tiêu
70 %

- 0,54 %

7
338.057.502.82

58 %

+ 1,15 %

2
247.223.480.94

95 %

7

thu 338.057.502.822
247.223.480.945

Lũy kế từ đầu

So với chỉ

5
* Kết quả số tiền thuế thu nợ đọng trong năm:
Chỉ tiêu
Trong năm
Số thuế thu đòi
8.521.973.000
Số lượng doanh nghiệp 83

Lũy kế từ đầu năm
8.521.793.000
83

đã thu đòi
Số nợ doanh nghiệp đã 8.258.620.000

8.258.620.000

thu đòi
Ước tính đến 31/ 12/ 2006 số thu đạt 600 tỷ đồng
Số tờ khai đã phúc tập: 12.746 bộ, Truy thu: 59.714.000 đồng
17



Thanh khảon 75 hồ sơ: - Không thu thuế 53 bộ
- Hoàn thuế 22 bộ
Công tác phòng chống buôn lậu, chống gian lận thương mại:
Trên cơ sở phương án và kế hoạch đã xây dựng của đơn vị, cụ thể kết
quả như sau:
Số tờ khai chuyển luồng:
- Từ luồng xanh sang luồng đỏ: 150 TK
- Từ luồng xanh sang vàng: 1.776 TK
- Từ luồng vàng sang đỏ: 46 TK
Trong năm lập 10 biên bản vi phạm hành chính về hải quan. Chi cục xử
lý 09 vụ, phạt 6.000.000 đồng theo thẩm quyền. Chuyển cục xử lý 01 vụ, phạt
25.200.000 đồng. Tất cả quyết định xử lý vi phạm đều được thực hiện, không
có khiếu nại.
*Năm 2007:
Bối cảnh:
Theo đánh giá của WB Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về thu hút đầu
tư. Năm 2007 là năm đầu tiên VIệt Nam thự hiện cam kết của tổ chức thương
mại thế giới. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng và tiếp tục phát
triển. Ngành hải quan đóng góp một phần vào công cuộc đổi mới và phát triển
của đất nước.Tiếp tục thực hiện Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung, Luật thuế
XNK sửa đổi, triển khai thực hiện Luật quản lý thuế tù ngày 1/7/2007.
Công tác giám sát quản lý:
- Triển khai thực hiện nghiêm các quy định của văn bản mới
- Bố trí hợp lý nhân lực ở các bộ phận, các khâu nghiệp vụ
- Công tác giám sát quản lý kho bãi đảm bảo
- Cán bộ công chức làm việc với tinh thần trách nhiệm, cập nhật đầy đủ
18


thông tin dữ liệu, khai thác xử lý thông tin kịp thời, báo cáo đúng thời gian

yêu cầu.
Tổng hợp két quả tờ khai làm thủ tục hải quan từ ngày1/1/2007 đến
15/10/2007:
- Tổng số TK XNK: 11.778 TK

Trị giá: 506.944.694 USD

Trong đó:
+ Tờ khai XK: 4.564 TK

Trị giá: 150.700.000 USD

+ Tò khai NK : 7.214 TK

Trị giá: 356.244.694 USD

- Phân luồng hàng hóa:
+ Luồng xanh: 5.681 TK = 48,2 %
+ Luồng vàng: 5.105 TK = 43,4 %
+ Luồng đỏ: 992 TK = 8,4 %
Công tác quản lý thuế XNK, phúc tập hồ sơ:
Năm 2007 chỉ tiêu thuế được giao 635 tỷ đồng
Đã đôn đốc 118 doanh nghiệp, thu đòi được 103 doanh nghiệp nợ thuế
với tổn số tiền thu đòi là: 9.723.004.000 VND
Số tờ khai đã phúc tập 12.386 bộ hồ sơ
Số thuế đã truy thu: 26.715.000 đồng
Hồ sơ đã thanh khoản: 71 bộ
Trong đó:
Không thu thuế: 35 Quyết định( 17.048.831.147 đồng)
Hoàn thuế: 36 Quyết định( 9.106.126.585 đồng)

Tổng số tiền thuế đã thu nộp ngân sách đến ngày 15/10:
624.678.261.146 VND đạt 98 % so với chỉ tiêu được giao năm 2007

19


Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại:
Số tờ khai chuyển luồng:
+ Từ luồng xanh sang lồng đỏ: 283 TK
+ Tù luồng xanh sang luồng vàng: 4.684 TK
+ Từ luồng vàng sang luồng đỏ: 34 TK
Tính đến ngày 15/10/2007 đã lập 09 biên bản vi phạm hành chính về hải
quan. Chi cục đã xử lý 08 vụ, phạt 1.900.000 đồng theo thẩm quyền( chủ yếu
là hành vi vi phạm thời gian chậm mở tờ khai). Chuyển Cục hải quan Hà Nội
xử lý 01 vụ( UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhập hàng hóa thuộc diện cấm nhập
khẩu), phạt 10.000.000 đồng. Tất cả các quyết định xử lý vi phạm đều được
thực hiện, không có trường hợp nào khiếu nại.
*Năm 2008:
Bối cảnh:
Khủng hoảng tài chính Mỹ và các nước Châu Âu và lan rộng khắp toàn
cầu. Hải quan là lực lượng gác cửa kinh tế của đất nước có vai trò quan trọng
bảo vệ kinh tế, thực hiện công cụ điều tiết kinh tế của Chính phủ
Công tác giám sát quản lý:
* Tổng hợp kết quả tờ khai làm thủ tục hải quan( từ ngày 1/1/2008 đến
ngày 30/11/2008) :
Tổng số tờ khai XNK:

13.638 TK

Trị giá: 779.432.243 USD


Trong đó:
Tờ khai XK: 5.230 TK

Trị giá: 157.997.050 USD

Tờ khai NK: 8.408 TK

Trị giá: 621.435.193 USD

Phân luồng hàng hóa:
+ Luồng xanh: 9.221 TK = 68 %
+ Luồng vàng: 3.387 TK = 24 %
+ Luồng đỏ: 1.030 TK = 8 %
20


Công tác quản lý thuế, phúc tập hồ sơ:
Năm 2008 chỉ tiêu thuế được giao là 915 tỷ đồng
Kết quả thu được từ ngày 1/1/2008 đến ngày 30/11/2008:
Đã đôn đốc 60 doanh nghiệp, thu đòi được 59 doanh nghiệp nợ thuế với
tổng số tiền thu đòi là: 13 tỷ đồng
Tổng số tiền thuế đã thu nộp Ngân sách Nhà nước là 1.232 tỷ đồng, đạt
134 % so với chỉ tiêu được giao năm 2008
Số hồ sơ đã phúc tập: 14.850 bộ hồ sơ. Số thuế đã truy thu: 0
Hồ sơ đã thanh khoản: 80 bộ hồ sơ
Trong đó:

+ Không thu thuế 29 quyết định( 17.710.021.000 VND)


+ Hoàn thuế 51 quyết định( 6.328.598.00 VND)
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại:
- Thu thập thông tin, đánh giá doanh nghiệp có biện pháp quản lý thích
hợp
- Từ ngày 1/1/2008 đến hết ngày 30/11/2008:
- Số tờ khai chuyển luồng:
+ Từ luồng xanh sang luồng đỏ: 286 TK
+ Tù luồng xanh sang luồng vàng: 3.133 TK
+ Từ luồng vàng sang luồng đỏ: 42 TK
- Lập 30 biên bản vi phạm hành chính về Hải quan. Chi cục đã xử lý 30
vụ(chủ yếu là hành vi vi phạm thời gian chậm mở tờ khai ) phạt 28.415.000
đồng theo thẩm quyền
*Đầu năm 2009:
Bối cảnh:
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những nền kinh tế lớn trên thế giới đã có
những biện pháp mạnh nhằm kích thích kinh tế, Việt Nam kích cầu tiêu dùng,
21


hạ lãi xuất khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư. Hoạt động XNK mấy
tháng đầu năm 2009 hơi chững lại.
Công tác giám sát quản lý:
* Báo cáo tổng hợp tờ khai đã đăng ký từ ngày 01/01/2009 đến ngày
28/02/2009
Tên loại hình

Tông số

Trọng lượng


Trị giá USD

Trị giá VND

tờ khai

Phần nhập khẩu
Nhập TD từ ND vào KCX
Nhập đầu tư
Nhập để SXXK
Nhập chế xuất tại chỗ
Nhập chuyển tiếp
Nhập gia công
Nhập khu chế xuất
Nhập kinh doanh
Nhập SXXK tại chỗ
Nhập SXXK vào KCX
Nhập viện trợ
Tạm nhập tái xuất( nhập

12
16
34
8
4
15
323
659
1
36

3

881
91,921
364,688
4,668
5,588
191,903
66,741
6,399,154
25
156,497
241,394
1

$ 23,625
$ 3,803,468
$ 874,286
$ 80,894
$ 9,986
$738,263
$4,683,404
$ 39,057,679
$ 426
$ 513,116
$ 1,171,917

401.042.489
64.564.652.829
14.841.567.866

1,373,142,685
169,482,451
12,532,845,978
79,502,410,534
662,992,660,222
7,233,500
8,709,303,174
23,285,551,662

phải tái xuất
Tổng:

2
1,113

1,529
7,524,989

$ 48,023
$ 51,205,088

815,100,000
869.194.993.389

nước ngoài
279
Tái xuất
9
Xuất NL từ KCX ND để 9


12,449
393
2,190

$4,748,478
$ 91,855
$ 577,357

80,603,994,470
1,559,507,950
9,801,695,435

GC
Xuất gia công
31
XK hàng sản xuất từ hàng

122,993

$ 286,354

4,860,795,294

NK
Xuất kinh doanh
Xuất SXXK từ KCX
Tổng:
Tổng cả NK- XK

1,124,861

3,885,184
146,802
5,294,871
12,819,859

$ 3,201,749
$ 5,488,029
$ 745,463
$ 15,139,285
$ 66,344,373

54,345,646,076
93,157,414,377
12,653,664,656
256.982.718.257
1,126,177,711,646

Phần xuất khẩu
Sản phẩm KCX xuất ra

126
281
56
791
1,904

22


Lập 03 biên bản vi phạm hành chính về hải quan. Ra 03 quyết định xử

phạt, thu tiền phạt 2.600.000 đồng
Như vậy những năm gần đây Chi cục luôn thực hiện tốt nhiệm vụ thu
Ngân sách được giao, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước.
Cán bộ Hải quan thực hiện tốt kỷ cương, kỷ luật, nội quy, quy tắc của cơ
quan, đơn vị. Chi cục luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo
sự thông thoáng, chính xác cho hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao tính tự
giác của doanh nghiệp, vẫn đảm bảo công tác quản lý. Kiện toàn đôn đốc thu
đòi nợ thuế theo chỉ đạo chủa Cục Hải quan Hà Nội. Công tác chống buôn
lậu, gian lận thương mại được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc theo các
văn bản pháp luật và tình hình thực tế, đặc điểm riêng của Chi cục. Lãnh đạo
Chi cục luôn xác định công tác cải cách thủ tục hành chính có vai trò quan
trọng trong quá trình thự hiện nhiệm vụ. Ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý, tăng cường hiệu quả công tác quản lý điều hành, tiếp nhận xử lý tốt
công văn đến đi, đảm bảo kịp thời chính xác, góp phần hỗ trợ cho công tác
nghiệp vụ. Tích cực tuyên truyền cho các doanh nghiệp thấy rõ lợi ích của
việc khai báo từ xa.
Tuy nhiên cũng còn những vấn đề tồn tại: cơ sở vật chất, trang thiết bị,
mặt bằng làm việc của Chi cục còn chật hẹp chưa đáp ứng kịp với yêu vầu
hiện đại hóa và cải cách hành chính. Địa chỉ doanh nghiệp thường xuyên thay
đổi, khi đi xác minh gặp nhiều khó khăn, nhiều trụ sở doanh nghiệp khi đến
đôn đốc thì doanh nghiệp đã chuyển đi. Công tác phối hợp thu đòi nợ thuế với
các cơ quan bên ngoài ngành chưa có hiệu quả cao, nhiều trường hợp Hải
quan làm công văn xác minh về doanh nghiệp nhưng không được các cơ quan
này trả lời.
4. Thực trạng hoạt động Hải quan đối với hàng đầu tư tạo tài sản cố
23


được miễn thuế nhập khẩu tại Chi cục hải quan Gia Thụy
4.1. Đánh giá chung

Tại chi cục, hàng hóa nhập khẩu đầu tư chủ yếu là hàng tạo tài sản cố
định của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường nhập với khối lượng hàng hóa lớn,
trị giá cao. Tình hình nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các năm gần đây
đều tăng, năm 2007: có 17 doanh nghiệp, tổng trị giá nhập khẩu 31 triệu
USD, tổng số 266 Tờ khai; năm 2008: có 14 doanh nghiệp với tổng trị giá
nhập khẩu là 44 triệu USD, tổng số 211 Tờ khai; hơn hai tháng đầu năm
2009: có 6 doanh nghiệp với tổng trị giá nhập khẩu là 3,8 triệu USD, 16 Tờ
khai.
Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu phục vụ các dự án như: thành lập nhà máy,
mở rộng nhà máy, mở rộng năng lực sản xuất, nhập dây truyền sản xuất, lắp
ráp mới, thay thế. Có thể kể ra một số doanh nghiệp điển hình trong năm
2007, 2008: Công ty điện Stanley Việt Nam, Công ty PENTAX Việt Nam,
Công ty TOYOTA Việt Nam, Công ty Sứ INAX Việt Nam. Năm 2008 đáng
chú ý có lô hàng của Cục Đăng kiểm Việt Nam sử dụng nguồn vốn ODA với
trị giá lô hàng nhập khẩu là: 9.395.244 EUR.
Các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu hàng với tổng trị giá lớn, thực
hiện các dự án sản xuất kinh doanh lâu dài, hơn nữa các nhà đầu tư chủ yếu là
từ nước ngoài nên tình hình chấp hành pháp luật hải quan là tốt, đã không có
gian lận nào xảy ra cũng như được phát hiện. Trong các vi phạm chỉ có vi
phạm về thời gian chậm mở tờ khai hải quan của các doanh nghiệp được cho
là điển hình và khoản thu tiền phạt là nhỏ, dễ xử lý.
Tuy nhiên có nhiều điểm chú ý trong các văn bản quy định, các văn bản
hướng dẫn mà Hải quan, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng, chuyên ngành
cần hiểu rõ để tránh nhầm lẫn, cũng như có thể phòng ngừa, phát hiện và xử lí
24


những gian lận, vi phạm.
4.2. Thủ tục hải quan

Hàng hóa nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan Gia
Thụy thường là hàng chuyển cảng, cửa khẩu nhập là cảng hải phòng hải,
nhưng hàng hóa được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích( ICD
Gia Thụy) ghi trên vận tải đơn theo hợp đồng vận tải để làm thủ tục nhập
khẩu.
Các lô hàng được đóng trong các container và được vận chuyển từ nước
ngoài đến cảng Hải Phòng bằng đường biển, sau đó các container này được
vận chuyển từ một chi cục Hải quan thuộc Cục hải quan Hải Phòng đến chi
cục Hải quan Gia Thụy bằng đầu kéo container.
Như vậy lô hàng đến chi cục trước tiên phải làm thủ tục chuyển cảng,
người vận chuyển sẽ làm thủ tục hải quan để chuyển cảng hàng hóa tiếp đó là
luân chuyển hồ sơ hải quan giữa cảng đi và cảng đến. Trong quá trình vận
chuyển hàng chuyển cảng từ Hải Phòng lên Gia Thụy người vận tải phải đảm
bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận
tải.
Hải quan cửa khẩu nhập lập 02 biên bản bàn giao, niêm phong hồ sơ hải
quan : 01 biên bản bàn giao, 01 lược khai hàng hóa( bản sao) , 01 vận tải đơn(
bản sao), giao cho người vận chuyển chuyển cho Hải quan Gia Thụy.
Khi hàng hóa được vận chuyển đến Chi cục Hải quan Gia Thụy, hải
quan ở đây sẽ tiếp nhận hồ sơ chuyển cảng và thực hiện giám sát hải quan đến
khi hàng hóa làm xong thủ tục nhập khẩu.
Người khai hải quan sẽ mở tờ khai trước hoặc sau khi hàng đến trong
trong thời gian cho phép theo quy định
4.2.1. Bộ hồ sơ hải quan gồm :
- Hồ sơ chuyển cảng hàng hóa được người vận chuyển chuyển từ hải
25


×