Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nghiên cứu đặc tính và các hệ thống điều khiển tổ hợp công nghệ tự động hóa trong sản xuất giấy và công nghệ in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.49 KB, 38 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN

BÀI TẬP LỚN

MÔN HOC: THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ĐIỂN HÌNH

Đề tài: Nghiên cứu đặc tính và các hệ thống điều khiển tổ hợp công nghệ tự
động hóa trong sản xuất giấy và công nghệ in.

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Bích
Lớp

: ĐKCN 5

1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Công nghiệp giấy và in là nghành công nghiệp quan trọng đối với nền
kinh tế nước nhà hiện nay. Sản phẩm giấy và in rất cần thiết cho các ứng
dụng trong cuộc sống vì ngoài những phương tiện truyền đạt thông tin mang
tính công nghệ cao, thông tin trên giấy vẫn là rất cần thiết và tối quan trọng.
Công nghệ sản xuất giấy và in là công nghệ phức tạp có quy mô rộng lớn,
nhiều đối tượng, quá trình hoạt động đồng thời liên tiếp nhau trong quá trình
sản xuất. Trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường, vận hành theo cơ chế
thị trường và tiêu chuẩn thế giới về chất lượng sản phẩm, nghành công
nghiệp giấy và in đã có nhiều thay đổi lớn mang tính ứng dụng công nghệ
cao, nhiều nhà máy được xây dựng và đi vào sản xuất đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế thị trường. Để cạnh tranh tồn tại và phát triển, nghành giấy cần


đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại, ứng dụng các thiết bị mang tính công
nghệ cao, đặc biệt là phải ứng dụng công nghệ tự đông hóa.
Chính vì vậy nội dung của chuyên đề này nhằm mục đích nghiên cứu đặc
tính và các hệ thống điều khiển các tổ hợp công nghệ tự động hóa trong sản
xuất giấy và công nghiệp in, nhằm đem lại cái nhìn khái quát cũng như đi
sâu chi tiết về nguyên lý xây dựng, cấu trúc các hệ thống truyền động hiên
đại điều khiển các máy móc và các tổ hợp công nghệ.
2. Khái niệm về tổ hợp công nghệ.
Trong mỗi ngành công nghiệp đều có các tổ hợp công nghệ,các tổ hợp
này liên kết nhóm tổ máy công nghệ,máy móc và các phương tiện vận
chuyển.Thí dụ ở máy cán có giá trục cán,kéo cắt,đường lăn và máy đảo
phôi,còn ở máy xén giấy có máy nén,nhóm ống sấy,máy cán láng,thiết bị
quấn(được gắn liên tục với lưới di động và băng giấy).Theo nội dung có thể
chia quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh ra làm ba
phần:chuẩn bị nguyên liệu đầu vào thành dạng thuận tiện cho việc chế tạo
sản phẩm hoàn chỉnh,sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh,xử lý và đóng gói sản
phẩm hoàn chỉnh để gửi đi tiêu thụ:

2


+Trong phần thứ nhất thì người ta sử dụng các tổ hợp công nghệ mà có
áp dụng máy bơm,máy nén,máy trộn,máy li tâm,máy tách,máy đo liều lượng
và các cơ cấu khác nằm trong nhóm thiết bị tiêu biểu đầu tiên.
+Các tổ hợp công nghệ thuộc phần thứ hai là các tổ hợp cơ bản trong
sản xuất,các tổ hợp này sử dụng thiết bị của các nhóm tiêu biểu khác nhau.
+Các tổ hợp công nghệ thuộc phần thư ba gồm: băng tải,máy đảo
phôi,máy lật,máy nâng di động và các máy móc tương tự khác.
3. Các nhóm thiết bị điển hình của các tổ hợp.
a. Hệ truyền động điện không điều chỉnh và có điều chỉnh sử dụng hệ

thống công tắc và role.
b. Các bộ điều khiển lập trình và máy tính công nghiệp: là một hệ thống
bao gồm phần cứng và phần mền máy tính.
c. Các thiết bị đo kiểm tra.
-Thông thường các thiết bị biến đổi, lưu giữ, phân bố và đưa thông tin
tham gia vào thành phần các mô đun của các bộ điều khiển lập trình.Trong
các tổ hợp và tổ máy công nghệ người ta sử dụng các thiết bị đa dạng để
nhận thông tin,các thiết bị này có khuynh hướng phát triển sau:
+Áp dụng rộng rãi các bộ cảm biến để kiểm tra điện từ, cơ khí, công nghệ,
chất lượng các chi tiết.
+Sử dụng thông tin để chuẩn đoán và thông báo về tình trạng của thiết bị
qua hệ thống máy tính điều khiển.
-Thiết bị đo-kiểm tra bao gồm: bộ cảm biến điện từ, bộ cảm biến cho
các biến đổi cơ khí, các bộ cảm biến các biến công nghệ, thiết bị bảo vệ và
đảo mạch.

3


Chương I.
Các vấn đề chung về nguyên lý xây dựng,cấu trúc các hệ thống truyền
động tự động hiện đại điều khiển các tổ hợp công nghệ.
I. Cấu trúc tổ hợp công nghệ tự động hóa tiêu biểu.
Bất kỳ tổ hợp công nghệ hiện đại nào cũng được nhìn nhận như tổ hợp công
nghệ tự động hóa, cùng với quá trình công nghệ tổ hợp công nghệ tự động
hóa làm việc theo chương trình cài đặt nó thực hiện các công việc sau:
+Kiểm tra và điều chỉnh các chỉ số chất lượng về điện từ, cơ khí, và các
tham số công nghệ của sản phẩm có sẵn.
+Tối ưu hóa các chỉ số chung về chất lượng làm việc làm việc của tổ hợp
công nghệ tự động hóa một cách tự động.

+ Kiểm tra trạng thái trang thiết bị về kỹ thuật điện, cơ khí và công nghệ.
Nhiệm vụ của THCNTĐH là biến đổi vật chất ban đầu thành sản phẩm hoàn
chỉnh (hình 1.1) trên cơ sở nhận năng lượng P và thông tin I dưới dạng
chương trình cài đặt.

Bộ điều khiển của hệ thống thực hiện:Điều khiển nguồn,điều chỉnh
momen,tốc độ vị trí cơ cấu,điều khiển khởi động dừng và chế độ chức
4


năng,điều khiển tự động các bộ điều chỉnh,kiểm tra,bảo vệ và báo hiệu,lập
các nhiệm vụ cho các bộ vi điều khiển lập trình,điều chỉnh các biến công
nghệ,và sử dụng hệ thống mạng máy tính thực hiện:điều khiển giám sát,hiển
thị…
II. Thiết bị kỹ thuật của tổ hợp
1.Hệ truyền động điện không điều chỉnh và có điều chỉnh
a. Hệ truyền đọng điện không điều chỉnh
Trong vai trò hệ truyền động điện không điều chỉnh (HTĐĐKĐC) theo tốc
độ, thông thường, người ta sử dụng HTĐĐ dõng xoay chiều. Trong trường
hợp cá biệt, người ta sử dụng HTĐ Đ có động cơ điện dị bộ (không đồng bộ)
ngắn mạch. Các động cơ kiểu này thường có công suất vừa và nhỏ. Do vậy
chúng được khởi động trực tiếp mà không cần hạn chế dòng. Các đầu mối
điều khiển chính trong các HTĐĐ như vậy thực hiện chức năng hạn chế dòn.
Các đầu mối điều khiển chính trong các HTĐĐ như vayayj thực hiện chức
năng nối mạch và bảo vệ. Đối với HTĐĐ laoij này, người ta thường dùng sơ
đồ điều khiển rơ le công tắc tơ [29].
Bảo vệ động cơ khỏi đoản mạch có thể được thực hiện nhờ rơ le dòng lớn.
Các rơ le này làm việc dưới dạng ngắt dòng. Khi làm việc (dù chỉ một trong
các rơ le), tiếp điểm thường đóng (TĐTĐ) của nó sẽ ngắt mạch cuôn dây của
công tắc tơ. Công tắc tơ ngừng làm việc và tiếp điểm thường mở của nó sẽ

ngắt động cơ khỏi nguồn nuôi.
Bảo vệ động cơ khỏi bị quá tải. Bảo vệ dòng, chống lại sự tăng của dòng
điện sẽ giữ động cơ khỏi bị quá tải. Cách bảo vệ như vậy được thực hiện bởi
các rơ le điện cơ, rơ le bán dẫn hoặc rơ le nhiệt. Thiết bị bảo vệ động cơ khỏi
bị quá tải cần phải làm việc ngay khi mới bị quá tải. Do vậy nó có độ trễ về
thời gian và có thể tác động đên việc ngắt tín hiệu hoặc phân tải động
cơ.Bảo vệ động cơ khỏi quá tải được thiết lập khi có tải công nghệ,hoặc kéo
dài thời gian khởi động hoặc tự khởi động khi điện áp thấp,việc bảo vệ quá
tải được thực hiện nhờ role điện từ(role KA4 và role thời gian KT trên hình
1.3a,khi mất 1 pha thì việc bảo vệ ngắt động cơ được thực hiện ở 2 pha còn
lại

5


b. Hệ truyền động điện không điều chỉnh với khởi động có điều khiển
Các HTĐĐ này được áp dụng khi sử dụng ĐCDB có công suất lớn và trung
bình cũng như khi sử dụng động cơ dòng một chiều. Các phương án của sơ
đồ ro le – công tắc tơ điều khiển các HTĐĐ như vậy sẽ được xem xét ở [29].
c. Hệ truyền động điện có điều chỉnh.
Các hệ thống khởi động HTĐĐ có điều khiển, có thể thực hiện chức năng
điều chỉnh tốc độ từ từ hoặc theo bậc trong dải giới hạn. Tuy nhiên các hệ
truyền động này có chỉ số năng lượng thấp do tổn thất điện năng lớn. Có thể
sử dụng chúng để giảm nhanh tốc độ của các giá trị nhất định và loại bỏ
chúng khi điều chỉnh từ từ tốc độ trong dải rộng.
2. Mạng năng lượng
a. Nguồn và mạng cung cấp điện của hệ thống truyền động điện
Trong trường hợp chung mạng năng lượng liên quan đến các nguồn cung
cấp điện,nhiệt và khí.Các nguồn cung cấp này đảm bảo năng lượng cho thiết
bị công nghệ,mạng ngưng tụ hơi của hệ thống tổ máy sấy là mạng cung cấp

nhiệt,mạng hệ thống bếp lò sấy được sử dụng trong các tổ máy cán kim loại
là mạng cung cấp khí,đối tượng tiêu thụ chính năng lượng điện trong các tổ
hợp công nghệ chính là HTĐĐ và tiếp đến là các thiết bị sấy bằng điện,điện
năng cũng được tiêu hao để chiếu sáng và làm nguồn nuôi các thiết bị tự
động hóa,các dụng cụ đo và kiểm tra.
Thông thường nguồn cung cấp điện cho các tổ hợp công nghệ và tổ hợp máy
là thiết bị phân phối hoàn chỉnh,các trạm biến áp hoàn chỉnh và phân xưởng

6


trạm nguồn các điện áp 10000,6000,3000,660,380,220,127 V dòng xoay
chiều và 440,220v dòng một chiều là các điện áp tiêu chuẩn phân phối điện
năng ở mức này,thông thường mạng cung cấp điện bao gồm nguồn nuôi và
phân phối.
Người ta sử dụng các mạng sau:mạng hướng tâm với nguồn nuôi một
phía(hình 1.10a)hoặc nguồn nuôi hai phía(hình 1.10b)mạng đường trục với
nguồn nuôi một phía(hình 1.10c)hoặc một nguồn nuôi từ hai phía(hình
1.10d) hoặc từ 2 nguồn nuôi 2 phía (hình 1.10e) nguồn độc lập,đường trục
hướng tâm(hình 1.10f).Ở sơ đồ này,chữ số 1 ký hiệu nguồn nuôi,chữ số 2 ký
hiệu bảng nối với nguồn nuôi.Chỉ có các bảng nối nguồn được phép gián
đoạn trong khi cấp nguồn,mới có thể có nguồn nuôi từ một nguồn.

b. Dự trữ nguồn nuôi
Sự cần thiết dự trữ nguồn nuôi các thiết bị tiêu thụ điện hạng I hoặc II cũng
sẽ gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn sơ đồ.
Thiết bị tiêu thụ điện năng hạng I gồm các thiết bị mà khi cấp điện đứt
quãng có thể gây nên sự nguy hiểm đối với cuộc sống của con người, gây
tổn hại đáng kể về kinh tế, làm hoảng các trang thiết bị đắt tiền, hỏng hàng
7



loạt san phẩm, phá hỏng quá trình công nghệ phức tạp. Từ thành phần các
thiết bị tiêu thụ điện hạng I, người ta tách riêng nhóm thiết bị tiêu thụ đặc
biệt. Việc đảm bảo cho nhóm này làm việc liên tục là cần thiết nhằm đảm
bảo an toàn cho sản xuất và phòng ngừa được các thiệt hại có thể như đã nêu
trên.
Thiết bị tiêu thụ hạng II gồm các thiết bị mà khi cấp điện đứt quãng sẽ giữ
chậm hàng loạt sản phẩm xuất xưởng và làm máy móc đang hoạt động phải
dừng hàng loạt.
Các thiết bị tiêu thụ điện còn lại thuộc hạng III.
c. Chỉ số chất lượng điện năng
Tiêu chuẩn quốc gia của Nga đã thiết lạp các chỉ số và tiêu chuẩn chất lượng
của điện năng trong mạng điện của hệ thống cung cấp điện chung với điện
áp xoay chiều một pha và ba pha, tần số 50Hz tại các điểm mà mạng điện
được nối đến đó.
d. Tiết kiệm năng lượng bằng các thiết bị của HTĐĐ
Hơn 60% điện năng trên thế giưới được tiêu thụ bởi các HTĐĐ. Do vậy vấn
đề tiết kiệm điện năng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt khi giá
điện tăng, giá thành các sản phẩm được làm ra bới các tổ hợp công nghệ sẽ
tăng theo. Điều đó rất bất lợi cho việc cạnh tranh trên thị trường.
Các phương pháp cơ bản tiết kiệm điện năng trong HTĐĐ tự động hóa của
các tổ hợp và tổ máy công nghệ là:
Sử dụng HTĐĐ có điều chỉnh thay vì các HTĐĐ không điều chỉnh. Nhờ đó
khi thay đổi chế độ làm việc của thiết bị công nghệ và tính chất cơ lý của vật
liệu gia công, có khả năng thiết lập được các điều kiện tối ưu về tiêu hao
điện năng để xử lý vật liệu.
Quá độ điều chỉnh áp suất và lượng tiêu hao nước của tổ máy bơm nhờ
HTĐĐ có điều chỉnh thay vì điều chỉnh cuộn cảm sẽ loại trừ được sự thất
thoát áp lực và tiết kiệm điện khoảng 30%.

3. Mạng thông tin
a. Cấu trúc mạng
Các phương tiện chuyển mạch đảm bảo tạo ra các mạng để trao đổi dữ liệu
giữa các phương tiện tự động hóa vi xử lý khác nhau. Liên quan đến chúng
là module của các bộ vi xử lý nối mạch. Các module này được dùng để liên
kết các bộ điều khiển “điểm điểm” và các bộ thích ứng ghép nối đường trục
liên lạc, cáp đồng trục và cáp quang, các bộ lặp, các bộ kết hợp ghép nối v.v

8


… Cấu trúc các mạng thông tin có thể là đường trục thẳng, hướng tâm, vòng
xuyến và hình cây. Khi thành lập các hệ thống, người ta dành sự ưu tiên cho
cấu trúc đường trục. Cấu trúc này ít tốn kém khi đặt cáp, dễ mở rộng và cho
phép liên lạc thông tin trực tiếp từ thuê bao đến thuê bao qua tuyến phát dữ
liệu duy nhất. Thông thường người ta làm các mạng mở để tích hợp các
phương tiện máy tính tự động hóa của các nhà sản xuất khác nhau. Với mục
đích này người ta đã chế tạo các cầu và các bộ biến đổi liên mạng để ghép
nối và liên lạc các mạng cục bộ khác nhau.
Để liên lạc các tổ máy trong tổ hợp công nghệ cũng như để điều khiển thống
nhất các tổ hợp trong sản xuất, người ta áp dụng các mạng công nghiệp cục
bộ. Một số lượng lớn mạng được áp dụng trong công nghiệp. Các mạng nổi
tiếng và thường được sử dụng là: Industrial Ethernet, Ethway, Marway,
Profibus, Modbus plus, Fipio, Unitelwey, Fipway, Masterbus.
b. Phương tiện mạng
Bộ xử lý thông tin thông minh là phương tiện mạng cơ bản của bất kỳ mạng
nào. Nó cho phép kết nối các máy tính cá nhân, bộ điều khiển lập trình, bộ
chương trình và thiết bị khác và thực hiện tác động qua lại giữa chúng với hệ
thống điều khiển. Đặc trưng cơ bản của các bộ xử lý thông tin là: kiểu lắp
ráp rãnh, tốc độ phát dữ liệu, số lượng liên kết và dòng tiêu thụ. Các bộ xử lý

thông tin được chế tạo với các thanh lắp ráp (rãnh) thuộc các dạng sau: ISA,
PCMCIA, PCI. Tốc độ phát dữ liệu ở các bộ xử lý thông tin từ 9.6 kbit/s đến
12Mbits/s đối với các mạng ở mức trung bình và từ 10 đến 100 Mbits/s đối
với các mạng ở mức trên.
4. Chế độ làm việc của thiết bị công nghệ và hệ truyền động điện
Người ta luôn cố gắng để quá trình công nghệ bất kỳ, có liên quan đến sản
xuất vật liệu và sản phẩm, có thể làm việc liên tục và đạt được hiệu quả kinh
tế cao nhất. Thực tế nhiều tổ hợp công nghệ và các tổ máy có thể làm việc
liên tục thời gian dài (chẳng han như máy xeo giấy các tông, máy cán nguội,
băng tải v.v). Có các tổ máy và cơ cấu làm việc trong chế độ chu kỳ với sự
thay đổi tải và tốc độ. Các tổ máy và cơ cấu như vậy được gọi là các tổ máy
và cơ cấu hoạt động theo chu kỳ. Thí dụ: các loại xe nâng vận chuyển (cần
cẩu, cần cẩu giàn), máy xúc, máy gia công kim loại, máy đảo phôi công
nghiệp v.v. Các cơ cấu được chia thành cơ cấu làm theo chế độ chu kỳ và cơ
cấu làm việc tạm thời theo chế độ chu kỳ. Các cơ cấu làm việc tạm thời theo
9


chế độ chu kỳ hoạt động với các tham số thay đổi của chu kỳ (gia tốc, tốc
độ, thời gian từ chu kỳ đến chu kỳ). Còn có các cơ cấu làm việc ở chế độ
thời gian ngắn. Các cơ cấu này thường thực hiện chức năng trợ giúp.
Chế độ làm việc của các tổ hợp, tổ máy và các cơ cấu được tính toán khi lựa
chọn các HTĐĐ tự động hóa và các hệ thống điều khiển với quan điểm thực
hiện chức năng công nghệ cho trước và tương ứng với chế độ làm việc
chuẩn của động cơ.
5. Thuật toán điều khiển hệ truyền động điện,các cơ cấu,tổ máy
và tổ hợp.
a. Mô hình toán học và cấu trúc của hệ thống điều khiển.
Dựa trên các nguyên lý xây dựng các hệ thống máy tính hiện đại điều
khiển HTĐĐ của các tổ hợp và tổ máy công nghệ(trong các phương tiện kỹ

thuật,cũng như trong các phương tiện thuật toán và chương trình)bằng
modun khối,có thể đưa ra sơ đồ cấu trúc của hệ thống điều khiển dưới dạng
sơ đồ cấu trúc của hệ thống điều khiển dưới dạng sơ đồ cấu trúc ba
mức(hình 1.22).Mức 1 gồm các phân hệ điện từ liên quan lẫn nhau có tin
hiệu điều khiển u.Mức 2 gồm các phân hệ cơ khí liên quan lẫn nhau có mạch
hồi tiếp với mức1 theo mạch cảm ứng điện từ .Mức 3 gồm phân hệ chức
năng nó đảm bảo các chỉ số chất lượng của quá trình công nghệ.

10


Các phân hệ điện từ liên quan lẫn nhau:Điều khiển các biến điện từ liên
quan lẫn nhau giữ một vị trí nhất định trong điều khiển động cơ điện một
chiều và xoay
chiều,các phương án liên quan lẫn nhau có thể trở nên đa dạng hơn đáng kể
trong trường hợp nhiều động cơ và các bộ biến đổi bán dẫn có điều khiển tạo
thành hệ truyền động điện thống nhất và phức tạp của tổ hợp công nghệ
Các phân hệ cơ khí liên quan lẫn nhau:điều khiển các tổ máy(được dùng
để xử lý và chuyển dịch các dải vật liệu)các máy đảo phôi,máy gia công kim
loại,máy nén và các đối tượng khác(có các phân hệ cơ khí liên quan lẫn
nhau)người ta sử dụng HTĐĐ nhiều động cơ.
Phân hệ chức năng:là mô tả quá trình vật lý đặc trưng đối với công nghệ cụ
thể,sự mô tả này thường bao gồm các công thức với các giá trị hệ số đa dạng
nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng đối với công nghệ cụ thể.
b. Điều khiển tầng(trực thuộc)và điều khiển phương thức.
Thông thường việc lập các thuật toán điều khiển HTĐĐ của các mục tiêu
công nghệ,có chức năng sản xuất khác nhau,được thực hiện với tính toán của
hai tham sô chất lượng quan trọng nhất là:đánh giá tác động nhanh(có tính
đến các hạn chế đối với công suất tiêu thụ)và năng suất liên quan với nó
11



cũng như đánh giá tích phân bậc hai của sai số điều khiển và chất lượng của
quá trình công nghệ có liên quan với đánh giá đó,để dành được kết quả chắc
chắn theo đánh giá thứ 2 cần định trước kết quả chắc chắn cả theo đánh giá
thứ nhất.
c. Tách các hệ thống liên quan lẫn nhau.
Có thể chuyển phương pháp tối ưu hóa hệ thống độc lập sang hệ thống
liên quan lẫn nhau,nhưng khi đó lại phải giải đồng thời bài toán tách hệ
thống liên quan lẫn nhau.Trong trường hợp chung đối với hệ thống có m hệ
thống riêng và đảm bảo điều chỉnh m biến đầu ra,có thể nhân m*m ma trận
đánh giá các biến đang điều chỉnh.
Sự liên quan lẫn nhau của các hệ thống điều khiển riêng biệt các tổ máy
được thực hiện theo các mạch tải và điều khiển để tạo ra tốc độ chung và
tương quan tốc độ của các tổ máy,tạo tương quan tốc độ giữa các tổ máy
được thực hiện bởi bộ vi điều khiển lập trình công nghệ,các khối điều khiển
1 và 2 bao gồm tất cả các thành phần của HTĐĐ đầy đủ kể cả các bộ cảm
biến.
Việc áp dụng phương pháp tách các hệ thống và thuật toán điều khiển tiêu
biểu sẽ cho khả năng điều chỉnh thích nghi toàn bộ các hệ thống riêng biệt
và hệ thống điều khiển liên quan lẫn nhau ở các chế độ làm việc đã sắp đặt.
d. Điều khiển có sử dụng logic mờ
Các thuật toán điều khiển có sử dụng logic mờ được thực hiện trong các hệ
thống điều khiển HTĐĐ bằng phương phương pháp chương trình.Trong các
bộ vi điều khiển lập trình người ta đã chuẩn bị trước các modun và hướng
dẫn cho người sử dụng còn trong máy tính công nghiệp người ta chuẩn bị
các thiết bị chương trình với tập hợp trạng thái tiêu chuẩn.
Loogic mờ được sử dụng để thay đổi các thuật toán điều khiển truyền
thống và kết hợp cùng với chúng,ngoài ra còn áp dụng bộ điều chỉnh định
pha.Để đưa ra quyết định cần phải thêm phương pháp suy luận nhất định

tức là cần có thêm cơ cấu nhất định của đầu ra điều khiển mờ,
Thiết kế bộ điều khiển mờ chính là xây dựng quá trình diễn biến theo chu
kỳ quá trình này chỉ cho phép đạt được chất lượng điều khiển yêu cầu sau
nhiều lần lặp lại.

12


Các phương pháp logic mờ được sử dụng rât thành công trong các hệ thống
thích nghi để điều chỉnh và hiệu chỉnh tham số các bộ điều chỉnh trong quá
trình và hoạt động của chúng.
Chương II
Khái quát chung về cấu trúc thành phần, nhiệm vụ, đặc tính của các
hệ thống tự động hóa điều khiển các tổ hợp sản xuất công nghiệp giấy
và in.
1. Đặc trưng của tổ hợp công nghệ:
Công nghệ giấy và các tông được đặc trưng bởi sự có mặt của các tổ hợp
công suất cao và hoạt động theo dây truyền liên tục. Ở đó, sau khi thực hiện
liên tiếp hàng loạt thao tác công nghệ, việc sản xuất giấy và các tông từ gỗ,
xen lu lô và giấy loại được thực hiện. Cấu trúc của quá trình công nghệ và
thành phần các tuyến sản xuất giấy và các tông phụ thuộc một cách đáng kể
vào sản phẩm xuất xưởng. Về mặt chức năng, trong thành phần sản xuất,
người ta chia ra các tổ hợp sản xuất giấy, các tông và các tổ máy hoàn thiện.
Liên quan đến các tổ hợp sản xuất giấy-các tông là máy móc sản xuất giấycác tông. Các máy này bao gồm hàng loạt bộ phận chức năng-công đoạn,
trong đó việc tạo ra băng giấy hoặc các tông, tăng thêm các đặc trưng và đặc
điểm chất lượng yêu cầu được thực hiện liên tục. Tham số cơ bản, đặc trưng
các tổ hợp sản xuất giấy-các tông, chính là tốc độ và độ rộng giấy hoặc các
tông gia công. Máy móc tác động nhanh và được sử dụng rộng rãi hơn là các
máy được dùng để sản xuất giấy báo. Độ rộng của băng giấy có thể nhận
được từ các máy này vượt 10000mm, tốc độ truyền đạt 2000...2500m/phút.

Khi đó công suất truyền động thiết thiết lập của máy là 7...8 MW.
Liên quan đến các tổ máy hoàn thiện là các máy phủ ngoài máy rọc, máy cán
bóng tinh. Ở đó các công việc sửa sang lần cuối, cắt và cuốn sản phẩm và ru
lô được thực hiện. Khác với các tổ hợp sản xuất giấy-các tông, các tổ máy
hoàn thiện được đặc trưng bởi chế độ làm việc theo chu trình. Hệ quả của nó
là tốc độ tính toán của các tổ máy hoàn thiện vượt từ 1,5...2 lần tốc độ làm
việc cực đại của máy móc sản xuất giấy-các tông. Ngày nay, khuynh hướng
kết hợp các tổ hợp sản xuất giấy-các tông và các tổ máy hoàn thiện được

13


quan tâm (chẳng hạn như sáp nhập các thiết bị phủ ngoài với máy móc sản
xuất). Thiết bị liên hợp này sản xuất ra sản phẩm giấy chất lượng cao và
được dùng để in ốp xét.
Sản xuất giấy được bắt đầu từ công việc chuẩn bị nguyên vật liệu như tre,
gỗ, nứa, xen lu lô, giấy phế liệu...Sau khi qua các vị trí xử lý cần thiết,
nguyên liệu được đưa vào bể ngâm. Sau đó chúng được trộn để tạo thành
hỗn hợp cho trước. Hỗn hợp này được cô đặc và gom lại trong bể máy để từ
đó đưa vào máy bơm trộn. Ở máy bơm trộn, hỗn hợp được pha loãng bằng
nước quay vòng (đến từ van của máy sản xuất giấy) và được rửa sạch thành
bột. Sau đó bột giấy được đưa vào máy qua thiết bị rót.
Thông thường, các máy sản xuất hiện đại gồm: thiết bị rót, bàn lưới, bộ phận
ép và sấy, thiết bị cán thô và tinh. Sơ đồ công nghệ của máy sản xuất giấy
được trình bày trên hình 1.

Hình 1
Việc đưa hỗn hợp bột giấy vào lưới được đảm bảo bởi thiết bị rót. Một
trong những nhiệm vụ của nó là duy trì sự đồng nhất của bột giấy và phân bố
đều chúng theo độ rộng của máy. Ở bàn lưới bắt đầu quá trình tạo băng giấy

và khử nước để làm tăng thêm độ bền ban đầu cho giấy.băng giấy tạo ra phải
trải qua sự khử nước tiếp theo ở bộ phận ép ( gồm một vài máy ép). Tiếp
theo, băng giấy được đưa vào bộ phận sấy thô, nơi mà nó được ép bởi lưới
sấy vào bể mặt hình trụ (đã được sấy nóng) quay. Như vậy, lượng nước còn
lại sẽ bay hơi mạnh từ bề mặt của băng giấy. Sau khi sấy thô, tiến hành gián
bề mặt băng giấy trong máy ép dán và đưa tiếp vào bộ phận sấy tinh. Ở công
đoạn này băng giấy được sấy đến khô hẳn và có đọ ẩm cuối cùng 5...8%.

14


Sau khi được cán bóng, băng giấy sẽ có độ nhẵn, độ bóng và độ bền chắc.
Tiếp theo, băng giấy được cuốn vào ru lô có đường kính cho trước trên trục
cuốn và được xử lý ở các tổ máy hoàn thiện (như máy phủ ngoài, cắt, in
nhãn, đóng gói) và vận chuyển sản phẩm hoàn thiện về kho.
Sơ đồ công nghệ sản xuất các tông gần như không khác gì so với sơ đồ sản
xuất giấy đã xem xét ở trên. Sự khác biệt chỉ ở chỗ: các tông là vật liệu
nhiều lớp cấu thành mà đối với các lớp bên trong của nó người ta dùng vật
liệu kém hơn (giấy loại, bán thành phẩm chưa tẩy trắng) so với các lớp bên
ngoài. Để xuất xưởng các tông nhiều lớp, máy sản xuất các tông được trang
bị một vài thiết bị rót, trong đó việc tạo và khử nước ở các lớp cấu thành các
tông được thực hiện. Sau khi liên kết các thành phần, băng các tông tạo ra
được đưa vào bộ phận ép và được tiến hành xử lý tiếp theo như trình tự đã
trình bày ở trên.
2. Các tổ hợp công nghệ của nghành công nghiệp in
Tính năng cơ bản của thiết bị in được phản ánh trong tên gọi của nó và cái
chính là thực hiện quá trình công nghệ in, tức là nhận nhiều lần bản in như
nhau. Ngoài việc sử dụng theo tính năng cơ bản, thiết bị in còn được sử dụng
để đóng dấu, khoét và đục lỗ vật liệu sau khi đã điều chỉnh phù hợp.
Sơ đồ cấu trúc của máy in được trình bày trên hình 2, trong đó các bộ phận

được bao quanh bằng đường nét đứt có thể không có trong các dạng riêng
bệt của máy in. Tên gọi của thiết bị tương ứng với quá trình công nghệ mà
nó thực hiện.

15


Hình 2

Các máy in được phân loại nguyên lý xây dựng cơ bản của chúng. Trên hình
2 trình bày sơ đồ phân loại máy in. Theo kiểu vật liệu in (băng giấy được tởi
từ ru lô, hoặc các tờ được chuyển từ ram giấy), các máy in được gọi tương
ứng là máy in ru lô hoặc máy in tờ. Theo hình thức bề mặt in riêng, các máy
in được chia thành máy in quay, máy in phẳng và máy in trục ép.
Máy in, trong đó các bộ phận in được chế tạo dưới dạng hình trụ, được gọi là
máy in quay. Máy in, trong đó bề mặt làm việc được phân bố trong mặt
phẳng, còn bề mặt quay là mặt trụ thì được gọi là máy in phẳng.
Máy in, trong đó cả hai bề mặt in đều là phẳng thì được gọi là máy in trục
ép.
Phụ thuộc vào số lượng màu nhận được ở bản in trong máy, máy in được gọi
là máy in đơn mày hoặc đa màu. Các máy in phẳng và máy in trục ép được
sản xuất dưới dạng các bộ tự động đơn màu nhằm xử lý vật liệu tờ (giấy
ram).
Các máy in quay được chế tạo hoàn toàn dưới dạng tự động để in trên giấy ở
dạng tờ hoặc băng. Trong đó các máy in đơn màu và đa màu đã dược áp
dụng rộng rãi.
16


Máy in đa màu, được tập hợp từ các bộ phận in đơn màu cùng loại, được gọi

là máy nhiều bộ phận. Máy in đa màu, có một ống trụ in chung còn xung
quanh nó đặt các ống trụ khác, thì được gọi là máy in vệ tinh.
Các máy in phẳng và máy in trục ép được chế tạo cho phương pháp in cao,
còn các máy in quay được chế tạo cho các phương pháp in cao, in ốp xét và
in thẫm.
Ngoài các loại máy đã nêu trên, các máy in hai mặt cũng được áp dụng rộng
rãi trong đó giấy được in lần lượt hoặc đồng thời cả hai mặt.
Các máy in có tốc độ làm việc cao hơn là các máy in quay ru lô bởi vì đa số
cơ cấu của các máy in này là các cơ cấu chuyển động liên tục theo một
hướng với tốc độ không đổi. Các máy có tốc độ in thấp nhất là các máy in
phẳng và máy in trục ép bởi vì các máy này có cơ cấu truyền động theo chu
trình của máy in thô và hệ quả là phải chịu đựng tải quán tính đáng kể. Các
máy in quay dùng giấy ram có tốc độ vào loại trung bình (chiếm vị trí giữa
các máy in phẳng và máy in quay ru lô).

17


Chương III
Nghiên cứu thành phần, kết cấu, đặc điểm, tính chất của tổ hợp công
nghệ
tự động hóa trong sản xuất giấy và công nghiệp in.

1.Hệ thống tự động hóa của máy sản xuất các tông
Sơ đồ máy sản xuất các tông được trình bày trên hình

Hình 3

Ở bộ phận công nghệ của máy l từ bốn bể máy (của lớp phủ, lớp dưới, lớp
trung bình và lớp thấp), bột giấy các tông được đưa đến các đường ống dẫn

hình xuyến nhờ các máy bơm. Áp suất trong các đường ống dẫn này được
điều chỉnh bởi tốc độ HTĐĐ của các máy bơm. Nhờ các máy bơm trộn đầu
tiên, bột giấy các tông được đưa từ các đường ống hình xuyến qua van
chuyển dòng đến áy làm sạch hình nón tạo dòng xoáy. Ở đây các hạt nặng sẽ
18


bị văng ra từ bột giấy dưới tác dụng của bột ly tâm. Sau khi được làm sạch,
bột các tông được đưa vào máy bơm trộn thứ hai, nơi mà bột các tông đặc sẽ
được trộn thêm nước để đạt được độ đậm đặc cho trước. Nước đưa đến các
máy bơm trộn được lấy từ dự trữ nước phân mạng. Dòng chảy bột các tông
được điều chỉnh trước các máy bơm trộn đầu tiên nhờ các van 11. Ở đầu ra
của các máy bơm trộn thứ hai, bột giấy các tông có thể phải trải qua một lần
làm sạch nữa bằng cách cho đi qua thiết bị sàng. Tiếp theo, bột các tông
được đưa đến các bộ phân phối dòng của bộ định dạng.
Bộ phận lưới 2 của máy gồm có tám bộ định dạng. Tham gia vào bộ định
dạng có tám thiết bị rót. Việc tạo ra các lớp các tông thành phần được thực
hiện trên bề mặt của bộ định dạng và được hạn chế bởi mép bất động dưới.
Quá trình đúc lớp các tông theo khuôn và khử nước được thực hiện trong
chân không(được tạo bởi buồng hút đặt trong bộ định dạng). Lớp các tông
thành phần mới hình thành (dính với tấm nỉ di động bóc ra được) được đưa
vào dưới trục ly tâm. Máy ly tâm được dùng để khử nước ở băng các tông
mới được tạo ra, gỡ tấm nỉ của các lớp các tông thành phần và liên kết chúng
thành cuộn các tông. Chân không trong các vùng hút của bộ định dạng và
dao nạo hút được tạo ra bởi hai quạt chân không. Hệ thống chân không bộ
phận ép của máy gồm bảy máy hút chân không.
Việc khử nước tiếp theo của băng các tông và nâng cao chất lượng bề mặt
của nó được tiến hành trong bộ phận ép 3. Bộ phận ép này được tạo từ máy
ép quay, máy ép hai trục hút, máy ép liên hợp ba trục, máy ép có trục rãnh
và máy ép Nipko.

Sau khi qua bộ phận ép, băng các tông được đưa đến các bộ phận sấy 4 và 6
để đuổi hơi ẩm còn lại bằng cách ép băng các tông di chuyển vào bề mặt
hình trụ đx được hâm nóng bằng lưới sấy. Bộ phận sấy gồm tám nhóm:
nhóm truyền động thứ nhất có 11 ống trụ sấy, các nhóm truyền động từ thứ
hai đến thứ bảy-mỗi nhóm có 12 ống trụ sấy, nhóm truyền động thứ tám có
mười ống trụ sấy và hai ống trụ lạnh.
Các bộ phận sấy của máy được tách ra bởi máy ép dán 5. Máy này được bố
trí giữa các nhóm truyền động thứ sáu và thứ bảy.

19


Các tông được đưa đến máy ép dán với độ khô 80...85%. Tại đây nó liên tục
được tưới keo dán cả hai mặt rồi đi tiếp qua các trục ép. Sau khi đi qua máy
ép dán, để tránh tạo thành các nếp nhăn, băng các tông được căng đều theo
độ rộng nhờ trục căng và được đưa vào bộ phận sấy 6, nơi mà đảm bảo sấy
khô đến (

% và độ ẩm các lớp trên dưới được cân bằng.Ở cuối bộ phận

sấy các tông được làm mát ở hai ống trụ lạnh và được làm ẩm thêm 1...2%
để nâng cao độ phẳng của nó khi cán bằng máy cán láng sáu trục 7.
Từ máy cán láng, các tông được đưa đến trục cuốn ngoại vi 8 với hệ thống
ép khí nén và được quấn vào các tang trống.
Hệ thống ngưng tụ hơi nước 10 đảm bảo lưu thông hơi nước bắt buộc để duy
trì sự ổn định chế độ nhiệt cho trước trong mỗi nhóm ống trụ sấy cũng như
khả năng sử dụng nhiệt của hơi nước đưa đến và truyền nhiệt cao nhờ dẫn
bắt buộc khí không ngưng tụ.
Máy sản suất các tông có các bộ phận sấy sơ bộ và bổ xung. Bộ phận sấy bổ
xung thực hiện khoảng 40% toàn bộ công việc sấy và được dùng để đuổi hơi

nước còn sót lại sau khi băng các tông đi qua máy ép dán. Việc sấy các tông
được tiến hành bằng cách nâng cao từ từ bề mặt ống trụ. Để thực hiện điều
đó, toàn bộ bộ phận sấy được chia theo cặp thành năm nhóm, trong đó ba
nhóm tạo thành bộ sấy sơ bộ và hai nhóm tạo thành bộ sấy bổ xung. Hơi
nước đi theo đường ống dẫn từ phân xưởng nồi xúp de và được phân bố giữa
năm nhóm với tương quan cho trước. Nhóm thứ ba, bốn, năm có trang bị các
ống trụ trên và dưới riêng biệt với mục đích cân bằng độ ẩm các lớp các tông
trên và dưới. Trong các ống trụ sấy số lượng hơi cần thiết được ngưng tụ để
sấy các tông.Sự ngưng tụ được tạo ra và lượng hơi cần thiết để khử nước
được dẫn qua xi phông theo ống dẫn đặt sẵn đến thiết bị tách tương ứng. Để
điều chỉnh áp suất hơi trong nhóm sấy, người ta sử dụng các van điện từ 11
và máy nén nhiệt.
Trong các bộ phận 2...8 của máy có 27 điểm truyền dẫn lực. Công suất của
HTĐĐ từ 37KW (đối với trục ép dán) đến 200KW ở máy cán láng và trục
trung tâm của máy ép ba trục cán. Công suất HTĐĐ của các máy bơm và
van trong các bộ phận 1,9,10 của máy nằm trong giới hạn từ 0,5 đến 90KW.
Nguồn nuôi của các HTĐĐ công suất được thực hiện từ hai biến thế công
20


suất loại 1600KV.A. Hai biến thế này biến đổi điện áp từ 6KV thành 380V.
Hệ thống truyền động điện nhiều động cơ được thực hiện tương ứng với ý
tưởng hệ thống phân bố ACS 600 MultiDrive.
Đường trục năng lượng của tổ hợp bao gồm các biến thế nguồn, các bộ
chỉnh lưu không điều khiển với bộ lọc 13, các bộ đảo điện áp tự động 12. Hệ
thống phân bố điều khiển gồm: các bộ điều khiển điều khiển các nhóm
truyền động điện 14, các bộ điều khiển công nghệ 15 và 16, các trạm thao
tác 17.

Phương tiện máy tính tự động hóa

Hệ thống điều khiển máy móc là hệ thống đa chức năng. Nó giải quyết các
bài toán điều khiển chất lượng và điều chỉnh các tham số cục bộ đơn giản
của quá trình. Hệ thống gồm các thiết bị và đảm bảo chương trình. Tất cả
các thiết bị đó giúp cho người thao tác điều khển quá trình công nghệ.
Thiết bị được trình bày theo sơ đồ chức năng phần thiết bị của hệ thống trên
hình 3. Thiết bị này bao gồm các bộ phận cơ bản sau: các bộ điều khiển cong
nghệ 15,16; trạm thao tác 17; sàn quét thông minh (bộ quét) 18 với các bộ
cảm biến khối lượng, đọ ẩm và độ dày; các máy in; đường bus hệ thống 21;
đường bus mạng TCP/P.

21


Hình 4
Các bộ điều khiển công nghệ được dùng để: nhận biết thông tin về tình trạng
quá trình công nghệ từ các bộ cảm bến khác nhau, xử lý thông tin nhận được
tương ứng với chương trình cài đặt, đưa ra các hoạt động điều khiển. Bộ
quét, các bộ cảm biến và các cơ cấu chấp hành thuộc phần cố định của máy
được nối với bọ điều khiển công nghệ 15 ( xem hình 3). Bộ điều khiển công
nghệ 16 được nối với các cảm biến và các cơ cấu chấp hành dể đưa bột hồ
và sản phẩm hóa học của hệ thống chân không và ngưng tụ hơI (19,20 – các
đường bus thong minh).
Các trạm thao tác 17 được dùng để: phản ánh thông tin về quá trình công
nghệ, đặt các chế độ điều khiển quá trình công nghệ và đưa vào các mức đặt
(trị số quy định) tham số.
Máy quét hoặc sàn quét thông minh 18 được dùng để dịch chuyển các bộ
cảm biến ( khối lượng, độ ẩm và độ dày bằng các tong di động) được lắp đặt
trên nó. Để đo, người ta sử dụng nguồn chiếu hạt phóng xạ. Máy quét được
trang bị bọ điều khiển. Bộ điều khiển này sẽ xử lý thông tin đén từ các bộ
cảm biến và đưa kết quả đến bộ điều khiển cong nghệ 15 theo đường thông

tin đặc biệt. Để đảm bảo độ chính xác đo ổn định, bộ điều khiển tự động đưa
các cảm biến ra mép của băng các tông và diều khiển việc tiêu chuẩn hóa.
22


Trong chế độ quét liên tục, máy quét thu thập thông tin về mặt cắt dọc và
ngang của băng các tông về khói lượng đọ ảm và độ dày.
Trong hệ thóng,người ta sử dụng hay máy in: máy in phun màu để in khung;
máy in khuôn
(được nối với trạm thao tác ở trục cuộn) để in văn bản.
Thông tin từ bộ điều khiển công nghệ đến trạm thao tác (và ngược lại) được
truyền theo đương bus hệ thống. Tổ chức mạng của hệ thông cho phép đưa
thông tin từ bộ điều khiển công nghệ bất kỳ (được nối mạng) đến trạm thao
tác.
Đường bus mạng được dùng để nối máy in mạng và đảm bảo khả năng đấu
nối đến các mạng diều khiển, tính toán khác v.v…
Đảm bảo chương trình của hệ thống bao gồm các mô đun chương trình điều
khiển sau: Khối lượng bột hồ của 1m² băng các tông dọc theo máy; độ ẩm
các băng tông dọc theo máy; sấy băng các tông phù hợp; thay đổi tốc độ phù
hợp của máy; tám thước chép hình; đưa bột hồ theo lớp; độ đâm đặc của bột
hồ ; điều chỉnh cục bộ. Hệ thống được chia làm 2 bộ phận: DCS ( Digital
Control System) – hệ thống điều khiển cục bộ số và QCS ( Quality Control
System) – hệ thống điều khiển chất lượng. Bộ phận thứ nhất thực hiện các
chức năng sau: kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi khởi động; khởi động và
dừng thiết bị ( các thiết bị chấp hành cục bộ- HTĐĐ, máy bơm, van); kiểm
tra tình trạng thiết bị trong quá trình thực hiện chức năng làm việc. Bộ phận
thứ hai có các nhiệm vụ: điều chỉnh nhiệt độ và áp suất hơi của nhóm sấy,
các biến công nghệ ( độ ẩm và khối lượng bột hồ của 1m² băng các tông);
đưa bột hồ theo các lớp, điều khiển độ đạm đặc của bột hồ, tối ưu hóa quá
trình trong chế độ thực hiện chức năng làm việc một cách tự động.

Mô đun điều khiển khối lượng bột hồ 1m² băng các tông dọc theo máy sẽ
đảm bảo chức năng điều khiển quét và theo thông tin nhận được từ máy quét
sẽ tính toán giá trị tức thời khối lượng bột hồ của 1m² để cho bộ điều chỉnh
số lượng bột hồ. Tác động điều khiển dưới dạng đặt ra tiêu hao tổng bột hồ
đặc ( trước các máy bơm trộn) được đưa vào hệ thông điều khiển việc phân
phối đưa khối lượng bột hồ theo lớp.

23


Mô đun điều khiển độ ẩm dọc theo máy thực hiện hiện chức năng điều khiển
quét. Từ giá trị độ ẩm được nhận từ máy quét, giá trị độ ẩm tức thời để cho
bộ điều chỉnh độ ẩm sẽ được tính toán. Tác động điều khiển, dưới dạng đặt
áp suất hơi sẽ được đưa đến bộ điều chỉnh áp suất hơi ở nhóm sấy V. Khi đạt
được giá trị đặt giói hạn (cực tiểu hoặc cực đại) ở nhóm sấy V giá trị đặt mới
được đưa ra và đưa đén nóm sấy III để dẫn hơI trong nhóm sấy V vào chế độ
làm việc.
Việc điều khiển sấy phù hợp sẽ giảm được tổn hao nhiệt trong quá trình sấy
vào thời gian đứt (gián đoạn) băng các tông và giảm xác suất sấy lai khi
nạp lại. Khi sảy ra đứt, tất cả các mạch điều khiển hơi sẽ hạ thấp trị số quy
định và giữ không đổi. Trị số quy định được xác định dưới dạng một phần trị
số quy định cho lần đứt trước đó hoặc dưới dạng giá trị ấp suất tuyệt đòi
nhất định trước đó. Khi sự gián đoạn băng kết thúc, tát cả các trị số quy định
một lấn nữa được thay đổi một cách tự động đến các giá trị trị số quy định
của mỗi lần đứt trước đó.
Việc điều khiển thay đổi tốc độ phù hợp sẽ đảm bảo tốc độ được thay đổi
phù hợp và đón trước được trị số quy định ở các mạch khác điều khiển mặt
cắt dọc của băng các tông. Điều đó cần thiết để đảm bảo các chỉ số chất
lượng khi thay dổi công suất của máy móc. Ngoài ra việc điều khiển thay đổi
tốc độ phù hợp còn cho phép thay đổi trị số quy định theo chương trình( nhờ

các mạch điều khiển cục bộ) và kết hợp nhưng trị số quy định này với tính
toán sự khác nhau cuat độ trễ vận chuyển và tính chất động học của các
mạch. Điều đó cũng giúp cho chất lượng của các tông ổn định hơn khi thay
đổi tốc độ máy móc.
Hệ thống điều khiển dưỡng dẫn hướng sẽ điều chỉnh tương quan dòng/ mạng
ở từng dưỡng dẫn hướng để đảm bảo tính chất cơ học của các tông khi thay
đổi thứ hạng và tăng tốc độ máy móc.
Hệ thống điều khiển đưa bột hồ theo các lớp được dùng đề đảm bảo dưa bột
hồ đặc đến các máy bơm trộn sao cho: duy trì được độ tiêu hao bột hồ tổng
cho trước; khi thay đổi tiêu hao bột hồ ở một trong các dưỡng dẫn hướng của
trạm thao tác, thì lượng tiêu hao tổng bột vẫn giữ nguyên không thay đổi; bù
trừ được sai số đậm đặc của bột hồ khi được đưa đến. Khi đưa vào trị số quy

24


định mới từ các mức điều khiển trên, hệ thông điều khiển đưa bột hồ sẽ phân
bố ngaysụ thay đổi trị số quy định ở các dướng dẫn nhất định. Các dưỡng
đẫn hướng này được xác định bởi tạm thao tác.
Hệ thống điều khiển bù trừ liên tiếp độ đậm của bột hộ đươc dùng đều chỉnh
các trị số của các con cảm biến độ đậm đặc theo kết quả phân tích thí
nghiệm cũng như lọc bổ xung các giá trị độ đậm đặc trước khi truyền dữ liệu
vào hệ thống điều khiển đưa bột hồ.
Hệ thống điều chỉnh cục bộ được dùng để xây dựng các mạch cục bộ điều
chỉnh tham số của quá trình công nghệ. Trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh số trực
tiếp các tham số của hệ thống ngưng hơI, hệ thống điều khiển độ đậm đặc
của bột hồ và hệ thống mức dưới điều khiển phần máy móc ướt.
Điều khiển quá trình được thực hiện từ các trạm thao tác. Thành phần của
các trạm này gồm: màn hình, bàn phím đặc biệt và chuột. Trên màn hình
hiển thị đầy đủ thông tin của quá trình dưới dạng ảnh chức năng. Nhờ hệ

thống điều khiển có thể thấy: thấy được tinh trạng tham số của quá trình
công nghệ; điều khiển tham số theo các chế độ khác nhau bắt đầu từ điều
khiển bằng tay van và các cơ cấu chấp hành khác đến điều khiển tự động độ
ẩm, khối lượng 1m² băng các tông v.v… ; phản ánh tình trạng cong nghệ
trước đó dưới dạng đò thị tha số theo thời gian, mà ở đó có thể phó hwp
đòng thời 6 tham số; in văn bản; sao chép hình ảnh màn hình.

Thực hiện điều khiển ở mức dưới
Các hệ thông điều khiển mức dưới đảm bảo thực hiện giá trị các biến cho
trước trong mạch diều khiển cục bộ. Các hệ thống điều khiển này cũng có
thể được sử dụng như giao diện người sử dụng nhưng ở múc diều khiển cao
hơn. Các hệ thống điều khiển ở mức dưới nhạn các gá trị được đưa ra để ch
thiết bị cháp hành từ bộ thao tác nhờ giao diện người máy hoặc từ chương
trình bên ngoài (có thể là chương trình thực hiện mức điều khiển trên) Trong
hệ thống chức năng điều khiển ở mức dưới sau được thực hiện:
- Các thuật toán điều khiển P, PI, PD hoặc PID;
- Khả năng đưa ra tham số điều khiển từ trạm thao tác;
25


×