Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đề cương ôn tập lịch sử 9 hkII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.3 KB, 21 trang )

• BÀI 1 - HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG
NHỮNG NĂM 1919 – 1925
I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923).
- 18 / 6 / 1919 N.A.Quốc gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An Nam à
đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, quyền tự quyết của DT Việt
Nam.
- 7/ 1920, Người đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin, tìm
thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
- 12/ 1920, Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp -> đánh dấu bước ngoặt trong quá trình
hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin
- Năm 1921, Người sáng lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pa ri.
- Năm 1922, Người sáng lập báo "Người cùng khổ", viết bài cho báo "Nhân đạo", "Đời
sống công nhân" và viết cuốn “Bản án CĐTD Pháp".
-> Các báo chí đó được bí mật chuyển về Việt Nam.
II. Nguyễn Ái Quốc ở L.Xô (1923 - 1924)
- 6 / 1923 N.A.Quốc sang L.Xô dự hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp
hành. Trong thời gian ở L.Xô, người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo
sự thật, tạp chí thư tín quốc tế.
- 1924, người dự đại hội V của Quốc tế Cộng sản và tham luận về vị trí, chiến lược của
cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế
quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
=> N.A.Quốc đó chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản VN.
III.Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 - 1925)
* Sự thành lập hội VN cách mạng thanh niên.
- Cuối 1924 N.A.Quốc từ L.Xô về Quảng Châu
(Trung Quốc)
- 6 . 1925 thành lập hội VN cách mạng Thanh Niên mà nòng cốt là cộng sản Đoàn.
* Tổ chức và hoạt động.
- Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ, đưa cán bộ về hoạt động trong nước.
- Xuất bản báo chí, tuyên truyền.
+ Tuần báo "Thanh niên"


+ Tác phẩm lí luận chính trị "Đường kách mệnh" (1927)
*Chủ trương.
- «Vô sản hóa » nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
-> Chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
*c/ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1924)
-Năm 1911, Người bắt đầu cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước.
-Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, sau đó gia
nhập Đảng xã hội Pháp.
-Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gởi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai đòi quyền tự do
dân chủ, quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.


-7/1920, Người đọc bản Luận cương của Lênin và quyết định đứng về Quốc tế cộng sản.
Tháng 12/1920, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập
Đảng cộng sản Pháp. Như vậy, Người đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho
cách mạng Việt Nam. Đó là con đường cách mạng vô sản: độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH, tinh thần yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản.
-Từ 1921-1923: sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa” để tuyên truyền, tập hợp lực lượng
chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ”, viết nhiều bài cho các báo “Nhân
đạo”, “Đời sống công nhân”, biên soạn tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
-Cuối năm 1923: Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, 1924: Người dự và
đọc tham luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản.
-Cuối năm 1924, người từ Liên Xô đi Quảng Châu (TQ) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí
luận, xây dựng tổ chức cách mạng
* Công lao của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919-1924
+Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN: con đường cách mạng Vô
sản
+Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về nước
+Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị làm nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng Sản VN sau này

=>Công lao tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN là to lớn nhất vì nhờ
tìm ra con đường cứu nước đúng đắn mới có sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN, thực hiện
cách mạng tháng 8 thành công, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ,
giành độc lập cho dân tộc
• BÀI 18. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/ 2 / 1930)
* Điều kiện, hoàn cảnh.
- Ba tổ chức cộng sản ra đời song hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau.
à Yêu cầu phải có 1 Đảng thống nhất để lãnh đạo cách mạng VN.
- Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị tiến hành họp từ 3->7/2/1930 Tại Cửu
Long (Hương Cảng - Trung Quốc)
* Nội dung hội nghị:
- Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng duy nhất lấy tên Đảng cộng sản VN.
- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt , điều lệ tóm tắt do N.A.Q khởi thảo ->
Đây là những Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
* ý nghĩa.
- Hội nghị có ý nghĩa như 1 đại hội thành lập Đảng.
=> N.A.Q là người sáng lập ra Đảng cộng sản VN, đề ra đường lối cơ bản đúng đắn cho
cách mạngVN.
II. Luận cương chính trị (10/1930)
- 10/1930 Ban chấp hành trung ương lâm thời họp hội nghị lần thứ 1 - Tại Hương Cảng
(T.Quốc)
+ Thông qua luận cương chính trị.
+ Đổi tên Đảng CSVN thành Đảng cộng sản Đông Dương.
* Nội dung của luận cương chính trị.
-TÝnh chÊt: Cách mạng VN trải qua 2 giai đoạn: CM tư sản dân quyền và cách mạng
XHCN.
- Đảng phải coi trọng việc vận động đa số quần chúng... phải liên lạc mật thiết với vô sản
và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.
III. ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.



- Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết
hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN, khẳng định giai cấp CN đủ sức lãnh
đạo cách mạng VN, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Cách mạng VN trở thành 1 bộ phận của cách mạng thế giới.
* PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VN TỪ 1925 – 1930
1. Hội VN cách mạng thanh niên
a. Sự thành lập :
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), mở lớp huấn luyện
chính trị đào tạo cán bộ cách mạng để đưa về nước hoạt động. Liên lạc với những người
Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn .
- 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức,
lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ ĐQ và tay sai
b. Hoạt động :
- 21/6/1925: ra tuần báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội. 1927, các bài giảng
của người được in thành tác phẩm Đường cách mệnh " nhằm trang bị lí luận cách mạng
cho cán bộ và quần chúng trong nước
- Đến năm 1927, hội đã xây dựng tổ chức cơ sở trong khắp cả nước
- Cuối 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá” để tuyên truyền, vận động cách mạng,
nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế phát triển
mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, không chỉ bó hẹp ở một
địa phương, một ngành mà có sự liên kết thành phong trào chung.
c. Vai trò:
- Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam
- Thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ sang giai đoạn tự
giác
- Là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị, tổ chức, đội ngũ cán bộ cho sự thành lập chính
đảng vô sản ở Việt Nam

=> Hội VN Cách mạng thanh niên được xem là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt
Nam
2. Việt Nam quốc dân Đảng
-12/1927, Việt Nam Quốc dân đảng thành lập do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính... lãnh
đạo. Đây là tổ chức của giai cấp tư sản dân tộc VN
-Mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
-Thành phần : phức tạp gồm tư sản dân tộc, binh lính người Việt, nông dân khá giả, địa
chủ...
-Hoạt động:
+Địa bàn chủ yếu ở Bắc Kì
+Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội (2/1929)
+Tổ chức khởi nghĩa: bắt đầu ở Yên Bái (2/1930), tiếp theo là Phú Thọ, Hải dương, Thái
bình nhưng nhanh chóng thất bại. Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém =>Cổ vũ
lòng vũ lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chứng tỏ xu hướng cứu nước dân chủ TS
thất bại, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và xu hướng cách mạng tư sản ở Việt
Nam
-Nguyên nhân thất bại: đây là tổ chức non yếu về chính trị, thành phần phức tạp, khởi
nghĩa bị động, không có sự chuẩn bị chu đáo, thực dân Pháp lúc này còn đủ mạnh để đàn
áp
3. Sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản ở VN năm 1929


a-Hoàn cảnh ra đời
- Năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh, trong đó khuynh hướng vô sản
chiếm ưu thế
- 3/1929, những hội viên tiên tiến của hội VN Cách mạng thanh niên đã lập chi bộ Cộng
sản đầu tiên tại số 5D, phố Hàm Long (Hà Nội)
- Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VN cách mạng thanh niên tại Hương Cảng (Trung
Quốc) tháng 5/1929, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản nhưng
không được chấp nhận nên bỏ Đại hội về nước.

b-Sự thành lập:
- 6/1929: đại biểu các nhóm cộng sản Bắc Kì họp và quyết định thành lập Đông Dương
Cộng sản đảng
- 8/1929: Những hội viên tiên tiến trong tổng bộ và kì bộ ở Nam Kì của Hội VN cách
mạng thanh niên thành lập An Nam Cộng sản đảng
- 9/1929: Những người giác ngộ cộng sản tiên tiến trong Đảng Tân Việt thành lập Đông
Dương Cộng sản liên đoàn.
c. Ý nghĩa:
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng
dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời
của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
3. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam:
a-Hoàn cảnh:
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển mạnh,
trong đó giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng tiên phong.
-Ở VN, 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ làm cho phong trào cách mạng trong nước
có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn, yêu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản được đặt
ra một cách bức thiết
- Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động từ Thái Lan sang Trung Quốc
triệu tập các đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu
Long (Hương Cảng, TQ) để bàn việc hợp nhất (6/1→8/2/1930)
b-Nội dung:
- Nhuyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức Cộng sản
- Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng
Cộng Sản Việt Nam
- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt…do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo. Đây là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản VN
* Ngày 24/2/1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn xin gia nhập Đảng cộng sản
Việt Nam.
(Tại ĐH III 9/1960 đã quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập

Đảng)
=> Ý nghĩa hội nghị: đã thống nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng CS VN, vạch ra
đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. Hội nghị mang tầm vóc một Đại hội thành lập
Đảng
c-Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:.
-Đảng Cộng Sản VN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của
nhân dân VN. Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
-Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.


+Từ đây, cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt
Nam, một Đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ….
+ Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những
bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.
4. Nội dung cơ bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 2/1930
Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (gọi chung là bản Cương lĩnh chính trị đầu
tiên) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua trong hội nghị thành lập Đảng tháng
2/1930. Nội dung cơ bản như sau:
-Xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cách mạng tư sản dân
quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
-Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho
Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên chính phủ công nông binh…
-Lực lượng cách mạng gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông,
trung-tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập họ
-Lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam–đội tiền phong của giai cấp công nhân ï lãnh đạo
cách mạng .
=>Ý nghĩa: Đây là Cương lĩnh giải phóng dân tộc đầu tiên của Đảng, thể hiện sự đúng
đắn, sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, phù hợp với tình hình thực tiễn
ở Việt nam. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935
1. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh
a- Nguyễn nhân bùng nổ phong trào 1930-1931 (hoàn cảnh).
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, nền kinh tế Việt Nam bị suy
thoái, đời sống nhân dân lao động, nhất là công nhân và nông dân cơ cực đói khổ. Mâu
thuẩn dân tộc, mâu thuẩn giai cấp ngày càng sâu sắc.
-Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, thực dân Pháp tăng cường khủng bố, càng làm tinh thần
cách mạng của dân ta dâng cao.
- Trong bối cảnh lịch sử đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào
đấu tranh của quần chúng công-nông trên cả nước.
b-Diễn biến
-Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Sang
tháng 5, nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1/5 đã nổ ra trên phạm vi cả
nước. Đến tháng 6, 7,8, phong trào tiếp tục diễn ra sôi nổi trên cả nước
-Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Những cuộc biểu tình của nông dân (có vũ trang tự vệ) với hàng nghìn người tham gia đòi
giảm sưu thuế. Các cuộc đấu tranh này được công nhân Vinh-Bến Thủy hưởng ứng. Tiêu
biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930). Ở
nhiều địa phương, hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã. Trong tình
hình đó, nhiều cấp Đảng ủy ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống,
làm chức năng chính quyền, gọi là “Xô viết”
-Thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man, đến giữa năm 1931, phong trào dần dần lắng
xuống
c-Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm:
-Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và quyền lãnh đạo của giai cấp
công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
-Qua phong trào, khối liên minh công – nông được hình thành


-Phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công

nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là bộ phận độc
lập, trực thuộc Quốc tế cộng sản.
-Để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng
khối liên minh công-nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần
chúng đấu tranh v.v
- Phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho
Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
2. Xô Viết Nghệ - Tĩnh:
a/ Sự ra đời:
-Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Ở nhiều địa phương, hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã. . Trong
tình hình đó, nhiều cấp Đảng ủy ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời
sống, làm chức năng chính quyền, gọi là “Xô viết”
-Ở Nghệ An, Xô Viết ra đời từ tháng 9/1930. Ở Hà Tĩnh, Xô Viết hình thành khoảng cuối
1930 đầu 1931
b/Các chính sách của Xô Viết
-Chính trị: Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, quần chúng tự do sinh hoạt
trong các đoàn thể cách mạng, thành lập đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân.
-Kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các tứ thuế vô lý .v.v.
-Văn hoá-xã hội: Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, xoá bỏ mê tín, dị đoan, xây dựng nếp sống
mới.
c/ Ý nghĩa:
Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng Xô Viết Nghệ-Tĩnh đã mang lại lợi ích cho
nhân dân, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì
dân. Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930-1931 và là nguồn cổ vũ mạnh
mẽ của nhân dân trên cả nước
3. Luận cương chính trị tháng 10/1930
Do đồng chí Trần Phú khởi thảo, được thông qua trong hội nghị lần thứ nhất BCH TW
Đảng (10/1930).
* Nội dung cơ bản:

-Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng TS dân quyền, sau đó tiến thẳng lên con
đường XHCN, bỏ qua giai đoạn TBCN
-Nhiệm vụ: đánh đổ phong kiến, đế quốc
-Lực lượng: Công – nông
-Lãnh đạo: giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản
-Nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng VN và cách
mạng thế giới
*Ưu điểm: Bản luận cương đã xác định được nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông
Dương, vạch ra con đường đấu tranh giải phóng giai cấp và dân tộc
*Hạn chế của Luận cương: chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương,
không đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu; đánh giá chưa đúng khả năng cách
mạng của các giai cấp khác: TTS, TS dân tộc, một bộ phận địa chủ...
• BÀI 20.CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1936 - 1939
I. Tình hình thế giới và trong nước.
* Tình hình thế giới:
- Chủ nghĩa phát xít xuÊt hiÖn.
à Đe doạ nền dân chủ và hoà bình thế giới.


- Đại hội VII của quốc tế cộng sản (7/ 1935): Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống
nhất ở các nước để chống phát xít chống chiến tranh.
- 1936, chính phủ mặt trận nhân dân Pháp cầm quyền, thực hiện 1 số cải cách TD, DC cho
các nước thuộc địa, trong đó có VN.
* Tình hình trong nước.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) tác động sâu sắc đến mọi giai cấp và tầng lớp
trong xã hội.
- Thực dân phản động thuộc địa và tay sai tiếp tục chính sách vơ vét, bóc lột, khủng bố
cách mạng.
II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ.
1. Chủ trương của Đảng.

- Xác định kẻ thù trước mắt của NDĐD là bọn TD phản động Pháp và bè lũ tay sai không
chịu thi hành chính sách MTND Pháp tại các thuộc địa.
- Tạm thời hoãn các khẩu hiệu: "Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc
lập" ; "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày."
- Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là: Chống phát xít, chống chiến tranh
đòi " tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình".
- Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (1936) sau đổi thành mặt
trận dân chủ Đông Dương (3/1938)
2.Hình thức và phương pháp đấu tranh.
- Phương pháp đấu tranh: Hợp pháp nửa hợp pháp; công khai và mở cửa công khai,
đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục...
- Hình thức phong phú: (Đông Dương đại hội, phong trào đấu tranh công khai, mít tinh
biểu tình đấu tranh báo trí công khai, đấu tranh nghị trường...)
III. ý nghĩa của phong trào.
- Là 1 cao trào DT - DC rộng lớn.
- Uy tín của Đảng ngày càng cao trong quần chúng.
- Chủ nghĩa Mác Lê Nin và đường lối chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng trong
quần chúng, giáo dục, vận động, tổ chớc quần chúng đấu tranh.
- Đảng đã đào luyện được đội quân chính trị đông đảo cho cách mạng tháng 8/1945.
Nội dung
1930 - 1931
1936 - 1939
Kẻ thù
Đế quốc phong kiến
Bọn TD phản động Pháp và bè lũ tay sai
không chịu thi hành chính sách MTND
Pháp tại các thuộc địa.
Nhiệm vụ
Chống đế quốc giành độc lập - Chống phát xít, chống chiến tranh đòi:
(khẩu hiệu)

DT, chống phong kiến giành "Tự do, DC, cơm áo, hoà bình".
ruộng đất cho dân cày.
Mặt trận
- Chưa có mặt trận.
- Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
-Đảng chủ trương thành lập: (1936) sau đổi thành mặt trận dân chủ Đông
Hội phản đế đồng minh Đông Dương (1938)
Dương (chưa thực hiện được)
Hình
thức, - Bí mật, bất hợp pháp
- Công khai, nửa công khai kết hợp với bí
phương
pháp - Bạo động vũ trang.
mật.
đấu tranh
- Hình thức phong phú.
*PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939
1. Nguyên nhân dẫn đến phong trào 1936-1939 (Hoàn cảnh)
+Thế giới:


-Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức,
Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
-Trước tình đó, Quốc tế cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII (7/1935) xác định kẻ thù là
chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là chống chủ nghĩa phát
xít, đòi quyền dân chủ, bảo vệ hoà bình, thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và
nguy cơ chiến tranh.
-Tháng 6/1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền đã cho thi hành nhiều
chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
+Trong nước:

-Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương và thi hành một số cải
cách tiến bộ. Các đảng phái chính trị đua nhau hoạt động
-Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), thực dân Pháp tập trung đầu tư, khai
thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế ở chính quốc. Đời sống của các tầng lớp
nhân dân gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế họ hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi
tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
2. Những chủ trương của Đảng ta trong thời kì (1936-1939):
Tháng 7/1936 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đề ra
đường lối và phương pháp đấu tranh.
-Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là chống chế độ phản động
thuộc địa, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và
hoà bình.
-Kẻ thù trước mắt là bọn thực dân phản động Pháp và tay sai
-Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp
pháp.
-Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, tháng 3/1938 đổi thành
Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
3.Những phong trào đấu tranh tiêu biểu:
-Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ:
+Phong trào Đông Dương đại hội (8/1936): Đảng vận động nhân dân thảo ra bản “dân
nguyện” gửi tới phái đoàn của quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương, tiến tới
triệu tập Đông Dương Đại hội
+ Phong trào đón rước Gô đa và toàn quyền Brêviê (1937): lợi dụng sự kiện Gô đa sang
điều tra tình hình và Brêviê sang nhận chức toàn quyền Đông Dương, Đảng tổ chức quần
chúng mít tinh “đón rước”, biểu dương lực kượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ
+ Cuộc mít tinh nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1938 tại Hà Nội và nhiều nơi khác.
-Ngoài ra Đảng còn tận dụng những hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong thời kì
này như: đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
4-Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
-Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là một phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, do

Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo, đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một
số yêu sách của quần chúng nhân dân về dân sinh, dân chủ.
-Quần chúng được giác ngộ về chính trị, đã tham gia mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành
lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và
ngày càng trưởng thành. Đảng ta tích luỹ được nhiều kinh đấu tranh.
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm:
+Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
+Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai hợp pháp
+Thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc


-Phong tro dõn ch 1936-1939 l cuc tp dt, chun b cho Tng khi ngha thỏng Tỏm
sau ny.
BI 22. CAO TRO CCH MNG TIN TI TNG KHI NGHA THNG 8
NM 1945
I. Mt trn Vit Minh ra i (19/ 5/ 1941)
1. Hon cnh ra i ca Mt trn Vit Minh.
a) Th gii.
-6/1941 c tn cụng LXụ - Th gii hỡnh thnh 2 trn tuyn:
+ Lc lng dõn ch.
+ Phỏt Xớt c, ý, Nht.
b) Trong nc.
- Nhật- Pháp câu kết với nhau thống trị Đông Dơng.
- 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về nớc.
- Hội nghị Trung ơng lần thứ 8 do Nguyễn ái Quốc chủ trì (10-> 19/5/1941) chủ trơng :
+ t lờn hng u nhim v gii phúng dõn tc, ỏnh ui Nht - Phỏp.
+ Tm gỏc khu hiu "ỏnh a ch, chia rung t cho dõn cy."
+ 19/5/1941 thnh lp VN c lp ng minh (Vit Minh).
2. Hot ng ca mt trn Vit Minh.
a) Xõy dng lc lng vũ trang..

- i du kớch Bc Sn - ln dn lờn thnh i cu quc quõn hot ng ti cn c Bc
Sn, Vừ Nhai, thc hin chin tranh du kớch.
- Ngy 22/ 12/ 1944 i VN tuyờn truyn gii phúng quõn ra i.
b) Xõy dng lc lng chớnh tr
- Các đoàn thể cứu quốc đợc XD khắp cả nớc( Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn)
- ng chỳ trng XD lc lng chớnh tr trong cỏc tng lp nhõn dõn .
- Bỏo chớ ca ng c lu hnh rng rói => tuyờn truyn vn ng qun chỳng u
tranh.
II. Cao tro khỏng Nht cu nc tin ti tng ngha thỏng 8 /1945.
1. Nht o chớnh Phỏp ( 9/ 3/ 1945)
* Nguyờn nhõn Nht o chớnh Phỏp.
- Tỡnh hỡnh th gii:
+ u 1945 chin tranh th gii th 2 sp kt thỳc .
+ Nc Phỏp c gii phúng.
- Mt trn Thỏi Bỡnh Dng:
+ Phỏt Xớt Nht khn n.
- ụng Dng: TDP rỏo rit hot ng ch quõn ng minh vo s ỏnh Nht.
=> Nht o chớnh Phỏp c chim ụng Dng.
* Din bin.
- ờm 9/ 3/ 1945 Nht o chớnh Phỏp.
- Phỏp chng c yu t, u hng Nht => Nht c chim ụng Dng.
2. Tin ti tng khi ngha thỏng 8/ 1945.
a) Ch trng ca hi ngh ban thng v trung ng ng (12/ 3/ 1945)
- Xỏc nh ke thự chớnh, c th, trc mt v duy nht ca nhõn dõn ụng Dng: phỏt xớt
Nht.
- Ra ch th: "Nht Phỏp bn nhau v hnh ng ca chỳng ta"
- Phỏt ng cao tro
"Khỏng Nht cu nc."



b) Diễn biến cao trào "Kháng Nhật cứu nước"
- Giữa 3/ 1945 phong trào khởi nghĩa từng phần xuất hiện ở nhiều địa phương.
- Nhiều thị xã, thành phố (cả HN) Việt Minh đã trừ khử bọn tay sai đắc lực của Nhật.
- 15/ 4/ 1945 thành lập VN giải phóng quân.
- Uỷ ban quân sự Bắc Kì được thành lập.
- 4/ 6/ 1945 khu giải phóng Việt Bắc được thành lập .
- Phong trào "phá kho thóc, giải quyết nạn đói" diễn ra sôi nổi.
*2/ Hội nghị BCH TW Đảng CS ĐD (11/1939)
Tháng 11/1939, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn-Gia Định),
do tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị đã xác định:
+ Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc
và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
+Chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và và đề ra khẩu hiệu tịch thu
ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao,
lãi nặng…Khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết được thay bằng khẩu hiệu lập chính phủ dân
chủ cộng hòa
+ Mục tiêu, phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang
đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa
hợp pháp sang hoạt động bí mật .
+Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để tập trung mọi
lực lượng vào nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng.
*Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng 11/1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng: đặt
nhiệm vụ giải phòng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ đấu tranh
trực tiếp vận động cứu nước.
3/ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 BCH
TW Đảng CS ĐD (5/1941)
- Trước sự chuyển biến khẩn trương của tình hình thế giới và trong nước, ngày 28/ 1/1941
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ ngày 10 đến
ngày 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pác Bó
(Cao Bằng).

- Nội dung hội nghị:
+Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng
dân tộc
+Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, thực hiện
người cày có ruộng, thành lập nước VN dân chủ cộng hòa.
+Quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (19/5/1941) (gọi tắt là Việt
Minh) nhằm đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp đấu tranh chống Pháp-Nhật. Giúp đỡ
việc thành lập mặt trận ở các nước Lào, Cam pu chia
+Hội nghị xác định hình thái khởi nghĩa vũ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến
lên Tổng khởi nghĩa. Nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của
toàn Đảng, toàn dân.
-Ý nghĩa: hoàn chỉnh chủ trương đã đề ra từ Hội nghị Trung ương (11/1939), nhằm giải
quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo
để thực hiện mục tiêu ấy. Hội nghị có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng
tháng Tám.
4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1941-1945)
a/Xây dựng lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang (1941-1943)


- Xây dựng lực lượng chính trị: vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng được
chọn là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các đoàn thể cứu quốc. Ở nhiều tỉnh Bắc Kì
và Trung Kì, các hội cứu quốc được thành lập. Năm 1943, Đảng ban hành “Đề cương văn
hóa VN”. 1944, Hội văn hóa cứu quốc và Đảng dân chủ VN được thành lập, đúng trong
hàng ngũ mặt trận Việt Minh
- Xây dựng lực lượng vũ trang: thành lập trung đội cứu quốc quân I và II (1941)
- Xây dựng căn cứ địa cách mạng: chọn vùng Bắc Sơn – Võ Nhai và Cao Bằng để xây
dựng căn cứ địa cách mạng
b/Công tác chuẩn bị Tổng khởi nghĩa (1943-1945): diễn ra gấp rút, khẩn trương:
- Đầu 1943, CTTG chuyển biến theo hướng có lợi cho ta, sự thất bại của phe phát xít đã rõ
ràng. Ban thường vụ Đảng họp, vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ

trang.
- Công tác chuẩn bị diễn ra khẩn trương đặc biệt ở căn cứ cách mạng: Bắc Sơn – Võ Nhai,
Cao Bằng. 5/1944, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa. 22/12/1944, đội VN
tuyên truyền giải phóng quân được thành lập
-Từ tháng 4 đến tháng 6/1945, Việt Minh đã thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt
Nam giải phóng quân, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và khu giải phóng
Việt Bắc
c/Ý nghĩa: việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền diễn ra sớm, khẩn
trương, toàn diện đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi khi thời
cơ đến
5. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
a/ Khởi nghĩa từng phần (3/1945 đến giữa tháng 8/1945)
* Hoàn cảnh lịch sử:
-Thế giới: Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân LX tiến đánh Berlin, một loạt các nước
Châu Âu được giải phóng. Ở Châu Á-Thái Bình Dương, quân Nhật thất bại nặng nề.
-Đông Dương: Mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt. Đêm ngày 9/3/1945, Nhật đảo
chính Pháp, dựng lên chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, độc chiếm Đông Dương, tăng
cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta và đàn áp cách mạng.
* Chủ trương của Đảng:
-12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”.
-Nội dung chỉ thị:
+Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
+Thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít
Nhật”.
+Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, mít tinh, bãi công, biểu tình … sẵn sàng khởi nghĩa
khi có điều kiện
+Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa.
* Diễn biến khởi nghĩa từng phần (cao trào kháng Nhật cứu nước):
-Ở khu căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng, nhiều xã, châu, huyện được giải phóng

-Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, phong trào phá kho thóc của Nhật thu hút hàng triệu người
tham gia.
-Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy khởi nghĩa thành lập chính quyền
cách mạng. Thành lập đội du kích Ba Tơ
-Ở Nam Kì: Việt Minh hoạt động mạnh mẽ nhất là ở Mĩ Tho và Hậu Giang
*Ý nghĩa:


-Qua cao trào, lực lượng cách mạng phát triển vượt bậc. Lực lượng trung gian ngả về
phía cách mạng, quần chúng sẵn sàng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Là bước
phát triển nhảy vọt, là tiền đề để nhân dân ta chớp lấy thời cơ, đưa Tổng khởi nghĩa tháng
8 giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.
-Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám.
b. Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
* Điều kiện Tổng khởi nghĩa (Tại sao Đảng ta phát động Tổng khởi nghĩa giành chính
chính quyền khi Nhật đầu hàng Đồng minh?)
-Điều kiện chủ quan: Lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị chu đáo, quần chúng đang
sục sôi cách mạng và sẵn sàng nổi dậy.
-Điều kiện khách quan: Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Ở
Đông Dương, quân Nhật rệu rã như rắn mất đầu, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim
hoang mang. Kẻ thù của ta đã ngã gục, điều kiện khách quan cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
* Chớp thời cơ khỏi nghĩa
Nhận thấy đây là “thời cơ ngàn năm có một”, Đảng ta kịp thời phát động tổng khởi nghĩa
trên cả nước:
-Ngày 13/8, thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, ra “quân lệnh số 1”, chính thức phát
lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
-Từ ngày 14 đến ngày 15/8, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang)
quyết định Tổng khởi nghĩa và thông qua chính sách đổi nội, đối ngoại sau khi giành chính
quyền.
-Từ ngày 16 đến ngày 17/8, Đại hội quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, tán thành chủ

trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra
Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
*Diễn biến
Thời
gian

Tên sự kiện, nội dung sự kiện

14/8/1945 Ở nhiều địa phương đã phát động nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

Chiều
Một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về giả
16/8/1945
18/8/1945 Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
19/8/1945 Hà Nội giành chính quyền, cổ vũ to lớn đối với cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước
23/8/1945 Huế giành được chính quyền
25/8/1945 Sài Gòn giành chính quyền
28/8/1945 Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.
30/8/1945 Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
*Kết quả: Đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp-phát xít Nhật, lật nhào chế độ phong
kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
6. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập.
-Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Uỷ ban dân tộc
giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về đến Hà Nội.


-Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ
thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (28/8/1945).
-Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn
nhân dân thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời

đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
-Nội dung bản tuyên ngôn độc lập:
+Nêu cơ sở pháp lí để đòi quyền bình đẳng, độc lập, tự do cho dân tộc
+Tố cáo tội ác của Pháp – Nhật
+Khẳng định chủ quyền của nước ta trên hai phương diện: pháp lí và thực tiễn
+Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân ta
* Ý nghĩa: (giống như ý nghĩa cách mạng tháng 8 thành công)
- Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân
Pháp hơn 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong
kiến tồn tại gần một ngàn năm, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
-Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do; kỷ nguyên nhân dân
lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước
-Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giải phóng dân tộc
7. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng
tháng Tám 1945.
a/Nguyên nhân thắng lợi:
* Nguyên nhân khách quan: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh thắng phát xít
tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
* Nguyên nhân chủ quan:
-Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Vì vậy, khi Đảng cộng sản Đông
Dương và Việt Minh kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền
-Có sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đề ra đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận Mác – Lênin, được vận
dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam: kết hợp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
-Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo trong 15 năm, rút kinh nghiệm qua các
phong trào 1930-1931, 1936-1939. Đặc biệt là quá trình xây dựng lực lượng trong thời kì
vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.
-Trong những ngày khởi nghĩa, toàn đảng và toàn dân nhất trí, đồng lòng, quyết tâm giành
độc lập tự do. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh chỉ đạo khởi nghĩa linh hoạt, sáng tạo, chớp

thời cơ nổi dậy giành chính quyền.
b/ Ý nghĩa lịch sử:
-Cách mạng tháng Tám mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích
nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào
ngai vàng phong kiến tồn tại gần một ngàn năm, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
-Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do; kỷ nguyên nhân dân
lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước
-Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng
cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
-Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai; cổ vũ
mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giải phóng dân tộc
* Bài học kinh nghiệm:
-Đảng phải có đường lối đúng đắn, nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ
trương và biện pháp cách mạng phù hợp


-Đảng tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống
nhất rộng rãi trên cơ sở liên minh công-nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hoá và cô
lập kẻ thù rồi tiến lên đánh bại chúng
-Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ
trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong cả
nước.
• BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ
VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946)
I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.
1. Khó khăn.
- Ngoại xâm :
+ Phía Bắc quân Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách.
+ Phía Nam : TDP trở lại xâm lược.
- Nội phản :Bọn tay sai của quân Tưởng, các lực lượng phản CM tăng cường chống phá

cách mạng.
- Nạn đói : đe dọa đời sống của ND.
- Tài chính : Ngân quỹ trống rỗng, giá cả tăng vọt.
- Nạn dốt : Hơn 90 % dân số mù chữ. Các tệ nạn xã hội tràn lan.
=> VN đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
2. Thuận lợi:
- Nhân dân tích cực xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
-ND Liên Xô và các lực lượng dân chủ trên thế giới ủng hộ và cổ vũ ND ta.
II. Bước đầu xây dựng chế độ mới.
- 6/1/1946 tổng tuyển cử trong cả nước để bầu quốc hội.
- Khắp các địa phương: Ở Bắc - Trung Bộ tiến hành bầu cử HĐND các cấp.
III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.
1. Diệt giặc đói.
-Biện pháp trước mắt : Lập các hũ gạo cứu đói. Tổ chức ngày đồng tâm.
- Biện pháp lâu dài :
+ Tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.
+ Thực hiện khai hoang phục hoá.
+ Chia lại ruộng công, giảm tô...
=> Nạn đói được đẩy lùi.
2. Diệt giặc dốt.
- 8/9/1945 CTHCM kí sắc lập thành lập cơ quan bình dân học vụ kêu gọi toàn dân tham
gia phong trào xoá nạn mù chữ.
- Các cấp học đều phát triển, đổi mới cả nội dung và P2.
3. Giải quyết khó khăn về tài chính.
- Kêu gọi tinh thần đóng góp tự nguyện của nhân dân.
- Xây dựng "Quỹ độc lập" và phong trào "Tuần lễ vàng"
- 31/1/1946 chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền VN.
- 23/11/1946 tiền VN lưu hành trong cả nước.
IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống TDP trở lại xâm lược.
- 23/9/1945 TDP tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ

2.
- Quân dân Sài Gòn - Chợ lớn anh dũng đánh trả bằng mọi vũ khí có sẵn trong tay với
nhiều hình thức phong phú.
- 10/1945 Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.


- Đảng phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng.
* Âm mưu của quân Tưởng..
- Dùng nhiều thủ đoạn khiêu khích phá hoại ta.
- Sử dụng tay sai lật đổ chính quyền cách mạng từ bên trong.
* Chủ trương và sách lược của Đảng.
- Hoà hoãn với Tưởng và thoả mãn 1 số yêu sách của chúng về chính trị và kinh tế.
- Ban hành 1 số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, bác bỏ những yêu sách vi phạm
chủ quyền dân tộc.
VI. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt Pháp (14/9/1946)
- Pháp - Tưởng kí hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946) để chống cách mạng nước ta.
=> Đảng ta chủ trương hòa hoãn với Pháp, kí hiệp ước sơ bộ (6/3/1946) nhằm đuổi 20
vạn quân*. Nội dung hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
(sgk - 102)
- Ngày 14/9/1946 Chủ Tịch HCM kí với Pháp bản tạm ước Việt -Pháp.
*Nội dung: (sgk - 102)
*1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945.
a/Thuận lợi
-Nhân dân đã giành quyền làm chủ, phấn khởi và quyết tâm bảo vệ chính quyền.
-Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.
-Hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào cách mạng thế giới phát triển.
b/ Khó khăn
-Phải đối phó với kẻ thù đông và mạnh:
+Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc kéo vào, theo sau là bọn tay

sai như: Việt Quốc, Việt Cách nhằm cướp chính quyền của ta.
+Từ vĩ tuyến 16 vào Nam: quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược
nước ta. Lợi dụng tình hình, bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống phá
cách mạng.
+Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, theo lệnh quân Anh chống cách mạng.
-Chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng vũ trang non yếu.
-Kinh tế bị chiến tranh tàn phá, kiệt quệ, nạn đói hoành hành, tài chính trống rỗng rối loạn
-Tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn
90% dân số mù chữ
=> Đất nước đứng trước tình thế hiểm nghèo : “ngàn cân treo sợi tóc”.
2. Xây dựng chính quyền cách mạng
- Ngày 06/01/1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Trong kì họp
đầu tiên quốc hội thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do CT HCM đứng
đầu, lập ra Ban dự thào Hiến pháp. Cuối năm 1946, ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam DCCH.
- Các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ bầu cử hội đồng nhân dân các cấp theo
nguyên tắc phổ thông đầu phiếu
-Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946). Lực lương dân quân tự vệ được củng cố và
phát triển
=> Ý nghĩa: Ta đã xây dựng được bộ máy chính quyền thống nhất, hợp pháp. Tạo cơ sở
pháp lí vững chắc, giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ của đế quốc và tay
sai
3. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.


*Giải quyết nạn đói:
-Biện pháp cấp thời: kêu gọi nhân dân“nhường cơm sẻ áo”, nghiêm trị kẻ đầu cơ tích trữ
gạo
-Biện pháp lâu dài: Hồ Chí Minh kêu gọi “tăng gia sản xuất”, giảm tô 25%, thuế ruộng đất
20 %, chia lại ruộng đất công …

=>Kết quả: Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi.
* Giải quyết nạn dốt
- 9/1945, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân cả nước
tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.
- Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm khai giảng, nội dung và phương pháp giáo
dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.
- Đến cuối năm 1946, trên toàn quốc gần 76 nghìn lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu
người .
* Giải quyết khó khăn về tài chính
- Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước qua “Quỹ độc lập” và
“Tuần lễ vàng”, thu được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào
“Quỹ đảm phụ quốc phòng”.
- Đầu năm 1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam, đến cuối năm 1946.
Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
Nhận xét chung (ý nghĩa): Những biện pháp trên đã đưa cách mạng nước ta vượt qua khó
khăn to lớn; củng cố và tăng cường sức mạnh cho chính quyền nhà nước, làm cơ sở chống
thù trong, giặc ngoài; thể hiện tính ưu việt của chế độ mới; cổ vũ động viên nhân dân bảo
vệ chính quyền và nền độc lập, tự do vừa giành được
4. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo về chính quyền cách mạng
a/Trước ngày 6/3/1946: hòa hoãn với Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh
Pháp ở Miền Nam
*Đối với thực dân Pháp:
- 23/9/1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2
- Quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược
- Đảng, chính phủ huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam
Trung Bộ. Các đoàn quân “Nam tiến” sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ
chiến đấu
Ý nghĩa: giam chân quân Pháp ở Nam Bộ, không cho chúng mở rộng địa bàn chiếm
đóng ra miền Bắc, tạo điều kiện cho quân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài
* Đối với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai.

- Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân
Trung Hoa Dân quốc.
- Biện pháp:
+Đối với quân Trung Hoa dân quốc: nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế: cung cấp
lương thực, lưu hành tiền quan kim, quốc tệ ...
+Đối với tay sai: nhường 70 ghế QH, 4 ghế bộ trưởng, 1 ghế phó chủ tịch nước; kiên quyết
vạch trần âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại
+Đảng cộng sản Đông Dương phải tuyên bố tự giải tán, rút vào hoạt động bí mật
-Ý nghĩa:
+ Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của chúng, làm thất bại âm mưu
lật đổ chính quyền của chúng
+Tránh xung đột cùng một lúc với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền
Nam


b/ Từ ngày 6/3 đến trước ngày 19/12/1946: Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân
Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
* Nguyên nhân việc ta hòa hoãn với Pháp (Hoàn cảnh ký kết Hiệp định Sơ bộ 6 /3/ 1946):
- 2/1946, Pháp và Trung Hoa Dân quốc ký Hiệp ước Hoa – Pháp, theo đó Pháp được thay
quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở miền Bắc .
- Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu
chống thực dân Pháp, hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó
một lúc với nhiều kẻ thù.
- Đảng và chính phủ quyết định chọn giải pháp “hòa để tiến”
* Biện pháp
- Chính phủ ta đã kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946. Nội dung như sau:
+ Pháp công nhận nước Việt Nam là quốc gia tự do, có Chính phủ, nghị viện, quân đội, tài
chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương trong khối Liên hiệp Pháp.
+ Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp giải giáp quân Nhật ở miền Bắc
+ Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam, tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức.

- Sau hiệp định Sơ bộ, Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích, chống phá, quan hệ
Việt – Pháp căng thẳng, có nguy cơ xảy ra chiến tranh. 14/9/1946: Chủ tịch HCM kí tiếp
với Pháp bản tạm ước nhân nhượng cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế văn
hoá g tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian xây dựng, củng cố lực lượng, tranh thủ sự ủng
hộ của nhân dân Pháp, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thưc dân
Pháp không thể tránh khỏi
*Ý nghĩa của giải pháp “hòa để tiến” (đồng thời là ý nghĩa của hiệp định sơ bộ):
Ta tránh được việc phải đương đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân
Trung Hoa Dân quốc và tay sai ra khỏi nước ta. Có thêm thời gian hòa bình để củng cố
chính quyền, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài chống Pháp.
• BÀI 25
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950) (t1)
I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946).
1. Kháng chiến toàn quốc chống TDP xâm lược bùng nổ.
* Hoàn cảnh:
- Sau hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước (14/9/1946) TDP liên tiếp bội ước.
+ Cuối 11/1946, Pháp tấn công cơ sở cách mạng ở Nam Bộ, và Nam Trung Bộ.
+ Khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+ Đầu tháng 12/1946, liên tiếp gây xung đột vũ trang ở HN.
+ Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tới hậu thư đòi chính phủ ta phải hạ vũ khí và đầu hàng
=> Ban thường vụ trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19/12/1946, Chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Đêm 19/12/1946 tiếng súng kháng chiến bắt đầu.
2. Đường lối kháng chiến chống TDP của ta.
- Đường lối kháng chiến : toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng
hộ của quốc tế.
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Phía Bắc vĩ tuyến 16.
- Tại Hà 17/2/1947 cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt nhằm giamNội: Từ ngày 19/12/1946
chân địch, tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch.

- Tại các thành phố khác: Nam Định, Huế, Đà Nẵng.
+ Chủ động tấn công, giam chân chúng trong các thành phố từ 2 - 3 tháng để chủ lực
ta rút lui về căn cứ.


+ Tại Vinh: Quân ta buộc địch đầu hàng.
* ý nghĩa:
+ Tạo điều kiện thuận lợi để trung ương Đảng, chính phủ và bộ đội chủ lực ta rút lui
lên chiến khu an toàn.
+ Chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
IV. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947.
1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
* Âm mưu của địch.
Thực hiện chiến lược "Đánh nhanh, thắng nhanh"
- Thành lập chính phủ bù nhìn Trung Ương.
* Mục tiêu :
+ Phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ
lực.
+ Khoá chặt biên giới Việt - Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta và quốc tế.
* Hành động:
- Ngày 7/10/1947 Pháp tiến công C2 địa Việt Bắc.
2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
+ Quân dân ta anh dũng chiến đấu.
+ Tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
+ Bẻ gãy từng gọng kìm của chúng.
* Kết quả:
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu, ta thắng lợi.
- C2 địa Việt Bắc được giữ vững.
- Cơ quan đầu não kháng chiến an toàn.
- Bộ độ chủ lực trưởng thành nhanh chóng.

* ý nghĩa:
- Đánh bại âm mưu "Đánh nhanh, thắng nhanh" của giặc.
- Chấm dứt giai đoạn phòng ngự của cuộc kháng chiến à chứng tỏ đường lối kháng
chiến của ta là đúng đắn.
V. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.
* Âm mưu của địch: "Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến
tranh”nhằm chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện,của ta.
* Chủ trương của ta.
- Đánh lâu dài, phá âm mưu của địch.
- Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường lực
lượng vũ trang nhân dân.
- Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện:
+ Về quân sự: Vận động nhân dân vũ trang toàn dân và đẩy mạnh chiến tranh du kích.
+ Về chính trị: xã,Năm 1948, tại Nam Bộ lần đầu tiên HĐND được hình thành từ
tỉnh chính quyền kháng chiến được củng cố kiện toàn.
Tháng 6/1949: Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất 2 tổ chức tại
cơ sở, Trung Ương.
+ Về ngoại giao: 1950 một loạt các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta (Liên
Xô, Trung Quốc…)
+ Về kinh tế: Ta chủ trương vừa phá hoại kinh tế của địch, XD và củng cố kinh tế
kháng chiến.


+ Về văn hoá - giáo dục: 7/1950 ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông 12 năm sang 9
năm....
*1. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ? Nội
dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
a/ Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày
19/12/1946?
- Mặc dù ký Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp vẫn tăng cường hoạt

động khiêu khích tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Hải
Phòng, Lạng Sơn nhất là ở Hà Nội
- 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu
và để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội…Do đó, nhân dân ta không có con đường nào khác
phải cầm súng đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lờ kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu
b/ Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng thể hiện trong chỉ thị Toàn dân kháng chiến
của Ban thường vụ TW Đảng (12/12/1946), lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của CT
HCM (19/12/1946), và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của tổng bí thư Trường
Chinh (9/1947). Các văn kiện này đã nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm
của cuộc kháng chiến chống Pháp: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh
sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế .
-Kháng chiến toàn dân: huy động lực lượng toàn dân tham gia kháng chiến
-Kháng chiến toàn diện: đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn
hoá, giáo dục…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp
-Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta
nhiều mặt, do đó cần có thời gian chuyển hoá lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển
lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù
-Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: coi trọng sự ủng hộ bên ngoài nhưng
bao giờ cũng theo phương châm phải dựa vào sức mình là chính.
2. Cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
-Ở Hà Nội: khoảng 20h ngày 19/12/1946, cuộc chiến đấu bắt đầu. Nhân dân khiêng
bàn, tủ làm chướng ngại vật. Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc
Bộ Phủ, chợ Đồng Xuân...bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng và chính phủ về căn cứ
lãnh đạo kháng chiến. Sau 2 tháng chiến đấu, Trung đoàn thủ đô rút quân ra căn cứ an toàn
-Ở các đô thị khác: quân ta tấn công, bao vây tiêu diệt được nhiều tên địch
-Ý nghĩa: làm tiêu hào một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành
phố, chặn đứng âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, tạo điều kiện cho cả nước

bước vào cuộc kháng chiến lâu dài
3. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
a-Âm mưu của Pháp: Sau khi chiếm được hầu hết các đô thị lớn trong cả nước, Pháp âm
mưu mở cuộc tiến công lên Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ
lực của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
b-Diễn biến:
* Cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc : Pháp huy động 12.000 quân tiến công Việt Bắc
tạo thành 2 gọng kìm kẹp chặt Việt bắc.
-7/10/1947: một binh đoàn quân dù đổ bộ xuống chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới.


-Cùng ngày, một binh đoàn xe cơ giới tiến theo đường số 4 lên Cao Bằng rồi theo đường
số 3 vòng xuống Bắc Cạn, bao vây Việt Bắc về phía Đông và phía Bắc
-9/10/1947: binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ theo sông Hồng và sông Lô
lên Tuyên Quang, bao vây căn cứ Việt Bắc về phía Tây
* Ta chủ động đối phó :
- Đảng chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
-Quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn
-Trên mặt trận hướng đông : Ta phục kích đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận đèo
Bông Lau tiêu diệt nhiều đoàn xe cơ giới của địch.
-Ở mặt trận hướng tây : Ta phục kích địch địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng,
Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến và ca nô.
-Hai gọng kìm đông và tây của địch bị bẻ gãy. Ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt
bắc.
c-Kết quả, ý nghĩa :
-Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ
lực của ta ngày càng trưởng thành.
- Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc đã đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, buộc
Pháp thay đổi chiến lược ở Đông Dương: chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh
sang chiến lược đánh lâu dài với ta và thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người

Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
4. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
a- Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến :
* Thuận lợi :
-Khách quan: 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra
đời. Từ tháng 1/1950 Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt
quan hệ ngoại giao với ta.
-Chủ quan: Từ năm 1947-1950, cuộc kháng chiến toàn diện đạt những thành tựu đáng kể,
tiềm lực kháng chiến được tăng cường
* Khó khăn: Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương, giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơ ve:
tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, lập hành lang Đông – Tây để cô lập Việt
Bắc và chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
b- Chủ trương của Ta: Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một
bước mới, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng
sinh lực địch; khai thông biên giới, mở đường thông sang Trung Quốc và thế giới; mở
rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc
c- Diễn biến :
- Ngày 16/09/1950, ta đánh mở màn vào Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô
lập. Pháp phải rút quân từ Cao Bằng theo đường số 4 .
-Để yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp huy động quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông
Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về, đồng thời cho quân đánh Thái Nguyên để thu
hút bớt chủ lực của ta.
-Quân ta chặn đánh nhiều nơi trên đường số 4, buộc Pháp phải rút khỏi hàng loạt vị trí
Thất Khê, Na Sầm…đường số 4 được giải phóng.
d. Kết quả, ý nghĩa:
- Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 địch, giải phóng biên giới từ Cao Bằng đến Đình
Lập, chọc thủng hành lang Đông –Tây, phá thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc,
làm phá sản kế hoạch Rơve của Pháp.



-Khai thông đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa, quân đội ta trưởng thành,
giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của
cuộc kháng chiến.

Tác giả :Trần Huy Hoàng



×