Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học phan bội châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.11 KB, 23 trang )

Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu

I . PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo
dục cũng đã có những bước chuyển mình tích cực với quyết tâm đổi mới để đưa
chất lượng giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Trong đó nổi bật nhất là “ Việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất
lượng dạy và học ” và phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực ”. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu các yếu tố: Nội dung
giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện
và cơ sở vật chất trường học mà thư viện trường phổ thông có vai trò đặc biệt quan
trọng .
Mỗi chúng ta đang sống và làm việc chắc chắn rằng ai ai cũng có những ước
mơ, hoài bão, những suy nghĩ ý kiến của mình. Song có một câu châm ngôn làm tôi
nhớ mãi “Ai nắm bắt được nhiều thông tin người đó sẽ chiếm ưu thế hơn so với
người khác”. Quả vậy, trong thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay con người
hơn nhau ở chỗ ai nắm bắt được nhiều thông tin hơn tức người đó sẽ chiến thắng.
Vậy thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, những thông tin đó tìm kiếm ở đâu ? Để trả lời
cho câu hỏi đó không ai hết chính Thư viện là nơi sẽ đáp ứng toàn bộ yêu cầu,
nguyện vọng tìm kiếm thông tin của con người một cách chính xác, nhanh chóng.
Thư viện là một công cụ để chứng minh cho điều đó.
Trường tiểu học Phan Bội Châu, huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk đã và đang
tích cực dấy lên xây dựng phong trào“ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”
mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong toàn ngành giáo dục. Thư viện
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

1


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu



trường cũng đã có những bước đổi mới rõ nét theo những nội dung trên song cũng
chưa đạt được kết quả như mong muốn như chưa đáp ứng được nhu cầu học tập,
mở rộng kiến thức cũng như chưa đáp ứng hết nhu cầu giải trí của học sinh, đặc
biệt là chưa tạo được môi trường đọc sách có sức hấp dẫn đối với học sinh. Vì
những lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung “ Xây dựng môi trường đọc thân thiện
tại trường tiểu học Phan Bội châu – huyện Krông Ana ” làm đề tài Sáng kiến
kinh nghiệm với mong muốn góp một phần vào việc phát triển môi trường đọc tại
thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu .
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu
Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu được
hình thành trên cơ sở thực tiễn nói trên, nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt
động Thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, nâng cao
kiến thức cho học sinh.
Giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn trong giảng dạy; học sinh
có thói quen thích đọc sách, ham mê tự nghiên cứu tìm tòi tài liệu tham khảo để
phục vụ việc học tập.
Nguồn tài liệu của thư viện được luân chuyển thường xuyên và liên tục phát
huy tối đa tác dụng của tài liệu. Đồng thời bạn đọc sẽ biết quý trọng sách báo hơn.
b) Nhiệm vụ
Góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, học tập, vui chơi, đọc sách
báo trong môi trường thân thiện.

Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

2


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


Tôi thường xuyên quan sát nhu cầu đọc của học sinh và giáo viên, tham mưu
kịp thời với lãnh đạo đề xuất bổ sung những cuốn sách có nội dung phù hợp với
nhu cầu của bạn đọc, đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức.
Thường xuyên thay đổi cách sắp xếp phòng đọc tạo sự mới mẻ, thân thiện
cho thư viện nhằm thu hút bạn đọc.
Trưng bày những cuốn sách hay, sách mới lên giá, kệ sách để bạn đọc dễ
thấy; giới thiệu sách bằng hình thức trực quan trong các buổi sinh hoạt tập thể hoặc
chào cờ đầu tuần.
Có các loại danh mục để bạn đọc dễ dàng tìm tài liệu theo nội dung mình
cần.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số phương pháp xây dựng môi trường đọc thân thiện
Tâm lý cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong Trường tiểu học Phan
Bội Châu.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phong trào đọc sách của giáo viên, nhân viên, học sinh trường tiểu học Phan
Bội Châu năm học 2015 - 2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát tình hình thực tế của trường.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp quan sát phong trào đọc, đối tượng bạn đọc trong nhà trường.
II. PHẦN NỘI DUNG
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

3


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


1 Cơ sở lý luận
Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh
trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo. Sách, báo chỉ có thể
quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt công
tác hoạt động thư viện của nhà trường .
Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông.
Điều 1: Chương I Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về qui chế tổ chức và hoạt
động Thư viện trường phổ thông cũng đã nhấn mạnh: “ Thư viện trường phổ thông
là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học
của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học Thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học,
tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn
hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện còn giúp các em học sinh
xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng
sách, báo Thư viện ”.
Quyết định số 01/2003/QĐ-BD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”.
Công văn số 11185/GDTH, ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn
thư viện trường phổ thông.
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015 -2016 cũng như thực hiện kế
hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, dựa trên cơ sở đó ngay
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

4


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và kế hoạch với
mục đích nâng cao công tác phục vụ bạn đọc duy trì tồn tại và phát triển phong trào
đọc lâu dài đúng với nghĩa của nó.
Với tầm quan trọng như vậy, thư viện ngày càng phải có sự đầu tư về cơ sở
vật chất, về nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là đầu tư các phong trào thư viện
trường học. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài
nói trên. Với mong muốn xây dựng một thư viện hoàn chỉnh, thống nhất để có khả
năng chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong thời đại thông tin hiện đại,
phục vụ bạn đọc ngày càng đa dạng hóa và tốt hơn.
2 Thực trạng thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu
2.1 Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
Được sự chỉ đạo sát sao sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu, các cấp
lãnh đạo, tập thể hội đồng sư phạm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng học sinh
toàn trường hưởng ứng và ủng hộ.
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, tiến
hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh. Được Ban
giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp phòng đọc, bổ
sung vốn tài liệu và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể, tổ cộng tác viên thư viện
để tôi thực hiện tốt mọi kế hoạch của thư viện đã đề ra.
Hàng năm thư viện đều đạt được danh hiệu thư viện tiến tiến theo công văn
số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành.

Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

5


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


Thư viện được bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận lợi cho việc qua lại của học
sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến thư viện mượn sách, báo, tài
liệu tham khảo. Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối
mạng nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu tài liệu cập nhật thông tin
mới.
Trong năm học cũng đã bổ sung một số đầu sách tương đối đảm bảo về số
lượng và chất lượng.
Cán bộ thư viện chuyên trách, trình độ đào tạo Đại học thư viện, có ý thức
trách nhiệm cao, thân thiện gần gũi với cán bộ giáo viên và học sinh.
* Khó khăn
Cơ sở vật chất còn thiếu, bàn ghế phòng đọc chưa đúng quy cách.
Bạn đọc là học sinh học 2 buổi/ ngày nên thời gian rảnh rỗi để đọc sách còn
ít, người dân sống trên địa bàn điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn hộ nghèo
nhiều nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học nên rất tinh nghịch, hiếu động rất khó khăn
trong việc quản lý các em trong giờ đọc sách nếu đọc tập trung các khối .
2.2 Thành công, hạn chế
* Thành công
Số lượng bạn đọc đến mượn sách, đọc sách ngày càng nhiều hơn, lượng sách
luân chuyển trong ngày nhiều hơn.
* Hạn chế
Có nhiều sách, báo, tài liệu bị rách nát trong quá trình sử dụng.

Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

6


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


Một số học sinh chưa mạnh dạn khi đến thư viện và không biết mượn sách gì
Giờ ra chơi các em có nhu cầu đọc sách nhiều song phòng đọc chỉ phục vụ
được 1 lớp/ buổi.
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh
Vốn tài liệu, sách báo các loại đảm bảo phong phú đa dạng, theo quy định
công văn số 11185/GDTH ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư
viện trường phổ thông.
Cán bộ thư viện chuyên trách đã qua đào tạo, năng động nhiệt tình, yêu nghề
và có trách nhiệm với công việc, ham học hỏi.
Việc tổ chức môi trường đọc thân thiện được xây dựng phù hợp với giáo
viên, và học sinh, thu hút được các em đến thư viện ngày càng nhiều, ý thức của
các em cũng tăng lên rõ rệt, đặc biệt nâng cao kiến thức hỗ trợ đắc lực trong việc
giảng dạy và học tập, chất lượng giáo dục được nâng lên năm sau cao hơn năm
trước .
* Mặt yếu
Kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp vì tổng số học sinh của trường quá ít so
với các trường trên địa bàn. Một số phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được
tầm quan trọng của thư viện. Nên cán bộ thư viện rất khó khăn trong việc vận động
và tuyên truyền .
Số lượng sách đưa ra phục vụ hàng ngày nhiều nên thường bị rách bìa, giây
bẩn. Vì một số em chưa thực sự có ý thức trong việc đọc sách .

Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

7


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


Một số em trong tổ công tác Thư viện chưa có kinh nghiệm trong khi quản lý
kệ sách của lớp mình .
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Học sinh chưa có thói quen và tự giác đến thư viện đọc sách.
Các hình thức tổ chức, thu hút bạn đọc đến với thư viện chưa phong phú.
Thời gian học trong lớp nhiều, thời gian ra chơi ngắn.
Mặc dù đã được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về cơ sở
vật chất, có phòng đọc riêng. Song vì là trường tiểu học các em phải học hai buổi
trên ngày nên không có thời gian rảnh rỗi để đến thư viện đọc sách mà chỉ được
đọc vào giờ ra chơi. Mà mỗi buổi ra chơi thì thư viện chỉ phục vụ được một lớp. Vì
thế bản thân tôi suy nghĩ phải bố trí làm sao để vòng quay của sách đến tay các em
học sinh, trước đây lịch đọc được bố trí theo ngày. Một số em ở từng lớp vì không
đủ chỗ ngồi, giáo viên giờ nghỉ đến thư viện đọc sách cũng chật chội. Do đó phần
nào làm giảm hứng thú đọc truyện, tài liệu của các em, hạn chế tham khảo thêm về
chuyên môn của giáo viên. Từ thực tế của đơn vị, bản thân suy nghĩ cần phải tiến
hành cải tiến “ Tổ chức môi trường đọc thân thiện ” để các em có thể mượn và ngồi
đọc sách, tài liệu bất cứ nơi đâu trong trường trong giờ ra chơi nhằm phát động
phong trào đọc sách trong toàn trường.
Thể hiện sự thân thiện với mọi người xung quanh: Thầy Cô, bạn bè, cha mẹ
anh chị em …Môi trường đọc thân thiện góp phần rèn luyện kỹ năng sống hàng
ngày cho học sinh.
2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề xây dựng môi trường đọc thân thiện.

Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

8


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


Được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư
viện bước đầu đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà
trường. Hiện tại có 2 phòng đọc ( 01 của giáo viên có 25 chỗ ngồi ; 01 của học sinh
có 45 chỗ ngồi ) với diện tích mỗi phòng 48 m 2. Vốn tài liệu thường xuyên được bổ
sung sách, báo trong thư viện, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 tổng số sách
các loại có trong thư viện là 6.218 bản, đáp ứng 100% nhu cầu cho giáo viên và học
sinh.
Học sinh chưa có thói quen tự đến thư viện, các em không thích đọc sách. Ở
lứa tuổi này rất hiếu động, tinh nghịch, ham chơi, các em chưa ý thức được tầm
quan trọng của việc đọc sách.
Thực tế như chúng ta đã biết vì là trường tiểu học nên các em đều phải học
hai buổi/ngày nên đến giờ ra chơi mỗi buổi học có khoảng gần 200 em học sinh có
nhu cầu đọc, trong khi đó phòng thư viện chỉ đáp ứng có 45 chỗ ngồi cho 1 lượt
đọc thì không thể đáp ứng nhu cầu của các em trong cùng một buổi ra chơi. Do đó
các hình thức tổ chức đọc sách báo phải được mở rộng trong khuôn khổ nhà
trường, phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
Môi trường đọc đã có song môi trường đọc thân thiện ít được cải thiện; Cần
xây dựng môi trường đọc thân thiện để học sinh được học tập sự thân thiện trong
văn hóa đọc và có thói quen.
Sở dĩ có sự bất cập nêu trên vì điều kiện kinh phí nhà trường còn hạn chế,
nhà trường chưa thể xây một phòng đọc rộng hơn để đáp ứng nhu cầu đọc sách rất
lớn của các em .

Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

9


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


Bên cạnh vốn tài liệu chưa có sự chọn lọc phù hợp theo tiêu chuẩn của Bộ vì
nguồn sách bổ sung chính, phần nhiều là nguồn sách nhà nước tài trợ ( nguồn sách
này có chọn lọc về nội dung nhưng hạn chế về số lượng ).
Thực tế trước đây thư viện chưa được quan tâm. Giáo viên và học sinh chưa
có thói quen đọc và làm theo sách, số lượng sách còn hạn chế, học sinh tiểu học các
em còn nhỏ nên thích chơi, thích chỗ thoáng mát hơn là ngồi gò bó trong phòng thư
viện .
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của biện pháp
Vào đầu tháng 9 tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường đề xuất kế hoạch
hoạt động “ Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường TH Phan Bội Châu ”
dựa trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường, lấy ý kiến chỉ đạo từ Ban giám
hiệu, sự phối kết hợp với các đoàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Mục tiêu của biện pháp xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường mang
lại cho bạn đọc sự tự tin, thoải mái, gần gũi, thân thiện mỗi khi đến với thư viện.
Đồng thời khắc phục được không gian đọc sách của bạn đọc không bị hạn
chế, bạn đọc có thể ngồi đọc sách ở bất cứ chỗ nào trong phạm vi nhà trường mà
bạn cho là phù hợp với mình. (thư viện, ghế đá, trong lớp học …).
Để xây dựng môi trường đọc thân thiện cần xác định tốt các mục tiêu cụ thể
sau:
Có kế hoạch xây dựng môi trường đọc thân thiện ngay từ đầu năm học
Thủ tục sử dụng thư viện đơn giản, thời gian mở của hợp lý.
Xây dựng vốn tài liệu thân thiện, phù hợp với nhu cầu bạn đọc
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

10


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


Tăng cường nâng cao công tác phục vụ bạn đọc
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện.
Xây dựng hình ảnh cán bộ thư viện thân thiện
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch đưa ra ý tưởng xin ý kiến chỉ đạo của
lãnh đạo nhà trường được sự thống nhất cao của các bộ phận, tôi phối hợp với các
đoàn thể trong nhà trường cùng nhau chung tay góp sức vận động tuyên truyền đến
mọi thành viên trong trường và cùng nhau thực hiện.
Bước 1. Xây dựng môi trường đọc thân thiện.
Để có được môi trường đọc sách lý tưởng và thân thiện đòi hỏi cơ sở vật chất
phải đảm bảo, không gian bên trong của thư viện phải thoáng mát và gần gũi trang
thiết bị phù hợp, nội quy đơn giản, thái độ phục vụ gần gũi và thân thiện. Trường
TH Phan Bội Châu đã đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I nên cơ sở vật chất khá
khang trang và đầy đủ. Thư viện được bố trí 2 phòng gần nhau rất thuận tiện và
thoáng mát, được nhà trường đặc biệt quan tâm nên thư viện thường xuyên được bổ
sung sách, tài liệu mới đa dạng phong phú cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng
đủ nhu cầu tìm kiếm và tra cứu của bạn đọc. Tôi thường xuyên quan sát và theo dõi
nhu cầu đọc, mượn của từng nhóm người, từng lớp, từng độ tuổi xem họ cần gì và
những tài liệu nào thư viện mình chưa có thì kịp thời tham mưu với lãnh đạo để
được bổ sung đúng đủ, thường xuyên để phục vụ bạn đọc.
Tạo cho các em sự tự do vui tươi, lạ mắt. Tâm lý của các em không gò bó,
thích hài hước và mới lạ. Các hoạt động của thư viện phải gần gũi, lôi cuốn và hấp
dẫn để các em phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân.
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

11


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


Cần phải xây dựng thư viện theo hướng mở, đầy tiện nghi, trang bị đầy đủ
các thiết bị tối thiểu để giữ gìn và bảo quản tốt sách, báo, tủ để sách, bàn ghế cho
các em ngồi đọc…Đặc biệt là bàn ghế phải thiết kế cho phù hợp với lứa tuổi của
các em, tạo cho các em môi trường đọc sách gần gũi, thoải mái và thân thiện. Có
môi trường đọc sách: Xanh – Sạch – Đẹp dưới các bóng mát, hàng ghế đá trong sân
trường, bày trí thẩm mĩ dễ dàng thu hút bạn đọc khi đến thư viện. Môi trường đọc
thân thiện các em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình trong sách
vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong hoạt động
ngoại khóa.
Như thế mỗi ngày các em đến thư viện là một niềm vui, để các em phát triển
những kỹ năng tìm hiểu, khám phá, sáng tạo trong môi trường đọc thân thiện này.
Chúng ta hy vọng đọc sách sẽ làm nên một điều gì đó lớn lao, nhưng chắc chắn là:
Thông qua việc đọc sách và duy trì thường xuyên văn hóa đọc trong thư viện nhà
trường, sẽ góp phần quan trọng trong bồi dưỡng nhân cánh và tri thức…giúp các
em trở thành người có ích cho xã hội và đất nước.
Bước 2. Thủ tục sử dụng thư viện đơn giản, thời gian mở của hợp lý.
Hình thức phục vụ bạn đọc là một trong những hình thức phổ biến thông tin
hay chuyển giao thông tin cho bạn đọc những thông tin mà họ cần hoặc giúp cho
bạn đọc tiếp cận thông tin đó. Vì vậy cần phải:
Đơn giản hóa thủ tục khi bạn đọc đến mượn tài liệu sách báo.
Mượn về nhà
Bạn đọc cần mượn tài liệu nào chỉ cần ghi vào phiếu yêu cầu hoặc xuống
đăng ký với thư viện, thư viện ghi lại tên tài liệu bạn cần rồi tự tìm lấy tài liệu cho
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

12


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


bạn đọc mượn ghi vào sổ mượn và giao cho bạn đọc nhận tài liệu ký nhận vào sổ
mượn của thư viện, nếu trong quá trình mượn bạn đọc làm mất mát hư hỏng phải
bồi thường theo nội quy thư viện đã đề ra.
Mượn về lớp
Vì đã có lịch đọc trong tuần cho từng lớp lên các lớp vào thư viện đọc theo
quy định của lớp mình, còn các lớp còn lại các em vẫn được đọc nhưng không phải
trong thư viện mà đọc tại lớp hoặc ngồi ở bất cứ nơi nào trong sân trường có bóng
mát mà các em cho là phù hợp với mình. Vì tại các lớp đã được trang bị kệ để sách
(góc thư viện tại lớp), hàng tuần bạn lớp trưởng lên gặp thư viện ký mượn đổi và
mượn sách mới mang về kệ để phục vụ cho lớp. Khi đọc xong các em xếp lên kệ và
tự bảo quản kệ sách của lớp mình.
Tăng cường thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc sao cho phù hợp với thời gian
giải lao. Thư viện phục vụ bạn đọc tất cả các ngày trong tuần, nhất là vào thời điểm
các mùa thi của Giáo viên và học sinh (kể cả thứ bảy, chủ nhật khi bạn đọc cần
mượn tài liệu).
Bước 3. Xây dựng vốn tài liệu thân thiện, phù hợp với nhu cầu bạn đọc
Phát triển vốn tài liệu và nguồn lực thông tin là nền tảng chính cho mọi hoạt
động của cơ quan thông tin thư viện. Đó chính là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ thông tin, để thực hiện hợp tác, trao đổi, chia sẽ nguồn lực giữa các thư
viện và cơ quan thông tin. Việc phát triển nguồn lực thông tin và tổ chức khai thác
một cách hiệu quả nguồn lực đó có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động dạy và học
trong nhà trường. Do đó ban giám hiệu trường tiểu học Phan Bội Châu rất chú

Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

13


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu


trọng đến đầu tư kinh phí, bổ sung nguồn vốn tài liệu cho thư viện để đáp ứng nhu
cầu đọc, tham khảo của bạn đọc.
Cụ thể cán bộ thư viện thường xuyên gần gũi, quan sát nhu cầu đọc của từng
nhóm đối tượng bạn đọc xem họ cần gì và không cần gì để có kế hoạch tham mưu
với lãnh đạo nhà trường bổ sung kịp thời những tài liệu, sách báo họ cần để gây sự
hứng thú cho bạn đọc.
Ví dụ như học sinh khối lớp 1, 2 các em thích đọc truyện tranh chữ to nhiều
hình ảnh minh hoạ, khối lớp 3,4, 5 các em thích đọc truyện ngắn, cố tích, đô rê mon
… Một số các em học sinh giỏi các môn các em thích đọc các sách khoa học, tham
khảo, nâng cao …Thư viện phải nắm bắt kịp thời để có phương án bổ sung đúng
thời điểm bạn đọc cần.
Bước 4. Tăng cường nâng cao công tác phục vụ bạn đọc
Phục vụ đọc tại thư viện : Phòng đọc học simh chỉ có 45 chỗ ngồi nên mỗi
buổi ra chơi thư viện chỉ phục vụ được một lớp. Vì vậy mỗi lớp chỉ được lên thư
viện đọc 1 lần / tuần đọc xong trả lại cho thư viện hết giờ ra chơi.
LỊCH PHỤC VỤ CÁC LỚP ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN
Buổi sáng: từ 7h đến 10h 15 phút
Buổi chiều: Từ 14h đến 16h 20 phút
THỨ
HAI
BA

NĂM
SÁU

BUỔI SÁNG
Lớp 5A
Lớp 4A
Lớp 3A

Lớp 2A
Lớp 1A +1B

BUỔI CHIỀU
Lớp 5B
Lớp 4B
Lớp 3B
Lớp 2B
Sắp xếp lại kho sách

(đọc to nghe chung )
THƯ VIỆN LUÔN SẴN SÀNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

14


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu

Phục vụ mượn: Tôi đã tham mưu với lãnh đạo trường mua mới trang bị cho
mỗi lớp một kệ sách mi ni làm góc thư viện tại lớp giao cho lớp quản lý vào những
buổi lớp không có lịch được lên thư viện đọc sách thì bạn lớp trưởng đại diện cho
lớp lên thư viện mượn những tài liệu mà các bạn cần làm thủ tục ký mượn tập thể
cho cả lớp khi nào đọc xong bạn lớp trưởng lại lên làm thủ tục trả và mượn lại cho
lớp.
Còn bạn nào muốn mượn về nhà tham khảo thì phải lên thư viện làm thủ tục
ký mượn với cán bộ thư viện và chỉ được mượn tối đa không quá 2 cuốn / lần. và
mỗi lần mượn không quá 7 ngày, nếu đến hạn chưa tham khảo xong phải đến thư
viện làm thủ tục gia hạn mới được mượn tiếp.
Thư viện luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc, thủ tục mượn đơn giản và thuận

tiện, thân thiện với bạn đọc. ( Học sinh mượn về nhà phải trực tiếp lên gặp CBTV
để làm thủ tục ký mượn vào sổ mượn của thư viện; giáo viên cũng vậy chỉ cần làm
thủ tục ký mượn ở sổ mượn của thư viện rồi nhận tài liệu mình cần ).
Bước 5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện.
Công nghệ thông tin có thể ứng dụng trong hầu hết các chức năng của thư
viện: Kiểm soát tài liệu mới nhập về thư viện từ các nguồn khác nhau, thống kê,
báo cáo số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu, các phần mềm tiện ích cho thư viện….Vì
vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện là rất cần thiết.
Nên thư viện đã ứng dụng và đưa phần mềm thư viện vào quản lý để học sinh và
giáo viên tra cứu các tài liệu, thông tin liên quan đến các kỳ thi do cấp trên tổ chức
đạt kết quả cao hơn.
Bước 6. Xây dựng hình ảnh cán bộ thư viện thân thiện
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

15


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu

Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện, luôn gần gũi, vui vẻ, thân thiện và
hoà đồng với mọi người, là người lựa chọn, bảo quản tài liệu, sắp xếp chúng theo
một trật tự nhất định, là nhịp cầu giúp bạn đọc đến gần với thư viện, tiếp xúc vốn
tài liệu một cách chính xác và nhanh chóng. Vai trò, tư cách, hoạt động của cán bộ
thư viện trong trường phổ thông nói chung và thư viện trường tiểu học có những
nét đặc thù riêng. Đối với học sinh tiểu học, do sự phát triển tâm lý diễn ra không
đồng đều, ý thức chưa cao nên vận động và phát triển theo quy luật riêng, do vậy
cán bộ thư viện cần phải hiểu được giai đoạn phát triển tâm lý từng lứa tuổi cụ thể
là từng khối lớp, từng nhóm học sinh để có những định hướng phù hợp.
Cán bộ thư viện là người tham mưu đắc lực cho Ban giám hiệu, đề xuất
những ý kiến để xây dựng và kiện toàn thư viện, vận động giáo viên, nhân viên và

học sinh tham gia các phong trào của thư viện. Phối hợp tốt với bộ phận chuyên
môn; Tổng phụ trách đội và học sinh trong nhà trường để thành lập tổ cộng tác viên
thư viện nhằm hỗ trợ cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, phục vụ bạn đọc…
Bên cạnh đó cán bộ thư viện cần phải:
Không ngừng học tập tự nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học,
ngoại ngữ.
Phải là nhà tâm lý, là nhà tư vấn, hướng dẫn cho giáo viên và học sinh tiếp
cận thông tin, tài liệu của thư viện. Cùng học sinh đọc cùng tranh luận về nội dung
truyện để tạo mối quan hệ gần gũi, cỏi mở thân thiện tại phòng đọc cũng như các
góc đọc ngoài trời.
Làm chủ các trang thiết bị hiện đại trong phục vụ, bảo quản tài liệu chu đáo
cẩn thận.
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

16


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu

Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ để cán bộ thư viện hoàn
thành tốt hướng đi, nhiệm vụ của mình.
3.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp, giải pháp
Cơ sở vật chất đầy đủ
Vốn tài liệu đa dạng, phong phú về số lượng và chất lượng ( phù hợp với
thực tế dạy và học trong nhà trường.
Có cán bộ thư viện chuyên trách am hiểu về lĩnh vực chuyên môn.
Luôn làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để mọi thành viên trong nhà
trường tham gia và hưởng ứng các phong trào thư viện.
Tổ chức cho giáo viên và học sinh có thói quen tham gia các hoạt động thư
viện thường xuyên.

3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Tạo cho học sinh môi trường thân thiện tự nguyện mỗi khi đến thư viện.
Bản thân phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh
tạo sự hoà đồng thân thiện giữa các lớp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, hướng dẫn dặn
dò các em khi đọc sách song phải đặt đúng nơi quy định không được mang sách về
nhà. Thường xuyên luân chuyển thay đổi sách, tài liệu trong kệ các lớp để các em
được thay đổi sách không gây nhàm chán. Từ đó các em luôn tự nguyện đến trường
để tham gia các hoạt động thư viện thân thiện hơn. Bản thân phải theo dõi thường
xuyên hoạt động đọc của các em để nắm bắt tình hình đọc và có hướng thay đổi
luôn phiên các loại sách, báo các em cần trên kệ sách của lớp để các em được cập
nhật sách mới có trong thư viện. thay đổi kịp thời đáp ứng yêu cầu của các em
nhằm tạo cho các em gần gũi thân thiện với sách hơn .
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

17


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu

Công tác phục vụ bạn đọc luôn được coi là khâu quan trọng nhất trong các
khâu hoạt động của thư viện. Tại vì làm tốt công tác này thì sách, tài liệu quý hiếm
của đất nước mới được mọi người biết đến và tuyên truyền lẫn nhau mở mang kiến
thức phục công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước .
Bởi vậy các mối quan hệ đó chúng luôn có quan hệ mật thiết với nhau và hỗ
trợ cho nhau không thể thiếu một trong các yếu tố đó. Nếu thiếu một trong các yếu
tố đó đó thi không trở thành thư viện.
3.5 Kết quả khảo nghiệm của vấn đề nghiên cứu
Từ đầu năm đến nay thư viện nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ giáo
viên 100% và học sinh là 90 %: Số lượt bạn đọc tại chỗ là gần 90% học sinh toàn
trường. So cùng kỳ năm trước tăng trung bình số lượng bạn đọc tăng đáng kể các

em được đọc sách tất cả các ngày trong tuần .
Phong trào đọc sách trong nhà trường được cải thiện rõ rệt.
Các em đọc sách với niềm say mê, tự nguyện không cần giáo viên nhắc nhở
như trước.
Chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường ngày càng được nâng lên các em
đi tham gia học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao tăng lên trông thấy so với các năm
trước.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN
BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ

NĂM HỌC

NĂM HỌC

VIỆN ĐỌC SÁCH

2014 - 2015

2015 - 2016

Học sinh

80%

90 - 100%

Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu


18


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu

Giáo viên
90%
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

100%

Qua thực hiện giải pháp “Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại thư viện
trường tiểu học Phan Bội Châu”. Đến nay thư viện nhà trường đã thu được những
kết quả bước đầu đáng phấn khởi .
Năm học 2015 – 2016 giải pháp “Xây dựng môi trường đọc thân thiện” của
trường đã đi vào hoạt động thường xuyên và có hiệu quả cao học sinh rất phấn khởi
vì các em được đọc sách nhiều hơn và ngồi đọc ở bất cứ chỗ nào các em muốn
trong lớp học, sân trường vào giờ ra chơi .
Bên cạnh đó trường còn có lợi thế nhiều bóng mát cây phủ khắp sân trường
đảm bảo thư viện luôn thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ thu hút học sinh, giáo viên ngày
càng đến tìm đọc sách nhiều hơn.
Toàn trường đoàn kết thân thiện. Học sinh đến trường tham gia các hoạt
động của thư viện với niềm vui thật sự.
Thu hút được các em tới đọc sách với tinh thần tự giác. Tạo cho các em hứng
thú trong hoạt động thư viện. Rèn luyện cho các em kỹ năng đọc và giao tiếp với
bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện phong trào
thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
Đảm bảo an toàn giao thông vì trong giờ ra chơi các em quây quần đọc
truyện không chạy ra đường. Ngoài việc hoạt động cho thư viện, thư viện thân
thiện còn là nơi giải trí cho các bậc phụ huynh, các đại biểu khi đến dự các hoạt

động của nhà trường đang trong giờ giải lao.
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

19


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu

Những biện pháp mà thư viện trường Tiểu học Phan Bội Châu thực hiện có
lẽ chưa phải là những sáng kiến mới lạ đối với các thư viện khác, đặc biệt là đối với
những thư viện trường học đang thiếu phòng đọc nhưng tôi tin với những thư viện
trường học mới thành lập và còn nhiều khó khăn về kinh phí như trường Tiểu học
Phan Bội Châu thì đây là một biện pháp thật sự hiệu quả và đơn giản. Bằng cách
làm trên, thư viện trường tôi đã xây dựng thói quen đọc sách của học sinh thúc đẩy
phong trào đọc sách hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường.
Những kết quả đã đạt được chưa phải là cao nhưng đã đưa hoạt động thư
viện dần đi vào nề nếp và thành thói quen. Tôi sẽ không ngừng học hỏi những sáng
kiến kinh nghiệm của thư viện bạn, vận dụng những sáng tạo trong công tác của
mình, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra là: Thư viện là trung tâm văn hóa giáo
dục trong nhà trường là nơi cung cấp được nhiều kiến thức căn bản, bổ ích và thú vị
cho giáo viên và học sinh, là nơi rèn luyện thói quen tự học tự nghiên cứu, tạo hứng
thú cho cả thầy và trò vươn lên tầm cao của tri thức và nhân cách. Điều mà tôi luôn
mong muốn đó là “Thư viện thực sự trở thành người bạn thân thiết của giáo viên và
học sinh trong nhà trường ”.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà
trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ công tác thư viện và sự đóng góp ý kiến quý
giá của các thầy cô giáo giàu kinh nghiệm trong nhà trường đã giúp tôi hoàn thành
và áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này.

2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên

Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

20


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu

Giáo viên thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhắc nhở học sinh có ý thức
tham gia tốt các hoạt động phong trào của thư viện phát động. Đặc biệt là thường
xuyên nhắc học sinh có ý thức tốt trong việc bảo quản sách báo của thư viện và tự
giác tham gia các hoạt động phong trào của thư viện, tích cực ủng hộ đầu sách với
các nội dung theo hướng thân thiện cho thư viện để thư viện ngày càng hoàn thiện
và phong phú hơn.

Buôn Trấp, ngày 30 tháng 01 năm 2016
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Bình

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

21



Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

22


Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu

TT


TÊN SÁCH

TÁC GIẢ

NHÀ XUẤT

NĂM

BẢN

XUẤT
BẢN

01

Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư
viện: dùng cho thư viện phổ Tác giả tập thể

Giáo dục

02

thông.
Sổ tay công tác thư viện trường Từ Văn Sơn

03

học.
Giáo dục
Một số chuyên đề về nghiệp vụ Đàm Thu Liên,


04

thư viện trường học.
Trần Xuân Khóa Giáo dục
Phương pháp và kinh nghiệm
tuyên truyền giới thiệu sách trong Lê Thị Chinh
thư viện trường học.

Nguyễn Thị Bình - TH Phan Bội Châu

2013
2010

2009

Giáo dục

2
008

23



×