Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỀ THI + ĐÁP ÁN SINH HỌC 11 (CHUYÊN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.95 KB, 8 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ

HỘI THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ
LẦN THỨ IV

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Chữ ký giám thị 1:

Môn: SINH HỌC – LỚP 11

...............................

Ngày thi: 23/4/2011
Thời gian làm bài: 180 phút.
(không kể thời gian giao đề)

Chữ ký giám thị 2:
...............................

(Đề thi này có 02 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Cho một tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch. Hãy cho biết:
a. Khi nào sức căng trương nước T xuất hiện và tăng?
b. Khi nào T cực đại và T cực đại thì bằng bao nhiêu?
c. Khi nào T giảm và khi nào T giảm đến 0?
d. Một cây được tưới nước và bón phân bình thường. Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng?
2. Tại sao cây sống ở vùng đất ngập mặn ven biển có những đặc điểm thích nghi đặc biệt với
môi trường sống? Đó là những đặc điểm nào?
Câu 2 (2,0 điểm):


1. Giải thích tại sao nếu cây trồng không được cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng thì năng
suất sẽ giảm? Nêu vai trò của một số nguyên tố vi lượng đối với cây trồng.
2. Vì sao vi khuẩn lam Anabaena azollae có thể thực hiện cả 2 quá trình: cố định nitơ phân tử và
quang hợp sản sinh oxi?
Câu 3 (2,0 điểm):
1. Để phân biệt cây C3 và cây C4, người ta đã tiến hành các thí nghiệm sau:
a. Đưa hai cây vào trong chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.
b. Trồng cây trong nhà kính có thể điều chỉnh được nồng độ oxi (O2).
Hãy cho biết kết quả và phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm trên?
2. Tại sao thực vật C4 và thực vật CAM đều không có hô hấp sáng, nhưng thực vật C 4 có năng suất
cao hơn?
Câu 4 (2,0 điểm):
1. Hô hấp sáng xảy ra ở các bào quan nào? Chứng minh nhận định: “Hô hấp sáng gắn liền với
nhóm thực vật C3”?
2. Giải thích tại sao khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc bởi NH 3?
Câu 5 (2,0 điểm):
1. Vì sao người mắc bệnh về gan thường sợ ăn mỡ, da và mắt thường có màu vàng, bụng trướng to.
1


2. Phân tích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hóa động vật ăn thịt với thức ăn?
Câu 6 (2,0 điểm):
1. Trình bày các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật đảm bảo hiệu quả trao đổi khí cao.
2. Phân tích những đặc điểm độc đáo giống nhau về bề mặt trao đổi khí ở cá xương và chim mà ở thú
không có được giúp cá xương và chim trao đổi khí hiệu quả với môi trường sống.
Câu 7 (2,0 điểm):
1. Giải thích tại sao huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp (khoảng 10mmHg), nhỏ hơn so với
huyết áp ở mao mạch của các mô khác.
2. Tại sao hệ tuần hoàn kín xuất hiện ở giun đốt mà động vật chân khớp ở nấc thang tiến hóa cao
hơn lại có hệ tuần hoàn hở?

Câu 8 (2,0 điểm):
1. Nhiều loài cây có thể chịu đựng được nhiệt độ rất lạnh dưới nhiệt độ đóng băng của nước.
Một số loài cây khác có thể chịu được nhiệt độ môi trường tăng cao. Tế bào của những cây này
có đặc điểm thích nghi sinh lí – hóa sinh với nhiệt độ như thế nào?
2. Một loại chất độc có khả năng làm mất hoạt tính của thụ thể ở màng sau xinap thần kinh – cơ.
Nếu bị nhiễm chất độc này, cơ thể có cảm giác đau khi bị thương không? Khả năng phản ứng của
cơ thể sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 9 (2,0 điểm):
1. Trong tự nhiên và nhân tạo, quả không hạt được tạo ra theo những cách nào?
2. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Giải thích.
a. Thụ tinh kép chỉ xảy ra ở thực vật hạt kín.
b. Ở thực vật hạt kín, hạt phấn có hai nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thụ tinh kép.
Câu 10 (2,0 điểm):
1. So sánh trinh sinh với các hình thức phân đôi, nảy chồi ở động vật.
2. Trong quá trình tiến hoá, động vật chuyển từ sống dưới nước lên trên cạn gặp những trở ngại
gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?

…………………….Hết……………………

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
2


Môn: SINH HỌC – Lớp 11
Câu
1
(2 đ)

2
(2 đ)


3
(2 đ)

Nội dung
Điểm
1. Cho một tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch.
a. Khi tế bào nhận nước thì T xuất hiện và nếu tế bào tiếp tục nhận nước thì 0,25
T tăng.
b. Khi tế bào bão hòa nước thì T đạt cực đại. Khi đó T = P.
0,25
c. Khi tế bào mất nước thì T giảm và khi tế bào bắt đầu co nguyên sinh thì T
0,25
= 0.
d. Sức căng trương nước T tăng trong các trường hợp sau: đưa cây vào bóng
tối; bão hòa hơi nước trong không gian trồng cây; tăng hàm lượng AAB làm 0,25
cho khí khổng đóng lại.
2.
- Do đất có nồng độ muối cao, dịch đất có áp suất thẩm thấu cao ảnh hưởng
đến sự hút nước và các quá trình sinh lí khác đặc biệt là quá trình hấp thu các 0,25
chất dinh dưỡng.
- Nồng độ ôxi thấp do điều kiện đất ngập nước thường xuyên.
- Các cơ chế thích nghi của cây:
+ Tích muối trong tế bào → Tăng áp suất thẩm thấu cả tế bào sau đó thải
muối qua lá hoặc rụng lá để tránh độc cho cây.
+ Phát triển hệ thống rễ hô hấp, mô xốp có các khoảng gian bào lớn, để tăng
khả năng lấy và dự trữ ôxi.
1. Thiếu các nguyên tố vi lượng làm cho năng suất cây trồng giảm vì:
- Các nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc enzim và
tăng cường hoạt động của các enzim.

- Enzim xúc tác cho các phản ứng trong các quá trình TĐC, nếu thiếu các
nguyên tố vi lượng thì phản ứng xúc tác enzim giảm → quá trình TĐC ở cây
yếu, cây sinh trưởng phát triển chậm nên năng suất giảm.
- Vai trò của 1 số nguyên tố vi lượng: HS lấy ví dụ đúng.
2. Vi khuẩn lam Anabaena azollae có 2 dạng tế bào khác nhau:
+ Các tế bào chuyên hóa cho tổng hợp đường trong quang hợp
+ Một số tế bào khác (dị bào) chuyên hóa cho quá trình cố định nitơ.
+ Hai dạng tế bào này trao đổi đường và axit amin bằng các sợi liên bào nên
sẽ thực hiện cùng lúc cả hai quá trình.
1. a.
- Kết quả: Cây chết trước là cây C3
3

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau giữa cây C3 và C4, cây C4 có
điểm bù CO2 thấp hơn.


0,25

b.
- Kết quả: Khi tăng nồng độ oxi lên ngưỡng cao, năng suất cây nào giảm thì
đó là cây C3.

0,25

- Nguyên tắc: Hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C 3 mà hô hấp sáng lại phụ
thuộc vào nồng độ oxi.

0,25

2.

4
(2 đ)

5
(2 đ)

- Thực vật CAM sử dụng sản phẩm của quá trình quang hợp (tinh bột) làm
nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 (PEP) → giảm chất hữu cơ tích lũy trong
cây  năng suất thấp

0,5

- Thực vật C4 không cần sử dụng tinh bột để tái tạo chất nhận CO2.

0,5


1.
+ Thực vật C3 có điểm bù CO2 cao; enzim rubiscô thể hiện hai hoạt tính
cacbôxilaza và oxigenaza; không có enzim PEP – cacbôxilaza.
+ Khi ở trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, thực vật C 3 giảm độ
mở khí khổng, làm O2 khó thoát ra ngoài, CO2 khó đi từ ngoài vào trong.
+ CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy lại nhiều trong lục lạp, enzim rubisco hoạt động
theo hướng oxi hóa → xảy ra hô hấp sáng.
+ Hô hấp sáng xảy ra ở các bào quan: Lục lạp, perôxixôm, ti thể.
2.
- Chu trình Crep tạo ra nhiều các hợp chất trung gian tham gia trong các quá
trình chuyển hóa khác, đặc biệt là các xêtôaxit (R-CO-COOH) → tham gia
vào quá trình đồng hóa NH3 trong cây → tổng hợp các axit amin.

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

- Các axit amin đicacbôxylic khi được hình thành + NH 3 → các amit (axit
0,25
glutamic + NH3 → glutamin).
+ Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất nhất cho cây.
0,25
+ Nguồn dự trữ NH3 cho các quá trình tổng hợp axit amin trong cây.
Vì vậy, khi chu trình Crep ngừng hoạt động, NH3 tích lũy nhiều trong mô gây
0,25
ngộ độc cho cây.

1.
- Gan tiết mật để nhũ tương hóa lipit có trong thức ăn, bị bệnh gan sẽ ít tiết 0,25
mật → mỡ sẽ khó tiêu, khó hấp thụ → sợ ăn mỡ.
4


- Người bị bệnh gan có sắc tố mật là bilirubin là sản phẩm phân giải
hêmôglôbin không lưu thông được bình thường, máu có nhiều bilirubin làm
da và mắt có màu vàng.
- Người bị bệnh gan giảm khả năng tổng hợp albumin, máu giảm áp suất
thẩm thấu, nước tích lại trong mô → hiện tượng phù nề (trướng bụng).

0,25
0,5

2.

6
(2 đ)

- Đặc điểm thức ăn: Mềm, giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và hấp thụ
nhưng khó kiếm.
- Đặc điểm cấu tạo và hoạt động của bộ răng: Phân hóa mạnh thành răng
cửa, răng nanh, răng hàm…
 Bộ răng nghi với chức năng giữ mồi, cắt xé nhỏ thức ăn.
- Đặc điểm của dạ dày: dạ dày đơn, to; thành cơ dày, khỏe để chứa được
nhiều thức ăn và bóp nhuyễn thức ăn.
- Đặc điểm của ruột: Ruột ngắn, manh tràng bé vì thức ăn mềm và dễ hấp
thụ
 ống tiêu hóa nhỏ và ngắn hơn nhiều so với thú ăn thực vật vì thức ăn

mềm và dễ tiêu hóa và hấp thụ.
1. Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật
+ Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích
cơ thể lớn).
+ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O 2 và CO2 dễ dàng khuếch tán
qua.
+ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
+ Có sự lưu thông khí (nước và không khí lưu thông) tạo ra sự chênh lệch về
nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi
khí.

0,25

2. Bề mặt trao đổi khí ở cá xương và chim có 2 điểm độc đáo giống nhau :
- Có hệ thống mao mạch ở mang (hoặc phổi) sắp xếp song song và dòng máu
chảy ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch tạo nên hiện
tượng “dòng chảy song song và ngược chiều” giúp tăng hiệu quả trao đổi khí
giữa mang (hoặc phổi) với dòng nước (dòng khí) giàu O 2 qua mang (hoặc
phổi) .
- Có sự thông khí liên tục qua bề mặt trao đổi khí :
+ Dòng nước chảy một chiều liên tục qua mang nhờ hoạt động nhịp nhàng

0,25

5

0,25
0,25

0,25


0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25


7
(2 đ)

của cửa miệng, thềm miệng, nắp mang và diềm nắp mang.
+ Quá trình hô hấp ở phổi chim là hô hấp kép nên cả khi hít vào và thở ra
dòng không khí giàu O2 liên tục qua phổi (không có khí đọng như ở thú).
1.
- Khi bình thường, lượng máu bơm ra từ 2 tâm thất là như nhau.
- Do cấu tạo thành tâm thất trái của tim dày hơn thành tâm thất phải.
- Thành động mạch chủ dày hơn thành động mạch phổi.
- Áp lực cần thiết giữ cho máu chảy trong vòng tuần hoàn phổi khoảng 30
mmHg trong khi đó trong vòng tuần hoàn lớn khoảng trên 120 mmHg.
2.
- Đó là một đặc điểm thích nghi của các động vật chân khớp.
- Ở cơ thể chân khớp, bộ xương ngoài bằng kitin đã vô hiệu hóa hoạt động
của các bó cơ, trong khi tim chưa trở thành một cơ quan chuyên hóa đủ
mạnh để thắng lực ma sát của máu với thành mạch.


8
(2 đ)

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

- Giải pháp: "phá vỡ" các mao mạch → máu có thể dồn vào khe hổng giữa 0,25
các tế bào, thực hiện TĐC với tế bào rồi về tim.
- Hệ tuần hoàn hở là đặc trưng cho các ĐV không xương sống có kích thước
0,25
nhỏ, tim chưa phát triển, máu vận chuyển với áp lực thấp.
1.
Cây chịu nhiệt độ thấp có đặc điểm:
- Thay đổi thành phần lipit màng bằng cách tăng hàm lượng axit béo không 0,25
no làm tăng tính linh động của màng.
- Tăng nồng độ chất tan trong tế bào làm giảm nhiệt độ đóng băng của nước
0,25
trong tế bào vì nếu nước đóng băng sẽ làm vỡ các bào quan.
Đặc điểm thích nghi với nhiệt độ cao:
- Cây chịu sốc nhiệt tạo ra các prôtêin sốc nhiệt có tác dụng bảo vệ các 0,25
prôtêin khác chịu được nhiệt độ cao và không bị biến tính
- Các nhà khoa học đã tìm ra các prôtêin sốc nhiệt và chứng minh rằng
chúng có khả năng liên kết với các protein khác và giữ chúng không bị biến 0,25
tính

2.
- Khi bị nhiễm chất độc này, cơ thể vẫn có cảm giác đau khi bị thương vì bộ
0,5
phận thần kinh làm nhiệm vụ tiếp nhận và dẫn truyền thông tin từ cơ quan
thụ cảm về trung ương thần kinh vẫn thực hiện được.
- Cơ thể mất khả năng cử động, di chuyển do các cơ vận động không tiếp
nhận được thông tin từ trung ương thần kinh.
6

0,5


9
(2 đ)

10
(2 đ)

1. Quả không hạt được hình thành:
* Trong tự nhiên :
- Không qua thụ tinh :
+ Ở hoa cái : cánh hoa, nhị hoa, vòi nhuỵ khô và rụng đi, bầu (với một số bộ
phận có liên quan) lớn lên thành quả như ở dứa, chuối. Do hàm lượng auxin
nội sinh trong hoa cao có khả năng khuếch tán trực tiếp vào bầu mà không
cần thụ tinh.
+ Một số loại quả không hạt xảy ra nhờ sự kích thích của các hạt phấn rơi
trên núm nhụy, nhưng sau đó không có quá trình thụ tinh xảy ra, chẳng hạn
như ở nho.
- Qua thụ tinh nhưng sau đó phôi không phát triển mà bị thui đi như ở nho,
đào, anh đào và có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp.

* Trong nhân tạo : Xử lý túi phôi chưa thụ tinh hoặc vào phôi đã thụ tinh ở
giai đoạn đầu bằng các chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh: auxin,
giberelin….
2.
a. Đúng. Vì chỉ ở TV có hoa mới xảy ra quá trình thụ tinh kép.
b. Sai. Vì hạt phấn chỉ tham gia vào quá trình thụ phấn, còn tinh tử tham gia
vào quá trình thụ tinh.
1. So sánh trinh sinh với các hình thức phân đôi, nảy chồi ở động vật.
- Giống nhau: Đều là các hình thức sinh sản vô tính, cơ thể mới được hình
thành không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
- Khác nhau:
+ Ở hình thức trinh sinh, có các giao tử đơn bội (tế bào trứng n) không qua
thụ tinh phát triển thành một cơ thể. Ở loài ong, ong đực là kết quả của trinh
sinh.
+ Ở các hình thức phân đôi và nảy chồi: Cơ thể mới hình thành từ tế bào 2n
hoặc cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
2. Những trở ngại liên quan đến sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi sinh vật xâm nhập.
Cách khắc phục:
+ Thụ tinh trong.
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.
7

0,25

0,25
0,25
0,25


0,5
0,5

0,5

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25


…………………….Hết……………………

8



×