Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thư viện câu hỏi lịch sử lớp 6 cả năm chuẩn 3 bài 9 > 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.53 KB, 10 trang )

Bài 9: Đời sống chủ yếu của người nguyên thủy
trên đất nước ta.

I. Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả
lời đúng: ( 3.0 điểm)

1. Sự tiến bộ trong đời sống vật chất của người
nguyên thủy thời Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long là:
A. Biết ghè đẽo công cụ, làm đồ gốm, chăn nuôi.
B. Biết mài nhẵn công cụ, biết trồng trọt, chăn
nuôi, làm đồ gốm.
C. Biết săn bắn, hái lượm, làm đồ gốm.
D. Biết ghè đẽo công cụ, biết trồng trọt, làm đồ
gốm.

2. Điểm mới trong đời sống tinh thần của
người nguyên thủy là:
A. Thích ca hát, nhảy múa, vui chơi.


B. Có tục chôn người chết cùng với công cụ sản
xuất.
C. Biết làm đồ trang sức, chôn người chêt, vẽ
tranh trên vách hang.
D. Thích làm đẹp bằng trang sức và vẽ tranh.

3. Người nguyên thủy thời Hòa Bình, Bắc Sơn,
Hạ Long cư trú ở:
A.Các hang động, mái đá, các túp lều lợp bằng
cỏ hoặc lá cây.


B. Trong các ngôi nhà sàn.
C. Trong các ngôi nhà thuyền.
D. Trong các hang động, mái đá và các ngôi nhà
sàn.

4. Công cụ sản xuất chủ yếu thời Sơn Vi là:
A. Công cụ bằng đá cuội được ghè đẽo làm rìu.
B. Công cụ bằng đá mài làm rìu, bôn, chày.
C. Công cụ bằng tre, gỗ, xương, sừng.


D. Cong cụ bằng đá mài và bằng tre, gỗ, xương,
sừng.

5. Điểm mới quan trọng trong đời sống xã hội
của người nguyên thủy là:
A. Sự ra đời của chế độ thị tộc mẫu hệ.
B. Số người sống chung với nhau tăng lên.
C. Những người có chung dòng máu sống chung
với nhau.
D. Cùng sống hòa hợp trên một vùng đất chung.

6. Việc công cụ lao động theo người chết có ý
nghĩa:
A. Phân biệt các ngôi mộ.
B. Giao công cụ sản xuất để họ tiếp tục lao động
ở thé giới bên kia.
C. Thể hiện sự thương tiếc người đã chết.
D. Quan niệm tín ngưỡng về một thế giới của
người chết: lúc sống cần gì, lúc chết cũng cần

như vậy.


II. Tự luận: ( 7.0 điểm)
1. Trình bày những điểm mới về đời sống tinh
thần của người nguyên thủy thời văn hóa Hòa
Bình- Bắc Sơn- Hạ Long?. ( 4 điểm )
2. Những điểm mới trong đời sống tinh thần của
Người nguyên thủy là gì ? ( 3 điểm )


Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế.

I. Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả
lời đúng: ( 2.0 điểm)

1. Những công cụ lao động mới của người
nguyên thủy trên đất nước ta được phát hiện
chủ yếu ở.
A. Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long, Bàu Tró.
B. Óc Eo ( Kiên Giang )
C. Đông Sơn ( Thanh Hóa). .
D. Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Lung Leng.


2. Kim loại đầu tiên được con người phát hiện
và sử dụng là:
A. Đồng.
B. Thiếc.

C. Sắt.
D. Nhôm.
3. Thuật luyện kim được phát minh ở nước ta
là thành tựu của:
A. Cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn.
B. Cư dân Hạ Long, Bàu Tró ( Quảng Bình).
C. Cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc.
D. Cư dân Lung Leng, Óc Eo.

4. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở:
A. Vùng đồi núi cao.
B. Đồng bằng ven sông,suối, ven biển, gò đồi
trung du.
C.Vùng gò đồi trung du.
D.Vùng thung lũng và cao nguyên.


II. Tự luận: ( 8.0 điểm)
1. Thuật luyện kim được phát minh như thế
nào? Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý
nghĩa gì?. ( 4 điểm )

2. Theo em , sự ra đời của nghề nông trồng lúa
nước có tầm quan trọng như thế nào ?
( 4 điểm )


Bài 11. Những chuyển biến về Xã hội.
I. Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả

lời đúng: ( 2.0 điểm)

1. Trong thị tộc, người đàn ông phải đảm nhận
những công việc:
A. Cày cuốc, chế tác công cụ, làm đồ trang sức,
săn bắn, đánh cá.
B. Làm đồ gốm, dệt vải, trồng rau, quả.
C. Chết tạo công cụ lao động, làm đồ trang sức,
chăn nuôi.


D. Không phải lao động, là người đứng đầu các
thị tộc, bộ lạc.

2. Sản xuất ngày càng phát triển ở thời
nguyên thủy đã dẫn đến sự thay đổi trong xã
hội là:
A. Công cụ lao động bằng kim loại thay thế công
cụ lao động bằng đá.
B. Sự phân biệt giàu nghèo, xã hội phân chia
thành giai cấp rõ rệt.
C. Các chiềng, chạ, bộ lạc ra đời, chế độ phụ hệ
thay thế dần chế độ mẫu hệ.
D. Thủ công nghiệp phát triển, tách khỏi sản
xuất nông nghiệp.

3. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ
công nghiệp là kết quả của:
A. Sự phát triển các loại công cụ lao động.
B. Công việc quá nhiều, đòi hỏi phải có sự

chuyên môn hóa trong lao động.


C. Số người làm nông nghiệp tăng lên, yêu cầu
phải phân công công việc rõ ràng.
D. Dân số tăng nhanh, đòi hỏi phát triển thủ công
nghiệp.

4. Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là:
A. Người Đông Sơn.
B. Người Lạc Việt.
C. Người Bắc Sơn.
D. Người Chăm.

II. Tự luận: ( 8.0 điểm)
1.Trình bày những chuyển biến chính về xã hội
nước ta cuối thời nguyên thủy? ( 4 điểm )

2. Những nét mới về tình hình kinh tế của cư dân
Lạc Việt ? ( 4 điểm )



×