Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thư viện câu hỏi lịch sử lớp 6 cả năm chuẩn 7 bài 22 > 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.54 KB, 15 trang )

Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí, nước Vạn Xuân ( 542-602)
( Tiếp theo)
I. Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng: (
3.0 điểm)
1. Sau khi thất bại, Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy
cuộc kháng chiến chống quân Lương cho:
A. Triệu Quang Phục.
B. Triệu Túc.
C.Lý Phật Tử.
D. Tinh Thiều.

2. Viên tướng chỉ huy quân Lương sang xâm lược Vạn
Xuân là:
A. Dương Phiêu.
B. Trần Bá Tiên.
C. Tiêu Tư.
D. Hàn Vũ.
1


3. Lý nam Đế mất năm:
A. 544
B. 546.
C. 547.
D. 548.

4. Những trận đánh lớn trong kháng chiến chống quân
Lương xâm lược do Lý Nam Đế lãnh đạo diễn ra tại:
A. Thành ven sông Tô Lịch, thành Gia Ninh, hồ Điển
Triệt.


B. Động Khuất Lão, hồ Điển Triệt, thành Long Biên.
C. Thành Tô Lịch, thành Gia Ninh, thành Long Biên.
D. . Thành ven sông Tô Lịch, hồ Điển Triệt , đầm Dạ
Trạch.

5. Vùng đất Triệu Quang Phục chọn làm căn cứ kháng
chiến và phát triển lực lượng là:
A. Động Khuất Lão ( Tam Nông, Phú Thọ).
2


B. Đầm Dạ Trạch ( Hưng Yên).
C. Gia Ninh ( Việt Trì, Phú Thọ).
D. Hồ Điển Triệt ( Lập Thạch, Vĩnh Phúc).

6. Nhà nước Vạn Xuân tồn tại từ:
A. Năm 542 đến năm 602.
B. Năm 544 đến năm 550.
C. Năm 544 đến 603.
D. Năm 550 đến năm 603.

II. Tự luận: ( 7.0 điểm)
1. Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương xâm lược
như thế nào ? ( 4 điểm )

2. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
quân Lương xâm lược ? ( 3 điểm )

3



Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VIIIX.

I. Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng: (
3.0 điểm)

1. Khi phát động cuộc khởi nghĩa, Mai Thúc Loan đã:
A. Xưng Hoàng đế

.

B. Xưng Vương.
C. Xưng đế.
D. Xưng Thiên tử

2. Nhà Đường thống trị nước ta đã thực hiện chính sách.
A. Đổi Giao Châu thành An Nam Đô hộ phủ, để người
Trung Quốc cai trị các châu, huyện; các hương xã do
người Việt tự cai quản.

4


B. Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ và người
Trung Quốc cai trị tới các châu, huyện, hương, xã.
C. Để người Trung Quốc cai trị ở cấp phủ, châu.
D. Cho phép người Việt có thể nắm quyền tới cấp phủ,
châu.


3. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ:
A. Năm 720, tại Ái Châu.
B. Năm 721, tại Minh Châu.
C. Năm 722, tại Hoan Châu.
D. Năm 723, tại Diễn Châu.

4. Căn cứ cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đặt tại:
A. Hát Môn ( Hà Tây).
B. Phú Điền ( Hậu Lộc, Thanh Hóa).
C. Dạ Trạch ( Hưng Yên) .
D. Sa Nam ( Nam Đàn, Nghệ An).

5


5. Khi phát động cuộc khởi nghĩa, Phùng Hưng xuất
thân từ:
A. Dân phu.
B. Quan lang.
C. Người lính.
D. Thợ thủ công.

6. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng tồn tại trong khoảng
thời gian :
A. Từ năm 775 đến năm 790.
B. Từ năm 776 đến năm 790.
C. Từ năm 776 đến năm 791.
D. Từ năm 776 đến năm 792.

II. Tự luận: ( 7.0 điểm)

1. Nhà Đường đã thay đổi chính sách cai trị đối với nước
ta như thế nào ? ( 3 điểm )

6


2. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà
Đường ? ( 4 điểm )

Bài 24 : Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
I. Trắc nghiệm :
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng: (
3.0 điểm)

1. Kinh đô của Cham-pa có tên là:
A. Hoàn vương.
B. Phan Rang
C. Mĩ Sơn ( Quảng Nam).
D. Sin-ha-pu-ra ( nay là Trà Kiệu, Quảng Nam).

2. Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của :
A. Bộ lạc Dừa ( tức người Chăm cổ).
B. Bộ lạc Cau.
C. Cư dân quận Nhật Nam.
7


D. Người Khơ-me.

3. Người lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập

và lập nên quốc gia Lâm Ấp là :
A. Thủ lĩnh của bộ lạc Dừa.
B. Khu Liên.
C. Thủ lĩnh của bộ lạc Cau.
D. Thủ lĩnh người Khơ-me.

4. Trong công tác thủy lợi, cư dân Cham-pa đã sáng
tạo ra:
A. Cách đắp đê quai vạc.
B. Xây hồ lớn để chứa nước.
C. Xe guồng nước.
D. Tát cả các ý trên đều đúng.

5. Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ :
A. Chữ Hán của người Trung Quốc.
8


B. Chữ Phạn của người Ấn Độ.
C. Chữ Pa-li của người Ấn Độ.
D. Chữ San-skit của người Ấn Độ.

6. Thành tựu nghệ thuật đặc sắc nhất của cư dân Cham-pa
là:
A. Các công trình kiến trúc đền, chùa.
B. Các bức tượng Phật.
C. Kiến trúc kinh đô được xây dựng đặc sắc.
D. Tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi.

II. Tự luận: ( 7.0 điểm)

1. Em hãy trình bày sự hình thành nhà nước Cham-pa? ( 4
điểm )

2. Tình hình văn hóa , kinh tế Chăm Pa từ thế kỉ thứ II đến thế
kỉ X ? ( 3 điểm )

9


Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc,
họ Dương.

I. Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng: (
3.0 điểm)

1. Cuối thế kỉ IX, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi
dậy trong hoàn cảnh nào?
A. Nhà Đường suy yếu.
B. Nhà Đường đang thịnh.
C. Nhà Đường bắt đầu khủng hoảng.
D. Nhà đường mới được thành lập.

2. Khúc Thừa Dụ là người:
A. Sống khoan hòa.
B. Hay thương người.
C. Được dân chúng mến phục.
10



D. Sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng
mến phục.

3. Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình, tự xưng là Tiết
độ sứ vào thời gian:
A. Cuối năm 904.
B. Đầu năm 905.
C. Giữa năm 905.
D. Cuối năm 905.

4. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ
sứ An Nam vào:
A. Cuối năm 905.
B. Đầu năm 906.
C. Giữa năm 906.
D. Cuối năm 906.

5. Năm 907, người được phong làm Tiết độ sứ thay Khúc
Thừa Dụ là:
11


A. Dương Đình Nghệ.
B. Khúc Thừa Mĩ.
C. Khúc Hạo.
D. Kiều Công Tiễn.

6. Dương Đình Nghệ là:
A. Tay sai của Lưu Nham.
B. Một tướng cũ của Khúc Thừa Dụ.

C. Một tướng cũ của Khúc Thừa Mĩ.
D. Một tướng cũ của Khúc Hạo.

II. Tự luận: ( 7.0 điểm)
Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán ( 930931) như thế nào?

12


Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
I. Trắc nghiệm :
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng: (
3.0 điểm)

1. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức vào
năm:
A. Năm 934.
B. Năm 935.
C. Năm 936.
D. Năm 937.

2. Ngô Quyền quê ở:
A. Phúc Thọ ( Hà Nội).
B. Chương Mĩ ( Hà Nội).
C. Xuân Mai ( Hà Nội).
D. Đường Lâm ( Hà Nội).

13



3. Ngô Quyền là :
A. Con rể của Dương Đình Nghệ.
B. Con trai của Dương Đình Nghệ.
C. Con nuôi của Dương Đình Nghệ.
D. Cháu của Dương Đình Nghệ.

4. Năm 938, vua Nam Hán đã :
A. Sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân sang
xâm lược nước ta.
B. Sai người sang nước ta cầu thân.
C. Sai người sang nước ta đặt quan hệ làm ăn, buôn bán.
D. Sai người sang nước ta mượn đường đánh Cham-pa.

5. Ngô Quyền dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta :
A. Theo đường Lạng Sơn.
B. Theo đường Cao Bằng.
C. Theo đường sông Bạch Đằng.
D. Theo đường Lào Cai.
14


6. Quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo
vào nước ta thời gian nào?
A. Đầu năm 938.
B.Giữa năm 938.
B. Cuối năm 938.
D. Đầu năm 939

II. Tự luận: ( 7 điểm)
1. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử chiến

thắng Bạch Đằng năm 938? ( 5 điểm )

2. Vì sao nhân dân ta lập đền thờ Ngô Quyền ? ( 2 điểm ) .

15



×