Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tiểu luận cao học Nghiên cứu tư liệu và các phương pháp thu thập tài liệu trong việc thực hiện chủ đề của tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.79 KB, 38 trang )

Mở Đầu
Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa
nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin có giá trị nhất, đó là
lượng thông tin chính xác nhất, trung thực nhất, tin cậy nhất, hấp dẫn
nhất, kịp thời nhất, có hiệu quả, hiệu ứng xã hội cao nhất. Đây chính là
các tiêu chí của cái hay trong một tác phẩm báo chí.
Mỗi người làm báo khi thể hiện tác phẩm phải đảm bảo tính trung thực đến
mức không ai có thể tìm ra bất cứ một sự giả dối nào. Tác phẩm báo chí
hàm chứa lượng thông tin về các sự kiện, các vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống một cách trọn vẹn, kịp thời, đảm bảo sự khách quan, trung thực, đúng
bản chất, mang lại lợi ích thiết thực cho công chúng. Cái hay của báo chí
không phải chỉ là hương, hoa, ý tưởng trầm sâu như cái hay của văn
chương, nghệ thuật, mà đó chính là sự tác động trực tiếp về nội dung tư
tưởng tạo ra sự lan toả thông tin mang lại hiệu qủa cao trong xã hội. Một
tác phẩm báo chí hay bao giờ cũng là một tác phẩm báo chí có nội dung tư
tưởng tốt và hình thức thể hiện tốt. Công chúng tiếp nhận tác phẩm báo chí
có nhu cầu thoả mãn sự hưởng thụ cái hay về nội dung tư tưởng và hình
thức thể
I. Các phương pháp nghiên cứu tư liệu, quan sát, phỏng vấn trong việc
thực hiện chủ đề tác phẩm báo chí.
1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
1.1.1 Khái niệm:
Nghiên cứu tư liệu còn là việc thu thập, phân tích, xem xét các thông tin
trong văn bản để rút ra những thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động
sáng tạo tác phẩm. Phương pháp nghiên cứu văn bản không chỉ đơn thuần
là việc sao chép, trích dẫn mà là một thao tác trí tuệ.Và còn có thể nghiên
cứu qua internet để tìm kiếm những thông tin minh đang cần.
1.1.2 Đặc điểm
1



Trong hoạt động thu thập tư liệu, nghiên cứu văn bản thường là cơ sở
đầu tiên để phóng viên tiến hành các phương pháp khác.
Thông tin rút ra từ tại liệu văn bản giấy trắng mực đen thường ít
thiên vị và có độ tin cậy cao.
Các loại văn bản quản lý hành chính nhà nước có tính chất chuẩn
mực (tương đối) vì đã được những cá nhân, hoặc tổ chức có thẩm quyền
phê duyệt. Các loại báo cáo, sơ kết, tổng kết…ít nhiều cũng được các cá
nhân, đơn vị, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra..
Thông tin rút ra từ sách báo có nhiều tác dụng trong việc đào sâu, mở
rộng thông tin, làm bài báo sâu sắc và thuyết phục bạn đọc hơn.
Các phóng viên cũng có thể khai thác thông tin trên internet, với công cụ
tìm kiếm tiện lợi, phóng viên cũng dễ dàng tìm được , một văn bản theo ý
muốn. Chúng ta cũng có thể thu thập thông tin qua internet, nó chính là
nguồn thông tin khổng lồ. Là nguồn thông tin cực kỳ phong phú, đa
dạng.Nó còn là phương tiện truyền thông hiện đại, nó là nguồn thông tin
tuyệt vời cho phóng viên.
1.2 Phương pháp quan sát
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm
*Quan sát: Là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào
các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp
xúc nghe nhìn.
*Đối tượng quan sát: có thể tổng hợp thành các dạng cơ bản như
quan sát quang cảnh, hiện trạng, quan sát con người, quan sát đồ vật…
1.2.2Cách quan sát để đạt hiệu quả cao
Không nên lạm dụng phương pháp quan sát, đưa vào tác phẩm của mình
những chi tiết thiếu chọn lọc, kém ý nghĩa sẽ chỉ làm bài viết thêm rườm
rà, loãng thông tin. Nên khi thực hiện phương pháp quan sát cần phải chú
ý:
2



*Quan sát tìm ra ý nghĩa
Quan sát không chỉ là mô tả lại những gì nhìn thấy mà phải đi liền
với sự phân tích, bình giá để tìm ra ý nghĩa, giá trị của chi tiết, sự kiện.
Trước một sự kiện, con người, quan sát của phóng viên bao giờ cũng
là quan sát có chủ đích. Phóng viên không chỉ sao chép sự kiện một cách
máy móc mà bằng thông tin tác động vào ý thức người đọc, góp phần vào
việc định hướng dư luận xã hội.
*Quan sát phải có suy luận, phán đoán
Năng lực quan sát của phóng viên thể hiện ở chỗ họ nhìn thấy những
cái mà người khác nhìn không thấy.
*Quan sát trong sự so sánh
Người phóng viên quan sát và cảm nhận trực tiếp ở thời điểm hiện
tại được so sánh, đối chiếu với những cái mà anh ta đã biết. Phóng viên có
thể so sánh những gì quan sát được ở sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện
tượng khác hoặc so sánh với bản thân chúng trong các thời điểm, hoàn
cảnh, giai đoạn khác nhau.
*Huy động các giác quan trong quan sát và thận trong khi kết luận
Quan sát phải có sự tập trung chú ý cao độ. Khi quan sát cần phải sự
dụng các giác quan để nhận biết các đặc điểm, tính chất rất đa dạng của các
sự vật hiện tượng.
1.3 Phương pháp phỏng vấn
1.3.1 Khái niệm
Phỏng vấn là cuộc giao tiếp, đối thoại có tính chất động, vì vậy khi
thực hiện cần linh hoạt, mềm dẻo. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện mà phóng
viên có thể thỏa thuận với người trả lời về hình thức giao tiếp, hoàn cảnh,
địa điểm giao tiếp…
1.3.2 Đặc điểm của phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn có thể thực hiện được nhanh, tiết kiệm thời
gian và công sức.

3


Bằng phương pháp phỏng vấn phóng viên có thể tái hiện được sự
kiện đã xảy ra hoặc xảy ra bất ngờ qua lời kể của các nhân chứng mà phóng
viên
không có điều kiện được chứng kiến, tham dự.
Thông tin thu thập được qua phương pháp phỏng vấn có tính chất
khách quan từ nguồn tin trực tiếp, đặc điểm này tạo độ tin cậy giá trị cho
thông tin.
Phương pháp phỏng vấn có thể làm phóng viên an tâm hơn với những
thông tin thu thập được vì những người trả lời phỏng vấn phải có trách
nhiệm với những gì mình phát ngôn.
II. Phân tích các thông tin chi tiết nổi bật từ các phương pháp thu
thập tài liệu trong việc thực hiện chủ đề của Tác phẩm báo chí.
Tác phẩm :
Xây mộ giữa biệt thự cùng người đang sống
trên vietnamnet ra ngày 16/06/2011
Một nữ Việt kiều Mỹ sau khi mất có di nguyện được đưa về an
táng ở quê nhà thuộc tỉnh Bến Tre và muốn được chôn cất trong chính
ngôi biệt thự rất đẹp mà chị đã bỏ tiền xây cất. Những người trong nhà
đã vượt qua nỗi sợ, làm huyệt mộngay giữa phòng khách.
Từ TP.HCM đi thẳng theo quốc lộ 1A khoảng 70km sẽ đến cầu Rạch
Miễu.Qua cây cầu dài đến 8331m - dài nhất vùng sông nước miền Tây này,
hỏi thăm ngôi biệt thự có chôn người chết bên trong, ai cũng biết.
Lạnh người với ngôi mộ giữa nhà
Theo hướng dẫn của người dân, ngôi mộ có một không hai này nằm ở
ấp Tân Thi An, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đi dọc
theo bờ sông Rạch Miễu, cách bến phà cũ chừng 500m, chúng tôi tìm đến
một căn biệt thự rất đẹp. Bước vào cổng chính của căn biệt thự, đập vào

mắt chúng tôi là một ngôi mộ khá lớn, gây cảm giác lạnh sau gáy.
4


Ngôi mộ giữa phòng khách
Ngôi mộ “đặc biệt” này nằm trong căn biệt thự cách bến phà Rạch
Miễu cũ chưa đầy 1 km. Từ ngoài cổng nhìn vào, ngôi mộthật sự “gây sốc’
cho những ai yếu tim. Ngôi mộ với hình thức đơn giản, xung quanh được
dán đá hoa cương màu vàng. Bên trên ngôi mộ là di ảnh phóng to của
người quá cố.Bốn bề ngôi mộ được ốp đá hoa cương màu vàng, phía trên
có ghi tên, tuổi người đã khuất.
Ngôi mộ khá đẹp được chôn cất trong một căn biệt thự rất đẹp, lại
nằm ở nơi phong cảnh hữu tình nên rất nhiều người hiếu kỳ đã ghé thăm.
Những người đang sinh sống trong nhà tiếp khách rất lịch sự.Chủnhà là anh
Trần Văn Tuấn đã mời chúng tôi vào nhà để tham quan.Anh Tuấn là em
ruột của người vắn số đang nằm trong mộ.
Theo anh Tuấn, chị của anh là Trần Thị Kim Liên, sinh năm
1960.Khoảng năm 1987, chị Liên lập gia đình.Cả hai vợ chồng chị sinh
sống bằng nghề chở cá thuê bằng ghe, cuộc sống khá vất vả nhưng hạnh
phúc.
5


Ở cái xóm nghèo mà hai vợ chồng chị Liên sinh sống, chị nổi tiếng là
người phụnữ chịu thương chịu khó, rất hay giúp đỡ mọi người. Cuộc sống
dù khá chật vật nhưng chị luôn lo lắng cho người thân, luôn chăm sóc cha
mẹ và anh em xong mới tới phần mình. Nhiều người ở gần nhà kể lại, chị
Liên là một tấm gương hiếu thảo mà trong xóm ai cũng quý mến.

Biệt thự có ngôi mộ, nhìn từ bên ngoài

Đến năm 1991 thì vợ chồng chị Liên đi Mỹ định cư.Cũng như nhiều
người Việt tại Mỹ, họ mở tiệm làm móng để kiếm tiền trang trãi cuộc
sống.Thời gian đầu, chị Liên chưa dư dả gì nhiều nhưng chị vẫn đều đặn
gửi tiền vềquê giúp đỡ gia đình.Ông bà đã dạy “Sống có đức mặc sức mà
ăn”, có lẽ vì vậy mà kinh tế gia đình chị liên tục đi lên.Chỉ vài năm định cư
tại Mỹ, vợ chồng chị đã mở thêm cửa hàng bán đồ trang trí nội thất, cuộc
sống ổn định.

6


Anh Tuấn xúc động: “Chị nói là từ

Nghị định số 35/2008/NĐCP

ngày

25/3/2008: nhỏ cuộc sống khó khăn nên có ước mơ là

Việc táng người chết phải được sau này sẽ cố gắng làm nhiều tiền để xây
thực hiện trong các nghĩa trang, một căn nhà lầu để ở. Bên Mỹ xây biệt
trường hợp táng trong các khuôn thựrất tốn kém nên chị nói sẽ để dành tiền
viên nhà thờ, nhà chùa, thánh gửi về Việt Nam xây, sau này về già chịsẽ
thất tôn giáo phải bảo đảm vệ về sinh sống. Đến khoảng năm 2006, căn
sinh môi trường và được sự chấp nhà mà chị Liên hằng ao ước được hoàn
thuận của chính quyền địa thành với tổng chi phí xây dựng khoảng
phương theo phân cấp của Ủy 1,7 tỷ đồng - hơn 100 cây vàng ở
ban nhân dân các tỉnh, thành phố thờiđiểm đó.
Lúc này, chị Liên về Việt Nam và


trực thuộc Trung ương (sau đây

gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp sinh sống cùng gia đình 3 tháng thì trở về
tỉnh).Việc táng phải phù hợp với Mỹ.Khi phát hiện mình bị ung thư phổi
tín ngưỡng, phong tục, tập quán giai đoạn cuối, chị Liên có di nguyện là
tốt, truyền thống văn hóa và nếp được chôn cất ở Việt Nam, trong chính
sống văn minh hiện đại. Diện căn nhà mà chị bỏ tiền ra xây cất để được
tích sử dụng đất cho mỗi mộ gần người thân. Đến năm 2007 thì chị
hung táng và chôn cất một lần mất.
tối đa không quá 5m2.

Trong ngôi biệt thự có một phòng nhỏ

cạnh phòng khách phía trước mà theo anh Tuấn nói là chị Liên định làm
chỗ để xe hơi, biết mình sắp chết chị Liên muốnđược chôn ở đó. Tuy nhiên,
sau đó chị Liên đổi ý và yêu cầu gia đình chôn mình ngay chính giữa nhà,
tức là tại phòng khách. Sau khi chị Liên mất, gia đình đã có gửi đơn lên
chính quyền địa phương xin được chôn chị trong nhà và được địa phương
đồng ý.
Thi thể chị Liên được chuyển từ Mỹ về và được quàn trong một chiếc
quan tài rấtđẹp. Đám tang được gia đình tổ chức chu đáo, hoành tráng. Việc

7


chị Liên được chôn ngay tại phòng khách ngôi biệt thự đã thu hút rất đông
người đến viếng cũng như đến “xem” đám tang.
Có mộ, nhà thêm… ấm cúng
Người nhà chị Liên kể lại, do thủ tục sân bay kéo dài, hơn 10 ngày sau
thì xác chị được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất trong một quan tài nhôm.

Trong thời gian này, gia đình đã cho tiến hành bóc lớp gạch men trong
phòng khách giữa nhà rồi xây huyệt mộ.
Do nền nhà cao hơn 1 mét, huyệt được đào sâu xuống khoảng 0,5 mét
nên khi đặt quan tài sẽ nằm ngang với nền nhà. Như vậy, có cảm giác
người đã khuất cũng đang tồn tại cùng với người đang sống.Quá trình xây
dựng được nhóm thợ chuyên nghiệp làm khá kỹ nên không gây ảnh hưởng
gì đến môi trường.Hơn nữa, quan tài nhôm của Mỹ đã trãi qua các quá trình
kiểm dịch rất nghiêm ngặt từ nước ngoài rồi mớiđược đưa vào Việt Nam
nên vấn đề vệ sinh hoàn toàn đảm bảo.
Bà Nhạn nói, cũng có ý kiến cho rằng chôn cất trong nhà sẽ không
đảm bảo về môi trường nhưng gia đình bà sống cùng mộ chị Liên suốt hai
năm nay chưa gặp vấn đềgì về sức khỏe.
Anh Trần Văn Tuấn nói: “Gia đình rất thương chị, hơn nữa căn nhà
này là do công sức của chị mà có nên ai cũng muốn chị được ở trong ngôi
nhà như chị vẫn đang còn sống”. Lúc cánh thợ hồ đào huyệt giữa nhà,
nhiều thành viên trong gia đình (bà Nhạn, người con trai thứ 3, vợ chồng
anh Tuấn và hai đứa con nhỏ) cũng hơi sợ nhưng “sống riết rồi cũng quen”.
Những người trong nhà chị Liên cho biết, do chị Liên khi còn sống rất yêu
thương gia đình nên khi chết nhất định sẽ phù hộ cho người nhà khỏe
mạnh, làm ăn phát đạt.
Theo lời anh Tuấn, căn phòng mà ngày xưa chị Liên sử dụng ở Việt
Nam các vật dụng vẫn được giữ nguyên trạng. Buổi trưa, anh Tuấn vẫn
thường vào phòng bắt quạt ngủ trưa bình thường.Hàng xóm mới đầu cũng

8


hơi ngại ngôi mộ giữa nhà, dần dần cũng quen nên xem là chuyện bình
thường.
Nhiều người trong xóm thậm chí còn thích thú khi ngồi tựa vào lớp đá

hoa cương mát lạnh ốp xung quanh ngôi mộ mà không hề có cảm giác sợ hãi.
Anh Trần Văn Hải, một người dân sống gần ngôi biệt thự nói: “Ban đầu tôi
cũng hơi dị ứng với cách làm này. Nhưng suy đi nghĩ lại, tôi thấy ai có
người thân bịmất sẽ hiểu được tâm lý của những người còn sống.Hồi cha
tôi mất năm 2010, anh em tôi đã thống nhất sau đó chôn cất ngay trước cửa
nhà tôi. An táng kiểu này mình có cảm giác người thân vẫn đang dõi theo
cuộc sống của mình. Nếu mai này mẹtôi có trăm tuổi già, có khi tôi sẽ áp
dụng kiểu chôn ngay trong nhà cũng nên. Mà nói gì thì nói, nếu xin phép
mà chính quyền địa phương không đồng ý thì cũngđành chịu”.
Chúng tôi hỏi, căn nhà có ngôi mộ chính giữa sau này sẽ giải quyết thế nào
nếu có tranh chấp. Các thành viên trong gia đình cho biết, hiện căn nhà do
anh Tuấnđứng tên. Căn nhà là di sản mà chị Liên để lại, mục đích là để ở
chứ không phải bán chác nên chuyện tranh chấp sẽ rất khó xảy ra. Các
thành viên sống trong ngôi nhà sẽ có trách nhiệm thờ cúng người đã khuất.
Ở xã Long An (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long
An), một Việt kiều họ Cao cũng bỏ ra hàng tỷ đồng
đầu tư xây dựng một khu biệt thư lấy tên Cao gia
trang. Một căn nhà đúc trong khối nhà này được
dành riêng cho mục đích chôn cất với 7 huyệt mộ
(kim tỉnh) được làm sẵn. Công an xã Long An cho
biết, gia đình ông Việt kiều này vẫn đang sinh sống
ở nước ngoài nên khu Cao gia trang kín cổng cao
tường phải thuê người canh giữ. Hiện 7 huyệt mộ
vẫn còn bỏ trống và chưa chôn cất ai. Ban đầu,
những người sống gần khu biệt thự Cao gia trang
thấy lúc nào khu nhà này cũng kín cổng cao tường,
9


nhìn qua khe cửa đập ngay vào mắt là 7 huyệt mộ

nằm lộ thiên trên mặt đất khiến ai cũng sợ. Thậm
chí, người ta còn đồn thổi có 3 cô gái đồng trinh
được chôn cất tại đây để làm “thần giữ của”. Tuy
nhiên, địa phương bác bỏ hoàn toàn thông tin này.
Hiện những người chủ của Cao gia trang thỉnh
thoảng vẫn về thăm nhà và thuê người chăm sóc
vườn tược nên cảnh lạnh lẽo xung quanh ngôi nhà
cũng không còn nữa.



Phân tích:
Đây là tác phẩm thuộc thể loại ghi nhanh. Ở tác phẩm này, tác giả đã
rất thành công khi sử dụng được cả 3 phương pháp đó là : phương pháp
quan sát. Phương pháp phỏng vấn và phương pháp khai thác tài liệu bằng
văn bản



Phương pháp quan sát thể hiện trong tác phẩm :
Thông qua một đoạn văn, tác giả đã làm hiện lên chân dung ngôi biệt
thự có ngôi mộ ở giữa nhà :”Theo hướng dẫn của người dân, ngôi mộ có
một không hai này nằm ở ấp Tân Thi An, xã Tân Thạch, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre. Đi dọc theo bờ sông Rạch Miễu, cách bến phà cũ
chừng 500m, chúng tôi tìm đến một căn biệt thự rất đẹp. Bước vào cổng
chính của căn biệt thự, đập vào mắt chúng tôi là một ngôi mộ khá lớn, gây
cảm giác lạnh sau gáy” . Tác giả quan sát rất kĩ, tỉ mỉ nhất khắc họa rõ nét
cho người đọc về ngôi mộ từ họa tiết, trang trí bên ngoài : “Ngôi mộ với
hình thức đơn giản, xung quanh được dán đá hoa cương màu vàng. Bên
trên ngôi mộ là di ảnh phóng to của người quá cố.Bốn bề ngôi mộ được ốp

đá hoa cương màu vàng, phía trên có ghi tên, tuổi người đã khuất.”
Điều đó cho thấy con mắt quan sát rất tinh nhanh của tác giả.
10




Phương pháp phỏng vấn:
Tác giả phỏng vấn Chủ nhà anh Trần Văn Tuấn và bà Nhạn là những
người thân của chị Liên để tạo sức thuyết phục cho bài viết với mục đích
khai thác thông tin phục vụ độc giả có cái nhìn chân thật nhất về chủ nhân
của ngôi mộ đặc biệt này .
Người phỏng vấn chủ yếu là anh Trần Văn Tuấn là em ruột của chị
Liên dựa vào những lời phỏng vấn đó tác giả dùng làm nền tảng cho bài
viết triển khai các ý hài hòa hơn bắt đầu từ cuộc đời của chị Liên: “Theo
anh Tuấn, chị của anh là Trần Thị Kim Liên, sinh năm 1960. Khoảng năm
1987, chị Liên lập gia đình.Cả hai vợ chồng chị sinh sống bằng nghề chở cá
thuê bằng ghe, cuộc sống khá vất vả nhưng hạnh phúc”. …. Đến khi xây
dựng ngôi biệt thự có ngôi mộ Anh Tuấn xúc động: “Chị nói là từ nhỏ
cuộc sống khó khăn nên có ước mơ là sau này sẽ cố gắng làm nhiều tiền để
xây một căn nhà lầu để ở. Bên Mỹ xây biệt thự rất tốn kém nên chị nói sẽ
để dành tiền gửi về Việt Nam xây, sau này về già chịsẽ về sinh sống. Đến
khoảng năm 2006, căn nhà mà chị Liên hằng ao ước được hoàn thành với
tổng chi phí xây dựng khoảng 1,7 tỷ đồng - hơn 100 cây vàng ở thờiđiểm
đó đến cuối cùng là lời người dân nói về ngôi biệt thự: Anh Trần Văn Hải,
một người dân sống gần ngôi biệt thự nói: “Ban đầu tôi cũng hơi dị ứng với
cách làm này. Nhưng suy đi nghĩ lại, tôi thấy ai có người thân bịmất sẽ hiểu
được tâm lý của những người còn sống.Hồi cha tôi mất năm 2010, anh em
tôi đã thống nhất sau đó chôn cất ngay trước cửa nhà tôi. An táng kiểu này
mình có cảm giác người thân vẫn đang dõi theo cuộc sống của mình. Nếu

mai này mẹtôi có trăm tuổi già, có khi tôi sẽ áp dụng kiểu chôn ngay trong
nhà cũng nên. Mà nói gì thì nói, nếu xin phép mà chính quyền địa phương
không đồng ý thì cũngđành chịu”.xây dựng kết cấu thế cũng là dụng ý của
tác giả trong triển khai đề tài bắt đầu từ câu chuyện đến kết thúc .Nhưng ở
đây tác giả thiếu phỏng vấn cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này như



chính quyền địa phương để làm rõ vấn đề
Phương pháp thu thập tài liệu :
11


Tác giả đã sử dụng tài liệu là Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày
25/3/2008 về việc mai táng người đã mất để nói rõ lên vấn đề nhà nước
có quy định rõ về mai táng người đã mất
(Theo Người đưa tin)
Tác phẩm :
Người đàn bà 'chạy án' và nỗi đau của những viên công tố
củavnexpress ra ngày14/2/2011
Đa số người dự khán là cán bộ kiểm sát nhưng trông ai cũng đầy
vẻ lo lắng. Chưa tròn năm trước, những người đứng trước vành móng
ngựa còn là đồng nghiệp của họ.
Phiên tòa một ngày giáp Tết thật đặc biệt. 3 trong 4 bị cáo bị đưa ra
xét xử trong vụ án tham nhũng là những người từng làm việc tại các cơ
quan tố tụng. Tất cả đều cúi đầu lầm lũi khi HĐXX bước vào phòng xử án.
Chỉ duy nhất người phụ nữ với dáng vẻ lam lũ, quê mùa là bất chợt run rẩy.

Khi phát hiện ống kính của phóng viên, các bị cáo đều giấu mặt.
Nhìn một lượt các bị cáo, đại diện VKS bắt đầu đọc cáo trạng. Đó

cũng là lúc đôi tay của Đinh Thị Ngọc Thúy (26 tuổi) xiết chặt vào nhau.
Giọng vị công tố oang oang nhưng dường như người phụ nữ ấy chẳng quan
tâm, ánh mắt van lơn cứ đảo quanh những người ngồi xét xử. Cáo buộc của
VKS không xa lạ, bởi Thúy đã thuộc lòng nó từ khi vụ “chạy án” của mình
kết thúc điều tra. Đó cũng là lúc người phụ nữ này phải đối diện với tội

12


danh “đưa hối lộ”, và những bị cáo đang cùng hầu tòa chính là những kiểm
sát, công an đã nhận tiền “lót tay” từ chị.
Là người đầu tiên được gọi lên thẩm vấn, Thúy lóng ngóng trình bày
trong làn nước mắt.5 năm trước, cô và Mạc Văn Tuấn xây dựng gia đình.
Đứa con đầu lòng chào đời ngay sau đó trong niềm hạnh phúc của đôi vợ
chồng trẻ. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, họ phát hiện cô con gái bé bỏng
của mình có “vấn đề” khi luôn bàng quan với tất cả những âm thanh xung
quanh. Đến khi nhận được kết luận từ bác sĩ, họ đau xót tột cùng vì núm
ruột của mình bị điếc bẩm sinh.Từ đó, Thúy dành toàn bộ thời gian chăm
sóc con.Mọi chi tiêu trong gia đình đều trông cậy vào đồng lương tài xế của
Tuấn, nhiều nhất vẫn là tiền chạy chữa cho con.

Thúy trình bày về hoàn cảnh và hành vi phạm tội trong làn nước mắt.
Ảnh: Vũ Mai.
Túng quá hóa liều. Quá trình vận chuyển cho một khách hàng của
công ty, Tuấn đã lấy trộm hơn 8 tấn sắt phế liệu, trị giá gần 80 triệu đồng.
Sự việc sau đó bại lộ, Tuấn tự nguyện chuộc một nửa số sắt đã trộm để trả
cho khách hàng nhưng vẫn bị họ tố cáo với công an quận Thủ Đức. Do vậy,
ngày 3/2/2010, Tuấn bị cơ quan này bắt khẩn cấp và gửi hồ sơ sang VKS
cùng cấp phê chuẩn.
13



Biết chuyện, Thúy gửi con cho người thân, tay xách nách mang vài
món đồ ăn đến trụ sở công an thăm chồng. Nhìn người đầu ấp tay gối bị
xích vào bàn làm việc, cô đau đớn nên khi được Nguyễn Tú Anh (28 tuổi,
cán bộ điều tra) gợi ý “có khả năng giúp chồng tại ngoại”, Thúy như người
chết đuối vớ được phao.
Số tiền 60 triệu đồng mà Tú Anh ra giá cô không biết đào đâu ra.
Nhưng cứ nghĩ đến cảnh hai mẹ con lây lất vì thiếu chồng và hình ảnh
xiềng xích của anh tại trụ sở công an, Thúy quyết vay mượn mọi nơi để đưa
trước một nửa cho viên công an. Do số tiền quá lớn, cô sợ nhỡ có gì xảy ra
nên nhờ người quen là Nguyễn Văn Tùy đi cùng để làm chứng. Cô cũng đề
nghị Tú Anh phải viết giấy biên nhận việc “chạy án” này mà không biết sự
việc đã được anh Tùy báo với cơ quan điều tra.

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Vũ Mai.
Cuộc “mua bán” vừa xong, Thúy bị mời lên Bộ công an và cô đã khai
toàn bộ sự việc và phối hợp với cơ quan điều tra để toàn bộ đường dây
“chạy án” của Tú Anh sa lưới pháp luật. Theo đó, ngoài viên công an này,
Nguyễn Văn Thủy (54 tuổi), Nguyễn Đình Phú (35 tuổi) là hai kiểm sát
quận Thủ Đức liên quan đến việc “chạy tại ngoại” cho chồng Thúy cũng
vướng vào vòng lao lý.
“Chỉ vì hoàn cảnh lúc đó quá bức bách, quá thương chồng con nên tôi
mới làm điều sai trái. Xin tòa xem xét mà giảm án cho tôi”, Thúy nghẹn
giọng.

14


Hồ sơ vụ án thể hiện hành vi phạm tội của các bị cáo chỉ diễn ra và kết

thúc trong vỏn vẹn vài ngày. Thế nhưng, ngay trong thời điểm vụ án được
khám phá đã gây sửng sốt cho biết bao người, nhất là khi thông tin về giấy
nhận tiền do Nguyễn Tú Anh viết được tiết lộ. Không ai có thể ngờ một cán
bộ công an lại có thể viết bản “hợp đồng chạy án” rõ ràng và ngang nhiên
xem thường pháp luật đến như vậy.
“Bị cáo đã bao nhiêu lần viết biên nhận kiểu này? Bị cáo đi nhận hối
lộ mà làm biên nhận như một hợp đồng dân sự vậy sao?”, vị chủ tọa
nghiêm giọng hỏi.

Việc nhận hối lộ và thản nhiên viết lại "hợp đồng" của kiểm sát viên
khiến nhiều người sửng sốt. Ảnh: Vũ Mai.
“Do bị cáo thấy Thúy năn nỉ, khóc lóc nhiều quá nên muốn giúp thôi.
Anh Phú không ủy quyền nhưng do bị cáo ‘làm’ cho anh ấy nên mới ghi
vào như thế”, Tú Anh cố chống chế.
15


Dưới khán phòng nhiều người buông tiếng thở dài còn hai “cựu” kiểm
sát cúi đầu thấp hơn. Cùng lúc, cái dáng nhỏ thó của Nguyễn Đình Phú như
muốn chúi nhủi về phía trước. Cơ quan điều tra kết luận, trong vụ án này,
Phú đã nhận Mạc Văn Tuấn là “bà con” rồi nhờ Thủy đề xuất không bắt
khẩn cấp. Được “đàn anh” chấp nhận, Phú ung dung nhận tiền từ Tú Anh
và “đền ơn” Thủy 5 triệu đồng.
Qua vụ tiêu cực này, lãnh đạo VKSND TP HCM từng khẳng định với
VnExpress.net, đây chính là “nỗi đau” của ngành kiểm sát nói chung và
VKSND TP HCM nói riêng. Bởi trong nhiều năm qua, Viện đã luôn cố
gắng xây dựng một cơ quan trong sạch, vững mạnh, tích cực giáo dục bản
lĩnh, trau dồi nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ ngành.
Thế mà, đứng trước vành móng ngựa hôm ấy, cả hai bị cáo với nhiều
năm kinh nghiệm trong công tác truy tố, lại vận dụng toàn bộ khả năng

hiểu luật để né tội cho mình.Nhưng cuối cùng, với những chứng cứ không
thể chối cãi, Phú và Thủy đã nhận trách nhiệm.
“Chỉ vì quá tin tưởng vào anh em, tôi đã mất cảnh giác.Chỉ vì 5 triệu
mà tôi bị khai trừ, bị thôi việc. Trước khi dứt lời, xin cho bị cáo gửi lời xin
lỗi đến lãnh đạo VKSND TP HCM, xin lỗi các anh em đồng nghiệp đã vì bị
cáo mà ảnh hưởng đến toàn ngành…”, lần đầu tiên giọng ông Thủy nghẹn
lại.
Sau 5 giờ xét xử, cuối cùng Tú Anh phải nhận 8 năm tù, Phú lãnh 5
năm cùng về tội “làm môi giới hối lộ”; Nguyễn Văn Thủy nhận 2 năm về
hành vi “nhận hối lộ”. Riêng Thúy bị 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về
tội “đưa hối lộ”.
Phiên tòa kết thúc, Thúy chỉ kịp nói lời cảm ơn với vị luật sư rồi hấp
tấp bước nhanh để kịp về lo bữa cơm cho đứa con tội nghiệp. Bên hiên
phòng xử, nhiều ánh mắt đàn ông rưng rưng trong cái xiết tay chia sẻ với
người đồng nghiệp cũ.
Vũ Mai
16




Phân tích:
Tác phẩm là thể loại kí sự,kí họa lại quá trình xét xử một vụ án
nghiêm trọng tại tòa .Tác giả trong bài đã sử dụng hai phương pháp quan



sát và thu thập tài liệu
Phương pháp quan sát:
Bài viết chính là sự trải nghiệm của tác giả tại phiên tòa hóa thân

thành nhân chứng cho sự kiện ngay ở đầu tác phẩm bằng sự quan sát bao
quát toàn bộ phiên tòa dưới con mắt của tác giả được thể hiện ngay trên
sapo: “Đa số người dự khán là cán bộ kiểm sát nhưng trông ai cũng đầy vẻ
lo lắng” quá trình quan sát được thực hiện trong suốt quá trình xét xử từ
hình dáng đến thái độ, cảm xúc của bị cáo đều được gột tả qua các chi tiết :
“Tất cả đều cúi đầu lầm lũi khi HĐXX bước vào phòng xử án. Chỉ duy nhất
người phụ nữ với dáng vẻ lam lũ, quê mùa là bất chợt run rẩy.” “Đó cũng
là lúc đôi tay của Đinh Thị Ngọc Thúy (26 tuổi) xiết chặt vào nhau. Giọng
vị công tố oang oang nhưng dường như người phụ nữ ấy chẳng quan tâm,
ánh mắt van lơn cứ đảo quanh những người ngồi xét xử”. “Thúy lóng
ngóng trình bày trong làn nước mắt” …. Cho đến người dân xem vụ xét xử
qua tiếng thở dài : “Dưới khán phòng nhiều người buông tiếng thở dài còn
hai “cựu” kiểm sát cúi đầu thấp hơn” .Phương pháp quan sát tác giả sử
dụng nhiều trong suốt quá trình tác phẩm để khắc họa lên phiên tòa xét xử
bị cáo.Thêm nữa là bài báo chỉ dừng lại ở việc quan sát của cá nhân mà
chưa hề đưa ra những ý kiến, phân tích hay bình luận gì về ý nghĩa, giá trị



của chi tiết, sự kiện mà tác giả muốn gửi thông điệp đến công chúng.
Phương pháp khai thác tài liệu trong tác phẩm :
Tài liệu mà tác giả khai thác ở đây là hợp đồng nhận hối lộ có chữ kí
của người tham dự khi đưa văn bản này lên dự ý của tác giả là tạo cho độc
giả có thể hiểu rõ vấn đề và tin tưởng vào câu chuyện có giấy tờ ghi nợ rõ
ràng chứ kĩ của các bên
Tác phẩm :
Gặp chàng trai sợ… giàu
17



trên tiên phong online ra ngày 08/06/2011
“Nhưng rồi một ngày, con nhận ra rằng, mình cũng sợ cả chữ
“giàu” nữa. Giàu là con sẽ được ăn no mặc đẹp, con được vui chơi,
được cười, được nói…”. Đó là những dòng chỉa sẻ trong “Bức thư gửi
người lớn” của Trần Vương Cường, lớp 11 Tin trường THPT Sơn Tây
(Sơn Tây, Hà Nội).

Khác với những hình dung của tôi về tác giả khi đọc những dòng
trong “Bức thư gửi người lớn” giành giải nhất cuộc thi viết về quyền trẻ
em: ít nhiều chất chứa nét u buồn, đa cảm, Trần Vương Cường để lại ấn
tượng khoáng đạt, gần gũi trong lòng người tiếp xúc. Một gương mặt điển
trai, đôi mắt đen và sáng, nụ cười tươi, nước da trắng và cách nói chuyện
mộc mạc.
Có lẽ, Cường phải có tâm hồn phong phú, con mắt chịu khó quan sát
mới rung động, suy nghĩ trước những hình ảnh giàu nghèo trong cuộc sống
hằng ngày sâu sắc đến thế.
Trong không gian yên tĩnh dưới hàng cây xanh mát của Đại sứ quán
Thụy Điển (số 2 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội), tôi ngồi với Cường khi cảm
18


xúc bất ngờ, hạnh phúc đoạt giải nhất cuộc thi vẫn đang còn hoan hỉ trong
cậu. Cậu học trò đất Sơn Tây chia sẻ về nỗi ám ảnh của chữ “nghèo giàu”…
Chữ “nghèo” chẳng hiện đâu xa mà nó nặng nề trong cậu với hình ảnh
những đứa trẻ mòn mình giữa ngổn ngang hàng tấn rác hôi hám, nặng mùi
để kiếm tìm chút phế liệu. Không ít lần, Cường tự hỏi, nếu nghèo mình
cũng như những bạn nhỏ kia sao? “Nghèo” hiện lên trong ánh mắt coi
thường của người giàu. “Nghèo” trong cách “cho” gượng gạo, khó chịu của
người có tiền hơn…
Một khoảng cách giàu - nghèo “độc ác” cứ vô tình đập vào mắt, đã

khiến cậu phải thốt lên trong thư viết gửi người lớn: “Đã từ lâu rồi, con
muốn nói với mọi người rằng, con sợ hai chữ “giàu” và “nghèo” lắm”.
Cậu ám ảnh cảnh một người mẹ ngăn con mình nhường cậu bé nghèo
que kem đang ăn dở. Những trái khoáy, ngóc ngách mảng tối của cuộc
sống được tích lũy trong cậu học trò ấy cứ đi vào bài dự thi giới hạn trong
1000 chữ, viết về quyền trẻ em có chủ đề “Nếu em có quyền được thay đổi
hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích
tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam?”.
Vương Cường cho hay: ý tưởng bài viết đã lóe lên ngay sau buổi phát
động cuộc thi tại trường THPT Sơn Tây mà ngài Đại sứ quán Thụy Điển đại diện đơn vị tổ chức - cũng có mặt. Nhưng, sợ bài viết nông và muốn
đem tới một nét riêng, tránh trùng lặp, Cường chịu khó tham khảo các bài
viết trên mạng. Bài viết của Cường gửi tới ban tổ chức khi cuộc thi sắp hết
thời hạn.
Thông qua bài viết của mình, Cường muốn nói với những người lớn
rằng, trẻ em chỉ thực sự hạnh phúc khi có sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ
của mọi người. Đừng để hai chữ giàu – nghèo gắn sau hai từ "trẻ em"…
“Những đứa trẻ dù nghèo thì cũng là trẻ em.Chúng được sinh ra trên
đời, cũng cần được nâng niu, cần được chăm sóc.Chúng cũng cần tình
19


thương, cần sự quan tâm.Chúng cũng sẽ giỏi lắm nều như được đến
trường.Chúng cũng sẽ đẹp lắm nếu được ăn no, mặc ấm.Chúng sẽ chẳng
khác gì con nếu như được sinh ra có bố, có mẹ, có tình yêu” – Cường viết.

Nhiều suy nghĩ, ý tưởng được Vương Cường thể hiện tttrong bức thư
của mình
Cường cũng muốn nói với các bạn nhỏ rằng, hãy mạnh dạn, tự tin để
chia sẻ điều mình muốn nói với người lớn, người thân trong gia đình… Bên
cạnh đó, người lớn hãy lắng nghe trẻ em bằng cả trái tim hơn nữa…

Cậu học trò lớp 11 này băn khoăn, tại sao không tổ chức một khóa học
cho các ông bố bà mẹ “làm sao để lắng nghe con trẻ nói gì?”.Và ý tưởng
này được ngài Đại sứ Thụy Điển đánh giá cao.
Cùng với những bạn nhỏ khác, Vương Cường tạm biệt cuộc thi và rời
Đại sứ quán Thụy Điển với nụ cười tươi không chỉ vì được nhận giải, mà
còn bởi nhiều điều hơn thế…
20


Đó còn có thể là niềm tin vào lời phát biểu của đại diện các cơ quan
chức năng, tổ chức xã hội rằng, sẽ có nhiều cơ hội để các em nói lên suy
nghĩ và nhìn nhận tương lai của mình.
Đó còn là niềm hy vọng vào tuyên bố của bà Lotta Sylwander Trưởng đại diện của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF): Đã đến lúc
UNICEF không chỉ đơn thuần nói về trẻ em nữa, mà phải để cả trẻ em nói
về trẻ em. Nhân dịp này, chúng tôi cũng tuyên bố quyết định vào cuối năm
nay, UNICEF sẽ tổ chức tuyển chọn một bạn học sinh làm Đại sứ trẻ em…
Mai Xuân Tùng




Phân tích :
Trong tác phẩm tác giả sử dụng 3 phương pháp phỏng vấn, thu thập
tư liệu, và quan sát
Phương pháp quan sát :
Tác giả quan sát để khắc họa lại hình ảnh mà tác giả cho là u sầu đa
cảm: “Trần Vương Cường để lại ấn tượng khoáng đạt, gần gũi trong lòng
người tiếp xúc. Một gương mặt điển trai, đôi mắt đen và sáng, nụ cười tươi,
nước da trắng và cách nói chuyện mộc mạc”,quan sát từ tổng thể đến cụ thể
từng chi tiết của chàng trai “sợ giàu”. Tổng thể bao gồm ấn tượng, thoáng

đạt , gần gũi .Cụ thể gương mặt điển trai , mắt đen, nụ cười tươi, da trắng .
Dù tác giả chỉ sử dụng phương pháp quan sát rất ít nhưng nó đủ để khắc



họa nên con người với lá thư gửi người lớn.
Phương pháp khai thác tài liệu trong tác phẩm :
Tài liệu được khai thác ở đây chính là bức thư gửi người lớn tác giả
chỉ đưa một phần nhỏ của bức thư vào tác phẩm nhằm dẫn chứng cho bài
viết tạo sức thuyết phục người đọc về chàng trai với bức thư nổi tiếng, bao
gồm nhiều ý nghĩa nó chính là thông điệp gửi đến người đọc mà Cường



muốn truyền tải
Phương pháp phỏng vấn :
Bài viết phỏng vấn hai người đó là Cường và bà Lotta Sylwander Trưởng đại diện của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc. Để làm rõ vấn đề tác
giả chỉ chọn 2 nhân vật để phỏng vấn nhưng nhận vật để triển khai ý vấn là
21


cường xoay quay những lời phỏng vấn để dẫn dắt từ ý tưởng của Cường : “
Vương Cường cho hay: ý tưởng bài viết đã lóe lên ngay sau buổi phát động
cuộc thi tại trường THPT Sơn Tây mà ngài Đại sứ quán Thụy Điển - đại
diện đơn vị tổ chức - cũng có mặt. Nhưng, sợ bài viết nông và muốn đem
tới một nét riêng, tránh trùng lặp, Cường chịu khó tham khảo các bài viết
trên mạng. Bài viết của Cường gửi tới ban tổ chức khi cuộc thi sắp hết thời
hạn” cho đến băn khoan của Cường: “ tại sao không tổ chức một khóa học
cho các ông bố bà mẹ “làm sao để lắng nghe con trẻ nói gì” . Để giải quyết
vấn đề đặt ra tác giả đã lựa chọn bà Lotta Sylwander phỏng vấn đề tháo

nút thắt cho bài viết : “Đã đến lúc UNICEF không chỉ đơn thuần nói về trẻ
em nữa, mà phải để cả trẻ em nói về trẻ em. Nhân dịp này, chúng tôi cũng
tuyên bố quyết định vào cuối năm nay, UNICEF sẽ tổ chức tuyển chọn một
bạn học sinh làm Đại sứ trẻ em…”

Tác phẩm:
“Bản nghiện” giữa đại ngàn
trên báo Dân Trí ra ngày 16/06/2011
Bản Chà Lúm, xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An)
quanh năm mây phủ - nơi có những cánh rừng đại ngàn vắng dấu
chân người. Ít ai dám tin rằng tại chốn sơn lâm âm u này, Chà Lúm là
“bản nghiện”.Ma tuý đã làm cho bản làng khánh kiệt, điêu tàn.
Nỗi buồn “bản nghiện”
Đường vào Chà Lúm đầy gian nan hiểm trở, chỉ toàn dốc cao vực
thẳm, đến UBND xã Yên Tĩnh, trời vừa đứng bóng. Cán bộ xã nói: “Từ
đây vào Chà Lúm còn mất gần buổi đường nữa”.
Con đường dẫn vào bản nhỏ hẹp, xuyên qua những cánh rừng nguyên
sinh rậm rạp, mây mù dày đến nỗi đất trời như lẫn vào nhau. Tay xe ôm kể:

22


Vào Chà Lúm “lạnh gáy” bởi bọn chích hút thường ẩn nấp ven đường. Để
có tiền chích choác, chúng có thể làm mọi điều ác.

Bản Chà Lúm hầu hết là những ngôi nhà kê tạm bợ
Nhìn từ xa đã thấy bản Chà Lúm nép mình bên thung lũng rợp bóng
dừa, là những ngôi nhà kê, nhà lá tạm bợ, xiêu vẹo.Bản làng nhếch
nhác.Những đứa trẻ gầy đen đang nô đùa, những phụ nữ Thái nước da xanh
xao đang ngồi bên bậu cửa cặp mắt đờ đẫn nhìn mà như chẳng nhìn ai.

Anh Lương Văn Đồng, Phó bản Chà Lúm, thở dài nói giọng đượm
buồn: “Ngày ấy cách đây chưa lâu lắm, Chà Lúm trù phú thanh bình, thóc
nhà ai cũng đầy bồ to, bồ nhỏ, trâu bò đầy gầm sàn, con người hiền lành
chăm chỉ với ruộng nương. Thế mà Chà Lúm bỗng trở thành bản nghiện
lúc nào không hay, con trai bản như cây lim, cây sến bỗng chốc bị con “ma
trắng” biến thành thân tàn ma dại”.
Chúng tôi đén Chà Lúm chỉ cách mấy ngày tổ Công an phòng chống
ma tuý huyện Tương Dương vừa mật phục truy bắt các đối tượng xách ma
tuý. Thiếu uý Nguyễn Thành Sơn, Công an huyện Tương Dương cho hay:
“Chà Lúm là địa bàn khá phức tạp, địa thế hiểm trở, các đối tượng xách ma
tuý thường từ xã Lưỡng Minh qua đây và từ huyện Quế Phong sang, anh
23


em đã phục kích bắt được một số vụ nhưng không vì thế mà giảm nạn xách
thuê ma tuý. Thủ đoạn của bọn trùm ma tuý là dùng tiền phỉnh nịnh người
dân, sau đó cho chích hút “thuốc trắng” gây nghiện, để có tiền mua thuốc là
phải xách thuê cho bon chúng”. Đêm ở Chà Lúm thật hoang vắng, cả bản
tắt đèn đi ngủ sớm vì sợ con nghiện.Chúng như những hồn ma, nằm queo
quắp bên vệ đường, phèo bọt mép khi chưa có thuốc.
Phó bản Đồng nói: “Chà Lúm có 195 hộ dân thì đã có trên 100 con
nghiện. Nhưng theo tôi nghĩ con số đó còn nhiều hơn vì còn nhiều gia đình
vẫn giấu con nghiện”. Có thể nói , nơi nào có cơn lốc ma tuý đi qua, là để
lại phía sau đó những thảm cảnh đau lòng. Nhiều gia đình tan gia bại sản,
con xa cha, vợ xa chồng, nhiều người nghiện bị sốc thuốc chết hoặc nhiễm
HIV. Trường hợp thương tâm như gia đình Lô Văn Khoán có tới 5 con trai
gái. Để có tiền chích hút, mọi của cải trong nhà đều “đội nón” ra đi, đến nỗi
còn căn nhà sàn để nương thân cũng bán nốt để “nướng” vào khói trắng. Lô
Văn Khoán và vợ con phải dựng căn lều nát bên bờ suối ở tạm. Men theo
bìa rừng, tôi đã tìm được nhà Khoán. Anh ta đang nằm còng queo như con

tôm, thân thể chỉ còn da bọc xương đôi mắt nhắm nghiền như kẻ đã chết.
Bên cạnh có 3 đứa con nhỏ đang nằm sát đó gào khóc.

24


Anh Lô Văn Khoán đang đói “thuốc trắng” nằm quắt queo bên những
đứa con gầy xanh xao
Khánh kiệt vì ma tuý
Hoàn cảnh gia đình Khoán thương lắm, hầu như ngày nào cũng có
người dân bản vào cho gạo để ăn, nhưng bây giờ nó nghiện nặng quá rồi,
nếu không nhận được những tấm lòng nhân ái của dân bản, mà dừng cho
gạo thì cả nhà Khoán chết đói. Vợ Khoán hàng ngày như thân cò thân vạc,
lặn lội vào rừng sâu để đào khoai mài về nuôi con nhỏ. Chồng nghiện, nhìn
mấy đứa con càng thương, đứa nhỏ nhất 4 tuổi xanh xao vàng vọt, áo quần
rách rưới, hai đứa lớn hơn thì cả ngày vào khe kiếm cá. Chỉ cách đây vài
năm, nghe nói gia cảnh nhà Khoán cũng khá lắm, Khoán to cao khoẻ mạnh,
rắn chắc như cây gỗ trong rừng, bọn chích choác bàn với nhau là “Muốn hạ
thằng Khoán thì chẳng cần phải giáo mác, cung tên như bắn con hoẵng, mà
chỉ cần cho nó hít khói trắng là được ...”.

Căn lều nát của Lô Văn Khoán ở bản Chà Lúm
Thế rồi Khoán bị “bắn hạ” sức tàn lực kiệt, Khoán nói phều phào:
“Em cũng thương vợ con lắm, muốn cai nhưng sợ nghị lực không đủ lớn để
khuất phục con ma trắng này...”. Phía bên kia là nhà của Pay Văn Thuận
25


×