Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GIÁO TRÌNH MÔN VẬT LIỆU MAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.63 KB, 11 trang )

Chương I: CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI XƠ DỆT
I) Cấu trúc của các loại xơ dệt.
1. Xơ Bông
a. Q trình hình thành của xơ Bơng.
- Bơng lấy từ xơ bông.
- Các vùng trồng bông chủ yếu: Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Mêxico, Brazin, Việt Nam
- Xơ bông là một tế bào đơn có một đầu đóng kín đầu kia được mở ra khi tách ra khỏi hạt.
Xơ bông được mọc từ hạt của quả bơng
- Q trình phát triển của xơ bông được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Xơ phát triển theo chiều dài, thành xơ bơng mỏng, hàm lượng
xenluloo ít, từ 40-45%, rãnh xơ rộng chứa nguyên sinh chất. Mặt cắt ngang của xơ bơng ở
giai đoạn này có hình bầu dục.
+ Giai đoạn 2: Xơ bông phát triển theo chiều ngang (theo chiều dày của thành xơ )
thành xơ lúc này được dày lên nhờ hàm lượng xenlulo tiếp tục được bồi đắp từ 90- 95%,
nguyên sinh chất dần mất đi, rãnh hóa rỗng. Mặt cắt ngang ở giai đoạn này có hình trịn.
- Đối với nganh dệt may xơ bơng được sử dụng có 2 dạng:
+ Xơ bơng trung bình: Có chiều dài từ 25-35 mm, chi số (Nm = 4500-6000)
+ Xơ bơng mảnh có chiều dài 35- 45mm, chi số Nm > 6000
- Sau khi bông chin người ta thu hoạch sau khi bơng chín người ta chế biến qua các công
đoạn: lọc tạp chất, đánh tơi, ép thành kiện.
b. Cấu trúc của xơ Bơng.
-Cơng thức cấu tạo hóa học (C6H10O5)n → [C6H7(OH)3O2]n
- Xơ bơng có cấu trúc xốp, vì vậy mà sản phẩm bằng xơ bơng có tính thống khí và hút ẩm
rất tốt.
- Xơ bông được cấu tạo từ nhiều lớp phân tử đồng tâm như 1 hình trụ có nhiều lớp. Căn cứ
vào cách sắp xếp các phân tử Xenlulơ trong xơ bơng, người ta chia nó theo mặt cắt ngang ra
làm 2 phần: Thành bậc nhất (lớp sơ cấp) và thành bậc 2 ( lớp thứ cấp).
* Thành bậc nhất.
+ Thành bậc nhất hay còn gọi là lớp sơ cấp, là lớp vỏ ngoài bao quanh xơ, nó khá
mỏng.
+ Thành bậc nhất có chiều dày khoảng 0-1μm.


+ Nhiệm vụ: Bảo vệ cho xơ bơng.
+ Nó bao gồm: Những chất sáp, chất dầu, chất keo và 1 số chất khác chưa xác định
được như: Nitơ, Cacsbon…
+ Mạch Xenlulô ở lớp này có hàm lượng rất ít, nằm lộn xộn khơng theo 1 hướng cố
định, thậm trí cịn nằm vng góc với cả trục xơ.
* Thành bậc 2.
+ Thành bậc 2 còn gọi là lớp thứ cấp, gồm: Lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong.
+ Lớp ngoài: Rất mỏng gồm các thớ Xenlulô đan chéo nhau, nằm tiếp giáp với thành
bậc nhất và có chứa 1 ít Pectin.
+ Lớp giữa: Tiếp giáp với lớp ngoài, tạo thành thành phần chính của xơ nên dày nhất
và hàm lượng Xenlulơ chủ yếu tập trung ở lớp này. Hàm lượng Xenlulô được tạo bởi các
thớ xơ xếp liền nhau theo đường xoắn ốc ngược với lớp ngồi. Mạch Xenlulơ tương đối ổn
1


định và định hướng tạo thành thớ xơ. Mỗi lớp thể hiện 1 lần sinh trưởng (1 lần bồi đắp
Xenlulô), lượng Xenlulơ sẽ dày dần vào phía bên trong và tương đối song song với trục xơ.
+ Lớp trong có cấu tạo gần giống như lớp ngoài, nằm tiếp xúc với rãnh trong của lõi
xơ. Ở lớp này các thớ xơ nằm sít nhau và có rãnh trung tâm. Rãnh trung tâm là rãnh trong
cùng của xơ bơng, có đặc điểm: Khi cịn non thì rãnh trung tâm chứa chất ngun sinh để
ni dưỡng xơ bơng, khi xơ bơng chín thì rãnh hóa rỗng.
2. Xơ Len.
a. Đặc trưng cấu tạo của xơ len.
- Cơng thức cấu tạo hóa học: NH2-CH-COOH

R
- Cấu tạo:
Len lông cừu được cấu tạo từ nhiều tế bào, gồm 3 lớp: Lớp vẩy (lớp vỏ); lớp lõi và ống
giữa.
* Lớp vẩy:

Là lớp nằm ngoài cùng của thân xơ, có 1 lớp màng bao phủ bên ngồi làm nhiệm vụ che
chở cho các lớp bên trong của xơ để tránh các tác nhân bên ngoài. Vẩy là các tế bào sừng,
nằm trên bề mặt của xơ theo 1 chiều từ gốc tới ngọn của xơ, chúng nằm xếp gối lên nhau,
hợp khít như mái ngói.
* Lớp lõi:
Là lớp nằm tiếp giáp ngay sau lớp vẩy, là thành phần chính của len. Nó được cấu tạo từ
những tế bào hình ống. Mỗi tế bào hình ống được cấu tạo từ các thớ người ta gọi là thớ vi
lượng. Mỗi 1 thớ vi lượng được cấu tạo từ các thớ nguyên sinh.
Ở lớp lõi có các hạt Pigment mang sắc tố, nằm xen kẽ trong các thớ xơ. 1 thớ vi lượng có 11
thớ nguyên sinh: 2 thớ nguyên sinh nằm bên trong lõi, 9 thớ nguyên sinh nằm bao quanh 2
thớ nguyên sinh đó.
* Ống giữa:
Chỉ xuất hiện ở len thơ và len nửa thơ.
vẽ hình minh ho
II) Tính chất của các loại xơ dệt
1.Tính chất của xơ bơng.
Tính chất hình học:
Nhìn theo chiều dọc của xơ, khi cịn ở trên hạt nó gần giống hình trụ của xơ.Sau khi
khô đi xơ sẽ tự xoắn lại và quăn. Tùy theo độ chin của xơ mà xơ có hình thù mặt cắt khác
nhau:
+ Xơ quá chín: Khi xơ đạt độ chín q mức thì rãnh trung tâm sẽ đạt độ hẹp nhất, các
lớp Xenlulô phát triển mạnh, xơ thô và dày, khơng mềm mại.
+ Xơ chín: Là xơ đạt độ chín cần thiết, các lớp Xenlulơ hình thành đúng đắn, rãnh
trung tâm có kích thước bình thường.
+ Xơ kém chín (xơ non): Là xơ chưa phát triển đầy đủ, nguyên sinh chất vẫn còn ở
trong rãnh trung tâm, thành xơ mỏng do các lớp Xenlulô chưa nhiều.
+ Xơ chết ( xơ khơng chín): Là loại xơ đã đạt được đường kính và chiều dài của xơ
nhưng khơng phát triển theo bề dày.
+ Độ quăn của xơ bông: 40 quăn/ cm.
2



Tính chất vật lý:
+ Khối lượng riêng khoảng: 1,54- 1,56g/cm³.
+ Độ ẩm W=7-8,5%.  Dễ hấp thụ hơi nước và thống khí.
+ Tác dụng với nhiệt: Xơ bơng tương đối bền nhiệt: 120-130ºC. Nếu tụt quá mức
nhiệt này thì xơ bắt đầu có sự phân hủy. Từ 160-180ºC xơ dễ bị cháy thành than do lực liên
kết bị gãy.
+ Tác dụng với nước: Xơ bơng khơng bị hịa tan trong nước và các dung mơi thơng
thường nhưng nó bị trương nở trong nước làm tăng kích thước chiều ngang của xơ bơng,
diện tích mặt cắt ngang tăng 20% trong khi chiều dài chỉ tăng1-2%. Khi gặp nước xơ bông
dễ bị tạo bết.
Tính chất cơ học:
+ Độ bền khơ: Khi khơ xơ bông đạt 25-40g/tex  độ bền kém.
Khi ướt độ bền tăng: 10-20% so với khi ướt Bông khi ướt thì khá bền.
+ Độ giãn đứt: Bơng kém bền. Khi khô: 6-8%, khi ướt 7-10%.
+ Độ bền kéo: 2800(CN)
+ Độ đàn hồi: Khi kéo giãn 2% nó sẽ phục hồi 74%, khi kéo giãn 5% nó sẽ phục hồi
45%.
Tính chất hóa học:
+ Tác dụng với Kiềm: Xơ bơng khá bền với kiềm. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao và nồng
độ đậm đặc thì xơ bơng vẫn bị phá hủy. Mặc dù vậy người ta vẫn kiềm hóa bơng để mang
lại cho bơng những tính chất tốt: Làm cho xơ bơng khơng bị co ngắn lại, tạo cho xơ có độ
duỗi thẳng cao, tiết diện xơ tròn, bề mặt xơ nhẵn.
+ Tác dụng với Axit: Bông rất kém bền với Axit, khi tác dụng với Axit tính cơ học
của xơ bơng bị giảm mạnh.
+ Tác dụng với chất Oxyhóa: Người ta có thể sử dụng chất Oxyhóa như: Javen, Oxy
già… để tẩy trắng xơ bông ở nồng độ thấp, nếu ở nồng độ cao, nhiệt độ cao nó sẽ phá hủy
xơ.
+ Tác dụng với ánh sáng: Ánh sáng cũng gây tác động phá hủy dần tính chất của xơ

bơng, thể hiện dưới dạng Oxy hóa: Xơ bơng bị giảm bền 50% sau 900 giờ tác dụng với ánh
sáng mặt trời và bị ngả sang màu vàng.
Tính chất tác dụng của vi sinh vật.
Bông là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật với điều kiện
khơng khí có độ ẩm. Vi sinh vật sẽ phá hủy dần Xenlulô của bơng: Ban đầu gây nấm
mốc sinh mùi khó chịu, sau là phá hủy.
2. Tính chất của len lơng cừu.
Tính chất hình học.
 Độ dài và đường kính.
Độ dài
Đường kính
Len tơ
38-125mn
17 μm
Len trung bình
60-150mn
24-34 μm
Len thơ
123-175mn
40 μm
 Độ quăn: Xơ len là loại xơ thiên nhiên duy nhất có cấu trúc quăn kiểu hình song. Với len
tơ có 12 quăn/cm, với len thơ có ít nhất 2 quăn/cm.
Tính chất vật lý.
3


 Có độ bền đứt tương đối, thuộc loại trung bình. Khi ướt xơ len bị giảm bền:
+ Ở trạng thái khô độ bền của xơ len khoảng:8,8-15CN/tex.
+ Ở trạng thái ướt độ bền của xơ len khoảng: 7-14CN/tex.
 Độ giãn đứt và độ đàn hồi: Xơ len có độ giãn đứt và độ đàn hồi lớn.

 Độ ẩm:
+ Xơ len có tính hút ẩm và nhả ẩm cao, tốt nhất trong các loại xơ dệt. Đây là tính
chất có ý nghĩa thương mại rất quan trọng.
+ Độ ẩm của xơ len: W= 16-18%.
+ Do len dễ hút ẩm, nên tùy theo độ ẩm của môi trường mà hàm lượng ẩm của xơ len
bị thay đổi. Khi hút ẩm từ khơng khí, nhiệt sẽ được giải phóng. Vì vậy khi mặc quần áo lên
cơ thể sẽ ấm lên..
+ Khi gặp nước nóng hoặc hơi nước nóng len sẽ kém bền, ở nhiệt độ 120 ºC trong
môi trường nước hoặc hơi nước len sẽ mất tính đàn hồi và trở lên dẻo.
 Tác dụng với nhiệt.
Len có tính cách nhiệt rất tốt nhưng ở nhiệt độ 130 ºC len chuyển sang màu vàng, ở nhiệt độ
300 ºC thì len bị Cacbon hóa.
Tính chất hóa học.
 Tác dụng với Axit:
Len bị Axit H2S04 đậm đặc ở nhiệt độ cao phá hủy hoàn tồn, với nồng độ 10% ở
nhiệt độ thường thì len khơng những khơng bị phá hủy mà độ bền cịn được tăng lên. Vì len
có tính trương nở khi ở trong dung mơi axit khoảng 10%, khi đó nó sẽ bị trương nở lên và
các lớp vẩy dày khít nhau làm tăng độ bền.
 Tác dụng với Kiềm.
Khi tác dụng với kiềm len rất kém bền, vì khi tác dụng với Bazơ mối liên kết Xitstin
và mối liên kết mắt lưới bị phá vỡ.
Kiềm làm giảm độ bền của len tùy theo mức độ, khi đó lượng lưu huỳnh giảm và hịa
tan thành phần len. Vì vậy ở mơi trường kiềm, nhiệt độ cao len bị phá hủy 1 cách nhanh
chóng.
 Tác dụng với muối.
Ở nhiệt độ cao các muối của kim loại nặng sẽ phá hủy len, đặc biệt là sự có mặt của
axit.
Tác dụng với Chất Khử: Các Chất Khử thơng dụng đều có tác dụng phá hủy len.
 Tác dụng với chất Oxy hóa .
Người ta sử dụng chất Oxy hóa để phá hủy len. Chất Oxy hóa sẽ làm len thay đổi cấu tạo.

Len sau khi bị Oxy hóa sẽ dễ bị hịa tan trong kiềm.
Tác dụng với ánh sáng.
Dưới tác dụng của ánh sáng len bị biến đổi nhiều: Độ trương nở và độ hòa tan với
các dung môi sẽ tăng lên, khả năng hấp thu thuốc nhuộm cũng thay đổi.
3. Tơ tằm.
a. Tính chất vật lý.
 Khối lượng riêng: 13- 13,7g/ cm³.
 Tính trương nở và hòa tan:

4


+ Tơ tằm khơng bị hịa tan trong nước thậm chí trong rượu, trong ete và các dung
mơi hữu cơ thông thường. Nhưng tơ tằm là loại không trơ với nước mà nó trương nở trong
nước. Vì vậy tơ tằm có tính hút ẩm cao
+ Độ ẩm của tơ tằm: W=11%.
+Khi tác dụng với nước tơ tằm cũng có phản ứng sinh nhiệt như ở len sau đó có hiện
tượng thẩm thấu nước.
b. Tính chất hóa học.

Tác dụng với Axit:
Tơ tằm bị trương nở mạnh trong dung dịch axit, tương đối bền với axit vì khi tơ tằm tác
dụng với axit ở nhiệt độ cao tơ tằm chưa bị phá hủy cấu trúc mà chỉ bị trương nở, nên
trong quá trình nhuộm tơ tằm người ta dùng dung mơi là axit. Cịn trong mơi trường axit
đậm đặc tơ tằm bị phá hủy. Thông thường người ta sử dụng dung dịch CH 3COOH để
làm tăng khối lượng của tơ.

Tác dụng với Kiềm.
Tơ tằm cũng bị trương nở mạnh trong dung dịch kiềm và rất kém bền với kiềm. Tuy
nhiên người ta vẫn sử dụng dung dịch kiềm loãng để chuội tơ.


Tác dụng với Chất Oxy hóa.
Tơ tằm kém bền với Chất Oxy hóa vì các mạch Polypeptit của Fibroin có hiện tượng đứt
mạch để tạo thành các axit mạch thẳng, các axit mạch vịng vad các Amoniac. Các Chất
Oxy hóa sẽ làm thay đổi các chất định chức và làm mất các nhóm amin.

Tác dụng với Chất Khử.
Tơ tằm bền với Chất Khử. Vì vậy người ta sử dụng Chất Khử để tẩy trắng tơ tằm.

Tác dụng với ánh sáng và thời tiết: Tơ tằm kém bền. Bị ánh sáng và khí quyển
làm giảm độ bền.

Tác dụng của vi sinh vật: Tơ tằm khá bền với VSV: Dưới tác dụng cơ học và
men đặc chủng tơ tằm mới bị phá hủy.

Tính chất nhàu: Tơ tằm rất dễ bị nhàu, nhất là ở trong nước.

Tính chất cơ lý: Tơ tằm có độ bền cao, độ bền đứt: 50 kg lực/ mm², độ giãn
đứt: 20%.
4. Xơ Axetat (CA)
 Khối lượng riêng: 1,32g/ cm³.
 Chúng ta có thể lợi dụng cơng nghệ Textua để tạo độ xù, xốp, co giãn, đàn hồi cho xơ.
 Xơ Axetat là xơ hút ẩm kém.
 Xơ Axetat là xơ không trương nở trong nước.
 Xơ Axetat là xơ có tính chất như loại xơ nhiệt dẻo.
 Xơ Axetat là xơ có độ bền thấp khoảng: 24-25 kg lực/ mm².
 Xơ Axetat là xơ kém bền kéo và kém bền ma sát hơn so với xơ Vitsco. Khi ướt thì độ
bền của xơ giảm nghiêm trọng, đạt 20-24%.
 Xơ Axetat là xơ có độ bền cơ lý cao, bền tới nhiệt độ 105 ºC.
 Xơ Axetat là xơ kém bền nhiệt, nên được coi là xơ nhiệt dẻo.

 Kém bền với kiềm.
 Có khả năng hút ẩm kém nên khó nhuộm màu. Vì vậy khi sử dụng thuốc nhuộm người
ta không sử dụng thuốc nhuộm cho Xenlulo mà người ta sử dụng thuốc nhuộm riêng
5


( thuốc nhuộm sử dụng cho xơ tổng hợp).
 Là xơ khá bền với khí hậu. Có khả năng tạo ra lực tĩnh điện khi ma sát có khả năng
cách điện,
 Là xơ duy nhất cho tia tử ngoại đi qua.
 Có tính chất mềm mại, bóng mượt, đàn hồi gấp 2 lần xơ Vitsco, nhưng khả năng nhàu ít
hơn Vitsco.
 Có khả năng bền với vi sinh vật.
5. Xơ Vitsco ( CV )
 Có nguồn gốc từ Xenlulo( Xenlulo tái sinh) bông.
 Khối lượng riêng: 1,5-1,53g/ cm³.
 Xơ Vitsco có tính chất bền ở mức trung bình, khơng nhiệt dẻo, giữ được tính chất cơ lý
đến nhiệt độ 100-120 ºC. Nếu khơng có tác nhân Oxy thì độ bền của xơ có thể đạt 150 ºC.
 Tính hút ẩm: Xơ Vitsco là xơ hút ẩm tốt. Độ ẩm chuẩn đạt W=12,5-13,4%(đktc). Độ ẩm
của xơ Vitsco chỉ thua kém xơ len nên dễ nhuộm vì dễ ăn màu.
 Tính chất hóa học:
+ Tác dụng với Axit: Kém bền với axit. Ngay cả với axit lỗng và thời gian ngắn nó
vẫn kém bền.
+ Tác dụng với Kiềm: Kém bền kể cả với kiềm lỗng. Khi kiềm lỗng có tác nhân
Oxy thì Vitsco trương nở mạnh.
 Xơ Vitsco khi ướt có độ bền ma sát giảm.
 Xơ Vitsco kém bền với khí hậu, thời tiết.
 Tác dụng của vi sinh vật: Kém bền.
 Xơ Vitsco có tính dẫn điện cao.
 Xơ Vitsco là xơ có tính bóng mượt, mềm mại như lụa tơ tằm, chóng nhàu như ở xơ bơng

nhưng dễ là phẳng.
6. Xơ Polyester (PET)

Tính chất hình học.
 Khi quan sát dưới kính hiển vi xơ PET có dạng hình trụ, tiết diện mặt cắt ngang rất tròn
và nhẵn. Tuy nhiên xơ PET có tiết diện khía 3 cạnh.
 Có khối lượng riêng 1,3g/ cm³.

Tính chất cơ lý.
 Là loại xơ tổng hợp có độ bền cao do mạch đại phân tử nằm sát nhau tạo thành mạng
tinh thể.
 Khi ướt không bị giảm bền, độ bền đạt: 40-50CN/tex.
 Độ bền mài mòn của xơ chỉ thua xơ PA. Cao hơn rất nhiều so với các loại xơ khác kể cả
xơ nhân tạo và xơ thiên nhiên.
 Là xơ có tính co. Trong khơng khí ở 100 ºC xơ PET co 3%, ở 150 ºC PET co 10%.
Nhiệt độ càng tăng thì xơ PET càng tăng.
 Là xơ có đọ đàn hồi cao, có tính co giãn cao. Là xơ có độ đàn hồi cao nhất trong xơ
tổng hợp, gấp 3 lần xơ PA, nên sản phẩm của xơ PET có khả năng giữ nếp rất tốt. Nó
ít bị nhàu nên người ta pha với bông và Vitsco để chống lại khả năng nhàu.

Tác dụng với nước.
 Do mạch đại phân tử của PET rất ít nhóm ưa nước, có cấu trúc chặt chẽ nên có hàm
lượng ẩm rất thấp đạt W= 0,4-0,5%.
6


 Độ bền kéo và độ giãn của xơ không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc độ ẩm khơng khí.
Nhưng nếu để PET trong môi trường ẩm, nhiệt độ cao, thời gian dài thì độ bền của PET
cũng bị giảm đi 1 phần vì có hiện tượng thủy phân Polyme Polyeste.


Tác dụng với nhiệt và ánh sáng.
 Là xơ có độ bền nhiệt cao nhất trong các loại xơ hóa học do trong mạch đại phân tử của
PET có chứa nhân thơm ( mạch vòng). Đến 250 ºC mạch đại phân tử của PETbắt đầu mất
sự định hướng. Đến 260 ºC thì bị chảy lỏng. Đến 275 ºC xơ bắt đầu bị phá hủy nên sản
phẩm xơ PET chỉ nên là ở nhiệt độ dưới 235 ºC.
 Ở nhiệt độ thấp độ bền của xơ PET được tăng lên nhưng độ giãn lại bị giảm tương
đối.
 Bền với ánh sáng mắt trời hơn tất cả các loại xơ chỉ thua xơ PAN.

Tính chất điện.
Do xơ có khả năng hút ẩm kém nên có khả năng cách điện cao, dễ gây ra tĩnh điện khi gia
cơng.

Tính chất nhuộm.
Do độ kết tinh phân tử cao và trong thành phần hóa học thiếu các nhóm có khả năng phản
ứng với phân tử thuốc nhuộm nên xơ PET khó nhuộm màu. Vì vậy người ta sử dụng
phương pháp nhuộm khối.

Tính chất hóa học.
 Tác dụng với axit:
PET là xơ tương đối bền với axit. Bền với hầu hết axit vô cơ và hữu cơ ở nhiệt độ thường.
Nhưng ở nhiệt độ 70 ºC và axit có nồng độ cao nó có thể bị phá hủy.
 Tác dụng với Kiềm.
Kém bền với kiềm vì trong mạch đại phân tử có chứa nhóm – COO- là nhóm dễ bị phân hủy
với kiềm do có hiện tượng đứt mạch. Tuy nhiên người ta dùng kiềm yếu để xử lý giảm trọng
cho xơ PET. Khi xử lý kiếm có hiện tượng xù lơng.
- Tác dụng với chất Oxy hóa và Chất Khử: Bền hơn cả PA.

Tác dụng của VSV: PET có khả năng diệt vi khuẩn nên nó bền với VSV.
5) Xơ Polyamid ( PA )

Tính chất hình học.
 Nhìn dưới kính hiển vi người ta thấy xơ Polyamid có dạng hình trụ, mặt cắt ngang có
dạng hình trịn, thân xơ trơn nhẵn và có độ bóng.
 Khối lượng riêng: 1,14g/ cm³.
Tính chất cơ lý.
 Có độ bền cơ học cao, khi ướt cũng bị giảm bền 10-14%.
 Độ bền ma sát: Xơ PA có độ bền ma sát cao hơn hết các loại xơ khác. Vì vậy nó được
pha với các loại xơ khác có độ bền ma sát kém: Xơ bông, xơ Vitsco…
 Độ bền kéo đứt: Xơ PA có độ bền kéo đứt thuộc loại cao : 40-70 kg lực/mm².
 Có độ bền uốn nhiều lần khá cao, độ giãn đứt đạt: 15-30%. Là loại xơ có độ bền cao
nhưng khó nhuộm màu, vì sau khi hình thành do phân tử của PA khơng có mạch nhánh nên
chúng nằm sát nhau, nhờ lực liên kết phân tử và lực liên kết Hiđro mà khả năng liên kết
giữa chúng tăng cao.
 Xơ PA ít trương nở trong nước.
7


 Xơ PA có độ hút ẩm thấp: 3,5-4%. Nhung trong các loại xơ tổng hợp thì Xơ PA là xơ
hút nước nhiều nhất.
 Khả năng chịu tia tử ngoại kém, chóng bị lão hóa, có hiện tượng ngả sang màu vàng
theo thời gian…
 Dễ sinh ra tĩnh điện khi gia cơng
Tính chất hóa học.
Là xơ khơng bị tan trong phần lớn các dung môi hữu cơ, nhưng bị tan trong Phenol, Axit
Phoocmic và tất cả các dung môi hữu cơ có nồng độ từ trung bình trở lên.
Tính chất của vi sinh vật. Là xơ rất bền với VSV.

CHƯƠNG II: CHỈ MAY.
1.Tính chất của chỉ.
a. Độ bền của chỉ.

 Độ bền kéo đứt: Xác định tương tự như độ bền đối với sợi đơn hoặc sợi se trên máy kéo
đứt.
 Độ bền mài mòn của chỉ tương tự như ở sợi được đặc trưng bởi chu trình mài mịn của
chỉ cho đến khi chỉ bị phá hủy.
 Độ bền kéo vòng chỉ được xác định theo phương pháp sau: Chuẩn bị 1 mẫu chỉ có chiều
dài 1500mm. Sau đó cắt đơi rồi tạo thành 2 vịng chỉ móc vào nhau, rồi đặt vào giữa 2 hàng
cặp của máy kéo đứt. Yêu cầu khi vòng chỉ bị đứt phải ở vị trí cách mép hàm cặp 10mm.
Trọng lượng P được xác định trên thang đo lực.
b. Độ co giãn.
 Phụ thuộc vào cỡ chỉ, số sợi chập, độ xoăn và phương pháp xử lý hoàn tất.
 Độ co giãn được phép di động trong khoảng: 3-8,5%.
c. Hướng xoắn, độ xoắn và cân bằng xoắn.
 Hướng xoắn: Gốm có chỉ có hướng xoắn từ phải và chỉ có hướng xoắn trái,
 Độ xoắn là số vòng xoắn trên 1 cm, chỉ may có độ xoắn khơng q lớn để tránh hiện
tượng cứng và dễ tạo hút xoắn, hiện tượng bỏ mũi may, chỉ bị xơ tước dẫn đến đứt chỉ khi
may.
 Phương pháp xác định cân bằng xoắn của chỉ: Chuẩn bị 1 mẫu chỉ có chiều dài khoảng
1m, chập 2 đàu chỉ lai với nhau. Nếu chỉ tạo thành 1 vịng thịng lọng mà có số vịng xoắn 6
-8 vịng xoắn thì chỉ cân bằng xoắn, nếu lớn hơn thì gọi là chỉ không cân bằng xoắn.
d. Độ đều của chỉ.
Xét theo độ đều về độ dày, độ bền kéo, độ co giãn, màu sắc… Nếu chỉ không đều hay có độ
khơng đều lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng đứt chỉ tại vị trí xung yếu nhất.
2.Yêu cầu đối với chỉ may.
 Yêu cầu về sự đồng đều về độ mảnh
Vì chỉ may là loại vật liệu liên kết, có liên quan đến chuyển động của kim trong quá trình
may nên độ đồng đều về bề dày của chỉ ảnh hưởng đến lực căng của chỉ trong quá trình may
và ảnh hưởng tới độ chính xác của các đường may. Độ mảnh của chỉ càng đồng đều thì chỉ
càng tốt.
 Yêu cầu chỉ có độ bền
Để tạo ra những mũi may và đường may có độ bền cần thiết thì chỉ may phải có độ bền phù

hợp với độ bền của vải. Độ bền cao thể hiện số lần đứt chỉ ít nhất trong q trình may.
 u cầu độ mềm mại của chỉ.
8


Chỉ mềm mại khi may sẽ khép kín được các mũi may. Độ mềm mại của chỉ thể hiện khi sản
phẩm tạo ra có tính thoải mái khi cử động.
 Yêu cầu chỉ có độ đàn hồi.
Độ đàn hồi của chỉ liên quan đến tính chất của sản phẩm.
 Yêu cầu chỉ có độ cân bằng xoắn.
Chỉ khơng cân bằng xoắn là chỉ có độ xoắn quá cao, khi tháo chỉ tạo nên các hút xoắn và sẽ
có hiện tượng đứt chỉ hoặc gãy kim khi may hay trong quá trình chỉ đi qua lỗ kim thì cạnh
của lưỡi kim sẽ tác dụng lên chỉ gây lên khả năng mở xoắn làm tăng bề mặt của chỉ dẫn đến
hiện tượng xơ tước và đứt chỉ.
 Yêu cầu chỉ có độ sạch.
Khuyết tật ( gút xoắn, xù lông đầu xơ…), độ sạch tạp chất vì độ sạch của chỉ là 1 trong
những nguyên nhân làm đứt chỉ trong quá trình may, làm cho đường may và mũi may
không đều.
 Yêu cầu độ co của chỉ: Tránh trong trường hợp bị nhăn đường may.
 Yêu cầu độ bền màu:
Chỉ phải có độ bền màu phù hợp với vải, hóa chất, giặt, ánh sáng, mồ hôi. Không cho phép
sử dụng những loại chỉ chóng phai màu và rây màu ra sản phẩm.
Ngồi ra chỉ may cịn phải có u cầu về độ bền với vi sinh vật, ánh sáng khí quyển.

Chương III: BÀI TẬP
Bài 1: Biểu diễn các kiểu dệt sau:
a. Láng 7/3. Mặt trái
Rd=Rn=7
Sd=3  Sn=5


b. Sa tanh 7/3.
Rd=Rn=7
Sd=5  Sn=3

9


c. Vân đoạn: R=6; S= 2,3,4,4,3,2.

d. Vân chéo 2/5.

Bài tập 2: Xác định thông số của kiểu dệt.
B1: Xác định điểm nổi dọc và điểm nổi ngang.
B2: Xác định Rappo kiểu dệt.
B3; Xác định bước chuyển.
B4: Xác định kiểu dệt: Dựa vào các kiểu dệt cơ bản.
B5: Nhận xét về hiệu ứng kiểu dệt.
VD: Xác định Rappo kiểu dệt, bước chuyển, kiểu dệt và hiệu ứng kiểu dệt.

10


B1:
B2: Xác định Rappo kiểu dệt.
Rd= Rn= 7

B3: Bước chuyển: Sd = 3; Sn = 5.
B4: Xác định kiểu dệt:
Đây là kiểu dệt vân đoạn cố định. Vì có Sd =3 và Sn= 5 không đổi. Mặt khác R=7
không chia hết cho Sd và Sn; S&R cũng khơng có ước số chung.

B5: Hiệu ứng kiểu dệt: Hiệu ứng dọc. Nên đây là vải Láng 7/3.

11



×