Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại công ty TNHH hóa chất và thương mại trần vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.81 KB, 168 trang )

1

MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1


2

DANH MỤC VIẾT TẮT
BVTV

:

bảo vệ thực vật

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNHH:

trách nhiệm hữu hạn

SWOT:



Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm
yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách
thức)

2


3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự
ra đời của nhiều doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục cạnh tranh
gay gắt nhằm chiếm lĩnh miếng bánh thị phần. Đối với một doanh
nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ thì việc duy trì
hoạt động và kinh doanh có lãi là vô cùng khó khăn.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu
quả là do không tìm được đầu ra hay còn hạn chế trong việc tìm
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Những khó khăn trong việc tiêu
thụ sản phẩm không những ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, mà còn làm gián đoạn quá trình lưu thông hàng
hóa, ảnh hưởng tới việc sản xuất hàng hóa, kìm hãm sự phát triển
của nền kinh tế.
Để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận thì các doanh
nghiệp phải luôn đề ra giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác
tiêu thụ sản phẩm. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ
thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm hay
không? Tiêu thụ không những là mấu chốt quyết định sự tăng

trưởng mà còn quyết định đến cả khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Chỉ khi nào công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt
thì khi đó doanh nghiệp mới có doanh thu, có điều kiện tái sản xuất,
tăng nguồn tích lũy cho bản thân doanh nghiệp và cho toàn xã hội.
3


4

Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
phải là một doanh nghiệp giải quyết tốt khâu tiêu thụ.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường, công ty
TNHH Hóa chất và Thương mại Trần Vũ cũng đang và đã gặp
nhiều khó khăn và công tác tiêu thụ là một trong những bài toán
khó mà công ty luôn tìm cách giải quyết. Với đặc thù của công ty là
sản phẩm được gia công, sang chiết qua doanh nghiệp thứ 3 và
công tác tiêu thụ sản phẩm là hoạt động chính của công ty, do vậy
công tác này càng được quan tâm, chú trọng. Tiêu thụ là khâu cuối
cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh và là khâu quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của Công ty.
Để góp phần trả lời cho bài toán về công tác tiêu thụ, tác giả
đã chọn đề tài “Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
thuốc bảo vệ thực vật tại công ty TNHH Hóa chất và Thương
mại Trần Vũ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích sau:
- Trình bày lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV.
- Tìm hiểu thực tế về công tác tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV
của công ty, so sánh, đánh giá kết quả thu được.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng tại công ty từ đó đề xuất

biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV phù hợp
với nguồn lực của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4


5

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc
bảo vệ thực vật.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu tại Công ty TNHH Hóa chất và
Thương mại Trần vũ trên thị trường miền Bắc.
+ Về thời gian: thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2012 và
đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: luận văn có sử dụng
cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua kết quả của việc
phỏng vấn trực tiếp, qua bảng hỏi,…
Đối tượng: Đại lý cấp 1, cấp 2 của Công ty TNHH Hóa chất
và Thương mại Trần Vũ trên thị trường miền bắc.
Số lượng phiếu phát ra: 92 phiếu
Số lượng phiếu thu về: 92 phiếu.
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tài chính,
báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp sử dụng cụ thể
bao gồm phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp phân
tích – so sánh, phương pháp phân tích – dự báo nhằm khái quát lý

luận, liên hệ thực tiễn, từ đó so sánh để đánh giá và đề xuất một số
giải pháp.
5


6

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu,
danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội
dung của luận văn được kết cấu gồm:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về tiêu thụ
sản phẩm
Chương 2: Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm thuốc bảo vệ
thực vật của doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm thuốc bảo vệ thực
vật của Công ty TNHH Hóa chất và Thương mại Trần Vũ
Chương 4: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản
phẩm tại Công ty TNHH Hóa chất và thương mại Trần Vũ

6


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.1.


Các công trình nghiên cứu đã thực hiện
Tiêu thụ sản phẩm đã và đang là vấn đề được các doanh

nghiệp quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy đây cũng là đề tài
được nhiều tác giả tìm hiểu và nghiên cứu nhằm vận dụng kiến thức
khoa học vào thực tế để công tác tiêu thụ sản phẩm đạt được hiệu
quả cao, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể nêu một số công trình nghiên cứu đã thực hiện của các tác
giả như:
1.1.1.
-

Bài báo khoa học

“Tiêu thụ nông sản của các trang trại trên địa bàn huyện Cư jut tỉnh
Đăk Nông” – Ths. Từ Thị Thanh Hiệp, khoa Kinh tế -Trường Đại
học Tây nguyên

-

“Sản xuất theo hợp đồng trong tiêu thụ nông sản nhìn từ lý thuyết
trò chơi” – Ths. Bảo Trung, trường đào tạo cán bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn 2.
1.1.2.

-

Luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ


Nguyễn Đình Hy – Luận án Tiến sỹ khoa học kinh tế 1994 “Phương pháp luận xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm ngành
7


8

dệt Việt Nam”.
-

Bùi Văn Noãn – Luận án Tiến sỹ khoa học kinh tế 1996 – “Phát
triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất bê
tông đúc sẵn ở Việt Nam”

-

Lê Văn Công – Luận văn thạc sỹ năm 2000 – “Giải pháp cơ bản
nhằm tăng khả năng tiêu thụ ở công ty xi măng Bỉm Sơn”

-

Đào Thanh Nga – Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh năm 2004 –
“Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Alpha
Nam”.

-

Lương Hương Giang – Luận văn thạc sỹ năm 2004 – “Giải pháp
phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón của các doanh
nghiệp thuộc Tổng công ty hóa chất Việt Nam”.


-

Trần Đình Vũ – Luận văn thạc sỹ năm 2005 – “Phát triển thị trường
tiêu thụ gas của công ty cổ phần gas Petrolimex”.

-

Ngô Thế Hiền – Luận văn thạc sỹ năm 2005 – “Giải pháp mở rộng
thị trường tiêu thụ hương liệu thuốc lá tại Viện Kinh tế - Kỹ thuật
thuốc lá”.

-

Hoàng Thu Hà – Luận văn thạc sỹ năm 2008 – “Quản trị kênh phân
phối thuốc thú y của công ty cổ phần dược và vật tư thú y
(HANVET).
1.2.

Đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố
“Tiêu thụ nông sản của các trang trại trên địa bàn huyện Cư jut

tỉnh Đăk Nông” – Ths. Từ Thị Thanh Hiệp, khoa Kinh tế -Trường

8


9

Đại học Tây nguyên

Từ thực trạng cùng với sự tăng lên về số lượng trang trại và sự
biến động lớn của thị trường nông sản đã làm cho các chủ trang trại
rơi vào tình trạng ứ đọng hàng hóa, khó tiêu thụ, giá cả không ổn
định, tác giả đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn về thị trường
trong quá trình tiêu thụ của trang trại. Tác giả đã chỉ ra được đặc
điểm thị trường tiêu thụ nông sản nội địa, xác định các trung gian
tham gia thị trường , xác định các kênh tiêu thụ. Từ những nghiên
cứu đó, tác giả đã đưa ra những đề xuất giải pháp, chính sách để thị
trường nông sản được khai thông và phát triển.
“Sản xuất theo hợp đồng trong tiêu thụ nông sản nhìn từ lý
thuyết trò chơi” – Ths. Bảo Trung, trường đào tạo cán bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn 2
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp thất bại
trong quan hệ hợp đồng với nông dân, không mua được nông sản,
hoặc không thu hồi được vốn đã ứng trước. Thông qua lý thuyết trò
chơi, muốn phát triển hình thức sản xuất nông sản theo hợp đồng
giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ thì Việt Nam cần
phải xây dựng hệ thống pháp luật có hiệu lực và hiệu quả và có
chính sách thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hóa lớn.
Nguyễn Đình Hy – Luận án Tiến sỹ khoa học kinh tế 1994 “Phương pháp luận xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm ngành
dệt Việt Nam”.

9


10

Ngay từ những năm đầu tham gia kinh tế thị trường, vấn đề
tiêu thụ đã đề cập là “tất yếu khách quan phải xây dựng chiến lược
tiêu thụ sản phẩm khi nền kinh tế đổi mới, mở cửa”. Tác giả đã phân

tích sâu sắc và so sánh thực trạng thị trường ngành dệt may những
năm bao cấp và những năm đầu đổi mới và từ đó đã làm rõ vị trí
ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân hiện nay. Tác giả cũng đã
vận dụng những cơ sở lý luận khoa học và lựa chọn phương pháp
thích hợp để nêu ra chiến lược tiêu thụ sản phẩm ngành dệt trong
giai đoạn mới.
Tại chương “Một số vấn đề phương pháp luận về xây dựng
chiến lược”, tác giả đã phân tích đặc điểm khách hàng theo từng khu
vực địa lý để ngành dệt may có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường,
tuy nhiên nếu phân khách hàng theo từng độ tuổi thì thị hiếu cũng
được phân định rõ rệt, đây cũng là một tiêu chí quan trọng để phục
vụ khách hàng một cách tốt nhất mà tác giả chưa đề cập đến. Bên
cạnh đó, một trong những yếu tố tạo lên sức mạnh của doanh nghiệp
nói chung và khả năng tiêu thụ sản phẩm nói riêng là vấn đề nhân
sự, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm, bồi dưỡng và sử dụng nguồn
nhân lực một cách hiệu quả thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được mục
tiêu đề ra cũng chưa được tác giả đề cập.
Bùi Văn Noãn – Luận án Tiến sỹ khoa học kinh tế 1996 –
“Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản
xuất bê tông đúc sẵn ở Việt Nam”
Vận dụng cơ sở khoa học về thị trường, các yếu tốt cấu thành
10


11

thị trường, tác giả đã chỉ ra doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
trong nền kinh tế thị trường thì phải xây dựng chiến lược kinh
doanh hoàn hảo dựa trên cơ sở tăng cường đầu tư kỹ thuật, công
nghệ, tiền vốn, lực lượng lao động và cả kỹ năng quản trị; phải biết

sử dụng các yếu tố của marketing hỗn hợp như sản phẩm, giá cả,
phân phối, xúc tiến như những vũ khí sắc bén để xâm nhập và mở
rộng thị trường. Từ phân tích thực trạng của các doanh nghiệp sản
xuất bê tông đúc sẵn hiện tại, tác giả đã đề ra những phương án
nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường cũng như nâng khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh
nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, trong luận án tác giả mới chỉ ra việc huy động vốn
của các doanh nghiệp dựa vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước mà chưa
chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác như vay vốn ngân hàng, huy
động vốn từ các đối tác kinh doanh, … Trong nền kinh tế thị trường,
uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp cũng như những dịch vụ sau
bán hàng cũng là những yếu tố quan trọng nhằm thu hút và giữ chân
khách hàng thì chưa được tác giả đề cập.
Mặc dù có một vài yếu tố chưa được đề cập nhưng luận án đã
thành công khi khái quát được thị trường bê tông đúc sẵn và chỉ ra
những mặt thuận lợi và hạn chế của các doanh nghiệp trong nước, từ
đó chỉ ra những định hướng và một vài kiến nghị nhằm mở rộng và
phát triển thị trường.
Lê Văn Công – Luận án thạc sỹ 2000 – “Giải pháp cơ bản
11


12

nhằm tăng khả năng tiêu thụ ở công ty xi măng Bỉm Sơn”
Tác giả đã chỉ ra lý luận cơ bản về sản phẩm và tiêu thụ sản
phẩm, từ đó phân tích thực trạng tiêu thụ của công ty xi măng Bỉm
Sơn để nêu bật được thành tích, những tồn tại và nguyên nhân của
công tác tiêu thụ sản phẩm. Từ đây, tác giả đã đề ra một số giải

pháp hữu hiệu để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm như hoàn thiện
công nghệ sản xuất, đảm bảo công tác cung cấp sản phẩm đến
khách hàng, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường cũng như
bộ phận marketing của công ty, tổ chức lại hệ thống phân phối và
mạng lưới bán hàng,…
Tại chương 2 “Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở công
ty xi măng Bỉm Sơn thời gian gian qua”, tác giả đã chỉ ra mật độ
các doanh nghiệp sản xuất xi măng được phân bố không phù hợp
với phạm vi lãnh thổ gây khó khăn chung cho thị trường, tuy nhiên
lại chưa có đánh giá về chất lượng công nghệ, giá thành sản phẩm,
… của các doanh nghiệp này. Đây là một vấn đề khó và cần những
thông số cụ thể để hoàn thiện luận văn nêu trên.
Đào Thanh Nga – Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
2004 – “Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công
ty Alpha Nam”
Luận án đã đi sâu phân tích thực trạng mở rộng thị trường tiêu
thụ thiết bị thủy lực ENERPAC của công ty Alpha Nam, qua đó
đánh giá được những thành tựu và hạn chế của Alpha Nam trong
công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vận dụng một cách
12


13

hệ thống những lý luận khoa học để đề ra các giải pháp hữu ích cho
công ty như áp dụng ma trận SWOT để đưa ra chiến lược mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường dịch vụ cho thuê thiết bị,
phát triển các hình thức cung cấp dịch vụ sau bán hàng, nâng cao
trình độ của cán bộ nhân viên,…
Lương Hương Giang – Luận văn thạc sỹ năm 2004 – “Giải

pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón của các
doanh nghiệp thuộc Tổng công ty hóa chất Việt Nam”
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tiếp cận với tình hình hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp phân bón thuộc Tổng
công ty hóa chất Việt Nam, luận văn đã hệ thống hóa được những
vấn đề lý luận về thị trường tiêu thụ và phát triển thị trường tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp, khái quát về tình hình sản xuất, nhập
khẩu và cung ứng phân bón trên thị trường phân bón hiện nay. Qua
phân tích về thực trạng tình hình tiêu thụ phân bón của Tổng Công
ty, luận văn cũng đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm phát
triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ngô Thế Hiền – Luận văn thạc sỹ năm 2005 – “Giải pháp mở
rộng thị trường tiêu thụ hương liệu thuốc lá tại Viện Kinh tế - Kỹ
thuật thuốc lá”
Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thị trường tiêu
thụ, khái quát về tình hình tiêu thụ hương liệu thuốc lá hiện nay. Từ
việc phân tích thực trạng tiêu thụ hương liệu thuốc lá tại Viện Kinh

13


14

tế - Kỹ thuật thuốc lá để chỉ ra những mặt được và những mặt còn
tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị thích hợp với mục
tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trần Đình Vũ – Luận văn thạc sỹ 2005 – “Phát triển thị
trường tiêu thụ gas của công ty cổ phần gas Petrolimex”
Về lý luận, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về
thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ gas hóa lỏng của các

doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Về thực tiễn, tác giả đã tập
trung nghiên cứu thị trường tiêu thụ gas Petrolimex ở các tỉnh khu
vực phía bắc giai đoạn 2000-2004, từ đó làm rõ thực trạng tình hình
kinh doanh và phát triển thị trường của công ty và đưa ra một số
ưu, nhược điểm về phát triển thị trường. Vận dụng hệ thống lý luận
kết hợp phân tích thông tin tư liệu thực tiện về khả năng và điều
kiện của doanh nghiệp, tác giả đã đề ra một số giải pháp về thị
trường, về chính sách giá, về kênh phân phối và chất lượng dịch vụ,

Chương 3 về giải pháp phát triển thị trường, tác giả mới đề
cập đến chăm sóc khách hàng lớn mà chưa có dịch vụ chăm sóc
khách hàng lẻ. Không chỉ những khách hàng lớn mới nên có chính
sách chăm sóc mà những khách hàng lẻ, những hộ kinh doanh cá
thể, hộ gia đình cũng cần được quan tâm với những phương pháp
như tư vấn sử dụng gas an toàn hay tích điểm mua hàng để giảm
giá thích hợp,…
Hoàng Thu Hà – Luận văn thạc sỹ năm 2008 – “Quản trị
14


15

kênh phân phối thuốc thú y của công ty cổ phần dược và vật tư thú
y (HANVET)
Luận văn đã khảo sát, thu thập thông tin, pháp họa một bức
tranh toàn cảnh về thị trường thuốc thú y Việt Nam và hệ thống
phân phối của công ty Hanvet. Đồng thời, luận văn tập trung đi sâu
phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó trong
cấu trúc kênh phân phối, hệ thống quản lý kênh phân phối của công
ty. Luận văn cũng phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức

và hoạt động cũng như chỉ ra thực trạng của kênh phân phối. Dựa
trên kết quả của các cuộc nghiên cứu về kênh phân phối và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ
bản nhằm hoàn thiện hoạt động tổ chức và quản lý kênh.
Giải pháp do luận văn đưa ra tập trung vào công tác mở rộng
địa bàn, tăng cường hoạt động Marketing của công ty, đưa ra những
chính sách khuyến khích đại lý, đồng thời tăng cường đào tạo,
khuyến khích nguồn nhân lực cho hoạt động tiêu thụ, bên cạnh đó,
tác giả cũng đưa một số kiến nghị Nhà nước quản lý chặt chẽ các
cơ sở sản xuất, lưu hành sản phẩm thuốc thú ý trên thị trường nhằm
tránh hàng giả mạo sản phẩm của công ty.
Đây là những giải pháp hữu ích cho hoạt động tiêu thụ của
công ty, tuy nhiên còn một số yếu tố chưa được tác giả đề cập đến
như: Sản phẩm thuốc thú ý là mặt hàng nhạy cảm, yêu cầu cao về
việc quản lý chất lượng nhưng tác giả chưa đề xuất cơ quan quản lý
việc kiểm soát chất lượng trên thị trường mà chỉ phòng tránh hàng
15


16

giả mạo sản phẩm của công ty, đối với những công ty có những sản
phẩm chưa đảm bảo chất lượng thì cơ quan Nhà nước có thể can
thiệp, giải quyết để đảm bảo chất lượng hàng hóa, đảm bảo thị
trường phát triển lành mạnh. Mặt khác, những chính sách được đề
xuất chủ yếu tập trung khuyến khích đại lý mà chưa đưa ra chính
sách khuyến khích khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng tiêu
thụ sản phẩm như khuyến mại, giảm giá,… Để thúc đẩy hiệu quả
hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như quản lý kênh phân phối cần
huy động toàn bộ nguồn lực của công ty trong đó có các yếu tố về

vốn và kỹ thuật sản xuất cũng chưa được tác giả đề cập trong luận
văn.
Các tác giả đã đề cập một cách hệ thống những vấn đề liên
quan đến công tác thúc đẩy tiêu thụ tại doanh nghiệp nghiên cứu,
đồng thời đưa ra những đề xuất thiết thực đối với hoạt động công
ty. Tuy nhiên, trong tác phẩm vẫn tồn tại một số vấn đề cần tìm
hiểu và xem xét thêm để tác phẩm được hoàn thiện hơn.
1.3.

Bài học kinh nghiệm và phương hướng nghiên cứu
Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về mở rộng, phát

triển sản phẩm vì đây là một khâu quan trọng trong hoạt động sản
xuất và kinh doanh của công ty. Mặc dù vậy các công trình nghiên
cứu này trong quá trình thực hiện cũng như kết quả còn tiềm ẩn một
vài thiếu sót đã chỉ ra ở trên. Luận văn tiếp tục đi vào khai thác đề
tài thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm với mong muốn vận dụng tốt nhất
những cơ sở khoa học vào thực tiễn cũng như khắc phục những
16


17

điểm còn thiếu sót nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả nhằm đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Hóa chất và Thương mại Trần
Vũ. Từ những thành công và tồn tại của các đề tài nghiên cứu kể
trên, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, về cơ sở lý luận về tiêu thụ. Tác giả sẽ hệ thống hóa
cơ sở lý luận về tiêu thụ từ hoạt động nghiên cứu thị trường, xây
dựng và quản trị kênh phân phối, xây dựng các chính sách tiêu thụ

sản phẩm đến hoạt động tổ chức sau bán hàng. Đây là sẽ là nền
tảng cơ sở để tác giả đi sâu phân tích một cách khoa học hoạt động
tiêu thụ của Công ty, từ đó phát hiện ra những điểm mạnh, điểm
yếu cũng như cơ hội, thách thức để đề xuất một số giải pháp thích
hợp.
Thứ hai, về nội dung nghiên cứu đề tài. Đề tài liên quan đến
hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì vô cùng phong phú và đã được
nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có
công trình nghiên cứu khai thác đề tài đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
thuốc BVTV tại Công ty TNHH Hóa chất và Thương mại Trần Vũ.
Đây là một doanh nghiệp nhỏ còn nhiều hạn chế và khó khăn khi
tham gia thị trường, do đó công tác tiêu thụ sản phẩm càng trở lên
quan trọng và đóng vai trò lớn trong sự tồn tại và phát triển của
công ty.
Thứ ba, về hướng nghiên cứu luận văn. Đề tài sẽ được tiếp cận
theo phương thức hệ thống, tiếp cận vấn đề một cách toàn diện,
nhiều mặt để đưa ra hệ thống giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ
17


18

sản phẩm. Hệ thống các giải pháp này sẽ tác động qua lại lẫn nhau
để đạt được mục tiêu chung chứ không phải là một vài giải pháp
riêng lẻ, rời rạc.
Tác giả sẽ phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ của Công ty
thông qua số liệu mà Công ty cung cấp, cũng như kết quả điều tra
phỏng vấn thực tế để thấy được những ưu và nhược điểm mà Công
ty gặp phải. Từ đây có thể thấy được tổng thể hoạt động tiêu thụ
của Công ty để đưa ra các giải pháp thích hợp.


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT CỦA DOANH NGHIỆP
18


19

2.1.

Thuốc bảo vệ thực vật

2.1.1.

Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường để

tạo ra sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn một
nhu cầu hay ước muốn.
Mỗi sản phẩm gần như luôn luôn là sự kết hợp của những yếu
tố hữu hình và yếu tố vô hình. Đối với khách hàng tiềm năng, mỗi
sản phẩm là một tổ hợp phức tạp của những mong muốn được thỏa
mãn về giá trị/lợi ích. Khách hàng đánh giá giá trị của một sản
phẩm tương ứng với khả năng sản phẩm ấy có thể hay đáp ứng nhu
cầu của họ. Mỗi sản phẩm là tổng hợp tất cả các lợi ích mà khách
hàng nhận được khi họ mua và sử dụng nó.
Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các chế phẩm dùng để trừ
sinh vật gây hại, các chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng
thực vật, các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các sinh

vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. Thuốc BVTV là
những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh
học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng,
…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được người
tiêu dùng sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự
phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, sâu bọ, nhện,
tuyến trùng, chuột, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại,…).

19


20

Thuốc bảo vệ thực vật có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để,
đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời
gian ngắn mà các biện pháp khác không thể thực hiện được. Là
biện pháp xử lý đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, duy trì năng
suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu
quả kinh tế; lại dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau,
đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ
duy nhất.
2.1.2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
Tùy thuộc vào từng đặc tính của thuốc BVTV cũng như mục
đích sử dụng, có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
-Phân loại theo đối tượng phòng trừ:
Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tùy theo đối tượng
phòng trừ của chúng và thường được chia làm 5 loại chính, đó là
thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, thuốc trừ bệnh, thuốc diệt chuột và
thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng.
+ Thuốc trừ sâu là chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu

diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng, nào có mặt trong
môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại
của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con
người. Bao gồm các thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng để diệt
trứng và ấu trùng của côn trùng. Các loại thuốc trừ sâu thường gặp:
Các loại thuốc trừ sâu ngấm vào cơ thể: được kết hợp vào

20


21

trong các loại cây được xử lý. Các loại côn trùng ăn vào thuốc trừ
sau khi ăn cây.
Các loại thuốc trừ sâu tiếp xúc độc hại với côn trùng: có tiếp
xúc trực tiếp với chúng. Tính hiệu quả thường liên quan tới số
lượng sử dụng.
Các loại thuốc trừ sâu tự nhiên: như các chiết xuất nicotine,
pyrethrum và neem do các loại cây tạo ra để bảo vệ chống lại côn
trùng. Các loại thuốc trừ sâu dựa trên nicotine đã bị cấm tại Hoa Kỳ
từ năm 2001 để ngăn chặn dư lượng làm nhiễm độc thực phẩm.
Các loại thuốc trừ sâu vô cơ: được sản xuất bằng các kim loại
bao gồm các hợp chất arsenate đồng – và fluorine, hiện ít được sử
dụng và sulfur, thường được sử dụng.
Các loại thuốc trừ sâu hữu cơ: là các hợp chất tổng hợp chiếm
phần lớn lượng thuốc trừ sâu sử dụng ngày nay như nhóm lân hữu
cơ (acephate), nhóm cúc tổng hợp (pyrethroit)….

Biểu 2.. Phân loại thuốc diệt cỏ
Cách phân

loại thuốc
diệt cỏ

Loại thuốc

Đặc điểm

BVTV

21


22

Có tác dụng diệt hoặc làm ngừng
Thuốc trừ

sinh trưởng đối với một số loài cỏ

Theo đặc

cỏ có chọn

dại mà không hoặc ít ảnh hưởng

tính chọn

lọc

đến cây trồng và các loài cỏ dại


lọc của

khác
thuốc trừ cỏ Thuốc trừ cỏ Những thuốc trừ cỏ khi dùng gây
không chọn độc cho mọi loại cỏ và cây trồng
lọc
Chỉ gây hại cho thực vật ở những
Theo
phương

Thuốc trừ cỏ nơi thuốc có tiếp xúc với cỏ và
tiếp xúc

thức tác
động

Thuốc trừ cỏ
nội hấp

Theo thời
gian sử
dụng

Thuốc trừ cỏ
dùng khi
chưa làm đất

thường chỉ diệt những phần trên
mặt đất của cỏ dại

Xâm nhập qua lá hoặc qua rễ và
thuốc dịch chuyển khắp trong cây
và gây độc cho cỏ dại
Dùng trên ruộng chưa gieo trồng
có nhiều cỏ dại, sau một thời gian
thuốc bị phân huỷ, không hại cây

trồng
Thuốc trừ cỏ Những thuốc trừ cỏ xử lý đất, chỉ
dùng sau khi diệt cỏ dại mới nảy mầm (còn gọi
gieo hạt
là thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm)
Thuốc trừ cỏ Những thuốc trừ cỏ chọn lọc và
trên ruộng

phải dùng vào thời kỳ mà cây có

có cây trồng

sức chống chịu cao, còn cỏ dại có

đang sinh

sức chống chịu yếu đối với thuốc
22


23

trưởng


BVTV
(Nguồn: Giáo trình sử dụng thuốc BVTV)

+Thuốc diệt cỏ là những hóa chất có khả năng giết chết hoặc
ức chế sự phát triển của cỏ, được dùng để diệt trừ các loại thực vật
hoang dại (cỏ dại, cây dại) mọc lẫn với cây trồng, tranh chấp nước,
chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng, khiến cho cây sinh trưởng
và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng và phẩm
chất nông sản. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì
vậy khi sử dụng thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng.
+Thuốc trừ bệnh: bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa
học (vô cơ và hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của
chúng, nguồn gốc thực vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ
các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (nấm ký
sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý
giống và xử lý đất,… Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng
trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công tốt hơn là diệt
nguồn bệnh và không có tác dụng chữa trị những bệnh do những
yếu tố phi sinh vật gây ra (thời tiết, đất úng, hạn…). Thuốc trừ
bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn
(Bactericides). Thường thuốc trừ vi khuẩn có khả năng trừ được
cả nấm; còn thuốc trừ nấm thường ít có khả năng trừ vi khuẩn.
Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân
thuốc trừ bệnh thành 2 nhóm:

23


24


Thuốc có tác dụng phòng bệnh (còn gọi là thuốc có tác
dụng bảo vệ cây): Thuốc được phun xịt hoặc trộn – ngâm hạt
giống, có tác dụng ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm
nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi gây hại cho cây.
Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả
năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc
không thể ngăn chặn được bệnh phát triển. Ví dụ: Đồng
oxyclorua, Monceren, Mancozeb,…
Thuốc có tác dụng trừ bệnh: Khi phun lên cây, thuốc có khả
năng xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được
vi sinh vật gây bệnh đang phát triển bên trong mô thực vật.
Nhiều loại thuốc trừ bệnh thông dụng ở nước ta là những thuốc
có tác dụng trị bệnh như Aliette, Anvil, Kitazin, Validacin,…
Muốn đạt hiệu quả phòng trừ bệnh cao, những thuốc có tác
dụng trừ bệnh cũng cần được phun sớm, khi bệnh chớm phát
hiện. Phun muộn thì cho dù có diệt được nấm bệnh ở bên trong
mô thực vật, nhưng cây sẽ khó hồi phục và điều này sẽ ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng, chất lượng nông sản.
+Thuốc diệt chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc
có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác
động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng,
trong nhà và kho tàng. Chúng có tác động đến chuột chủ yếu
trên 2 con đường vị độc và xông hơi (ở nơi kín đáo).

24


25


+Chất điều hòa sinh trưởng cây trồng: còn được gọi là
chất (thuốc) kích thích sinh trưởng cây trồng. Ở nồng độ thích
hợp, các hợp chất này kích thích cây sinh trưởng và phát triển,
tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống của mầm, giúp cây nhanh ra
rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng,… tăng năng suất
và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho
thực vật. Thuốc ít độc với động vật có vú, môi sinh và môi
trường.
Các nhóm thuốc BVTV chỉ diệt trừ được một số loại dịch
hại nhất định, chỉ phát huy hiệu quả tối ưu trong những điều kiện
nhất định vời thời tiết, đất đai, cây trồng, canh tác,…
-Phân loại theo con đường xâm nhập (hay cách tác động
của thuốc) đến dịch hại thì bao gồm: tiếp xúc, vị độc, xông hơi,
thấm sâu và nội hấp.
-Phân loại dựa vào nguồn gốc:
+Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc BVTV
làm từ cây cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng
tiêu diệt dịch hại.
+Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loại sinh vật (các
loại ký sinh thiên địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật
(như các loại kháng sinh) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
+Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ
(như dung dịch boocdo, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi,…) có khả
năng tiêu diệt dịch hại.
25


×