Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Lịch sử áo dài Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.9 KB, 11 trang )

Lịch sử áo dài Việt Nam

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục cá biệt, khi nhìn
các trang phục của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào.
Người Nhật Bản có chiếc áo Kimono, người Trung Hoa đời Măn
Thanh có chiếc áo Thượng Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo
"xường xám", người Đại Hàn, người Phi, người Thái v.v. Người Việt
Nam, chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài, được trang trọng nâng lên
ngôi vị quốc phục. Lịch sử phát triển của chiếc áo dài truyền thống
Việt Nam, cũng chính là chặng đường hình thành văn hoá việt:
I_Sự hình thành áo dài :
1Thời kì nguên thuỷ:
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và
hình dáng ra sao vì không có
tài liệu ghi nhận. Y phục xa
xưa nhất của người Việt, theo
những hình khắc trên mặt
chiếc trống đồng Ngọc Lũ
cách nay khoảng vài nghìn
năm cho thấy hình phụ nữ
mặc trang phục với hai tà áo
xẻ.
Theo truyền thuyết, Hai
Bà Trưng đã mặc áo dài hai
Made in VDK
0986983011
/>

Lịch sử áo dài Việt Nam
tà giáp vàng, che lọng vàng, trang sức thật lộng lẫy khi cưỡi voi xông
trận đánh đuổi quân nhà


Hán- Sử gia Đào Duy Anh viết.
"Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên
ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế
kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần
áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy
luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà
sau bắt chước người Trung
Quốc mới mặc áo gài về tay
phải"
2. Thời kì phong kiến
_ TK 18 Vũ Vương Nguyễn
Phúc Khoát được xem là người
có công khai sáng và định hình
chiếc áo dài Việt Nam. Ông
cùng quần thần pha phối từ
mẫu áo dài của người Chăm
(giống như áo dài phụ nữ Việt
Nam ngày nay, nhưng không
xẻ nách) và áo dài của phụ nữ
Thượng Hải (chiếc sườn xám) để "chế" ra cái áo
dài của phụ nữ Việt Nam.Vai trò của Vũ Vương như
là "nhà thiết kế áo dài hiện đại đầu tiên".
_ Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế
ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc
quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao
than vãn:”Tháng Tám có chiếu vua ra /Cấm quần
không đáy, người ta hãi”.
_Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương
tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà
không buộc lại, Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê

quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát, vẫn không làm
mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Made in VDK
0986983011
/>

Lịch sử áo dài Việt Nam
_Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các
ruột tượng - một cái bao hình ống
dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt
vặt rồi buộc rút hai đầu lại. Nhà
buôn thành thị, nhà giàu xứ quê còn
đeo vào thắt lưng một bộ xà tích
bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, quả
đào xinh xinh đựng hào, chùm chìa
khóa. Còn phụ nữ Hà Thành thường
may thêm một vạt để cài khuy rất
đẹp.
_Đi theo áo tứ thân phải có
chiếc yếm, áo yếm cùng với áo tứ thân theo các chị, các cô đến
những nơi đình đám, góp phần tạo nên bộ trang phục sang trọng, đài
các của quý bà thời xưa. Áo yếm rất đơn giản, hình vuông vắt chéo
trước ngực, góc trên khoét tròn làm cổ, hai đầu của lỗ đính mẩu dây
để cột ra sau gáy. Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình
chữ V gọi là yếm cổ xe, đáy chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ
nhạn. Phụ nữ thành thị thường hay dùng yếm màu
trắng, còn phụ nữ ngoại thành dùng yếm nâu, hội hè
dùng yếm đào, yếm hoa hiên. Cái yếm là thứ trang
phục vừa kín đáo lại vừa... ỡm ờ một cách độc đáo

của phụ nữ Việt Nam.
_Aó ngũ thân: Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn
hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế
nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang
trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa
trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ
năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Phía trước có hai tà (hay hai vạt),
phía sau hai tà, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng,
Made in VDK
0986983011
/>

Lịch sử áo dài Việt Nam
cha mẹ vợ).Một vạt cụt, hay vạt chéo phía trước có tác dụng như một
cái yếm che ngực, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho
cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng.Năm hột nút nằm cân xứng trên
năm vị trí cố định, giữ cho chiếc áo được ngay thẳng, kín đáo, tượng
trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.Trong chiếc
áo tứ thân, người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau để giữ
cho chiếc áo cân đối, tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng âu yếm,
quấn quít bên nhau.(trích từ "Chiếc Áo Dài Việt Nam và Đạo Làm
Người").
3. Thời kì Pháp thuộc
_ Áo dài "Le Mur" Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp
của tên Cát Tường, một họa sĩ vào thập niên 1930 đã thực hiện một
cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai
vạt trước và sau mà thôi.Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải
mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp
vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc
cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô

và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này đã bị một số dư
luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không
hề thiện cảm trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).
_Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai
căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân
tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính,
ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự
dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và
cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt.
Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài
chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao
thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng
chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.
Made in VDK
0986983011
/>

Lịch sử áo dài Việt Nam
_Áo dài miniraglan
Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản
này, áo dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng
lòa xòa phủ kín đôi chân, đồng thời khi bước đi thấy thấp thoáng ẩn
hiện mũi giầy dưới sóng lụa.
*
Cuộc
cách
tân
lần
thứ
nhất:

Khoảng thập niên những năm 1930-1940. Cố đô Hà
nội dập dìu giai nhân nơi phố hội giữa Ta và Tây đua
nhau tụ tập tại các quán Bar nhà hàng với những tà
áo tứ thân…Phố khâm Thiên ngày ấy đã có những
Họa sĩ cách tân chỉnh sửa từ chiếc áo tứ thân buộc
dây thành áo xẻ phía trước, cài nút bấm, nhấn ben
ngực, áo nối váy xẻ 2 bên hông thành 2 tà dài đến
chớm mắt cá, trong mặc quần ống rộng phủ guốc, .Đó chính là tiền
thân chiếc áo dài cổ truyền còn sử dụng đến ngày nay.
*

Cuộc

cách

tân

lần

thứ

hai:

Tại Sài Gòn vào khoảng thập niên những năm 1960 -1970 học sinh,
sinh viên đã có những cách tân tự phát làm cho chiếc áo dài vốn
mảnh mai nay lại càng mảnh mai hơn. Cổ thấp để lộ cái cổ Thiên nga
trắng ngần và hai vạt áo được cắt cao đến nửa cẳng chân. Với
những phương tiện giao thông, gió lộng Sài gòn thổi tung mái tóc dài
và hai vạt áo làm tăng thẩm mỹ tự nhiên vốn có và tính thanh cao
của tà áo Việt Nam.. Đến ngày nay thì kiểu cách tân này vẫn là thời

thượng của tất cả các thời thượng cho chiếc áo dài Việt Nam từ
người dân trong nước cũng như Kiều bào ở nước ngoài.
II/Ứng dụng
Áo dài nam Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai
Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần haiống và
Made in VDK
0986983011
/>

Lịch sử áo dài Việt Nam
khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng
mầu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen,
trắng, hoặc lam thẫm. Sự khác biệt thứ hai là trên chất liệu vải
(thường bằng the mỏng, và mặc ra ngoài áo bà ba trắng, với phụ
tùng lệ bộ kèm theo là khăn đóng (tức khăn vành cho nam.
Áo dài trắng đã trở thành bắt buộc tại nhiều trường cấp ba Việt
Nam. Các giáo viên nữ mặc Áo Dài mọi buổi lên lớp. Một số nữ nhân
viên văn phòng như tiếp tân, thư ký, hướng dẫn
viên du lịch cũng mặc Áo dài khi làm việc. Và
theo đánh gia của một tờ báo của Nhật thi
dường như chỉ có dáng của người con gái Việt
Nam là mặc áo dài đẹp nhất Vì sự phổ biến của
nó, áo dài đã trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị
văn hóa Việt Nam

III/ Sự kiện có liên quan đến Chiếc Áo dài
trong

năm


2006:

1. Nâng cao thanh thế sản phẩm lụa tơ tằm Cao cấp truyền thống
ngành hàng Thủ công Mỹ nghệ đã được chọn may trong trang phục
truyền thống VN cho 21 nhà Lãnh đạo nền Kinh tế APEC tham dự
Hội

nghị

ngày

19–11–2006

tại



Nội.

2. Phim “Áo Lụa Hà Đông” đoạt giải Liên hoan Busan - Hàn Quốc
năm 2006
*
Đặc biệt tại
tuần lễ cấp cao
APEC
(2006)
được tổ chức tại
Việt Nam, trong
lễ công bố Tuyên
bố chung, các

nhà lãnh đạo các

Made in VDK
0986983011
/>

Lịch sử áo dài Việt Nam
nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ
nhà

IV/Ý nghĩ :Do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái cổ
thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm
sát cổ, trong khi tóc được vấn cao lên, để lộ gáy... Và vì thế, cái cổ
của một phụ nữ Việt Nam có nhan sắc trung bình vẫn trở nên thanh
tú và cao sang hơn. Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm,áo
được may chiết eo, thậm chí người phụ nữ mặc rất chật để tôn ngực.
Eo áo cắt cao lên để hở cạp quần; gấu áo cắt ngang thẳng và dài
gần đến mắt cá chân.
Chất liệu chính được sự dụng.là voan thun, tơ tằm, phi lụa và ren
thun, màu sắc được yêu thích là tím, trắng, hồng… những họa tiết
sang trọng sẽ góp phần tạo thêm nét bắt mắt cho chiếc áo dài.

I_Lịch sử hình thành
Made in VDK
0986983011
/>

Lịch sử áo dài Việt Nam
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào nói rõ áo bà ba xuất hiện ở thời điểm nào. Do
đó có một số giả thiết:

-Áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam Bộ vào thời Nhà Lê.
-Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách
tân từ áo của người dân đảo Pénang, Malaysia (người Malaysia gốc Hoa) cho
phù hợp với người Việt.

-Áo bà ba có nét giống cái "áo đàn ông cổ tròn và cửa ống tay hẹp"' mà
Lê Quý Đôn đã quy định cho dân từ Thuận Quảng trở vào ở cuối thế kỷ 18.

II_Quá trình phát triển
_Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam bộ thủa sơ khai, cũng là tìm về
gốc tích của chiếc áo bà ba. Không như người Bắc mặc váy, yếm, hay áo tứ
thân... bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ XVIII là áo ngắn và
quần dài. Về sau đến thế kỷ XIX đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ban
đầu ấy thành bộ y phục thông dụng mà chúng ta thấy ngày nay đó là bộ quần áo
có tên bà ba. Nhưng cũng có người lại cho rằng bộ bà ba Nam bộ phỏng theo y
phục của các nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hoá. Cụ thể hơn đó là
kiểu trang phục của người "BaBa"- một nhóm người Hoa sống trên đảo Pinang
thuộc Malaysia ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn khẳng định một điều
rằng dù xuất xứ như thế nào thì bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với
Made in VDK
0986983011
/>

Lịch sử áo dài Việt Nam
nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của
người phụ nữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam.
_Từ một bộ bà ba đen ban đầu, theo thời gian sở thích và nếp sinh hoạt thay
đổi dần dần nó được hoàn thiện thêm với đủ các cung bậc trầm bổng của màu
sắc, hoạ tiết, hoa văn. Nhiều nhà thiết kế, nhà tạo mẫu có tâm huyết, muốn kế
thừa và phát huy truyền thống của trang phục đã có những cải tiến, phá cách

thành công để áo bà ba không những sống trong đời sống hàng ngày mà nó còn
sống trên sân khấu thời trang, hoà nhịp cùng tiết điệu của cuộc sống hiện đại
cùng bạn bè năm châu. Với những hoạ tiết hoa văn mềm mại, dịu dàng,và
nhưng màu xắc hài hoà với vương hoa thời trang nhưng không làm mất đi vẻ
đẹp riêng của áo.
_ Nhưng lại cũng có không ít mẫu mang những kiểu
dáng, pha lẫn hoạ tiết, màu sắc, được cải biến một cách
tuỳ tiện nếu không muốn nói là lố lăng, làm giảm thậm chí
mất đi cái đẹp tự thân của bộ bà ba truyền thống (điều này
ít nhiều xã xảy ra với áo dài, áo tứ thân, những kiểu trang
phục của dân tộc ít người...), hình ảnh bộ bà ba đen
nguyên sơ dân dã trở nên nhiều hình nhiều vẻ, loè loẹt sắc
màu, thêu thùa biết bao hoa lá rồng phượng…

III_Mô tả về áo “BABA”
_Hình dáng: Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo
phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm
hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên
xuống . Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua
mông, gần như bó sát thân. Áo kết hợp với chiếc quần đen dài chấm cổ chân
hoặc gót chân đã làm đẹp thêm hình hài vóc dáng của người phụ nữ với chiếc
lưng ong nhẹ nhàng, thanh thoát, mềm mại. Quan sát kỹ chiếc áo bà ba mà nay
người Hoa ở Chợ Lớn còn hay mặc, ta thấy có mấy đặc điểm sau đây: Cổ tay áo
đứng cao 3cm, ở cổ có 3 hàng nút, thân áo xẻ giữa có 5 đến 6 nút, khuy cài nằm
ngang, có 3 túi, tay áo rộng, thường được may bằng vải kẻ sọc. Còn chiếc áo bà
ba mà đồng bào ta thường mặc hiện nay, chỉ có 5 hoặc 6 nút, có hai túi ở phần
dưới hai vạt trước. Ngày trước, người ta thường dùng nút đồng, hay nút xương
tròn nên đơm khuy dài. Về sau, người ta dùng nút bằng sứ trắng, hoặc màu, hay
nút nhựa thì có khuy xẻ. Thuở chưa có vải khổ rộng nhập cảng của người Anh
từ Ấn Độ đưa sang, mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên chung là "vải Tây",

thì vật liệu may mặc lúc bấy giờ chủ yếu là vải, lụa đũi bằng tơ tằm nội địa sản
hay từ miền Trung đưa vào.
_ Màu sắc phổ biến nhất trước đây là màu đen. Thời
chưa có thuốc nhuộm hóa học, người ta thường dùng lá
bàng, vỏ trâm bầu, vỏ dà, vỏ sú vẹt, trái mặc nưa... nhuộm
rồi phủ bùn để chống thôi màu. Khi có vải nhập cảng, thì
lại dùng vải ú, vải sơn đầm, vải chéo go đen, bởi vì màu
Made in VDK
0986983011
/>

Lịch sử áo dài Việt Nam
này phù hợp với điều kiện lao động, đi lại nơi sông rạch, bùn lầy, dễ giặt và
chóng khô màu nâu, bằng lá bàng, vở cây đà, cây cóc hoặc trái dưa nưa
(makloer).. Khí hậu Nam bộ nóng nắng quanh năm nên áo được may bằng chất
liệu mềm, mát, thanh mảnh, nay được may bằng những gấm những nhung.
_Ngày nay cái đẹp thuần khiết ấy, những sắc màu dung dị ấy đang mai một
dần đi. Cổ tròn, cổ tim hoặc cổ thìa vốn là đặc trưng của áo bà ba nhưng giờ đây
dưới bàn tay biến tấu của các nhà thiết kế hoặc do sở thích cá nhân, cổ áo khi
thấp, khi cao, khi trễ nải, lúc hình vuông, hình lá, lúc khoét rộng hở hang. Độ dài
rộng ngắn hẹp của áo ư? Tuỳ thích! Ta biết đặc điểm của miền đất Nam bộ là
nhiều kênh rạch sông nước, thừa nắng gió nên phải chít eo và xe tà thấp thôi để
dù có đi làm hoặc đi chơi nắng gió sông nước chỉ đủ làm tung nhẹ tà áo mà
không để làm mất đi vẻ e ấp kín đáo của người phụ nữ... Nhưng giờ đây người
ta chít eo cao lên, vạt áo xe thật dài, xẻ thật cao gần về phía nách. Chắc để hở
chút
eo,
chút
lườn
chobắtmắt

chăng?

IV_Ý nghĩa
_Nếu so với các trang phục truyền thống trong và ngoài nước, thì có lẽ áo bà
ba Nam bộ là bộ trang phục đơn giản nhất. Sự khiêm tốn này phù hợp với quan
điểm sống của người Việt luôn đề cao sự giản dị, nền nã. Chỉ thế thôi nhưng nó
đã dệt nên những bản hoà tấu nhẹ nhàng trầm bổng nối hai bờ quá khứ và hiện
tại, làm nao lòng baolữ khách qua đây. Áo là biểu tượng, là tâm hồn, là kết tinh
của quê hương xứ sở, là hồn Việt trải qua mấy trăm năm kể từ khi cha ông ta
khai phá mảnh đất phương Nam.
_Thủa xa xưa áo theo người đi đánh giặc, giữ nước, giữ nhà , cùng Bà Định,
Bà Điểm, cùng đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi, làm nên câu hát du
dương: Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé
nhỏ đến mong manh. Nón lá đội nghiêng coi thường con sống dữ. Hậu Giang ơi
em vẫn đẹp ngàn đời.
_ Bộ bà ba hiện nay đã từng trải qua nhiều lần sửa đổi,
cách tân để phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của thời đại.
Ngày nay, bộ bà ba đã trở thành thứ y phục thông dụng
trong cả nước, nhưng bộ bà ba đen thì ở Nam Bộ phổ
biến hơn cả. Chiếc áo bà ba cắt khéo làm tôn thêm vẻ
đẹp của cô gái Việt Nam có thân hình nở nang, cân đối.
Chiếc áo bà ba đã đi vào thơ ca bằng hình tượng khá
đẹp. Trong những năm chống Mỹ sôi sục, hình ảnh đội quân tóc dài với áo bà ba
và chiếc khăn rằn Nam Bộ đã chiếm nhiều chỗ trang trọng nhất trên các trang
báo ngoại quốc với những lời ca ngợi nồng nhiệt đầy chất huyền thoại.
_Bộ quần áo bà ba có thể mặc đi lao động ngoài đồng, chèo ghe, mặc ở trong
nhà, cả ở nơi đông người. Một số bà con nông dân, nhất là những người đứng
tuổi, các cụ già thường mặc bộ bà ba trắng trong những ngày Tết, ngày lễ, trong
Made in VDK
0986983011

/>

Lịch sử áo dài Việt Nam
khi tiếp khách và có xu hướng dùng nó để thay thế chiếc áo dài đen cùng khăn
đóng đang trở thành cổ lỗ và phiền phức.
_Ngày nay ta có thể thấy họ- những người con gái Nam bộ ấy đảm đang khi ra
đồng, mềm mại trên những chuyến đò ngang, thấp thoáng đâu đây bên những
rặng dừa, gió tung tà áo trên những chiếc cầu tre lắt lẻo hay bay bổng trong điệu
hò điệu lý.

Made in VDK
0986983011
/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×