Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hà Nội CPM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.64 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM

Người hướng dẫn

: Lê Văn Tiếp

Sinh viên thực hiện

: Hà Văn Hữu

Ngành đào tạo

: Quản trị Nhân lực

Lớp

: 1205.QTND

Khóa học

: 2012 - 2016

Hà Nội - 2015




MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..2
1. Lý do chọn đề tài….........................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………..2
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….3
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….3
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài………………………………………………...3
7. Kết cấu đề tài………………………………………………………………...3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI
CPM VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP.4
1.1.

Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM…………….4

1.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty…………………………4

1.1.2.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty………………………………….7

1.1.2.1. Chức năng…………………………………………………………….7
1.1.2.2. Nhiệm vụ……………………………………………………………...7
1.1.3.


Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban……………………………..8

1.2.

Vai trò của nguồn nhân lực đối với công ty…………………………11

1.2.1.

Đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý…………………….11

1.2.1.1. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ quản lý……………………………….11
1.2.1.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý………………………………….12
1.2.2.

Đặc điểm và vai trò của đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh…….13

1.2.2.1. Đặc điểm của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp………………..13


1.2.2.2. Phân loại……………………………………………………………..13
1.3.

Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……………...14

1.3.1.

Các khái niệm……………………………………………………….14

1.3.2.


Vai trò của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……………………16

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM…………………………..18
2.1. Chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng……………………18
2.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực…………………………………………….18
2.1.1.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp……………..18
2.1.1.2. Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh…………………...21
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực………………...23
2.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý………23
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh
doanh……………………………………………………………………………..26
2.2. Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng
Hà Nội CPM………………………………………………………………………29
2.2.1. Thực trạn chất lượng nguồn nhân lực………………………………….29
2.2.2. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực tại công ty…………….32
2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty...33
2.2.3.1. Công tác đào tạo………………………………...................................33
2.2.3.2. Công tác tuyển chọn nhân lực tại công ty……………………………34
2.2.3.3. Chế độ đãi ngộ……………………………………………………….36
2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty………...37
2.3.1. Đối với lao động quản lý……………………………………………….37
2.3.2. Đối với lao động sản xuất kinh doanh………………………………….37


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM……………….38
3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Xây
dựng Hà nội CPM………………………………………………………………...38

3.1.1. Nhu cầu về lao động quản lý…………………………………………...38
3.1.2. Nhu cầu về lao động sản xuất kinh doanh……………………………..39
3.2. Các giả pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần
Xây dựng Hà Nội CPM…………………………………………………………...40
3.2.1. Đào tạo nhân lực ………………………………………………………40
3.2.2. Tuyển chọn nhân lực ở công ty………………………………………..44
3.2.3. Giải pháp về tiền lương………………………………………………..46
3.2.4. Giải pháp tạo động lực cho người lao động……………………………47
3.2.5. Một số giải pháp khác………………………………………………….47
KẾT LUẬN………………………………………………………………………49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….50
PHỤ LỤC………………………………………………………………………...51


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Từ viết tắt
CBCNV
BHXH
BHYT
XNK
KHKT

Nghĩa

Cán bộ công nhân viên
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Xuất nhập khẩu
Khao học kỹ thuật


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nâng cao chất lượng lao động là vấn đề rất được quan tâm trên
phạm vi nền kinh tế, ngành và doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh và điều
kiện các nguồn lực khan hiếm thì vấn đề này còn đáng được quan tâm hơn nữa.
Đối với doanh nghiệp thì nâng cao chất lượng lao động trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế nhằm mục đích nâng cao năng lực và khả năng cạng tranh của
đơn vị khi tham gia vào các hoạt động trên thị trường, nâng cao uy tín và tạo
thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này là rất quan trọng đối với
những công ty hoạt động trong các lĩnh vực mới của thị trường: tư vấn, thiết kế, thi
công các công trình xây dựng…,các hoạt động này cần nguồn vốn tương đối lớn do
có chu kỳ đầu tư dài. Công ty Cổ phần xây dựng Hà Nội CPM là một trong những
công ty có đặc điểm như vậy. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trường đòi hỏi
Công ty phải có đội ngũ CBCNV có chất lượng đáp ứng với các yêu cầu của thị
trường.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty trong giai đoạn kiến tập cùng với
những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, tôi muốn tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại Công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM”

1


PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những kỹ năng thiết yếu

của nhà quản lý và cũng là nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng và bền vững
của tổ chức. Thành công chủ yếu của các công ty ngày nay phụ thuộc chủ yếu vào
tài sản con người hơn là tài sản vật chất. Nhà xưởng, thiệt bị, máy móc, công nghệ,
cơ sở sản xuất có thể mua được, nhưng tài năng của con người để thực hiện công
việc khó kiếm hơn nhiều và không phải lúc nào cũng mua được bằng tiền.
Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực là nhiệm
vụ mang tính chiến lược lâu dài. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm
xây dựng đội ngũ nhân lực cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, phù
hợp với điều kiện đặc điểm của từng doang nghiệp, có làm tốt công tác quy hoạch,
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực thì mới khắc phục được tình trạng bị
động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác nhân lực.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cùng với quá trình lĩnh hội,
tiếp thu những tri thức về chuyên ngành Quản trị nhân lực tại Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội, tôi xin lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM” làm đề tài nghiên
cứu kiến tập của mình.
2.

Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Cổ

phần Xây dựng Hà Nội CPM và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực tại công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM.
3.
Nhiệm vụ nghiên cứu.

Làm rõ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Xây dựng
Hà Nội CPM và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại công ty cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM
4.
Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian: Giai đoạn 2011 – 2014
2


Về không gian: Tập trung nghiên cứu quá trình đào tạo, phát triển nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM.
Địa chỉ: Công ty cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM – P1106 – Nhà 17T5 –
KĐT Trung Hòa Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội
5.
Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng các kiến thức của các môn học Quản trị Nhân lực, tổ chức và khoa
học quản lý, những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Cùng với việc kết hợp các phương pháp như nghiên cứu tài liệu; phương
pháp quan sát; phương pháp so sánh tổng hợp; phương pháp khảo sát thực tế;
phương pháp phân tích; phương pháp đánh giá tổng hợp.
6.

Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.
Phân tích, làm rõ chất lượng nguồn nhân lực từ đó tìm ra những điểm mạnh

để phát huy và đưa ra những giải pháp để khắc phục những điểm yếu giúp cho chất
lượng nguồn nhân lực có được chất lượng tốt nhất, nâng cao năng suất lao động và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
7.

Kết cấu đề tài.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM và vai trò
của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần
Xây dựng Hà Nội CPM và sự cần thiết nâng cao chất lương nguồn nhân lưc.
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Cổ
phần Xây dựng Hà Nội CPM.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM VÀ VAI
TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
3







Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM
Tên Tiếng Anh: HANOI CPM CONSTRUCTION CORPORATION
Tên viết tắt: HA NOI CPM CORP.
Địa chỉ chính: P1106 - Nhà 17T5 - KĐT Trung Hoà Nhân Chính - Thanh

Xuân – Hà Nội
• Địa chỉ giao dịch: VP8B - Toà nhà Sông Đà SDU - Km10 Trần Phú - Văn








Quán - Hà Đông – Hà Nội
Điện thoại: 04.3354.3354 - Fax: 04.3312.0615
Email:
Website: www.hanoicpm.com
Đại diện: TẠ VŨ TOÀN
Chức danh: Tổng Giám Đốc
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0101557196 do Sở kế hoạch đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 02/10/2004.
Công ty cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM được thành lập ngày 02 tháng 10

năm 2004, trước đây có tên gọi là công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn quản lý dự
án Hà Nội. Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0101557196 do Sở kế hoạch đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 02/10/2004. Sau hơn 10 năm trưởng thành và
phát triển, hiện nay Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và
không ngừng mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động.
+ Các ngành nghề mũi nhọn chính đang thực hiện.
• Sản xuất lắp dựng nhôm kính, tường kính khổ tấm lớn.
• Gia công lắp dựng lan can kính.
• Gia công lắp dựng các loại cửa tự động.
• Gia công lắp đặt tấm ốp hợp kim nhôm của các hãng có chất lượng cao.
• Gia công lắp đặt và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, nhựa.
• Cung cấp phụ kiện các loại cửa ngoại nhập của: Pháp, Nhật, Trung Quốc cao
cấp...
+ Lực lượng CBCNV hiện có
• Cán bộ nhân viên trực thuộc văn phòng: 60 người

• Công nhân kỹ thuật trực thuộc công ty: 70 người
• Công nhân thời vụ: 200 người
+ Một số cán bộ, chuyên gia tiêu biểu của HA NOI CPM
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty, Kỹ sư xây dựng Đinh Ngọc Sơn trên
25 năm kinh nghiệm, Chứng chỉ Giám đốc tư vấn quản lý dự án, Chứng chỉ Quản
4


lý dự án, Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, Chứng chỉ đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Đã từng trực tiếp chỉ đạo thi công và tham gia các công trình lớn đầu tư bởi
nước ngoài hoặc chính phủ Việt Nam: Đại sứ quán Nga (1991), Khách sạn
Furama- Đà Nẵng (1993), Toà nhà Office Deawoo (1994-1996), Đại sứ quán Úc
(1997), Khách sạn Royal Park (1997), Toànhà Bictungshing 2 Ngô Quyền (1997),
Khách sạn Fortuna (1998), Đại sứ quán Nhật (1998), Cung Văn hoá hữu nghị Việt
xô, Khách sạn Meritus, The Lien Hotel, Cung thể thao dưới nước (2003), Sân vận
động Quốc Gia (2003), Trung tâm Hội nghị Quốc Gia..v.v...
Tổng giám đốc, Cử nhân kinh tế Tạ Vũ Toàn có trên 17 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực gia công, lắp dựng và cung cấp sản phẩm nhôm kính, tấm ốp.
Thành viên HĐQT, ông Nguyễn Thanh Tùng có trên 20 năm kinh nghiệm
quản trị kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, đầu tư, điều hành dự án.
Phó tổng giám đốc kỹ thuật, Kỹ sư xây dựng Đỗ Mạnh Hưởng với 25
năm kinh nghiệm chỉ đạo thi công trực tiếp các đội xây dựng tại Công trình
Daewoo, Đại sứ quán Úc, Khách sạn Meritus, Sân vận động quốc gia, Cung thể
Hội Đồng Quản Trị

CT.HĐQT
thao nước, Văn phòng cho thuê Tổng công ty Hàng hải v.v.. rất thông
thạo các
công trình về xây dựng thô, hoàn thiện, nhôm kính, tấm ốp nhôm. GĐ kỹ thuật

Phó tổng giám đốc thường trực, cử nhân kinh tế Tạ Văn Thắng có trên
10 năm kinh nghiệm quản lý và điều hành hoạt động văn phòng. Chuyên gia tư vấn
TT-KS
Tổng Giám Đốc
vàBan
đàm
phán hợp đồng.
Và đội ngũ cán bộ Kỹ sư xây dựng, cơ khí, chuyên viên và tổ trưởng trực
tiếp thi công có kinh nghiệm.
• Sơ đồ tổ chức công ty.

Ban
thanh
tra
kiểm
soát

Kế
toán

Kế toán

P.TGĐ

trưởng

Thường trực

Hành
chính


tổng
hợp

Kinh
doanh
dự
án

Vật

Thiết

Thi

Nhà



kế

công

xưởng

5


1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của vụ của công ty
1.1.2.1. Chức năng

Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao; cơ sở vật chất,
trang thiết bị kiện toàn và đặc biệt là thái độ và phương pháp làm việc tốt, công ty
Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM là đơn vị có thể giải quyết các vấn đề trong lĩnh
vực trang trí nội, ngoại thất với nhôm, kính, gỗ, nhựa, tấm ốp hợp kim nhôm
composite v.v...
Công ty đảm bảo cung cấp giải pháp tổng thể về các công trình của Nhà
nước và tư nhân từ các khâuTư vấn lập dự toán, Thiết kế, Giám sát đến khâu xây
lắp hoàn thiện một Dự án xây dựng.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Cung cấp và lắp đặt các sản phẩm Tấm ốp nhôm composite trang trí nội,
ngoại thất (Của các hãng Alucobond, Alcotop, Trieuchen, Alcorest v.v...);
Cung cấp và lắp đặt Cửa đi, cửa sổ, vách mặt dựng, tường kính và các sản
phẩm liên quan đến Nhôm kính: Nhôm của Singapore, Pháp, Hyundai, Trung
Quốc, S-Hal, Tungkuang..v.v...; Nhựa kính: Nhựa của Rehau, Shide .v.v...;
Tư vấn đưa ra các giải pháp ưu việt cho việc cung cấp và lắp đặt các hệ
Vách kính khổ tấm lớn 15mm, 19mm cao đến 10m;
6


Cung cấp và lắp đặt Lan can cầu thang kính, Tay vịn cầu thang Inox;
Cung cấp và lắp đặt Buồng tắm kính, vách tắm đứng;
Cung cấp các Phụ kiện cao cấp cho cửa nhôm, cửa nhựa lõi thép, cửa kính
temper: Chân nhện, kẹp kính, bản lề chữ A, bản lề cối cửa sổ mở, bản lề lá cửa đi,
bánh xe cửa sổ lùa, khoá tay gạt, tay gạt clemon, chốt âm.....
Thiết kế chi tiết và phối cảnh về nhôm kính, nhựa kính, gỗ, tấm ốp nhôm
cho công trình.
Cho thuê và buôn bán Thiết bị: Gia công, lắp đặt nhôm, kính, gỗ, nhựa trong
và ngoài nhà.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
• Ban giám đốc.

• Giám đốc: Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong việc điều hành
hoạt động chung của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực mà Tổng công ty giao cho, đồng thời chịu trách nhiệm
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty.
• Phó giám đốc: Phó giám đốc là người được giám đốc phân công điều hành
một số lĩnh vực hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, Công ty
và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giám đốc phân công:
+Trực tiếp điều hành các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty
+Phê duyệt quyết toán
+Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được giám đốc uỷ quyền.
• Ban thanh tra – kiểm soát.
Ban thanh tra kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các công trình của
công ty. Đảm bảo các công trình được làm theo đúng tiêu chuẩn đề ra, thẩm định
chất lượng công trình đảm bảo đúng chất lượng khi bàn giao cho khách hàng.
• Các phòng ban khác.
Phòng hành chính tổng hợp.
7


Đây là nơi bao quát mọi hoạt động của doanh nghiệp, có nhiệm vụ làm tham
mưu cho giám đốc về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, tiền thưởng, đào tạo
mạng lưới quản lý công tác thanh tra, bảo vệ, khen thưởng, kỷ luật, quản lý hành
chính, văn thư, lưu trữ, bảo vệ cơ quan.
Tổ chức nơi làm việc cho CBCNV, quản lý con dấu của Công ty và sổ sách
hành chính của Công ty.
Tổ chức thực hiện công tác bảo mật về hoạt động của Công ty theo quy định
của Công ty và pháp luật.
Ngoài ra, bộ phận này còn có chức năng đón tiếp khách, tổ chức các cuộc
họp theo yêu cầu của ban giám đốc hay của tập thể CBCNV trong Công ty.

Phòng kế toán.
Phụ trách mọi hoạt động tài chính - kế toán của Công ty, là bộ phận tham
mưu cho giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác tài chính - kế toán, thống kê theo
chế độ hiện hành của Nhà nước và của Tổng công ty. Cụ thể phòng tài chính - kế
toán có nhiệm vụ sau:


Về lĩnh vực tài chính:

Tham mưu giúp giám đốc thực hiện quyền quản lý, sử dụng tài sản, nguồn
vốn do Tổng công ty giao; giúp giám đốc đảm bảo điều tiết vốn trong kinh doanh.
Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty nhằm hoạch định chiến
lược và lựa chọn phương án tối ưu về mặt tài chính cho Công ty.


Về lĩnh vực kế toán:

Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê theo quy định của Nhà nước,
ghi chép chứng từ đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan.

8


Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, kết quả hoạt động kinh doanh, báo
cáo thuyết minh tài chính theo quy định hiện hành, thường xuyên báo cáo với giám
đốc về tình hình tài chính của Công ty.
Kết hợp với các phòng ban nhằm nắm vững tiến độ khối lượng thi công các
công trình, theo dõi khấu hao máy móc, trang thiết bị, lập kế hoạch thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước, BHXH, BHYT cho CBCNV trong Công ty theo quy định hiện
hành của Nhà nước.

Phòng kinh doanh – dự án.
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tương đối chính xác,
làm cơ sở để toàn Công ty thực hiện kịp thời, chỉ đạo công tác điều hành sản xuất
kinh doanh và là tham mưu đắc lực cho ban giám đốc trong tổ chức, triển khai thực
hiện các kế hoạch đề ra.
Giới thiệu, quảng bá về Công ty với khách hàng, thường xuyên nâng cao uy
tín, hình ảnh của Công ty; giới thiệu năng lực và thông tin cần thiết về Công ty để
tham gia dự thầu.
Tham mưu giúp giám đốc quan hệ với đơn vị bạn, hình thành các hợp đồng
liên doanh; nắm bắt những thông tin về dự án đầu tư báo cáo lên giám đốc để có kế
hoạch dự thầu.
Nắm bắt tình hình biến động của thị trường xây dựng, xây lắp trong từng
thời kỳ, đưa ra những chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
Phòng vật tư.
Có nhiệm vụ điều hành các hoạt động mua, bán vật tư, XNK hàng hoá, mở
rộng phạm vi kinh doanh, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, cung cấp vật tư
thiết bị trong nội bộ Công ty và bán trực tiếp cho khách hàng.

9


Các bộ phận sản xuất kinh doanh.
Các xí nghiệp hoạt đông một cách độc lập trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây
dựng, sửa chữa và xây lắp đặt các phụ kiện cần thiết
Tại các xí nghiệp thành viên có mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điều
hành sản xuất kinh doanh tương tự như các phòng ban của Công ty nhưng số lượng
CBCNV ít hơn, bộ máy quản lý đơn giản hơn. Riêng với các công trình được tổ
chức thành các tiểu ban nhỏ có chức năng và nhiệm vụ giống các phòng ban thu
nhỏ của Công ty.
Các đội sản xuất trực thuộc xí nghiệp trực thuộc các xí nghiệp, do các xí

nghiệp trực tiếp quản lý.
1.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với công ty.
1.2.1. Đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý.
1.2.1.1. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ quản lý.
Ngoài những đặc điểm chung của lao động, đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế còn có một số đặc điểm riêng sau:
-Cán bộ quản lý có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, làm cho hoạt động sản xuất diễn
ra liên tục, không bị gián đoạn.
-Đối tượng tác động của cán bộ quản lý là người gắn liền với hoạt động sản
xuất kinh doanh. Sự tác động của cán bộ quản lý vào những người này nhằm phát
huy nội lực ẩn chứa bên trong mỗi con người, phát huy khả năng sáng tạo mỗi cá
nhân, tập thể bằng các chủ trương, định hướng, tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh
giá. Người quản lý tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh thông qua người lao
động.

10


-Hoạt động của cán bộ quản lý là hoạt động trí óc. Cán bộ quản lý luôn phải
suy nghĩ, sáng tạo, tìm tòi và nghiên cứu các tình huống để đưa ra những quyết
định chính xác và kịp thời. Các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, luôn biến
đổi không ngừng theo không gian và thời gian, điều này đòi hỏi người cán bộ quản
lý phải hết sức linh hoạt dựa trên năng lực, kinh nghiệm của bản thân, nhạy cảm
với sự biến đổi của thực tiễn, dám nghĩ, dám làm, có bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng
đương đầu với khó khăn thử thách, dũng cảm nhìn nhận và sửa chữa sai lầm. Do
vậy, người cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh phải được đào tạo một cách cơ bản
và phải được tôi luyện trong hoạt động thực tiễn.
1.2.1.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cán bộ quản lý

giữ vai trò hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự
thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình này, các nhà quản lý thường xuyên thực hiện 3 vai trò: vai trò liên
kết, vai trò thông tin và vai trò ra quyết định.
-Vai trò liên kết bao gồm những công việc liên quan trực tiếp với những
người khác. Người quản lý đại diện cho đơn vị, công ty mình trong các cuộc gặp
mặt chính thức với đơn vị bạn, đối tác…(vai trò người đại diện); đưa ra các chủ
trương, chính sách nhằm tạo ra và duy trì động lực cho người lao động nhằm đạt
được mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp (vai trò người lanh đạo); đảm bảo
mối liên hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty
(vai trò người liên lạc).
-Vai trò thông tin bao gồm sự trao đổi thông tin với người khác. Người quản
lý tìm kiếm thông tin phản hồi cần thiết cho quản lý (vai trò người giám sát), chia
sẻ thông tin với những người trong đơn vị, doanh nghiệp (vai trò người truyền tin),
chia sẻ thông tin với những người bên ngoài đơn vị (vai trò người phát ngôn).
11


-Vai trò ra quyết định bao hàm việc ra quyết định để tác động lên con người.
Nhà quản lý tìm kiếm cơ hội, thông tin để xác định vấn đề cần giải quyết (vai trò
người ra quyết định), chỉ đạo việc thực hiện quyết định (vai trò người điều hành),
phân bổ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu khác nhau (vai trò người đảm bào
nguồn lực) và tiến hành đàm phán với đối tác (vai trò người đàm phán).
Những vai trò trên giúp các nhà quản lý thực hiện có hiệu quả chức năng và
nhiệm vụ của mình. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của
người quản lý càng được thể hiện rõ nét.
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh
1.2.2.1. Đặc điểm của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp.
Lao động sản xuất – kinh doanh là lực lượng tham gia trực tiếp và gián tiếp
vào quá trình sản xuất ra sản phẩm cho doanh nghiệp, lao động sản xuất kinh

doanh trong doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh là lực lượng thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mang đặc điểm
của đội ngũ lao động nói chung và có những đặc điểm riêng:
-Lao động sản xuất kinh doanh có chức năng nhiệm vụ thực hiện các công
việc liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
-Hoạt động của lao động sản xuất kinh doanh đa phần là hoạt động chân tay.
1.2.2.2. Phân loại
Lao động sản xuất kinh doanh bao gồm lao động sản xuất chính và lao động
sản xuất phụ.
12


Lao động sản xuất chính là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của
doanh nghiệp. Đội ngũ công nhân này tập trung chủ yếu tại các phân xưởng sản
xuất.Là đội ngũ đặc biệt quan trọng vì họ quyết định trực tiếp đến số lượng và chất
lượng sản phẩm.
Lao động sản xuất phụ là những người không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
nhưng những công việc của họ giúp cho lao động sản xuất chính hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Đây là đội ngũ lao động không thể thiếu được của doanh nghiệp, công
việc của họ góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
1.3. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
1.3.1. Các khái niệm
Sự thành công của mỗi tổ chức trước hết phụ thuộc vào yếu tố con người,
trong tất cả các nguồn lực thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất. Nguồn
nhân lực có vai trò quan trọng trong mỗi tổ chức, con người là chủ thể cho mọi
hoạt động, là yếu tố nội lực thúc đẩy sự phát triển.

Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định đến sự cạnh tranh và phát triển bền
vững của mỗi tổ chức. Đứng trước những thách thức của nền kinh tế thị trường đầy
biến động , mỗi tổ chức phải tìm ra hướng đi mới để thay đổi và phát triển.
Nhân lực: Được hiểu là nguồn nhân lực trong từng con người, bao gồm trí
lực và thể lực. Trí lực thể hiện ở sự suy nghĩ, hiểu biết của con người đối với thế
giới xung quanh, thể lực là sức khoẻ, khả năng làm việc bằng cơ bắp, chân tay.
Nguồn lực phản ánh khả năng lao động của từng con người và là điều kiện cần
thiết của quá trình lao động sản xuất xã hội.
Nguồn nhân lực: Của một tổ chức chính là tập hợp những người lao động
làm việc trong tổ chức đó. Nó được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai
trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn
nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con
người, do chính giá trị sức lao động của con người tạo ra. Để nâng cao vai trò của

13


con người, của nguồn nhân lực trong tổ chức thì việc quan tâm đến công tác đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố cần thiết và quan trọng đối với mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chất lượng nhân lực: Là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí
tuệ, sự hiểu biết, trình độ, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ v.v… của người
lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng để
xem xét và đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Về cơ bản được hiểu là tăng giá trị
cho con người trên các mặt phẩm chất đạo đức, thể chất, năng lực, thẩm mỹ,
thông qua các chính sách phát triển nguồn nhân lực giúp con người có những
năng lực, phẩm chất mới, cao hơn để có thể hoàn thành tốt hơn mục tiêu của tổ
chức và của chính bản thân họ.
Đào tạo: Được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động

có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đối với các
doanh nghiệp thì nhu cầu đào tạo không thể thiếu được bởi vì không phải lúc nào
các doanh nghiệp cũng tuyển được những người mới có đủ trình độ, kỹ năng phù
hợp với những công việc đặt ra.
Giáo dục: Được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người
bước vào một nghề nghiệp mới, thích hợp hơn trong tương lai.
Phát triển: Là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước
mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở
những định hướng tương lai của tổ chức.
Đào tạo, giáo dục và phát triển đếu có điểm tương đồng dùng để chỉ một quá
trình tương tự như nhau. Đó là quá trình cho phép con người tiếp thu các kiến thức,
các kỹ năng mới, thay dổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực
14


hiện công việc của cá nhân. Đào tạo, giáo dục và phát triển đều sử dụng các
phương pháp tương tự nhau nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao các
kiến thức kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, đào tạo và phát triển được phân biệt căn
cứ vào mục đích của các hoạt động đó.
1.3.2. Vai trò của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò rất to lớn
đối với nền kinh tế xã hội nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp, tổ chức
và người lao động nói riêng:
+ Đối với doanh nghiệp:
Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xem là một yếu tố cơ bản
nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực trở
thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh
nghiệp giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý,
chuyên môn kế cận, và giúp cho doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổi
của xã hội. Quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thành công sẽ mang lại

những lợi ích sau:
Cải tiến về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
Giảm bớt được sự giám sát, vì khi người lao động được đào tạo, trang bị đầy
đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết họ có thể tự giám sát được.
Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động.
Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực.
Giảm bớt được tai nạn lao động

15


Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có
nguồn đào tạo dự trữ để thay thế.
+ Đối với người lao động:
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi
ích cho tổ chức mà nó còn giúp cho người lao động cập nhật các kiến thức, kỹ
năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Nhờ có đào tạo
và phát triển mà người lao động tránh được sự đào thải trong quá trình phát triển
của tổ chức, xã hội. Và nó còn góp phần làm thoả mãn nhu cầu phát triển cho
người lao động.
+ Đối với nền kinh tế xã hội:
Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng
vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Đào tạo là cơ sở
thế mạnh, là nguồn gốc thành công của các nước phát triển mạnh trên thế giới như
Anh, Pháp, Nhật…Sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cũng chính
là yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

16



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÀ NỘI CPM VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
2.1. Chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực
2.1.1.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
• Khái niệm
Chất lượng của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp được thể hiện ở đức và
tài. Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của người cán bộ quản lý. Chất lượng
của đội ngũ cán bộ quản lý trước hết được thể hiện cụ thể qua kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phải có đạo đức trong nghề nghiệp cũng
như trong cuộc sống, biết gắn kết lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân một cách hài
hòa, am hiểu và tuân thủ pháp luật của Nhà nước trong quá trình điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
Để đánh giá được chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
trước hết cần xây dựng được tiêu chí để đánh giá. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý trong doanh nghiệp được thể hiện thông qua các tiêu chí: trình độ chuyên môn,
năng lực công tác, thái độ làm việc, phẩm chất đạo đức, tiềm năng phát triển và các
yêu cầu cần thiết khác mà người cán bộ quản lý cần có để quản lý và điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp gồm 3
nhóm chủ yếu:
17


-Trình độ bao gồm trình độ chuyên môn và trình độ quản lý
-Kết quả thực hiện công việc

-Phẩm chất đạo đức
 Trình độ của cán bộ quản lý
Trình độ của cán bộ quản lý được thể hiện ở sự hiểu biết về các lĩnh vực tự
nhiên, kinh tế, xã hội…và được trang bị kiến thức ở mức độ nhất định. Tức là vừa
có kiến thức cơ bản, vừa có chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về quản lý. Như
vậy, cán bộ quản lý phải được đào tạo và trang bị kiến thức tổng hợp của nhiều
lĩnh vực. Trong nền kinh tế thị trường, phải đối đầu với những thử thách trong xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi cán bộ quản lý phải có kiến thức chuyên
môn giỏi, nghiệp vụ sâu về lĩnh vực được giao; phải có kiến thức về kinh tế thị
trường, kinh tế quốc tế, có kiến thức về thông lệ quốc tế trong các hoạt động kinh
tế, có hiểu biết về phong tục tập quán của nước bản địa - nước có quan hệ hợp tác
kinh tế; phải có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại,vận dụng xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý chuyên nghiệp ở mọi cấp quản lý, hoạt động tuân thủ theo quy luật
vận động của nền kinh tế thị trường; cần nắm chắc các đường lối, chính sách kinh
tế của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
 Kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý
Khi có trình độ chuyên môn cũng như trình độ kiến thức nhất định, người
quản lý cần phải thể hiện năng lực làm việc hay khả năng thực thi nhiệm vụ. Khả
năng thực thi nhiệm vụ là khả năng biến kiến thức, kinh nghiệm thành hoạt động
chỉ đạo cụ thể, bao gồm kỹ năng về chuyên môn và kỹ năng về tổ chức quản lý.
+ Kỹ năng về chuyên môn
Trong quá trính quản lý, người quản lý cần phải có khả năng chuyến hóa
những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm vào quá trình hoạt
18


động sản xuất kinh doanh, đưa ra những quyết định quản lý kịp thời, chính xác và
giải pháp cụ thể cho từng tình huống. Kỹ năng chuyên môn bao gồm các mặt:
Cán bộ quản lý phải có năng lực hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh
và tổ chức thực hiện nhằm đạt được kết quả một cách tối ưu nhất.Cán bộ quản lý

phải có năng lực thực tế, phân tích các tình huống, giải quyết kịp thời, nhanh nhất
các vấn đề phát sinh trong quát trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Cán bộ quản lý cần biết sử dụng đúng khả năng chuyên môn của cán bộ cấp
dưới, biết lắng nghe, tổng hợp, phân tích và sử dụng ý kiến đóng góp cũng như
phản hồi của cán bộ cấp dưới để vận dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của
đơn vị, tổ chức.
Có khả năng và kinh nghiệm thức tế, kịp thời nắm bắt được biến động của
thị trường, nắm rõ nhu cầu của thị trường cũng như nhu cầu và khả năng sử dụng
các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất của khách hàng để có quyết định sản xuất
kinh doanh đúng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực một cách tối ưu, không gây ra sự
lãng phí.
Có khả năng huy động sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý cấp chức năng,các
đơn vị bạn.
+ Kỹ năng về tổ chức quản lý
Đây là yếu tố quan trọng của cán bộ làm công tác quản lý, kỹ năng tổ chức
quản lý được thể hiện qua các mặt:
Có năng lực tổ chức, chỉ huy, phân công và khả năng lôi cuốn, thúc đẩy mọi
người thực hiện công việc và hoàn thành nhiệm vụ. Có khả năng thấu hiểu và nắm
được tâm lý của người lao động,có khả năng sử dụng lao động phù hợp với chuyên
môn sở trường và sở thích để mang lại hiệu quả lao động cao nhất.
19


Có khả năng quan sát để tổ chức cho doanh nghiệp hoạt động đồng bộ, có
hiệu quả.
Biết tự chủ, có nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Phản ứng nhanh nhạy, quyết đoán trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm. Có khả năng chớp thời cơ và khả năng dự báo và biết dùng đúng

tiềm lực vào thời điểm và bộ phận thích hợp.
 Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý
Người cán bộ quản lý phải có đạo đực, lối sống và tác phong làm việc khoa
học, dân chủ, cần kiệm, liêm chính chí công vô tư, không tham nhũng, có ý thức tổ
chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với người lao động, có khả
năng tập hợp và đoàn kết nội bộ.
Người cán bộ quản lý thực hiện tốt đường lối của Đảng, chủ trương, chính
sách và pháp luật của Nhà nước.
Cán bộ quản lý phải có sức khoẻ tốt để đảm đương các nhiệm vụ được giao.
Đây là cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình quản lý. Đặc biệt
trong điều kiện cạnh tranh,hội nhập kinh tế quốc tế,người cán bộ quản lý làm việc
với cường độ cao, thời gian làm việc kéo dài, do vậy nếu không có sức khoẻ thì
không duy trì được sức làm việc, không đưa ra được quyết định đúng đắn và kịp
thời.
Người cán bộ quản lý cần phải có kinh nghiệm trong quản lý và có chuyên
môn công việc được giao trách nhiệm quản lý.
2.1.1.2. Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh
• Khái niệm

20


×