Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Soạn ĐỀ CƯƠNG môn SINH học lớp 10 hoc kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.52 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH
CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO
Câu 1. Phân biệt.
a. Quá trình nguyên phân với quá trình giảm phân.
Chỉ tiêu
Nguyên phân
Giảm phân
Loại tế bào diễn ra
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và Xảy ra ở tế bào sinh dục vùng
tế bào sinh dục sơ khai
chín
Số lần nhân đôi và số lần NST nhân đôi 1 lần, phân li 1 NST nhân đôi 1 lần, phân li 2
phân li của NST
lần
lần
Kết quả phân bào
Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế
bào con mạng bộ NST 2n
bào con có bộ NST n
Ý nghĩa
Là cơ chế của sinh sản vô Là cơ chế của sinh sản hữu
tính và sinh trưởng
tính
b. Giảm phân I với giảm phân II về mỗi kỳ phân bào.
Kỳ phân bào
Giảm phân I
Giảm phân II
Kỳ đầu
Có hiện tượng bắt cặp của các Không có
NST kép tạo cặp NST tương
đồng


Có hiện tượng tiếp hợp và Không có
trao đổi chéo giữa các NST
kép trong cặp tương đồng
Kỳ giữa
NST kép xếp thành 2 hàng NST kép xếp thành 1 hàng
trên mặt phẳng xích đạo
trên mặt phẳng xích đạo
Kỳ sau
NST kép phân li về 2 cực của NST đơn phân li về 2 cực của
tế bào
tế bào
Kỳ cuối
Tạo 2 tế bào con có bộ NST Tạo 1 tế bào con có bộ NST
đơn bội kép
giảm đi 1 nữa
Câu 2. Nêu ý nghĩa các biến đổi sau:
- NST xoắn cực đại ở kì giữa: Tạo điều kiện để NST di chuyển dễ dàng trên thoi
phân bào. Làm NST không bị rối trong quá trình phân li.
- Sau khi nhân đôi NST vẫn đính với nhau ở tâm động mà không tách rời: Tạo điều
kiện để phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con.
- Hình thành thoi vô sắc: là phương tiện di chuyển của NST về 2 cực của tế bào.
- Sự tiếp hợp của cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I: tạo sự đa dạng
sinh học.
- NST dãn xoắn cực đại ở kỳ trung gian: tổng hợp vật chất di truyền để nhân đôi.


PHẦN III: SINH HỌC VI SINH VẬT
CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Câu 1 :
a. Phân biệt hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí:

Tiêu chí
Hô hấp kị khí
Hô hấp hiếu khí
Sự tham gia của Oxi
Luôn cần sự tham gia của Không cần sự tham gia của Oxi
Oxi
Chất nhận điện tử cuối Oxi
Gốc vô cơ (NO3-, SO4+ )
cùng
Sự phân giải chất hữu cơ Là quá trình phân giải hoàn Là quá trình phân giải không
toàn
hoàn toàn
Sản phẩm
CO2 , H2O
Ngoài CO2 , H2O còn có sản
phẩm trung gian
Năng lượng được giải Cao ~ 40%
Thấp ~ 20%
phóng
b. Phân biệt lên men etylic và lên men lactic:
Tiêu chí
Lên men Lactic
Lên men Etylic
Nguyên liệu
Glucozo  axit lactic + Glucozo  rượu + CO2 + năng
CO2 + năng lượng Q
lượng Q
Vi sinh vật phân giải
Vi khuẩn lactic
Nấm men

Sản phẩm
Axit lactic
Rượu
Ứng dụng
Chế biến, bảo quản thực Sản xuất các đồ uống có cồn
phẩm
Câu 2: a. Mô tả thí nghiệm lên men etylic?
• Chuẩn bị:
- Dụng cụ :
+ 3 ống nghiệm đánh số thứ tự 1, 2, 3 và giá ống nghiệm
- Nguyên liệu:
+ dung dịch đường Saccarozo 10%
+ bột bánh men
+ nước lã đun sôi để nguội.
• Tiến hành:
- Bước 1: Cho dd sacarozo vào ống 1 và ống 2
- Bước 2: Cho bột nấm men vào ống 2 và ống 3
- Bước 3: Cho nước cất vào ống 3
- Bước 4: Quan sát
• Kết quả:
- Ống 1 có mùi đường vì có cơ chất (đường) nhưng không có vsv nên không diễn
ra quá trình lên men rượu.


- Ống 2 có hiện tượng sủi bọt khí (CO 2) và có mùi rượu vì có đầy đủ cơ chất và
vsv nên quá trình lên men rượu diễn ra.
- Ống 3 có mùi bánh men vì có vsv nhưng không có cơ chất nên không diễn ra quá
trình lên men.
• Kết luận: Thí nghiệm lên men etylic xảy ra khi có đủ cơ chất (đường) và vsv (nấm
men).

b. Làm sữa chua:
• Mô tả quy trình làm sữa chua:
- Chuẩn bị:
+ 1 hộp sữa đặc
+ 1 hũ sữa chua
+ 400 – 500 ml nước sôi, 400 – 500 ml nước đun sôi để nguội
+ Dụng cụ: cốc thủy tinh, hộp nhựa, thìa, đũa
- Tiến hành:
+ Bước 1: Cho sữa đặc vào hộp nhựa
+ Bước 2: Hòa thêm 400 – 500 ml nước sôi, 400 – 500 ml nước đun sôi để nguội,
khuấy đều. Dung dịch có nhiệt độ 40 – 50oC.
+ Bước 3: Hòa đều hộp sữa chua vào dung dịch sữa vừa pha.
+ Bước 4: Rót dung dịch sữa đã chuẩn bị vào cốc, đậy nắp kỹ.
+ Bước 5: Ủ ấm hoặc phơi nắng ở nhiệt độ 40oC từ 3 – 5 giờ.
• Vì sao khi làm sữa chua:
- Sữa chua từ dạng ngọt chuyển sang chua: lúc đầu, sữa có vị ngọt do có chứa
đường saccarozo. Sau đó sữa từ dạng ngọt chuyển sang dạng chua do vi khuẩn
lactic sẽ biến dịch sữa trên thành dịch chứa nhiều axit lactic.
- Sữa chuyển từ dạng lỏng chuyển sang đặc: vi khuẩn lactic đã giải phóng đường
trong sữa thành axit lactic và giải phóng năng lượng, năng lượng làm nhiệt độ
tăng cao. Trong môi trường axit có độ pH thấp và nhiệt độ cao thì sẽ làm Pr kết
tủa.
c. Muối chua rau quả:
• Quy trình muối chua rau quả:
- Chuẩn bị:
+ dao, hộp nhựa
+ Nguyên liệu: dưa chuột, rau cải, nước muối, đường.
- Tiến hành:
+ Bước 1: làm sạch nguyên liệu và phơi héo.
+ Bước 2: cắt nhỏ nguyên liệu.

+ Bước 3: cho nguyên liệu vừa cắt nhỏ vào hộp nhựa.
+ Bước 4: Đổ ngập nước muối NaCl (5 - 6%)
+ Bước 5: Nén chặt, đậy kín rồi để ở nơi ấm 28 – 30oC.


• Vì sao khi muối chua rau quả:
- Nên phơi nguyên liệu hơi héo: để làm giảm lượng nước trong rau quả, khi muối
sẽ giữ ổn định môi trường cho vi khuẩn lactic hoạt động  Làm giảm số lượng
các vi sinh vật gây hại.
- Nên nén nguyên liệu ngập trong dung dịch muối: Khi nén nguyên liệu ngập trong
dung dịch muối thì nồng độ chất tan ở ngoài môi trường cao hơn trong tế bào vsv
nên chất tan được khuếch tán từ môi trường vào tế bào, ngược lại nước trong tế
bào sẽ thẩm thấu ra ngoài môi trường gây hiện tượng co nguyên sinh  vsv
không thể phân chia được  Ức chế hoạt động của vsv gây hại.
- Khi muối cho thêm một chút đường thì sản phẩm sẽ nhanh chua và ngon hơn:
bình thường nếu không cho đường thì phải chờ đường từ rau cải thẩm thấu ra để
thực hiện quá trình lên men. Vì vậy cần phải thêm một chút đường để tạo nguyên
liệu ban đầu cho vi khuẩn lactic thực hiện quá trình lên men  quá trình lên men
diễn ra nhanh  sản phẩm nhanh chua và ngon hơn.
CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Câu 1:
• Thời gian thế hệ là gì? Viết công thức tính thời gian thế hệ?
- Thời gian thế hệ là khoảng thời gian từ khi tb xuất hiện đến khi tế bào phân chia.
- Công thức: g=t/n
• Sinh trưởng ở quần thể vi sinh vật có điểm gì khác sinh trưởng ở sinh vật đa bào?
Viết công thức tính số lượng tế bào của quần thể sau thời gian sinh trưởng?
- Điểm khác:
Quần thể vi sinh vật
Sinh vật đa bào
Là sự phát triển số lượng tế bào Là sự phát triển về kích thước

trong quần thể
của cơ thể
Quan sát được sự sinh trưởng Quan sát sự sinh trưởng bằng
bằng kính hiển vi
mắt thường
Câu 2: Căn cứ vào đâu để phân biệt các kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật và kiểu dinh
dưỡng của vi sinh vật? Cho các ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp.
• Để phân biệt các kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật người ta căn cứ vào nguồn
gốc chất dinh dưỡng mà vi sinh vật sử dụng.
- Môi trường dùng chất tự nhiên: nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật
có nguồn gốc tự nhiên. VD: dịch chiết nước trái cây, nước ép thịt, cơm nguội,...
- Môi trường bán tổng hợp: nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho vsv có nguồn gốc
tự nhiên và nguồn gốc tổng hợp. VD: dịch chiết nước trái cây + đường (muối
hoặc chất khác).
- Môi trường tổng hợp: nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho vsv có nguồn gốc
tổng hợp. VD: 1l Glucozo 20% + 2g NaCl
• Để phân biệt kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật người ta căn cứ vào nguồn năng lượng
và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng.


- Quang dị dưỡng: nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon chủ yếu là CO 2.
VD: vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Hóa dị dưỡng: nguồn năng lượng là chất vô cơ, nguồn cacbon chủ yếu là CO 2.
VD: vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh.
- Quang tự dưỡng: năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ.
VD: vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: năng lượng là chất hữu cơ, nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ.
VD: nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
Câu 3:
a. Trình bày sự thay đổi số lượng tế bào của quần thể vi khuẩn qua các pha sinh trưởng

trong nuôi cấy không liên tục và giải thích sự thay đổi đó ở mỗi pha?
• Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục được thể
hiện qua 4 pha:
- Pha tiềm phát: Vi khuẩn hình thành enzim cảm ứng để thích nghi với môi trường
 số lượng tế bào vẫn được giữ nguyên.
- Pha lũy thừa: vi khuẩn đã thích nghi được với môi trường và nguồn chất dinh
dưỡng dồi dào nên quá trình trao đổi chất của vi khuẩn diễn ra mạnh  số lượng
tế bào tăng nhanh.
- Pha cân bằng: Nguồn chất dinh dưỡng bắt đầu giảm dần, các chất độc hại bắt đầu
xuất hiện. Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại và các tế bào vi khuẩn chết do
chất độc hại  Số lượng tế bào đạt cực đại.
- Pha suy vong: nguồn chất dinh dưỡng đã cạn kiệt, các chất độc hại tăng  số
lượng tế bào giảm dần.
b. Trong nuôi cấy không liên tục nên thu sinh khối ở giai đoạn nào là tốt nhất? Vì sao?
- Trong nuôi cấy không liên tục nên thu sinh khối ở cuối pha lũy thừa là tốt nhất.
- Vì pha lũy thừa là giai đoạn quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh nhất. Ở pha cân
bằng các chất độc hại bắt đầu xuất hiện sẽ làm cho sinh khối không sạch, chứa
chất độc hại.  Cuối pha lũy thừa số lượng sinh khối là nhiều nhất và sạch.
Câu 4: Phân biệt những điểm khác nhau giữa hai hình thức nuôi cấy vi sinh vật.
Chỉ tiêu
Nuôi cấy liên tục
Nuôi cấy không liên tục
Khái niệm
Là dạng môi trường được bổ Là dạng môi trường không được
sung chất dinh dưỡng thường bổ sung chất dinh dưỡng, không
xuyên và lấy đi sản phẩm lấy đi sản phẩm chuyển hóa của
chuyển hóa.
vi sinh vật.
Các pha sinh trưởng Gồm 2 pha: lũy thừa, cân bằng Gồm 4 pha: tiềm phát, lũy thừa,
cân bằng, suy vong.

Thành phần môi Thành phần môi trường ổn Thành phần môi trường bị biến
trường
định
đổi
Kiểu sinh trưởng Sinh trưởng theo cấp lũy thừa
Sinh trưởng theo cấp lũy thừa rồi
của vi sinh vật
giảm dần


Chất độc hại trong
môi trường nuôi cấy
Thời gian đạt số
lượng cực đại
Ứng dụng

Không có



Cuối pha lũy thừa đầu pha cân Pha cân bằng
bằng
Vsv được sử dụng nuôi cấy Vsv được sử dụng trong phòng
trong quy mô công nghiệp
thí nghiệm để nhân giống hoặc
nghiên cứu

Câu 5:
a. Muốn kiểm tra một thành phần hóa học nào đó có trong môi trường hay không nên
chọn vi sinh vật khuyết dưỡng hay nguyên dưỡng? Vì sao?

• Chọn vsv khuyết dưỡng.
• Vì vsv khuyết dưỡng là vsv không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng, còn
vsv nguyên dưỡng là vsv tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng. Nếu cho vsv
khuyết dưỡng vào môi trường đó mà vsv chết thì chứng tỏ môi trường không có
thành phần hóa học đó và ngược lại.
b. Chúng ta thường hay sử dụng cồn iot để xử lí vết thương. Em hãy giải thích?
• Khi bị thương, phần da bị hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển sẽ
gây hoại tử tế bào vùng bị vết thương đó. Cồn iot sẽ oxi hóa các thành phần tế bào
giúp tiêu diệt vi khuẩn.
Câu 6:
- Vì sao sau khi rửa sạch rau sống nên ngâm trong nước muối pha loãng?
+ Vì khi rửa sạch rau sống chúng ta làm rau sạch bẩn chứ không loại bỏ được các vi
khuẩn gây hại. Khi ngâm rau sống trong nước muối pha loãng thì nồng độ chất tan
ở ngoài môi trường cao hơn trong tế bào vsv nên chất tan được khuếch tán từ môi
trường vào tế bào, ngược lại nước trong tế bào sẽ thẩm thấu ra ngoài môi trường gây
hiện tượng co nguyên sinh  vsv không thể phân chia được.
- Vì sao cá biển giữ trong tủ lạnh dễ bị hư hỏng hơn cá sông?
+ Trong mỗi cơ thể cá đều có vsv, trong đó có những vsv gây hoại tử tế bào. Cá
sông sống ở mực nước cạn quen ấm nên khi để trong tủ lạnh thì các vsv không quen
lạnh nên bị ức chế sự phát triển. Còn cá biển ở mực nước sâu quen lạnh nên các vsv
gặp lạnh sẽ phát triển nhanh hơn  dễ bị hư hỏng.
- Vì sao trong sữa chua không có vsv gây bệnh?
+ Vì khi làm sữa chua vi khuẩn lactic sẽ phân giải tạo thành axit lactic làm độ pH
giảm. Trong điều kiện độ pH thấp sẽ làm ức chế sự phát triển của các vsv có hại.
- Vì sao thức ăn cầng chứa nhiều nước thì càng dễ bị nhiễm khuẩn?
+ Vì vi khuẩn là sinh vật nhân sơ, cấu trúc tế bào đơn giản nên nó chỉ có thể sống
nhờ dinh dưỡng hòa tan trong nước  thức ăn càng chứa nhiều nước thì càng dễ bị
nhiễm khuẩn.



CHƯƠNG III: VI RÚT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Câu 1:
a. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa vi rút trần và vi rút có vỏ ngoài? Trình bày
thí nghiệm của Franken và Conrat?
• Vi rút trần và vi rút có vỏ ngoài:
- Giống:
+ Cấu tạo gồm vỏ và lõi axit nucleic.
+ Vỏ cấu tạo bằng capsome (protein)
+ Các giai đoạn nhân lên: hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.
+ Chưa có cấu tạo tế bào
+ Kiểu sống: không sống độc lập, sống kí sinh nội bào.
+ Không sinh sản độc lập mà nhân lên nhờ tế bào chủ.
- Khác nhau:
Vi rút trần
Vi rút có vỏ ngoài
Không có vỏ ngoài , không có gai
Có vỏ ngoài, có gai glicoprotein
glicoprotein
Ở giai đoạn hấp phụ: hấp phụ bằng
Hấp phụ bằng gai glicoprotein
Protein thụ thể
Xâm nhập: đưa cả cơ thể vào tb chủ
Chỉ tuồng lõi axit nucleic vào tb chủ
• Thí nghiệm của Franken và Conrat:
- Chuẩn bị:
+ Dụng cụ: sử dụng các dụng cụ phù hợp để tách và cấy vi rút.
+ Mẫu vật: 2 chủng vi rút gây bệnh với trạng thái khác nhau.
- Tiến hành:
+ Bước 1: Tách riêng vỏ protein và lõi axit nucleic của mỗi chủng vi rút
+ Bước 2: Trộn vỏ chủng B với lõi chủng A

+ Bước 3: Cho vi rút lai xâm nhập vào tế bào chủ (cây thuốc lá)
- Kết quả: cây thuốc lá nhiễm bệnh theo đặc tính của chủng A.
- Kết luận: Lõi axit nucleic mang hệ gen quy định đặc điểm và tính chất của vi rút.
b. Phân biệt vi rút với vi sinh vật nhân sơ?
Vi rút
Vi sinh vật nhân sơ
Chưa có cấu tạo tế bào
Đã có cấu tạo tế bào
Chỉ là thực thể khi ở trong tế bào chủ
Luôn là một cơ thể đơn bào
Cấu tạo: vỏ capsit và lõi axit nucleic
Cấu tạo: MSC,TBC, vùng nhân
Vật chất di truyền có thể là ADN xoắn
Vật chất di truyền chỉ là ADN dạng
kép hoặc ARN
vòng
Chưa có bào quan
Có bào quan là riboxom
Sinh sản không độc lập mà phụ thuộc
Sinh sản một cách độc lập và không phụ
vào tế bào chủ
thuộc vào tế bào chủ


Sinh sản không liên quan tới TĐC vì lấy Sinh sản gắn liền với trao đổi chất
nguyên liệu và enzim từ tế bào chủ
Sinh sản bằng hình thức nhân đổi qua 5 Sinh sản bằng phân đôi trực phân
giai đoạn
Kiểu sống kí sinh nội bào bắt buộc
Ký sinh ngoại bào và nhiều kiểu sống

khác
c. Vi rút là thể sống khi nào và không phải là thể sống khi nào? Vì sao?
- Vi rút là thể sống khi trong tế bào chủ. Vì khi đó vi rút mới có các hoạt đọng
chuyển hóa chất và sinh sản.
- Không là thể sống khi ra khỏi tế bào chủ. Vì vi rút sống ký sinh nội bào bắt buộc
nên ra ngoài nó sẽ chết.
Câu 2:
a. Trình bày đặc điểm mỗi giai đoạn trong chu trình nhân lên của vi rút trong vật chủ?
- Sự hấp phụ: Gai glicoprotein hoặc protein bề mặt của vi rút phải đặc hiệu với thụ
thể bề mặt của tế bào thì vi rút mới bám vào được, nếu không thì vi rút không
bám vào được.
- Xâm nhập:
- + Đối với phago: enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế
bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
- + Đối với vi rút động vật: đưa cả vỏ và lõi axit nucleic vào tế bào chất, sau đó
”cởi vỏ” để giải phóng axit nucleic.
- - Sinh tổng hợp: virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit
nucleic và protein cho riêng mình.
- Lắp ráp: lắp aixt nucleic vào protein vỏ để tạo vi rút hoàn chỉnh.
- Phóng thích: Virut phá vở tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.
b. Hãy cho biết:
- Tại sao mỗi virut chỉ có thể xâm nhập vào một loại tế bào nhất định?
+ Ở giai đoạn xâm nhập điều kiện cần có là sự phù hợp giữa protein của virut hoặc
gai glicoprotein của virut với protein thụ thể của tế bào chủ, mà mỗi loại virut tính
phù hợp là tính đặc hiệu  nên mỗi virut chỉ xâm nhập mỗi tế bào xác định.
- Virut gây hại cho vật chủ ở giai đoạn nào trong chu trình nhân lên? Vì sao?
+ Virut gây hại ở 2 giai đoạn là sinh tổng hợp và phóng thích. Vì ở giai đoạn sinh
tổng hợp virut lấy nguyên liệu và dinh dưỡng của tế bào chủ ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển. Ở giai đoạn phóng thích virut làm tan rã tế bào chủ.
c. Vì sao virut không xâm nhập trực tiếp được vsfo tế bào thực vật? Hãy kể tên những

con đường xâm nhập của virut vào tế bào thực vật?
- Vi rút không xâm nhập trực tiếp vào tế bào thực vật vì để xâm nhập virut phải
bám vào thụ thể của màng sinh chất mà thực vật có thành xenlulozo bọc bên
ngoài màng sinh chất nên virut không có điều kiện tiếp xúc với thụ thể có tế bào
thực vật.
- Những con đường xâm nhập hcaay bị xây xát, hạt hoặc mầm giống gieo trồng bị
bệnh, do côn trùng cắn.


Câu 3: Trình bày những tác hại và ứng dụng của virut trong thực tiễn?
• Tác hại của virut:
- Trên đối tượng vi sinh vật (phago):
+ Virut ký sinh và nhâ lên trong cơ thể vsv theo 5 giai đoạn gây ảnh hưởng đến
ngành công nghiệp vi sinh.
- Vi rút ký sinh trên thực vật (1000 loài):
+Virut không tự xâm nhập vào trong tế bào thự cvaatj.
+ Cách xâm nhập : do côn trùng, do xây xát vết thương, do hạt hoặc mầm giống gieo
trồng bị bệnh
- Virut ký sinh trên côn trùng:
+ Virut ký sinh côn trùng: vật chủ để sản xuất thuốc trừ sâu; là vật trung gian truyền
bệnh.
+ Kí sinh trên người và động vật: 500 bệnh do virut gây ra ở người và động vật.
• Ứng dụng của virut:
- Là vecto trong kỹ thuật di truyền.
- Với hệ sinh thái: Virut kí sinh trong các đối tượng vi sinh vật gây hại thường
không kí sinh trong thực vật và động vật nên sẽ tiêu diệt các đối tượng gây bệnh
bảo vệ hệ thực động vật trong hệ sinh thái.
- Trong tiến hóa: Virut là trung gian chuyển gen giữa các loài khác nhau  Giúp
tăng da dạng di truyền trong sinh giới.




×