Thuyết minh thiết kế Phần cấp thoát nước
I. cơ sở thiết kế.
Hệ thống cấp thoát nước cho công trình được thiết kế dựa trên cơ sở các tài liệu
sau:
1. Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy phạm được sử dụng.
-
Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.
-
TCXD 51 : 1984 Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn
thiết kế.
-
TCXD 33 : 2006 Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn
thiết kế.
-
TCVN 4474 : 1987 Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
-
TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
-
TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu
thiết kế.
II. Quy mô công trình – Quy mô dùng nước.
• Nhu cầu nước cho cứu hoả trong nhà: theo bảng 14 TCVN 2622 : 1995, tính cho
02 đám cháy xảy ra với lưu lượng dập tắt một đám cháy là 2,5 (l/s),
Lưu lượng nước cần thiết cho hệ thống cc vách tường cấp cho 2 đám cháy.
Q1CH = 2x 2,5 x 3,6 x 3 = 54(m3).
Lưu lượng nước cần thiết cho hệ thống Sprinkler cấp cho 1 đám cháy ở tầng
hầm.
Q2CH = 2,5 x 3,6 x 3 = 27(m3).
Như vậy tổng lượng nước cấp cho chữa cháy là:
Qcc = Q1CH + Q2CH = 54+27 = 81(m3).
• Tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt trong ngày theo Bảng 1 TCVN 4513:1988
* Lượng nước cấp cho khối văn phòng trong công trình này là:
Q1 = q x N = 20 x 560/1000 = 11.2 (m3/ngày)
q: tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người khối văn phòng q= 20 l/người.ngày
N: số người trong văn phòng = 560 người. ( tiêu chuẩn 5-7m2 cho một người )
* Lượng nước cấp cho khu bán hàn trong công trình này là:
1
Q2 = q x N = 5 x 600/1000 = 3 (m3/ngày)
q: tiêu chuẩn dùng nước cho 1 một lượt người vào siêu thị q= 5 l/người.ngày
N: số người mua bán hàng = 600 người.
Như vậy tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt là:
Qsh= Q2 + Q1 = 11.2+3 = 14.2 (m3/ngày)
Tổng nhu cầu dùng nước cho toàn nhà kể cả Sinh hoạt và CC là:
Q=Qcc+ Qsh = 81+14.2 = 95.2 (m3/ngàyđêm).
III. Giải pháp kỹ thuật cấp thoát nước.
1. Giải pháp cấp nước sinh hoạt.
- Nước cấp vào công trình lấy từ mạng lưới cấp nước thành phố đưa vào bể chứa
nước ngầm. Hệ thống máy bơm đặt ở trạm bơm tầng hầm đưa nước từ bể chứa ngầm
lên bể nước mái . Hệ thống cấp nước sinh hoạt và cấp nước cứu hoả được thiết kế độc
lập. Nước từ bể mái cấp xuống cho các khu vệ sinh, công trình cao tầng nên cấp nước
theo kiểu phân vùng.
- Với mục đích để điều hoà lưu lượng, đảm bảo áp lực cho phép trong toàn hệ
thống (bổ sung thêm áp lực hoặc giảm áp) cũng như để mạch lạc trong việc quản lý hệ
thống và tôn trọng sự hoạt động độc lập từng chức năng chính
Để đảm bảo lưu lượng và khử áp lực dư tại các tầng dưới của các vùng, ta giảm
tiết diện ống và dùng van khoá để điều chỉnh.
Đường kính các tuyến ống cấp nước được xác định theo bảng 6-4 và 6-5 của Quy
chuẩn hệ thống cấp nước trong nhà và công trình, cụ thể:
ống chính C1 : cấp cho các ba khu wc tầng 1, tầng 2 và tầng 3, ống chính được tính
toán và chọn theo bảng:
Tầng
nhà
1
Khu wc
tầng 1
Loại thiết bị
vệ sinh
2
Xí bệt
Tiểu treo
Chậu rửa
Tổng cộng
Số lượng
Đương lượng
Đương
lượng thiết
bị
3
3
2
3
4
0.5
0.17
0.33
Đương
lượng tổng
cộng
5
1.5
0.34
0.99
2.83
6
7
2.83
φ32
5.66
φ40
Khu wc
Giống tầng 1
2
tầng 2
Tổng cộng
Khu wc
tầng 3
2.83
Giống tầng 1
Tổng cộng
8.49
φ50
2.83
ống chính C2 : cấp cho các ba khu wc nam tầng 4, tầng 5 và 6, ống chính được tính
toán và chọn theo bảng:
Tầng
Loại thiết bị Số lượng
Đương lượng
nhà
vệ sinh
Đương
Đương
lượng thiết lượng tổng
bị
cộng
1
2
3
4
5
6
7
Khu wc Xí bệt
1
0.5
0.5
tầng 4 Tiểu treo
φ25
1
0.17
0.17
1.00
Chậu rửa
1
0.33
0.33
Tổng cộng
1.00
Khu wc
tầng 5 Giống tầng 4
φ32
2.00
Tổng cộng
1.00
Khu wc
tầng 6
φ40
Giống tầng 4
3.00
Tổng cộng
1.00
ống chính C3 : cấp cho các ba khu tầng 7, tầng 8 và tầng 9, ống chính được tính
toán và chọn theo bảng:
Tầng
Loại thiết bị Số lượng
Đương lượng
nhà
vệ sinh
Đương
Đương
lượng thiết lượng tổng
bị
cộng
1
2
3
4
5
6
7
Khu wc Xí bệt
1
0.5
0.5
tầng 7 Tiểu treo
φ25
1
0.17
0.17
1.00
Chậu rửa
1
0.33
0.33
Tổng cộng
1.00
Khu wc
tầng 8 Giống tầng 7
φ32
2.00
Tổng cộng
1.00
Khu wc
tầng 9 Giống tầng 7
φ40
3.00
Tổng cộng
1.00
3
ống chính C5 : cấp cho ba khu nữ tầng 4, tầng 5 và tầng 6, ống chính được tính
toán và chọn theo bảng.
Tầng
nhà
1
Khu wc
tầng 4
Loại thiết bị
vệ sinh
2
Xí bệt
Chậu rửa
Tổng cộng
Khu wc
tầng 5
Khu wc
tầng 6
Số lượng
Đương lượng
Đương
lượng thiết
bị
3
2
1
4
0.5
0.33
Giống tầng 4
Tổng cộng
Đương
lượng tổng
cộng
5
1.0
6
7
1.33
φ25
2.66
φ32
3.99
φ40
0.33
1.33
1.33
Giống tầng 4
Tổng cộng
1.33
ống chính C6 : cấp cho ba khu nữ tầng 7, tầng 8 và tầng 9, ống chính được tính
toán và chọn giống ống chính C5.
2. Giải pháp thoát nước và thông hơi.
2.1. Thoát nước mưa trên mái
Nước mưa từ mái được thoát theo các ống đứng xuống rồi thoát ra hệ thống thoát
nước thành phố.
Nước ngưng từ các máy điều hoà không khí thoát chung vào hệ thống thoát nước
mưa hoặc nước rửa.
Phễu thu nước mái bằng gang có lưới chắn rác, ống thoát nước mái bằng nhựa
PVC.
Lưu lượng tính toán nước mưa trên mái được xác định theo công thức (mục D.1.2
– trang 158 “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”):
Q = K x F x q5 / 10.000 = 2 x 260 x 484,6 / 10.000 = 25,2 (l/s)
Trong đó:
Q : Lưu lượng nước mưa (l/s).
F : Diện tích mái thu nước: 260 m2
K : Hệ số lấy bằng 2
4
q5 : Cường độ mưa l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ
tính toán bằng 1 năm: tính tại Hà Nội = 484,6 l/s.ha
Tra theo bảng D -1.1 trang 160 “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và
công trình” lưu lượng nước mưa tính cho một ống đứng D100 là 20 l/s. Như vậy với
tổng lưu lượng tính toán như trên thì số lượng ống cần thiết tối thiểu để thoát là:
n = 25,2 / 20 = 1,2 ống
Dựa vào mặt bằng nhà kết hợp với tính toán ở trên chọn 3 ống thoát nước D110
các ống bố trí như thể hiện ở bản vẽ.
2.2. Thoát nước thải sinh hoạt
Hệ thống thoát nước trong nhà được thoát theo các tuyến riêng:
-
Nước thải từ các xí, tiểu thoát theo các tuyến ống riêng dẫn vào ngăn chứa của
bể tự hoại.
- ống đứng thoát xí, tiểu theo trục ống đứng đặt trong hộp kỹ thuật đặt trong
các khu wc của các căn hộ được tính và chọn theo bảng sau:
Tính cho ống đứng TX1 ta có bảng như sau:
Tầng
Loại thiết bị
vệ sinh
Số lượng
1
Tầng 10
2
3
3
3
Xí bệt
Tổng
Đương lượng
ĐL
ĐL
đơn vị thoát
4
5
3,5
10,5
10,5
Đương
lượng
Đường
kính ống
6
10,5
7
D140
Tầng 9
Tầng 8
Giống tầng 10
Giống tầng 10
21
42
D140
D140
Tầng 7
Giống tầng 10
63
D140
Tầng 6
Giống tầng 10
84
D140
Tầng 5
Giống tầng 10
105
D140
Tầng 4
Giống tầng 10
126
D140
Tương tự tính toán cho các ống đứng khác ta có được đường kính các ống đứng.
- Nước thải chậu rửa, nước rửa sàn theo các tuyến riêng thoát vào hố ga và thoát
ra hệ thống cống thoát nước bên ngoài công trình.
Cấu trúc từng tuyến bao gồm: ống đứng, ống nhánh, ống thông hơi riêng và nắp
thông tắc. Vật liệu của ống bao gồm:
-
Toàn bộ các ống nhánh từ các khu WC ra ống đứng bằng nhựa PVC.
-
Các ống đứng thoát nước bằng nhựa PVC hoặc PVC Class 2.
5
-
Tất cả các ống thông hơi bằng nhựa PVC.
Tại đầu các tuyến ống nhánh phải có nắp thông tắc, trên ống đứng cách 1 tầng có
1 ống kiểm tra.
Toàn bộ hệ thống thoát nước được cố định với kết cấu nhà bằng thanh treo, khung
đỡ hay giá kê (trong hộp kỹ thuật). Các tuyến nhánh đặt với độ dốc 2% 3% theo
hướng thoát nước.
2.3. Thông hơi cho hệ thống thoát nước
Nhiệm vụ của hệ thống thông hơi trong công trình là ổn định và cân bằng áp suất
trong mạng thoát nước bằng áp suất khí quyển, ngăn không cho mùi hôi thối, khí độc
vào nhà.
Thông hơi cho hệ thống thoát nước tổ chức theo tuyến riêng gồm ống nhánh và
ống đứng. ống đứng thông hơi nối với đỉnh và chân ống đứng thoát nước, ống nhánh
thông hơi nối với ống thoát nước của thiết bị vệ sinh. Bố trí ống thông hơi riêng cho
Bể tự hoại.
2.5. Xử lý nước thải
Nước thải sinh hoạt trong công trình được xử lý tại bể tự hoại sau đó thoát ra hệ
thống cống thoát nước bên ngoài công trình.
Tính toán bể tự hoại gồm hai phần chính (thể tích phần lắng và thể tích phần
lên men cặn)
-
Dung tích bể tự hoại được tính theo công thức:
W = WC + WN (m3)
Trong đó:
WN: thể tích nước của bể, lấy bằng 50%Qsh ngày đêm:
WN = 50%*14 = 7 m3
WC: thể tích cặn của bể, m3.
WC =
a * T (100 − W1 ) * b * c * N
= 18,9 m3
(100 − W2 ) * 1000
Trong đó:
a: lượng cặn trung bình của một người thải ra một ngày, a = 0,5 – 0,8
l/ng.ngđ. a = 0.5
T: thời gian giữa hai lần lấy cặn,ngày. T = 6 tháng = 180 ngày.
W1, W2: độ ẩm cặn tươi vào bể và của cặn khi lên men, W1 = 95%, W2 =
90%.
b: hệ số kể đến việc giảm thể tích cặn khi lên men (giảm 30%), b = 0,7.
6
c: hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn để giữ lại
vi sinh vật giúp cho quá trình lên men cặn được nhanh chóng, dễ dàng. Để
lại 20%, c = 1,2.
N số người sử dụng bể tự hoại.
Như vậy tổng thể tích bể tự hoại là:
W = 18.9 + 7 = 25.9 (m3) lấy W = 26m3
Trên cơ sở tính toán bố trí bể tự hoại dung tích 26m3như bản vẽ.
IV. Tính toán công trình đơn vị.
1. Bể chứa nước sạch:
Trên cơ sở tính toán nhu cầu dùng nước cho tòa nhà, tiến hành xây dựng 2 bể chứa
nước. 01 bể dùng cho sinh hoạt bố trí nổi trên tầng hầm (xem vị trí bể nước sinh hoạt
trên bản vẽ), 01 bể nước dùng cho chữa cháy xây ngầm dưới sàn tầng hầm. Nguồn
nước 2 bể thông nhau bằng ống thép D100 đi ngầm sàn tầng hầm. Dung tích bể nước
sinh hoạt là 12.5m3 , dung tích bể chữa cháy là 27m3.
2. Bể nước mái
- Dung tích bể mái tính theo công thức:
WBM = 1,3 WĐH (m3)
WĐH = 50% x Qng.đ = 50% x 14 = 7 (m3)
=> WBM = 1,3 x 7 = 9.1 (m3)
Bố trí 02 két nước mái có dung tích 5m3
V. Vật liệu cấp thoát nước
1. Vật liệu xây dựng mạng lưới
Mạng lưới cấp thoát nước gồm đường ống và phụ tùng, thiết bị đóng cắt, điều
khiển, phòng ngừa.
1.1. Mạng cấp nước.
Tuyến vào bể chứa: nhựa PPR D25 mối nối nhiệt
Tuyến bơm lên bể mái: ống PPR φ50 mối nối nhiệt
Tuyến cấp xuống trong nhà: ống PPR
1.2. Thoát nước mái: ống nhựa PVC Class 2.
1.3. Thông hơi: ống nhựa PVC.
1.4. Thoát nước sinh hoạt: ống nhựa PVC Class 2 cho ống đứng, ống PVC cho ống
ngang.
7
2. Cấu trúc mạng lưới
- Toàn bộ mạng lưới cấp thoát nước được đi trong hộp kỹ thuật, trong trần và trong
tường.
- Riêng ở tầng hầm, các ống cấp nước và thoát nước đều đI trên trần. ống cấp nước
chữa cháy đI sát trần, dầm, vòng theo dầm rồi mới đI xuống phòng đặt máy. Các ống
thoát TX, TS, TM và ống thông hơI TH đi sát trần , sát tường rồi được nối thoát thẳng
ra ngoài để đảm bảo độ dốc đồng thời giảm khối lượng đào đắp dưới tầng hầm.
- Lắp ống xong, các tuyến kỹ thuật phải được sơn theo màu chỉ định sau:
-
ống cấp nước cứu hoả: Sơn màu đỏ
-
ống cấp nước lạnh: Sơn màu xanh
-
ống thoát nước mái: Sơn màu bạc
-
ống thoát nước bẩn: Sơn màu đen hoặc ghi xanh
3. Yêu cầu kỹ thuật để nghiệm thu
- Đảm bảo độ bền vững, mỹ quan, đúng chủng loại, mã hiệu. Vật liệu phải có chất
lượng đúng quy định của thiết kế. Vật tư nhập về cần có văn bản nghiệm thu kỹ thuật
trước khi lắp.
- Áp lực thử theo quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành.
- Tất cả các mối nối phải có biện pháp chống gỉ.
- Phải tổ chức nghiệm thu trước khi hoàn thiện và lắp thiết bị
- Đơn vị thi công phải bảo hành đúng quy định.
vii. Chọn máy bơm cấp nước.
1/ Máy bơm sinh hoạt:
Lưu lượng máy bơm chọn: Q = 8m3/h.
Xác định áp lực bơm:
HB = Hhh + H0 + (1,3*i*L) + htd.
Chọn 02 máy bơm nước lên bể mái có các thông số sau:
QB = 8
m3/h; H = 55 m.
2/ Máy bơm chữa cháy:
Xác định áp lực bơm:
HB = Hhh + H0 + (1,3*i*L) + Hv
Hhh = 28,5 m, chiều cao hình học tính từ mực nước thấp nhất trong bể chứa đến
mực nước cao nhất cứu hoả.
8
H0 = 5 (tổn thất ở ống hút và trong nội bộ trạm bơm)
1,3 là hệ số tổn thất cục bộ.
Hv: áp lực cần thiết để tạo ra cột nước đặc 6m, Hv=15m.
-> HB = 28,5 + 5 + 1,3*(20,4*50/1000) + 25 = 60 m
Chọn 02 máy bơm chữa cháy (01 bơm điện 01 bơm diezen):
QB = 20m3/h; H = 90 m.
Chọn một bơm bù áp cho hệ thống cc QB = 1,5l/s; H = 95 m.
9
THUYếT MINH THIếT Kế Hệ THốNG CấP điện
I-Phạm vi công việc:
-Trong công trình này phần thiết kế điện được đề cập các nội dung sau.
+ Thiết kế kỹ thuật phần điện động học
+ Thiết kế điện chiếu sáng trong công trình
+ Biện pháp an toàn điện
+ Chống sét cho công trình
+ Thống kê vật liệu điện
II-Căn cứ thiết kế:
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phần điện dựa trên Hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công
phần kiến trúc đã được phê duyệt, dựa theo các tiêu chuẩn quy pham hiện hành của
Việt Nam.
- TCXD-16-1986: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng
- TCXD-25-1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà Và các công trình công cộng
- TCXD-27-1991: Đặt thiết bị điện trong nhà và các công trình công cộng
- TCXD-46-1984: Chống sét cho các công trình xây dựng
- TCXD-4756-1989: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện
- TCXD-2622-1995: Công tắc phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình.
-Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phần cấp điện của: Nhà Văn Phòng, tuân theo các tiêu chuẩn
và Quy chuẩn hiện hành của nhà nước và của Bộ Xây Dựng.
III-Giải pháp thiết kế trong công trình:
1-Nguồn điện cấp điện cho công trình:
-Nguồn điện cấp điện cho công trình được lấy từ trạm biến áp cấp điện đến tủ
điện tổng của 6Cu/DSTA/PVC185+N240+E90. Cáp điện từ tủ điện tổng cấp đến các
tầng được đi trong hộp kỹ thuật điện.
2 Chỉ tiêu tính toán và phụ tải tính toán của các thiết bị điện và toàn công trình
a- Công suất đặt của các thiết bị trong công trình:
- Hộp đèn huỳnh quang 1,2m đôi 2x40W-220V.
- Hộp đèn huỳnh quang 600x600 – 3x20W-220V
- Đèn gắn tường 60W-220V.
- Đèn lốp trần 60w-220V.
10
- ổ cắm đơn 300w/ổ , ổ cắm đơn 600w/ổ
b.Công suất điện tính toán cho các tủ điện nhánh
Ta có bảng tính toán công suất điện cho tầng 2 như sau:
Công suất
Tầng
nhà
Loại thiết bị
điện
Số
lượng
1
2
ổ cắm đôi
ổ cắm đơn
Đèn downlight
Đèn lốp trần
Đèn huỳnh
quang máng 3
Tổng cộng
3
Tầng 2
Cống
suất
thiết bị
17
0
0
5
4
600
300
26
60
42
60
Cống
suất
tổng
cộng
5
10200
0
0
300
Tổng
Cống
suất
tính
toán
Dòng
điện
định
mức
At cần
chọn
Tiết
diện và
loại
dây
6
7
8
9
75
36.18
70
2520
13020
Từ đây tra bảng tiết diện dây ta chọn dây: CU/XLPE/PVC/(3x16)+1x10
Tính toán tương tự ta có được cống suất điện của các tầng. Tổng hợp công suất điện
của các tầng và các phụ tải khác vào bảng sau:
Công suất toàn
phần (KVA)
stt
Lọai phụ tải
1
Tầng hầm
4,62
2
Tầng 1
22,14
3
Tầng 2
22,60
4
Tầng 3
22,60
5
Tầng 4
28,10
6
Tầng 5
28,10
7
Tầng 6
28,10
8
Tầng 7
28,10
9
Tầng 8
28,10
10
Tầng 9
28,10
11
Tầng 10
28,10
12
Bơm CC
50
13
Bơm Sinh hoạt
40
11
14
Hệ thống điều hòa VRV cho các
tầng 1-4.
200
15
Thang máy
36
16
Bơm tăng áp trên mái
1,5
c- Công suất điện tính toán
- Tổng công suất tính toán của toàn bộ công trình là 264,47 kw
3 - Giải pháp chiếu sáng trong công trình:
- Theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo 20-TCVN-16-86. Các phòng làm việc được
chiếu sáng bằng đèn hộp huỳnh quang 3x20w-220v. Sảnh thang máy và đón tiếp, được
chiếu sáng bằng đèn Downlight 15W – D120.
4-Giải pháp đặt các thiết bị điện trong công trình:
- Các công tắc, áp tomát, tủ điện và hộp điện được đặt cách sàn 1,25m, các ổ cắm khác
đặt cách sàn 0,3m. Đèn lốp trần đặt sát trần, đèn hộp hùynh quang và downlight đặt
ngầm trần kỹ thuật, đèn chiếu sáng cầu thang bộ gắn tường 2,2m. Cáp điện ở trục tầng
đi trong máng cáp từ tủ điện tổng tầng 1 đến các tủ điện tầng. Toàn bộ dây cáp điện
cấp điện cho ổ cắm và công tắc trong công trình được là lọai cáp đôi ( Cu/PVC 2.54mm2 ) luồn trong ống nhựa cứng PVC D20 đặt ngầm sàn.
Dây cáp ra đèn là lọai cáp đôi (cu/PVC 2x1.5 mm 2 ) được luồn trong ống PVC D16
đặt ngầm trần kỹ thuật.
5- Giải pháp lắp đặt hệ thống tiếp địa cho các thiết bị điện trong công trình
- Công trình sử dụng hệ thống tiếp địa với cọc tiếp địa l>=2,5m.
Khoảng cách giữa các cọc là 3 m. Khi đóng cọc phải dùng búa, lấp đất bằng đất mịn,
đầm chặt. Điện trở tiếp địa đảm bảo < 4Ω.
6- Giải pháp chống sét cho công trình:
- Căn cứ thiết kế:
- TCN 68-174/1998 tiêu chuẩn chống sét cho các công trình Viễn Thông của Tổng cục
Bưu Điện.
12
- 20 TCN 46-84 tiêu chuẩn nối đất chống sét hiện hành của Bộ Xây Dựng.
- TCVN 4756-86 tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.
- Xếp hạng bảo vệ của c/t: Thuộc hạng 3 căn cứ theo tiêu chuẩn hiện hành
Giải pháp thiết kế :
- Chống sét cho khu Nhà Điều Hành bao gồm chống sét trực tiếp Dùng hệ thống thu sét
PULSAL18 sử dụng đầu và kim thu sét trực tiếp phát xạ sớm. Bán kính bảo vệ cấp III,
R= 55m.
* Nguyên lý hoạt động:
- Khi có giông bão, xuất hiện trường điện từ giữa đám mây tích điện và mặt đất. Theo
nguyên lý về cấu trúc hình học thì các góc, cạnh, các vật có kết cấu sắc nhọn, các vật ở
vị trí cao sẽ có mật độ điện trường cao.
- Một vật thể sắc nhọn sẽ làm tăng khả năng phát điện tử tự do và nếu vị trí cao sẽ phát
động phóng một tia hướng lên để kết hợp với tia đầu tiên đi xuống từ đám mây, nhanh
hơn bất kỳ sự phóng điện từ đám mây xuống bất kỳ cấu trúc, hay ngôi nhà cao tầng nào
khác. đó chính là nguyên lý cơ bản của phương pháp chống sét hiện đại dùng tia phát
xạ sớm. Công nghệ này lần đầu tiên được phát minh và công nhận bằng sáng chế trên
toàn thế giới, đạt tiêu chuẩn ISO 9002 .
- Kim thu sét phản ứng rất nhạy chủ động phóng tia tiên đạo trước bất kỳ vật cạnh tranh
của cấu trúc hình học xung quanh. Kim thu sét được chế tạo bằng các loại vật liệu đặc
biệt không ăn mòn trong điều kiện khắc nghiệt.
* Giải pháp kỹ thuật:
- Lắp kim thu sét phóng điện sớm Pusan 18 Rp= 55m, cáp thoát sét là loại dây đồng
D70mm.
* Tổ đất:
- Tổ đất chống sét: Được thiết kế gồm 4 cọc đồng φ18 dài 2.5 m, khoảng cách tối thiểu
giữa các cọc là 2,5m, sử dụng 01 bao GEM25 để giảm điện trở đất. Sau khi thi công
xong đảm bảo điện trở R≤ 10Ω. Dây thoát sét là dây đồng D70 mm.
- Tổ đất công tác: Gồm 4 cọc đồng φ18 dài 2.5m, khoảng cách giữa các cọc là 2,5m,
các mối nối được sử lý bằng công nghệ hàn hoá nhiệt, dùng 01 bao GEM25 làm giảm
điện trở đất, Sau khi thi công yêu cầu điện trở đất ≤ 4Ω.
13
- Kết nối giữa hai tổ đất: 2 tổ đất được nối với nhau bằng thiết bị đẳng thế TEC, để
tránh được sự chênh lệch điện áp giữa các tổ đất, tăng cường độ an toàn cho người và
thiết bị và vẫn đảm bảo 2 tổ đất cách biệt nhau.
- Yêu cầu khi thi công: Khi thi công phải đảm bảo:
+ Đường dây thoát sét là đường ngắn nhất có thể, bán kính cong tối thiểu
R≥ 0.75 m. Có ít nhất 2 điểm nối với tổ đất ( Hệ số an toàn k=2).
+ 2 tổ đất không được nối trực tiếp với nhau.
+ Dây vào và ra của đường nguồn tuyệt đối không được chạy gần nhau, song song với
nhau. Nên phải đi chéo nhau thì bắt buộc chạy vuông góc với nhau. Chú ý không tạo
cuộn cảm giả khi thi công (Bán kính cong nhỏ, nhiều đoạn chạy ngoắt nghéo..v..v...)
+ Khi thi công nếu điện trở an toàn tiếp đất và an toàn điện không đạt trị số quy định
(10Ω và 4Ω ) thì báo cho thiết kế biết để xử lý.
14
THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA-THÔNG GIÓ
-
Số tầng điều hoà
: 1-10 tầng.
Hệ thống điều hoà không khí được tính toán thiết kế phải đạt được các yêu cầu:
-
Đảm bảo các thông số kỹ thuật cơ bản theo yêu cầu công năng sử dụng của
công trình (nhiệt độ, độ ẩm, ...).
-
Hệ thống điều hoà không khí phải hiện đại, phải phù hợp với toàn bộ thiết kế
kiến trúc, kết cấu, điện, nước, hệ thống báo cháy, phòng cháy chữa cháy để khi
thi công lắp đặt không làm ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ thi công công
trình.
-
Hệ thống điều hoà không khí phải đạt được yêu cầu về tính kinh tế, điện năng
tiêu thụ hợp lý. Hệ thống điều khiển dễ dàng, thuận tiện. Chi phí quản lý, vận
hành hệ thống thấp.
I. Các điều kiện và tiêu chuẩn thiết kế
1.1. Các điều kiện thiết kế
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687 : 1992, hệ thống điều hoà không khí cho
công trình thuộc cấp 2, do vậy các thông số khí hậu thiết kế với khu vực Hà nội
như sau:
a/. Thông số ngoài nhà:
Mùa hè:
Nhiệt độ:
37,2 OC
Độ ẩm tương đối:
70,0 %
b/. Thông số trong nhà:
Mùa hè:
Nhiệt độ:
24 ± 2 OC
Độ ẩm tương đối:
70 ± 5%
Ghi chú: Độ ẩm trong không gian điều hoà chỉ là hệ quả của quá trình làm lạnh.
1.2. Các tiêu chuẩn thiết kế và tính toán.
a/. Tiêu chuẩn Việt Nam
-
TCVN 4088 : 1995
Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng. Tiêu chuẩn thiết kế.
-
TCVN 5687 : 1992
Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm. Tiêu chuẩn thiết kế.
-
TCXD 175 : 1990
Mức ồn cho phép trong công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế.
15
-
TCXD 25 : 1991
Đặt đường dẫn điện trong nhà và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế.
-
TCVN 6160 : 1996
Phòng cháy chữa cháy. Nhà cao tầng. Yêu cầu thiết kế.
-
Các qui phạm về bảo vệ môi trường của Việt nam.
-
Phần mềm tính toán tải nhiệt cho hệ thống điều hoà không khí.
b/. Các tiêu chuẩn và tài liệu tham khảo nước ngoài
-
Tiêu chuẩn của Viện kỹ thuật lạnh và điều hoà không khí Mỹ (ARI) (Air
conditioning and Refrigeration Institute).
-
Tuyển tập sổ tay của Hiệp hội các kỹ sư lạnh, điều hoà không khí và sưởi ấm
Mỹ (ASHRAE Handbook):
(American Society of Heating Refrigerating and Air-conditioning Engineers)
-
Tiêu chuẩn của Hiệp hội quốc gia các nhà thầu hệ thống điều hoà không khí
và kim loại tấm Mỹ SMACNA (Sheet Metal and Air-conditioning Contractor
National Association).
1.2. Kết quả tính toán nhiệt
Công suất lạnh của hệ thống điều hoà được tính toán dựa theo đặc điểm kiến
trúc, kết cấu của công trình cần được trang bị điều hoà ở mỗi công trình (ví dụ như
diện tích sàn cần điều hoà, chiều cao phòng, lượng nhiệt ẩn, nhiệt hiện trong phòng,
nhiệt độ môi trường xung quanh, thiết bị toả nhiệt trong phòng, diện tích kính cửa
sổ...vv).
TT
Diện tích ĐH
(m2)
Khu vực
Công suất tính toán
(Btu/h)
Tầng 1- 3
1
Không gian bán hàng
192
6x28.000
Tầng 4-10
1
Khu văn phòng phía ngoài
56
2x24.000
2
Khu văn phòng phía trong
120
4x24.000
II. Lựa chọn giải pháp điều hoà không khí
2.1 Các hệ thống điều hoà không khí
2.1.1 - Hệ thống điều hoà không khí Chiller.
16
Mô tả: Hệ thống điều hoà không chiller là hệ thống sử dụng nước làm
chất tải lạnh. Hệ thống bao gồm máy làm lạnh nước (chiller), các dàn trao đổi nhiệt đặt
trong nhà (FCU, AHU), hệ thống đường ống nước, bơm nước, hệ thống điện, hệ thống
điều khiển và các hệ thống phụ trợ khác. Chiller làm lạnh nước, nước được bơm đến
các dàn trao đổi nhiệt đặt trong nhà (FCU/AHU) thông qua hệ thống đường ống nước.
Tại các FCU/AHU, không khí trong phòng được làm lạnh sau khi trao đổi nhiệt với
nước lạnh trong dàn. Nước sau khi qua FCU/AHU quay trở về chiller và tiếp tục chu
trình tuần hoàn. Máy làm lạnh nước - chiller - có thể là loại giải nhiệt bằng gió hoặc
bằng nước. Khi chiller là loại giải nhiệt nước, hệ thống sẽ có thêm một chu trình giải
nhiệt cho chiller bao gồm: tháp giải nhiệt nước, bơm nước giải nhiệt, hệ thống đường
ống nước giải nhiệt…
Ưu điểm:
- Hệ thống điều hoà không khí chiller thích hợp với những công trình
đòi hỏi công suất lạnh lớn và rất lớn. Đối với những công trình này, hệ thống chiller
trở nên gọn nhẹ hơn các hệ thống khác.
- Phát huy được hiệu quả đối với những công trình có hệ số sử dụng
(điều hoà không khí) đồng thời lớn.
Nhược điểm:
- Không thích hợp với những công trình yêu cầu công suất lạnh vừa và
nhỏ vì khi đó hệ thống chiller lại cồng kềnh, khó lắp đặt và khi thi công làm ảnh
hưởng nhiều đến các kết cấu kiến trúc khác. Hệ thống chiller khi lắp đặt cần phải có
gian đặt máy – chiller, gian đặt bơm nước, không gian đặt tháp giải nhiệt, …
- Không thích hợp với những khu vực có hệ số sử dụng (điều hoà không
khí) không đồng thời nhỏ.
- Chi phí vận hành lớn, đòi hỏi phải có một bộ phận vận hành máy.
- Khi có sự cố, việc sửa chữa khó khăn, phải dừng toàn bộ hệ thống để
sửa chữa.
- Hệ thống chiller sử dụng nước, không đảm bảo về an toàn đối với
những công trình đòi hỏi độ an toàn cao về điện như nhà máy điện, các trung tâm điều
khiển, trung tâm truyền tin, tổng đài điện thoại…
- Mặt khác riêng đối với công trình Tổ hợp Trung tâm thương mại văn
phòng và căn hộ cao cấp do mặt bằng không rộng (so với các toà nhà văn phòng cho
thuê), hệ số sử dụng đồng thời không cao, do yêu cầu sử dụng linh hoạt của toà nhà.
17
Nếu lắp đặt hệ thống Chiller thì sẽ chiếm diện tích (tầng mái dùng để Chiller, hệ thống
bơm, tháp giải nhiệt...), do đó không phù hợp.
2.1.2 - Hệ thống điều hoà không khí biến tần (Multi-V Plus) VRV
Mô tả: Hệ thống điều hoà không khí biến tần được cấu thành bởi một
hoặc nhiều hệ thống nhỏ hơn, mỗi hệ thống nhỏ đó bao gồm 1 outdoor unit (cục nóng)
nối với nhiều indoor unit (cục lạnh) thông qua một tuyến đường ống gas và hệ điều
khiển. Outdoor unit có tác dụng giải nhiệt, các indoor unit có tác dụng làm lạnh không
khí trong phòng. Hệ thống điều hoà biến tần khác với loại máy điều hoà một mẹ nhiều
con (1 outdoor unit và nhiều indoor unit) là ở chỗ: ở máy điều hoà một mẹ nhiều con,
mỗi indoor unit nối với outdoor unit bằng một tuyến ống gas riêng biệt; ở máy điều
hoà biến tần, các indoor unit nối với outdoor unit bằng một tuyến đường ống gas
chung và công suất lạnh có thể dao động trong khoảng 30 – 130% đáp ứng được yêu
cầu của hệ thống cần công suất lạnh lớn.
Ưu điểm:
- Khi công trình có hệ số sử dụng không đồng thời lớn, hệ thống điều
hoà biến tần sẽ tiết kiệm được năng lượng do có khả năng điều chỉnh dải công suất lớn
(10% ÷ 100%).
- Hiện đại, tiện nghi, tính linh động cao. Có thể vừa điều khiển cục bộ
tại từng phòng vừa điều khiển trung tâm. Hệ thống có thể kết nối vào hệ thống điều
khiển chung của tòa nhà thông qua máy tính.
- Gọn nhẹ, chi phí vận hành không lớn.
- Lắp đặt đơn giản, ít làm ảnh hưởng đến các hệ thống thiết bị khác và ít
ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
Nhược điểm:
- Giá thành thiết bị cao, thiết bị biến tần là thiết bị kỹ thuật cao, đòi hỏi
đầu tư cao hơn các hệ thống khác nhưng độ tin cậy, hiệu quả và tính tiện dụng lại tăng
lên rất nhiều.
- Hệ thống này nếu xét riêng về mặt kỹ thuật thì phù hợp với công trình
này , tuy nhiên chi phí ban đầu với hệ thống này cao.
2.1.3 - Hệ thống điều hoà không khí bán trung tâm sử dụng không khí làm chất tải
lạnh thông qua hệ thống ống gió
18
Mô tả: Hệ thống điều hoà không khí bán trung tâm sử dụng không khí
làm chất tải lạnh rất đa dạng. ở hệ thống này không khí được làm lạnh, sau đó được
đưa đến các phòng bằng hệ thống đường ống cấp gió, không khí trong phòng sau khi
nhận nhiệt được hồi về máy lạnh thông qua hệ thống đường ống hồi gió. Máy lạnh,
đường ống và các phòng tạo thành một vòng tuần hoàn kín của không khí. Máy lạnh
trong hệ thống này rất đa dạng: có thể là máy giải nhiệt gió, máy giải nhiệt nước, máy
đơn khối hoặc máy loại hai mảnh…
Ưu điểm:
- Thích hợp với những công trình yêu cầu công suất lạnh trung bình như
siêu thị, các văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại.
- Có nhiều thuận lợi với những công trình cần xử lý không khí để đạt
được các tiêu chuẩn cao về nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch…
Nhược điểm:
- Hệ thống điều hoà không khí bán trung tâm cần có không gian trần giả
để đi ống gió, cần có gian đặt máy. Đối với hệ thống sử dụng máy giải nhiệt nước, cần
phải có phòng đặt bơm nước và không gian đặt tháp giải nhiệt…
- Do kiến trúc của công trình Tổ hợp trung tâm thương mại và căn hộ
cao cấp không phù hợp với việc bố trí hệ thống này, Việc đi ống gió là rất khó có thể
thi công được.
2.1.4 - Hệ thống điều hoà không khí MPS Variable - Multi
Mô tả: Hệ thống điều hoà không khí MPS Variable – Multi được cấu
thành bởi một hoặc nhiều hệ thống nhỏ hơn, mỗi hệ thống nhỏ đó bao gồm 1 outdoor
unit (cục nóng) nối với nhiều indoor unit (cục lạnh) thông qua các tuyến đường ống
gas và hệ điều khiển. Outdoor unit có tác dụng giải nhiệt, các indoor unit có tác dụng
làm lạnh không khí trong phòng. Hệ thống điều hoà MPS Variable - Multi khác với
loại máy điều hoà một mẹ nhiều con (1 outdoor unit và nhiều indoor unit) là ở chỗ: ở
máy điều hoà một mẹ nhiều con, mỗi indoor unit nối với outdoor unit bằng một tuyến
ống gas riêng biệt; ở máy điều hoà MPS Variable - Multi nhiều indoor unit nối với
outdoor unit bằng một đến hai tuyến đường ống gas chung.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm điện năng sử dụng so với các hệ thống thông thường nhờ áp
dụng công nghệ Multi Power system.
- Tiết kiệm diện tích sử dụng.
19
- Hiện đại, tiện nghi, tính linh động cao. Có thể vừa điều khiển cục bộ
tại từng phòng vừa điều khiển trung tâm, kết nối với hệ thống máy tính.
- Gọn nhẹ, chi phí vận hành không lớn.
- Lắp đặt đơn giản, ít làm ảnh hưởng đến các hệ thống thiết bị khác, kết
cấu công trình và ít ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
- Không đòi hỏi diện tích cho máy bơm, tháp giải nhiệt và phòng điều
không...
Nhược điểm:
- Đầu tư ban đầu có cao hơn so với việc sử dụng hệ thống cục bộ thông
thường nhưng thấp hơn so với các hệ thống trung tâm khác như Chiller và VRV.
2.1.5 - Hệ thống điều hoà không khí cục bộ.
Mô tả: Hệ thống điều hoà không khí cục bộ là hệ thống điều hoà không
khí bao gồm nhiều bộ điều hoà không khí nhỏ loại hai cục (split air conditioner), cửa
sổ (window air conditioner) hoặc loại một mẹ nhiều con (Multi split air conditioner).
Đây là loại điều hoà không khí thông dụng nhất. Mỗi bộ điều hoà không khí có thành
phần cơ bản là một outdoor unit (cục nóng) nối với indoor unit (cục lạnh) qua hệ thống
đường ống gas. Outdoor unit có nhiệm vụ giải nhiệt, Indoor unit có nhiệm vụ làm lạnh
không khí trong phòng.
Ưu điểm:
- Giá thành thấp so với các hệ thống điều hoà không khí khác.
- Gọn nhẹ, dễ lắp đặt.
Nhược điểm:
- Chỉ thích hợp trong các công trình nhỏ như nhà dân, các văn phòng
làm việc vừa và nhỏ.
- Với các công trình có công suất lạnh yêu cầu lớn, không đáp ứng được
công suất lạnh.
- Đối với công trình Tổ hợp văn phòng và trưng bầy sản phẩm, nằm
trong khu công nghiệp đã được quy hoạch, do đó nếu bố trí outdoor bên ngoài không
ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường xung quanh.
2.2. Lựa chọn phương án điều hoà không khí và mô tả hệ thống.
20
Phương án thiết kế hệ thống điều hoà không khí được xây dựng trên cơ sở
nghiên cứu đặc điểm sử dụng, công năng của từng phòng, từng khu vực trong công
trình. Phương án thiết kế phải đáp ứng được các yêu cầu về thiết kế và dựa trên các
điều kiện thiết kế ở trên. Hệ thống điều hoà không khí phải phù hợp với đặc điểm
kiến trúc của công trình, đáp ứng được các tiêu chuẩn Việt nam và các tiêu chuẩn
tiên tiến trên thế giới về chế độ vi khí hậu và môi trường.
Trong trường hợp cụ thể của công trình tòa nhà 52 Bà Triệu, căn cứ vào công
năng của công trình (Văn phòng và bán hàng), đặc điểm kiến trúc của công trình.
Chúng tôi đề xuất phương án thiết kế cho hệ thống điều hoà không khí như sau:
* Các tầng sẽ sử dụng máy điều hòa cục bộ dạng một mẹ nhiều con.
- Outdoor đặt ở phía ngoài cầu thang thoát hiểm.
2.3 Phương án thông gió cho công trình
Đối với công trình thì chủ yếu thông gió được dựa trên ba phương pháp cơ bản sau:
-
Phương pháp thông gió tự nhiên
-
Phương pháp thông gió cơ khí trong đó bao gồm:
+ Thông gió hút
+
Thông gió cấp khí
+ Kết hợp hai phương pháp trên
Với công trình tòa nhà 52 Bà Triệu chúng tôi sử dụng phương pháp thông gió hút
cho khu vực WC bằng các quạt thông gió gắn tường.
Việc cấp khí tươi cho các văn phòng được sử dụng phương pháp thông gió hút thải
bằng các quạt thông gió theo đường ống gió.
Thông số kỹ thuật chi tiết của các quạt thông gió được thể hiện trong bản vẽ kỹ
thuật.
III. Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khi lắp đặt
-
Các outdoor được đặt trên giá đỡ và có đệm chống rung để đảm bảo không lan
truyền rung động, tiếng ồn sang kết cấu của toà nhà.
-
Đường ống thoát nước ngưng bằng ống PVC được bọc cách nhiệt bằng vật liệu
cách nhiệt Superlon hoặc loại tương đương để đảm bảo không đọng sương.
21
Đường ống nước ngưng phải được lắp đặt có độ dốc i 1% về phía thoát nước để
đảm bảo nước ngưng được thải tự nhiên.
-
Hệ thống đường ống gas và dây điện phải được lắp đặt trên máng đỡ hoặc quang
treo. Khi lắp đặt phải tuân thủ các tiêu chuẩn, yêu cầu, qui tắc về lắp đặt đường
ống gas và hệ thống điện.
-
Đường ống gas dẫn môi chất lạnh là ống đồng với các kích cỡ khác nhau từ
D6,35 – D18,55... và được bọc cách nhiệt bằng vật liệu bảo ôn Superlon hoặc
tương đương.
-
Các thiết bị điều khiển như remote được lắp đặt trên tường và cách mặt sàn
1,2m.
-
Trước khi lắp đặt thiết bị cần phải kiểm tra thực tế công trình
-
Ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật do bộ xây dựng qui định, thiết bị
phải được lắp đặt và chạy thử đúng theo qui trình hướng dẫn của hãng sản xuất.
22
THUYẾT MINH BÁO CHÁY, PCCC.
I. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
* Căn cứ đặc điểm của mục tiêu bảo vệ, tính chất quan trọng của công trình và
tính năng tác dụng của hệ thống báo cháy trong TCVN 5738 - 1993, chúng tôi chọn hệ
thống báo cháy cho công trình là hệ thống báo cháy tự động nhằm phát hiện nhanh,
thông báo địa điểm cháy chính xác để dập tắt kịp thời, ngay từ khi có dấu hiệu nhằm
hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
* Không gian lắp đặt, gồm các khu vực sau:
- Các khu vực thương mại, văn phòng, các sảnh hành lang.
- Khu vực để xe tầng hầm
Hệ thống báo cháy tự động:
1. Trung tâm báo cháy.
2. Đầu báo cháy tự động.
3. Nút ấn báo cháy khẩn cấp.
4. Chuông, đèn báo cháy
5. Hệ yếu tố liên kết
6. Nguồn điện
1. Trung tâm báo cháy:
Muốn hệ thống báo cháy làm việc chính xác, kịp thời giúp cho việc chữa cháy
nhanh chóng, có hiệu quả cao thì hệ thống phải kiểm soát được hết các vùng có khả
năng gây cháy trong toàn bộ toà nhà. Mỗi vùng kiểm soát được bố trí tương ứng với
một zone (kênh) ở tủ trung tâm báo cháy.
Trung tâm báo cháy được chọn trong thiết kế này có thể xử lý và báo cháy cho
nhiều vùng khác nhau. Đây là trung tâm báo cháy có phần mềm tương đối hiện đại. Nó
có thể nhận và xử lý tín hiệu báo cháy của 40 zone (vùng) khác nhau.
Trung tâm báo cháy nhận tín hiệu báo cháy từ các đầu báo đưa về, xử lý các tín
hiệu và phát lệnh báo cháy. Trên mặt tủ báo cháy có đầy đủ các đèn hiển thị báo cháy
tương ứng với các vùng được nó kiểm soát. Trung tâm báo cháy có thể dùng một lúc
sử lý tín hiệu của nhiều đầu báo cháy ở các vùng khác nhau đưa về... Khi có tín hiệu
báo cháy đưa về từ đầu báo cháy của một hay nhiều vùng bảo vệ, trung tâm báo cháy
sẽ phát tín hiệu báo cháy bằng chuông và đèn báo cháy hiển thị khu vực có cháy.
Trung tâm báo cháy này làm việc theo nguyên lý thời gian trễ (60 giây đối với
đầu báo khói, 20 giây đối với đầu báo nhiệt). Nguyên lý này tránh khỏi cho hệ thống
báo cháy nhầm. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng cho việc lựa chọn hệ thống báo
23
cháy. Nhưng hệ thống này cũng có thể hoạt động theo nguyên lý báo cháy tức thời tuỳ
vào yêu cầu sử dụng.
Ngoài ra trung tâm báo cháy này còn có tính năng báo sự cố bằng tín hiệu khác
tín hiệu báo cháy. Cụ thể là: Khi đầu báo hỏng, đường dây đứt hoặc trung tâm báo
cháy có sự cố... Trung tâm sẽ báo bằng tín hiệu âm thanh và đèn chỉ thị ngay trên tủ
điều khiển.
Trung tâm hoạt động liên tục bằng điện xoay chiều 220VAC với tần số
50/60Hz. Ngoài ra trung tâm còn được trang bị nguồn dự phòng Accu khô 24 VDC /
6Ah nhằm bảo đảm cho hệ thống hoạt động liên tục 24/24h kể cả khi mất nguồn điện
xoay chiều.
Thông số kỹ thuật của trung tâm báo cháy:
- Điện áp nguồn
220 VAC - 50/60Hz
- Nguồn dự phòng
24 VDC - 6Ah (Accu khô Ni-Cd)
- Số lượng vùng bảo vệ (Zone)
10 zone (kênh)
- Số lượng đầu báo lắp cho một kênh
≤ 20 chiếc
2. Đầu báo cháy tự động:
- Căn cứ vào tính năng, tác dụng, thông số kỹ thuật của các đầu báo cháy và
bảng hướng dẫn lựa chọn đầu báo cháy theo tính chất các cơ sở của tiêu chuẩn TCVN
5738 - 1993.
- Căn cứ vào các đặc điểm kiến trúc của mục tiêu bảo vệ. Chúng tôi chọn hai
loại đầu báo cháy là:
+ Đầu báo cháy khói
+ Đầu báo cháy nhiệt gia tăng
- Do tính chất đặc thù của từng khu vực bảo vệ mà chúng tôi sử dụng loại đầu
báo cháy, tuỳ thuộc vào diện tích bảo vệ của từng vùng mà chúng tôi bố trí số lượng
đầu báo thích hợp.
a. Đầu báo cháy khói:
Các đầu báo cháy khói được lắp đặt tại vùng cần bảo vệ khi có cháy khói từ
đám cháy toả ra bay lên chui vào buồng hút khói của đầu báo, đầu báo cháy cảm nhận
phát tín hiệu có cháy về trung tâm báo cháy.
-
Diện tích bảo vệ
Trần cao dưới 3.5m : <= 85 m2
b. Đầu báo cháy nhiệt gia tăng:
24
Các đầu báo cháy nhiệt được lắp đặt tại vùng cần được bảo vệ khi có cháy,
nhiệt từ đám cháy toả ra làm nhiệt độ bảo vệ của vùng tăng lên, đầu báo cháy nhiệt
cảm nhận phát tín hiệu có cháy về trung tâm báo cháy.
Thông số kỹ thuật:
- Ngưỡng tác động: Khi nhiệt độ gia tăng 30oC/15 giây
- Nhiệt độ môi trường làm việc
-10oC ÷ + 50oC
- Phạm vi bảo vệ trần cao dưới 3.5m:
25m2
3. Nút ấn báo cháy khẩn cấp :
Nút ấn báo cháy khẩn cấp lắp đặt tại ngoài hành lang, cửa kho, cửa ra vào, nơi
dễ nhìn thấy, đông người qua lại. Khi phát hiện đám cháy, người ta có thể ấn nút khi
đó tín hiệu báo cháy sẽ được chuyển về trung tâm. Trung tâm báo cháy sẽ phát lệnh
báo cháy ngay lập tức mà không thông qua tín hiệu kiểm tra. Tín hiệu báo động này
được thể hiện bằng chuông, đèn báo cháy và âm thanh báo cháy của tủ trung tâm.
Chúng tôi sử dụng nút ấn báo cháy khẩn cấp. Thông số kỹ thuật của đầu báo
như sau:
- Điện áp cho phép:
30 VDC
- Dòng hoạt động:
250 mA
4. Chuông báo cháy:
Thiết bị báo động bằng âm thanh, báo hiệu khi có cháy xảy ra. Chuông báo
cháy được đặt ở phòng trung tâm bảo vệ (phòng QLTB) nơi có người trực thường
xuyên và ở nơi có nhiều người qua lại nhằm thông báo cho mọi người biết để sơ tán
cũng như tham gia chữa cháy kịp thời.
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp làm việc:
24 VDC
- Dòng điện làm việc:
10mA
5. Hệ thống liên kết:
Hệ thống bao gồm: Các linh kiện, dây tín hiệu, hộp nối dây cùng các bộ phận khác
tạo thành tuyến liên kết thống nhất các thiết bị của hệ thống báo cháy.
6. Nguồn điện:
Nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện 220VAC của khu vực và
cấp cho tủ trung tâm cho qua bộ ổn định điện áp, các thiết bị khác của hệ thống làm
việc với điện áp 24 VDC được cấp ở tủ trung tâm. Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm
việc liên tục khi mất điện hoặc có cháy, chúng tôi dùng nguồn Accu dự phòng có dung
lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc 24/24h ngay cả khi mất điện lưới.
25