Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ Công Chức Của UBND Huyện Kim Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.6 KB, 55 trang )

Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢ PHÁP NHẰM NĂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN KIM SƠN

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:
PHÒNG NỘI VỤ UBND HUYỆN KIM SƠN

Người hướng dẫn

: Nguyễn Văn Diên

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Thêu

Ngành đào tạo

: Quản trị Nhân lực

Lớp

: 1205.QTND

Khóa học

: 2012 - 2016



Trần Thị Thêu
Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Hà Nội - 2015

Trần Thị Thêu

2

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

MỤC LỤC

Trần Thị Thêu
Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ, cụm từ viết tắt

Từ, cụm từ đầy đủ

01
02
03
04

CBCC
UBND
HĐND
v..v..

Cán bộ, công chức
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Vân vân

Trần Thị Thêu
Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian kiến tập tại phòng Nội vụ huyện Kim Sơn em đã nhận

được sự chỉ dạy và hướng dẫn nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ của phòng Nội
vụ huyện Kim Sơn. Bản thân em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức chuyên
môn và thực tế công việc hàng ngày. Quá trình kiến tập giúp em ý thức được và
hiểu sâu hiểu sâu hơn về chuyên ngành mà em theo học, rèn luyện cho em
những phẩm chất cần có của người cán bộ văn phòng. Giúp em bước vào chặng
đường đầy khó khăn, thử thách trong tương lai.
Để đạt được kết quả trong kỳ kiến tập và hoàn thành bài báo cáo này là
nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trong trường Đại học Nội vụ Hà
Nội và đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực.
Qua bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ,
chuyên viên, quý thầy cô trong khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực trường Đại
học Nội vụ Hà Nội, đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đợt kiến tập này
Trong quá trình học tập tại trường và thời gian kiến tập tại phòng Nội vụ
huyện Kim Sơn, được cọ sát với công việc thực tế, mặc dù bản thân có rất nhiều
cố gắng. Tuy nhiên do kinh nghiệm thực tế còn ít, năng lực học tập và công tác
của bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
em rất mong nhận được sự quan tâm và những ý kiến của quý thầy cô, các
CBCC, trong cơ quan để giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Trần Thị Thêu
Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Con người là nguồn lực cơ bản là tài sản vô giá đối với mỗi quốc gia đơn

vị tổ chức. Con người quyết định đến sự tồn tại vững mạnh và phồn vinh của
mỗi tổ chức và quốc gia.Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao với
nguồn nhân lực nói chung và đặc biệt là nguồn nhân lực cán bộ, công chức, viên
chức nói riêng, sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng
nguồn nhân lực, con người, tri thức, khoa học công nghệ sự cạnh tranh giữa các
quốc gia trong mọi lĩnh vực ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn thì lợi thế
cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nguồn
nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cán bộ, công chức, viên chức nói riêng
đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của mỗi quốc gia.
Chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, chất lượng nguồn nhân lực
quyết định đến sự thành bại cũng như lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó trong
xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hơn. Do đó việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta đang đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cùng với xu hướng hội
nhập khu vực và quốc tế. Đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao do
đó cần phải chú trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhâ lực nói chug và đội
ngũ CBCC nói riêng.
Kim Sơn là huyện ven biển với số lượng nhân lực còn khá ít ,chủ yếu là
nhân lực trong các nghành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên số lượng và
trình độ chuyên môn của CBCC còn nhiều hạn chế .Những năm qua được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như cố gứng của nhân dân,cán bộ và lãnh
đạo địa phương huyện Kim Sơn đã có những bước tiến khá tự hào tuy nhiên vẫn

Trần Thị Thêu

6

Lớp 1205.QTND



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

còn gặp không ít khó khăn và thách thức do yêu cầu và sự thay đổi của môi
trường .
Qua thời gian kiến tập và nghiên cứu tại phòng Nội Vụ huyện Kim Sơn
với sự giúp đỡ của phòng và nhà trường và qua tìm hiểu phân tích các hoạt động
của phòng Nội Vụ và các hoạt động liên quan đến người lao động nhận thấy tầm
quan trọng của công tác nâng cao chất lượng CBCC tại UBND huyện Kim Sơn.
Vì vậy tôi đã lựa chọn đè tài ‘Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cán
bộ công chức tại UBND huyện Kim Sơn ‘’ nhằm tìm hiểu thực tiễn đem lại cái
nhìn khách quan chính xác về cơ quan đơn vị những kiến tập qua đó đưa ra
những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao và phát triển nguồn nhân lực
của cơ quan và địa phương trong tương lai .
2.Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên đề được thực hiện nhằm làm rõ vấn đề lý luận về công tác nâng
cao chất lương CBCC tại UBND huyện Kim Sơn. Đồng thời tìm hiểu thực trạng
về số lượng và chất lượng cũng như đánh giá về các hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng CBCC tại UBND huyện Kim Sơn qua đó tìm ra những giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Kim Sơn.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phân tích cơ sở lý luận về công tác nâng cao chất lượng CBCC và tính
cấp thiết phải nâng cao chất lượng CBCC.
Khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ tại UBND huyện Kim Sơn.
Phân tích các điểm mạnh ,điểm phù hợp và chưa phù hợp về số lượng và
chất lượng,cơ cấu nhân lực và các chính sách nhằm nâng cao chất lương đội ngũ
cán bộ và tìm ra nguyên nhân của tình trạng đó.
Đưa ra các giải pháp ,khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ của UBND huyện Kim Sơn.
4.Phạm vi nghiên cứu.

Trần Thị Thêu

7

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Do hạn chế về mặt thời gian ,tài chính ,năng lực nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu về công tác nâng cao chất lương đội ngũ CBCC của UBND huyện
Kim Sơn trong khoảng thời gian từ 2013-2015.

Trần Thị Thêu

8

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

5.Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết đề tài cần sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp quan sát : được tiến hành trong khoảng thời gian kiến tập và

làm việc thực tế tại phòng Nội vụ của UBND huyện Kim Sơn .
Phương pháp phỏng vấn phân tích .
Phương pháp thu thập thông tin .
Phương pháp đánh giá .
Phương pháp thống kê .
6.Đóng góp, ý nghĩa của đề tài.
- Về mặt lý luận: Đề tài đánh giá thực trạng tại UBND huyện nói chung
và phòng nội vụ nói riêng. Những vấn đề nói tới trong bài báo cáo sẽ giúp người
đọc hiểu rõ hơn về thực trạng nguồn nhân lực tại cơ quan. Đồng thời giúp người
thực hiện hiểu rõ hơn và củng cố kiến thức chuyên nghành của mình.
- Về mặt thực tế: Đề tài báo cáo là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn
sinh viên, đồng thời là tài liệu cho cơ quan giúp cơ quan có những cái nhìn mới
và có thêm nhiều định hướng phát triển nguồn nhân lực. Đây cũng là cơ hội giúp
bản thân em có dịp đi sâu vào thực tế và rút kinh nghiệm cho bản than phục vụ
cho kiến thức chuyên ngành của mình.
7.Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của đề tài gồm ba chương
sau :
Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Kim Sơn, phòng Nội vụ huyện
Kim Sơn và cơ sở lý luận của nâng cao chất lượng cán bộ công chức
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại UBND
huyện Kim Sơn
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ công chức tại UBND huyện Kim Sơn

Trần Thị Thêu

9

Lớp 1205.QTND



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN KIM SƠN, PHÒNG NỘI
VỤ HUYỆN KIM SƠN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC .
1.1.Tổng quan về UBND huyện Kim Sơn.
Tên cơ quan: Trụ sở Văn phòng Hội Đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
huyện Kim Sơn.
Địa chỉ :Phố Phú Vinh-Ttr.Phát Diệm-huyện Kim Sơn-Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 030.862.501
Fax: 030.372.0155
Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và miền
Bắc, huyện mới thành lập năm 1829, đây là một huyện thuần khiết đồng bằng,
được thành lập bởi nhà doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai
hoang lấn biển cách đây 2 thế kỷ. Vùng đất được biết đến với vai trò trung tâm
của xứ đạo Phát Diệm, nay là giáo phận Phát Diệm với mật độ dày đặc các nhà
thờ công giáo. 7 xã vùng ven biển và biển đảo Kim Sơn với những giá trị đa
dạng sinh học nổi bật toàn cầu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới.
Trung tâm huyện Kim Sơn là thị trấn Phát Diệm, nằm cách thành phố
Ninh Bình 27 km theo quốc lộ 10 về phía đông nam.
Phía đông giáp huyện Nghĩa Hưng, Nam Định qua sông Đáy;
Phía tây nam giáp sông Càn, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa;
Phía bắc và tây bắc giáp huyện Yên Khánh vàYên Mô;
Phía nam giáp biển với chiều dài bờ biển gần 18 km.
Đến năm 2013 có diện tích tự nhiên là 219,24km , phía Bắc giáp huyện

Yên Khánh, Yên Mô( tỉnh Ninh Bình): phía Đông Nam giáp huyện Nghĩa Hưng
( tỉnh Nam Định): phía Nam giáp biển Đông( là huyện biên giới biển): phía Tây
Trần Thị Thêu

10

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Nam giáp huyện Nga Sơn( tỉnh Thanh Hóa). Huyện Kim Sơn có 2 thị trấn và 25
xã, dân số năm 2013 theo số liệu thống kê là 175,123 người, nhưng theo danh
sách bình xét hộ nghèo là 187,009 người( 49,875 hộ).
Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, không có dốc núi xen kẽ, độ
cao thấp dần ra biển nghiêng theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây, độ cao so
với mức nước biển từ 0,9m - 1,4m. Với địa hình bằng phẳng, đất đai của huyện
Kim Sơn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, có khả năng quay vòng
cao với nhiều loại cây trồng, con nuôi đa dạng, phong phú, kể cả các loại cây,
con có giá trị kinh tế cao. Riêng vùng bãi bồi ven biển có tiềm năng nuôi trồng
khai thác, đánh bắt thủy sản với sản lượng khoảng 20.000 tấn/năm: có rừng ngập
mặn với hệ động, thực vật phong phú, là vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển
thế giới.
Kim Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và thường
xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão. Mùa Đông lạnh,ít mưa, mùa Hè nắng nóng,
mưa nhiều. Tổng lượng mưa trung bình hằng năm là 1,900mm( lượng mưa lớn
nhất là 4575mm). Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,4ºC( nhiệt độ cao nhất là
41,5ºC, thấp nhất là 2,4ºC). Độ ẩm không khí trung bình là 86%( độ ẩm cao nhất
là 91%, thấp nhất là 61%). Bão thường đổ bộ vào Kim Sơn từ tháng 6 đến tháng

9 hàng năm, bão mạnh nhất đạt đến cấp 15.
Kim Sơn có hệ thống sông ngòi dày đặc với 3 con sông lớn: Sông Đáy
nằm ở phía Đông huyện, chảy vào bắt đầu từ xã Xuân Thiện và đổ ra biển Đông
ở cửa Đáy, sông Đáy là ranh giới giữa huyện Kim Sơn và huyện Nghĩa
Hưng( tỉnh Nam Định) với chiều rộng 200m- 450m. Sông Càn nằm ở phía Tây
huyện, từ tỉnh Thanh Hóa chảy vào, bắt đầu từ xã Vân Hải chảy qua các xã Kim
Mỹ, Kim Hải và đổ ra biển Đông ở cửa Càn với chiều dài 9,3km, cùng với sông
Đáy tạo nên lượng lắng đọng phù rất lớn cho vùng đất Kim Sơn, góp phần bồi tụ
ra biển Đông. Sông Vạc bắt đầu từ huyện Hoa Lư chảy qua các huyện Yên Mô,
Yên Khánh chảy vào huyện Kim Sơn, bắt đầu từ xã Kim Chính chảy vào sông
Đáy và đổ ra biển Đông, chiều dài trên địa bàn huyện là 10,5km.
Trần Thị Thêu

11

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Từ năm 2005 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Kim
Sơn tương đối nhanh và ổn định: quy mô kinh tế tăng mạnh, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Có được kết quả như ngày hôm nay là một quá
trình quyết tâm xây dựng, đổi mới quê hương của Cán bộ, nhân dân toàn huyện
dưới sự của Đảng và Nhà nước và đội ngũ Cán bộ lãnh đạo HĐND- UBND
huyện Kim Sơn.
1.1.2.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của UBND
huyện Kim Sơn
Theo Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH 11 ngày 26 tháng 11

năm 2003 của quốc hội. UBND huyện do HĐND huyện bầu là cơ quan chấp
hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên.
Chức năng, nhiệm vụ chung của UBND huyện Kim Sơn:
UBND huyện Kim Sơn là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp thực
hiện Nghị quyết của HĐND và là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương,
chiụ sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh và sự lãnh đạo thống nhất của Thủ
tướng Chính phủ.
UBND huyện Kim Sơn thực hiện theo luật tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003 từ điều 97 tới điều 107 như sau:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình HĐND
cùng cấp thông qua để trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức và kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch đó. UBND huyện cùng thường trực HĐND huyện chuẩn bị nội
dung các kỳ họp, các báo Cáo về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước và nghị
quyết của HĐND, phối hợp cùng các ban nghành của HĐND xây dựng các Đề
án và Chương trình công tác HĐND xem xét và quyết nghị.
+ Tổ chức chỉ đạo lãnh đạo và thực hiện các nghị quyết của HĐND
huyện, các văn bản pháp luật và văn bản hành chính của các cơ quan hành chính
cấp trên.
+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị các xã thị trấn thực hiện kế hoạch về phát
Trần Thị Thêu

12

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố
quốc phòng, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện.
+ Tiếp dân, trực tiếp giải quyết và chỉ đạo các nghành, các cấp thuộc quyền
mình giải quyết khiếu nại tố cáo và kiến nghị của Công dân đúng pháp luật.
+ Ra quyết định quản lý theo đúng quy định của pháp luật và kiểm tra
việc thi hành, đình chỉ thi hành sửa chữa hoặc bãi bỏ những quyết định nếu như
các quyết định đó không còn phù hợp hoặc quy phạm pháp luật của các cơ quan
trực thuộc UBND xã, thị trấn đình chỉ việc thi hành những quyết định đó.
+ Bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm trưởng, phó các cơ quan đơn vị thuộc thẩm
quyền đề bạt, điều động và luân chuyển khen thưởng, kỷ luật và nâng lương đối
với Cán bộ, Công chức theo sự phân cấp quản lý của tỉnh .
1.1.3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Kim Sơn

Trần Thị Thêu

13

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CHỦ TỊCH

P.Chủ Tịch thường
trực phụ trách văn xã

Phòng

văn
Hóa -

Văn
phòng
HĐND &
UBND

Thông
tin

Trần Thị Thêu

Nội
Phòng

Phòng
GD&

vụ

ĐT

P.Chủ tịch phụ trách kinh
tế - nông, lâm nghiệp

Phó chủ tịch phụ trách xây
dựng cơ bản

Phòng

Y tế

Phòng
tư pháp

Phòng
Lao
động
thương
binh và

Phòng
kinh tế hạ tầng

Phòng
Tài
chính Kế
hoạch

Phòng
Thanh
tra
Huyện

Xã hội

14

Lớp 1205.QTND


Phòng
Tài
nguyên
môi
trường

Phòng
Nông
nghiệp và
Phát triển
nông thôn


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy:.
UBND huyện có 12 cơ quan chuyên môn có chức năng giúp việc cho
UBND theo nghị định số: 14/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ của
các phòng ban, cụ thể như sau:
- Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự
nghiệp Nhà nước, cải cách hành chính, chính quyền địa phương, địa giới hành
chính, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ công chức xã phường, thị
trấn, hội, tổ chức Phi chính phủ, văn thư lưu trữ Nhà nước, tôn giáo, thi đua
khen thưởng.
- Phòng Tư Pháp : Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra
xử lý văn bản quy phạm pháp luật sai phạm; phổ biến giáo dục pháp luật; thi
hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải cơ sở và các công

tác tư pháp khác.
-Phòng Tài Chính- Kế Hoạch: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; kế hoạch
đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp; thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân kinh tế liên doanh với nước ngoài.
- Phòng Tài Nguyên và Môi Trường : Tham mưu, giúp UBND huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài
nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc bản đồ và biển
( đối với địa phương có biển).
- Phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội : Tham mưu, giúp UBND
huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Lao động việc làm, dạy nghề
tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động,
trợ cấp xã hội, trợ cấp cho người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc tre
em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới
- Phòng Văn Hóa Thông Tin : Tham mưu, giúp UBND thực hiện chức
Trần Thị Thêu

15

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

năng quản lý Nhà nước về: Văn hóa gia đình, thể dục thể thao; du lịch; bưu
chính viễn thông và Internet, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin, báo chí,
xuất bản.
- Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo: Tham mưu, giúp UBND thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm : Mục tiêu,

chương trình nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo, giáo viên, tiêu
chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và
đồ chơi tre em, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lượng
giáo dục và đào tạo.
- Phòng Y Tế : Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân gồm: Y tế cơ sở; y tế
phòng, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng
bệnh và chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y
tế, trang thiết bị y tế, dân số gia đình.
- Thanh Tra Huyện : Tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; trong phạm vi quản lý
Nhà nước của UBND huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, thanh tra giải quyết
khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Văn Phòng Hội Đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân: Tham mưu
tổng hợp cho UBND về hoạt động của UBND, tham mưu giúp UBND huyện về
công tác dân tộc; tham mưu cho chủ tịch UBND huyện về chỉ đạo điều hành
của chủ tịch UBND huyện. Cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động
của HĐND, UBND và các cơ quan Nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND.
- Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn : Tham mưu, giúp
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp;
diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế
trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với nghành
nghề làm nông trên địa bàn các xã trong huyện.
Trần Thị Thêu

16

Lớp 1205.QTND



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phòng kinh tế - Hạ tầng: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về: Công nghiệp, thương mại, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng, phát triển đô thị, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, nhà ờ và
công sở, hạ tầng kỷ thuật đô thị, công viên, cây xanh, chiếu sáng, rác thải , bến
bãi đổ xe đô thị, giao thông khoa học, công nghệ.
Mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức:
- UBND huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, có trách nhiệm
chấp hành mọi văn bản của UBND tỉnh và chủ tịch UBND tỉnh; thực hiện báo
cáo định kỳ theo quy định hay đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh; đồng thời
chịu sự chỉ đạo của Huyện Ủy; sự giám sát của HĐND huyện trong quản lý và
điều hành.
- UBND huyện phối hợp chặt chẽ với thường trực HĐND huyện trong
việc chuẩn bị chương trình làm việc của kì họp HĐND huyện, các báo cáo, các
đề án của UBND huyện trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá
trình thực hiện Nghị quyết của HĐND giải quyết theo thẩm quyền kiến nghị của
HĐND huyện và trả lời chất vấn của hội đồng nhân dân huyện.
- UBND huyện hối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
huyện và các đoàn thể chăm lo lợi ích của nhân dân. UBND huyện có trách
nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quôc Việt Nam và các
đoàn thể hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
- UBND huyện phối hợp với Viện Kiểm Sát Nhân dân, Tòa án
Nhân dân huyện trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật, giữ vững kỷ cương và kỷ luật hành chính tại địa phương.
Mục tiêu,chính sách đối với nhân lực đang từng bước được quan
tâm.Trong thời gian qua UBND đã đầu tư kinh phí, phối hợp chặt chẽ với các
ban ngành trong tỉnh, các cơ quan đào tạo trung ương để làm tốt công tác đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, phẩm chất
chính trị của cán bộ trong huyện nhà tăng lên. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán
bộ được nâng lên cả về số lượng và chất lượng
Trần Thị Thêu

17

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trần Thị Thêu

18

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ huyện
Kim Sơn
1.2.1.Quá trình phát triển của phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Trước năm 2005 là phòng Tổ chức – Lao động thương binh và Xã hội, từ
năm 2005-2008 chuyển thành Phòng Nội vụ -Lao động thương binh và Xã hội,
từ năm 2008 đến nay thực hiện Nghị định 14/2008/NĐ của Chính phủ, phòng
Nội vụ được tách ra từ phòng Nội vụ -Lao động thương binh và Xã hội.

1.2.2.Vị trí, chức năng.
Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện Kim Sơn, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thức hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn huyện: Tổ chức biên chế
các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền
dịa phương; địa giới hành chính; cán bộ công chức; viên chức nhà nước; cán bộ
công chức xã ,thị trấn; hội; tổ chức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà nước; tôn
giáo; thi đua khen thưởng; công tác thanh niên.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng;chịu sự chỉ đạo ,quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND
huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo ,kiểm tra, hướng dẫn về chuyen môn nghiệp
vụ của Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình
1.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn
Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ
trên địa bàn huyện và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
Trình UBND huyện ban hành các văn băn có liên quan đến việc thực hiện
các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản ý nhà nước Phòng được giao.
Tổ chức thưc hiện các văn bản Quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,
đề án, chương trình và các văn bản có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao sau khi phê duyệt; thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước Phòng được giao. Cụ thể các nhiệm vụ quyền hạn sau:
Trần Thị Thêu

19

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.2.3.1.Về tổ chức bộ máy:
a. Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức cá cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của UBND tỉnh ;
b. Trình UBND huyện quyết định hoặc tham mưu để UBND huyện
trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan
chuyên mộn thuộc UBND huyện;
c. Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể cá tổ chức sự nghiệp
trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể ,sáp
nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật .
1.2.3.2 Về quản lý sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp
a. Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế sự
nghiệp hành chính hàng năm. Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản
lý sử dụng biên chế của các cơ quan, đơn vị theo quy định.
b. Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện cá quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp
cấp huyện và UBND cấp xã.
1.2.3.3. Về cán bộ,công chức, viên chức
a. Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng sử dụng, điệu
động bổ nhiệm đánh giá; thực hiện chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức,viên chức;
b. Tham mưu giúp UBND huyện tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị
trấn và thực hiện chính sách đói với cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên
trách cấp xã theo quy định.
1.2.3.4. Về công tác xây dựng chính quyền
a. Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện
việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HDND theo phân công của UBND
huyện và hướng dẫn của UBND tỉnh.

Trần Thị Thêu

20

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

b. Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức
danh lãnh đạo của UBND cấp xã; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phê
chuẩn, bổ nhiệm các chức danh UBND theo quy định của pháp luật.
c. Tham mưu giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập
chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND huyên trình các cáp
có thẩm quyền xem xét, quyết định chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ
giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện.
d. Giúp UBND huyện việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và kiểm
tra tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện
theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, xóm, tổ dân phố.
e. Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo
việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ cở đối với các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
1.2.3.5. Về cải cách hành chính
a. Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên
môn cùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa
phương ;
b. Tham mưu giúp UBND huyện về chủ chương, biện pháp đẩy mạnh cải
cách trên địa bàn huyện ;
c. Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương, báo cáo UBND

huyện và UBND tỉnh ;
d. Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động
của hội và tổ chức phi cính phủ trên địa bàn huyện ;
e. Tham mưu giúp UBND huyện kiểm tra ,đôn đốc các cơ quan chuyên
môn các xã, thị trấn thực hiện Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục
hành chính
g. Tham mưu giúp UBND huyện kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên
môn, các xã, thị trấn thực hiện Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử
lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính
Trần Thị Thêu

21

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.2.3.6.Về công tác văn thư, lưu trữ
a. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ
b. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ theo kế hoạch
của tỉnh, của huyện ;
c. Thực hiện báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ; sơ kết, tổng kết công
tác văn thư, lưu trữ theo kế hoạch của tỉnh, của huyện ;
d. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu chuẩn bị hồ sơ,
tài liệu đến hạn nộp lưu ;
e. Tham mưu thu thập hồ sơ, tài liêu đến hạn nộp lưu vào lưu trữ Lịch sử
của tỉnh; Tham mưu phân loại, chỉnh lý xác định giá trị, thống kê sắp xếp hồ sơ,
tài liệu;

g. Tham mưu bảo vệ, bảo quản, thống kê tài liêu lưu trữ; tham mưu tu bổ
phục chế và bảo hiểm tài liêu lưu trữ;
h. Tham mưu xây dựng công cụ tra cứu và tổ chức phục vụ khai thác, sử
dụng tài liệu lưu trữ; tham mưu thực hiện một số dịch vụ công về lưu trữ .
1.2.3.7. Về công tác tôn giáo
a. Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện
các chủ trương cuả Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và
công tác tôn giáo trên địa bàn;
b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước vê tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND
tỉnh và theo quy định của pháp luật.
1.2.3.8. Về công tác thi đua khen thưởng
a. Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đòng thi đua khen thưởng huyện ;
b. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi
đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng quản lý và sử dụng quỹ thi đua
khen thưởng theo quy định của pháp luật .
Trần Thị Thêu

22

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác Nội vụ theo thẩm quyền .

Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện và
Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn
Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ ; xây dựng hệ thông
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác nhà nước về công tác Nội vụ trên địah bàn.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện và Sở Nội vụ giao.
1.2.3.9. Về công tác thanh niên
a. Tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức
thực hiện tốt chương trình phát triển thanh niên huyện Yên Bình giai đoạn 20122020;
b. Chủ trì, phối hợp với cá cơ quan chuyên môn, các xã ,thị trấn thực hiện
nhiệmh vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên theo phan cấp của UBND
1.2.4. Các mối quan hệ và cơ cấu của phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn quan trọng thuộc UBND huyện, nó
có vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn riêng là mắt xích quan trọng trong cơ
cấu tổ chức của UBND huyện, do đó phòng Nội vụ có quan hệ mật thiết với các
phòng ban khác thuộc UBND huyện.
Ngoài ra phòng Nội vụ còn có các mồi liên hệ khác :
a. Đối với Sở Nội vụ tỉnh: Thực hiên tốt các chế độ thông tin, báo cáo và
chịu sự chỉ đạo trực tiếp hướng dẫn về chuyên môn nghiêp vụ của Sở Nội vụ.
b. Đối với Huyện ủy, HĐND&UBND huyện: Chấp hành sự lãnh đạo, chỉ
đạo của thường trực Huyện ủy, Ban thường vụ Huyện ủy, Thường trực
HĐND&UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện về công tác Nội vụ trên địa
bàn huyện ;
c. Đối với ban tổ chức Huyện ủy: Thường xuyên phôi hợp chặt chẽ trong công
việc thức hiện nhiệm vụ theo phân cấp quản lý giữa Huyện ủy và UBND huyện.
d. Đối với các cơ quan, ban ngành huyện, UBND xã, thị trấn: Thường
xuyên phối hợp chặt chẽ trong công việc thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp quản
Trần Thị Thêu

23


Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

lý và quy chế làm việc của UBND huyện

Trần Thị Thêu

24

Lớp 1205.QTND


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ huyện Kim Sơn

TRƯỞNG PHÒNG
Phụ trách chung đồng thời trực
tiếp phụ trách các lĩnh vực: Xây
dựng CQCS, Thi đua khen
thưởng, Kế toán

Phó trưởng phòng
phụ trách công tác
Tôn giáo


Phó trưởng phòng
phụ trách công tác
Tổ chức cán bộ, CC,
VC, CCHC, TN

Chuyên viên
làm công tác
Tôn giáo

Chuyên viên
làm công tác
Tổ chức cán
bộ, CC, VC

Chuyên viên làm
công tác Thi
Đua khen
thưởng
,CCHC,thanh
Trần Thị
niên.Thêu

Chuyên viên làm
công tác Xây
dựng Chính
quyền cơ sở

Chuyên viên làm
công tác Văn thư
lưu trữ kiêm Kế

toán

25
Lớp 1205.QTND


×