Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

THIẾT KẾ MẠNG LAN CHO PHÒNG HỌC VÀ QUÁN NET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.89 KB, 22 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
***********************************
Ngày nay, thời đại của nền kinh tế thị trường, thời đại của Công nghệ thông
tin đang bùng nổ trên toàn Thế giới, các công ty, các tổ chức mọc lên ngày càng
nhiều, hoạt động của các công ty ngày càng quy mô, đòi hỏi ngày càng nhiều về
trình độ cũng như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. Từ hệ thống quản lý, vận
hành sản xuất, hoạch toán kinh tế,… tất cả đều phải nhờ vào công cụ là máy tính
và hệ thống mạng máy tính, mới giúp con người có thể làm việc được nhanh
chóng đồng thời giúp lưu trữ dữ liệu được lâu dài.
Nói một cách đúng hơn là việc sử dụng máy tính và hệ thống mạng máy
tính là không thể thiếu cho một công ty, cũng như một tổ chức phi kinh tế nào
khác. Không những thế đối với đời sống của chúng ta bây giờ thì việc sử dụng
máy tính và mạng máy tính cũng là một điều hết sức quan trọng. Chính vì vậy
mà hệ thống mạng máy tính được nghiên cứu và ra đời. Hệ thống mạng máy tính
giúp cho chúng ta có thể thực hiện công việc hiệu quả rất nhiều lần, nó giúp cho
con người có thể chia sẻ tài nguyên, dữ liệu với nhau một cách dễ dàng, nó cũng
giúp chúng ta lưu trữ một lượng lớn thông tin mà rất hiếm khi mất mát hoặc hư
hỏng như khi lưu bằng giấy, giúp tìm kiếm thông tin nhanh chóng… và rất rất
nhiều ứng dụng khác chưa kế đến việc nó giúp cho con người trong hoạt động
giải trí, thư giãn….
Vậy thì làm thế nào để thiết kế một mô hình mạng máy tính đảm báo có
khoa học, dễ vận hành cũng như dễ thay sửa một khi có sự cố xảy ra? Đó là một
yêu cầu lớn đối với những người thiết kế mô hình mạng. Trong bài này, chúng ta
sẽ đi tìm hiểu và phân tích, thiết kế một mô hình mạng của một số phòng máy, qua
đó để trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm cho sau này.

1


Chương 1: Khảo sát hệ thống mạng thực tế bên ngoài.
* Giới thiệu phòng máy


Arena Gaming Center
Địa chỉ: 140 Trần Đại Nghĩa – Q. Hai Bà Trưng – Tp.Hà Nội
Phòng máy gồm có 2 tầng, mỗi tầng lắp đặt 40 máy vi tính và 1 máy chủ, tầng 1 có
1 sân khấu để tổ chức sự kiện cho các game thủ, hệ thống lắp đặt toàn bộ máy tính
Maingear Alpha 34 chuyên dùng cho mục đích chơi game. Trang thiết bị như tai
nghe, ghế ngồi đều là sản phẩm chuyên dụng dành cho game thủ. Ngoài ra còn có
quầy bar phục vụ ăn uống cho khách hàng.
* Mục đích sử dụng
Arena Gaming Center là điểm truy cập internet công cộng, phòng máy được lắp đặt
với mục đích chơi game, mở sự kiện cho game thủ, người dùng làm bất cứ việc gì
cần sử dụng tới máy vi tính…
* Sơ đồ lắp đặt hệ thống của Arena Gaming Center
#Sơ đồ khi chưa lắp đặt máy:

2


#Tầng 1:

#Tầng 2:

3


*Nhận xét ưu/ nhược điểm của hệ thống, đưa ra ý kiến khắc phục nhược điểm
- Ưu điểm:
Hệ thống máy tính của Arena Gaming Center là một trong những mô hình
lắp đặt kiểu mẫu, chọn công nghệ Bootrom để áp dụng kinh doanh, việc áp dụng
công nghệ Bootrom đã giúp các phòng máy nâng cao hiệu suất và thích ứng tốt với
sự phát triển không ngừng của game online. Phần mềm sử dụng nền tảng windows

server nên dễ sử dụng, dễ làm quen. Các máy con không cần sử dụng ổ cứng, tất cả
các dữ liệu và hệ điều hành đều được các máy trạm sử dụng từ máy chủ thông qua
kết nối mạng LAN. Khi khởi động lên, các máy trạm sẽ thông qua card LAN để
nối tín hiệu đến máy chủ và khởi động từ hệ điều hành đã có sẵn trên máy chủ.
Mô hinh công nghệ Bootrom

4


- Nhược điểm:
Khi Server không hoạt động được, đồng nghĩa toàn bộ các máy trong mạng
cũng sẽ không hoạt động được. Vì thế cần có một giải pháp hợp lý để tránh tình
trạng này.
- Ý kiến khắc phục:
Để khắc phục những nhược điểm của hệ thống khi sử dụng công nghệ bootrom của
Gcafe, người quản lý cần chú ý một số điều sau
1. Thiết bị mạng tốt (Card mạng 1GB Boot-Rom PXE2.0, Swich 1GB, cáp tốt)
2. Server loại tốt (Nếu số lượng máy trạm lớn, nên chọn mua loại HDD 15000rpm)
3. Chế độ dự phòng hợp lý (Sao lưu dữ liệu server, sẵn sàng thay thế HDD chính
của Server bất kỳ lúc nào)
Chương 2: Xây dựng hệ thống mạng cho phòng máy 1, 5 nhà A1 – Đại học
Công nghiệp Hà Nội.


Các máy tính trong các phòng đều được trang bị máy in, máy chiều và đều có
khả năng truy cập Internet.

Diện tích:12,5m x 6m
5





Vật tư trang thiết bị
- Số lượng máy: 40 PC/ phòng
- Máy chiếu
- Màn chiếu
- Máy in
- Điều hòa
- Modem
- Switch
- Bóng điện
- Dây mạng
- Nẹp dây mạng, điện

Sever:
DELL ™ PowerEdge T420

6


Giá tiền: 32.729.000 VNĐ
Thông số kỹ thuật:
-DELL ™ TOWER CHASSIS T420 - 2x495W Power Supply 8x HDD hotswap
-DELL ™ MAINBOARD T420
-Các MegaRAID® LSISAS2008 6Gb / s SAS và SATA card điều khiển RAID
(RAID 0,1,10,5,50 và JBOD)
-1 x Intel® Xeon® Processor E5-2407 v2 (10M Cache, 2.40 GHz)
-1 x 8GB PC3-12800 ECC 1600 MHz LP Registered DIMM
-1 x 1TB DELL Enterprise 7200 RPM SATA 3,5 inch

-DVD-RW Drive, nội bộ
-1 x Dell T420 tản nhiệt
-1 x Tray Dell SAS / SATA 3,5 "

Máy tính:
Máy Dell Inspiron 3847 (MTI33292)
7


Giá:8.749.000 vnđ
Model: Dell Inspiron 3847MT
Bo mạch chủ - Mainboard: DELL Mainboard Intel H81 Express Chipset
Bộ vi xử lý - CPU: Intel Core i3-4160 (3.6 Ghz/ 3Mb cache)
Card màn hình - VGA: Intel HD Graphics 4400
Bộ nhớ trong - Ram: 4Gb DDR3 - Hỗ trợ Ram Dual Chanel ( up to 16Gb)
Ổ đia cứng - HDD: 500Gb HDD chuẩn Sata 3.0Gb/s
Ổ đĩa quang - ODD: DVD/ DVD combo/ DVDrw chuẩn Sata
Card mạng - Lan card: Lan Giga (1000) Integrated Intel 82566DM Gigabit
Network Connection Ethernet

Máy in:
8


Máy in Dell 1130N

Cỡ giấy

A4


Độ phân giải

1200x1200dpi

Tốc độ in (Tờ/phút)

24tờ

Khay đựng giấy(Tờ)

250tờ

Loại cổng kết nối
• USB
• USB2.0
• Ethernet
Bộ vi xử lý 360MHz
Hệ điều hành hỗ trợ

• Linux

• Microsoft Windows 2000
• Microsoft Windows XP
• Microsoft Windows XP Pro x64
• Microsoft Windows Server 2003
• Microsoft Windows Vista Various
• Microsoft Windows 7 (32-bit/64-bit)
• Mac OS X v 10.4
• Mac OS X v 10.5 • Mac OS X v 10.6
9



Monden:
TP-Link TL-R480+ 2 WAN ports + 3 LAN ports Router for Small

Giá : 970.000 vnđ
Cổng kết nối:

2 x RJ45 10/100 Mbps Base-T

Tốc độ truyền : Download/Upload (Mbps)

10/100Mbps

Giao thức : PPTP
VAD/CNG
IEEE 802.3
IEEE 802.3u
Tiêu chuẩn và giao thức:
IEEE 802.3, IEEE 802.3u, IEEE 802.3x,
IEEE 802.1x, TCP/IP, DHCP, ICMP, NAT, PPPoE, SNTP
Môi trường:
- Nhiệt độ làm việc : 0℃~40℃ (32℉~104℉)
- Nhiệt độ khô: : -40~70℃ (-40℉~158℉)
- Độ ẩm: 10%~90% non-condensing
Nguồn

AC, 110V-220V/60Hz

Kích thước (mm) 294 x 180 x 44


10


Switch:
Cisco WS-C2960-48TT-L 48 ports

Giá:28.000.000 vnđ
Hãng sản xuất:

Cisco

Model:

WS-C2960-48TT-L

Cổng Ethernet:

48 port 10/100

Cổng quang:1 SFP Gigabit
IEEE: IEEE802.3
IEEE802.3x
IEEE802.3u
IEEE802.3z
IEEE802.3ab
EEE802.1D
IEEE802.1p
IEEE802.1Q
IEEE802.1w

IEEE802.3ad
Nhiệt độ làm việc -5º to 45ºC

11


Bàn ghế:
Giá:935.000 vnđ

Ghế:

Giá:400.000 vnđ
12


Bóng đèn

Giá tiền: 300.000 vnđ

Điều hoà:
Điều hòa âm trần Daikin 2 chiều 21000BTU

Giá:29.300.000 vnđ

13


Máy chiếu:
MÁY CHIẾU SONY VPL - EX230


Giá:10.000.000 vnđ
Màn chiếu:

Giá:2.000.000

14


Bảng đen:

Giá: 1.000.000 vnđ

15


Dây mạng UTP Cable- Cat6- 4 Prs

Giá 2.000.000 vnđ
Nẹp dây mạng, điện.
Nẹp sàn 6P

16


Giá 85.000 vnđ/ 1,2m

# Sơ đồ phòng máy 1, 5 – A1
17



+ Sơ đồ vật lý

+ Sơ đồ chi tiết:

18


Chương 3: Tìm hiểu các thiết
bị ghép nối mạng
Để hệ thống mạng làm việc trơn tru, hiệu quả và khả năng kết nối tới những hệ
thống mạng khác đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên dụng. Những
thiết bị mạng này rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng đều dựa trên
những thiết bị cơ bản là Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway.
1. Repeater
Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng CAT 5
UTP – là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường truyền
nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng cần
các thiết bị để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn
đi xa hơn giới hạn này.
19


Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có
vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở
đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện
thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều
cần sử dụng Repeater.
2. Hub
Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có
thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các

mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology),
Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một
cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.
Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ
biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến
và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub
(Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm
chip có khả năng tự động dò lỗi – rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện
lỗi trong mạng.

3. Bridge
Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge
được sử dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge
được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các
gói tin (packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một máy tính thuộc mạng
này chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này
tới mạng đích.
Ưu điểm của Bridge là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác
nhau vẫn có thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự “can
thiệp” của Bridge. Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như
Novell, Banyan… cũng như là địa chỉ IP cùng một lúc. Nhược điểm của Bridge là
chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động
20


nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý.
4. Switch
Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge
chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả
năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên

Switch. Cũng giống như Bridge, Switch cũng “học” thông tin của mạng thông qua
các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các
thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các
gói thông tin đến đúng địa chỉ.
Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là
chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch
hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức
năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN).
5. Router
Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối hai
hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải “nhận thức” được sự
tham gia của một router, nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc
của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router.
Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác
lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại
đường dài có tốc độ chậm.
Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán
hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với
nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh
hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router
có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. Một vấn đề khác là các
Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức – tức là, cách một máy tính kết nối
mạng giao tiếp với một router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một
router Novell hay DECnet. Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết
đường dẫn của mọi loại mạng được biết đến. Tất cả các router thương mại đều có
21


thể xử lý nhiều loại giao thức, thường với chi phí phụ thêm cho mỗi giao thức.
6. Gateway

Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: mạng của bạn sử
dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet,
SNA… hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này
sang loại khác.
Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể
dễ dàng “nói chuyện” được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức
mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng
này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa…

22



×