Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

cách mở bài hay khi viết văn nghị luận văn học và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.57 KB, 3 trang )

Thường khi đứng trước một đề bài, các em rất lo lắng vì hiểu đề mà lại không thể mở
bài như thế nào cho hay. Đây là “bi kịch” chung của học sinh. Và khi đã không mở bài
được thì thời gian chết cứ trôi qua làm mất bao nhiêu là “vàng bạc”. Vậy thì cần làm gì
để giải quyết vấn đề này?

Rõ ràng không có gì mà không qua việc học và thực hành. Vậy thì những kiến thức bé
nhỏ của thầy sau đây sẽ giúp các em tốt hơn trong việc mở bài.

Trong bài viết này thầy đề cập đến việc mở bài trong Nghị luận văn học.

I. CÓ BAO NHIÊU CÁCH MỞ BÀI CHO MỘT ĐỀ VĂN

1.Cách 1: Mở bài TRỰC TIẾP. Mở bài trực tiếp là cách mở bài an toàn nhất, nhanh
nhất, tiết kiệm thời gian nhất. Cách này không đòi hỏi cao, tiết kiệm được thời gian. Tuy
nhiên hạn chế của nó là thiếu sắc sảo, thiếu ấn tượng. Nhưng thà như thế còn hơn là
cắn mấy cái bút mà vẫn chưa mở được bài đúng không. Sau đây là một số dạng mở
bài cần học tập.

Một là: giới thiệu tác giả, tác phẩm rồi dẫn vào vấn đề của đề bài. Ví dụ: Phân tích diễn
biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Thầy dẫn như sau: Kim
Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Đề tài của ông thường gắn liền với hơi thở
ruộng đồng Bắc Bộ nơi những con người quê hương chân chất thật thà, coi trọng nghĩa
tình, rất nhân hậu và giàu yêu thương. “Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân
được trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Bằng tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là
bậc thầy của miêu tả tâm lý. Kim Lân đã mang đến cho người đọc sự xúc động mãnh
liệt thông qua diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ.
Hai là: Đi thẳng vào vấn đề tâm trạng bà cụ Tứ. Ta dẫn như sau: Vốn có tiền thân là tiểu
thuyết Xóm ngụ cư, truyện ngắn Vợ nhặt kết tinh tài năng phân tích tâm lí đặc sắc của
Kim Lân, nhất là khi nhà văn thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ. (Mở



bài này của thầy Phạm Hữu Cường) Hoặc thầy có thể mở như sau: Trong tác phẩm
“Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, hầu như ở nhân vật nào nhà văn cũng khắc hoạ thành
công diễn biến tâm lý và tính cách nhân vật. Nhưng để nói là thành công nhất của ngòi
bút Kim Lân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” thì phải gắn liền ngòi bút ấy với diễn biến tâm
trạng của bà cụ Tứ.

2. Cách 2: Mở bài GIÁN TIẾP. Đây là cách mở bài cần có vốn kiến thức về lý luận văn
học cũng như phải có vốn văn chương kha khá. Nhất là phải đọc nhiều sách, bụng phải
có chữ nghĩa. Cách này khó nên thường thì học sinh không mấy em chuộng (Hoặc có
biết đâu mà chuộng) Chủ yếu mở bài dạng này là các em học sinh giỏi văn. Tuy nhiên,
từ đây trở đi, nếu đọc được bài viết này của thầy thì các em cũng có thể làm được.

Ví dụ: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Một là các em mở bài bằng một câu trích lý luận hoặc châm ngôn, câu nói nổi tiếng có
liên quan đến nội dung rồi khai triển lý luận ấy rồi sau đó đi vào trọng tâm vấn đề. Thầy
có thể mở bài như sau: B. Sô từng nói “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt
diệu nhất vẫn là trái tim người mẹ”. Quả thật vậy, trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ
đại, là toà bảo tháp ngự trị vĩnh hằng và sừng sững giữa cuộc đời. Tác phẩm văn học
nhất là những tác phẩm viết về người mẹ luôn là những tác phẩm thành công nhất. Văn
học Việt Nam cũng đã từng ghi nhận những đóng góp lớn lao ấy về người mẹ. Một
trong những tác phẩm tạo nên niềm xúc động sâu sắc về người mẹ phải kể đến đó là
“Vợ nhặt” của Kim Lân. Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn vốn một đời đi về
với ruộng đồng, vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của trái tim người mẹ và tình mẫu tử thắm thiết
thiêng liêng cũng ngời lên trọn vẹn và sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của nhân vật bà
cụ Tứ.
Ví dụ: Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm : “Khi ta
lớn lên… ngày đó”
Ta mở bài bằng một câu lý luận văn học. Thầy dẫn như sau: “Niềm vui của nhà thơ
chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp” (Pautôpxki). Và sứ mệnh
thiêng liêng ấy của người nghệ sĩ đã mang đến cho đời bao áng thơ lay động lòng

người. Trong những tháng năm đánh Mỹ gian khổ mà hào hùng của dân dộc Việt Nam,
bao người nghệ sĩ đã viết về vẻ đẹp của đất nước, đã mở đường đến với không gian


núi sông, con người đất mẹ. Và hôm nay đây đọc lại những vần thơ ấy ta không khỏi
xúc động bồi hồi. Đoạn thơ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là một ví dụ điển hình
cho vẻ đẹp của đất nước và cũng là vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc



×