HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làmg đồng Đại
Bái – Gia Bình – Bắc Ninh
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS: Trần Hữu Cường
Sinh viên thực hiện
: Phạm Thị Yến
Lớp
: K57QTKDB
Mã sinh viên
: 574863
Khoa
: Kế toán và quản trị kinh doanh
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Học Viện, các Thầy, Cô giáo
khoa Kế toán và quản trị kinh doanh đặc biệt là thầy PGS. TS Trần Hữu Cường
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập ở học viện
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin bày tỏ tới cô giáo,
người đã dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn cơ sở thực địa Ủy ban nhân dân xã Đại Bái, và các hộ dân
trong làng nghề Đại Bái - xã Đại Bái - huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu để hoàn
thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Kế toán và quản trị
kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trinh học tập ở học viện.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến cha mẹ, người thân trong gia
đình và bạn bè đã luôn động viên chia sẻ, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong
suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Sinh viên
Phạm Thị Yến
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.
Đặt vấn đề
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống. Với đặc
trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công
xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm của dân tộc. Các làng nghề
truyền thống đã góp phần lớn vào việc nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho nhân
dân trong vùng làng nghề.
Từ xa xưa Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn làng nghề truyền thống với lịch sử
hàng trăm năm.Các làng nghề, ngành nghề truyền thống cùng với sản phẩm của nó
đã tạo nên sắc thái riêng của nền kinh tế và văn hóa mỗi dân tộc. Những sản phẩm
làm ra từ làng nghề không chỉ đáp ứng đời sống kinh tế mà còn đáp ứng đời sống
văn hóa tinh thần, nhu cầu làm đẹp và trang trí của con người. Những sản phẩm đó
là một tài sản quý báu của cha ông ta để lại, chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn
và phát huy những sản phẩm văn hóa ấy. Ngày nay khi đất nước đang trong quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa các sản phẩm làm ra từ làng nghề không còn
được ưa chuộng như trước nữa, thay vào đó các mặt hàng công nghiệp vừa bền vừa
đẹp lại vừa rẻ, các mặt hàng nhập lậu, hàng thật hàng và hàng giả cũng đang trà
trộn vào thị trường. Ngoài ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp cũng đang
thu hút được người tiêu dùng. Vì vậy để cho các sản phẩm của làng nghề giữ được
nét văn hóa truyền thống riêng, trước sự chao đảo của thị trường hiện nay là rất cần
thiết và phải có chiến lược đúng đắn. Bắc Ninh một mảnh đất trăm nghề đã nổi
tiếng từ thời xa xưa. Thời nhà Lý (1010-1225) Bắc Ninh đã có các làng nghề như:
Rèn Đa Hội, Sơn Mài Đình Bảng, tranh Đông Hồ, giấy gió Phong Khê, gốm Phù
Lãng, dệt Tương Giang đồ gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, làng tranh Đông Hồ ở
Thuận Thành - Bắc Ninh….Đây là những làng nghề sản xuất ra mặt hàng có giá trị
được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Những năm gần đây, khi đất
nước đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với sự phát triển của
đất nước các làng nghề ở Bắc Ninh cũng không ngừng phát triển. Hiện trên địa bàn
tỉnh có hơn 62 làng nghề lớn nhỏ, góp phần thúc đẩy nâng cao đời sống cho nhân
dân, thu hút và giải quyết hàng nghìn lao động, giảm tải một lượng lao động lớn
cho đất nước trong đó có nghề đúc đồng Đại Bái. 5 Làng Đại Bái, thuộc xã Đại
Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít làng nghề đúc đồng nổi tiếng
ở Việt Nam với nghề đúc đồng, dát mỏng kim loại chạm khắc kim loại đồng mỹ
nghệ. Ngày nay làng Đại Bái vẫn tiếp tục giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
với những doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh cải tiến kỹ thuật, phát triển, tự chế ra
máy mócnhư máy cán , máy dập, máy đánh bóng… sản phẩm ngày càng đa dạng
và phong phú đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Tuy vậy vẫn
còn gặp nhiều khó khăn về vốn sản xuất, các hình thức quy hoạch và định hướng
chưa đúng đắn do đó vẫn còn kìm hãm sản xuất. Tốc độ phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy, việc giữ gìn và phát triển làng nghề Đại Bái là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. Bởi ngoài việc giữ gìn những giá trị văn
hóa cổ truyền mà cha ông ta để lại, còn giúp kinh tế xã hội phát triển, một cách làm
tăng trưởng kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn giàu đẹp, phù hợp với định
hướng phát triển của đất nước. Nhận thức trước những tình hình trên, em xin chọn
đề tài: " Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ làng nghề đúc đồng ở làng Đại
Bái - Gia Bình - Bắc Ninh” làm bài luận văn tốt nghiệp của mình
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích của nghiên cứu này là nhằm chỉ ra thực trạng phát triển làng nghề trong
quá trình xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh, tìm ra các yếu tổ ảnh hưởng và từ
đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển làng nghề gắn với quá trình xây dựng nông
thôn mới. Phương pháp phân tích thống kê mô tả và so sánh được sử dụng chủ yếu
trong quá trình nghiên cứu tình hình sản xuất tiêu thụ củ làng nghề.
- Tìm hiểu thực trạng chất thải rắn tại làng nghề Đại Bái – tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ của người dân tại
làng nghề.
- Đề ra một số giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nói chung, thu gom và xử lý rác
nói riêng tại làng nghề Đại Bái – tỉnh Bắc Ninh.
1.3. Nội dung nghiên cứu
-
Thu thập tài liệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đúc đồng tại làng nghề
Đại Bái – tỉnh Bắc Ninh.
-
Xây dựng bảng câu hỏi, tiến hành điều tra từ nguời dân người dân địa phương.
-
Tính toán mức thu nhập bình quân của người dân tại làng nghề.
-
Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất phát triển của
làng nghề.
-
Đề xuất giải pháp khuyến khích người dân tiếp tục phát triển làng nghề truyền
thống
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-
Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu từ các nguồn thư viện quốc gia,
thưu viện tỉnh Bắc Ninh, thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Ban quản lý
khu di tích thôn Đại Bái, Uỷ ban nhân dân xã Đại Bái
-
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế trên đại bàn thôn Đại Bái để khảo sát hệ
thống cơ sở vật chất, các hộ dân, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, các sản phẩm đồ đồng,
thu thập từ các điểm tiêu thụ sản phẩm, phương pháp tiêu thụ sản phẩm.
-
Phỏng vấn trực tiếp từ cán bộ xã, các cụ già, thanh niên trong làng, ban quản lý khu
di tích thôn Đại Bái, các nghệ nhân, hộ gia đình sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
-
Phương pháp phân tích và tổng hợp từ nguồn sách báo, khóa luận kết hợp thông tin,
số liệu điều tra thực từ làng nghề.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu: Các số liệu được tiến hành thu thập nghiên
cứu trên địa bàn xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó tập trung
nghiên cứu tại thôn Đại Bái nơi có nhiều hộ gia đình và công ty làm nghề đúc
đồng.
Về thời gian: Đánh giá thực trạng tình hình trong thời gian gần đây chủ yếu qua 3
năm 2013 – 2015.
Về nội dung:
Nội dung chủ yếu của đề tài là nghiên cứu: Quá trình hình thành và phát triển của
làng nghề đúc đồng Đại Bái
-
Nghiên cứu thực trạng sản xuất, tiêu thụ, sản phẩm làng nghề Đại BáiNhu cầu xây
dựng thương hiệu đúc đồng Đại Bái dựa trên cơ sở chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ
truyền thống của nó.
-
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đúc đồng
Từ đó đưa ra một số biện pháp thúc đẩy nhanh việc xây dựng được thương hiệu đúc
đồng Đại Bái trong thời gian ngắn nhất.
1.6. Phương pháp thu thập số liệu
1.6.1. Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu từ các báo cáo kinh tế, xã hội của tỉnh, của các cơ sở ban
ngành, các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố, các chủ trương chính
sách về xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề.
1.6.2. Số liệu sơ cấp
a, Chọn mẫu điều tra
Tại thôn Đại Bái có 200 hộ làm nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thì
có khoảng 80% các hộ sản xuất kinh doanh đồ đồng mỹ nghệ còn các hộ còn các
hộ và doanh nghiệp còn lại cũng làm các sản phẩm từ đồng nhưng là đồ công
nghiệp.
b,Phương pháp điều tra
Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Số liệu được thu thập qua điều tra, phỏng vấn
người tiêu dùng, các doanh nghiệp, hộ gia đình về những vẫn đề liên quan ñến mục
đích và nội dung nghiên cứu theo phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn.
Phỏng vấn nhóm: Trong đề tài này tôi tiến hành điều tra người sản xuất
(doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh) và khách hàng của làng nghề Đại Bái.
Sau khi nghiên cứu quy mô doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất kinh doanh hầu
như tất cả sản xuất ra sản phẩm rồi tự bán sản phẩm luôn.
Đối với cấp chính quyền xã, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhóm 8 người tại
thôn Đại Bái và 6 người công tác tại UBND xã Đại Bái nhằm thu thập các thông
tin về tình hình xây dựng thương hiệu trên địa bàn, ý kiến ủng hộ về việc xây dựng
thương hiệu đúc đồng Đại Bái…
Phỏng vấn sâu: Đối với cấp chính quyền huyện và tỉnh chúng tôi tiến hành
phỏng vấn một cán bộ công tác tại UBND huyện Gia Bình, sở KHCN tỉnh Bắc
Ninh nhằm thu thập các thông tin về tình hình xây dựng thương hiệu trên địa bàn
tỉnh, ý kiến ủng hộ về việc xây dựng thương hiệu đúc đồng Đại Bái…
1.6.3. Phương pháp phân tích thông tin
1.6.3.1. Phương pháp thống kê
a, Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này dùng để xác định mức biến động của hiện tượng, xu hướng
phát triển của hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng. Từ đó nêu ra kết luận.
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu
thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau
Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ mặt chất ở thời gian và
địa điểm cụ thể.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên: Mức độ của hiện tượng,
phân tích biến động của hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô
tả vào việc dùng các số liệu và các thông tin thu thập ñược chúng tôi tiến hành phân
tích và mô tả vai trò của từng hộ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đúc đồng.
b Phương pháp thống kê so sánh
Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác
nhau và đượcdđem so sánh với nhau.
c Phân tổ thống kê
Được sử dụng để phân nhóm các hộ sẵn sàng tham gia xây dựng và quảng bá
thương hiệu và phân tích quy mô giữa các hộ với mức đóng góp kinh phí xây dựng
thương hiệu.
d, Phương pháp phân tích cơ cấu
Phương pháp này ñể xây dựng cơ cấu giá trị các loại sản phẩm, sự thay ñổi thị
phần sản phẩm tiêu thụ và tỷ lệ hộ dân tham gia xây dựng thương hiệu cho sản
phẩm tập thể.
1.7.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
-
Nhóm chỉ tiêu về đánh giá tình hình sản xuất
Chỉ tiêu
Quy mô sản xuất
Kết quả và hiểu quả sản xuất
doanh thu
-
Theo vốn
Theo lao động
Theo doanh thu
Doanh thu
Lợi nhuận
Thu nhập/ Lao động
Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu
Đồ gia dụng
Đồ mỹ nghệ
Đồ gia dụng
Thị phần
Đồ mỹ nghệ
Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm theo
Đồ gia dụng
Đồ mỹ nghệ
các kênh
Đồ gia dụng
Giá bán các loại sản phẩm
Đồ mỹ nghệ
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Số lượng hàng hóa
2.1. Tình hình phát triển, sản xuất các làng nghề ở Bắc Ninh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 62 làng nghề đã được công nhận. So với cả
nước, tỷ lệ làng nghề/tổng số xã ở Bắc Ninh cao hơn xấp xỉ 5 lần, chiếm khoảng
5% LN cả nước; trong đó có 25 LN thuộc xã NTM (Tổng cục Thống kê, 2012). Tỷ
lệ LN truyền thống của tỉnh khá cao chiếm hơn một nửa tổng số LN (51,56%), số
LN thuộc xã NTM chiếm 40,32% trong đó thành phố Bắc Ninh có tỷ lệ cao nhất
với 100%, huyện Từ Sơn ít nhất chỉ đạt 22,22%.
Các loại hình sản xuất kinh doanh ở làng nghề Bắc Ninh gồm: doanh
nghiệp, hợp tác xã nông thôn mới, hộ sản xuất, trong đó hộ sản xuất chiếm số
lượng nhiều nhất (95%).
Bảng 2.1. Số lượng các làng nghề Bắc Ninh và các làng nghề thuộc xã
nông thôn mới 2013 (ĐVT:%)
Thành phố, thị xã,
Số xã,
Số LN
Tỷ lệ LN truyền
Tỷ lệ LN thuộc xã
huyện
phường
(làng)
thống (%)
NTM (%)
1
Tp Bắc Ninh
20
5
20
100
2
Từ Sơn
11
18
50
22,2
3
Tiên Du
14
3
66,8
66,8
4
Yên Phong
14
13
46,2
23,3
5
Lương tài
14
6
50
50
6
Gia Bình
14
8
25
25
7
Thuận thành
18
5
100
80
8
Quế Võ
21
5
80
40
Cộng
126
62
51,61
40,32
STT
Nguồn: Trung tâm khuyến công tỉnh Bắc Ninh
Trong những năm qua, ở các làng nghề Bắc Ninh đã xuất hiện doanh nghiệp
có quy mô nhỏ và vừa tham gia kinh doanh, đa phần phát triển lên từ các cơ sở
sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ đến lớn. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp lớn
hơn nhiều lần so với hộ sản xuất gia đình. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp có
nhiều lợi thế để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường,
thiết kế sản phẩm, đầu tư máy móc hiện đại thay thế lao động thủ công,... Đối với
hợp tác xã ở các làng nghề Bắc Ninh hiện nay, hầu như chưa xác định được mô
hình hoạt động hiệu quả như: Hợp tác xã gốm Phù Lãng, Hiệp hội làng nghề gỗ
mỹ nghệ Đồng Kỵ...
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất của một số làng nghề chính ở Bắc Ninh năm 2014
(ĐVT: tỷ đồng)
Gía trị sản xuất
STT
Làng nghề- Huyện
Sản phẩm chính
1
Đa Hội – Châu Kh -Từ Sơn
Sắt thép các loại
760,0
2
Đồng Kỵ - Đồng Quang-Từ Sơn
Gỗ mỹ nghệ
348,0
3
Phù Lưu - Tân Hồng - Từ Sơn
Thương nghiệp
312,0
4
Đại Bái - Gia Bình
Đúc Đồng
159,7
Tổng giá trị sản xuất các làng nghề chính
( tỷ đồng)
1579,7
Nguồn: Trung tâm khuyến công tỉnh Bắc Ninh, 2014
2.2. Tình hình phát triển làng nghề Đúc Đồng ở làng Đại Bái
Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít làng nghề đúc
đồng nổi tiếng ở Việt Nam. Theo tương truyền, năm xưa làng Đại Bái còn có tên là
làng Văn Lang (có thời kỳ làng còn có tên là làng Bưởi nồi), làng nằm trên một dải
đất cao bên bờ sông Bái Giang (Sông Đuống bây giờ), chuyên sản xuất các dụng cụ
thiết yếu, đồ dùng bằng đồng trong gia đình như: Ấm, mâm, chậu thau....Tuy nhiên
phải đến đầu thế kỷ XI nghề đúc đồng ở Đại Bái mới được phát triển mạnh nhờ
công của "Tiền Tiên Sư" Nguyễn Công Truyền- người chuyên lo tổ chức sản xuất,
tạo mẫu, phát triển thị trường.
Theo lịch sử ông Nguyễn công truyền sinh năm 989 tại làng Đại Bái, mất ngày
29/9 (âm lịch) năm 1060. Ông xuất thân trong một gia đình nho học. Năm 995 lúc
lên 6 tuổi ông theo cha mẹ vào Thanh Nghệ để sinh sống ( Hiện nay làng đó cũng
gọi là làng Đại Bái, làng Bưởi và cũng làm nghề đúc đồng). Khi lớn lên ông vào
quân ngũ. Năm 25 tuổi ông làm quan Đô úy của triều Lý, được phong là "Điện tiền
tướng quân". Tháng 3 năm 1018 ông trở về quê hương Đại Bái thăm họ hàng. Sau
này khi cha mất ông từ quan và đưa mẹ về quê hương phụng dưỡng và từ đó tổ
chức sản xuất nghề đúc đồng tại quê hương. Ông cho đón thợ, mở lò dèn về sửa
chữa nông cụ sản xuất giúp bà con cải tiến sản xuất. Đến thế kỷ XV, XVI làng có 5
ông tiến sỹ: Nguyễn Viết Lai, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Viết Thái, Phạm Ngọc
Thanh và Nguyễn Công Tám. Sau khi đỗ đạt phong quan về làng các ông chú trọng
tổ chức mở rộng sản xuất và phân công chuyên môn hóa ngành nghề và thành lập
các phường sản xuất riêng từng loại mặt hàng như: Phường chuyên gò nồi đồng,
phường làm mâm, phường làm ấm, phường làm thau, phường làm đồng lá...và một
phường hàng chợ chuyên để mua bán cung cấp nguyên vật liệu , tiêu thụ hàng hóa.
Nhờ có sự phân công tập chung, tổ chức hoàn thiện đã giúp cho Đại Bái nhanh
chóng phát triển với nghề đúc đồng, gò đồng nâng cao kỹ thuật luyện đồng. Lấy đất
sét ở bờ sông xây lò đúc, lấy bùn ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, lấy đồng
pha kẽm làm đồng thau và sáng chế ra thuốc hàn đồng...
Ngày nay làng Đại Bái tiếp tục phát triển và gìn giữ nghề truyền thống với
những doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, cải tiến kỹ thuật, phát triển, tự chế ra máy
móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng... sản phẩm ngày càng đa dạng phong
phú và tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
2.2.1. Đặc điểm tình hình vị trí địa lý
Đại Bái là cửa ngõ phía tây của huyện Gia Bình nơi có làng nghề ñồng
truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước thuận lợi cho việc tiêu thụ và quảng bá
sản phẩm với các tỉnh xung quanh, các thành phố lớn.
Giáp Hà Nội
Giáp tỉnh Hải Dương
Giáp Quảng Ninh
Xã Đại Bái nằm ở phía tây của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp
với xã Lãng Ngâm, Đông Cứu, phía Đông giáp với xã Quỳnh Phú (huyện Gia
Bình), phía Tây giáp với xã Mão Điền, An Bình (huyện Thuận Thành), phía Nam
giáp với xã Quảng Phú (huyện Lương Tài).
Làng nghề Đại Bái là một trong ba thôn thuộc xã Đại Bái. Đây là một làng
nghề truyền thống với các nghề chính: Đúc đồng, đúc nhôm, gò nhôm nhưng gò
đúc đồng là chủ yếu. Ngoài ra, ở đây còn nhận dát mỏng kim loại, gia công cơ khí,
kim khí hoàn chỉnh các chi tiết, chạm khắc kim loại, ghép tam khí...
Đại Bái có tên cổ là làng Bưởi Nồi, cách thủ đô Hà Nội khoảng 35km, cách
trung tâm tỉnh Bắc Ninh khoảng 20km (bên bờ Nam sông Đuống) và cách huyện lỵ
Gia Bình 3km có tỉnh lộ 282 chạy qua. Đại Bái có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi
cho việc phát triển giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng khác kể cả về
đường thuỷ lẫn đường bộ.
Đại Bái có tổng diện tích tự nhiên là 385,2 ha, trong đó đất nông nghiệp là
242,7ha ( chiếm 63%), đất chuyên dùng là 60,0ha ( chiếm 15,5%), đất dân cư là
27.3ha ( chiếm 7,09%). Đại Bái là một vùng chiêm trũng, dân số đông, do đó có
diện tích bình quân đầu người thấp. Năm 2012, dân số trong toàn xã là 8807 khẩu
với 2036 hộ, trong đó có 617 hộ sản xuất thuần nông (chiếm 31,25%), có 1221 hộ
ngành nghề kiêm nông nghiệp (chiếm 61,36 %), có 148 hộ chuyên ngành nghề và
dịch vụ (chiếm 7,39%)
Toàn xã có khoảng 600 hộ (chủ yếu ở thôn Đại Bái) làm nghề đúc đồng truyền
thống và các loại hình dịch vụ phụ trợ như vận tải, thu gom vật liệu, trưng bày sản
phẩm… góp phần giải quyết cho hơn 2.000 lao động địa phương và những vùng
phụ cận, với mức thu nhập trung bình từ 1.500- 3.000.000 nghìn đồng/người/tháng.
Năm 2013, huyện đã lập cụm công nghiệp làng nghề, đến nay đã có 50 hộ và 4
công ty đi vào sản xuất. Sản phẩm của Đại Bái không chỉ tinh xảo mà còn có giá trị
lớn, đã xuất hiện nhiều đơn đặt hàng với sản phẩm hàng trăm triệu đồng...”
Sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Bên
cạnh các sản phẩm truyền thống tranh đồng, đồ thờ cúng, các cơ sở sản xuất đã
sáng tạo các sản phẩm cao cấp như chân dung, trống đồng…sản phẩm đã được chú
trọng chế tác công phu và tinh xảo
Với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng và tinh xảo, làng nghề Đại
Bái hiện nay không chỉ là điểm đến mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà
đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khách thập phương trong những này đầu năm
mới. Sức hút của làng nghề đang lan tỏa và trở thành ñiểm nhấn trong bức tranh
kinh tế của huyện Gia Bình. Cụ thể giá trị sản xuất năm 2013 đạt trên 150 tỷ đồng
theo giá cố định. (Theo Nguyễn Khôi - đài PT Gia Bình)
2.2.2. Giao thông ở Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường sắt
và đường sông. Trong đó, hệ thống đường bộ được đánh giá là tương đối đồng bộ
so với các tỉnh khác trong cả nước.
Cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh nằm trên quốc lọ 18. Về đường bộ, tỉnh cso 5
quốc lộ chạy qua là tuyến quốc lộ 1A chạy từ Hà Nội lên Lạng Sơn, tuyến quốc lộ
18 Nội Bài - Hạ Long cảng Cái Lân – Móng Cái, tuyến quốc lộ 38 chạy từ thành
phố Bắc Ninh đi Hà Nam, Cao tốc quốc lộ 3 mới Hà Nội - Bắc Ninh - Thái
Nguyên. Quốc lộ 17 được nâng cấp theo Quyết định số 2546/QĐ-BGTVT từ tỉnh lộ
282 đoạn (Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh) nối Quốc lộ 18
(tại Quế Võ) với Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) tại Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm Hà Nội (cách cầu vượt Thanh Trì khoảng 2 km). Ngoài ra, Quốc lộ 5 nằm liền kề
với Bắc Ninh.
Cùng với quy hoạch vành đai 3, 4 của Hà Nội đều đi qua hầu hết các huyện,
thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, liên
hoàn giữa Hà Nội với Bắc Ninh, và giữa Bắc Ninh với các tỉnh lân cận. Trong tỉnh
có các tỉnh lộ như 179,276, 280, 281, 283, 285, 287, 291, 295 kết nối các địa
phương trong tỉnh với nhau. Đã có một số cây cầu bắc qua sông để nối Bắc Ninh
với các địa phương khác hoặc các huyện với nhau như: Cầu Mai Đình - Đông
Xuyên, Cầu Đáp Cầu, Cầu Như Nguyệt, Cầu Phả Lại, Cầu Bình Than, Cầu Hồ.
2.2.3. Khí hậu thời tiết
Điều kiện thời tiết ở đây cũng như nhiều vùng phía Bắc. Sản phẩm ñồng Đại
Bái là sản phẩm thủ công truyền thống, không phải là sản phẩm nông nghiệp nên ít
chịu ảnh hưởng.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt
(xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm
và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm
Bảng 2.3. Tình hình khí hậu Bắc Ninh trong năm
Dữ liệu khí hậu Bắc Ninh
Tháng
1
2
Trung bình
19.
20.
cao oC
9
4
Trung bình
13.
14.
thấp oC
2
4
Trung bình
16.
17.
5
4
12
33
o
ngày C
Lượng
mưa mm
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
23
27.4
31.8
33
32.8
32.2
31.2
29
25.6
22.1
27.37
17.1
20.6
23.7
24.6
25.5
25.4
24.2
21.4
17.7
14.9
20.23
20
24
27.7
29.2
29.2
28.8
27.7
25.2
21.6
18.5
23.82
34
87
211
245
332
337
234
98
34
23
1.680
đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa
cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm. Nhiệt độ trung bình:
23,3 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình:
79%.
2.2.4. Đặc điểm của làng nghề
Đặc điểm nổi bật nhất của làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ
với nông nghiệp. Làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó các
ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng đồng thời không rời khỏi nông
thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong làng
nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời cũng là người
nông dân.
Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong làng nghề, đặc biệt là các làng
nghề truyền thống như làng nghề đúc đồng ban đầu thường rất thô sơ, lạc hậu, sử
dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong làng nghề đa số là công
cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công
nghệ - kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù
hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng
chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn
trong sản xuất sản phẩm.
Đại đa số bộ phận nguyên vật liệu của làng nghề ban đầu thường là tại chỗ.
Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của
nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một số
nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài hay ở các vùng khác.
Phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ
thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người
thợ, sự nối truyền của các thế hệ trước. Trước kia, do trình độ khoa học và công
nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ
công, giản đơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc
ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng
nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số loại
sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ
thuật lao động thủ công tinh xảo. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương
thức truyền nghề trong các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong
từng làng.
Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ
thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Các sản phẩm làng nghề truyền
thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm
vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở
Nhà nước... Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo
với sự sáng tạo nghệ thuật, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm
về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ban đầu hầu hết mang tính
địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các
làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại
chỗ của các địa phương. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các
chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến
nay, thị trường làng nghề đã được mọi người trong và ngoài nước biết đến do đó
tình hình tiêu thụ đã được tăng lên phần nào.
2.2.5. Con đường hình thành của làng nghề đúc đồng
Phường Hàng Đồng là một trong 36 phố phường của Thăng Long Hà Nội xưa.
Trải qua hang ngàn năm biến đổi, ngày nay phường nghề đã đổi thành phố nghề,
nếu chúng ta có dịp qua phố nghề hàng đồng sẽ thấy các sản phẩm được làm và bán
ra từ chất liệu Đồng rất phong phú và đẹp mắt. Theo lịch sử ghi lại thì quê hương
của phố Hàng Đồng chính là Làng Gò đúc Đồng Đại Bái ( Hay còn gọi là Làng
Bưởi Nồi)– Gia Bình – Bắc Ninh, một làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống,
nơi cho ra đời những sản phẩm được gò và đúc từ chất liệu Đồng qua những bàn
tay nghệ nhân, và những người thợ lành nghề, sản phẩm có tính mỹ thuật cao mang
đậm tính dân gian và đượm tính sáng tạo.
Khảo sát, nghiên cứu về làng nghề cho thấy con đường hình thành làng nghề
chủ yếu là:
Thứ nhất là, làng nghề được hình thành trên cơ sở có những nghệ nhân, với
nhiều lý do khác nhau đã từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng.
Thứ hai là, làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kỹ
năng và sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo của họ, quy trình sản xuất và sản
phẩm không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Rồi họ truyền nghề cho dân cư
trong làng, làm cho nghề đó ngày càng lan truyền ra khắp làng và tạo thành làng
nghề.
Thứ ba là, một phần làng nghề hình thành do có những người đi nơi khác học
nghề rồi về dạy lại cho những người khác trong gia đình, dòng họ và mở rộng dần
phạm vi ra khắp làng.
Thứ tư là, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, có một số vùng lân cận làng nghề
đang được hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ làng nghề truyền thống, tạo thành
một cụm làng nghề trên một vùng lân cận với làng nghề truyền thống.
2.2.6. Điều kiện hình thành làng nghề đúc đồng
Nghề gò đồng Đại Bái qua nhiều thăng trầm đã không dừng lại với trình độ
thủ công ban đầu mà phát triển mở rộng sang các loại hình đòi hỏi trình độ cao
như chạm khắc hàng mỹ nghệ. Người Đại Bái năng động đã làm ra một loạt hàng
trang trí, gia dụng bằng đồng mạ bạc như các bình hoa, các bộ đồ trà, rượu, tranh
gò đồng nổi… Đó là xu hướng tất yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội với
sự giao lưu rộng rãi mà sản phẩm nghệ thuật chạm bạc và khảm tam khí trở nên đắt
giá, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Sự phát triển này đã đem lại
cho Đại Bái nói chung và nghề đúc đồng truyền thống nói riêng một chỗ đứng mới
trong nền kinh tế thị trường.
Nghiên cứu sự phân bố của làng nghề cho thấy, sự tồn tại và phát triển của
làng nghề cần phải có những điều kiện cơ bản nhất định:
-
Gần đường giao thông, làng nghề đúc đồng Đại Bái nằm trên các đầu mối giao
thông quan trọng, đặc biệt là những đầu mối giao thông thuỷ bộ, gần các tỉnh thành
lơn như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội…
-
Gần nguồn nguyên liệu, gần các trục đường lưu thông buôn bán các
nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho việc sản xuất.
-
Gần nơi tiêu thụ hay thị trường chính. Đó là những nơi tập trung dân cư
với mật độ khá cao, gần bến sông, bãi chợ và đặc biệt là rất gần các địa điểm của
khẩu, nơi giao dịch buôn bán, xuất khẩu.
-
Sức ép về kinh tế. Biểu hiện rõ nhất là sự hình thành và phát triển của
làng nghề là nơi ít ruộng đất, mật độ dân số cao, đất chật người đông, thêm vào đó
là tại thời điểm kinh tế khó khăn, nhu cầu việc làm nhiều, con người có thời gian
rảnh nhiều từ đó nảy sinh ý nghĩ làm giàu, nhu cầu mưa sinh.
- Lao động và tập quán sản xuất ở vùng. Nếu không có những người tâm huyết
với nghề, có nhiều quan hệ gắn bó với nghề và có khả năng ứng phó với những tình
huống xấu, bất lợi thì làng nghề cũng khó có thể tồn tại một cách bền vững.
2.3. Thực trạng phát triển của làng nghề đúc đồng Đại Bái Đúc đồng Đại Bái
đón nhận danh hiệu làng nghề tiêu biểu Việt Nam
2.3.1. Tình hình dân số lao động
Năm 2013, dân số Bắc Ninh là 1.124.472 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả
nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 502.925 người và nữ
521.547 người; khu vực thành thị 240.987 người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh và
khu vực nông thôn 783.485 người, chiếm 76,5%. Mật độ dân số Bắc Ninh năm
2014 đã lên tới 1,262 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả
nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ
thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2013, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289
người/km², vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước
Trên địa bàn tỉnh hiện có 27 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh
sống, trong đó Kinh chiếm tuyệt đại đa số. Dưới đây là 3 dân tộc đông dân nhất.
Bảng 2.1. Dân số 3 dân tộc lớn nhất ở Bắc Ninh năm 2013
Dân tộc
Dân số
(người)
Tỉ lệ so
với tổng
dân số tỉnh
Dân số
đô thị
Tỉ lệ so với
Dân số
Tỉ lệ so
dân số dân
nông thôn
với dân
tộc
(người)
số dân tộc
Kinh
1.021.061
99,67%
249,305
24,42%
781,276
75,58%
Tày
1.484
0,14%
540
36,39%
944
63,61%
Nùng
789
0,08%
253
32%
5336
68%
Hiện huyện Gia Bình có 7 cụm công nghiệp làng nghề là các cụm Đại Bái,
Đoan Bái, Ngăm Lương, Môn Quảng, Ngọc Tỉnh, Lập Ái, Xuân Lai. Số hộ làm
nghề (ước tính) là 1.273 hộ tương đương với 37% số hộ các làng nghề. Các cụm
công nghiệp làng nghề giải quyết việc làm cho khoảng gần 9.000 lao động trong và
ngoài địa phương. Trong đó, lao động trong làng nghề là 5.100 người; Lao động
thuê ngoài là gần 3.900 người. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,9 triệu
đồng/người/tháng.
Hiện nay, làng nghề Đại Bái đã có 200 cơ sở chuyên sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp các sản phẩm đồng, trong đó có trên 80% số hộ sản xuất đồ
đồng mỹ nghệ, giải quyết lao động có việc làm ổn định và hàng trăm lao động theo
thời vụ. Xã đã quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề với diện tích trên 03 ha, với
ñầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, đường điện, xử lý nước thải
… thu hút 57 hộ sản xuất kim khí mở cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp. đồng
thời xã cũng quy hoạch các khu sản xuất theo quy mô, chủng loại sản phẩm mỹ
nghệ tập trung trong làng nghề, đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh, có những
chính sách ưu dđãi về thuế, tín chấp vay vốn, khuyến công…(Theo Nguyễn Khôi đài PT Gia Bình)
2.3.2. Tình hình đất đai của Đại Bái – Gia Bình – Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng Dông
Hồng và nằm trên vùng kinh tế trọng điểm phái Bắc. Bắc Ninh tiếp giáp với vùng
trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà
Nội 30km về phía Đông Bắc. Phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía
Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phí Đông và phía Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương – phí
nam giáp tỉnh Hưng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng thủ đô.
Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội
– Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam Định - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh.
Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành sản xuất
kinh doanh nào. Đại Bái có tổng diện tích tự nhiên là 385,2ha, trong đó đất nông
nghiệp là 242,7 ha (chiếm 63%), đất chuyên dùng là 60,0ha (chiếm 15,5%), đất dân
cư là 27.3 ha (chiếm 7,09%). Đại Bái là một vùng chiêm trũng, dân số đông, do đó
có diện tích bình quân đầu người thấp. Nhìn chung qua 3 năm 2013, 2014, 2015
diện tích đất đai của Đại Bái ít có sự biến xã động. Tổng diện tích đất tự nhiên của
3 năm là 385,2 ha, gồm có đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất lâm nghiệp, đất
ở. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất.
2.3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của làng Đại Bái
Tổng giá trị sản phẩm của xã Đại Bái liên tục tăng, tốc ñộ tăng trưởng bình
quân trong 3 năm từ năm 2013 - 2015 là 15,1%, giá trị sản xuất của từng ngành
cũng tăng. đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ.
Qua bảng 2.2 cho thấy:
Về công nghiệp: Giá trị sản xuất hàng năm đều tăng nếu như năm 2013 là 13,5
tỷ chiếm 26,3% thì đến năm 2015 tăng đạt 20,2 tỷ chiếm 29,7%, bình quân tăng
22,4%/năm.
Về giá trị trồng trọt và chăn nuôi: Tỷ trọng ngành nông nghiệp của Đại Bái
trong 3 năm qua giảm, tuy nhiên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thì ngày một
tăng, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 3,5%.
Thương mại và dịch vụ phát triển bình quân 3 năm tăng 20,5%, do những năm
gần đây dịch vụ vận tải của xã phát triển, tình hình giao lưu buôn bán trong xã
tương đối phát triển.
Bảng 2.2 Kết quả phát triển kinh xã Đại Bái năm 2013 – 2015
Năm 2013
Chỉ tiêu
Năm 2014
Năm 2015
Tốc độ phát triển
GT
CC
GT
CC
GT
CC
(tr.đ)
(%)
(tr.đ)
(%)
(tr.đ)
(%)
I. Tổng giá trị sản phẩm
51 417
100
60 484
100
68 060
100
117,63
1. Giá trị trồng trọt và chăn nuôi
18 717
36,4
19 014
31,4
20 060
29,5
101,6
105,5
103,5
2. Giá trị công nghiệp, TTCN
13 500
26,3
17 120
28,3
20 200
29,7
126,8
118,0
122,4
3. Giá trị thương mại dịch vụ
19 200
37,3
24 250
40,3
27 800
40,9
126,3
114,6
120,5
II. Thu nhập BQ/người/năm
6,4
7,5
8,3
III. Tổng số hộ
1889
100
1 920
100
1 938
100
101,6
100,9
101,3
1. Số hộ khá
762
40,3
790
41,2
813
42,0
103,7
102,9
103,3
1 015
53,7
1 023
53,3
1 028
53,1
100,8
100,5
100,6
112
5,9
107
5,6
96
5,0
95,5
89,7
92,6
2. Số hộ trung bình
3. Số hộ nghèo
116,
0
111,1
14/13
15/14
112,5
3
BQQ
115,1
113,
6
Nguồn: Thống kê UBND xã Đại Bái
Nhận xét chung: Tình hình kinh tế của Đại Bái những năm gần đây phát
triển tương đối tốt, tốc độ phát triển bình quân là 15,1%/năm. Tuy nhiên, vẫn còn
có những tồn tại mà Đại Bái cần giải quyết như: giao thông đường bộ xuống cấp;
thu nhập của người dân bình quân đầu người từ 8 - 8,5 triệu đồng/năm, nhưng
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của một làng nghề. Tỷ lệ hộ khá
qua các năm 2013 – 2015 đều tăng, bình quân 3,3%/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhưng vẫn ở mức cao, năm 2015 là 5,0%. Như vậy, Đại Bái có điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế lại có nghề đúc đồng truyền thống, chính quyền các cấp
cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển đặc
biệt cần có chính sách hỗ trợ nghề ñồng truyền thống phát triển.
2.3.4. Làng nghề đúc đồng Đại Bái, điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch
Làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái cổ xưa có tên làng Văn Lãng hay gòn gọi là
làng Bưởi, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi làng nằm trên một dải đất
cao bên bờ sông Bái Giang (một nhánh của sông Thiên Đức cũ), cách đường 182
khoảng 1km.
Đại Bái từ xa xưa đã nổi tiếng là làng thủ công truyền thống chuyên sản xuất
đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình, ban đầu mới chỉ làm xoong nồi thô sơ,
sau mới có ấm, mâm, chậu thau và cho đến đầu thế kỷ XI nhờ công của ông
Nguyễn Công Truyền, dân làng tôn ông là "Tiền tiên sư", bởi ông là người biết lo
tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu.
Làng nghề Đại Bái, xã Đại Bái (Gia Bình) một điểm du lịch thú vị đối với
du khách. Đến đây du khách không những được trải nghiệm các công đoạn làm
nghề đúc đồng mà còn được thăm khu di tích lịch sử cấp Quốc gia gồm: Khu lăng
tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền, đình Văn Lãng, đình Diên Lộc và chùa
Diên Phúc.
Đến Đại Bái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, du khách đều cảm nhận
được không khí sản xuất sôi động của làng nghề. Tiếng đục, mài rũa, rộn ràng
vang khắp đường làng, ngõ xóm. Dưới bàn tay của người thợ thủ công, rất nhiều
các sản phẩm tinh xảo như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, tranh, câu đối
bằng đồng… đã ra đời, được người dân khắp cả nước yêu thích, ngợi ca.
Về Đại Bái, du khách còn được thăm cụm di tích cổ kính linh thiêng: Đình
Văn Lãng, đình Diên Lộc, chùa Diên Phúc, lăng mộ tổ sư nghề đúc, dát đồng
Nguyễn Công Truyền… là những dấu tích minh chứng cho bề dày lịch sử của
mảnh đất này. Đình Văn Lãng thờ Thành hoàng làng là Lạc Long Quân và phụ
công Nguyễn Công Hiệp – người có công rất lớn trong việc trùng tu các chùa
đình, cầu, đường, khuyến khích nghề gò đồng ở làng; Đình Diên Lộc là nơi thờ tổ
nghề gò dát đồng Nguyễn Công Truyền bị phá huỷ hoàn toàn trong chiến tranh.
Về sau dân làng dồn vật liệu của hai ngôi đình cổ Văn Lãng và Diên Lộc để
thờ chung Thành Hoàng làng và tổ nghề Nguyễn Công Truyền. Năm 1992, đình
Diên Lộc được phục dựng trên nền xưa đất cũ theo dáng vẻ truyền thống và Tổ
nghề Nguyễn Công Truyền lại được thờ phụng tại đây. Đình Diên Lộc thờ tổ
nghề Nguyễn Công Truyền – nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, tâm linh của làng
Đại Bái.
Chùa Đại Bái (còn có tên là chùa Diên Phúc) được trùng tu vào đời vua Lê
Thần Tông (1646 – 1647). Chùa dựng theo kiểu nội công, ngoại quốc, có nhà
thập điện, lầu chuông hai tầng, có nhà Tả vu, Hữu vu mỗi bên đến mười gian.
Chùa Diên Phúc còn bảo lưu được hệ thống cổ vật rất phong phú, độc đáo và quý
hiếm như: tượng phật, tượng chân dung chuông chùa, bia đá, bệ đá có niên đại
thời Lê và Nguyễn; hệ thống đại tự, câu đối có nội dung ca ngợi Phật pháp và
người được thờ hậu… Cụm di tích làng đình Diên Lộc, chùa Diên Phúc và lăng tổ
nghề Nguyễn Công Truyền đã được xếp hạng cấp Quốc Gia, Quyết định số
1570/VH-QĐ, ngày 5-9-1989.
Hội tụ đầy đủ các yếu tố của một làng nghề du lịch nhưng không có hướng
dẫn viên, không có biển chỉ dẫn nên du khách tìm đến nếu không liên hệ trước
với thôn, xã thì chỉ biết loanh quanh tại mấy cơ sở sản xuất tìm hiểu về nghề đúc
đồng và mua sắm sản phẩm. Tuy nhiên, các mặt hàng lưu niệm dành cho khách
du lịch tại đây lại rất hạn chế, giá thành cao khiến việc tìm mua một sản phẩm
ưng ý không phải dễ dàng. Chủ một cơ sở cung cấp đồ đồng nổi tiếng ở Đại Bái
cho biết: Những sản phẩm đúc đồng nhỏ gọn dành cho khách du lịch thường có
đặt trước chúng tôi mới làm còn để làm một loạt bày bán thì không có. Bởi sản
phẩm đúc đồng dành cho khách du lịch tuy nhỏ nhưng giá cũng khá cao nên chỉ
có khách thích mua mới đặt hàng trước”.
Phát triển du lịch làng nghề là một trong những hướng đi mũi nhọn của du
lịch Bắc Ninh. Với những tiềm năng sẵn có, Đại Bái hoàn toàn có thể phát triển
mạnh mẽ hơn nữa loại hình du lịch này, không chỉ phát triển kinh tế, tạo việc làm
cho lao động nông thôn mà còn góp phần bảo tồn các giá trị lịch sử văn hoá. Hơn
nữa, với truyền thống đúc đồng từ hàng ngàn năm nay, đây là một làng nghề tiêu
biểu của văn hóa kinh kỳ miền bắc Việt Nam.
Các vật phẩm đồ đồng do Đại Bái sản xuất luôn là những mẫu sản phẩm chất
lượng được khách trong và ngoài nước đánh giá cao, với sự phát triển không
ngừng như vậy, tương lai Đại Bái sẽ trở thành một khu công nghiệp chuyên về
sản xuất các sản phẩm về đồ đồng từ thấp đến cao cấp, phụ vụ mọi miền tổ quốc
Hình 2.2. Một số sản phẩm được làm từ làng đúc đồng thu hút du khách.