Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty tân hồng ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.39 KB, 40 trang )

CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

LỜIMỞĐẦU

Sau hơn 15 năm thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập và phát
triển, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Có được kết
quả này chúng ta phải kể đến những đóng góp đáng kể của hoạt động Xuất
nhập khẩu. Với sự phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế
nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng thì yêu cầu thanh
toán nhanh, chính xác càng khẳng định là một khâu quan trọng không thể
thiếu trong việc thực hiện giao dịch buôn bán. Và đây chính là lý do quan
trọng giúp em lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty Tân Hồng Ngọc” cho
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu về phương thức giao dịch, các điều
kiện giao dịch, trình tự tiến hành và các chứng từ liên quan đến giao dịch
trong ngoại thương. Ngoài ra thì vấn đề này cũng liên quan chặt chẽđến các
lĩnh vực khác như : Vận tải và bảo hiểm hàng hóa Ngoại thương, Thanh toán
quốc tế, Marketing quốc tế...tất cảđều là những khâu rất quan trọng phục vụ
cho hoạt động Xuất nhập khẩu hàng hóa.
Với phương pháp nghiên cứu hệ thống, từ lý luận đến thực tiễn hy
vọng chuyên đề của em sẽ cung cấp được một phần nào đó các giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động Thanh toán của công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 2 chương chính sau:
Chương I: Thực trạng các phương thức Thanh toán quốc tếđối với
hoạt động XNK tại Công ty Tân Hồng Ngọc


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

Nội dung chính: Tìm hiểu về công ty, thực trạng vàđánh giá việc áp


dụng phương thức Thanh toán quốc tế trong hoạt động XNK.
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán
quốc tế trong hoạt động XNK của Công ty Tân Hồng Ngọc.
Nội dung chính: Những biện pháp vàđề xuất nhằm hoàn thiện phương
thức Thanh toán quốc tế của Công ty


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

CHƯƠNG I :
THỰCTRẠNGCÁCPHƯƠNGTHỨCTHANHTOÁNQUỐCT
ẾĐỐIVỚIHOẠTĐỘNG XNK TẠI CÔNGTY TÂN HỒNG
NGỌC.

1.1 Khái quát về Công ty Tân Hồng Ngọc
1.1.1

Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Tân Hồng Ngọc là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh

trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu. Công ty có tư cách pháp nhân, là
một đơn vị hạch toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng.
Nền Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của nền sản xuất
cũng như tiêu dùng càng trở nên phong phú vàđa dạng. Đểđáp ứng và phục
vụ nhu cầu ngày càng cao, Công ty Tân Hồng Ngọc được thành lập dựa trên
giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 21.02.000273 cấp ngày
02/08/2002.
Trụ sở chính đặt tại : Phố Chợ Chiều, xã Văn Môn, huyện Yên
Phong, Tỉnh Bắc Ninh.
Văn phòng đại diện : 206C, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế : Tan Hong Ngoc Co., Ltd
Tel

: 04-7220367

Fax

: 04-7221457

-

Từ một Công ty kinh doanh nội địa và làm các dịch vụ nhỏ, đến
nay Công ty đã phát triển thành một Công ty XNK trực tiếp theo
giấy phép XNK trực tiếp số 21.02.000273/ GP do Sở Kế hoạch
vàđầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 02/08/2002.


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

1.1.2Cơ cấu tổ chức quản lý :
Quản lý là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong hoạt động
kinh doanh. Để quản lý có hiệu quảđòi hỏi phải có tổ chức bộ máy quản lý
phù hợp cùng với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng lực chuyên môn
cao. Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó, từ khi thành lập đến nay,
Công ty đã từng bước củng cố cơ cấu tổ chức, cơ cấu Phòng Ban, tuyển
chọn những cán bộ, nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao. Công ty cũng tạo
điều kiện cho cán bộ, nhân viên cũđược nâng cao trình độ chuyên môn để
phù hợp với công việc mới và kế hoạch phát triển lâu dài.
Bộ máy làm việc của Công ty khá gọn nhẹ; Công ty tổ chức bộ máy
quản lý theo chếđộ một thủ trưởng, do Giám đốc đứng đầu quản lý, điều

hành trực tiếp từ các Phòng Ban đến các cửa hàng trên cơ sở thực hiện
quyền làm chủ của tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị, không ngừng
nâng cao hiệu quả kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước. Trong hoạt
động, Công ty tuân thủ theo các chính sách, chếđộ, quy định của pháp luật
Việt Nam.
Về nhân lực, toàn Công ty có khoảng 90 lao động, trong đó lao động
trực tiếp là 64 người và lao động gián tiếp là 26 người; lao động có trình
độđại học, trên đại học chiếm 54%, còn lại là lao động phổ thông. Công ty
vẫn đang đầu tư cho một số cán bộđi học đại học và cao học nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu
chức năng.Hiên nay Công ty có 7 phòng ban .
Ban Giám đốc : bao gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc.


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

- Giám đốc là người chỉđạo chung, có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm
vụ quản lý toàn diện trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách,
chếđộ của Nhà nước. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước
về toàn bộ hoạt động của Công ty và là người đại diện cho quyền lợi của
cán bộ công nhân viên Công ty theo luật định.
- Phó giám đốc cũng chịu trách nhiệm chỉđạo các phòng ban mà mình
quản lý, giúp Giám đốc nắm vững tình hình hoạt động của Công ty để có kế
hoạch và quyết dịnh sau cùng, giải quyết các công việc được phân công hoặc
uỷ quyền.
Hệ thống 5 phòng ban của Công ty :
- Phòng Xuất nhập khẩu
- Phòng Kinh doanh tổng hợp
- Phòng giao nhận và vận chuyển

- Phòng Tài chinh - Kế toán
- Phòng Tổ chức hành chính

Sơđồ 1.1: Sơđồ tổ chức bộ máy quản lý của
Công ty Tân Hồng Ngọc
Giám Đốc
Phó Giám Đốc

Phòng
Xuất
nhập
Khẩu

Phòng
kinh
doanh
tổng
hợp

Phó Giám Đốc

Phòng
giao
nhận và
vận
chuyển

Phòng
tài
chính

kế toán

Phòng
tổ chức
hành
chính


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

1.1.3- Đặc điểm về nguồn lực của Công ty
Tính đến đầu năm 2008 tổng số lao động của công ty là 94 người,
trong những năm tới theo xu hướng phát triển của công ty với việc mở thêm
kinh doanh nhiều lĩnh vực mới sẽ thu hút thêm một lượng lớn nguồn nhân
lực mới. Đa số nhân viên trong công ty đều là những người có trình độ, có
bằng cấp, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc. Sở dĩ cóđược điều này
là công ty đã rất quan tâm đến quá trình tuyển dụng nhân sự, và coi yếu tố
con người là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp .
1.1.4 – Một sốđặc điểm kinh doanh của Công ty
Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại XNK, hạch toán độc lập
có chức năng chủ yếu là nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước còn khan
hiếm (Thép Silic, Sứ thủy tinh cách điện, nhôm thỏi ...)
- Tổ chức thu mua các mặt hàng trong nước phục vụ xuất khẩu như:
gạo,hàng may mặc, nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ ...
- Tổ chức nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được
hoặc sản xuất còn hạn chế như : Đồđiện tử, điện lạnh, máy công cụ ... phục
vụ sản xuất kinh doanh trong nước.
- Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu
tư có hiệu quả, mở rộng kinh doanh và có nghĩa vụ với Nhà nước thông qua

việc giao nộp Ngân sách hàng năm.


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

- Tuân thủ các chếđộ kế toán tài chính, chính sách quản lý kinh tế của
Nhà nước.
Với phương châm “Duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh nội địa,
đẩy mạnh kinh doanh XNK, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển mối
quan hệ với nhiều nước trên Thế giới băng mọi cách ”, Công ty đã vươn tầm
hoạt động ra khắp nơi, địa bàn hoạt động không những trong nước mà còn
phát triển ra hơn 20 nước trên Thế giới: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,
Singapo, Anh, Pháp, Nga, Đức v.v ...
Sự ra đời của Công ty đã góp phần đáp ứng những nhu cầu về hàng
hoá tiêu dùng, nguyên vật liệu, máy móc cho sản xuất trong nước, mở rộng
sự hiểu biết về sản phẩm nước ngoài đồng thời đẩy mạnh sản xuất trong
nước, khai thác mọi tiềm năng sẵn có và mặt mạnh của quốc gia, vươn mạnh
ra thị trường quốc tế góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại
hoáđất nước.

1.2 Thực trạng áp dụng các phương thức Thanh toán quốc
tếđối với hoạt động XNK tại Công ty Tân Hồng Ngọc
1.2.1 Thực trạng hoạt động XNK hàng hóa của Công ty
Công ty đảm nhiệm các chức năng của một doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ . Nhận thức
rõđược tầm quan trọng cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, Công ty
luôn chú trọng tới hoạt động xuất khẩu, phát huy lợi thế của mình về xuất
khẩu hàng may mặc, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ...Trong những
năm vừa qua, kim nghạch xuất khẩu của công ty đã tăng trưởng đáng kể,
đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công tyĐơn vị : USD
STT
1

Chỉ tiêu
Kim ngạch

2005
15.032.590

2006
27.000.000

2007
22.230.320

06/05
+/%
+11.967.410 +79.6

07/06
+/%
-4.769.680
-17.6


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5
xuất khẩu
Kim ngạch
nhập khẩu

Tổng kim
ngạch

2
3

18.128.000

11.500.000

12.570.000

-6.628.000

-36.5

+1.070.000

+9.3

33.160.590

48.500.000

44.800.320

+5.339.410

+43.1


-3.699680

-8.3

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
May mặc và nông sản là hai thế mạnh xuất khẩu của Công ty. Thị
trường của hai mặt hàng này luôn ổn định và chiếm tỉ trọng lớn trong các
mặt hàng xuất khẩu. Hàng gia công may mặc và nông sản luôn ổn định
chiếm trung bình xấp xỉ 30% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Công ty,
ngoài ra các mặt hàng khác như các sản phẩm công nghiệp nhẹ (văn phòng
phẩm, bóng điện, quạt...), cũng là các mặt hàng xuất khẩu ổn định của Công
ty, góp phần đa dạng hoá hoạt động của Công ty.
1.2.2 Phân tích thực trạng các phương thức Thanh toán Quốc tếđối với
hoạt động XNK của Công ty
Là một Công ty XNK , mặt hàng xuất khẩu của Công ty hết sức đa
dạng, bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là may mặc và nông sản,
Công ty còn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm công nghiệp
nhẹ..., mặt khác bạn hàng của Công ty ở nhiều nước khác nhau trên khắp thế
giới, do đó mối quan hệ trong hoạt động trao đổi hàng hoá là rất rộng.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động thanh toán, là khâu
quyết định đến kết quả kinh doanh của Công ty, ảnh hưởng đến vốn và lợi
nhuận của Công ty, Công ty đã vận dụng hết sức linh hoạt các phương thức
và phương tiện thanh toán quốc tếđối với các bạn hàng, cố gắng xây dựng
một quá trình thanh toán an toàn và hiệu quả trong khả năng của minh:
Bảng 1.2: Tổng hợp các phương thức thanh toán của Công ty
Đơn vị: USD
STT

Chỉ tiêu


2005

2006

2007

1.

Tổng kim nghạch XK

15.032.590

27.000.000

22.230.320

2.

Phương thức chuyển tiền

2.478.255,8

4.542.000

1.075.400


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5
3.


Phương thức nhờ thu

4.

Phương thức
chứng từ

tín

dụng

3.567.933,85

6.779.951,3.

3.148.454,7

8.986.400,35

15.678.048,7

18.006.465,3

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Về phương tiện thanh toán:
Công ty thường sử dụng phương tiện thanh toán là hối phiếu trả tiền
ngay: khi người mua nhìn thấy hối phiếu này thì phải trả tiền ngay cho người
bán. Hối phiếu này giúp cho người xuất khẩu thu hồi vốn nhanh, quay vòng
vốn nhanh, đứng trên phương diện là người xuất khẩu công ty sẽ rất có lợi.
Trong quá trình thanh toán xuất khẩu, Công ty nên đàm phán và thuyết phục

bạn hàng sử dụng loại hối phiếu này.
Vềđiều kiện thanh toán:
Đối với điều kiện về tiền tệ: Công ty thường sử dụng đồng USD trong
thanh toán vìđồng tiền này tương đối an toàn, là một đồng tiền mạnh trên thế
giới , cóđộ rủi ro thấp, làđồng tiền phổ biến đối với các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu vàít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
Điều kiện về thời gian thanh toán: Là người xuất khẩu, đểđảm bảo cho
việc thanh toán nhanh chóng, công ty muốn điều kiện trả tiền là trả tiền
trước nhưng trong thực tế tuỳ vào từng bạn hàng mà Công ty áp dụng linh
hoạt thời gian thanh toán , có thể trả trước, trả ngay hoặc thậm chí trả sau.
Điều kiện vềđịa điểm thanh toán: Đểđảm bảo cho việc thanh toán,
Công ty thường thoả thuận với bạn hàng thanh toán qua ngân hàng
Vietcombank hoặc ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt
Nam(Vietnam Eximbank)
- Điều kiện về phương thức thanh toán: tùy theo đặc điểm cụ thể của mặt
hàng, của thị trường nhập khẩu, của bạn hàng mà công ty áp dụng phương
thức thanh toán cho phù hợp.
Bảng 1.3: Cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán quốc tếđối với hoạt
động xuất khẩu tại công ty


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

Đơn vị: %
Năm

2005

2006


Phương thức
Phương thức chuyển tiền
16.4
16.8
Phương thức nhờ thu
23.7
25.1
Tín dụng chứng từ
59.7
58
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)

2007
4.8
14.1
80.9

Qua bảng số liệu trên ta thấy, Công ty thường sử dụng ba phương
thức chính là chuyển tiền (chủ yếu là chuyển tiền bằng điện), nhờ thu (chủ
yếu là nhờ thu tiền đổi chứng từ-D/P) và phương thức tín dụng chứng từ.
Với lợi thế an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán, phương thức tín dụng
chứng từ luôn giữ vị trí là phương thức thanh toán chủđạo trong hoạt động
xuất nhập khẩu của công ty.
Phương thức chuyển tiền
Là một phương thức thanh toán đơn giản, phương thức chuyển tiền có
thể giúp cho Công ty với tư cách là một nhà xuất khẩu hàng hoá thu được
tiền hàng một cách nhanh nhất (Công ty chủ yếu sử dụng phương thức
chuyển tiền bằng điện-T/T). Tuy nhiên đây cũng chính là phương thức có
nhiều rủi ro do không có sự ràng buộc nào giữa hai bên xuất khẩu và nhập
khẩu, sử dụng phương thức này trong hoạt động xuất khẩu, Công ty sẽ là

người chịu rủi ro lớn, việc nhận tiền thanh toán phụ thuộc vào thiện chí


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

vàkhả năng của người nhập khẩu vì vậy Công ty chỉthường sử dụng phương
thức này đối với những bạn hàng thực sự tin tưởng, có mối quan hệ làm ăn
lâu dài.


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

Bảng 1.4: Tình hình thanh toán theo phương thức chuyển tiền
Đơn vị: USD
Năm
2005
2006
2007

Số HĐ xuất khẩu
được ký

Số HĐ thanh toán
Trị giá

theo phương thức

Tỷ
Trị giá


T/T
20
15.032.590
2
2.478.255,8
31
27.000.000
3
4.542.000
27
22.230.320
1
1.075.400
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Ta thấy qua bảng trên, số hợp đồng xuất khẩu được thanh toán theo
phương thức chuyển tiền thường chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số các hợp
đồng xuất khẩu mà Công ty nhận được. Năm 2005, có hai hợp đồng với trị
giá là 2.478.255,8 USD chiếm 16.4% kim ngạch xuất khẩu ; năm 2006 kí ba
hợp đồng với giá trị 4.542.000 USD và năm 2007 là 1 hợp đồng với giá trị là
1.075.400 chiếm 4.8% kim ngạch xuất khẩu.

Phương thức nhờ thu:

trọng
(%)
16.4
16.8
4.8



CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

Phương thức nhờ thu cũng là một phương thức thanh toán mà Công ty
thường xuyên áp dụng đối với những khách hàng quen biết. Tính bảo đảm
của phương thức này cao hơn phương thức chuyển tiền nhưng tính chất rủi
ro vẫn còn không ít do vậy tỉ lệ sử dụng phương thức nhờ thu trong hoạt
động xuất khẩu của Công ty cũng không cao.
Bảng 1.5: Tình hình thanh toán theo phương thức nhờ thu
Đơn vị: USD
Năm
2005
2006
2007

Số HĐ xuất khẩu
được ký
20
31
27

Số HĐ thanh toán theo

Tỷ

Trị giá

phương thức nhờ thu

Trị giá


trọng

15.032.590
27.000.000
22.230.320

(chủ yếu là D/P)
4
7
3

3.567.933,85
6.779.951,3
3.148.454,7

(%)
23.7
25.1
14.1

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)

Đểđảm bảo an toàn, Công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán
nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) hơn là phương thức nhờ thu chấp nhận


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

trả tiền đổi chứng từ (D/A) và nhờ thu phiếu trơn. Khi đó, chứng từ hàng hoá
(hoáđơn, vận đơn, hoặc các chứng từ vận chuyển khác và nếu cần, hợp đồng

hoặc chứng nhận bảo hiểm) cùng với hối phiếu do Công ty ký phát sẽđược
chuyển cho ngân hàng đại lýở nước ngoài nhờ thanh toán.
Phương thức tín dụng chứng từ:
Đối với một công ty XNK, thường xuyên có mối quan hệ với đối tác nước
ngoài, việc thanh toán đòi hỏi phải hết sức đảm bảo. Việc thanh toán nhanh,
chính xác , thuận tiện, đúng luật sẽ thúc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng
hoá, lưu chuyển vốn của các bên tham gia, mở rộng và củng cố mối quan hệ
hợp tác buôn bán làm ăn giữa các nước. Tuy nhiên, trong buôn bán quốc tế,
dùở hình thức nào luôn tồn tại một mâu thuẫn: người mua muốn cóđược
hàng hoá trước khi trả tiền còn người bán lại muốn nhận được tiền trước khi
chuyển giao hàng cho người mua. Mâu thuẫn này càng khó giải quyết hơn
khi các chủ thể trong hợp đồng ở cách xa nhau, không thuận tiện cho việc
giao tiếp, liên lạc. Chính vì vậy mà phương thức tín dụng chứng từ phát huy
được tính ưu việt của nó so với hai phương thức thanh toán chủ yếu là
chuyển tiền và nhờ thu. Phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu có
nhiều hạn chế và rủi ro nên thường chỉáp dụng với những khách hàng
thường xuyên, có mối quan hệ làm ăn lâu dài, mật thiết với công ty. Do đảm
bảo quyền lợi cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu, thuận tiện, dễ sử
dụng ngay cảđối với những người mới tham gia vào buôn bán quốc tế nên
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng giữ vai trò quan trọng
trong hoạt động buôn bán quốc tế. Người xuất khẩu chỉ nhận được tiền khi
đã xuất trình một bộ hồ sơđầy đủ, hợp lệ cho một bên thứ ba độc lập (là các
ngân hàng lớn như Vietcombank, Eximbank) , còn người mua chỉđược
quyền sở hữu hàng hoá khi đã thanh toán c ho người bán. Thư tín dụng đảm
bảo cho bên mua và bên bán không hiểu biết nhiều về nhau hay trong lần
đầu tiên giao dịch vẫn có thể yên tâm rằng bên bán sẽ nhận được tiền đúng
hẹn còn bên mua sẽ có hàng đúng như thoả thuận khi hai bên thực hiện
nghiêm chỉnh vàđầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng.



CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

Qua thực tiễn ta thấy, đối với các Công ty XNK của Việt Nam nói
chung và Công ty Tân Hồng Ngọc nói riêng thì việc áp dụng phương thức
thanh toán tín dụng chứng từtrong thanh toán đã tạo cho công ty những bạn
hàng lớn, những thị trường lớn và chiếm được lòng tin của các đối tác làm
ăn, từđó tăng kim ngạch xuất khẩu cho công ty. Trong các năm vừa qua, các
hợp đồng được thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từđã tăng lên:
Bảng 1.6 Tình hình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Đơn vị: USD

Số HĐ xuất
Số HĐ thanh toán
Tỷ
Năm
khẩu được
Trị giá
theo phương thức
Trị giá
trọng

tín dụng chứng từ
(%)
2005
20
15.032.590
14
8.986.400,35 59,7
2006
31

27.000.000
21
15.678.048,7
58
2007
27
22.230.320
23
18.006.465,3 80.9
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Năm 2005, thanh toán theo L/C mang lại cho Công ty 8.986.400,35 USD;
chiếm 59.7% trong các hình thức thanh toán xuất khẩu; năm 2006, thanh
toán theo L/C là 15.678.048,7 USD chiếm 58% các hình thức thanh toán
vàđến năm 2007, thanh toán theo L/C chiếm 80.9% các hình thức thanh toán
với trị giá 18.006.465,3USD.


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

Thông thường, quy trình thanh toán L/C đối với hoạt động xuất khẩu của
công ty XNK Tân Hồng Ngọc được thực hiện như sau:
- Vietcombank sau khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng phát
hành sẽ thông báo L/C cho Công ty. Công ty có thể nhận L/C giao tại trụ sở
của ngân hàng hoặc qua đường bưu điện hoặc yêu cầu giao tận tay nếu
doanh số giao dịch lớn.
- Công ty sau khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C thì kiểm tra kỹ nội dung
của L/C, đối chiếu với các điều khoản hợp đồng đã ký kết . Nếu thấy không
thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện , điều khoản qui định trong
L/C thì lập tức yêu cầu ngân hàng mở L/C sửa đổi L/C thông qua ngân hàng
mở L/C.

- Khi Công ty đã chấp nhận L/C nhận được , Công ty sẽ chuẩn bị hàng hoá
và giao hàng vào thời gian quy định đồng thời lập các chứng từ theo yêu cầu
trong L/C.
- Công ty tiến hành xuất trình bộ chứng từ tại Vietcombank kèm theo bản
gốc L/C, các sửa đổi L/C có liên quan (nếu có) cùng thư thông báo L/C, sửa
đổi L/C có xác nhận mã/chữ kýđúng và thư yêu cầu thanh toán theo mẫu.
Bộ chứng từ thanh toán thường bao gồm:
+ Hối phiếu
+ Thư yêu cầu thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng L/C
+ Hoáđơn thương mại (03 bản)
+ Chứng từ vận tải (vận đơn) : 02 bản (01 bản gốc)
+ Bản kê chi tiết hàng hoá (packing list) : 03 Bản
+ Các loại giấy tờ về hàng hoá : giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận
kiểm dịch, biên lai giao hàng


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

+ Các giấy tờ khác (nếu yêu cầu)
- Khi bộ chứng từđược xuất trình phù hợp với các điều khoản, điều kiện của
L/C, Vietcombank sẽ thanh toán cho Công ty theo một trong hai hình thức:
+ Thanh toán khi nhận được tiền từ ngân hàng nước ngoài.
+ Thanh toán ngay một số tiền nhất định dưới hình thức chiết khấu chứng từ.

1.3 Đánh giá thực trạng các phương thức Thanh toán quốc
tếđối với hoạt động XNK của Công ty.
Mọi phương thức thanh toán dù có hoàn thiện đến mấy thì vẫn có những mặt
hạn chế và tiềm ẩn những khả năng xảy ra rủi ro. Nếu Công ty không có các
biện pháp đảm bảo thì khả năng không nhận được tiền là rất lớn.
Qua bảng số liệu tình thình thanh toán theo phương thức chuyển tiền (Bảng

1.4) có thể thấy rằng công ty ít khi sử dụng phương thức này trong giao dịch
thanh toán. Thanh toán bằng chuyển tiền hoàn toàn dựa trên uy tín và quan
hệ tốt đẹp giữa các bên. Nếu người mua không có thiện chí, sau khi nhận
hàng có thể từ chối trả tiền hoặc thậm chí từ chối việc thực hiện hợp đồng
bằng cách không nhận hàng và không thanh toán tiền hàng. Chính vì thế mà
phương pháp này chỉáp dụng đối với những khách hàng quen thuộc đểđảm
bảo ít có rủi ro trong qua trình thanh toán.
Trong phương thức nhờ thu, có hai loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu
kèm chứng từ. Công ty thường sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ
(Bảng 1.5) . Phương thức này tuy có an toàn hơn chuyển tiền nhưng không
thể chắc chắn được việc thanh toán có thể thực hiện đưọc. Khi gặp những
khách hàng không thiện chí, họ không thể thanh toán hay không chấp nhận
hối phiếu, Công ty có thể tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc trong việc thu
hồi hàng hoá. Một bất lợi nữa của nhờ thu là khi hàng được gửi bằng đường
hàng không hoặc bằng một vài hình thức vận tải nào khác, trong đó vận đơn
đường biển được thay bằng một vận đơn hàng không hoặc một chứng từ
tương tự nhưng khác với vận đơn đường biển, chúng không phải là chứng từ


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

sở hữu hàng hoá. Do đó, quyền kiểm soát hàng hoá sẽđược chuyển cho
người mua khi giao hàng, dù thậm chí việc thanh toán chưa được thực hiện.
Khi đó là người xuất khẩu, Công ty sẽ gặp nhiều bất lợi.
Một phương thức được coi là an toàn hơn cảđối với công ty, chứa đựng tí rủi
ro vàđược sử dụng phổ biến hiện nay đó là phương thức tín dụng chứng từ.
Tuy nhiên phương thức này cũng có những hạn chế, rủi ro mà trên thực tế
Công ty đã gặp phải.
- Rủi ro dễ gặp nhất là việc Công ty lập bộ chứng từ gửi hàng. Những sai
sót tưởng như rất nhỏ bé , đơn giản như sai chính tả, tên, địa chỉ, số lượng và

cả những sai sót lớn hơn như thiếu loại chứng từ, không thống nhất với
nhau, hối phiếu ghi sai người ký phát đều gây khó khăn cho Công ty trong
việc thanh toán. Bên cạnh đó, Công ty phải lập một bộ chứng từ hoàn hảo để
có thể nhận tiền từ ngân hàng hay từ người mua khi có yêu cầu. Nhưng trên
thực tế, để có thể lập được một bộ chứng từ hoàn hảo là một điều rất khó
khăn nếu như không nhận được thiện chí từ phía người mua.
Một trường hợp điển hình đã xảy ra cho Công ty đó là một hợp đồng
xuất khẩu sợi bông sang Singapo, hợp đồng đã ký kết, thoả thuận, thanh toán
theo phương thức tín dụng chứng từ và Công ty đã giao hàng. Trong quá
trình hàng được vận chuyển, bên nước người nhập khẩu, giá sợi bông giảm
hơn rất nhiều so với giá mà Công ty xuất khẩu và họđã không muốn mua lô
hàng này với giáđó nữa. Rất không may, trong bộ chứng từ Công ty lập ra có
một sai sót, dù rất nhỏ vềđịa chỉ giao hàng, sai sót này có thể hoàn toàn
thương lượng được nhưng bên nhập khẩu không chấp nhận và ngân hàng
phục vụ cho bên nhập khẩu từ chối thanh toán. Trước tình huống đó, Công
ty đã phải tiền hành thương lượng với phía nhập khẩu, chấp nhận hạ
giáthành xuồng so với hợp đồng để giải quyết số hàng và với hợp đồng này,
Công ty đã phải chịu thiệt hại.
Như ta đã biết, nếu như bộ chứng từ không phù hợp thì việc thanh toán
không thể thực hiện được. Bộ chứng từ là cơ sởđể người mua giảm giá, từ


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

chối nhận hàng, kéo dài thời gian thanh toán hay không thanh toán tiền hàng
vàđặc biệt khi bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì Ngân hàng sẽ từ chối
thanh toán. Do vậy, thời gian thanh toán luôn bị kéo dài do chúng phải sửa
đi sửa lại. Thậm chí có những lỗi không sửa được phải đợi sựđồng ý của bên
mua. Thường các đơn vị xuất khẩu nói chung và Công ty Tân Hồng Ngọc
nói riêng, vốn còn rất eo hẹp vì vậy thường chọn thanh toán L/C trả ngay

nhưng nhiều khi phải mất một vài tháng sau từ khi ngân hàng điện đòi tiền,
Công ty mới nhận được tiền mà nguyên nhân thường do bộ chứng từ có sai
sót và phải chờ nhà nhập khẩu chấp nhận. Như vậy, nhiều khi Công ty
không thểđáp ứng được yêu cầu tăng vòng quay của vốn hơn nữa có khi còn
bị phạt vì sai sót chứng từ.
Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh
toán xuất nhập khẩu của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được
các yêu cầu của L/C, điều này dẫn đến những sai sót trong quá trình lập
chứng từ thanh toán hơn nữa việc thu thập, nắm bắt thông tin về thị trường,
vềđối tác còn khó khăn từđóảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động thanh toán.
- Một sai sót nữa mà Công ty cũng dễ gặp phải là các sai lầm khi giao hàng:
việc thực hiện không đúng, sai sót khi giao hàng, hàng hoá giao không đúng
quy định về chất lượng, chủng loại, thời hạn giao hàng, xuất trình chứng từ
muộn, chọn sai cảng bốc dỡ, sai hãng vận tải.
Nguyên nhân của những sai sót này thường là trong khi ký hợp đồng,
Công ty không xem xét kỹ , dễ chấp nhận các điều kiện hợp đồng thương
mại bấtlợi để rồi sau đó không thực hiện được làm cho đối tác có cơ sởđể
kéo dài thời gian thanh toán, giảm giá hoặc từ chối thanh toán khiến cho quá
trình thanh toán gặp nhiều khó khăn.


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

CHƯƠNG II
MỘTSỐBIỆNPHÁPNHẰMHOÀNTHIỆNPHƯƠNGTHỨCT
HANHTOÁNQUỐCTẾTRONGHOẠTĐỘNG XNK CỦA
CÔNGTY.
2.1 Định hướng phát triển hoạt động XNK của Công ty Tân Hồng Ngọc
2.1.1 Thuận lợi và khó khăn của Công ty Tân Hồng Ngọc
* Thuận lợi :

- Uy tín công ty và khả năng thích ứng với thị trường của công ty vẫn gây
được lòng tin với bạn hàng trong và ngoài nước.
- Công ty vẫn giữ vững và phát triển tốt dựa vào sựđoàn kết nội bộ phát huy
sức mạnh của quần chúng, đại đa số cán bộ tân tâm với công việc được giao,
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
- Có sự lãnh đạo chỉđạo sát sao, quản lý chặt chẽ của Ban lãnh đạo công ty,
nắm bắt tốt các thông tin về thị trường.
* Khó khăn:
Trước mắt công ty đang phải đứng trước nhiều khó khăn và thách
thức mới:
- Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động do nguy cơ chiến tranh
khủng bố, thiên tai do vậy việc tìm kiếm thị trường cũng nhưđảm bảo cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn.
- Một số nước có sự chuyển biến mở cửa như Trung Quốc đã gia nhập WTO
và có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; Mianma, Bangladest...đang thu hút
vốn đầu tư; kinh tế các nước khu vực Đông Nam áđang cố gắng chuyển dịch
với mục tiêu giảm thiểu vào xuất khẩu sang thị trườn Mỹ vì vậy các ngành
công nghiệp dệt may, da giầy, chế biến nông sản của Việt Nam bị cạnh tranh
gay gắt.
- Quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mở rộng. Công ty là một
trong những công ty xuất nhập khẩu nên cũng không thể tránh khỏi sự cạnh


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

tranh của những hãng khác trong khu vực. Hiện nay, hàng xuất nhập khẩu
đang tràn ngập thị trường trong nước gây khó khăn cho sản xuất của công ty
trong điều kiện hàng rào thuế quan được duy trìở mức cao, đến khi cắt giảm
thuế theo CEPT thì chắc chắn công ty sẽ bị sức ép lớn.
- Cơ chế chính sách và quản lý kinh tế XNK tiếp tục thoáng rộng hơn nữa sẽ

thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia trong khi doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lợi thế hơn doanh nghiệp Nhà nước về
bộ máy gon nhẹ và tính linh hoạt cao. Công ty phải chấp nhận cạnh tranh
gay gắt.
- Vềđội ngũ cán bộ, công ty còn thiếu cán bộ trẻ có tri thức hiện đại về kỹ
thuật nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Bộ máy quản lý, điều hành lớn, hiệu
quả quản lý chưa cao, chưa có chương trình thâm nhập thị trường mà mới
chỉ dừng lại ở việc chờ may rủi, trong cơ cấu tổ chức bộ máy chưa có bộ
phận Marketing riêng rẽ với những chức năng đúng của nó.
- Thủ tục quản lý về công tác xuất nhập khẩu phiền hà, phức tạp, sự phối
hợp giữa các ngành hữu quan còn thiếu đồng bộ thống nhất, do vậy mà chậm
chễ trong việc giao nhận, phiền nhiễu cho người xuất nhập khẩu.
2.1.2 Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty Tân Hồng Ngọc
Bước vào thời kỳ kế hoạch 2005-2010, công ty phải đối đầu với nhiều thách
thức của quá trình mở cửa hội nhập. Sức ép về tăng trưởng cũng sẽ cao hơn
mới đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng do công ty đãđề ra, kim ngạch xuất
khẩu tăng bình quân 10%/năm.
Cụ thể: Trên cơ sởđánh giá tình hình về khó khăn cũng như thuận lợi, trong
năm 2008 , ngay từ những ngày đầu, công ty đang từng bước nỗ lực thực
hiện nhiệm vụđề ra:
- Kim ngạch XNK: Căn cứ vào kế hoạch của công ty là 35 triệu USD
trong đó:
+ Xuất khẩu: 25 triệu USD
+ Nhập khẩu: 10 triệu USD
Công ty dự kiến mức phấn đấu vượt từ 2-3%:


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

Tổng kim ngạch: 38 triệu USD

XK: 30 triệu USD
NK: 8 triệu USD
Bước vào thời kỳ kế hoạch 2005-2010, công ty phải đối đầu với nhiều thách
thức của quá trình mở cửa hội nhập. Sức ép về tăng trưởng cũng sẽ cao hơn
mới đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng do công ty đề ra, kim ngạch xuất
khẩu tăng bình quân 10%/năm.
Bản thân công ty cũng sẽ có nhiều thay đổi: số cán bộ, công nhân viên
trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo lần lượt sẽ nghỉ chếđộ. Định hướng phát
triển sản xuất-kinh doanh công ty vẫn duy trì kinh doanh tổng hợp ba lĩnh
vực: XNK - sản xuất - dịch vụ. Về quy mô tăng trưởng XNK sẽ không lớn
chỉ mức khoảng 5 - 10% nhưng cố gắng tăng trưởng lớn hơn ở các hoạt động
sản xuất và dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất tiếp tục đầu tư hàng xuất khẩu
đặc biệt là gia công hàng may mặc, nông sản, thủ công mỹ nghệ. Về dịch vụ:
củng cố vàđẩy mạnh một bước các hoạt động khai thác cho thuêđịa sản sẵn
có, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu như gíao nhận hàng, tạm
nhập tái xuất, đại lý bán hàng cho các hãng sản xuất trong nước và nước
ngoài...tham gia các hoạt động tài chính khi điều kiện cho phép.

2.2 Biện pháp hoàn thiện phương thức thanh toán đối với hoạt
động xuất nhập khẩu của Công ty:
2.2.1. Biện pháp sử dụng hợp lý phương thức thanh toán xuất khẩu của
Công ty
Thanh toán là khâu cuối cùng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá, nó cóý
nghĩa quyết định đến khả năng nhận được tiền của Công ty vì vậy cần hết
sức thận trọng trong lựa chọn đối tác, phân loại khách hàng, phân loại từng
loại hình xuất khẩu qua đó vận dụng các phương thức thanh toán thích hợp
nhất
Đối với những hàng hoá khó tiêu thụ, hàng mới bán lần đầu cần tìm kiếm thị
trường mới thì nên áp dụng các phương thức thanh toán tạo điều kiện ưu đãi
cho người nhập, để thu hút tạo hấp dẫn cho mua hàng nhiều như phương



CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

thức trả chậm, phương thức chuyển tiền hay nhờ thu dựa trên chấp nhận trao
chừng từ.
Đối với hàng gia công, hàng đổi hàng hay hàng được giao thường xuyên
theo chu kỳ nên áp dụng phương thức tín dụng chứng từđặc biệt như : thư tín
dụng tuần hoàn, đối ứng
Đối với hàng hoáđược kinh doanh qua trung gian, chuyển khấu nên áp dụng
loại thanh toán phù hợp như tín dụng thư giáp lưng, tín dụng thư chuyển
nhượng.
Đối với những sản phẩm hàng hóa là thực phẩm nông sản phẩm mau hư
hỏng nên áp dụng tín dụng thư dự phòng để bảo đảm việc thực hiện hợp
đồng của cả hai bên xuất và nhập.
Đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên, giao hàng theo chu kỳ
nên áp dụng phương thức tín dụng thư tuần hoàn, để tiết kiệm chi phí và thời
gian
Đối với khách hàng có sự hiểu biết và tin cậy cao thì nên áp dụng các
phương thức thanh toán đơn giản, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian
như phương thức chuyển tiền hay nhờ thu.
Đối với khách hàng quan hệ lần đầu chưa hiểu biết rõ về nhau thì Công ty
nên áp dụng các phương thức thanh toán tín dụng chứng từ kèm theo đó là
loại thư tín dụng đặc biệt đểđảm bảo quyền lợi của mình cho dù khi áp dụng
các loại tín dụng thưđặc biệt thì lệ phí sẽ cao hơn vàđộ phức tạp cũng như
thời gian sẽ tăng hơn nhưng bù lại, rủi ro trong thanh toán sẽ giảm xuống.
2.2.2. Biện pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán của Công ty
Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là phương thức mà
Công ty thường dùng, do vậy lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều
khoản L/C là nghiệp vụ kỹ thuật quan trọng bảo đảm cho Công ty thu hồi

ngoại tệ an toàn . Chính vì vậy, khi lập bộ chứng từ thanh toán, nhằm tránh


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

những rắc rối không đáng có trong quá trình thực hiện thanh toán, đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc kiểm tra chứng từ, Công ty
cần lưu ýđến các vấn đề:
+ Vận đơn (bill of ladding): Đây là chứng từ mà khi lập rất dễ hay mắc phải
những sai sót. Nó là chứng từ có giá trị pháp lý rất lớn, là bằng chứng của
việc người bán đã hoàn thành trách nhiệm của mình đối với người mua theo
đúng hợp đồng mua bán, hàng hoáđược giao trong tình trạng tốt. Khi lập vận
đơn, những nội dung trên vận đơn phải hoàn toàn phù hợp với hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế và L/C. Ngoài ra cần đặc biệt chúý:
Khi giao hàng cho người chuyên chở, bằng bất cứ giá nào cũng phải lấy
được vận đơn hoàn hảo thì mới được ngân hàng thanh toán tiền. Vận đơn
hoàn hảo là vận đơn mà trên đó không có phê chú xấu của thuyền trưởng về
hàng hoá cũng như về tình trạng của hàng hoá, bao bì. Trên vận đơn hoàn
hảo thường không có phê chú gì hoặc có ghi:
• ‘clean’
• “Received in external good order and condition”
• “Taken in charge in apparent good order and condition”
Thuyền trưởng bao giờ cũng căn cứ vào biên lai thuyền phóđể phê chú
vào vận đơn do đó trước khi lấy vận đơn phải kiểm tra thật kỹ biên lai
thuyền phó xem có ghi chú gì xấu không, nếu có phải kịp thời sửa chữa hàng
hoáđể lấy cho được vận đơn hoàn hảo.
+ Hoáđơn thương mại (Commercial Invoice)
Hoáđơn thương mại do Công ty lập ra, chỉ rõ tên, địa chỉ của người mua
như là người chịu trách nhiệm trả tiền. Trên đó mô tả một cách chi tiết các
loại hàng hoá về số lượng, trọng lượng vàđơn giá của chúng tương ứng với

quy định trong L/C. Đồng tiền thanh toán của hoáđơn làđồng tiền trong L/C,
giá trị của hoáđơn không được vượt quá giá trị của L/C, hoáđơn có thểđược
ký, xác thực, chứng nhận...


CHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP TRIỆUVĂNCAO-40E5

+ Phiếu đóng gói (packing list)
Đây là văn bản mang tính đơn nhất, không có sự kết hợp, đối chiếu với bất
kỳ một tài liệu nào khác. Phiếu đóng gói cần mô tả một cách chi tiết phần
bên trong của mỗi bao, mỗi hộp hay mỗi container với những thông tin liên
quan. Những thông tin này phải thống nhất với những quy định tương ứng
trong các chứng từ khác.
+ Các loại giấy chứng nhận xuất xứ, chất lượng, số lượng:
Khi lập những chứng từ này, Công ty phải hoàn toàn dựa vào yêu cầu
trong thư tín dụng về nơi phát hành hay cơ quan cấp chứng nhận. Nội dung
trong các giấy chứng nhận đó phải hoàn toàn phù hợp với các chứng từ có
liên quan, không chứa đựng những thông tin xấu về hàng hoá, trừ khi L/C
cho phép.
Ngoài các chứng từ trên, tuỳ thuộc vào hợp đồng và L/C, Công ty có thể
phải lập thêm các chứng từ khác như: chứng từ bảo hiểm, giấy chứng nhận
kiểm dịch, giấy chứng nhận vệ sinh...
Số lượng các loại chứng từ xuất trình (số bản gốc, số bản copy) đều phải
tuân theo quy định trong L/C một cách chính xác thì mới đảm bảo khả năng
được thanh toán.
Tuy nhiên, khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương
thức L/C, có thể linh hoạt giải quyết theo các cách:
+ Công ty có thể cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót
trong bộ chứng từđểđược thanh toán. Ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán
trong trường hợp này khi bộ chứng từ có sai sót nhỏ, và Công ty thực sự có

tín nhiệm đối với ngân hàng, có tình trạng tài chính tương đối khả quan,
thường việc cam kết này được chấp nhận vì Công ty có mối quan hệ khá tốt
với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và là một cổđông của ngân hàng
TMCP xuất nhập khẩu.


×