Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DE khao sat vat LY 8 KY II 1516

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.53 KB, 2 trang )

PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2015 – 2016
Môn: vật lí. Lớp 8
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm)
a) Phát biểu định luật về công.
b) Một viên đạn bay lên trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã
học?
Câu 2. (2 điểm)
Một thác nước cao 30m, cứ mỗi phút đổ xuống 160m 3 nước. Tính công suất
của thác. Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3.
Câu 3. (2,0 điểm)
a) Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật. Ứng với mỗi cách hãy nêu
một ví dụ minh họa.
b) Nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
Câu 4. (1,0 điểm)
Cùng một lượng nước đun trên cùng một bếp lửa, dùng ấm nhôm và ấm đất
đun. Khi đun lượng nước trên thì ấm nào sẽ làm ấm nước mau sôi hơn? Tại sao?
Câu 5. (3 điểm)
Một quả cầu nhôm có khối lượng 0,105kg được đun nóng tới 142 0C rồi thả
vào chậu nước ở nhiệt độ 20 0C. Sau một thời gian, nhiệt độ của cả hệ thống là
420C. Bỏ qua phần nhiệt lượng truyền cho chậu và môi trường xung quanh.
a) Hãy chỉ ra vật nào là vật tỏa nhiệt, vật nào là vật thu nhiệt?
b) Xác định khối lượng của nước. Cho nhiệt dung riêng của Nhôm là
880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K
-------------Hết-------------




PHÒNG GD - ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN
CHẤM THI HỌC KỲ II - MÔN VẬT LÝ - LỚP 8
Năm học: 2015- 2016
Câu

Nội dung

a) Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao
Câu 1 nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
(2,0
b) Viên đạn bay trên cao:
đ)
Có động năng
Có thế năng
Có nhiệt năng (các phân tử cấu tạo nên viên đạn luôn luôn chuyển động
không ngừng)
Lượng nước đổ xuống trong một phút:
m = D.V = 1000.160 = 160000kg

Câu 2
Trọng lượng của khối nước: P = 10.m = 10.160000 = 1600000N
(2 đ)
Công sinh ra của thác: A = P.h = 1600000.30
Công suất của thác: p =

A 1600000.30
=

= 800000W
t
60

a) Hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật:
Thực hiện công
Câu 3 Truyền nhiệt
(2,0đ) Học sinh nêu được ví dụ (mỗi ví dụ đúng được 0,25 điểm)
b) Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố:
- Khối lượng của vật
- Độ tăng nhiệt độ của vật
- Chất cấu tạo nên vật
Đun bằng ấm nhôm và ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm
Câu 4 nhôm sẽ mau sôi hơn.
(1,0 đ) Vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất nên ấm nhôm dẫn nhiệt từ bếp lửa sang
nước tốt hơn ấm đất.
Câu 5 a) Quả cầu nhôm là vật tỏa nhiệt, nước là vật thu nhiệt
(3, đ)
Nhiệt lượng của quả cầu nhôm tỏa ra:
Q1 = m1c1(t1 – t) = 0,105.880.(1420C-420C) = 9240J
Nhiệt lượng của nước thu vào:
Q2 = m2c2(t – t2) = m2.4200(42-20) = 92400m2
Ta có phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2
 9240 = 92400m2
 m2 = 0,1kg.
Vậy khối lượng của nước là 0,1kg.

Điểm
1,0
0,25

0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0

0,5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×