Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

báo cáo chuyên đề môn công nghệ Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Vnen trong môn công nghệ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.64 KB, 10 trang )

UBND HUYỆN PHÚC THỌ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phúc Thọ, ngày 27 tháng 10 năm 2015

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Môn: CÔNG NGHỆ
Chủ đề:
“Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Vnen trong môn công nghệ 8”
I. Mục đích thực hiện chuyên đề:
- Giúp cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục, trường học định hình cách áp dụng
mô hình trường học mới VNEN vào môn học cụ thể và hướng tới phương pháp dạy học
theo phát triển năng lực của học sinh.
II. Thành phần tham dự:
1. Lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT Phúc Thọ.
2. Mỗi đơn vị trường THCS: 1 đại diện BGH, tổ trưởng tổ KHTN, giáo viên cốt cán bộ
môn Công nghệ.
III. Thời gian và địa điểm thực hiện:
Thời gian:14, ngày 27 tháng 10 năm 2015
Địa điểm: Trường Trung Học Cơ Sở Vân Nam.
IV. Người thực hiện:
Giáo viên: Tạ Quang Dần – Giáo viên Trường THCS Vân Nam huyện Phúc Thọ.
V. Nội dung chuyên đề:
1. Lí do chọn chuyên đề:
Mô hình trường học mới THCS được triển khai dựa trên sự phối hợp giữa hoạt động
học tập cá thể với sự tương tác học sinh - học sinh và học sinh - giáo viên; hướng học
sinh đến sự phát triển toàn diện, không chỉ hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện


khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động, năng lực tự học, kỹ năng sống, tự
phục vụ bản thân, tự quản tập thể, bồi dưỡng hứng thú học tập để học tập suốt đời. Mô


hình trường học mới THCS chú trọng phát huy năng lực riêng của từng học sinh, không
ứng xử một cách đồng loạt bằng cách quan tâm đến từng học sinh ngay trong quá trình
học, kịp thời động viên kết quả đạt được, phát hiện những điểm mạnh để khuyến khích,
những khó khăn để hướng dẫn, trợ giúp; đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh theo yêu
cầu giáo dục, không so sánh học sinh này với học sinh khác. Những đặc điểm nổi bật của
mô hình trường học mới THCS so với mô hình trường học hiện nay là:
1. Hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh
tự thiết lập tiến độ và các bước đi cho quá trình học tập, với một chương trình tự học theo
từng bước và tăng cường sự ưu việt của hoạt động nhóm. Học sinh được khuyến khích,
tạo cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động theo nhóm
và tự học. Từ đó, các em có thể khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng mới; đồng
thời phát triển nhiều phẩm chất và năng lực quan trọng như: tính chủ động, tự tin, khả
năng suy nghĩ độc lập, năng lực tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. Giáo viên tận dụng khả năng tổ chức các
hoạt động để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống.
2. Tài liệu hướng dẫn học tập được thiết kế cho học sinh hoạt động, học nhóm, tự
học; dùng chung cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Trong tài liệu, cấu trúc các
hoạt động học tập theo các chủ đề; cung cấp kiến thức học kết hợp hướng dẫn phương
pháp, hình thức học và phương pháp tư duy; nội dung học lồng ghép với các bước của
các hoạt động học tập.
3. Giáo viên duy trì một môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả và đóng vai
trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của
học sinh. Thông qua tổ chức các hoạt động của Hội đồng tự quản học sinh, góc học tập,
góc cộng đồng,… và hoạt động nhóm để hỗ trợ tích cực cho học tập và giáo dục học sinh.
Từ đó học sinh được tự chủ, có trách nhiệm với hoạt động học tập của mình; rèn luyện,
phát triển khả năng giao tiếp và lãnh đạo; nâng cao các phẩm chất và phong cách con

người.
4. Nhà trường thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh và cộng đồng, trong
đó các thành viên của gia đình được tham gia vào quá trình giáo dục và các dự án học tập
tại cộng đồng.
5. Đánh giá học sinh thường xuyên theo quá trình học tập nhằm kiểm tra và hướng
dẫn phương pháp học tập có hiệu quả cho học sinh. Coi trọng việc học sinh tự đánh giá,
đánh giá lẫn nhau và đánh giá của cha mẹ học sinh, cộng đồng. Kết hợp đánh giá kiến
thức, kỹ năng với đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh.
6. Giáo viên có vị trí mới, được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ và
năng lực nghề nghiệp, đáp ứng vai trò quan trọng là người hướng dẫn, tổ chức và quyết
định trong các hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học
sinh và cộng đồng.


Từ những lí do đó mà nhóm chúng tôi tổ chức thực hiện chuyên đề: “Tổ chức dạy
học theo mô hình trường học mới VNEN trong môn Công nghệ 8”
2. Nội dung:
Bài 48: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Biết sử dụng hợp lí điện năng.
- Hiểu được nhu cầu tiêu thu điện năng.
- Sử dụng hợp lí điện năng, tiết kiệm.
- Có ý thức tiết kiệm điện năng.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Ngoài một số năng lực chung như tự học, giao tiếp, hợp tác, bài học này còn nhằm hình
thành và phát triển một số năng lực chuyên biệt cho học sinh như:
- Năng lực hình thành ý tưởng và vận dụng để xây dựng ý tưởng trong học tập và công
việc hàng ngày.

- Năng lực lập kế hoạch: biết được các bước lập kế hoạch sử dụng, tiết kiệm điện năng,
lập được kế hoạch sử dụng, tiết kiệm điện năng và vận dụng để lập kế hoạch hoạt động sử
dụng, tiết kiệm điện năng cho bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp được nâng cao khi học sinh thực hiện các hoạt động: đi thu thập
thông tin nhu cầu sử dụng điện năng hợp lí; thuyết trình vận động mọi người cùng tham
gia.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông nâng cao khi khai thác thông tin, tập hợp
thông tin để xây dựng sử dụng và tiết kiệm điện năng.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung
a) Nội dung chính của bài học:
- Biết được nhu cầu tiêu thụ điện năng.
- Xây dựng được một bản kế hoạch sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.


b) Công việc cần chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc kĩ bài 48 trong sách giáo khoa về sử dụng hợp lí điện năng; bài 32 vai trò của điện
năng trong sản xuất và đời sống; bài 33 an toàn điện; các bài về an toàn điện trong môn
vật lí 7 và vật lí 9; các bài về tiết kiệm và yêu thiên nhiên trong giáo dục công dân 6; các
bài về bảo vệ môi trường trong giáo dục công dân 7 và bảo vệ rừng trong công nghệ 7 .
- Sưu tầm tìm hiểu thêm các tranh ảnh, video về các việc làm, cuộc thi sử dụng hợp lí
điện năng.
c) Công việc cần chuẩn bị của học sinh
- Tài liệu học tập (SGK)
- Sưu tầm các video, hình ảnh tuyên truyền, vận động về sử dụng hợp lí điện năng.
- Các phương tiện ghi chép thông tin thu thập được khi thực hiện dự án (giấy bút, phương
tiện ghi hình- nếu có)
d) Tiến trình sư phạm
Học sinh đọc mục tiêu bài học và xác định những nội dung, hoạt động cần thực hiện để

đạt được mục tiêu bài học.
*. Hoạt động luyện tập vận dụng
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã lĩnh hội được để lập kế hoạch sử dụng hợp lí và
tiết kiệm điện năng.
- Qua việc tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập và vận dụng, học sinh sẽ củng cố và
kiểm nghiệm và hoàn thiện các kiến thức đã lĩnh hội được, đồng thời hiểu rõ hơn ý nghĩa
của việc sử dụng hợp lí điện năng từ đó không chỉ bản thân học sinh vận dụng mà còn
vận động gia đình, mọi người cùng tham gia sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
- Phương pháp dạy học chủ yếu trong hoạt động này là phương pháp làm việc theo nhóm,
quan sát, tổng hợp.
*. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Hoạt động này được thực hiện tại gia đình, cộng đồng nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho
học sinh có nhu cầu tìm tòi, mở rộng kiến thức về việc sử dụng hợp lí điện năng.
2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động cho bài dạy
GV: Các em có biết vào mùa hè, một số nơi thường xẩy ra tình trạng cắt điện luân phiên.
Do nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng và không đồng đều theo thời gian. Vậy
làm thế nào để hạn chế xẩy ra tình trạng đó thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản


A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động nhóm
- GV: Nơi em sống có điện từ bao giờ?
+ Có bao giờ xẩy ra tình trạng cắt điện luân phiên ở
nơi em sống không? Nếu có thì thường xẩy ra vào khi
nào?
+ Lượng điện năng sử dụng của nhà em trong ngày có
giống nhau không? Nhà em thường dùng nhiều điện

vào khi nào?
+ Em thường làm gì với một số dụng cụ điện khi em
chưa cần thiết phải dùng tới?
+ Sử dụng đồ dùng điện như thế nào là hợp lí và tiết
kiệm điện năng?
- HS: Thảo luận theo nhóm, thống nhất ý kiến. Thư kí
ghi tóm tắt kết quả thảo luận.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn
lại lắng nghe, trao đổi bổ sung ý kiến và thống nhất
kết quả.
- GV: Tổng kết các ý kiến cần ghi nhớ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng

I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng.

Hoạt động cá nhân

1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện
- HS: Đọc thông tin mục I – Nhu cầu tiêu thụ điện năng.
năng trong SKG trang 165.
- Khái niệm: Giờ cao điểm là
- GV: Do thói quen sinh hoạt và làm việc của mỗi những giờ trong ngày tiêu thụ
người hay cơ quan tổ chức mà nhu cầu sử dụng điện điện năng nhiều.
năng trong ngày khác nhau.
Hoạt động nhóm

- Khoảng thời gian từ 18h – 22h
là giờ cao điểm.


- GV: Thời gian nào trong ngày sẽ dùng ít điện nhất? 2. Những đặc điểm của giờ cao
điểm.
Thời gian nào trong ngày dùng nhiều điện?
+ Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng là những giờ như - Điện năng tiêu thụ lớn trong
khi các nhà máy điện không đáp


thế nào?

ứng đủ.

+ Khoảng thời gian nào được tính là giờ cao điểm tiêu - Điện áp của mạng điện giảm,
thụ điện năng?
ảnh hưởng xấu đến chế độ làm
+ Trong giờ cao điểm điện áp của mạng điện giảm việc của đồ dùng điện.
xuống vì sao? Khi đó sự phát sáng của bóng đèn, tốc
độ quay của quạt điện, thời gian đun sôi nước của bếp
điện sẽ như thế nào?
+ Giờ cao điểm có đặc điểm gì?
- HS: Thảo luận theo nhóm, thống nhất ý kiến. Thư kí
ghi tóm tắt kết quả thảo luận.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn
lại lắng nghe, trao đổi bổ sung ý kiến và thống nhất
kết quả đúng.
- GV: Tổng kết các ý kiến cần ghi nhớ.
Tìm hiểu cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện
II. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm
năng

điện năng.
Hoạt động cá nhân
1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng
- HS: Đọc thông tin mục II – Nhu cầu tiêu thụ điện trong giờ cao điểm.
năng trong SKG trang 166.
- Cắt điện bình nước nóng, lò
Hoạt động nhóm
sưởi.
- GV: Hãy nêu các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết - Cắt điện một số đèn không cần
kiệm điện năng? (Tên biện pháp, cách thực hiện biện thiết.
pháp, ví dụ thực tiễn cho từng biện pháp)
- Không là quần áo…
- HS: Thảo luận theo nhóm, thống nhất ý kiến. Thư kí
2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu
ghi tóm tắt kết quả thảo luận.
suất cao để tiết kiệm điện
Hoạt động cả lớp
năng.
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn - Dùng đèn huỳnh quang,
lại lắng nghe, trao đổi bổ sung ý kiến và thống nhất compact thay cho đèn sợi đốt…
kết quả đúng.
3. Không sử dụng lãng phí
- GV: Tổng kết các ý kiến cần ghi nhớ.
điện năng.
- Không sử dụng các đồ dung


điện khi không cần thiết.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động nhóm

- GV: Yêu cầu học sinh làm một số bài tập sau:
Bài tập 1: Hãy cho biết đâu là đặc điểm của giờ cao
điểm?
A. Điện năng tiêu thụ rất ít.
B. Điện áp của mạng điện tang mạnh.
C. Điện áp của mạng điện giảm xuống.
D. Khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện đáp
ứng đủ.
Bài tập 2: Hãy phân tích các việc làm dưới đây và
cho biết việc làm nào là lãng phí điện năng và việc
làm nào là tiết kiệm điện năng?
+ Sử dụng TV mở âm lượng thật lớn.
+ Sử dụng tủ lạnh có nhãn tiết kiệm năng lượng.
+ Nấu cơm bằng nồi điện trước giờ ăn 4 tiếng.
+ Mở cửa liên tục khi bật điều hòa.
+ Mở cửa tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên.
+ Tan học không tắt đèn phòng học.
+ Khi xem ti vi, tắt đèn bàn học tập.
+ Bật đèn phòng tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm.
+ Khi ra khỏi nhà, tắt điện các phòng
Bài tập 3: Tình huống:
Tan học, Nam đi về ngang qua lớp bên cạnh và nhìn
thấy quạt đang quay, đèn đang sáng dù lớp học không
còn ai. Nếu em là Nam em sẽ làm gì?
Bài tập 4:
Sử dụng hợp lí điện năng có lợi ích gì cho gia đình, xã
hội và môi trường?


(– Tiết kiệm tiền điện phải trả, tăng tuổi thọ cho đồ

dùng điện.
– Giảm được chi phí về xây dựng nguồn điện, có
nhiều điện năng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
– Giảm bớt khí thải, phòng chống biến đổi khí hậu
và bảo vệ môi trường.)
- HS: Thảo luận theo nhóm, thống nhất ý kiến. Thư kí
ghi tóm tắt kết quả thảo luận.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn
lại lắng nghe, trao đổi bổ sung ý kiến và thống nhất
kết quả đúng.
- GV: Tổng kết các ý kiến.
- GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu
học sinh cho biết trong các trường hợp đó đã sử dụng
hợp lí điện năng hay chưa?
- HS: Quan sát và trả lời.
- GV: Ngày nay với khoa học công nghệ hiện đại, con
người đã sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị tự động
cắt điện khi không có nhu cầu. Ví dụ như máy tính bỏ
túi có thể tự tắt sau khoảng 1 phút không sử dụng
hoặc sử dụng các cảm biến hiện diện kết hợp với một
chương trình điều khiển để tiết kiệm điện năng.
Ngoài ra, con người cũng sử dụng điện năng được sản
suất từ các nguồn năng lượng tái sinh ít gây ô nhiễm
môi trường (Năng lượng gió, năng lượng mặt trời...)
+ Để sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng và ứng
phó với các biến đổi khí hậu, các nước đã phát động
phong trà giờ trái đất và Việt Nam chúng ta cũng có
nhiều thành phố hưởng ứng và tham gia phong trào
này.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV: Em và gia đình em đã có những biệp pháp gì để
tiết kiệm điện năng?


+ Chia sẻ với bạn bè, người thân về cách sử dụng hợp
lí và tiết kiệm điện năng.
+ Để phân biệt các đồ dùng điện tiết kiệm điện năng,
thân thiện với môi trường với các đồ dùng điện chưa
tiết kiệm điện năng thì nhà nước có ban hành nhãn
năng lượng để dán vào các đồ dùng điện đó. Em hãy
tìm hiểu trong gia đình em đã sử dụng những đồ dùng
tiết kiệm điện nào và những đồ dùng nào đã được dán
tem nhãn năng lượng?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Em hãy chia sẻ với các bạn của mình, cũng như mọi
người biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng
một cách có hiệu quả, cũng như vận động mọi người
cùng hưởng ứng sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện
năng.
- Giải thích cho mọi người hiểu sử dụng hợp lí điện
năng cũng chính là góp phần bảo về môi trường sống
của chúng ta. Từ đó vận động mọi người thực hành
tiết kiệm và tích cực thực hiện các việc hữu ích trong
vấn đề bảo về môi trường.
- Hãy tra cứu, tìm hiểu trên mạng và có thể làm một
số đồ dùng điện hữu ích giúp tiết kiệm điện năng
trong cuộc sống.
Sơ đồ tư duy sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng:





×