Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

“Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học hiện thực phê phán là xây dựng được những tính cách điển hình”. Bằng hiểu biết của mình, anhchị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.89 KB, 4 trang )

Câu 2: “Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học hiện thực phê
phán là xây dựng được những tính cách điển hình”. Bằng hiểu biết của
mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài làm:
Trước năm 1930, nước ta bị thực dân Pháp và phát xít Nhật đô hộ, thi
hành chính sách đàn áp về chính trị, bóc lột về kinh tế, đầu độc về văn hoá.
Sự đàn áp của chế độ thực dân đã hạn chế sự phát triển của nền văn học
công khai và đẩy nó vào con đường ngày càng bế tắc. Chúng kiểm soát
nghiêm ngặt các tác phẩm văn học trước khi cho lưu hành. Văn học lúc này
chia làm hai bộ phận: văn học hợp pháp, nửa hợp pháp và văn học bất hợp
pháp. Văn học hợp pháp, nửa hợp pháp bao gồm văn học lãng mạn và văn
học hiện thực phê phán. Văn học lãng mạn viết về tình yêu, những thứ tình
cảm đẹp đẽ, bay bổng, văn học hiện thực phê phán châm biếm những thứ
không liên quan đến sự thống trị của Pháp và Nhật thì sẽ được lưu hành.
Văn học bất hợp pháp trong thời kì này là văn học cách mạng, những tác
phẩm cổ vũ tinh thần chiến đấu chống giặc, phơi bày những hiện thực mà
bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật đang làm với nhân dân ta. Đến năm
1930, một sự kiện tiêu biểu xảy ra đó là Đản Cộng sản Việt Nam được thành
lập, đã có những định hướng đối với văn nghệ nói chung trong đó có văn
học, tạo điều kiện cho khuynh hướng văn học yêu nước phát triển. Văn học
lúc này tập trung vào mô tả một cách chính xác, chân thực hiện thực xã hội
Việt Nam lúc bấy giờ. Nhân vật trong các tác phẩm là những nhân vật điển
hình, mang một tính cách điển hình, đại diện cho một loại người, một lớp
người trong xã hội. Đánh giá về vai trò của việc xây dựng tính cách điển
hình của nhân vật trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, có nhận
định nói rằng: “Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học hiện thực phê
phán là xây dựng được những tính cách điển hình”.
Văn học hiện thực phê phán bắt đầu từ khoảng năm 1920 và phát triển
mạnh mẽ từ 1936-1945. Sở dĩ đến năm 1936 văn học hiện thực mới phát
triển mạnh mẽ vì đây là thời điểm cao trào mặt trận dân tộc, nó như một
luồng gió thổi tới giúp cho các nhà văn có thêm dũng khí tái hiện sinh động


không khí lúc đó. Ngoài ra còn do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của


Pháp đã đẩy nhân dân vào cuộc sống khốn khổ khiến họ phải phơi bày, vạch
trần tội ác mà thực dân Pháp đã làm. Văn học hiện thực phê phán chủ trương
mô tả một cách chân thực, chính xác, khách quan về quá trình vận động của
đời sống. Công cụ nhận thức khám phá chân lí đời sống của văn học hiện
thực phê phán là những tính cách điển hình có tính khái quát, tổng hợp cao
nhưng chân thực và sinh động, có cá tính riêng, độc đáo nhưng không phải
hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến. “Tính cách điển hình”
mang bản chất của một loại người, một lớp người trong xã hội, mang những
nét riêng, nét độc đáo và được xây dựng trên hoàn cảnh điển hình. Đó là
những hoàn cảnh của nhân vật được tái hiện vào trong tác phẩm phản ánh
được bản chất hoặc một vài khía cạnh bản chất trong những tình thế xã hội
với một quan hệ giai cấp nhất định. Qua đó người đọc thấy được những vấn
đề xã hội rộng lớn.
Nhắc đến văn học hiện thực phê phán ta không thể không nhắc đến Chí
Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Chí Phèo là một nhân
vật điển hình đại diện cho những người nông dân lương thiện bị tha hoá,
mang một tính cách điển hình, sống trong một hoàn cảnh điển hình. Ngay từ
khi sinh ra, Chí đã bị bỏ rơi vì một người đàn bà nào đó lỡ mang thai Chí
nhưng không muốn sinh hắn ra. Chí lớn lên qua tay của những người dân
trong làng Vũ Đại, được bán qua lại cho nhiều người như một món hàng và
làm thuê cho nhà Bá Kiến. Giá như hắn còn biết họ hàng hang hốc của mình
ở đâu, là ai thì có lẽ hắn đã không phải sống một cuộc sống cơ cực như vậy.
Vì cơn ghen của Bá Kiến mà Chí Phèo bị đẩy vào tù, nhà tù thực dân tiếp
tay cho Bá Kiến đã lấy đi tất cả phần người trong Chí, biến hắn trở thành
một gã lưu manh chuyên đi cướp giật để kiếm sống. Rồi từ một gã lưu
manh, hắn biến thành một con quỷ dữ chuyên rạch mặt ăn vạ, uống rượu say
vào là lại chửi. Đến khi hắn gặp được Thị Nở, người đàn bà ấy đã đánh thức

bản chất lương thiện trong con người hắn, khiến hắn khao khát được quay
trở lại cuộc sống như ngày xưa. Chí đứng giữa danh giới của sự sống và cái
chết và hắn đã chết trên con đường tìm đến sự sống. Như vậy, ta có thể thấy
Chí Phèo là một con người mang bản chất lương thiện nhưng sống trong
hoàn cảnh xã hội lúc đó Chí bị tha hoá, trở thành một gã lưu manh, một con


quỷ dữ của làng Vũ Đại chuyên đi rạch mặt ăn vạ và uống rượu say vào rồi
chửi. Tính cách đó của Chí Phèo được xây dựng trong một hoàn cảnh điển
hình, một xã hội vô tâm đẩy con người ta vào bước đường cùng, bọn thống
trị ra sức bóc lột hết nhân tính của con người ta, khiến họ mất hết phần
“người” chỉ còn lại phần “con”. Chí Phèo đại diện cho một lớp người nông
dân lương thiện bị tha hoá cả nhân hình lẫn nhân tính, đứng giữa danh giới
của sự sống và cái chết, một bên là sống trong xã hội vô tâm, vô nhân tính,
một bên là cái chết. Ở Chí Phèo mang một nét riêng rất độc đáo mà không
nhân vật nào có, là một nhân vật điển hình đại diện cho một loại người, một
lớp người trong xã hội lúc bấy giờ.
Nhắc đến đấy ta cũng có thể thấy mối quan hệ giữa văn học và hiện thực
trong tác phẩm văn học. Văn học phản ánh hiện thực có khả năng hiểu biết
và khám phá hoặc các khía cạnh bản chất của hiện thực. Trong tác phẩn
“Chí Phèo” hện thực ở đây là xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát, bọn
giai cấp thống trị đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bị tha hoá,
khiến họ mất hết tính người. Văn học không chỉ phản ảnh hiện thực khách
quan mà còn biểu hiện thế giới chủ quan. Ở đây, Nam Cao đã thể hiện niềm
tin vào phẩm chất riêng của con người, Chí Phèo thà chết trên con đường trở
về với cuộc sống còn hơn sống là một con quỷ trong một xã hội thối nát.
Qua hiện thực trong văn học còn cho thấy sự sáng tạo của nhà văn trong
việc xây dựng hình tượng nhân vật. Khi uống rượu say là Chí Phèo chửi, hắn
chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thằng
Chí Phèo và hắn vẫn nhận thức được rõ bản chất lương thiện có trong con

người mình. Cuối cùng, hiện thực trong văn học sẽ tác động lại đời sống,
thúc đẩy nó theo xu hướng tiến lên, cải tạo thế giới. Chính vì nó phản ánh
một cách khách quan, chân thực hiện thực đời sống thì con người ta mới biết
sống tốt, tự cải tạo mình, cải tạo xã hội để phát triển và đi lên.
Ta có thể thấy rõ những nét riêng trong nhân vật Chí Phèo mà không có ở
bất cứ nhân vật nào. Đó là Chí Phèo sống trong một hoàn cảnh điển hình của
xã hội lúc bấy giờ, mang một tính cách điển hình, tính cách riêng, đại diện
cho lớp người nông dân lương thiện bị tha hoá. Chí Phèo không giống như
Xuân Tóc Đỏ sinh ra còn chó chú, Chí không biết bố mẹ mình là ai, không


biết họ hàng của mình ở đâu, một mình sống trong cái xã hội đầy những điều
xấu xa rồi cuối cùng bị đẩy vào con đường lưu manh hoá. Qua đó phê phán,
đả kích xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, vô tâm đẩy những con người
lương thiện vào bước đường cùng của cuộc sống.
Qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, ta thấy rõ tính cách điển
hình của nhân vật Chí Phèo được tác giả xây dựng lên trong một hoàn cảnh
điển hình. Nó góp phần phản ánh hiện thực đời sống lúc bấy giờ, tác động
lại cuộc sống để cải tạo xã hội, cải tạo thế giới. Như vậy, xây dựng tính cách
điển hình là một trong những đặc điểm nổi bật của văn học hiện thực phê
phán.



×