Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CHƯƠNG i GIỚI THIỆU QUỐC lộ 3 TRONG địa bàn TỈNH bắc cạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.59 KB, 16 trang )

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU QUỐC LỘ 3 TRONG ĐỊA BÀN TỈNH BẮC CẠN
1.1. Điều kiện tự
1.1.1. Vị trí địa lí

nhiên - kinh tế - xã hội khu vực tuyến

Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Kạn và vị trí tuyến QL3 trên bản đồ vệ tinh
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Phía Đơng
giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tun Quang. Phía Nam giáp Thái Nguyên. Phía Bắc
giáp Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng.
Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan
trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế
lớn. Quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Nam - Bắc, là vị trí
thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung
Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng
bằng sơng Hồng ở phía Nam.
Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn
trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển.
Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại
kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng khơng nhỏ
đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
1


Về mặt an ninh quốc phòng, Bắc Kạn là một trong những tỉnh từng là căn cứ cách
mạng của Việt Nam.
1.1.2.

Địa hình

Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao. Địa hình Bắc Kạn có


thể chia làm 3 khu vực:
• Khu vực phía Đơng sừng sững các dãy núi kéo dài tít tắp của cánh cung Ngân Sơn,
cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đơng Bắc. Đây là dãy núi cao có cấu
tạo tương đối thuần nhất. Về kinh tế, địa hình nơi đây chủ yếu thuận lợi phát triển lâm
nghiệp.
• Khu vực phía Tây cũng là khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn. Cấu tạo chủ
yếu của núi là đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vơi có lớp dày nằm trên đá kết tinh
cổ.
• Khu vực trung tâm dọc thung lũng sơng Cầu có địa hình thấp hơn nhiều. Đây là một
nếp lõm được cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vơi có tuổi rất cổ, nhưng đá
vơi khơng nhiều. Địa hình nơi đây thích hợp phát triển nơng nghiệp, giao thông.
1.1.3.

Địa chất

Theo bản đồ địa chất tờ Bắc Kạn, tỷ lệ 1:200000 Nguyễn Kinh Quốc (1974 ) các hệ
tầng bao gồm: hệ tầng Phú Ngữ (O3-S1pn); hệ tầng Mia lé (D1ml); và hệ Đệ tứ (Q).
a) Hệ tầng Phú Ngữ (O3-S1pn)
Hệ tầng Phú Ngữ do Phạm Đình Long xác lập (1968) khi đo vẽ bản đồ tờ địa chất tờ
Tuyên Quang tỷ lệ 1:200000.
Hệ tầng Phú Ngữ lộ ra với diện tích rộng, chiếm gần như tồn diện tích nghiên cứu
gồm hai phân hệ địa tầng chính sau:




Phân hệ tầng dưới (O3-S1pn12): chủ yếu là đá phiến sét màu xám tro đến xám đen
xen cát bột kết và cát kết phân lớp thanh(dạng sọc) màu xám lục phân lớp mỏng,
mặt lớp gần láng, phong hóa cho màu vàng hoặc màu vàng nâu. Ngồi ra cịn gặp
các lớp đá phiến silic, đá phiến sét - silic xen với cát kết thạch anh dạng Quarzit.

Phân hệ tầng trên (O3-S1pn21): gồm cát bột kết, đá phiến sét màu xám sẫm, phong
hóa cho màu nâu đỏ,vàng nâu nhạt mặt lớp láng bóng với nhiều vảy sericit; đá
phiến sét-silic phân lớp mỏng màu xám đen; cát bột kết, cát kết thạch anh xám vàng
lục chứa vảy mica đôi khi xen cát kết felspat; đơi nơi cịn gặp trong cát bột kết có
2


xen thấu kính đá vơi hoặc sét vơi (đường Bắc Kạn đi chợ Đồn). Gần đới xâm nhập
đá bị sừng hoá mạnh tạo đới sừng, cordierit, granat, andaluzit, silimanit. Bề dày
chung từ 2000 – 2500m.
b) Hệ tầng Mia lé (D1ml)
Hệ tầng Mia Lé do J. Deprat xác lập năm 1915, mặt cắt chuẩn mô tả được quan sát
ở khu vực Mia lé, tỉnh Hà Giang. Trong khu vực nghiên cứu hệ tầng này phân bố dưới
dạng dải dọc theo quốc lộ số 3 thuộc địa phận xã Xuất Hóa. Theo thành phần thạch học
thì trong khu vực nghiên cứu chỉ lộ ra đá thuộc phân hệ tầng Mia lé dưới (D1ml1). Các
đá của phân hệ tầng dưới được phân bố rộng hơn hệ tầng trên và chiếm hầu hết diện
tích của hệ tầng. Thành phần thạch học từ dưới lên trên bao gồm:
-

Đá phiến màu nêu xám, đá phiến màu xám đen, dày 150m.
Cát bột kết màu xám, xen thấu kính đá vơi màu xám dày 250m.

c) Hệ Đệ tứ khơng phân chia (Q)
Trong khu vực nghiên cứu cịn tồn tại các thành tạo bở rời thuộc hệ Đệ Tứ không phân
chia nằm trong hầu hết các thung lũng, dọc theo lưu vực sông cầu và quốc lộ 3. Các
thành tạo này một phần bị rửa trôi hoặc do các hoạt động kiến tạo đưa xuống làm nền
móng cho các mặt bằng phục vụ cuộc sống con người. Các thành tạo muộn hơn phân
bố ven các thung lũng và thường phát triển không liên tục. các thành tạo muộn hơn bao
gồm phần thấp vẫn là các thành tạo eluvi bị laterit hóa, phủ trên nó là các trầm tích bở
rời aluvi gồm sét pha cát lẫn nhiều cuội sỏi thạch anh; phần giữa là cát cuội sỏi thành

phần phức tạp; phủ trên cùng là cát hạt mịn màu xám.
1.1.4. Khí hậu
Bảng 1.1. Nhiệt độ tại một số khu vực của tỉnh Bắc Kạn [Nguồn Địa lý Bắc Kạn 2000]
Biên độ
To trung
To trung
To cao
o
T thấp
chênh
Trạm
bình
bình tháng
tuyệt
tuyệt đối
lệch tuyệt
năm
1
đối
đối
Thị xã
22,1
14,6
- 0,9
41,9
42,8
Bắc Kạn
Chợ
20,9
13,6

-1,4
39,3
40,7
Đồn
Ngân
21,1
13,5
-2,8
Sơn
Ba Bể
23,2
16,1

3


Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hố theo độ cao của
địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa
rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm;
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25% tổng
lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 22 0C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,1 0C ở thị xã
Bắc Kạn và -0,60C ở Ba Bể, -20C ở Ngân Sơn, gây băng giá ảnh hưởng lớn đến cây
trồng, vật ni.
Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1400 - 1600 giờ. Lượng mưa trung bình năm ở
mức 1400 - 1600mm và tập trung nhiều vào mùa hạ. Độ ẩm trung bình trên tồn tỉnh là
84%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh
cung Ngân Sơn ở phía Đơng Bắc và cánh cung Sơng Gâm ở phía Tây Nam.
Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hố theo mùa. Mùa hạ nhiệt độ cao, mưa nhiều. Mùa
đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc. Nhìn chung, khí

hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng như phát
triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới.
Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương
muối, mưa đá, lốc... làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh.
1.1.5.

Sơng ngịi

Mạng lưới sơng ngịi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh
thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Bắc Kạn là đầu
nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sơng Kỳ Cùng,
sơng Bằng, sơng Cầu.
Sơng ngịi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh
Bắc Cạn. Trong một chừng mực nhất định, sơng ngịi là nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho nơng nghiệp và ngư nghiệp. Do yếu tố địa hình nên các sông đa số ngắn, dốc,
thuận lợi cho việc phát triển thủy điện cũng như thu hút khách du lịch bằng những cảnh
quan đẹp, hùng vĩ.
Ngồi hệ thống sơng ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong
những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt
xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lịng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng 500ha,
là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có ba nhánh
4


thông nhau nên gọi là ba Bể. Đây là một địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du
lịch của tỉnh.
1.1.6.

Tài nguyên thiên nhiên


a) Đất
Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng
mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hố từ đá vơi, thuận lợi
cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Nói chung, cùng với khí hậu thích hợp
cho nhiều loại cây trồng, vật ni, đất đai trong tỉnh cịn khá tốt và là cơ sở quan trọng
để phát triển nông – lâm nghiệp. Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích được khai thác hiệm
chiếm hơn 60%, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Hiện diện tích chưa sử dụng cịn
khá lớn.
b) Rừng
Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông
Bắc (95,3% diện tích). Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả
năng cung cấp gỗ, tre, nứa cịn nhiều loại động vật, thực vật q hiếm, có giá trị và
được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Hệ động
vật của tỉnh Bắc Kạn có giá trị tự bảo tồn nguồn gen cao với nhiều loại đặc hữu và quý
hiếm. Về thực vật, qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 280 lồi thực vật, trong đó có
300 lồi gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đưa vào sách đỏ Việt Nam.
c) Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản Bắc Kạn tương đối phong phú, đa dạng.
Trong lòng đất khá giàu kim loại màu và kim loại đen… Đây là một trong những
thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội nói chung và cơng nghiệp khai thác nói riêng.
Tỉnh cũng có các khống sản khác như sắt, mănggan, ăngtimon, vật liệu xây dựng và
đá quý.
Hệ thống núi thấp và trung bình thuộc cánh cung sơng Gâm có các loại đá xâm
nhập granít, rhyonít, granít haimica và các loại phiến biến chất, thạch anh quắczít, đá
sừng…
Cánh cung Ngân Sơn có các loại granít, rhyonít, phiến sét, thạch anh, đá vơi…
Khối núi đá vơi Kim Hỷ có tuổi cácbon – pecmi màu xám trắng có cấu tạo kiểu khối,
hiểm trở và những biến chất khu vực.Vùng núi thấp phía nam tỉnh là nơi quy tụ nhiều
5



dãy núi cánh cung nên có nhiều loại đá trầm tích có kết cấu hạt mịn, hạt thơ và đá
mắcma.
1.1.7.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Dân cư
Thị xã có 8 đơn vị hành chính gồm 4 phường: Đức Xuân, Phùng Chí Kiên, Sơng Cầu,
Nguyễn Thị Minh Khai và 4 xã là Dương Quang, Huyền Tụng, Nơng Thượng và Xuất
Hố. Dân cư tại thị xã khoảng 33.543 người (2005). Tăng lên 37.180 (2009). Mật độ
khoảng 281,7 người/km2. Cơ cấu lao động của tỉnh còn khá trẻ tỷ lệ lao động trong độ
tuổi 16 - 35 chiếm khoảng 55%, nhóm lao động trong độ tuổi từ 24 - 35 chiếm trên
24%. Lực lượng lao động khá dồi dào tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh chỉ
chiếm 17,66% tổng số lao động trong độ tuổi, thấp hơn mức bình quân của cả nước
(22,8%).
Bảng1.2. Dân số, mật độ dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2009 [Báo cáo “Kinh tế - xã hội 5
năm 2006 – 2010]
Tên đơn vị hành chính
Tồn tỉnh
1. Thị xã Bắc Kạn
2. Huyện Pác Nặm
3. Huyện Chợ Đồn
4. Huyện Chợ Mới
5. Huyện Bạch Thông
6. Huyện Ba Bể
7. Huyện Ngân Sơn
8. Huyện Na Rì
b) Nơng nghiệp


Dân số (người)
294.660
37.180
27.950
48.122
36.747
30.216
46.350
27.680
37.472

Mật độ dân số
(người/km2)
61
281,7
59
52,7
60,6
55,4
68,3
41,6
43,3

Diện tích
4857,2
131,95
475,9
912
606
545

678
644,4
864

Trong 5, 6 năm gần đây nơng nghiệp thị xã đã có những bước phát triển nhanh
chóng, sản xuất nơng, lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 có tốc độ tăng trưởng đạt
6,3%. Về trồng trọt, các loại cây trồng chính phát triển ổn định, năng suất và sản lượng
cây trồng năm sau cao hơn năm trước, diện tích gieo trồng ngày càng được mở rộng.
So với năm 2006, diện tích lúa năm 2010 là 720,7 ha, tăng 100 ha; diện tích trồng ngơ
288,4 ha, tăng 39,6 ha; tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 là 4.387 tấn, tăng
986 tấn.
6


c) Cơng nghiệp
Tại thị xã Bắc Kạn có 6 cơ sở sản xuất và chế biến (Bảng 3), các cơ sở với việc đầu
tư các trang thiết bị mới, mở rộng sản xuất đến nay đã đảm bảo thu nhập cho hàng
nghìn cơng nhân. Mặc dù thời điểm hiện tại,lạm phát đang tăng cao nhưng hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty may vẫn ổn định và phát triển, doanh thu tăng nhanh
từ 7,2 tỷ năm 2009 lên 14 tỷ năm 2010. Trong khi đó năm 2007 cơng ty nước giải khát
Bắc Kạn xây dựng phân xưởng chế biến sản xuất các loại rau, củ, quả sạch công suất
10 – 15 tấn/ngày. Dự kiến xây dựng 3 phân xưởng sản xuất chính và đã xây dựng được
2 phân xưởng: Phân xưởng sản xuất bia và phân xưởng sản xuất rượu cơng suất: 3.000
lít/ngày.
Ngồi các cơ sở sản xuất trên trên địa bàn cịn có các cơ sở sản xuất và chế biến
lâm sản vừa và nhỏ, các nhà máy sản xuất và lắp ráp lớn như nhà máy sản xuất, lắp ráp
và đóng mới ơ tơ Tra-Las. Nhà máy ximăng Bắc Kạn, cơng ty khống sản Bắc Kạn.
Đáng chú ý là xưởng sản xuất đá suối Viền. Tại mỏ đá suối Viền với diện tích 18ha,
thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, công ty đã đầu tư một dây chuyền hiện đại từ
khoan nổ đến chế biến đá thành phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Bảng 1.3. Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn [Nguồn kinh tế Bắc
Kạn 2005 – 2010]
STT
Tên cơ sở sản xuất công nghiệp
Địa chỉ
Tổ 1b, phường Đức Xuân, Thị
1
Cơng ty cổ phần khống sản Bắc Kạn
xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
Nhà máy xi măng Bắc Kạn
Thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc
2
Kạn
Thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc
3
Mỏ đá suối Viền
Kạn
Nhà máy Sản xuất,đóng mới ơ tơ
Thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc
4
TRA-LAS
Kạn
Tổ 8 phường Đức Xuân, thị Xã
5
Công ty Cổ phần May Chiến Thắng
Bắc Kạn
6

Nhà máy Chế biến RQ – NGK Bắc
Kạn


Tổ 1A phường Đức Xuân thị xã
Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn

Trong thời gian tới nhiều công trình kinh tế lớn và kết cấu hạ tầng xẽ được xây
dựng mới và nâng cấp mở rộng như làm đường Hồ Chí Minh, xây dựng các thủy điện,
thủy lợi... nên nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh sẽ rất lớn và có mức tăng
7


trưởng cao. Đó là cơ hội để Bắc Kạn phát triển mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng
trên cơ sở nguồn nguyên liệu sắn có, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong tỉnh và
cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận.
d) Lâm nghiệp
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của tỉnh năm 2005 đạt 96.509 triệu đồng, trong
đó: Trồng và ni rừng đạt 28.810 triệu đồng; khai thác gỗ, lâm sản 67.699 triệu đồng..
Mỗi năm rừng cung cấp 11.844 m3 gỗ, 15 nghìn tấn nguyên liệu giấy, 210 nghìn cây
tre luồng và một số sản phẩm khác từ rừng như: măng, mộc nhĩ, nấm, nhựa thông, hạt
dẻ, hoa hồi…
Hàng năm, trồng rừng mới và chăm sóc rừng luôn được quan tâm. Năm 2010, thị
xã trồng rừng mới được 477,15ha, độ che phủ rừng đạt 55,6%. Kết quả trên đã góp
phần vào thành cơng của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng trên phạm vi cả nước,
nâng cao độ che phủ của rừng, cải thiện môi trường sống, giảm thiểu tai biến (trong đó
điển hình là trượt lở).
1.1.8.

Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông của thị xã đang được mở rộng, trong đó:
Quốc lộ: Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có 4 tuyến quốc lộ đi qua đó là quốc lộ

3 dài 125 km, đạt cấp IV miền núi; quốc lộ 3B dài 66,3 km, đạt cấp VI miền núi, mật
độ đường quốc lộ mới đạt 5,6 km/100 km2. Tuy nhiên mặt đường hẹp, chất lượng
đường xấu, chưa được nâng cấp thường xuyên nên giao thơng vẫn cịn nhiều khó khăn.
Đường tỉnh: gồm 7 tuyến với tổng chiều dài 256,27 km, hầu hết các tuyến đường
tỉnh của thị xã Bắc Kạn đều đạt cấp VI miền núi, chất lượng đường ở mức trung bình,
nhiều đoạn đường chất lượng cịn xấu, gây khó khăn cho phương tiện cơ giới qua lại
đặc biệt là vào mùa mưa.
Đường huyện: có tổng chiều dài 598,8 km, các tuyến đường huyện của tỉnh hầu hết
không đạt cấp hạng kỹ thuật nào, mặt đường thường rộng từ 3,5 - 6,5 m, mặt đường
chủ yếu là đường cấp phối và đường đất.
Đường giao thông xã và thôn tại khu vực đã nâng cấp được 100km, xây dựng mới
40km, các hệ thống cống, rãnh thoát nước cũng được củng cố đạt cấp phối.
Theo quy hoạch đường Hồ Chí Minh qua thị xã theo phương án 2 tuyến đi về, phía
Tây đi theo hướng Sáu Hai- Nông Thượng- Thanh Mai- Dương Quang nhập vào quốc
8


lộ 3 ở Km 125+900. Đoạn này dài 28km song song với quốc lộ 3 . Để bảo vệ môi
trường nhân sinh đô thị, để tránh tập trung phương tiện đi vào trung tâm thị xã và đã
được quy hoạch xây dựng các đường vành đai.
Đường vành đai I: đi vịng phía Đơng thị xã, mặt cắt đường vành đai I là 27m có
vỉa hè, có giải phân cách.
Đường vành đai II: đi vịng phía Tây thị xã Bắc Kạn, có mặt cắt 27m, riêng vào
tỉnh ủy có mặt cắt 30m. Các đường nội thị có mặt cắt ngang 8,5m; lòng đường 5,5m;
vỉa hè 2 bên x3m.
Quy hoạch tổng thể phát triển giao thơng thị xã nhìn chung có nhiều tiến bộ như
nâng cấp quốc lộ 3 thành đường cấp IV miền núi, nền 7,5m, mặt 6m. Xây dựng mới
đoạn tránh thị xã 10km theo tiêu chuẩn đường đô thị, nền 27m, mặt rộng 14m, vỉa hè
6m, giải phân cách 1m ở giữa. Bên cạnh việc mở rộng đường giao thông (quốc lộ 3)
hiện đại cũng đồng nghĩa với cường hóa tai biến trượt lở. Đoạn quốc lộ khoảng 30km

chạy qua khu vực nghiên cứu với nhiều đoạn taluy đứng (xã Xuất Hóa, Nơng Thượng,
Huyền Tụng), gây nhiều hoang mang cho người dân mỗi khi mùa mưa tới.
1.1.9.

Lịch sử hình thành và phát triển

Bắc Kạn xưa thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Vào thế kỷ
thứ 3, Bắc Kạn có tên là Phú Nghiêm, rồi đổi thành quận Vũ Định dưới đời Đường.
Nhà Lý đặt là phủ Phú Lương. Đến đời nhà Lê lại đổi thành phủ Thơng Hóa, thuộc lộ
Thái Ngun. Sang đời nhà Trần, tỉnh lỵ Bắc Kạn hiện nay là huyện Vĩnh Thông, rồi
đổi tên lần nữa thành Bạch Thông vào đời Hậu Lê. Tỉnh Bắc Kạn được thành lập năm
1900, gồm 20 tổng.
Năm 1873, giặc Trung Hoa là Lý Dương Tài nổi lên cướp phá biên giới. Quan
Tham tán Đại thần Linh Ninh Thái Tổng Đốc bấy giờ là Tôn Thất Thuyết mang quân
đi đánh làm chúng phải lui về đóng ở Ba Bể. Đây là nơi ba phía có núi, một phía là bể,
và chỉ có một đường độc đạo ra vào. Lý Dương Tài sai đắp hào lũy, chuyển vận nhiều
lương khô, rồi cố thủ hàng mấy tháng trời làm qn triều đình khơng sao phá nổi. Tơn
Thất Thuyết bèn cử Ơn Bích Khiêm, một danh tướng tài giỏi tìm cách phá giặc. Ơn
Bích Khiêm chỉ xin mang theo 80 quân lính khỏe mạnh. Suốt 10 ngày đêm gian khổ,
toán quân đặc biệt này vượt đèo leo núi để lên đến đỉnh núi Bích Lập, chỗ sào huyệt
của giặc cướp ở phía dưới. Tốn qn nối dây rừng đu xuống, bất thần tấn công làm
bọn giặc không ngờ trước nên hoảng sợ chạy tán loạn, tốn qn của Ơn Bích Khiêm

9


đã giết sạch bọn chúng, giải cứu gần 400 phụ nữ Việt bị giặc bắt giữ và tịch thu rất
nhiều ngựa, vũ khí.
Năm 1900, tỉnh Bắc Kạn được thành lập. Trong q trình phát triển, ranh giới của
tỉnh đã có một số thay đổi nhất định. Ngày 21/4/1965, Bắc Kạn cùng với Thái Nguyên

hợp nhất lại thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ X, Quốc hội nước
Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khố IX đã thông qua Nghị quyết về việc điều
chỉnh địa giới hành chính, trong đó Bắc Thái được tách ra thành Bắc Kạn và Thái
Nguyên.
Hành chính và các đơn vị trực thuộc
Tỉnh lị là thị xã Bắc Kạn
Các đơn vị hành chính của tỉnh bao gồn thị xã Bắc Kạn và 7 huyện gồm Ngân Sơn, Ba
Bể, Pác Nặm, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới và Na Rì
Kinh tế
Tương tự như một số tỉnh ở vùng Đông Bắc, nền kinh tế của Bắc Kạn đi lên từ
điểm xuất phát thấp và trông cậy chủ yếu vào nông – lâm nghiệp. Từ khi tái lập tỉnh,
bộ mặt nền kinh tế có nhiều thay đổi trên cơ sở phát huy nội lực, tiếp tục đẩy mạnh
tồn diện cơng cuộc đổi mới, khai thác hợp lý các lợi thế so sánh về rừng, khoáng sản,
đất đai, lao động và các tiềm năng khác.
Với vị trí thuận lợi trên trục đường quốc lộ 3, nối Hà Nội với Cao Bằng và các tỉnh
biên giới vùng Đông Bắc, Bắc Kạn nằm trong vùng có tốc độ đơ thị hố nhanh và có
nhiều điều kiện mở cửa ra bên ngồi.
Bên cạnh đó Bắc Kạn có khí hậu thuận lợi để phát triển một tập đồn cây trồng, vật
ni đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Đây là lợi
thế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩm tập trung phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu.
Quỹ đất của tỉnh có thể sử dụng vào mục đích nơng – lâm nghiệp tương đối nhiều,
với quỹ đất lớn so với dân số của tỉnh là điều kiện tốt để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng sản xuất hàng hố. Bắc Kạn cịn có nguồn tài ngun rừng và khoáng sản phong
phú để phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nơng
- lâm sản, cơng nghiệp giấy, cơng nghiệp khai khống, cơng nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng, có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, thuận lợi có thể hồ vào

10



mạng lưới du lịch vùng Đông Bắc và Bắc Bộ. Đặc biệt là hồ Ba Bể - thắng cảnh được
xếp hạng và là di tích lịch sử cách mạng.
Văn hố
Bắc Kạn là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, vì vậy nền văn hố cũng
mang nhiều sắc thái. Các lễ hội truyền thống của cư dân địa phương thường được tổ
chức vào sau Tết Nguyên đán với những trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc.
Bắc Kạn là tỉnh được thiên nhiên ban tặng cho nhiều phong cảnh thơ mộng, hữu
tình. Tiềm năng để khai thác du lịch rất lớn. Trong đó hồ Ba Bểtập trung nhiều thế
mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, cảnh quan.
Giao thơng
Giao thơng có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của Bắc
Kạn. Mạng lưới giao thơng Bắc Kạn cịn đơn điệu, chủ yếu là đường bộ với chất lượng
tương đối thấp.
Quốc lộ 3 là tuyến giao thông quan trọng nhất, chạy gần như theo hướng Nam –
Bắc. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối Bắc Kạn với các tỉnh trong cả nước, mà
trực tiếp là Thái Nguyên ở phía Nam và Cao Bằng ở phía Bắc.
Bắc Kạn có các tuyến đường tỉnh như đường 254, 255, 256, 257, 258, 212. Ngoài
ra tỉnh cũng quản lý đường nội thị của thị xã Bắc Kạn với chiều dài tổng cộng gần
4km, chất lượng tốt. Các tuyến đường do huyện quản lý dài 438km, đều là đường cấp
phối. Đường do xã quản lý có 291km và là đường đất.
Ở Bắc Kạn giao thông đường sơng ít phát triển do sơng ngịi dốc, lắm thác ghềnh.
1.2.

Lịch sử xây dựng và khai thác tuyến quốc lộ

Quốc Lộ 3 Hà Nội - Bắc Kạn - Cao Bằng
Quốc lộ 3 là một trên 8 tuyến quốc lộ có điểm đầu từ Thủ đơ Hà Nội, được hình
thành từ thời xa xưa đáp ứng cho nhu cầu cai trị và bảo vệ lãnh thổ của các triều đại
phonng kiến, trục đường đã được người Pháp nâng cấp phục vụ cho việc phát triển

kinh tế và xã hội. Sau 1954 mà đặc biệt là sau năm 1975, trục đường được Nhà Nước
và Bộ GTVT quan tâm nâng cấp và mở rộng trở thành con đường huyết mạch nối Thủ
đô Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

11


Quốc lộ 3 được bắt đầu từ bắc cầu Đuống (Yên Viên - Hà Nội) qua Phù Lỗ (Sóc
Sơn) để đến các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng qua Quảng Yên đến cửa khẩu
Tà Lùng biên giới Việt Trung. Tổng chiều dài 350,44 km và có 84 cầu; .
Đoạn từ cầu Đuống đến Nà Pạc dài 192 km, rộng phổ biến từ 5,5 m đến 7,5 m, rải
đá nhựa hoặc bê tông nhựa, đường bằng phẳng.
Đoạn Nà Pạc đến Tà Lùng, dài 158 km, mặt đường rộng 3,5 m đến 5,5 m, chủ yếu
rải đá nhựa, qua vùng núi cao, đường quanh co, vách ta luy cao, vực sâu; riêng đoạn
Cao Bằng - Tà Lùng qua các thung lũng, dân cư thưa thớt, dễ bị ngập nước vào mùa
mưa.
Ven trục đường quốc lộ 3 từ Yên Viên Hà Nội đến Tà Lùng.
Trục quốc lộ 3 đi qua nhiều địa danh và di tích văn hóa lịch sử, điển hình là:
Cách quốc lộ 3 chừng 1kmlà di tích Thành Cổ Loa, huyện Đơng Anh. Lịch sử cịn
ghi lại rằng: Từ khi dựng nước, các vua Hùng đã xây dựng kinh đơ tại Bạch Hạc, Việt
Trì. Đến đời Thục Phán dời Bạch Hạc xi dịng chọn vùng đất, gị đồi vây bọc ở trại
Phong Khê quận Vũ Ninh (nay là Cổ Loa) để đóng đơ. Đó là một thành trì rộng hơn
ngàn trượng, như hình con ốc nên gọi Loa Thành, lại có tên là Tư Long. Thành cứ đắp
xong lại sụt. Vua lấy làm lo, bèn sai khấn trời đất và thần linh sơng núi rồi hưng cơng
xây lại. Vịng thành chạy dài hàng chục km, đắp xoáy nhiều tầng. Chân thành cao tới
hàng chục thước. Đồ sộ như vậy, nên thời Đường, người ta gọi là thành Côn Luân.
Thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ
nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy,
Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đơ và
đã nhiều lần đánh bại qn Triệu xâm chiếm nước Âu Lạc.

Đi tiếp chừng 10 cây số qua thị trấn huyện Sóc Sơn là lốii rẽ vào khu di tích lịch
sử đền Sóc, đây là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng nhỏ tuổi thánh Gióng cưỡi ngựa
sắt, roi sắt đánh đuổi giặc Ân xâm lược nước ta, đến chân núi Vệ Linh thì đánh tan
giăvj và đã bay về trời. Khu di tích này được Vua Lê Đại Hành cho xây dựng tại khu
vực núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội và được xếp hạng di tích quốc gia năm
1962. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền
Thượng, hòn đá Trồng. Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tượng đài
bằng đồng Thánh Gióng đã được đặt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.

12


Tiếp đến là các địa danh: Trung Giã, rồi ngã ba phố Cò, thành phố Thái Nguyên
với truyền thuyết hồ Núi Cốc,
Tỉnh Thái Nguyên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (ngày mùng 1 tháng
10 âm lịch, tức ngày 04-11-1831), nơi có một thời là trung tâm chính trị, kinh tế của
khu Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi đơng bắc nói chung, là cửa ngõ
giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ;
Thời xa xưa Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, là một trong 15 bộ của nước Văn
Lang, sau đổi tên thành huyện Long Bình, rồi thành châu Thái Nguyên dưới đời nhà Lý
và đã trở thành phên giậu trực tiếp che chở phía Bắc kinh thành Thăng Long, trong
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, nhà Minh, nhà Trần… phần đất phía
Nam Thái Ngun từng là địa đầu của phịng tuyến sông Cầu. Trong kháng chiến
chống Pháp
Thái nguyên là địa bàn hoạt động và là hậu cứ của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám..
Qua thành phố chừng 30 cây số là điểm với giao quốc lộ 37 tại Cổ Lũng, (đi Đại
Từ, đèo Khế, Sơn Dương Tuyên Quang), thị trấn chợ Mới, giao ql 38 tại Xuất Hóa,
Nơi đây trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ thường xuyên qua lại hoạt động, phát
triển lực lượng ở Thái Nguyên. Năm 1947, Hồ Chí Minh đã tới Thái Nguyên và lãnh

đạo cuộc Kháng chiến chống Pháp từ căn cứ chính tại ATK Định Hóa. Cũng tại đây,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở
Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 cũng như quyết
định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và hàng loạt sự kiện quan trọng khác.
Bây giờ tại thôn Đèo De - Xã Phú Đình - Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Ngun có
một ngơi đền lớn, đó là đền thờ Bác Hồ giữa mầu xanh bát ngát đồi chè.
Đối với tỉnh Thái Nguyên vai trò của trục quốc lộ 3 và tuyến đường sắt Hà Nội
Thái Nguyên là rất lớn, nó gần như góp phần quan trọng cho sự hình thành và phát
triển khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, trong đó có các nhà máy tuyển quặng
và sản xuất gang thép, tiếp đến là khu công nghiệp Sông Công và 5 khu công nghiệp
khác, 18 cụm công nghiệp trên tỉnh Thái Ngun.. Sau này có thêm khu cơng nghiệp
Sóc Sơn. KCN nằm trên các xã Mai Đình, Quang Tiến, Tiên Dược có diện tích trên
203.9 ha.

13


Trong những năm đổi mới, trục đường còn phục vụ đắc lực cho đạo tạo nguồn
nhân lực và phát triển du lịch dịch vụ không những cho Thái Nguyên mà cịn với các
tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng, trong đó điển hình là trường đại học Thái Nguyên, các khu
du lịch nổi tiếng: Núi Cốc, Định Hóa ( Thái Nguyên) , Ba Bể ( Bắc Kạn), Pác Bó và
thác Bản Giốc ( Cao Bằng),
Đô thị lớn thứ 2 trên quốc lộ 3 là thành phố Bắc Kạn,
Theo dọc quốc Lộ 3, Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, nằm giữa Thái Ngun và
Cao Bằng, có địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vịng cung quay l¬ưng về phía
đơng xen lẫn với những thung lũng. Được biết từ thời thượng cổ Bắc Kạn là phần đất
của nước Xích Quỷ, sau được tách ra thành vương quốc Thụy Đến. Các Vua Hùng
dựng nước Văn Lang, chia nước thành 15 bộ, vùng đất Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định.
Dưới thời Bắc thuộc, đời Hán, đất Bắc Kạn thuộc huyện Long Biên. Đến đời Đường,
Bắc Kạn thuộc huyện Tân Xương, Châu Phong. Đến đời nhà Lý, Bắc Kạn thuộc các

lộ Cảm Hố, Vĩnh Thơng, Hạ Nơng. Đến đời nhà Trần, nằm trong trấn Thái Nguyên.
Khi nhà Minh xâm lược Việt Nam, Bắc Kạn nằm trong địa phận 3 huyện Cảm Hoá,
Vĩnh Thông, Long Thạch thuộc phủ Thái Nguyên. Từ thời Lê cho đến thờ Nguyễn sau
này, Bắc Kạn vẫn nằm trong phần đất của Thái Ngun. Tháng 4/1900, Tồn quyền
Đơng Dương ra nghị định lập ra tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thơng, Chợ Rã,
Cảm Hố ( Na Rì), Thơng Hoá (Ngân Sơn ).
Tiếp đến là nút giao quốc lộ 3 tại Phủ Thông, rồi nút giao quốc lộ 3 với quốc lộ
279 tại Nà Pặc đi tiếp là đường vào thị xã Cao Bằng.
Tháng 11 năm 2009, dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái
Nguyên đã được khởi công tại xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Quốc
lộ 3 mới dài hơn 61km với 4 làn xe xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ
thiết kế 100km/h, có tổng mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng trong đó có 6.000 tỷ đồng
thuộc nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA của Chính phủ Nhật Bản. Dự kiến sau 42
tháng thi cơng dự án sẽ hồn thành và đưa vào sử dụng, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế-xã
hội, an ninh, quốc phòng của Thái Nguyên, Bắc Ninh và Hà Nội.
Đường cao tốc Hà Nội Thái Nguyên.
Theo Quyết định số 683/QĐ của Bộ GTVT, tuyến cao tốc QL3 Hà Nội - Thái
Nguyên mới sẽ bắt đầu từ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội , đi trùng đường vành
đai III Hà Nội đến Km7 tại khu vực Thạc Quả, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, rồi rẽ
phải đi theo hướng bắc, qua Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, ra đường cao
14


tốc Nội Bài - Hạ Long tại khu vực Yên Vĩ, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh, sau đó rẽ trái đến Việt Long, huyện Sóc Sơn đi về phía Đơng ga Trung Giã, vượt
sơng Cơng tại khu vực Phù Lôi, xã Tân Phú, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Ngun, đi
song song về phía Đơng đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên đến Bắc ga Lương Sơn,
tuyến rẽ trái, vượt đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và QL 3 hiện tại, sau đó nối vào
điểm đầu của tuyến tránh Tp Thái Nguyên. Trên toàn tuyến đường sẽ xây dựng 23 nút
giao thông khác mức với 11 cầu lớn tại các vị trí đường giao với quốc lộ, tỉnh lộ (gồm

6 nút liên thông và 17 nút trực thơng), 105 vị trí giao với đường dân sinh được thiết kế
giao chui, cùng hệ thống đường gom dài 23km, chiều rộng nền đường 5m.
Ban QLDA 2 Bộ GTVT thay mặt chủ đầu tư, tham gia thi công xây dựng gồm liên
danh Tổng Cơng ty Xây dựng cơng trình giao thông 8, Tổng Công ty Thăng Long,
Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng
Việt Nam.
Như vậy điểm đầu quốc lộ 3 sẽ là khu vực Ninh Hiệp qua địa phận tỉnh Bắc Ninh
nối vào địa phận tỉnh Thãi Nguyến.
Đối với đoạn quốc lộ 3 cũ đoạn từ Đuống Yên Viên Gia Lâm đến Thái Ngun
khoảng 53km đang được Tập đồn Sơng Đà nâng cấp theo hình thức BOT và khoảng
trên 10 km nằm trong dự án tăng cường năng lực an tồn giao thơng thuộc vốn vay của
tổ chức JICA Nhật Bản. Dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2003.
Đơn vị thực hiện chức năng quản lý, bảo trì, khai thác hệ thống cơng trình đường
bộ và thực thi một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ trên
các quốc lộ từ Ninh Bình đến các tỉnh phía Bắc trong đó có tuyến quốc lộ 3 là Khu
quản lý đường bộ II thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
1.3.

Kết luận chương 1

Bắc Kạn là một tỉnh có tiềm lực kinh tế lớn, và đặc biệt có tuyến quốc lộ 3 huyết
mạch đi qua, tuyến đường quan trọng nối các tỉnh miền núi phía bắc để giao lưu về
kinh tế - xã hội. Nhưng do địa hình đồi núi nhiều, cộng thêm các thung lũng sâu, việc
đi tuyến rất khó khăn nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sụt trượt cả taluy dương và taluy
âm trên tuyến quốc lộ này.
Việc nghiên cứu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực tuyến là rất cần
thiết, thông qua các nguồn địa lý tỉnh Bắc Kạn vấn đề này được nêu bật trong chương
này.
15



Tuyến quốc lộ 3 có vị trí rất quan trọng nên việc tìm hiểu lịch sử xây dựng và khai thác
tuyến quốc lộ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề tiềm ẩn khi xây dựng và đưa tuyến vào
khai thác.

16



×