Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương lý thuyết nền móng hệ ĐHLT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.61 KB, 3 trang )

Đề cương lý thuyết nền móng hệ ĐHLT
Câu 1 : Nêu định nghĩa nền, móng công trình? Vẽ hình minh họa? Việc lựa chọn phương
án móng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 2: Nền đất khu vực xây dựng gồm 3 lớp:
- Lớp 1: Sét pha trạng thái dẻo mềm, có độ sệt IL = 0,70; dày 2,0 m;
- Lớp 2: Sét trạng thái dẻo cứng, có độ sệt IL = 0,42; dày 4,0 m;
- Lớp 3: Sét nửa cứng, có độ sệt IL =0,1; có chiều dày lớn.
Yêu cầu đề xuất các phương án nền móng khả thi, biết tải trọng công trình không lớn?
Giải thích? Vẽ hình minh họa?
Câu 3: Thế nào là cọc ma sát, cọc chống, cọc hỗn hợp? Cọc khoan nhồi có mũi ngàm sâu
vào tầng đá gốc có được gọi là cọc chống không? Vì sao?
Câu 4: Trình bày nguyên lý, phạm vi áp dụng, ưu nhược điểm của phương pháp cọc xi
măng đất? Vùng đầm lầy đất yếu lẫn hàm lượng hữu cơ cao, có sử dụng được phương
pháp này không? Giải thích?
Câu 5: Sức kháng đỡ của nền phụ thuộc vào các thông số nào? Phân tích?
Câu 6: Trình bày nguyên lý, phạm vi áp dụng và ưu nhược điểm của biện pháp bấc thấm
xử lý nền đất yếu? Vẽ sơ đồ nền đất yếu xử lý bằng bấc thấm và phân tích vai trò các bộ
phận trong hình vẽ?
Câu 7: Trình bày sơ đồ khối thiết kế móng nông trên nền thiên nhiên? Trong các bước
thiết kế móng nông theo anh (chị) bước nào quan trong? Tại sao?
Câu 8: Nguyên lý, phạm vi áp dụng, ưu nhược điểm và tác dụng của cọc cát đầm chặt?
Vẽ sơ đồ nền đất yếu xử lý bằng cọc cát và phân tích vai trò các bộ phận trong hình vẽ?
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cọc cát và giếng cát
Câu 9: Kích thước và cao độ bệ cọc phụ thuộc vào yếu tố nào? Khoảng cách hợp lý giữa
tim các cọc là (3-6)D, (D là đường kính của cọc) khi khoảng cách các cọc quá gần (< 3D)
hoặc quá xa (> 6D) thì xảy ra các bất lợi như thế nào?
Câu 10: Nền đất khu vực xây dựng gồm 5 lớp:
-

Lớp 1: Sét dẻo chảy, có độ sệt IL = 0,81; dày 5,5 m



- Lớp 2: Sét dẻo mềm, có độ sệt IL = 0,74; dày 8,6 m
- Lớp 3: Cát trung ở trạng thái chặt vừa hệ số rỗng e = 0,67; dày 20 m
- Lớp 4: Sét nửa cứng, có độ sệt IL = 0,21; chiều dày 18m,
- Lớp 5: Cuội sỏi lẫn cát ở trạng thái chặt, hệ số rỗng e = 0,42; chiều dày lớn
Hãy đề xuất các phương án nền móng khả thi, biết tải trọng công trình lớn? Giải thích?
Vẽ hình minh họa?
Câu 11: Sức kháng dọc trục của cọc đơn theo đất nền gồm mấy thành phần và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng?
Câu 12: Nền đất khu vực xây dựng gồm 3 lớp:
- Lớp 1: Sét pha dẻo mềm, có độ sệt IL = 0,60; dày 2,5 m
- Lớp 2: Đất sét dẻo mềm, có độ sệt IL = 0,74; dày 8m
- Lớp 3: Cát hạt trung chặt vừa có hệ số rỗng e = 0,65
Hãy đề xuất các phương án nền móng khả thi, biết tải trọng công trình không lớn? Giải
thích? Vẽ hình minh họa?
Câu 13: nền đất khu vực xây dựng gồm 3 lớp:
- Lớp 1: Cát hạt nhỏ trạng thái rời rạc có hệ số rỗng e = 0,82; dày 1,5 m
- Lớp 2: Đất sét chảy, có độ sệt IL = 1,0; dày 20 m
- Lớp 3: Cắt hạt trung chặt vừa có hệ số rỗng e = 0,65; chiều dày lớn
Hãy đề xuất các phương án nền móng khả thi, biết tải trọng công trình không lớn? Giải
thích? Vẽ hình minh họa?
Câu 14: Độ sâu chôn móng có ảnh hưởng tới sức kháng đỡ, và sức kháng trượt của nền
như thế nào? Giải thích? Sơ đồ khối tính toán thiết kế móng nông?
Câu 15: Phạm vi áp dụng, ưu và nhược điểm của phương pháp thay đất (đệm cát)? Kích
thước của đệm cát được lựa chọn trên cơ sở nào? Vẽ hình minh họa?
Câu 16: Nêu và giải thích các đại lượng trong công thức kiểm toán sức kháng đỡ của đất
nền dưới đáy móng nông? Khi kiểm toán không đạt yêu cầu, cần thay đổi các thông số
nào?
Câu 17: Chức năng của vải địa kỹ thuật trong xử lý nền đất yếu là gì? Vải địa kỹ thuật có
làm tăng nhanh tốc độ cố kết không? Tại sao? Vẽ sơ đồ bố trí vải địa kỹ thuật trong xây

dựng nền đắp?
Câu 18 : Khái niệm, phạm vi áp dụng, ưu nhược điểm của móng cọc? Sơ đồ khối tính
toán thiết kế móng cọc?


Câu 19: Khái niệm đất yếu? Các loại đất yếu thường gặp? Ở Việt Nam đất yếu được
phân bố ở những vùng nào? Kể tên các phương pháp xây dựng công trình trên nền đất
yếu? vẽ sơ đồ khối tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu? Nêu đặc điểm của hai nhóm giải
pháp xử lý nền đất yếu trong xây dựng công trình?
Câu 20: Khái niệm, phạm vi áp dụng và ưu nhược điểm móng nông? Cách lựa chọn cao
độ đặt móng và kích thước móng? Vẽ hình minh họa?
Câu 21: Hiện tượng ma sát âm là gì? Hiện tượng ma sát âm xuất hiện trong những
trường hợp nào và gây tác hại gì cho cọc và móng? Vẽ hình minh họa?
Câu 22: Trình bày nguyên lý, phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm của phương pháp bấc
thấm xử lý nền đất yếu? Trình bày cấu tạo và cách bố trí bấc thấm?
Câu 23: Trình bày cách lựa chọn cao độ đỉnh bệ, cao độ đáy bệ và cao độ mũi cọc trong
thiết kế móng cọc? trình bày ưu nhược điểm của móng cọc bệ cao và móng cọc bệ thấp?
Câu 24: Độ lún của nền gồm có những độ lún thành phần nào? Các yếu tố ảnh hưởng
đến độ lún của nền? Tại sao khi móng tựa trên nền đất rời thì việc tính lún là không cần
thiết?
Câu 25: Nguyên lý của biện pháp giếng cát xử lý nền đất yếu? Vẽ sơ đồ và giải thích vai
trò của các bộ phận? chiều sâu xử lý nền đất yếu bằng giếng cát được lựa chọn trên cơ
sở nào?



×