Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

I bài tập địa CHẤT CÔNG TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.41 KB, 7 trang )

I-

BÀI TẬP ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

CÂU 1: Trong khu đất xây dựng bố trí 2 giếng khoan (như hình vẽ). Đáy cách nước nằm
ngang ở cao trình -1,5m. Đất có hệ số thấm 19m/ng.đ.

1. Tính lưu lượng riêng của dòng ngầm và viết trình đường cong hạ thấp mực nước?
2. Cách giếng khoan (1) 20m đào hố móng tới cao trình 19m. Hỏi nước có chảy vào
hố móng không? Tại sao?
CÂU 2:Hút nước từ một giếng khoan có đường kính d = 176mm (như hình vẽ). Cao trình
đường mực nước ban đầu là 12m, đáy cách nước là -10m, mực nước khi hút là 2m (hình
vẽ). Đất chứa nước có hệ số thấm 18m/ng.đ

1. Xác định lưu lượng nước hút ở giếng khoan? Viết phương trình của phễu hạ thấp
mực nước của giếng?
2. Cách giếng khoan một đoạn 35m, đào hố móng đến cao trình -2m, nước có chảy vào
hố móng không? Tại sao?


CÂU 3:Trong khu đất xây dựng bố trí 2 giếng khoan cách nhau 100m. Cao trình miệng
các giếng khoan là +30m. Đáy cách nước ở cao trình -1m. Mực nước ổn định trong giếng
khoan (1) và (2) cách mặt đất 3m và 7m. Hệ số thấm của đất đá k = 19m/ngày.
1. Vẽ sơ đồ địa chất thủy văn tầng chứa nước?
2. Tính lưu lượng riêng của dòng ngầm và lưu lượng nước thấm trên một đoạn dài
100m?
3. Cách mặt cắt (1) một khoảng 40m đào hố móng sâu 7m. Hỏi nước có chảy vào hố
móng không? Tại sao?
CÂU 4: Hút nước từ một giếng khoan có đường kính d = 180mm (như hình vẽ). Cao trình
đường mực nước ban đầu là +30m, cao trình đáy cách nước là +8m, cao trình mực nước
khi hút là +20m. Hệ số thấm của đất đá chứa nước k = 18m/ngày.



1. Xác định lưu lượng nước hút ở giếng khoan và tỷ lưu lượng của giếng?
2. Viết phương trình biểu diễn đường cong của phễu hạ thấp mực nước? Lưu lượng
hút tối đa ở giếng là bao nhiêu?
CÂU 5: Dòng ngầm trong tầng cát pha lẫn sỏi sạn từ hồ ra sông (như hình vẽ). Đất chứa
nước có hệ số thấm 20m/ng.đ.


1.Cách sông một đoạn 200m, nền đường đặt ở cao trình +14m, có bị ngập nước không?
Tại sao?
2.Tính lưu lượng riêng của dòng ngầm và lượng nước chảy ra trên nền đường trên 1
đoạn dài 400m?
CÂU 6: Trong khu đất xây dựng bố trí 5 giếng khoan tác dụng tương hỗ để hạ thấp mực
nước dưới đất (như hình vẽ). Đất chứa nước có hệ số thấm 17m/ng.đ, các giếng khoan
nằm trên vòng tròn có đường kính 160m, điểm A nằm ở tâm vòng tròn. Biết:
Q1 = Q3 = 500 m3/ng.đ

R1= R3=120m

Q2 = Q4= Q5 = 750 m3/ng.đ

R2= R4=R5 = 150m

1. Xác định cao trình mực nước tại A.
2. Tại A đào một hố móng có cao trình +16m. Hỏi nước có chảy vào hố móng hay
không? Tại sao?
3. Xác định lưu lượng tại mỗi giếng để mực nước tại A giảm đi 0,8m; cho rằng lưu
lượng ở các giếng là bằng nhau?
CÂU7: Nước ngầm có mặt thoáng tự do trong tầng cát hạt trung có đáy phẳng, nằm
ngang, hệ số thấm 18,5m/ng.đ. Theo hướng dòng thấm khoan 2 giếng khoan cách nhau

1000m. Cao trình mực nước trong 2 giếng khoan lần lượt là +20m và +15m, cao trình
đáy cách nước là +5m. Tầng cát hạt trung có các chỉ tiêu sau:
4.

1. Vẽ sơ đồ mặt cắt địa chất thủy văn tầng chứa nước?

5.

2. Xác định lưu lượng dòng thấm tầng chứa nước có bề rộng 150m?


6.

3. Nếu đào hố móng có cao trình đáy là 19m ở chính giữa 2 giếng khoan
trên thì có hiện tượng nước thấm vào hố móng hay không? Tại sao?

CÂU 8: Người ta dự kiến đào một hố móng có cao trình đáy +7m, đáy tầng chứa nước
nằm ngang (như hình vẽ), tầng chứa nước là cát hạt trung có hệ số thấm 17m/ng.đ.

1. Hãy tính lưu lượng thấm đơn vị của tầng chứa nước và viết phương trình đường
cong mực nước từ mặt cắt 1 đến mặt cắt 2?
2. Hãy kiểm tra xem tại vị trí đào móng công trình nước có chảy vào hố móng
không? Tại sao?

CÂU 9: Trong khu đất xây dựng bố trí 3 giếng khoan tác dụng tương hỗ để hạ thấp
mực nước ngầm như hình vẽ.

1. Xác định cao độ mực nước tại A biết: Q 1 = 850 m3/ng.đ; R1 = 120 m; Q2 = 1200
m3/ng.đ; R2 = 140 m; Q3 = 1300 m3/ng.đ; R3 = 150 m.
2. Tại A đặt hầm tại vị trí có cao độ +10m. Hỏi nước có chảy vào công trình không?

Tại sao?


3. Xác định lưu lượng tại mỗi giếng để mực nước tại A giảm thêm một khoảng là 0.5m
coi lưu lượng của các giếng là như nhau?
CÂU 10: Nước ngầm có mặt thoáng tự do trong tầng cát hạt trung có đáy phẳng, nằm
ngang, có hệ số thấm k = 19,5 m/ng.đ. Theo hướng dòng thấm khoan 2 giếng khoan cách
nhau 500m. Cao độ mực nước trong 2 giếng khoan lần lượt là 15.0m và 10m. Cao độ đáy
cách nước là -10m.
1. Hãy vẽ sơ đồ mặt cắt địa chất thủy văn tầng chứa nước?
2. Xác định lưu lượng dòng thấm tầng chứa nước có chiều rộng 300m?
3. Hãy cho biết nếu đặt hầm có cao độ 12m ở chính giữa 2 giếng khoan trên thì có
hiện tượng nước chảy vào hầm không? Tại sao?
CÂU 11:
1. Tính lưu lượng thấm ổn định trong tầng chứa nước không áp, đáy phẳng nằm ngang
chảy vào hố móng hình chữ nhật có chiều dài 150m và vuông góc với dòng thấm (chiều
rộng hố móng không đáng kể), đào đến đáy tầng chứa nước như hình vẽ, tầng chứa nước
là cát hạt nhỏ có hệ số thấm 10 m/ng.đ, bán kính ảnh hưởng R1 = 60m, R2= 58m.

2. Tính chiều cao mực nước tại điểm M cách mặt cắt 1 một khoảng x = 20m khi tháo khô
hố móng?
CÂU 12: Dùng giếng khoan hoàn chỉnh để hạ thấp mực nước, khi khoan thấy mực nước
xuất hiện và mực nước ổn định ở cùng độ sâu. Tiến hành bơm với lưu lượng Q, xác định
được độ hạ thấp mực nước trong giếng là 7m và chiều cao mực nước là 30m. Tầng chứa
nước là cát hạt trung chứa bụi có hệ số thấm k = 0,625 m/h; biết đường kính của giếng
khoan bằng 290mm.


1. Xác định lưu lượng bơm hút nước từ giếng và tỷ lưu lượng của giếng?
2. Viết phương trình của phễu hạ thấp mực nước và xác định chiều cao mực nước

tại điểm cách tâm giếng một khoảng x = 25m? Xác định lưu lượng tối đa có thể hút được
từ giếng?
CÂU 13: Dùng giếng khoan hoàn chỉnh để hạ thấp mực nước, khi khoan thấy mực nước
xuất hiện và mực nước ổn định ở cùng độ sâu. Tiến hành bơm với lưu lượng Q, người ta
xác định ở trong giếng có độ hạ thấp mực nước là 6m và chiều cao mực nước là 22m.
Tầng chứa nước là cát hạt trung chứa bụi có hệ số thấm k = 0.75 m/h, biết đường kính
của giếng khoan bằng 190mm.

1. Xác định lưu lượng bơm hút nước từ giếng lên?
2. Xác định chiều cao mực nước tại điểm cách tâm giếng một khoảng x = 18m?
3. Khi bơm nước với lưu lượng 1140m3/ngày đêm thì độ giảm mực nước trong
giếng là 3m. Hãy xác định lưu lượng bơm nước để độ giảm mực nước trong giếng là 5m?


CÂU 14: Trong khu đất xây dựng bố trí 4 giếng như hình vẽ tác dụng tương hỗ để hạ
thấp mực nước ngầm.
1. Xác định cao độ mực nước tại A biết:
Q1 = Q2 = Q3 = Q4 = 900 m3/ngày đêm
R1 = R2 = R3 = R4 = 110 m
2. Tại A đặt hầm tại vị trí có cao độ 16m.
Hỏi nước có chảy vào công trình không?
3. Xác định lưu lượng Q tại mỗi giếng để
hạ thấp mực nước tại A thêm 0,6m nữa
(cho rằng Q tại các giếng bằng nhau) ?
CÂU 15: Có 2 hố khoan quan trắc khoan vào tầng chứa nước ngầm có mặt thoáng, bố trí
theo chiều dòng thấm cách nhau L = 45.0 m. Cao độ mực nước trong 2 hố khoan đó là
19.8m và 17.5m. Cao độ đáy cách nước là 0.8m. Tầng chứa nước có hệ số thấm k = 19
m/ngày đêm.
1. Xác định lưu lượng đơn vị của
dòng ngầm ?

2. Xác định cao độ mực nước tại tiết
diện cách hố khoan 1 một khoảng x =
25.0m ?
3. Hãy cho biết nếu đào một hố móng
đến cao độ 10m cách hố khoan 1 một
khoảng bằng 20m thì có hiện tượng thấm
vào hố móng không? Tại sao?



×