Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kinh nghiệm nuôi rùa núi vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.41 KB, 9 trang )

Kinh nghiệm nuôi rùa núi vàng baby
(rùa núi vàng baby trong bài áp dụng cho rùa có chiều dài yếm từ 8-16 cm)

I. Giới thiệu về rùa núi vàng
Rùa núi vàng phân bố khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, ở Việt
Nam còn rất ít rùa núi vàng trong tự nhiên do bị con người săn bắt làm thực
phẩm (chủ yếu là xuất đi Trung Quốc). Đã có một số trại nuôi được cấp giấy
phép chăn nuôi loài rùa này. Tuy nhiên rùa núi vàng được rao bán trên
mạng đa phần là được buôn lậu vào nước ta từ Lào và Cambodia.
Rùa bị bắt làm thực phẩm là do có tin đồn thịt rùa chữa được bệnh tim
(mình đã từng gặp 1 trường hợp hỏi mua pé rùa của mình với giá 5 triệu để
làm thuốc chữa bệnh tim).
Rùa núi vàng rất được dân mê rùa chọn làm thú cưng vì các điều kiện
sống dễ đáp ứng, chế độ ăn rất đơn giản, hiền lành. Loài rùa này thường rút
đầu vào mai để trốn khi cảm giác mất an toàn, ít ghi nhận trường hợp người
nuôi bị rùa cắn. Riêng mình thì thấy mấy bé rùa size 5-6 đang tập ăn có thể táp
bất cứ thứ gì chúng gặp. hihi.
Rùa núi vàng có các đặc điểm nhận dạng: Mai gồ cao, đầu có những
tấm sừng, chân hình trụ. Con cái yếm phẳng, con đực yếm lõm sâu khi trưởng
thành. Kích thước thường thấy 5-30 cm.

(Sưu tầm)


II. Cách chọn rùa núi vàng về nuôi cảnh:
Rùa núi vàng là loại rùa bản địa của Việt Nam, nói chung là về khí
hậu ở miền Nam nhiệt độ từ 26-33 độ C và độ ẩm từ 75-85% rất phù hợp
cho rùa sinh sống. Các bạn chọn rùa nên chú ý các điều sau:
1. Rùa khỏe mạnh: các bạn có thể nhìn mắt rùa lanh lẹ, tay chân linh
hoạt, không bị trầy, tróc, thối mai yếm, cụt chân,… hoặc bị bệnh nào khác. Đối
với các bé còn quá nhát các bạn không nên lấy ngay mà có thể đặt cọc để người


bán chăm sóc cho rùa dạn lên.
2. Khả năng ăn uống: Rùa mới về do còn nhát nên có thể có 1 số con
vẫn chưa chịu ăn, về vấn đề này thì các bạn nên để cho rùa được yên tĩnh, khi
nào đói rùa sẽ ăn trừ những con đang bị bệnh.
3. Phân rùa: Rùa thường bị các bệnh:
a. Bị giun sán: đối với trường hợp rùa bị nhẹ và vẫn còn khỏe mạnh các bạn có
thể cho ăn bí đỏ để rùa sổ giun từ từ, trường hợp nặng hơn thì theo mình đã
từng dùng là dùng ¼ thuốc sổ giun furaca cà nhiễn rôi rắc lên thức ăn cho rùa
ăn.
b. Bị tiêu chảy: Bệnh này thường do chế độ ăn và nghỉ ngơi của rùa không
được đáp ứng chính xác. Lỗi thường gặp là do các bạn chỉ cho rùa ăn cà chua
hay 1 số củ quả khác mà không cho rùa ăn rau.
(Xem tiếp ở phần bệnh ở rùa).
(Bổ sung về pháp lý: Chính xác là bạn cần mua rùa từ trại nuôi hợp pháp
và có giấy tờ mua bán được cơ quan kiểm lâm sở tại xác nhận, khi đem về
nuôi cần có sự xác nhận của chính quyền địa phương và kiểm lâm nơi bạn
nuôi xác nhận. Số lượng nhiều và quy mô trại thì phải như vậy, còn số
lượng 1 vài con thì đối với các loài không phải quá quý hiếm thì cũng
không cần thiết mặc dù kiểm lâm vẫn sẽ làm cho bạn. Nhưng như vậy thì
quá phiền hà và tốn kém cho xã hội, vì vậy mặc dù rùa của mình có giấy tờ
đầy đủ nhưng với số lượng lẻ tẻ mình cũng sẽ không làm giấy mua bán chi
cho phiền các cán bộ. Công an môi trường và Kiểm lâm sẽ không đi bắt
bạn vì bạn có nuôi 1 vài con rùa núi vàng hay một số loài không phải quá
quý hiếm đâu. Do đó các bạn chỉ cần cố gắng chăm sóc rùa của mình cho
tốt là được. Luật pháp Việt Nam ủng hộ bạn nuôi chứ không ủng hộ bạn
buôn bán động vật hoang dã trái phép. Vì vậy, chúng ta phải tuân thủ theo
luật. Nhưng có một số trường hợp thì tùy vào quyết định của mỗi cá nhân
sẽ làm gì. Mong gần các bạn sẽ có quyết định đúng. Thân gửi các bạn nuôi,
mua bán cảnh và cả các bạn tình nguyện viên).
III. Hành vi và dinh dưỡng:

Rùa núi vàng là loài rùa nhút nhát, ít hoạt động. Chúng rất thụ động
trong việc tìm kiếm thức ăn và kể cả khi ăn và khi ngủ. Chỉ cần chúng tìm
được chỗ nào tối là sẽ chui vào đó ngủ, rùa ngủ rất lâu, khi nuôi rùa lâu bạn
sẽ nói “ngủ như rùa” thay vì “ngủ như heo”.


Rùa núi vàng nuôi lâu có thể nhận biết chủ và đòi ăn, hoặc bò lại chỗ
bạn. Tuy nhiên dù rùa đã nuôi quen thì chúng vẫn có thể bò đi mất do đó
các bạn nên cẩn thận.
Nhận biết tuổi của rùa núi vàng: Có một số bài viết cho hay nhận
biết tuổi rùa dựa vào số vòng trên mai rùa (như tuổi của cây thân gỗ lâu
năm ấy). Tuy nhiên mình thì không tin vào thông tin này nên mình không
viết vào bài. ^^
Dinh dưỡng cho rùa núi vàng: Rùa núi vàng có chế độ ăn rất dễ đáp
ứng là các loại rau củ quả hằng ngày mà chúng ta hay sử dụng: rau sà lách,
cải bẹ dúm, cải ngọt, rau muống tàu, củ cà rốt,…. Rùa rất thích ăn cà chua,
đu đủ, dưa hấu, xoài or các loại trái cây nhiều nước thơm ngon ngọt. Tuy
nhiên theo kinh nghiệm của mình các bạn nên cho rùa ăn một chế độ ăn
khoa học về giờ giấc và giàu chất xơ. Các bạn có thể cho rùa ăn thêm:
Xương rồng tai tượng (loại không có gai mà người ta thường dùng để
nướng lên, rồi nằm trị nhức lưng đó), cỏ lá gừng (loại cỏ mềm mềm thường
được trồng trên các dãy phân cách và công viên). Các loại thức ăn rau cỏ
này rất tốt cho rùa. Bên cạnh đó các bạn cũng nên cho ăn dặm tuần 1 lần cà
rốt và bí đỏ.
Nhiều bạn lo ngại rùa chỉ ăn rau củ thì thiếu canxi, điều này là không chính xác
vì các loài to lớn như voi, hưu cao cổ, linh dương cũng chỉ ăn cỏ và lá cây mà
phát triển rất tốt. Được như vậy là do trong rau củ cũng rất giàu canxi và các
chất dinh dưỡng. Một vài bạn có nhiều kinh nghiệm có chia sẻ là cà nhuyễn
mai mực rắc lên thức ăn cho rùa ăn, cách này mình chưa làm nên không biết tác
dụng như thế nào.

Lưu ý: Nếu các bạn vẫn còn lo lắng về việc rùa ăn rau củ thì không đủ dinh
dưỡng trong môi trường nuôi nhốt thì có thể mua một số thức ăn viên chuyên
dụng cho rùa. Khi mua nên hỏi người bán về thành phần protein và chất xơ.
Nên chọn loại giàu chất xơ.
Vấn đề tắm nắng cho rùa núi vàng: Cũng giống như con người và nhiều loài
động vật khác, rùa cần ánh sáng mặt trời để có thể làm ấm cơ thể và hấp thụ
vitamin D3 – một loại vitamin cần thiết để hấp thụ được canxi từ thức ăn.
Ngoài ra, rùa được tắm nắng đầy đủ thì mai sẽ sáng hơn hẳn so với rùa ít được
tắm nắng. Thời gian tắm nắng cho rùa: Sáng 6-7h30, chiều từ 4-5h.
Các bạn lưu ý là: Rùa là loài máu lạnh nên nhiệt độ lúc nắng yếu là phù hợp
với rùa chứ không phải là có nhiệt tới mức mà chúng ta cảm giác được cái ấm
nha.
III. Cách làm chuồng nuôi rùa:
Trước khi viết bài này thì mình định viết phần này lên trước phần
chọn rùa, vì mình nghĩ là cần có một chỗ nuôi phù hợp thì rùa mới có thể
phát triển khỏe mạnh được. Trong phạm vi bài viết này mình sẽ giới thiệu


cho các bạn về các vấn đề cơ bản để làm 1 cái chuồng nhỏ nuôi 1-2 bé rùa.
Nếu bạn nào nuôi nhiều hơn thì chắc chắn cần đầu tư một chỗ nuôi rộng
rải, khi đó các bạn chắc chắn có ý tưởng để set một cái chuồng thật ưng ý .
Rùa núi vàng rất dễ tính tuy nhiên nếu để rùa bị bệnh thì rất khó chữa, do
vậy các bạn cần chú ý:
1. Chuồng nuôi có thể dùng thùng giấy or thùng gỗ, chiều cao đủ cao để
chắc chắn rùa không leo ra được. Nếu dùng thùng giấy để nuôi, các bạn
nên chọn thùng to và dày. Khi cắt các phần phía trên của thùng giấy nên
chừa lại 1 ít để dán vào tạo thành 1 hành lang chắn phía trên của thùng,
mục đích là để rùa không nhìn thấy ra ngoài được, như vậy rùa sẽ có cảm
giác an toàn là chúng đang ở trong một chỗ trú ẩn an toàn, rùa sẽ ít bị sợ
dẫn đến stress hơn.

2. Lót chuồng: Nếu nuôi ngoài trời tốt nhất các bạn nên lót chuồng bằng đất.
Đối với nuôi trong hộp giấy thì nên dùng thảm sơ dừa (giá thường thấy là
25k/tấm). Bạn nên mua 2 tấm (1 dùng 1 dự phòng), khoảng 2-3 ngày bạn có thể
lấy thảm ra đem phơi nắng và dùng tấm còn lại, phơi nắng cho thảm khô bạn
vũ mạnh thì sẽ khá sạch sẽ và do được phơi nắng nên thảm cũng đã được tiệt
trùng. Làm như vậy sẽ không có nấm mốc và cả mùi hôi (trừ rùa bị tiêu chảy
chứ không thì phân rùa cũng ít mùi).
Ngoài ra các bạn có thể tự tay làm 1 ngôi nhà nhỏ cho các pé rùa của mình, vật
liệu làm nhà có thể là giấy or thảm sơ dừa cắt ra ghép thành 1 cái nhà nhỏ.
3. Cho ăn và nước uống: Về cho ăn bạn có thể để thức ăn lên 1 tấm nhựa nhỏ
do bạn tự tìm, miễn sao rùa vào đó ăn rồi bạn lấy ra thật sạch sẽ là được, hoặc
bạn bắt rùa ra cho ăn bên ngoài, đối với rùa đã quen chủ bạn có thể đút các pé
ăn vô tư. Nên vệ sinh tấm nhựa mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh.
Nước uống: bạn nên để 1 khay nước cạn trong chuồng vừa để cho rùa có nước
uống khi cần, vừa giúp duy trì độ ẩm trong chuồng khoảng từ 75-85%. Khay
nước cần được vệ sinh và thay mới mỗi ngày.
Lưu ý: Bạn nên mua bình nước cho gà uống, mua loại nhỏ, rùa sẽ không bò
vào và làm bẩn nước.
4. Vào mùa lạnh, trong miền nam các bạn chỉ cần mua 1 bóng đèn sợi đốt
nhỏ với giá 3,000 vnđ, loại bóng có lớp sơn màu nhaz, là bạn đã có thể làm
1 điểm sưởi cho pé rùa của mình. Đèn cần được đặt cách rùa 15-20cm. Đối
với 1 thùng thì 1 bóng đèn như vậy là quá đủ để duy trì nhiệt độ tầm 30 độ
nếu thùng được đặt vào nơi kín gió. Tuy nhiên các bạn cũng cần tranh thủ
tắm nắng cho các pé để hấp thụ được nhiệt và vitamin từ ánh sáng mặt
trời.


Trường hợp đối với các bạn không có thời gian phơi nắng rùa hoặc do điều
kiện thời tiết thì các bạn có thể đầu tư đèn cho rùa. Có 3 loại đèn thường
được sử dụng nuôi các loài bò sát và công dụng như sau:

1. Đèn UVB: có tác dụng thay thế ánh sáng mặt trời cung cấp tia uvb giúp
bò sát tổng hợp được các vitamin nhóm D, đặc biệt là D3 để chúng có
thể hấp thu được canxi. Tuy nhiên bóng UVB thì khá là đắc. Tầm 400500k/bóng.
2. Đèn UVA: có tác dụng cung cấp tia uva giúp bò sát tiêu hóa thức ăn dễ
dàng hơn.
3. Đèn sưởi đêm: có tác dụng duy trì nhiệt độ môi trường. Nên chọn mua
đèn osram có bọc sứ đen. Một chuồng nuôi nhỏ thì chỉ cần 1 bóng 25W
là được.
* Các bạn nên search google về hình ảnh các chuồng nuôi rùa từ đó tự làm
cho pé rùa của mình một nơi ở phù hợp.


IV. Chăm sóc rùa:
Trong tự nhiên, rùa là loài sống đơn độc. Do đó khi nuôi dù rùa đã thuần
thì các bạn cũng nên cho rùa có khoảng không gian và thời gian riêng yên
tĩnh trong ngày.
1. Cho ăn: Rùa cần được cho ăn theo giờ giấc cố định, thời gian cho ăn tốt
nhất là vào buổi sáng để rùa có thời gian tiêu hóa thức ăn. Chế độ cho ăn nên
chọn các loại rau củ giàu chất xơ.
* Bí đỏ là loại trái rất tốt cho rùa, vì bí đỏ giàu vitamin và giàu chất xơ, bên
cạnh đó hạt bí đỏ còn có tác dụng giúp rùa sổ giun. Lá giang và lá cây lược
vàng là các loại cây thuốc tự nhiên có thể cho rùa ăn.
Theo một số thông tin thì rùa cần 4 ngày để tiêu hóa hết lượng thức ăn trong cơ
thể. Theo kinh nghiệm của mình thì có thể cho rùa ăn cách ngày hoặc cách 2
ngày vẫn được. Không nên cho ăn quá nhiều và liên tục vì như vậy rùa sẽ
không đủ thời gian cần có để tiêu hóa thức ăn.
2. Tắm nắng: Đối với các bạn bận rộn thì mỗi tuần cố gắng sắp xếp để có thể
cho rùa tắm nắng ít nhất 2 lần. Thời gian tắm nắng vào buổi sáng sớm or buổi
chiều nắng nhẹ. Thời gian cho 1 lần tắm từ 10-20 min tùy quỹ thời gian của
bạn.

Có một số bạn nghĩ ra cách cho rùa tắm lúc nắng gắt = cách giảm thời gian
lại, theo mình không nên làm như vậy vì lúc nắng gắt chủ yếu là tia cực tím
UVC rất có hại cho cả con người và động vật.
* Đối với cả các bạn dùng các loại đèn chuyên dụng thì việc cho rùa tắm
nắng tự nhiên vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Tắm cho rùa: là rùa cạn nhưng rùa núi vàng cũng rất thích được tắm nước.
Bạn có thể thấy chú rùa khá nặng nhưng khi thả xún nước chúng sẽ nổi phình
lên. Mặc dù là vậy thì khi tắm các bạn chỉ nên để nước cạn thôi.
Bạn có thể tái sử dụng bàn chãi đánh răng cũ để vệ sinh cho rùa (không nên
dùng kem đánh răng, nếu có dùng thì không để tiếp xúc gần mắt mũi miệng
rùa). Thời gian tắm không quá 10 phút.
* Lưu ý: Để rùa núi vàng lâu trong nước chúng rất dễ bị cảm lạnh và chuyển
qua viêm phổi rất nhanh.
4. Chơi với rùa:
Các bạn có thể sờ đầu và cằm rùa khi đã làm quen mà không cần lo bị rùa cắn,
trường hợp các bạn sợ rùa ị thì nên cho rùa vào thau nước ấm chừng 5-10p để
rùa ị ra. Cách này có thể sử dụng tuy nhiên không nên lạm dụng vì rùa sẽ bị rối
loại tiêu hóa có thể chết.


V. Các bệnh thường gặp ở rùa:
Một vấn đề khó khăn cho các bạn nuôi bò sát là ở Việt Nam vẫn chưa phát
triển và nghiên cứu về các bệnh trên các loài bò sát. Mặc dù nước ta có đa
dạng loài bò sát và một số loài rất có giá trị. Hy vọng trong tương lai các
nhà nước sẽ quan tâm hơn cho loài bò sát nước nhà.
Tất cả các chia sẻ trong bài viết đều là kinh nghiệm, mà kinh nghiệm thì
cũng không biết đâu mà lần. Do đó, nếu bạn nào làm theo mà rùa hết bệnh
thì cũng không cần cảm ơn, mà khi không hết thì xin hãy tìm cách chữa trị
rồi đăng lên cho mọi người cùng tìm hiểu.
Bài viết đến đây đã khá dài, dễ gây rối cho bạn đọc. Tuy nhiên, mình mong

muốn khi cần các bạn có tài liệu để đọc luôn khỏi mắc công tìm tới lui nên
viết tiếp vào đây luôn nhaz! Bắt đầu vào vấn đề và giải quyết từng phần
nha các bạn.

CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN RÙA CHẾT:
1. Nhóm các nguyên nhân chủ quan có thể phòng:
a) Rùa bị rơi từ trên cao xuống.
b) Rùa bị viêm phổi do thời tiết lạnh hay mắc mưa, hoặc có thể do bị ngâm
nước lâu.
c) Rùa bị ve bọ ký sinh hút máu, cắn.
d) Bị tấn công bởi kẻ thù: chó, mèo, chuột,….
e)……. Các bạn tự điền vào nếu có gặp nha!
2. Nhóm các nguyên nhân có phòng cũng có thể gặp:
a) Bị giun sán không phát hiện kịp thời.
b) Bị kiết lỵ .
c) Bị tiêu chảy nặng.
d) Bị rối loạn tiêu hóa, bội thực (chủ yếu đối với rùa còn nhỏ, và rùa có sức
khỏe không tốt mà ăn chuối rất hay bị ói ra).
e) Bị tắc ruột: do nuốt cát, các sợi dài không tiêu hóa được,…

Dấu hiệu nhận biết của từng bệnh và cách điều trị chi tiết
(Khi gặp rùa bị bệnh cần tiến hành làm nhanh chóng không được chây ì, rùa
chuyển bệnh và chết rất nhanh)

1. Bệnh viêm phổi:
a) Dấu hiệu: Mắt mũi chuyển sang đỏ, có thể có nước mũi hoặc không. Rùa lờ
đờ, bỏ ăn hoặc ăn ít, di chuyển loạng choạng. Khả năng chết khi bị bệnh này rất


cao do đó “Phòng bệnh hơn trị bệnh”. Bệnh khó trị là do khi phát hiện được thì

thường là đã quá trể.
b) Cách điều trị: Dùng thuốc kháng sinh dùng trong thú y cho gà vịt có thành
phần enrofloxacin nhỏ vào mũi, mỗi lần nhỏ 1 bên mũi (1-2 giọt), cho rùa nghỉ
ngơi một lát rồi nhỏ bên còn lại. Đối với rùa còn nhỏ thì nên dùng cây tăm giúp
nhỏ chính xác hơn. Cho rùa vào nơi ấm áp, tốt nhất là nên có đèn sưởi. Áp
dụng ngày nhỏ 2 lần trong 2-3 ngày liên tục.
Tiêm thuốc: cũng loại thuốc trên, tiêm bắp chân phải sau của rùa. Liều dùng
theo hướng dẫn, thường là 1ml cho 5kg thể trọng, như vậy nếu rùa nhỏ thì cần
dùng kháng sinh đúng liều và hỏi người bán thêm thuốc dẫn để pha thêm vô 1
liều cho dễ chích. Dùng loại kim tiêm nhỏ 1ml ra 5 liều chích. Không nên dùng
kim tiêm chung và tái sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn có thể mang rùa ra thú y và nhờ họ chích dùm nếu nhát tay.

2. Bệnh tiêu chảy:
a) Dấu hiệu: Rùa đi phân loãng và lỏng, lợn cợn, giống như nhớt trong, mùi
hôi tanh, quan sát phân mấy ngày qua không thấy có giun, hậu môn bị sưng và
dính phân nhớt.
b) Cách điều trị:
Thường khi gặp bệnh này mình cũng bó tay. Nên đây là sưu tầm:
Thuốc chữa tiêu chảy tốt nhất và nhạy nhất dành cho bé rùa không phải là
becberin mà chính là: Loperamide Hydrochloride. Cũng nghiền 1/4 viên ra, cho
bé uống rồi theo dõi phân, cho uống 2 lần mỗi lần cách nhau 2 ngày.

3. Bệnh tắc ruột:
a) Dấu hiệu: Rùa cầm nặng tay, do lâu ngày không ị được, da chuyển sang
xám, nguyên nhân do rùa ăn phải cát hay sợi khó tiêu (nilong, tóc, sợi sơ
dừa trong cám dừa,….).
b) Cách điều trị: Nhìn rùa mấy ngày cuối để nó bớt buồn.
4. Bệnh kiết lỵ:
a) Dấu hiệu: đi phân sống, nhớt, tanh, ra máu. Phân sống có nghĩa là rùa ăn gì

thì đi ra phân ra như vậy ở trạng thái nhàu nát do đã bị rùa cắn. Ví dụ như cà
chua và chuối là thường gặp nhất. Đây là bệnh có thể lây lan do đó cần cách ly
cá thể.
b) Cách điều trị: sưu tầm
Sử dụng Oresol (1/4 gói pha với 50ml nước) + với 1 loại thuốc chữa kiết lỵ.
5. Rối loạn tiêu hóa: chủ yếu là do cho ăn giờ giấc lộn xộn và thức ăn không
phù hợp. Cho uống brobio để giúp rùa dễ tiêu. Không nên lạm dụng nhé.


6. Bệnh giun sán:
a) Dấu hiệu: rùa ị ra giun, khi bị nặng thì cũng có dấu hiệu như tiêu chảy, phân
nhớt nháp.
b) Cách điều trị: cho rùa ăn ruột bí đỏ, trường hợp nặng thì cà nhuyễn ¼ viên
furaca rồi rắc lên thức ăn cho rùa ăn. Rùa không ăn được nữa thì chơi liều là
chích luôn. Ra cửa hàng thú y có bán. Còn nếu rùa uống nước được thì ra thú y
mua viên sổ giun loại sủi về hòa tan vào nước. Liều lượng thì hỏi người bán.
7. Trường hợp rùa bị thương và vết thương bị nhiễm trùng:
Cách làm cơ bản là dùng povidine 5-10% sát trùng vết thương, dùng dụng cụ
thích hợp làm sạch phần thịt đã thối rửa, rửa lại lần nữa với povidine, rắc
ampiciliin cà nhuyễn lên rồi băng bó lại.
Do mình nuôi rùa không lâu nên bài viết còn sơ sài, mình sẽ cố gắng
update thêm. Mong nhận được sự đóng góp về kiến thức và kinh nghiệm
của các bạn!
Xin chân thành cám ơn!
Hy vọng trong một tương lai gần chúng ta sẽ có một hội chơi rùa lớn mạnh
và công khai trong phạm vi cả nước! Sẽ có những cuộc thi setup chuồng,
thú cưng khỏe đẹp, rùa chạy đua, bơi đua, thi ăn,…. ^^




×