Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Thảo luận triết điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 23 trang )

TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN II

CHỦ ĐỀ: ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI,
TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Lớp HP : 1605MLNP0211
NHÓM: 3
Th.s:Nguyễn Thị Quỳnh Anh


THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
1. Nguyễn Thu Hà
2. Trần Thị Cẩm Hà
3. Trần Thị Hải
4. Trần Thị Nguyệt Hà
5. Vũ Ngọc Hân
6. Nguyễn Thị Hằng
7. Lê Thị Hiền
8. Lê Hồng Hạnh
9. Đặng Anh Hiển
10. Trần Thị Vân
11. Phan Thị Cẩm Tú


I- Khái niệm sản xuất hàng hóa

- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc
mua bán trên thị trường.
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế phân biệt với sản xuất tự cung tự cấp ở thời kì đầu
của lịch sử loài người.


- Sản xuất hàng hóa tồn tại trên
cơ sở của sự trao đổi hàng hóa và
là nền tảng cho mọi nền kinh tế.


II- Điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa
1. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa

của sản xuất hàng hóa

Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội

Điều kiện ra đời, tồn tại



Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa người
sản xuất


II- Điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa
Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Lịch sử trải qua 3 lần phân công LĐXH:
- Lần 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
- Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
- Lần 3: Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện.

Ví dụ: Sản xuất một chiếc xe máy, các chi
tiết như lốp xe, sườn, đèn, điện,…mỗi chi

tiết phải qua từng công ty chuyên sản xuất
chi tiết đó cung cấp sau đó mới lắp ráp
thành chiếc xe máy.


II- Điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của sản xuất
hàng hóa
Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa người sản xuất
- Có sự tách biệt tương đối về mặt
kinh tế giữa người sản xuất có nghĩa
là những người sản xuất trở thành chủ
thể sản xuất, độc lập nhất định sản
phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của
họ. Vì vậy, người này muốn tiêu dùng
sản phẩm lao động của người khác phải
thông qua trao đổi mua bán hàng hóa.


II- Điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của sản xuất hàng
hóa

=> Đó là hai điều kiện cần và đủ để sản xuất hàng hóa ra đời. Thiếu một trong hai điều
kiện đó thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái
hàng hóa.


II- Điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của sản xuất hàng
hóa
2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của sản xuất hàng hóa




Sản xuất hàng hoá ra đời từ sản xuất tự cấp tự túc và thay thế nó trong quá trình lịch sử lâu dài.



Quan hệ hàng hoá phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ phong kiến tan rã và góp phần thúc
đẩy quá trình đó diễn ra mạnh mẽ hơn.



Hình thức điển hình nhất, cao nhất, phổ biến nhất của sản xuất hàng hoá là sản xuất hàng hoá
TBCN.


III- Những ưu thế và đặc trưng của sản xuất hàng hóa

1.

Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

Hai đặc trưng cơ bản

Lao động của người sản
Sản xuất hàng hóa là sản xuất

xuất hàng hóa vừa mang

để trao đổi, mua bán.


tính tư nhân, vừa mang tính
xã hội.


III- Những ưu thế và đặc trưng của sản xuất hàng hóa

2. Ưu thế của sản xuất hàng hóa

⇒ Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

⇒Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất.

⇒Đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội.


IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam

1. Điều kiện kinh tế cơ bản để phát triển sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường
1.1 Nhất quán nền kinh tế nhiều thành phần



Phát huy vai trò chủ đạo của nền

kinh tế nhà nước, cần tập trung nguồn
lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà
nước trong những lĩnh vực trọng yếu
của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực
doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh việc
đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong các

doanh nghiệp nhà nước.


IVLiên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
- Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó hơp tác xã là nòng cốt. Nhà nước cần giúp
đỡ hợp tác xã về đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường.


IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
- Khuyến khích kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân) phát triển cả ở
thành thị và nông thôn. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển có hiệu quả.


IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
1.2 Đẩy mạnh công nghệ hóa, hiện đại hóa, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học-công nghệ trên cơ sở đó
đẩy mạng phân công lao động xã hội.
- Phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vì vậy, để phát triển kinh tế hàng hóa phải đẩy
mạnh phân công lao động xã hội bằng cách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ
thuật của nền sản xuất lớn hiện đại.


IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
- Phân công lại lao động và phân bố dân cư trong phạm vi cả nước cũng như ở từng vùng, từng địa
phương. Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực của đất nước tạo
nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế.


IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
1.3 Đồng bộ hóa các loại thị trường
- Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. Thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước độc quyền kinh doanh; xóa bỏ độc quyền doanh

nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá. Phát triển mạnh thương mại trong nước, tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Phát triển vững chắc thị trường tài chính, bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh.
Mở rộng và nâng cao chất lượng thị trường vốn và thị trường chứng khoán.


IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
-Phát triển thị trường bất động sản,
bao gồm thị trường quyền sử dụng
đất và bất động sản gắn liền với đất.
-Phát triển thị trường sức lao động trong
mọi khu vực kinh tế. Đẩy mạnh xuất khẩu
lao động đặc biệt là xuất khẩu lao động đã
qua đào tạo nghề.
-Phát triển thị trường khoa học và công nghệ
trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để
phần lớn các sản phẩm khoa học công nghệ
trở thành hàng hóa.


IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
1.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
- Mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa các hình thức kinh tế đối ngoại.
- Cần đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Giảm dần nhập siêu, ưu tiên nhập
khẩu tư liệu sản xuất để phục vụ sản xuất.
- Tranh thủ mọi khả năng và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, việc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cần hướng vào những lĩnh vực, những sản phẩm có công nghệ tiên tiến, có tỷ trọng xuất khẩu
cao.
- Chủ động tham gia tổ chức thương mại quốc tế, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách chọn
lọc với bước đi thích hợp.



1.5

Giữ vững sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp

- Sự ổn định chính trị bao giờ cũng là nhân tố quan trọng đầu tiên để phát triển. Nó là điều kiện để các
nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư. Muốn giữ vững sự ổn định chính
trị ở nước ta hiện nay cần phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam


IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam

1.6 Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước
- Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
- Nâng cao năng lực của các cơ quan luật pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia
- Nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công, không can thiệp vào chức năng quản
trị kinh doanh để các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế chính là để điều tiết
nền kinh tế chứ không phải là mệnh lệnh
-Phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách
tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tiền lương
và giá cả.


IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
2.Tại sao trong thời kì quá độ lên CNXH, Việt Nam vẫn phải phát triển kinh tế thị
trường, kinh tế hàng hóa?
- Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cả


về chiều rộng lẫn chiều sâu ở nước ra hiện nay. Sự phát triển của phân công lao động xã hội thể hiện ở chỗ
các ngành nghề ở nước ta ngày càng đa dạng, phong phú, chuyên môn hóa sâu.
- Sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo nên sự tách biệt
kinh tế giữa các chủ thể kinh tế độc lập cũng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hóa,
kinh tế thị trường ở nước ta.
- Nước ta trong thời kỳ quá độ muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuẩt thì phải xã hội hóa, chuyên môn
hóa lao động.
- Phát triển nền kinh tế thị trường là phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Phát triển kinh
tế thị trường đòi hỏi phải đào tạo ngày càng nhiều cán bộ quản lý và lao động có trình độ cao.


IV- Liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ nền sản xuất hàng hóa của Trung Quốc
- Mở rộng thị trường ra thế giới bằng con đường xuất khẩu.
- Xây dựng thể chế kinh tế thị trường bền vững.
- Phát triển sở hữu nhiều thành phần trên cơ sở nền tảng là công hữu.
- Xây dựng các đặc khu kinh tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngoài nhà nước và thu hút đầu tư nước ngoài.




×