Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hướng dẫn ôn tập môn chính sách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.73 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: Chính sách xã hội là gì?
Hiểu được các khái niệm liên quan đến chính sách xã hội.
Hiểu được định nghĩa chính sách xã hội.


Hiểu được đặc trưng của chính sách xã hội và mối tương quan giữa chính sách
kinh tế và chính sách xã hội.
Nắm được đối tượng nghiên cứu của chính sách xã hội .
Chương 2: Quá trình hình thành chính sách xã hội. Vị trí và ý nghĩa của việc nghiên
cứu chính sách xã hội
Hiểu được hai quan điểm khác nhau về sự ra đời của khoa học chính sách xã hội.
Hiểu được vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp và sự ra đời của khoa học chính
sách xã hội.
Vị trí và ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách xã hội.
Chương 3: Một số lý thuyết và mô hình về chính sách xã hội
Hiểu được bốn khuynh hướng chính về lý thuyết trong nghiên cứu chính sách xã
hội hiện đại.
Hiểu được các mô hình cơ bản về chính sách xã hội trên thế giới.
Chương 4: Hệ thống chính sách xã hội
Nắm vững các tiêu chí để phân loại chính sách xã hộiHiểu được vai trò của các
chính sách xã hội cơ bản như: Chính sách dân số; Chính sách lao động việc làm;
Chính sách giáo dục và đào tạo; Chính sách văn hóa; Chính sách bảo đảm xã hội
(chính sách bảo hiểm xã hội; chính sách cứu trợ xã hội; chính sách ưu đãi xã hội)…
Hiểu được cơ sở khoa học của việc đề ra và thực hiện chính sách xã hội.
Chương 5: Quy trình chính sách xã hội
Hiểu được khái niệm hoạch định chính sách xã hội; thực thi chính sách xã hội và
đánh giá chính sách xã hội.
Hiểu được mục đích và nguyên tắc của hoạch định chính sách xã hội.
Nắm được các bước cơ bản trong quy trình hoạch định chính sách xã hội.
Nắm được các công cụ cơ bản trong phân tích tiền chính sách để xác định vấn đề
chính sách.
Nắm được các yếu tố tác động đến việc thực thi chính sách và các hình thức thực
thi chính sách.
-2-



Nắm được mục đích của phân tích chính sách và các bước đi trong phân tích chính
sách.
Chương 6: Một số vấn đề lý luận về chính sách xã hội ở Việt Nam
Nắm vững quá trình nhận thức và thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam qua ba
giai đoạn chính (giai đoạn sau năm 1945 – 1975; giai đoạn sau năm 1975 đến năm
1986; giai đoạn từ 1986 đến hiện nay).
Hiểu được ba khuôn mẫu văn hóa xã hội và ba kiểu chính sách phúc lợi xã hội ở
Việt Nam.
Nắm vững khung chính sách và pháp luật phúc lợi xã hội ở Việt Nam.
Hiểu được đặc điểm phúc lợi xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Chương 7: Một số chính sách xã hội cơ bản ở Việt Nam hiện nay
Nắm được nội dung chính của các chính sách như:
o Chính sách dân số
o Chính sách lao động và việc làm
o Chính sách giáo dục và đào tạo
o Chính sách văn hóa
o Chính sách bảo đảm xã hội
o Chính sách đối với nông dân và công nhân
o Chính sách đối với người có công.

-3-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Chính sách xã hội là gì?
Hiểu được các khái niệm liên quan đến chính sách xã hội
o

Phân biệt các khái niệm như: vấn đề xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội,

chính sách và chính sách xã hội.

o

Nắm vững sự tranh luận của các học giả về nội hàm của các khái niệm nêu
trên.

o

Đọc tài liệu học tập từ trang 4 đến trang 10.

Hiểu được định nghĩa chính sách xã hội.
o

Nắm được định nghĩa của các học giả khác nhau về chính sách xã hội như:
Định nghĩa của V. Z Ro – Go – Vin; G. Winker; A. Giddens; Phạm Tất
Dong; Lê Trung Nguyệt; Bùi Thế Cường; Bùi Đình Thanh; Mai Ngọc
Cường.

o

Nắm được định nghĩa tổng quát về chính sách xã hội.

o

Đọc tài liệu học tập từ trang 5 đến trang 9.

Hiểu được đặc trưng của chính sách xã hội và mối tương quan giữa chính sách kinh
tế và chính sách xã hội.
o


Nắm được các đặc trưng của chính sách xã hội như: tính nhân văn; tính lịch
sử; tính trách nhiệm xã hội của nhà nước…

o

Hiểu được sự thống nhất cao giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội:
Chính sách xã hội không được đi trước chính sách kinh tế; chính sách xã hội
cũng không được đi sau chính sách kinh tế mà phải đi song trùng với chính
sách kinh tế.

o

Đọc tài liệu học tập trang 14 đến trang 17.

Nắm được đối tượng nghiên cứu của chính sách xã hội:
o

Hiểu được thế nào là hệ thống chính sách và quy trình chính sách xã hội.

o

Đọc tài liệu học tập trang 12, trang 45 đến trang 82.

Chương 2: Quá trình hình thành chính sách xã hội. Vị trí và ý nghĩa của việc nghiên
cứu chính sách xã hội
Hiểu được hai quan điểm khác nhau về sự ra đời của khoa học chính sách xã hội.
o

Quan điểm thứ nhất cho rằng chính sách xã hội ra đời và phát triển cùng với

sự ra đời và phát triển của giai cấp xã hội và nhà nước. Quan điểm thứ hai
cho rằng chính sách xã hội chỉ ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát
triển của chủ nghĩa tư bản.

o

Đọc tài liệu học tập trang 21

Hiểu được vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp và sự ra đời của khoa học chính
sách xã hội.
-4-


o

Phân tích được đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp ở Tây Âu và sự
ra đời của khoa học chính sách xã hội như: cách mạng công nghiệp dẫn đến
sự phá vỡ cấu trúc xã hội truyền thống; đưa đến cách mạng lối sống; gây ra
nhiều vấn nạn xã hội cần giải quyết…sự cần thiết ra đời của khoa học chính
sách xã hội để giải thích và giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh từ cuộc
cách mạng công nghiệp do chủ nghĩa tư bản mang đến.

o

Đọc tài liệu trang 23 – 25.

Vị trí và ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách xã hội.
o

Hiểu được ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn về sự ra đời của khoa học

chính sách xã hội.

o

Đọc tài liệu học tập trang 25 – 26.

Chương 3: Một số lý thuyết và mô hình về chính sách xã hội
Hiểu được bốn khuynh hướng chính về lý thuyết trong nghiên cứu chính sách xã
hội hiện đại
o

Nắm được Khuynh hướng phân tích vĩ mô theo truyền thống của Durkheim;
Khuynh hướng phân tích kinh tế học chính trị mácxít; Khuynh hướng phân
tích kinh tế - xã hội; Khuynh hướng phân tích thiết chế chính trị.

o

Đọc tài liệu học tập trang 27 – 28.

Hiểu được các mô hình cơ bản về chính sách xã hội trên thế giới
o

Chú ý quan điểm của các tác giả như: Trần Hữu Quang, Bùi Thế Cường, Tô
Duy Hợp…

o

Nắm được mô hình bảo hiểm xã hội theo hướng Bismarck

o


Nắm được mô hình bảo hộ theo hướng Beveridge

o

Các hệ thống bảo đảm toàn dân; Các hệ thống bảo hiểm xã hội; Các hệ
thống bảo đảm chọn lọc.

o

Đọc tài liệu học tập trang 29 – 33.

o

Đọc tài liệu tham khảo trang 137-159.

Chương 4: Hệ thống chính sách xã hội
Nắm vững các tiêu chí để phân loại chính sách xã hội
o

Dựa trên lĩnh vực tác động của chính sách; Căn cứ vào đối tượng, tính chất
của chính sách; Căn cứ vào quan hệ mang tính giai tầng của chính sách; Căn
cứ vào mối quan hệ tác động trong quá trình sản xuất và tái sản xuất; Căn cứ
vào nguồn kinh phí; Căn cứ theo thời gian hiệu lực của chính sách và phạm
vi ảnh hưởng của chính sách xã hội.

o

Đọc tài liệu trang 36 – 38.


Hiểu được vai trò của các chính sách xã hội cơ bản như: Chính sách dân số; Chính
sách lao động việc làm; Chính sách giáo dục và đào tạo; Chính sách văn hóa; Chính

-5-


sách bảo đảm xã hội (chính sách bảo hiểm xã hội; chính sách cứu trợ xã hội; chính
sách ưu đãi xã hội)…
o

Đọc tài liệu trang 38 -42.

Hiểu được cơ sở khoa học của việc đề ra và thực hiện chính sách xã hội.
o

Hiểu được cơ sở khoa học khi xây dựng chính sách xã hội.

o

Đọc tài liệu học tập trang 42 – 44.

Chương 5: Quy trình chính sách xã hội
Hiểu được khái niệm hoạch định chính sách xã hội; thực thi chính sách xã hội và
đánh giá chính sách xã hội.
o

Nắm được một quy trình chính sách xã hội gồm ba khâu chính là: Hoạch
định chính sách xã hội; Thực thi chính sách xã hội; Đánh giá chính sách xã
hội.


o

Nắm được định nghĩa hoạch định chính sách xã hội; Thực thi chính sách xã
hội và Đánh giá chính sách xã hội.

o

Đọc tài liệu học tập trang 45 – 74.

Hiểu được mục đích và nguyên tắc của hoạch định chính sách xã hội.
o

Hiểu được mục đích của hoạch định chính sách xã hội là: Đáp ứng đòi hỏi
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; xác định được các cơ hội và các vấn
đề xã hội cần giải quyết; hiện thực hóa các triển vọng phát triển và hạn chế
các nguy cơ trong quá trình phát triển.

o

Nắm vững nội hàm các khái niệm: cơ hội và vấn đề xã hội; các triển vọng và
hạn chế trong quá trình phát triển.

o

Nắm vững các nguyên tắc cơ bản khi hoạch định chính sách xã hội như: căn
cứ chính trị; căn cứ pháp luật; căn cứ chính trị; bối cảnh xã hội trong và
ngoài nước; thành tựu khoa học công nghệ và vấn đề môi trường.

o


Đọc tài liệu học tập trang 46 -57.

Nắm được các bước cơ bản trong quy trình hoạch định chính sách xã hội.
o

Xác định vấn đề chính sách.

o

Xác định mục tiêu của chính sách.

o

Xây dựng các phương án chính sách.

o

Lựa chọn phương án chính sách tối ưu.

o

Thông qua và quyết định chính sách.

o

Đọc tài liệu trang 57-71.

Nắm được các công cụ cơ bản trong phân tích tiền chính sách để xác định vấn đề
chính sách.
o


Sử dụng được mô hình SWOT trong phân tích chính sách

o

Sử dụng được Cây vấn đề trong phân tích tiền chính sách để xác định vấn đề
chính sách.
-6-


o

Phân tích chi phí và hiệu quá để xác định vấn đề chính sách

o

Dựa vào đường lối của chính đảng cầm quyền để xác định vấn đề chính
sách.

o

Đọc slide bài giảng đính kèm chương 5.

Nắm được các yếu tố tác động đến việc thực thi chính sách và các hình thức thực
thi chính sách.
o

Các yếu tố liên quan đến bản chất vấn đề và chất lượng hoạch định chính
sách.


o

Các yếu tố liên quan đến khả năng thực thi chính sách.

o

Các yếu tố bên ngoài.

o

Đọc tài liệu học tập trang 74-75.

Nắm được mục đích của phân tích chính sách và các bước đi trong phân tích chính
sách.
o

Hiểu được định nghĩa phân tích chính sách.

o

Nắm được mục đích cơ bản của phân tích chính sách.

o

Các bước đi cơ bản trong phân tích chính sách.

o

Cần rèn luyện kỹ năng phân tích chính sách qua các bài tập cụ thể trên lớp
theo nhóm.


o

Đọc tài liệu slide bài giảng đính kèm chương 5.

Chương 6: Một số vấn đề lý luận về chính sách xã hội ở Việt Nam
Nắm vững quá trình nhận thức và thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam qua ba
giai đoạn chính (giai đoạn sau năm 1945 – 1975; giai đoạn sau năm 1975 đến năm
1986; giai đoạn từ 1986 đến hiện nay).
o

Nắm vững đặc trưng của mỗi giai đoạn và nhận thức về chính sách xã hội ở
Việt Nam; những ưu điểm và hạn chế trong nhận thức và thực thi chính sách
xã hội ở Việt nam qua ba giai đoạn nêu trên.

o

Đọc tài liệu học tập trang 81-82.

Hiểu được ba khuôn mẫu văn hóa xã hội và ba kiểu chính sách phúc lợi xã hội ở
Việt Nam.
o Hiểu được đặc điểm của ba khuôn mẫu văn hóa xã hội ở Việt Nam:
+ Khuôn mẫu văn hóa xã hội Việt Nam truyền thống.
+ Khuôn mẫu văn hóa xã hội giai đoạn trước Đổi Mới.
+ Khuôn mẫu văn hóa xã hội giai đoạn sau Đổi Mới.
o Tương ứng với ba kiểu văn hóa xã hội là ba mô hình phúc lợi cơ bản mà
Việt Nam đã trải qua:
+ Phúc lợi Cổ truyển.
+ Phúc lợi xã hội chủ nghĩa theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
-7-



+ Phúc lợi thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
o Đọc tài liệu học tập trang 84-86.
Nắm vững khung chính sách và pháp luật phúc lợi xã hội ở Việt Nam.
o Đọc tài liệu học tập trang 86 -90.
o Đọc tài liệu học tập trang 160-169.
Hiểu được đặc điểm phúc lợi xã hội ở Việt Nam hiện nay.
o Nhận thức lại bản chất và chức năng của chính sách xã hội.
o Định hình lại học thuyết phúc lợi xã hội quốc gia.
o Định hình các chủ thể phúc lợi xã hội và quan hệ của chúng.
o Chi phí phúc lợi cho nhóm nghèo.
o Doanh nghiệp và phúc lợi xã hội.
o Nhân lực và định chế phúc lợi ở Việt Nam…
o Đọc tài liệu học tập trang 91-95.
Chương 7: Một số chính sách xã hội cơ bản ở Việt Nam hiện nay
Nắm được nội dung chính của các chính sách như:
o Chính sách dân số.
o Chính sách lao động và việc làm.
o Chính sách giáo dục và đào tạo.
o Chính sách văn hóa.
o Chính sách bảo đảm xã hội.
o Chính sách đối với nông dân và công nhân.
o Chính sách đối với người có công.
* Chú ý định nghĩa; đặc trưng; mục tiêu; ưu điểm và hạn chế của các chính sách nêu trên.
* Chú ý phương hướng và các giải pháp trong thời gian tới khi hoạch định và thực thi các
chính sách nêu trên.
* Đọc tài liệu trang 96 – 129.

-8-



PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a/ Hình thức kiểm tra và kết cấu đề thi:
Đề thi bao gồm hai câu hỏi tự luận, mỗi câu 4 điểm và một câu hỏi bài tập 2
điểm.
Hai câu tự luận bao gồm kiến thức ở các bài 1; bài 2; bài 3; bài 5; bài 6; bài 7.
Một câu hỏi bài tập liên quan đến việc áp dụng các bước đi trong phân tích
chính sách để tiến hành phân tích một chính sách xã hội cụ thể. Chú trọng áp
dụng mô hình SWOT trong phân tích chính sách.
Thời gian làm bài là 90 phút. Học viên được tham khảo tài liệu.
b/ Hướng dẫn làm bài phần tự luận:
Trước hết phải tìm yêu cầu của bài, gạch dưới và đọc thật kỹ để làm đúng và
vừa đủ theo yêu cầu của bài. Làm thừa so với yêu cầu sẽ không được tính
điểm.
Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
Đi vào nội dung trọng tâm của câu hỏi. Nên lấy ví dụ để minh họa.
Viết ngắn gọn và trình bày theo hiểu biết của mình. Không chép từ sách vào.
Sử dụng ngôn ngữ của chính mình.
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.
c/ Hướng dẫn làm phần bài tập:
Chọn bất lỳ một chính sách xã hội nào mà anh chị quan tâm
Sử dụng 7 bước trong phân tích chính sách để phân tích.
o Chú trọng giải thích lý do tiến hành phân tích chính sách đó.
o Chú trọng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ khi thực
hiện chính sách.
o Phản ứng xã hội và sự phân hóa xã hội khi thực hiện chính sách.
o Thời gian và hiệu lực khi thực hiện chính sách đó.

-9-



PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
Câu 1: Phân tích mối tương quan giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội? (4đ)
Câu 2: Trình bày các nguyên tắc cơ bản khi hoạch định chính sách xã hội? (4đ)
Câu 3: Anh/chị chọn bất kỳ một chính sách xã hội mà anh chị quan tâm (có thể ở tại địa
phương các anh/ chị), và áp dụng mô hình SWOT để phân tích chính sách xã hội đó?(2đ).
Đáp án:
Câu 1: Học viên phải trình bày được các ý chính sau:
Định nghĩa chính sách xã hội; chính sách kinh tế
Mối tương quan giữa hai chính sách này:
o

Chính sách kinh tế và chính sách xã hội tuy có mục tiêu riêng, nhưng mục tiêu
chung vẫn là phát triển kinh tế xã hội.

o

Một chính sách xã hội đúng đắn sẽ tạo điều kiện, tiền đề vật chất để giải quyết
những vấn đề xã hội.

o

Giải quyết tốt vấn đề xã hội bằng những chính sách hợp lý tạo tiền đề phát
triển kinh tế.

o

Chính sách kinh tế không tự nó giải quyết các vấn đề xã hội, đưa đến tiến bộ
và công bằng xã hội, mặc dù đã lồng ghép tính đến các vấn đề xã hội cơ bản.


o

Chính sách kinh tế phải song trùng với chính sách xã hội, tạo sức mạnh phát
triển tổng hợp. Kết hợp ngay từ đầu tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến
bộ xã hội.

o

Hướng kết hợp giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội:
+ Kết hợp ngay trong mục tiêu và phương hướng chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
+ Kết hợp trong quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm.
+ Kết hợp trong kế hoạch cân đối ngân sách hàng năm, xác định tỉ lệ, quy mô
đầu tư cho chính sách xã hội, có sự lựa chọn những vấn đề ưu tiên.
+ Kết hợp trong việc luật hóa chính sách.
+ Kết hợp trong việc lồng ghép các chương trình, dự án kinh tế với xã hội.
+ Cần biết chọn ra các chính sách xã hội gốc, cơ bản, xác định những vấn đề
cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Câu 2: Học viên phải trình bày được các ý chính:
Khi hoạch định chính sách xã hội cần dựa trên các căn cứ cơ bản sau:
o

Chính trị
- 10 -


o


Pháp luật

o

Kinh tế

o

Điều kiện xã hội, bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế

o

Tận dụng thành tưu khoa học công nghệ (tri thức liên ngành trong khoa học xã
hội)

o

Chú ý vấn đề môi trường

Phân tích rõ các căn cứ nêu trên.
o

Chính trị: Đường lối chính trị quyết định nội dung chính sách kinh tế - xã hội,
quyết định sự lựa chọn các phương án chính sách đưa ra:
Chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia luôn luôn gắn với chế độ chính
trị - xã hội, phụ thuộc đường lối, quan điểm chính trị của quốc gia đó.
Bất kì một chính sách kinh tế - xã hội nào của Nhà nước đều mang tính
chính trị
Chính sách kinh tế xã hội do nhà nước đề ra phải căn cứ vào đường lối chủ
trương và định hướng phát triển đất nước của đảng cầm quyền, được thể

chế hóa trong luật pháp.

o

Pháp luật:
Chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện
hành
Các chính sách kinh tế xã hội do Nhà nước ban hành phải căn cứ vào hệ
thống pháp luật hiện hành và tuân thủ các quy định pháp luật.
Các thể chế pháp luật cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những
qui tắc hành động, tiêu chuẩn xây dựng chính sách, những ràng buộc và
khuôn khổ đối với chính sách. Đồng thời, chính sách kinh tế xã hội là
nguồn tạo ra những thể chế pháp luật mới.

o

Kinh tế:
Phải dựa trên cơ sở hoàn cảnh kinh tế cụ thể, các mục tiêu và giải pháp của
chính sách không thể vượt quá xa những điều kiện kinh tế hiện có của đất
nước.
Cần xã hội hóa các chính sách vì điều kiện kinh tế chưa cho phép nhà nước
đảm đương.

o

Điều kiện xã hội, bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế:
Dựa trên mức sống cư dân; trình độ dân trí; chất lượng giáo dục, long tin
của nhân dân vào nhà nước…
Tùy thuộc vào bối cảnh xã hội cụ thể, các chính sách xã hội cần hướng đến
giải quyết những vấn đề cấp bách nảy sinh trong quá trình phát triển.

Nếu căn cứ xã hội ở mức tiến bộ thì việc chọn các giải pháp chính sách trên
cơ sở tính tự nguyện của nhân dân, sự ủng hộ của quần chúng…
Tình hình cụ thể quốc tế …
- 11 -


o

Tận dụng thành tưu khoa học công nghệ . Chú ý vấn đề môi trường:
Khi mà vấn đề huỷ hoại môi trường đang trở thành hiểm hoạ trên toàn cầu
thì việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội cũng phải chú ý đến các chỉ
báo môi trường về phát triển, bao gồm việc bảo vệ rừng và trồng rừng, bảo
vệ bầu không khí và nguồn nước, chống ô nhiễm môi trường trong quá trình
phát triển công nghiệp, nông nghiệp, sử đụng hợp lý các tài nguyên thiên
nhiên vì lợi ích lâu dài cho cả hôm nay và mai sau.

Câu 3:
Chọn một chính sách xã hội cụ thể mà anh/chị quan tâm.
Áp dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh; điểm yếu; cơ hội và thách thức
khi thực hiện chính sách đó.
Đưa ra nhận định và đánh giá về chính sách đó.

- 12 -



×