Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hướng dẫn ôn tập môn hành vi con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.17 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: Hành vi con người, con người trong môi trường, cái tôi
Tại sao chúng ta lại học môn Hành vi con người (HVCN) & Môi trường xã hội
(MTXH)


Định nghĩa HVCN
Phân loại HVCN
Mô tả HVCN
Phương pháp tiếp cận lý thuyết về HVCN
Các lý thuyết chính về HVCN trong CTXH
Các lý thuyết giài thích động cơ HVCN
Con người trong môi trường (pie)
Khái niệm bản thân/CÁI TÔI, KHÁM PHÁ Tôi là ai
Cái tôi của Hutchison (2008)
Chương 2: Những chiều kích của hành vi con người: Con người, môi trường và thời
gian
Các chiều kích của HVCN:
o Chiều kích con người
o Chiều kích môi trường
o Chiều kích thời gian
Lý thuyết & nghiên cứu theo cách tiếp cận đa chiều
Chương 3: Các quan điểm lý thuyết đối với hành vi con người
Tám quan điểm đa chiều cho một cách tiếp cận đa chiều
o Quan điểm của xã hội học
 Quan điểm hệ thống
 Quan điểm xung đột
 Quan điểm kiến tạo xã hội
 Quan điểm lựa chọn lý trí
o Quan điểm của tâm lý học
 Quan điểm tâm động học
 Quan điểm phát triển
 Quan điểm hành vi xã hội
 Quan điểm nhân văn
-2-



Chương 4: Chiều kích con người sinh học
Hệ thống sinh học như là một phương pháp tiếp cận hòa nhập
Sáu hệ sinh học: hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hệ cơ xương
khớp, & hệ sinh sản.
Chương 5: Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội suốt đời của Erik Erikson
Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội suốt đời của Erik Erikson
Các lý thuyết khác: Lý thuyết gắn bó, lý thuyết của Havighurst, lý thuyết của
Levinson
Chương 6: Lý thuyết sinh thái, lý thuyết hệ thống
Lý thuyết sinh thái
Lý thuyết hệ thống

-3-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Hành vi con người, con người trong môi trường, cái tôi
Tại sao chúng ta lại học môn HVCN
Định nghĩa HVCN
Phân loại HVCN
Mô tả HVCN
Phương pháp tiếp cận lý thuyết về HVCN
Các lý thuyết chính về HVCN trong CTXH
Các lý thuyết giài thích động cơ HVCN
Con người trong môi trường (pie)
Khái niệm bản thân/CÁI TÔI, KHÁM PHÁ Tôi là ai
Cái tôi của Hutchison (2008)
Tóm tắt: Người học sẽ học ở slide bài giảng + bài học Chương 1+ bài giảng của giảng
viên trên lớp và các nguồn tài liệu tham khảo trong slide

1. Chúng ta học môn HVCN nhằm mục đích:
Để hiểu người khác, cụ thể hiểu hành vi của người khác
Để xác định như thế nào và tại sao mọi người hành xử theo cách mà họ làm.
Một hiện tượng phức tạp ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Các hành vi bị ảnh hưởng bởi các chiều kích/yếu tố như: sinh học, tinh thần,
gia đình, cộng đồng, nhóm nhỏ, văn hóa-XH-KT-CT, phong trào xã hội, thái
độ, tình cảm-cảm xúc, giá trị, đạo đức, thẩm quyền, mối quan hệ, thôi miên,
thuyết phục và cưỡng chế v.v
2. Định nghĩa: Các nhà khoa học hành vi cho rằng HV con người bao gồm toàn bộ
những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài, mà còn bao gồm cả phạm trù bên
trong-tâm trí và nhận thức, trí nhớ, tưởng tượng
Đọc thêm tài liệu về định nghĩa HVCN*:
* Danao, Ines, Hà Thị Thư, and Tiêu Thị Minh Hường. (2011). Dự án đào tạo
CTXH tại Việt Nam MOLISA-ULSA-CFSI-ASI-AP-UNICEF 2011. Khoá
đào tạo CTXH cho các nhà quản lý trong lĩnh vực CTXH (CSWA).Mô-đun
2: “Hành vi con người và môi trường xã hội”. Hà Nội: tháng 10.2011.
* Nguyễn Thị Hồng Nga. (2010). Hành vi con người và môi trường xã hội. NXB:
Lao động-xã hội.
Các loại hành vi:
Hành vi có ý thức >< hành vi vô thức
Hành vi công khai >< hành vi không công khai
Hành vi lý trí >-4-


Hành vi tự nguyện >Hành vi đơn giản >< Hành vi phức tạp
3. Mô tả các hành vi con người
Hành vi con người bị thúc đẩy bởi các động cơ. Động cơ là những động lực
đứng đằng sau tất cả các hành động của một con người hay sinh vật.

Hành vi con người có nhiều nguyên nhân và chịu sự chi phối tác động bởi
văn hóa và môi trường họ đang sống.
Hành vi con người có thể được thích nghi hoặc thích nghi không tốt. Con
người là sinh vật xã hội Bất kỳ người nào cũng phụ thuộc vào nhau để tồn
tại. Con người luôn cần sự tương tác với những người xung quanh.
Con người đóng một phần không thể thiếu trong việc tạo ra những kinh
nghiệm cuộc sống của chính họ.
Cuộc sống của con người là quá trình thay đổi liên tục.
Mỗi người là khác nhau nhưng giống nhau.
Mỗi cá nhân là một con người độc đáo.
4. Tôi là ai –cá nhân học hỏi và xây dựng cái tôi của mình suốt đời, luôn thay đổi qua quá
trỉnh xã hội hóa, điều chỉnh phù hợp với môi trường và phản ứng từ những người xung
quanh (chú ý trả lời theo những câu hỏi của giảng viên cho trong slide tuần 1).
5. Khái niệm cái tôi: Hình ảnh cái tôi là hình ảnh chủ quan của mỗi người về bản thân
mình, nhưng để định hình được hình ảnh chủ quan đó, thì mỗi người lại quan tâm đến
việc người khác nhìn nhận và đánh giá mình như thế nào để điều chỉnh cho thích hợp.
Cái tôi của một người được lớn lên trong quá trình tương tác với người khác và những
đánh giá từ người khác (Viện Tâm Lý học, 2014)
6. Xã hội hóa là một tiến trình mà mỗi người tiếp thu, học hỏi các mong đợi, các thói
quen, các kỹ năng, các giá trị, các chuẩn mực, các niềm tin, ngôn ngữ,… của xã hội mà
cá nhân đó lớn lên để giúp cá nhân thích ứng với xã hội.
7. Quan điểm con người trong môi trường (PIE): là PIE trong mối quan hệ tương tác hỗ
tương trong ngoài giữa cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội, cộng đồng, xã hội. Môi
trường ảnh hưởng lên con người và con người cũng ảnh hưởng ngược lại môi trường.
Từ cách nhìn này, con người/cá nhân sẽ gặp vấn đề khi nhu cầu của bản thân họ và
nguồn lực trong xã hội (gia đình, cộng đồng, xã hội) không tương thích nhau.
8. Tìm hiểu sâu các lý thuyết : Lý thuyết hệ thông, lý thuyết sinh thái, lý thuyết phát triển
tâm lý xã hội suốt đời, quan điểm về thế mạnh, lý thuyết phân tâm học của Sigmind
Freud, thuyết phát triển tâm lý tính dục, thuyết tương tác biểu tượng, thuyết “Soi
gương = The looking-glass self” của Charles H. Cooley (1824-1929), thuyết nhân văn


9. Cái tôi của Hutchison (2008)-Slide bài giảng.
Chương 2: Những chiều kích của hành vi con người: Con người, môi trường và thời
gian
Các chiều kích của HVCN:
-5-


o Chiều kích con người
o Chiều kích môi trường
o Chiều kích thời gian
Lý thuyết & nghiên cứu theo cách tiếp cận đa chiều
Tóm tắt: Đọc và học slide bài giảng + Mô hình phân tích hành vi con người ĐA
CHIỀU KÍCH + một số GIẢ ĐỊNH lý thuyết và nghiên cứu về hành vi con người
Khi xem xét, đánh giá, phân tích, lý giải… một hành vì thì phải xem HVCN là một
hiện tượng phức tạp và bị tác động bởi nhiều chiều kích/yếu tố như: sinh học, tâm lý, tâm
lý xã hội, tinh thần, môi trường vật lý, văn hóa, gia đình, nhóm nhỏ, tổ chức chính thức,
cộng đồng, thiết chế xã hội và cấu trúc xã hội, phong trào xã hội, v.v. Những chiều kích
này đan cài vào nhau một cách phức tạp; vì vậy, đòi hỏi NVXH phải có kiến thức, lý
thuyết đa ngành và các phương pháp khoa học để hiểu về HVCN và MTXH.
Xem mô hình tiếp cận đa chiều kích: Con người, môi trường, thời gian –
slide bài giảng
Chiều kích con người gồm 4 chiều kích:
o Con người sinh học
o Con người tâm lý
o Con người tâm lý xã hội
o Con người tinh thần
Chiều kích môi trường gồm 9 chiều kích
o Môi trường vật lý
o Văn hóa

o Các thiết chế xã hội và cấu trúc xã hội
o Gia đình
o Nhóm nhỏ
o Các tổ chức chính thức
o Cộng đồng
o Phong trào xã hội,
o Mối quan hệ cặp đội
Chiều kích thời gian
o Xu hướng
o Chu kỳ
o Đột biến
o Thời gian tuyến tính

-6-


Chương 3: Các quan điểm lý thuyết đối với hành vi con người
Tám quan điểm đa chiều cho một cách tiếp cận đa chiều kích ĐỐI VỚI HVCN
o Quan điểm của xã hội học
 Quan điểm hệ thống
 Quan điểm xung đột
 Quan điểm kiến tạo xã hội
 Quan điểm lựa chọn lý trí
o Quan điểm của tâm lý học
 Quan điểm tâm động học
 Quan điểm phát triển
 Quan điểm hành vi xã hội
 Quan điểm nhân văn
Tóm tắt: Đọc và học slide bài giảng
Hiểu 8 quan điểm: Hệ thống, xung đột, lựa chọn lý trí, kiến tạo xã hội, phân tâm, phát

triển, hành vi xã hội và nhân văn,
Áp dụng kiến thức của 8 quan điểm này vào phân tích các trường hợp điển cứu,
Áp dụng kiến thức của 8 quan điểm này và kết hợp với các kiến thức đã và đang
học vào thực hành các qui trình nhận diện, đánh giá, can thiệp và lượng giá
Quan điểm của xã hội học
o Quan điểm hệ thống


Hệ thống gồm các thành viên (bộ phận) liên quan với nhau, hình thành một
tổng thể có liên kết.



Mỗi bộ phận của hệ thống đều tác động lên tất cả các bộ phận khác và toàn
hệ thống.



Tất cả hệ thống đều có hệ thống con.



Hệ thống duy trì ranh giới và ranh giới tạo ra những bản sắc riêng.



Sự tương tác năng động bên trong, giữa các hệ thống tạo ra sự ổn định và
thay đổi, và thậm chí sự thay đổi nhanh chóng.

o Quan điểm xung đột



Nhóm và cá nhân cố gắng để thúc đẩy lợi ích của mình lên trên lợi ích của
người khác.



Trật tự xã hội do nhóm có quyền, thao túng, và kiểm soát của các nhóm
không có quyền.



Thiếu các cuộc xung đột mở là dấu hiệu của sự khai thác, bóc lột.



Thay đổi xã hội bắt nguồn từ xung đột, giai đoạn thay đổi làm gián đoạn
khoảng thời gian ổn định lâu dài.
-7-


o Quan điểm lựa chọn lý trí


Con người có lý trí và có mục tiêu.



Hành động của cá nhân là dựa vào chọn lựa nào mang lại lợi ích nhất, cũng
như con người cố gắng tối đa hóa lợi ích & chi phí tối thiểu.




Sự trao đổi có đi có lại là cần thiết trong đời sống xã hội.



Quyền lực bắt nguồn từ phân chia, trao đổi tài nguyên không đồng đều.



Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010) từ trang 121-122

o Quan điểm kiến tạo xã hội
Thomas & Thomas (1928) cho rằng:


Ý thức con người và ý thức về cái tôi được hình thành thông qua sự tương
tác xã hội.



Thực tại xã hội được tạo ra khi con người phát triển một cách hiểu biết
chung về thế giới của họ thông qua tương tác xã hội,



Tương tác xã hội là có căn cứ trong tập quán ngôn ngữ, cũng như bối cảnh
văn hóa và lịch sử.




Mọi người có thể thay đổi ý nghĩa trong quá trình tương tác.

Quan điểm của tâm lý học
o Quan điểm tâm động học


Cảm xúc có một vị trí trung tâm trong HVCN.



Vô thức, ý thức, hoạt động tinh thần đều là động cơ/lực của HVCN. Ví dụ:
học tập



Kinh nghiệm thời thơ ấu là trung tâm trong việc thể hiện cảm xúc của một
cá nhân, và do đó, trọng tâm của các vấn đề của cuộc sống diễn ra suốt
cuộc đời.



Cá nhân có thể trở nên quá tải bởi nhu cầu đòi hỏi bên trong và/hoặc bên
ngoài.



Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010) từ trang101-109.


o Quan điểm phát triển


Phát triển con người xảy ra trong những giai đoạn tuổi tác rõ ràng.



Mỗi giai đoạn của cuộc đời là khác nhau về chất lượng.



Mỗi giai đoạn được xây trên các giai đoạn trước đó.



Phát triển con người là một sự tương tác phức tạp bởi các yếu tố sinh-tâmxã hội.



Di chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo liên quan đến nhiệm
vụ mới và những thay đổi về vị thế và vai trò.



Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010) từ trang112-115.

o Quan điểm hành vi xã hội
-8-





HVCN được học khi con người tương tác với môi trường.



Quá trình học tập diễn ra trong các môi trường khác nhau tạo ra sự khác
biệt trong HVCN.



Tất cả hành vi có thể được định nghĩa & thay đổi.



HVCN được học thông qua sự liên kết với các kích thích thuộc môi
trường, bằng cách tăng cường hành vi, và bằng cách bắt chước, và bằng
các ý nghĩa và kinh nghiệm cá nhân.

o Quan điểm nhân văn


Mỗi người đều độc đáo và có giá trị.



Mỗi người có trách nhiệm với sự lựa chọn trong giới hạn tự do.




Con người luôn có khả năng thay đổi chính bản thân, thậm chí có thể tự
thay đổi nhanh và triệt để.



HVCN được thúc đẩy bởi một sự mong muốn phát triển, ý nghĩa cá nhân,
và năng lực, và bởi một nhu cầu trải nghiệm một mối quan hệ với những
người khác.



Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010) từ trang 115-120.

Ứng dụng 8 quan điểm trên trong thực hành CTXH-đọc slides bài giảng.
Chương 4: Chiều kích con người sinh học
Hệ thống sinh học như là một phương pháp tiếp cận hòa nhập
Sáu hệ sinh học: hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hệ cơ xương
khớp, & hệ sinh sản.
Tóm tắt: Đọc và học slide bài giảng
Hành vi con người rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều chiều kích/yếu tố. Trong
những điều kiện và tình huống đặc biệt, chúng ta có thể chỉ tập trung nghiên cứu một
chiều kích, ví dụ như: chiều kích sinh học, nhưng để hiểu hành vi con người một cách toàn
diện, đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều chiều kích/yếu tố. Vì vậy, NVXH cần
hiểu sâu những mối quan hệ giữa sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, và điều kiện môi
trường bên ngoài.
Một trong những chiều kích quan trọng của con người là chiều kích sinh học. Chức
năng sinh học là kết quả của sự tương giao phức tạp trong tất cả các hệ thống sinh
học. Không có hệ thống sinh học nào hoạt động trong cô lập. NVXH cần hiểu các chức
năng của 6 hệ sinh học và áp dụng các kiến thức sinh học vào việc phân tích, đánh giá, can
thiệp các trường hợp điển cứu trong thực hành CTXH.

1. Hệ thống sinh học là một phương pháp tiếp cận hòa nhập với hành vi con
người
Theo WHO (1948), sức khỏe KHÔNG phải là tình trang không có bệnh tật hoặc
đau ốm mà đó là một tình trạng an lạc (well-being) toàn diện về thể lý, tâm thần
và xạ hội (Ngô Minh Uy, báo Tuổi Trẻ, 2014)
Sự khỏe mạnh về thể lý
-9-


Sự khỏe mạnh về tinh thần
Sự khỏe mạnh về xã hội
Theo quan điểm hệ thống, chức năng sinh học:
Có thể hiểu bằng những lý thuyết về nội môi, có liên quan đến việc mô tả
và giải thích hoạt động của các cơ quan, chẳng hạn như hệ thống cơ quan nội
tạng, di truyền, cấu trúc tâm lý nội tâm, quy trình, v.v
Kết quả từ sự tương tác phức tạp giữa tất cả các hệ thống sinh học
Được đan xen với nhau và không thể tách rời với các chiều kích tâm lý, xã
hội và tinh thần
Nằm trong một mô hình sức khỏe xã hội, được quan niệm rằng sức khỏe là
một kinh nghiệm cá nhân nằm trong bối cảnh sống của cộng đồng, nhóm, tổ
chức, xã hội.
Theo quan điểm nhân văn, chức năng sinh học:
Không được xem hành vi con người trong một khuôn khổ bệnh tật
Xem xét sự độc đáo và điểm mạnh của cá nhân.
Theo quan điểm kiến tạo xã hội, chức năng sinh học:
HVCN bị ảnh hưởng bởi văn hóa chung về “vai trò mong đợi” đối với người
có những khiếm khuyết về sinh học nhất định
Có thể là một chức năng của môi trường bên ngoài, chứ không phải chức
năng sinh học, ví dụ: đặc điểm của công việc, thái độ cá nhân, và nguồn lực
sẵn có, sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hay người sử dụng lao động, sự tiếp cận

với phương tiên giao thông, v.v
2. Sáu hệ sinh học, cụ thể:
2.1. Hệ Thần Kinh
Đ/n: Hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa, kiểm soát
mọi hoạt động của cơ thể, đồng thời bảo đảm cho cơ thể thích nghi hoàn
toàn với ngoại cảnh.
Hệ thần kinh ngoại vi: Gồm rất nhiều dây thần kinh chạy khắp cơ thể và
liên kết HTKTU với các cơ quan và chi. Có 2 chức năng: 1) Dây thần kinh
cảm giác: nhận thông tin đưa đến não, ví du khi chúng ta nếm cái gì đó.
2)Dây thần kinh vận động: mang thông tin từ não xuống cơ thể & hướng dẫn
cơ thể hành động.
Hệ thần kinh trung ương: não bộ và xương sống. Não bộ gồm: Vỏ não, đại
não, tiểu não, trụ não, & não giữa. Chức năng của các thùy và rối loạn chức
năng.
Các loại bệnh về tâm thần, căng thẳng, trầm cảm v.v
2.2. Hệ Nội Tiết
Sinh ra các hormone
- 10 -


Đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển, sự trao đổi
chất, học tập, và ghi nhớ
Kiểm soát nhiệt, cảm xúc, hoạt động tình dục và sinh sản,
Giúp cơ thể đáp ứng trong những trường hợp khẩn cấp như đói, nhiễm trùng,
chấn thương, stress tâm lý.
Các loại bệnh: Tiểu Đường, Tuyến Giáp, Stress v.v ảnh hưởng tới
HVCN
2.3. Hệ Miễn Dịch
Một hệ thông gồm các cấu trúc, mô, tế bào, &các bộ phận khác cùng làm
việc với nhau để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh

Tạo ra các kháng thể và các tế bào để tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào
cơ thể
Phát triển mạnh trong suốt thời thơ ấu và giảm hiệu quả khi lớn tuổi
Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể gây ra các bệnh tự miễn, viêm nhiễm và
ung thư.
Bệnh tự miễn là do hệ miễn dịch tấn công mô thường do nhầm tưởng là sinh
vật bên ngoài.
Các bệnh tự miễn hay gặp bao gồm HIV/AIDs, viêm tuyến giáp
Hashimoto, viêm khớp dạng thấp, bệnh đái tháo đường type 1, và lupus ban
đỏ hệ thống v.v ảnh hưởng tới HVCN
2.4. Hệ Tim Mạch
Gồm tim và hệ tuần hoàn máu. Tim có nhiệm vụ bơm đều đặn để đẩy máu
theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ
cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí
CO2 lấy khí O2.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong số 1 trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới:
o

17,5 triệu người/năm trên toàn thế giới.

o

Nguyên nhân tử vong do bệnh lý tim mạch nhiều hơn gấp 4 lần tổng
số người tử vong do 3 loại bệnh lý là HIV/AIDS, sốt rét và lao.
Cứ 3 phụ nữ tử vong thì có 1 người tử vong là do bệnh lý tim
mạch.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu trẻ em sinh ra bị mắc
các bệnh tim bẩm sinh.


Ở VN hiện nay, các bệnh tim mạch đang có khuynh hướng tăng lên rõ
rệt:
o

Những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là: bệnh lý tim mạch đặc
biệt là THA (Tăng huyết áp), bệnh động mạch vành, tai biến mạch
mạch não.

o

25,1% từ 25 tuổi trở lên
- 11 -


o

Biến chứng: tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ
tim, phình tách thành động mạch chủ…

Các bệnh liên quan như Tăng Huyết Áp, Tiểu Đường, Tim Mạch
2.5. Hệ Cơ Xương Khớp
Hỗ trợ và bảo vệ cơ thể và các cơ quan của cơ thể
o Bộ xương bảo vệ các bộ phận cơ thể mềm
o Hộp sọ bảo vệ não
o Lồng ngực bảo vệ tim và phổi
o Xương sống bảo vệ và hỗ trợ cột sống
Tạo sự chuyển động
o Sự co và thư giãn của cơ bắp gắn liền với các bộ xương là cơ sở cho
các cự động tự nhiên
Cả hai sử dụng quá mức và không sử dụng đúng mức đều làm hỏng hệ thống

cơ xương
2.6. Hệ Sinh Sản
Duy trì giống nòi
Bao gồm cả cấu trúc bên trong và bên ngoài và có sự khác nhau giữa nam và
nữ
Trước dạy thì (bất hoạt)-dạy thì (hoạt động) – mãn kinh (suy kiệt)
Nam tạo tinh trùng, nữ tạo trứng
Được điều kiển bởi hormones sinh dục
o Androgen và testosterone ở nam giới
o Progesterone và estrogen ở phụ nữ
o Điều kiển bởi thần kinh tự chủ
o Kích thích bởi xúc giác-tâm lý
Giới tính và xu hướng tình dục là nhiều mặt
o Văn hóa ảnh hưởng đến các định nghĩa về giới, niềm tin, tín ngưỡng,
và thái độ về xu hướng tình dục và hành vi tình dục
Chương 5: Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội suốt đời của Erik Erikson
Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội suốt đời của Erik Erikson
Các lý thuyết khác: Lý thuyết gắn bó, lý thuyết của Havighurst, lý thuyết của
Levinson
Tóm tắt: Đọc và học slide bài giảng
NVXH cần kiến thức này:
Có cái nhìn tổng quát sự phát triển về cái tôi và những khả năng tương tác XH của
trẻ trong suốt thời thơ ấu
- 12 -


Xác định những thời kỳ, giai đoạn chính mà trẻ sẽ học được về bản thân và cách
các em sẽ tương tác với người khác.
Chỉ ra những nhân tố môi trường cần thiết cho trẻ em để phát triển phù hợp.
Cung cấp một cách để phân tích lý do tại sao trẻ em không phát triển phù hợp được

ở mỗi giai đoạn.
Làm thế nào cá nhân phát triển ý thức họ là ai; họ thuộc về nơi nào? Làm thế nào
một người cảm thấy tự tin và an toàn trong khi người khác lại cảm thấy chán nản và đặt
câu hỏi về cuộc sống của họ? Trong bài học này, chúng ta sẽ thảo luận về những xung đột
và phát triển của từng giai đoạn của lý thuyết PTTLXH suốt đời của Erik Erikson.
Nhà tâm lý học Erik Erikson, một người có đóng góp lớn cho tâm lý học phát triển,
đề xuất một lý thuyết toàn diện về những cách mà các cá nhân phát triển bản sắc của họ,
hay nói cách khác, một ý thức họ là ai và ảnh hưởng xã hội đối với sự phát triển đó. Lý
thuyết nêu ra 8 giai đoạn phát triển tâm lý xã hội và được mô tả như là một loạt các giai
đoạn tâm lý có những khủng hoảng cơ bản và các sự kiện quan trọng dẫn đến sự phát triển
của một con người. Lý thuyết này được phát triển từ hàng trăm quan sát lâm sàng ở trẻ
em.
Erikson đưa ra các giả định và xác định tám giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của
một cá nhân. Các giả định/đặc điểm của giai đoạn này bao gồm:
Mỗi giai đoạn phát triển dựa vào giai đoạn trước đó, xảy ra theo một trình tự cụ
thể,
Mỗi giai đoạn bị ảnh hưởng bởi giai đoạn trước đó. Nếu thuận lợi hay giải
quyết tốt „khủng hoảng‟ ở giai đoạn trước thì sẽ giúp phát triển thuận lợi ở giai
đoạn tiếp theo.
Mỗi giai đoạn liên quan đến sự tham gia ngày càng mở rộng với những người
khác, và
Mỗi giai đoạn đều có một nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất cần phải giải
quyết; cụ thể, từng giai đoạn liên quan đến một khủng hoảng giữa hai thể đối
lập và ở từng giai đoạn những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được một tỷ lệ giữa
hai thể đối lập này.
Sự hiểu biết về hành vi của một người cần phải xem xét từng giai đoạn cụ thể
và bối cảnh xã hội mà nó xảy ra.
Bản ngã/cái tôi phát triển và thay đổi suốt đời và ý thức bản thân được coi là
một kết quả liên quan đến từng giai đoạn cuộc sống
TÁM GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TLXH

1. GĐ sơ sinh (0-1 tuổi(18 tháng)): Tin tưởng >< không tin tưởng
2. GĐ trập chững (1-3): Độc lập >< Xấu hổ & Nghi ngờ
3. GĐ nhà trẻ (3-6): Sáng kiến/chủ động >< mặc cảm tội lỗi
4. GĐ thiếu nhi (6-12): Chăm chỉ >< mặc cảm tự ti
5. GĐ vị thành niên (12-19): Bản sắc cá nhân>6. GĐ thanh niên (20-40): Thân mật >7. GĐ trung niên (40-64): Tính sáng tạo>- 13 -


8. GĐ tuổi già (64+): Toàn vẹn >< Tuyệt vọng
Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010) từ trang112-115; 130-243
Chương 6: Lý thuyết sinh thái, lý thuyết hệ thống
Lý thuyết sinh thái
Lý thuyết hệ thống
Tóm tắt: Đọc và học slide bài giảng
Quan điểm hệ thống và quan điểm sinh thái
Nguồn gốc sinh học
Sinh thái- Mối quan hệ phức tạp giữa các sinh vật và môi trường
Cộng sinh – phụ thuộc lẫn nhau – mỗi bộ phận đều cần đến nhau – tác động qua lại
với nhau
Quan điểm của CTXH
Xem xét con người trong môi trường (PIE); không tập trung vào cá nhân
Dùng mô hình tâm-sinh-xã hội
Tập trung vào điểm mạnh/nâng cao năng lực >< khiếm khuyết hay vấn đề
TÓM TẮT: NHỮNG ẢNH HƯỞNG SINH-TÂM-XÃ HỘI
 ẢNH HƯỞNG SINH HỌC:
o Bề ngoài, giới tính, chủng tộc, tuổi, khả năng và khuyết tật; lịch sử gia đình
của các điều kiện thừa kế như ung thư, nghiện rượi, tâm thần phân liệt, trầm
cảm, v.v.

 ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ:
o Trí thông minh, nhân cách, khái niệm bản thân
 ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI:
o Con người (gia đình, bạn bè, người thân); Môi trường xã hội (cộng đồng,
hàng xóm), kinh tế, tôn giáo.
LÝ THUYẾT HỆ THỐNG


Hệ thống là một tập hợp các bộ phận tương tác qua lại với nhau theo một trật tự
nhất định.



LÝ THUYẾT HỆ THỐNG là một cách xem xét cá nhân và môi trường phức tạp
của họ; những kiểu mẫu tương tác giữa cá nhân, nhóm, và các thiết chế.



CÁC NGUYÊN TẮC CỦA MỘT HỆ THỐNG:
o Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn.
o Mọi hệ thống đều có thể được chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn.
o Mọi hệ thống đều có tương tác với những hệ thống khác
o Mọi hệ thống đều cần „đầu vào‟ hay năng lượng từ môi trường bên ngoài để
tồn tại.
- 14 -


o Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với những hệ thống khác.



RANH GIỚI TRONG HỆ THỐNG:
o Tách hệ thống khỏi môi trường bên ngoài – những hệ thống khác
o Tách tiểu hệ thống khỏi hệ thống lớn hơn
o Tách “không gian cá nhân” – định rõ những đơn vị cá nhân trong hệ thống
o Ranh giới có thể xuyên qua được hoặc không xuyên qua được



Hệ thống đóng: Khép kín, ít ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài



Hệ thống mở: tương tác, trao đổi thường xuyên với mội trường bên ngoài.



ĐẤU VÀO-ĐẦU RA TRONG HỆ THỐNG



Một sự thay đổi trong một bộ phận của hệ thống sẽ tác động toàn bộ các bộ
phận còn lại. CÂN BẰNG – MẤT CÂN BẰNG – THÍCH NGHI



HỆ THỐNG CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI:
Đọc thêm tài liệu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2010) từ trang 61-71)

LÝ THUYẾT SINH THÁI
Lý thuyết sinh thái cuả Urie Bronfenbrenner và khám phá 5 cấp độ của môi trường

có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của con người
LÝ THUYẾT SINH THÁI LÀ GÌ?
Các mối quan hệ xã hội và môi trường xung quanh ảnh hưởng ra sao đối với
sự phát triển của một đứa trẻ? Lý thuyết hệ thống sinh thái sẽ cung cấp một cách
tiếp cận để giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Lý thuyết hệ thống sinh thái được
phát triển bởi Urie Bronfenbrenner.
Bronfenbrenner tin rằng "sự phát triển của một cá nhân sẽ bị tác động bởi
mọi thứ xảy ra xung quanh trong môi trường sống của họ". Ông đã chia môi
trường sống của con người thành năm hệ thống cấp độ khác nhau: 1) hệ thống vi
mô, 2) hệ thống trung mô, 3) hệ thống ngoại vi, 4) hệ thống vĩ mô, và 5) hệ thống
thời gian.

- 15 -


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a/ Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Đề kiểm tra bao gồm hai câu tự luận
Hai câu tự luận, mỗi câu được 5 điểm được phân phối như sau:
o Một câu thường có từ 2-3 ý. Mỗi ý sẽ tính từ 1 hoặc 2 điểm.
b/ Hướng dẫn làm bài phần tự luận
Trước hết đọc và tìm hiểu xem câu hỏi có mấy ý, gạch dưới từng ý một. Kế đến,
xem câu trả lời lien quan tới quan điểm, lý thuyết nào, chiều kích nào và dùng
những quan điểm, lý thuyết, chiều kích đó để phân tích.
Yêu cầu làm theo từng ý một, có thề dùng dấu chấm hoặc gạch đầu hàng đề trà
lời từng ý một.
Yêu cầu cho ví dụ và phân tích từng ý một cách rõ ràng, ngắn gọn, súc tích,
mạch lạc, nhất quán với nhau và dùng các thuật ngữ về hành vi con người.
Yêu cầu dùng ngôn từ của chính sinh viên để ghi lại những khái niệm, nhận xét
từ trong sách, bài đọc thêm hay bài giảng. Nếu chép giống y như bài giảng chỉ

được từ 4 điểm trở xuống hoặc sẽ không được tính điểm.
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

- 16 -


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN

ĐỀ THI
MÔN: HÀNH VI CON NGƯỜI & MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên được sử dụng tài liệu)
Nội dung đề thi
Câu 1: (5 điểm)
Hãy dùng lý thuyết hệ thống sinh thái của Urie Bronfenbrenner để giải thích các
mối quan hệ xã hội và môi trường xung quanh ảnh hưởng ra sao đối với sự phát triển của
một đứa trẻ 5 tuổi, có người cha làm hải nhân, thường xuyên xa nhà và phải di chuyển
công tác từ miền bắc vào miền trung, rồi miền nam?

ĐÁP ÁN
Môn: HÀNH VI CON NGƯỜI & MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên được sử dụng tài liệu)
Lý thuyết Sinh Thái của Urie Bronfenbrenner và khám phá năm cấp độ của môi
trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển con người. Bronfenbrenner tin rằng "sự
phát triển của một cá nhân sẽ bị tác động bởi mọi thứ xảy ra xung quanh trong môi
trường sống của họ". Ông đã chia môi trường sống của con người thành năm hệ
thống cấp độ khác nhau: 1) hệ thống vi mô, 2) hệ thống trung mô, 3) hệ thống ngoại
vi, 4) hệ thống vĩ mô, và 5) hệ thống thời gian. Bài viết này sẽ tìm hiểu về các cấp
độ khác nhau về môi trường, thông qua một ví dụ của bé Liên lên 5 tuổi và xem xét

những ảnh hướng trong cuộc sống của bé Liên (1 điểm).
Hệ thống Vi Mô là hệ thống gần gũi nhất với cá nhân và có sự tiếp xúc trực tiếp.
Cấp độ này phản ứng của cá nhân có tác động qua lại với những người trong hệ
thống vi mô. Đây là môi trường vi mô, đặc biệt là gia đình là cấp độ ảnh hưởng
mạnh nhất đối với mỗi cá nhân. Chúng ta hãy nhìn vào hệ thống vi mô mà bé Liên
đang sống. Hệ thống vi mô đầu tiên của bé chính là môi trường gia đình. Có nghĩa
là gồm sự tương tác của bé với cha mẹ và em gái. Trường học của bé Liên cũng là
một phần của hệ thống vi mô. Sự tương tác thường xuyên của Liên trong trường, cụ
thể với giáo viên mẫu giáo và những đứa trẻ khác trong lớp (1 điểm).
Cấp độ tiếp theo là hệ thống trung mô chính là nơi mà hệ thống vi mô của cá nhân
không hoạt động một cách độc lập, nhưng chính là sự tương tác, ảnh hưởng qua lại
với những người khác. Những tương tác này có tác động gián tiếp đến từng cá
- 17 -


nhân. Một khía cạnh của hệ thống trung mô của bé Liên là mối quan hệ giữa cha
mẹ và cô giáo của bé. Cha mẹ của bé Liên có một vai trò tích cực trong trường học
của bé, chẳng hạn như tham dự buổi họp phụ huynh/giáo viên và tình nguyện viên
trong lớp học của bé. Điều này có tác động tích cực đối với sự phát triển của bé bởi
vì các yếu tố khác nhau của hệ thống vi mô của bé Liên đang cùng hợp tác với nhau
để giúp bé phát triển. Sự phát triển của bé có thể bị ảnh hưởng một cách tiêu cực
nếu các yếu tố khác nhau của hệ thống vi mô không ăn khớp hoặc không cùng hợp
tác làm việc với nhau, ví dụ cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái (1 điểm).
Kế đến, hệ thống ngoại vi đề cập đến một bối cảnh không liên quan trực tiếp đến cá
nhân, nhưng môi trường này vẫn ảnh hưởng đến họ. Một phần của hệ thống ngoại
vi của bé Liên sẽ là nơi làm việc của cha nó. Cha của bé Liên làm trong Hải quân.
Làm trong môi trường này thì ba của bé phải thường xuyên xa gia đình, vì vậy, bé
Liên ít được gặp mặt ba. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới bé, và bé sẽ lo lắng mỗi
khi cha nó đi xa. Lo lắng của bé Liên có ảnh hưởng đến sự phát triển của các điều
khác trong cuộc sống, mặc dù bé không có sự tương tác với công việc của cha mình

hay nói cách khác trong quá trình ra quyết định trong công việc của cha mình (1
điểm).
Cấp độ thứ tư của lý thuyết hệ thống sinh thái là hệ thống vĩ mô, bao gồm môi
trường văn hóa mà cá nhân sống trong đó và tất cả các hệ thống khác có ảnh hưởng
đến họ. Một khía cạnh quan trọng của HỆ THỐNG VĨ MÔ của bé Liên là sự thực
bé là con của một quân nhân. Bởi vì điều này, bé Liên lên 5 tuổi nhưng đã di
chuyển ba lần và sống ở những vùng miền khác nhau do công việc của cha nó. Bé
Liên cũng bị ảnh hưởng bởi các giá trị của cộng đồng quân sự mà bé sống trong
môi trường đó với cha mẹ nó (0,5 điểm) .
Cuối cùng, hệ thống thời gian là nói về chiều kích của thời gian liên quan đến sự
phát triển của một người. Thời gian có thể có liên quan theo những cách khác nhau.
Trước hết, thời gian liên quan đến sự ảnh hưởng của một sự kiện/biến cố cuộc đời
trong quá trình phát triển của một cá nhân. Công nghệ là một phần quan trọng của
hệ thống thời gian của bé Liên. Bé Liên đã phát triển bằng cách sử dụng máy tính
và chơi các trò chơi video. Nó thậm chí còn nhận được iPad nhân dịp sinh nhật hay
Giáng sinh. Điều này có thể có tác động phát triển về phong cách học tập và kỹ
năng xã hội của bé Liên. Kinh nghiệm của bé Liên với công nghệ cũng rất khác so
với một đứa trẻ lớn lên 20 năm trước đó (0,5 điểm).

- 18 -



×