Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.83 KB, 71 trang )

Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề thừa kế là một vấn đề phổ biến và quan trọng trong đời sống xã hội,
là chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam.
Khi xã hội càng phát triển, các mối quan hệ kinh tế và xã hội cũng phát triển
đa dạng, nhiều vấn đề thừa kế nếu như trước đây được điều chỉnh bởi các quy phạm
đạo đức, phong tục tập quán thì nay đã chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các quy phạm
pháp luật về thừa kế.
Cùng với đó, vấn đề thừa kế theo di chúc đã được hầu hết các luật gia, các
nhà lập pháp của các nước trên thế giới nghiên cứu. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng,
Bộ luật dân sự của các nước đều quy định về quyền định đoạt bằng di chúc của chủ sở
hữu tài sản nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác. Quyền định đoạt bằng
di chúc là quyền dân sự được Nhà nước bảo hộ, được ghi nhận trong Hiến pháp của
các nước khác trên thế giới.
Ở nước ta hiện nay, vấn đề thừa kế di sản ngày càng là vấn đề được pháp
luật coi trọng mà song song với đó do quá trình hợp tác, mở rộng quan hệ, hội nhập
quốc tế, giao lưu với các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đa dạng nên quan hệ dân
sự nói chung và quan hệ thừa kế nói riêng không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc
gia mà nó đã trở thành vấn đề của hai hay nhiều quốc gia và hình thành nên quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Với tiền đề như vậy, Bộ luật dân sự của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1995 đánh dấu cho sự ra đời của một loạt các quy phạm pháp luật điều
chỉnh về các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngoài, thế nhưng các chế định về thừa kế
theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì vẫn còn để trống.
Đến Bộ luật dân sự 2005, chế định thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài đã được được quy định trong Điều 768, tuy đã đưa chế định thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài vào một Bộ luật cụ thể nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để
điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài vốn ngày càng phức tạp
và đa dạng.


Với những lý do nêu trên, người viết đã chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam
về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài” làm đề tài nghiên cứu.

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 1

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

Qua nghiên cứu đề tài, người viết tìm hiểu một số khái niệm và quy định
của pháp luật nước ta về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài nói riêng.
Với việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn hoàn thiện hơn nữa những quy
định của pháp luật Việt Nam về vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam về vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được quy định trong Bộ luật
dân sự của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.
Thông qua phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hiện
hành về vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, người viết chỉ ra những mặt
tích cực và hạn chế trong lĩnh vực nghiên cứu qua đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn
thiện cho pháp luật hiện hành về vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về các vấn đề về thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật ở Việt Nam. Về cơ sở lý luận
chung và các quy định về vấn đề thừa kế theo di chúc của Bộ luật dân sự năm 2005,
hiệu quả điều chỉnh của những quy định pháp luật về các điều kiện đó. Luận văn tìm

ra những điểm phù hợp với đời sống xã hội và những điểm cần phải bổ sung các quy
định về vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
Qua nghiên cứu, người viết luận văn cũng có những đề xuất nhằm hoàn
thiện những quy định của pháp luật về vấn đề thừa kế theo di chúc, giúp các nhà lập
pháp làm tài liệu tham khảo, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội trong quan hệ
thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được người viết nghiên cứu bằng cách kết hợp các phương pháp
chủ yếu như phương pháp phân tích luật học; phương pháp phân tích - so sánh;
phương pháp khảo sát, phương pháp tổng hợp; phương pháp trích dẫn nhằm hiểu rõ
hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về điều chỉnh về quan hệ thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài.

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 2

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

5. Bố cục đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành hai chương:
Chương 1: Khái quát chung về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài;
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài - Thực tiễn và giải pháp hoàn thiện.

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 3

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Một số khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài
1.1.1. Khái niệm thừa kế
Theo từ điến luật học của nhà xuất bản từ điển bách khoa thì: “Thừa kế là sự
truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật”.

Theo bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 Điều 631 quy định: “Cá nhân có
quyền lập di chúc để định đoạt về tài sản của mình cho người thùa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo
di chúc hoặc theo pháp luật”.

Như vậy, Thừa kế theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài
sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức, có quyền
hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản theo di chúc hay theo
pháp luật (đối với pháp luật Việt Nam chỉ công nhận thừa kế quyền sử dụng đối với
đất đai).
Sự chuyển dịch di sản của người chết sang người sống sẽ được thực hiện
theo hai căn cứ: Nếu căn cứ theo ý chí, nguyện vọng của người chết thì được gọi là
thừa kế theo di chúc; Nếu căn cứ theo các qui định của pháp luật thì được coi là thừa
kế theo pháp luật 1.

1.1.2. Khái niệm thừa kế có yếu tố nước ngoài
Như đã trình bày ở phần trên, ta có thể khái niệm thừa kế có yếu tố nước
ngoài chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã
chết cho cá nhân, tổ chức có quyền thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của
tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật mà ít nhất có một người bên để lại di sản hoặc
bên nhận thừa kế có quốc tịch nước ngoài hoặc tài sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài
hoặc di chúc được lập ở nước ngoài.
Ở Việt Nam, thừa kế có yếu tố nước ngoài là một chế định pháp luật lần đầu
tiên được đưa vào Bộ luật dân sự 2005 nên còn rất mới mẻ và tồn tại nhiều hạn chế
trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Tuy thừa kế có yếu tố nước ngoài đã được cụ thể
hóa thành hai điều luật nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa
thừa kế có yếu tố nước ngoài là như thế nào. Mặc dù vậy, chúng ta cũng có thể tìm
1

/>
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 4

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

hiểu khái quát về định nghĩa thừa kế có yếu tố nước ngoài qua Điều 758 Bộ luật dân
sự 2005 do thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng là một trong những quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, đó là các quan hệ như: hôn nhân và gia đình, lao
động, dân sự, thương mại, tố tụng có yếu tố nước ngoài. Điều 758 Bộ luật dân sự 2005
quy định: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một
trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam

định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân,
tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài.”

Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm: quan hệ nhân
thân, quan hệ tài sản và căn cứ vào Điều 758 chúng ta có thể hiểu:
Thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan hệ dân sự có một trong
các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài hoặc quan hệ giữa các bên tham gia là công
dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó theo pháp luật nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau
thường trú tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài.
Cũng theo Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 thì thừa kế có yếu tố nước ngoài
còn có thể hiểu là quan hệ thừa kế mà trong đó “ít nhất có một người bên để lại di
sản hoặc bên nhận thừa kế có quốc tịch nước ngoài; tài sản thừa kế tồn tại
ở nước ngoài; di chúc được lập ở nước ngoài” 2.
1.1.3. Khái niệm thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
1.1.3.1. Khái niệm di chúc
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự năm 1995 và Điề u 646 Bộ luật dân
sự năm 2005: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết”. Di chúc chính là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt
tài sản của họ cho người khác hưởng sau khi người lập di chúc chết. Một người có thể có nhiều bản di
chúc định đoạt một loại tài sản và những di chúc này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với
những quy định của pháp luật nhưng không phải tất cả các di chúc trên đều phát sinh hiệu lực mà di chúc
có hiệu lực pháp luật là di chúc thể hiện ý chí sau cùng của người lập di chúc.
2

Từ điển luật học – NXB từ điển bách khoa Hà Nội 1999, trang 186


GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 5

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

Di chúc thường được thể hiện thông qua một hình thức nhất định. Theo quy
định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2005), di
chúc được thể hiện dưới hai hình thức: Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Pháp
luật chỉ cho phép người lập di chúc miệng trong những trường họp đặc biệt theo quy
định tại Điều 654 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2005). về
chữ viết trong di chúc cũng được pháp luật quy định: Đối với người dân tộc thiểu số
có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.
1.1.3.2. Khái niệm thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một
trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân,
tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài.”
Như vậy, thông qua Điều 758 và khái niệm “thừa kế có yếu tố nước ngoài”
đã nêu trên, ta có thể đưa ra khái niệm thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài như
sau:
Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là một quan hệ dân sự có một
trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài hoặc quan hệ giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam
nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc
giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài và quan hệ thừa kế trong đó ít nhất có một người bên để lại
di sản hoặc bên nhận thừa kế có quốc tịch nước ngoài; tài sản thừa kế tồn tại ở nước
ngoài; di chúc được lập ở nước ngoài

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về quan
hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 6

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

Pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
đã trải qua một chặng đường phát triển và hoàn thiện.
Dưới đây là các chặng đường quan trọng tương ứng với hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài.
- Pháp lệnh thừa kế 1990 ngày 30 tháng 8 năm 1990;
- Bộ luật dân sự 1995, được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995, có hiệu
lực ngày 01/7/1996;
- Bộ luật dân sự 2005, được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu
lực thi hành từ 01/01/2006.
Đây là hệ thống những văn bản pháp luật điều chỉnh về quan hệ thừa kế nói

chung và quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nói riêng. Những quy
định trong các văn bản qui phạm pháp luật này thể hiện một cách rõ nét chặng đường
phát triển của pháp luật nước ta trong việc điều chình quan hệ thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài.
1.2.1. Trước khi Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực
Trước khi BLDS 1995 có hiệu lực pháp luật thì Pháp lệnh thừa kế năm 1990
là văn bản QPPL điều chỉnh về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ở
nước ta.
Trong điều kiện bấy giờ, tình hình giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng
phát triển, các quan hệ nẩy sinh lĩnh vực thừa kế không chỉ góỉ gọn trong phạm vi
quốc gia mà đã vượt ra khỏỉ phạm vì đỉều chỉnh cũa hệ thống pháp luật các nước
khác. Chính vì vậy, pháp lệnh thừa kế 1990 ra đời đã giải quyết được một phần nào đó
về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Pháp lệnh 1990 quy định tại điều 37 về quyền thừa kế của người nước ngoàỉ
như sau:
“Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của
người nước ngoàỉ đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo quy chế về người
nước ngoài tại Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận”.
Pháp lệnh thừa kế 1990 đã xác định nguyên tắc chung là: Nhà nước Việt
Nam bảo đảm người nước ngoài được hưởng thừa kế đối với di sản thừa kế có trên

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 7

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”


lanh thổ Việt Nam để lại và việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở
nước ngoài do người thân của họ để lại ở nước ngoài cũng được cho phép bảo hộ.
Như vậy Pháp lệnh 1990 còn thiếu những quy định chi tiết, nhất là những
quy phạm xung đột làm cơ sở để giải quyết những vụ việc cụ thể về thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài. Nên trong thời gian này việc giai quyết các quan hệ thừa
kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài gặp nhỉều khó khăn.
1.2.2. Sau khi Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực đến trước khi Bộ luật dân
sự 2005 có hiệu lực
Trước những thiếu sót của Pháp lệnh 1990 và đòi hỏi của những quan hệ về
thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều hơn, phức tạp và đa dạng
hơn. Yêu cầu đặt ra phải xây dựng quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này chính
xác hơn. Trước yêu cầu đó, nhà nước ta đã ban hành BLDS 1995 (được Quốc hội
thông qua 28/10/1995).
Chế định thừa kế nói chung và thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng được
quy định rõ trong phần thứ 4 và một số điều luật khác.
+ Tại khoản 3 và 4 điều 15 BLDS quy định:
“3 - BLDS được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có người Việt Nam
định cư ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam, trừ một số quan hệ dân sự mà pháp luật
có quy định khác”.
4 - BLDS cũng áp dụng đối với các quan hê dân sự có yếu tố nước ngoài,
trừ trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy
định khác.”.
+ Tại điều 826 BLDS cũng nêu rõ:
“Trong bộ luật này quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được hiểu là các
quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để
xác lập, thay đoi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài.
Vậy, các điều khoản của BLDS liên quan đến chế định về thừạ kế, đồng thời
là cơ sở pháp lý để áp dụng giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài
xảy ra. Nhà nước ta bảo đảm quyền bình đẳng về thừa kế, mỗi cá nhân đều có quyền
lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế

theo pháp luật... Đây là nguyên tắc chung trong lĩnh vực thừa kế cũng được áp dụng
đối với các trường hợp khi các quan hệ đó có yếu tố nước ngoài và mặc nhiên có
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 8

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

nghĩa nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ, quyền thừa kế của người nước ngoài đối với
tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, do chế định về quyền sở hữu có
quy định khác nhau giữa địa vị pháp lý của người Việt Nam với người nước ngoài cho
nên quyền thừa kế của người nước ngoài cũng khác với quyền thừa kế của công dân
Việt Nam.
Về việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài. Pháp
luật nước ta không có các quy định cấm mà trên thực tế Nhà nước ta cho phép và bảo
hộ công dân Việt Nam hiện đang cư trú trong nước được nhận các di sản thừa kế mà
người thân của họ để lại tại nước ngoài.
Đối với việc thừa kế theo di chúc của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại
điều 633 BLDS quy định những di chúc bằng văn bản dưới đây cũng có giá trị như di
chúc được cơ quan công chứng nhà nước chứng nhận hoặc UBND xã, phường, thị
trấn chứng thực.
“Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người
chỉ huy phương tiện đó”.
Và “di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của
cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó”.
Đối với trường hợp công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài theo pháp

luật của nước ngoài thì các di chúc này được coi là hợp pháp nếu pháp luật nước
ngoài được áp dụng đe lập di chúc không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam (điểm 3 Điều 827 và 828).
Như vậy so với pháp lệnh 1990 thì BLDS 1995 đã có những quy định
nguyên tắc chung áp dụng điều ựớc quốc tế và pháp luật nước ngoài đối với các quan
hệ dân sự có yếu tố nựớc ngoai (tại Điều 827, 828, 829). Nhưng chế định thừa kế còn
để trống.
1.2.3. Từ khi Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực đến nay
Để khắc phục những nhược điểm, bất cập của BLDS 1995, BLDS 2005 đã
được ra đời và bổ sung thật sự cần thiết cho ngành luật dân sự nói chung và là một sự
bổ sung cần thiết về vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
BLDS 2005(14/0602005) có hiệu lực 01/01/2006 quy định quan hệ thừa kế
có yếu tố nước ngoài trong phần 7 cụ thề tại điều 767 và điều 768.
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 9

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

Điều 767 BLDS 2005 quy định như sau:
“Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật củạ nước mà người để lại
di sản thừa kế có quốc tịch trươc khi chết.
Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi
có bất động sản đó
Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có
bất động sản đó.
Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để

lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.”
Vậy, theo BLDS2005 đã quy định cụ thể quy tắc giải quyết xũng đột pháp
luật trong quan hệ thừa kế cố yếu tố nươc ngoài.
Ta thấy, điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 1995 là quy định quy tắc
chọn luật trong giải quyết tranh chấp về thừa kế tương đối rõ ràng, cụ thể. Hệ thuộc
luật được sử dụng trong pháp luật Việt Nam để giải quyết trành chấp về thừa kế là hệ
thuộc luật quốc tịch. Bộ luật này phân chia tài sản thành động sản và bất động sản là
căn cứ hợp lí, chính xác để giải quyết xung đột pháp luật.
Theo điều 768 BLDS 2005 quy định :
“1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp
luật của nước mà người lập di chúc là công dân
2. Hình thức di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.”
Theo điều 13 Nghị định 138/2006 quy định: “Trong trường hợp, người lập
di chúc không có quốc tịch hoặc có hai hay, nhiều qụốc tịch nước ngoài thì việc xác
định pháp luật áp dụng về thừa kế theo di chúc tuân theo quy định tại điều 760 của
BLDS 2005.”
Theo điều 760 BLDS 2005 quy định :
“1. Trong trường hơp bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của
CHXHCN Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật củạ nước mà người nước
ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật
của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp
luật CHXHCN Việt Nam.
2. Trong trường hợp bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của
CHXHCN Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 10

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm



Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiềụ
quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào
thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếụ người đó không cư trú tại một trong các
nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc
tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân..”
Thừa kế theo di chúc Việt nam lựa chọn hệ thuộc luật nhân thân và hình
thức của di chúc: Chọn hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi.
Với sự ra đời của BLDS 2005 là bước tiến dài trong viêc xây dựng các quy
phạm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Bộ luật này đã làm được
những điều mà các văn bản trước chưa quy định, tạo thuận lợi lớn trong việc giải
quyết xung đột pháp luật.
1.3. Những đặc trưng cơ bản về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài
Cũng giống như những quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật thừa kế
theo di chúc có yếu tố nước ngoài cũng có những đặc điểm riêng cơ bản để phân biệt
quan hệ pháp luật thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài với các quan hệ pháp
luật khác.
1.3.1. Về chủ thể của thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Trong tư pháp quốc tế, chủ thể là yếu tố cơ bản trong ba yếu tố góp phần
quyết định việc xác định quan hệ thừa kế là một quan hệ thừa kế đơn thuần hay là một
quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài nói riêng.
Về vấn đề chủ thể của quan hệ pháp luật thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài, theo pháp luật Việt Nam thì có ba loại sau:
- Cá nhân
Mỗi một cá nhân đều gắn với một quốc gia nhất định về quyền và nghĩa vụ,
có những cá nhân sẽ mang nhiều quốc tịch, có những cá nhân lại không mang một

quốc tịch nào. Chủ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định một quan hệ thừa kế
theo di chúc có yếu tố nước ngoài hay không. Có thể nói quan hệ giữa những cá nhân
(người để lại di sản, người thừa kế) mang quốc tịch khác nhau cũng chính là

quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 11

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

Vì vậy, xác định quốc tịch của một cá nhân đồng nghĩa với việc
xác định được cá nhân đó là công dân nước nào. Việc một cá nhân có
quốc tịch của một quốc gia nhất định hay không là tùy thuộc vào những
quy định về hưởng quốc tịch của quốc gia đó. Để một cá nhân được
hưởng quốc tịch của nước mình, các nước thường thừa nhận những hình
thức hưởng quốc tịch sau:
- Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ.
- Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập.
- Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn.
- Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi.
Ở Việt Nam, vấn đề quốc tịch được quy định trong luật quốc tịch được quốc
hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, trong đó quy định
tiêu chí xác định người có quốc tịch Việt Nam.
Công dân Việt Nam khi muốn tham gia vào quan hệ dân sự nói chung và
quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng thì cá nhân đó phải có tư

cách chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) của người đó. Theo khoản 1
Điều 14 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”. Cũng theo điều luật trên
Bộ luật dân sự 2005 còn quy định ”Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự
như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm
dứt khi người đó chết”. Ngoài năng lực pháp luật Bộ luật dân sự 2005 cũng đề cập
đến “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 17 Bộ luật dân sự 2005). Đáp
ứng được yêu cầu về tư cách chủ thể theo Bộ luật dân sự 2005 công dân Việt Nam có
đủ tư cách tham gia vào quan hệ thừa kế theo di chúc trong tư pháp quốc tế.
Người nước ngoài là một trong những chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật
Tư pháp quốc tế nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói
riêng. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều lấy dấu hiệu quốc tịch làm căn
cứ để định nghĩa người nước ngoài, Việc xác định cá nhân là người nước ngoài được
quy định cụ thể bằng các điều luật ở mỗi nước.
Để tham gia vào quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì
người nước ngoài cũng phải phải có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 12

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

năng lực hành vi). Ở các quốc gia khác nhau thì các quy định về năng lực pháp luật và
năng lực hành vi cũng có sự khác nhau vì vậy dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý của Việt Nam cũng như ở một số nước
đều quy định rằng năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của người đó được

hưởng những quyền và gánh vác những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Để giải
quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật dân sự của công dân nước ngoài, pháp
luật các nước thường quy định người nước ngoài có năng lực pháp luật ngang với
công dân nước sở tại theo nguyên tắc đãi ngộ như công dân.
Khoản 2 Điều 761 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Người nước ngoài có
năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp
luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”.
Theo pháp luật Việt Nam và theo các Hiệp định tương trợ tư pháp ký với
các nước, năng lực hành vi được xác định theo pháp luật của nước mà đương sự là
công dân (áp dụng hệ thuộc Luật quốc tịch). Ví dụ: theo khoản 1 Điều 761 Bộ luật
dân sự 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài
được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch”. Nhưng nếu việc

thực hiện, xác lập các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
thì xác định theo pháp luật Việt Nam.
Tóm lại, hầu hết pháp luật của các quốc gia định nghĩa người
nước ngoài đều dựa vào quốc tịch. Có những quốc gia thừa nhận một
người có thể có hai hay nhiều quốc tịch, có những quốc gia chỉ thừa nhận
một quốc tịch duy nhất. Nhìn chung một người đủ tư cách tham gia vào
quan hệ dân sự trong Tư pháp quốc tế đều có thể gọi là người nước ngoài.
- Pháp nhân
Ngoài cá nhân được pháp luật các nước quy định có tư cách chủ thể trong
Tư pháp quốc tế nói chung và thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng thì
pháp nhân là một tổ chức của con người, được pháp luật mỗi nước quy định có năng
lực chủ thể.
Như đã nói trên, pháp nhân là một tổ chức của con người, được pháp luật
các quốc gia quy định, có năng lực chủ thể 3. Pháp luật hầu hết các nước đều công
nhận một tổ chức là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được
3


Giáo trình tư pháp quốc tế Đại học luật Hà Nội – NXB Tư pháp.

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 13

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá
nhân tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình
tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Điều 84 Bộ luật dân sự 2005 Việt Nam quy định:
“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các
điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Một tổ chức có đầy đủ các điều kiện nêu trên sẽ đương nhiên trở thành pháp
nhân hợp pháp, thế nhưng để có thể tham gia quan hệ thừa kế theo di chúc trong Tư
pháp quốc tế thì pháp nhân ấy phải có năng lực pháp luật dân sự và pháp luật mỗi
nước đều có những quy định cụ thể về năng lực pháp luật của pháp nhân trong nước.
Điều 86 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp
với mục đích hoạt động của mình; Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát
sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp

nhân; Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp
nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự”.
Nói cách khác, năng lực pháp luật dân sự, điều kiện và thủ tục
thành lập, hợp nhất, sát nhập, chia, tách, giải thể pháp nhân, thanh lý tài
sản khi giải thể pháp nhân do pháp luật quy định. Các pháp nhân trong
nước khi tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc tế nói chung và quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng bất kể dù hoạt động trong nước
hay ngoài nước đều tự chịu trách nhiệm dân sự trong phạm vi tài sản của
mình, Quốc gia của pháp nhân đó chỉ bảo hộ về mặt ngoại giao đối với
quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân trong nước.
Ngoài ra, pháp nhân nước ngoài là một chủ thể phổ biến trong Tư pháp quốc
tế nói chung và trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng.
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 14

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

Thông thường pháp nhân phải mang quốc tịch của một nước nhất định và
được tổ chức, hoạt động theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch,
khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở nước nào đó, năng lực pháp luật
dân sự của pháp nhân trên lãnh thổ nước sở tại tùy thuộc vào quy định của pháp luật
nước sở tại. Tuy nhiên, những vấn đề về tổ chức nội bộ, giải thể thanh lý tài sản khi
giải thể vẫn phải tuân theo pháp luật mà pháp nhân đó mang quốc tịch. Như vậy cùng
một lúc pháp nhân nước ngoài phải tuân theo hai hệ thống pháp luật là luật của

nước sở tại và pháp luật của nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch.

Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 5 Điều 3 nghị định 138/2006/NĐ-CP
thì “Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật
nước ngoài”, việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân nước ngoài tuân theo quy định tại Điều 765 Bộ luật dân sự
2005 “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác
định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này” khoản 2 quy định “Trong trường hợp
pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt
Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo
pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” . Lúc này năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định như pháp nhân
trong nước và được xác định theo Điều 86 Bộ luật dân sự 2005 và khoản 2
Điều 10 Nghị định 138/2006/NĐ-CP. Cũng mang đặc điểm chung của hầu
hết pháp luật của các nước, Việt Nam cũng căn cứ vào hai hệ thuộc để
xác định năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài: hệ thuộc luật quốc
tịch của nước nơi pháp nhân đăng kí thành lập và hệ thuộc nơi thực hiện
hành vi.
- Quốc gia
Quốc gia là một chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng,
khi tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào trong tư pháp quốc tế thì quốc gia đều
được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt. Quốc gia khi tham gia vào quan hệ thừa kế theo

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 15

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm



Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

di chúc có yếu tố nước ngoài thường được biết đến với các trường hợp thừa kế đối với
các di sản không người thừa kế là động sản và bất động sản.
1.3.2. Về khách thể của thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Ngoài các chủ thể được nêu ở phần trên thì khách thể của quan hệ thừa kế là
một tiểu tố đề xác định quan hệ đó có thể là quan hệ thừa kế theo di chúc có yều tố
nước ngoài hay không. Pháp luật các nước hầu hết đều thừa nhận tài sản liên quan đến
quan hệ pháp luật thừa kế theo di chúc ở nước ngoài thì đều thuộc đối tượng điều
chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Điều 758 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định: “quan hệ dân sự có

tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài thì đó là quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài.”
Qua đó ta thấy di sản thừa kế có mối quan hệ với quyền sở hữu, quyền sở
hữu tài sản của cá nhân là cơ sở chủ yếu để xác định được di sản thừa kế.
Để điều chỉnh những tranh chấp xung quanh vấn đề tài sản có yếu tố nước
ngoài, pháp luật các nước chủ yếu dựa vào các quy phạm xung đột. Đa số các quy
phạm xung đột của pháp luật các nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam đều được
xây dựng dựa vào hệ thuộc luật nơi có vật.
Theo khoản 1 Điều 766 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định thì việc xác
lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối
với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 và khoản 4 điều này. Tài sản có thể được chia thành nhiều loại
như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tuy nhiên trong quan hệ thừa kế hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều chia tài sản thành hai loại đó là động sản và bất động sản.
Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có tài sản. Ví dụ: tại khoản 3 Điều 766 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005.
1.3.3. Sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có

thể là sự kiện pháp lý xảy ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài và phải là sự kiện hành vi
phù hợp với pháp luật quốc gia sở tại hoặc pháp luật nước ngoài.
Ví dụ: Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài
như người Việt Nam thường trú ở nước ngoài chết ở nước ngoài và có di chúc để lại
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 16

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

di sản ở Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam chết lập di chúc ở
Việt Nam và để lại di sản thừa kế ở nước ngoài.
1.4. Phương pháp điều chỉnh và nguồn luật điều chỉnh về quan hệ thừa
kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
1.4.1. Phương pháp điều chỉnh
Do quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được hiểu thông qua
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên phương pháp điều chỉnh của quan hệ dân sự
theo nghĩa rộng cũng chính là phương pháp điều chỉnh của thừa kế có yếu tố nước
ngoài.
Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế là tổng hợp các biện pháp,
cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa
rộng) có yếu tố nước ngoài (gọi là quan hệ tư pháp quốc tế) làm cho các quan
hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị 4. Theo đó , phương

pháp điều chỉnh có yếu tố nước ngoài cũng là các biện pháp, cách thức tác
động lên quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài làm cho quan
hệ này phát triển theo hướng có lợi cho nhà nước đó.

Các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên
các quan hệ thừa kế được biểu hiện ở hai phương pháp cụ thể là:
1.4.1.1. Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh trực tiếp là
phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để tác động trực tiếp lên quan
hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Sự tác động của Nhà nước lên quan hệ
thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được thực hiện thông qua quy phạm thực
chất. Quy phạm thực chất là quy phạm quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ đối với
các chủ thể tham gia quan hệ dân sự theo nghĩa rộng và thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài nói riêng. Khi quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế xảy ra, nếu có sẳn
quy phạm thực chất để áp dụng thì các bên chủ thể cũng như cơ quan có thẩm quyền
căn cứ ngay vào đó để xác định vấn đề họ đang quan tâm 5 chẳng hạn theo khoản 1
Điều 6 Nghị định 138/2006/ NĐ-CP trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đó được xác định
4
5

/> />
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 17

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

theo quy định từ Điều 14 đến Điều 16 của Bộ luật dân sự. Điều này có nghĩa là các
quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam cũng được đem ra áp dụng
cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Trong thực tiễn, việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế
được áp dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất (là quy phạm thực chất
được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết, tham gia các Điều ước quốc
tế hoặc chấp nhận và sử dụng các Tập quán quốc tế) . Tuy nhiên, trong
một số lĩnh vực nhất định, như xác định địa vị pháp lý của người nước
ngoài, điều chỉnh về quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, các quốc
gia cũng ban hành trong hệ thống pháp luật nước mình những quy phạm
pháp luật thực chất, trực tiếp điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong
các lĩnh vực này.
Việc áp dụng phương pháp điều chỉnh này làm cho mối quan hệ tư pháp
quốc tế nói chung và thừa kế trong tư pháp quốc tế nói riêng được điều chỉnh nhanh
chóng, các vấn đề cần quan tâm được điều chỉnh ngay, các chủ thể của quan hệ đó và
các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời gian, tránh
được việc phải tìm hiểu pháp luật nước ngoài vốn là vấn đề rất phức tạp. Tuy nhiên,
phương pháp này cũng có điểm hạn chế, do quy phạm thống nhất có số lượng không
nhiều (vì mỗi nước có những lợi ích khác nhau nên khó cùng nhau thỏa
thuận ký kết hoặc tham gia các Điều ước quốc tế, hoặc cùng sử dụng các
Tập quán quốc tế, một số lĩnh vực hiện nay hầu như rất ít quy phạm thực
chất thống nhất như lĩnh vực thừa kế, hôn nhân và gia đình…) , không đáp
ứng được yêu cầu điều chỉnh hết quan hệ tư pháp quốc tế đặc biệt là quan
hệ thừa kế theo di chúc diễn ra ngày càng phức tạp và đa dạng 6.
Vì vậy, khi không có quy phạm thực chất thống nhất thì phải có phương
pháp khác để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
1.4.1.2. Phương pháp xung đột
Phương pháp xung đột còn gọi là phương pháp điều chỉnh gián tiếp là
phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nào sẽ

6

/>

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 18

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
cụ thể đang xem xét.
Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật không quy định sẵn quyền, nghĩa
vụ đối với các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế mà nó chỉ có vai trò xác định
hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng (chẳng hạn Điều 768 Bộ luật dân sự

2005 quy định năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân
theo pháp luật của nước mà người đó lập di chúc là công dân và hình thức
của di chúc phải tuân theo pháp luật nước nơi lập di chúc) . Quy phạm xung
đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành trong hệ thống
pháp luật của nước mình (gọi là quy phạm xung đột nội địa) , ngoài ra nó
còn được xây dựng bằng cách các quốc gia thỏa thuận ký kết các Điều
ước quốc tế (gọi là quy phạm xung đột thống nhất)7.
Do phải thông qua khâu trung gian “chọn luật” áp dụng nên việc điều
chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế mất nhiều thời gian. Nhiều trường hợp quy
phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, việc tìm hiểu nội dung
pháp luật nước ngoài là rất khó khăn đối với các bên đương sự và cơ quan
có thẩm quyền vì do các nước có các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội
khác nhau nên việc xây dựng pháp luật cũng có những điểm khác nhau
như đã trình bày. Mặc dù vậy, do việc xây dựng quy phạm thực chất thống
nhất rất phức tạp, số lượng các quy phạm này không đáp ứng được yêu

cầu điều chỉnh các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài,
trong khi đó số lượng các quy phạm xung đột lại nhiều hơn và tham gia
điều chỉnh hầu hết các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
bởi vậy phương pháp điều chỉnh trực tiếp là phương pháp chủ yếu hiện
nay.
Phương pháp xung đột (phương pháp điều chỉnh gián tiếp) là phương
pháp đặc trưng và cơ bản của tư pháp quốc tế. Đây là phương pháp điều
chỉnh chỉ được áp dụng trong ngành luật tư pháp quốc tế mà không được
áp dụng trong các ngành luật và hệ thống pháp luật khác. Qua việc nghiên
cứu các ngành luật khác cho thấy, không ngành luật nào áp dụng phương
7

/>
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 19

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

pháp điều chỉnh này. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của các ngành
luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và ngay cả Luật quốc tế thực hiện
bằng cách sử dụng quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật là
nguồn của chúng mà không cần phải thông qua khâu trung gian là “chọn
luật”8.
Trong thực tiễn, do các quy phạm thức chất thống nhất có số lượng ít,
không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh ngày
càng đa dạng , trong khi đó quy phạm xung đột được xây dựng một cách đơn giản

hơn, nhanh hơn nên có số lượng nhiều hơn. Do đó quy phạm xung đột đã điều chỉnh
hầu hết các quan hệ tư pháp quốc tế trong đó có quan hệ về thừa kế. Vì vậy phương
pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột) được coi là phương pháp
cơ bản trong giai đoạn hiện nay.
1.4.2. Nguồn luật điều chỉnh
Nguồn của tư pháp quốc tế (TPQT) nói chung là các hình thức chứa đựng
và thể hiện quy phạm của TPQT.
Nguồn của luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài là các hình thức chứa đựng và thể hiện quy phạm của quan hệ thừa thế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài.
Pháp luật Việt Nam quy định rõ tại Điều 759 Bộ luật dân sự 2005 cề việc áp
dụng pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp
luật nước ngoài và tập quán quốc tế.
Có thể thấy, nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam để điều chỉnh quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài nói riêng bao gồm pháp luật quốc gia (Bao gồm pháp luật Việt Nam và pháp
luật nước ngoài) và Điều ước quốc tế (do tập quán quốc tế chủ yếu áp dụng trong
lĩnh vực hợp đồng nên không được áp dụng trong quan hệ thừa kế theo pháp luật có
yếu tố nước ngoài).
Như vậy, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài bao gồm Điều ước quốc tế, pháp luật các quốc gia và pháp luật Việt Nam.
1.4.2.1. Điều ước quốc tế
8

/>
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 20

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm



Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

Điều ước quốc tế là một văn kiện tập hợp những quy phạm pháp luật quốc
tế do hai (song phương) hay nhiều (đa phương) chủ thể của quan hệ pháp luật TPQT
thỏa thuận hoặc ký kết nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ quốc tế.
Tên gọi của các điều ước quốc tế có thể khác nhau (VD: Công ước, Hiệp
ước, Nghị định thư…) nhưng giá trị pháp lý là như nhau.
Có thể có các điều ước quốc tế song phương, đa phương, khu vực…
Có những điều ước quốc tế chỉ mang tính nguyên tắc, cũng có những điều
ước quốc tế quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể…
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết rất nhiều Điều ước quốc tế song phương với
các nước trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
Các Điều ước quốc tế này cũng trở thành nguồn quan trọng của luật điều chỉnh quan
hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
1.4.2.2. Pháp luật của các quốc gia
Các quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh là các quan hệ mang tính chất
dân sự có yếu tố nước ngoài. Những quan hệ này rất đa dạng và phức tạp.
Mỗi đất nước có một truyền thống, tập quán, văn hóa khác nhau nên không
thể chỉ sử dụng pháp luật trong nước để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mang
tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài, nên để chủ động trong việc điều chỉnh các quan
hệ TPQT mỗi quốc gia đã tự ban hành trong hệ thống PL của mình các quy phạm
xung đột, thực chất trong nước.
- Xung đột pháp luật và để giải quyết xung đột pháp luật có nhiều phương
pháp, trong đó có phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột quốc gia.
Tại khoản 3 Điều 759 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp Bộ luật
này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc

áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp
dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu
trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 21

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả
thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này
và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Theo quy định này thì pháp luật nước ngoài được áp dụng khi có quy phạm
xung đột dẫn chiếu tới pháp luật Việt Nam hoặc trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên.
1.4.2.3. Pháp luật Việt Nam
Pháp luật Việt Nam là nguồn chủ yếu của tư pháp quốc tế Việt Nam.
Theo khoản 3 Điều 759 BLDS 2005 quy định thì: “Trong trường hợp Bộ
luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến
việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc
áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn
chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 cũng là nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế
Việt Nam, làm cơ sở và nền tảng cho việc xây dựng các quy định về tư pháp quốc tế.
Quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi
Bộ luật dân sự 2005, phần thứ bảy, Điều 767 và Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày
15 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ
luật dân sự 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó có quan hệ thừa kế
theo di chúc có yếu tố nước ngoài, Chương 2 Điều 12.
1.5. Các nguyên tắc cơ bản giải quyết quan hệ thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài
Ngoài các nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế như: tôn trọng sự bình đẳng về
mặt pháp lý quốc tế giữa các chế độ sở hữu khác nhau, tôn trọng quyền miễn trừ tư
pháp tuyệt đối của quốc gia trong các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngoài hay nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa công dân quốc
gia sở tại và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ quốc gia
sở tại, nguyên tắc có đi có lại, ủy thác tư pháp nhờ cơ quan nước ngoài thực hiện một
số công đoạn của tố tụng để điều tra một vụ án nào đó, công nhận và cho thi hành các
GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 22

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

bản án và quyết định Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài thì quan
hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài cũng có những nguyên tắc riêng điều
chỉnh.
1.5.1. Nguyên tắc luật quốc tịch

Hệ thuộc luật quốc tịch là hệ thuộc được áp dụng phổ biến trong quan hệ thừa
kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Theo đó, quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài phát sinh giữa công dân nước nào thì phap luật nước đó sẽ đem ra áp dụng
để điều chỉnh quan hệ đó. Luật quốc tịch là luật của nước mà đương sự là công dân.
Như vậy, hệ thuộc luật quốc tịch chỉ áp dụng trong trường hợp xác định được quốc
tịch của người để lại di sản. Trên thực tế hệ thuộc luật quốc tịch được áp dụng ở hầu
hết các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Italia… và một số nước khác như Cuba, Nhật
Bản… hệ thuộc luật quốc tịch nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình tránh
phụ thuộc vào luật nơi cư trú. Một số nước như Áo, Thụy Sĩ, Chi Lê… thì áp dụng
đồng thời cả hai hệ thuộc tức là buộc quy chế nhân thân của người nước ngoài phải lệ
thuộc vào luật nước mình (Luật nơi cư trú) đồng thời buộc tất cả các công dân nước
mình sống ở nước ngoài phải lệ thuộc vào pháp luật nước mình (luật quốc tịch) 9.
Ở các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây hai loại hệ thuộc trên đều được áp dụng
tùy từng lĩnh vực và mức độ khác nhau. Nhìn chung hệ thuộc luật quốc tịch có ưu thế
trong các lĩnh vực ngư: năng lực pháp luật, năng lực hành vi, các quan hệ tài sản chủ
yếu là động sản, quan hệ nhân thân phi tài sản.
Điển hình như Điều 768 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 “Năng lực lập di

chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà
người lập di chúc là công dân và hình thức của di chúc phải tuân theo pháp
luật của nước nơi lập di chúc” và khoản 4 Điều 767 “Di sản không có người
thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có
quốc tịch trước khi chết”. Những quy định trên của pháp luật Việt Nam đã
sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch, đây là hệ thuộc quan trọng điều chỉnh
quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt
Nam.
1.5.2. Nguyên tắc luật nơi cư trú
9

Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh Giáo trình tư pháp quốc tế khoa luật Đại học Cần Thơ năm 2002


GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 23

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

Để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, pháp luật
Việt Nam ngoài việc ghi nhận hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự còn ghi nhận
thêm hệ thuộc luật nơi cư trú của đương sự. Quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi đương sự cư trú. Khi xét về
mặt nội dung khái niệm nơi cư trú trong luật của các nước hoàn toàn không giống
nhau, tùy điều kiện từng nước và trường hợp cụ thể có thể hiểu luật nơi cư trú là luật
nơi cư trú cuối cùng của đương sự. Do đó khi chúng ta áp dụng vào từng trường hợp
cụ thể của từng nước khác nhau chúng ta phải dựa theo đặc điểm riêng của từng hệ
thống pháp luật mà các nước có thể áp dụng một trong hai, cả hai hoặc dạng khác của
luật nhân thân. Ở các nước như Pháp, Đức, Italia… hệ thuộc luật quốc tịch được áp
dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, còn ở các nước theo hệ thống pháp luật chung
(common law) như Anh, Mỹ, Na Uy, Đan Mạch và các nước Mỹ latinh như Brazil,
Nicaragoa… thì hệ thuộc luật nơi cư trú được áp dụng hàng đầu trong nhiều lĩnh
vực10.
Trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự
được áp dụng trong một số quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nếu
không xác định được quốc tịch của người để lại di sản thì thừa kế hệ thuộc luật nơi cư
trú được áp dụng đối với những người không có quốc tịch hoặc hai quốc tịch: nếu
đương sự là người không quốc tịch thì áp dụng theo luật của nước nơi người đó
thường xuyên cư trú, nếu đương sự là người hai quốc tịch thì áp dụng theo luật của

nước nơi đương sự đang cư trú hiện tại. Khi đó luật nơi cư trú được đem ra áp dụng
cho những trương hợp ngoại lệ được nêu ra ở trên cho phù hợp với thực tiễn xã hội có
thể xảy ra nên pháp luật cũng cần linh động dự đoán và đưa ra cách giải quyết phù
hợp và thỏa đáng hơn.
Ở Việt Nam hiện nay pháp luật trong nước điều chỉnh về thừa kế theo di chúc
có yếu tố nước ngoài thường có xu hướng thiên về áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú
của đương sự. Việc mở rộng áp dụng nguyên tắc này là phù hợp với thực tế vì thông
thường nơi cư trú của đương sự làm đơn giản hóa quá trình dẫn chiếu của quy phạm
xung đột.
1.5.3. Nguyên tắc luật tòa án

10

Giáo trình tư pháp quốc tế Đại học luật Hà Nội – NXB Tư pháp năm 2004, trang 46

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 24

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


Luận văn tốt nghiệp: “Pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”

Hệ thuộc luật tòa án được hiểu là pháp luật của nước có tào án có thẩm quyề n.

Tòa án có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng luật nước mình
(kể cả luật nội dung và luật hình thức) . Hiện nay trong khoa học pháp lý nói
chung và ở Việt Nam nói riêng thì luật tòa án thường được hiểu theo hai
nghĩa: theo nghĩa rộng là cả luật nội dung và luật hình thức còn theo nghĩa

hẹp thì chỉ luật hình thức (luật tố tụng) 11. Khi xét xử các vụ án có yếu tố nước
ngoài về nguyên tắc thì chỉ áp dụng pháp luật nước mình. Trong pháp luật của hầu
hết các nước điều ghi nhận nguyên tắc này. Đây là hệ thuộc được áp dụng phổ biến
nhất trong việc giải quyết những vấn đề về tố tụng về thừa kế theo di chúc có yếu
tố nước ngoài. Tuy vậy cũng có những trường hợp ngoại lệ không áp dụng luật tòa
án: khi các hiệp định quốc tế và luật trong nước có quy định rằng có thể áp dụng
hình thức tố tụng nước ngoài hoặc luật trong nước có quy định năng lực hành vi tố
tụng của những người trong các vụ án dân sự hoặc có thể xác định theo luật tòa án
hoặc có thể được xác định theo luật nhân thân.
Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định luật toàn án được áp dụng trong việc
phân chia di sản là động sản và bất động sản. Cụ thể khoản 3 Điều 766 Bộ luật dân sự
2005 “Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định
theo pháp luật của nước nơi có tài sản”.
1.5.4. Nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi
Nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi được hiểu là hành vi được thực hiện ở
nước nào sẽ được điều chỉnh theo pháp luật nước đó, nguyên tắc luật nơi thực hiện
hành vi được áp dụng để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài.
Theo Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, điều chỉnh về hành vi lập di chúc được
thực hiện ở đâu thì pháp luật nước đó sẽ được áp dụng để xác định hình thức của di
chúc hợp pháp, nếu di chúc đó được lập ở Việt Nam thì tuân theo pháp luật Việ t
Nam. Theo khoản 2 Điều 768 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 thì hình thức
của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

11

Giáo trình tư pháp quốc tế Đại học luật Hà Nội – NXB Tư pháp năm 2004

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 25

SVTH: Đoàn Văn Nghiệm


×